Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất, đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.18 KB, 95 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất
cả số liệu, kết quả nêu trong luận văn được khai thác từ cơ sở dữ liệu
của Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc, một
số kết quả do chính tác giả thu thập và phân tích. Các số liệu hoàn
toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các công trình, luận
văn đã công bố.
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2013
Tác giả

Trần Văn Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, sự động
viên khích lệ của bạn bè tôi còn được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong Viện Đào tạo sau Đại học; Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội, cùng các đồng nghiệp thuộc Liên đoàn Quy hoạch và
điều tra tài nguyên nước miền Bắc. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.
Đoàn Văn Cánh. Qua đây tôi xin bầy tỏ lời cảm ơn trân thành và sâu sắc nhất tới
các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp.
Với thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của các thầy cô giáo,
các cán bộ khoa học và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2013
Tác giả

Trần Văn Dũng



ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..............................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO ẢNH HƢỞNG
ĐẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC .............................................................. 3
1.1. Yếu tố địa lý tự nhiên .....................................................................................4
1.1.1. Địa hình................................................................................................................... 4
1.1.2. Khí hậu .................................................................................................................... 4
1.1.3. Hệ thống sông ngòi ................................................................................................ 6
1.2. Yếu tố kinh tế xã hội ......................................................................................7
1.2.1.Tốc độ tăng dân số .................................................................................................. 7
1.2.2. Diễn biến đô thị hoá............................................................................................... 7
1.2.3. Tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế chủ yếu ....................................... 10
1.2.4. Giao thông vận tải ................................................................................................ 13
1.3. Yếu tố địa chất .............................................................................................14
1.3.1. Yếu tố địa tầng ..................................................................................................... 14
1.3.2. Yếu tố kiến tạo ..................................................................................................... 15
1.4. Yếu tố địa chất thuỷ văn .............................................................................17
1.4.1. Tầng chứa nước lỗ hổng không áp Holocen gồm các trầm tích hệ tầng
Thái Bình và hệ tầng Hải Hưng (aQ32) (qh) ............................................................... 17
1.4.2. Tầng chứa nước lỗ hổng áp yếu Pleistocen dưới trên (qp) .............................. 19

1.4.3. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích hệ triat muộn hệ tầng Hòn Gai
(t3 hg)...........................................................................................................................30
1.4.4. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích hệ triat giữa hệ tầng Nà
khuất (t2nk) ........................................................................................................31

iii


CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG
NƢỚC DƢỚI ĐẤT TỈNH BẮC NINH ................................................................33
2.1. Tổng quan tài nguyên nƣớc tỉnh Bắc Ninh ...............................................33
2.1.1. Tài nguyên nước Mưa ......................................................................................... 33
2.1.2. Tài nguyên nước mặt ........................................................................................... 34
2.2. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc dƣới đất ...................................41
2.2.1. Hiện trạng chất lượng NDĐ tầng chứa nước lỗ hổng Holocen....................... 42
2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước dưới đất tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen ..... 53
2.2.3. Hiện trạng chất lượng NDĐ tầng chứa nước khe nứt ...................................... 64
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ
NGUỒN NƢỚC .......................................................................................................70
3.1. Hiện trạng khai thác sử dụng nƣớc dƣới đất ....................................................... 70
3.1.1. Hệ thống khai thác nước tập trung .................................................................... 70
3.1.2. Hệ thống khai thác nước nhỏ ............................................................................. 71
3.1.3. Hệ thống khai thác đơn lẻ .................................................................................. 73
3.1.4. Hệ thống lỗ khoan nông thôn ............................................................................ 73
3.2. Giải pháp khai thác, sử dụng nƣớc dƣới đất .............................................76
3.3. Công tác bảo vệ tài nguyên nƣớc dƣới đất ................................................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
PHỤC LỤC


iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TL

Tỉnh lộ

STT

Số thứ tự

BHYT

Bảo hiểm y tế

DS - KHHGĐ

Dân số kết hoạch hóa gia đình

GDP

Tăng trưởng kinh tế

CN - TTCN

Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

CNH


Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

KCN

Khu công nghiêp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

LK

Lỗ khoan

LKTDTS

Lỗ khoan thăm dò Tiên Sơn

LKTDQV

Lỗ khoan thăm dò Quế Võ


LKTDYP

Lỗ khoan thăm dò Yên Phong

NDĐ

Nước dưới đất

NM

Nhà máy

Hm

Chiều sâu từ mặt đất đến mái tầng chứa nước (m)

Ht

Chiều sâu mực nước tĩnh tính từ mặt đất (m)

Q

Lưu lượng (l/s)

S

Trị số hạ thấp mực nước (m)

q


Tỷ lưu lượng (l/sm)

M

Độ tổng khoáng hoá của nước (g/l)

a

Hệ số truyền áp (m2/ng)

v

Vết

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa (mg/l)

ng

Ngày

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng lượng mưa, lượng bốc hơi và nhiệt độ trung bình nhiều năm ............. 5
Bảng 1.2. Những con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................ 6
Bảng 1.3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh năm 2010 và 2011, năm 2012 .......7

Bảng 1.4. Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế
(%) so sánh với năm 2011 .................................................................. 9
Bảng 1.5. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan lớp trên tầng chứa nước qp ....... 20
Bảng 1.6. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan ............................................. 21
Bảng 1.7. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh ......................... 23
Bảng 1.8. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh ......................... 24
Bảng 1.9. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh ......................... 25
Bảng 1.10. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh ....................... 26
Bảng 1.11. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh ....................... 27
Bảng 1.12. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh ....................... 27
Bảng 1.13. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong khoảnh .............. 28
Bảng 1.14. Kết quả hút nước thí nghiệm nước lợ mặn tầng chứa nước qp .... 29
Bảng 1.15. Kết quả hút nước thí nghiệm ........................................................ 31
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chất lượng nước mưa tại một số địa phương
trong tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 34
Bảng 2.2. Chất lượng nước ao hồ tại thành phố Bắc Ninh ............................ 36
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kết quả phân tích các chỉ tiêu nhiễm bẩn, nhu
cầu oxy sinh hoá và oxy hoá học nước sông Cà Lồ ....................... 37
Bảng 2.4. Đặc điểm nước một số sông thuộc khu vực Bắc Ninh .................... 39
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp trữ lượng tĩnh tỉnh Bắc Ninh .................................. 40
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp trữ lượng động tự nhiên ......................................... 40
Bảng 3.1. Thống kê các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh năm/2000 ......................................................... 74
Bảng 3.2. Hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ (1000m 3 /ngày) ....................... 74

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh ................................................................................... 3

Hình 1.2. Biểu đồ phân phối mưa, bốc hơi và nhiệt độ theo các năm .............................. 5
Hình 1.3. Biểu đồ tỷ lệ tăng dân số của tỉnh Bắc Ninh năm 2010 và 2011, năm 2012 ..... 7
Hình 1.4. Cơ cấu phát triển kinh tế 2011 và 2012 ................................................. 10
H×nh 5. B¶n ®å tµi nguyªn n-íc tØnh B¾c Ninh
H×nh 6. B¶n ®å hiÖn tr¹ng chÊt l-îng m«i tr-êng n-íc
H×nh 7. B¶n ®å quy ho¹ch khai th¸c sö dông

vii


MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Quá trình đô thị hóa ở nước ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã và
đang làm biến đổi mạnh mẽ các điều kiện về môi trường và tài nguyên ở cả thành
thị và nông thôn. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở lên trầm trọng bởi các
hoạt động công nghiệp, sản xuất năng lượng và giao thông. Ô nhiễm bởi khí thải,
bụi đã đến mức báo động; ô nhiễm do chất thải rắn đang trở thành mối lo ngại của
cả cộng đồng. Bên cạnh đó tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên nước (ô nhiễm và
cạn kiệt) đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính phát triển bền vững.
Việc khai thác nước dưới đất để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống sinh hoạt
và công nghiệp ngày càng tăng đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Bắc Ninh, nâng cao chất lượng đời sống của
người dân. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nước đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều
nguy cơ tác động xấu tới nguồn tài nguyên nước dưới đất, như:
 Khai thác vượt quá trữ lượng tiềm năng nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn
tài nguyên nước.
 Khai thác thiếu quy hoạch, không theo quy hoạch hoặc thiếu đánh giá nguồn
nước, đánh giá chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng suy giảm mực nước, gây sụt lún mặt
đất, gây xâm nhập mặn, gây ô nhiễm nguồn nước.
 Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, quá trình bê tông hóa bề mặt phát triển dẫn
đến diện tích cung cấp nước từ nước mưa, nước mặt cho nước dưới đất ngày càng bị

thu hẹp, gây cạn kiệt nguồn bổ cập cho nước dưới đất.
Đề tài là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược bảo vệ tài nguyên nước dưới
đất, đây là vấn đề đang được quan tâm ở nước ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói
riêng. Vì vậy những nội dung và phương pháp được đề cập trong luận văn là có ý
nghĩa khoa học đặc biệt về mặt phương có thể vận dụng để nghiên cứu ở nhiều tỉnh
khác nhau của Việt Nam.

1


2. Mục đích của đề tài
Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất tỉnh Bắc Ninh
từ đó đề xuất các giải pháp hợp lý phục vụ cho việc sử dụng hợp lý, khai thác có
hiệu quả và bảo vệ nguồn nước dưới đất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Nước dưới đất tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ tỉnh Bắc Ninh với diện tích là 828 km2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập, xử lý, tổng hợp tài liệu
- Điều tra, khảo sát, phân tích
- Xử lý thống kê
- Ứng dụng phần mền vẽ bản đồ Mapinfo

2


CHƢƠNG 1
NHỮNG YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO ẢNH HƢỞNG
ĐẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC


Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, gồm 7 huyện: Huyện Gia
Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Yên Phong, Từ sơn, Tiên Du, Quế Võ và thành
phố Bắc Ninh.
Bắc Ninh có diện tích 828 km2, được giới hạn bởi toạ độ địa lý như sau :
20o57‟51” đến 21o15‟50” vĩ độ Bắc
105o54‟14” đến 106o18‟28” kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp Hải Dương, Nam giáp Hưng
Yên, Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên [10].

Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh
Tuy diện tích nhỏ nhưng Bắc Ninh có nhiều thế mạnh của một đầu mối của
nhiều tỉnh thành kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc rất thuận tiện cho phát
triển kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng.

3


1.1. Yếu tố địa lý tự nhiên
1.1.1. Địa hình
Bắc Ninh là tỉnh nằm ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi
phía Bắc Việt Nam. Diện tích đồng bằng chiếm 96,3% tổng diện tích, có độ cao
tuyệt đối 3 7m, xu thế thấp dần về phía Đông, Đông Nam tạo nên các vùng trũng ở
các huyện Gia Bình và Lương Tài.
Các núi thấp và đồi có độ cao nhỏ hơn 200m nằm rải rác ở phần phía Bắc,
Đông của thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ, phía Đông Nam huyện Tiên Du và
phía Đông Bắc của huyện Gia Bình với tổng diện tích khoảng gần 30 km2, chiếm
3,7% tổng diện tích toàn vùng.
Tùy thuộc vào độ dốc địa hình mà động lực của tầng chứa nước sẽ khác
nhau. Địa hình dốc làm cho nước ngấm vào đất ít hơn vùng bằng phẳng do mực
nước được giữ lại nhiều hơn. Nơi có thảm thực vật dày thì có khả năng giữ nước lâu

hơn so với nơi không có thảm thực vật mức độ phân cắt của địa hình có ảnh hưởng
lớn đến sự thay đổi nước ngầm sự phức tạp của địa mạo khu vực nó quyết định quy
luật thay đổi mực nước.
1.1.2. Khí hậu
Điều kiện khí hậu-khí tượng là những yếu tố chính quyết định sự hình thành
nước dưới đất [11].
Bắc Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa chia thành 2 mùa chính. Mùa mưa,
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa khô, bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm là 24,10C dao động trong khoảng từ
23,50C năm (2005) đến 25,10C (2007). Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng
1 (15,7-18,40C), tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 (28,8 - 30,70C) được
thể hiện trong Bảng 1.1.

4


- Lượng Mưa
Mưa nhiều nhất hàng năm tập trung vào tháng 7, tổng lượng mưa lớn nhất là
năm 2010 đạt tới 2042,9 mm và nhỏ nhất là 1240 mm năm 2004. Tổng lượng mưa
trung bình nhiều năm là 1562 mm. Mùa mưa lượng nước cấp cho sông suối lớn
lượng nước dư thừa gây lụt lội và mùa khô là mùa thiếu nước cho nông nghiệp cũng
như nuôi trồng thuỷ sản, được thể hiện trong Bảng 1.1.
- Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi cao nhất là năm 2012 đạt 1329,8 mm và thấp nhất là 892
mm năm 2005, trung bình là 1029 mm, được thể hiện trong Bảng 1.1 và Hình 1.2.
Bảng 1.1. Tổng lượng mưa, lượng bốc hơi và nhiệt độ trung bình nhiều năm
Năm


Lượng mưa(mm)

Lượng bốc hơi(mm)

Nhiệt độ(toC)

2004
2005

1240
1598

900
892

23,6
23,5

2006
2007

1950
1705

992
1053

24,3
25,1


2008

1325

941

24,3

2009
2010

1278
2042,9

1139,5
984,8

24,2
23,6

2011
2012

1537,3
1386,8

1031,1
1329,8

23,9

24,4

TB

1562

1029

24.1

Hình 1.2. Biểu đồ phân phối mưa, bốc hơi và nhiệt độ theo các năm

5


Các yếu tố khí tượng bao gồm lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, nhiệt độ
không khí đều có ảnh hưởng đến sự thay đổi không những ảnh hưởng đến mực
nước mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước. Lượng mưa trên vùng phổ cấp của
tầng chứa nước ít nhiều đều làm mực nước trong tầng dâng lên ít hay nhiều, đặc biệt
đối với các tầng chứa nước gần mặt đất. Vào mùa mưa, mực nước trong các đơn vị
chứa nước dâng cao, ngược lại vào mùa khô, do độ ẩm thấp, nước bốc hơi nhanh sẽ
làm mực nước trong tầng bị hạ thấp.
1.1.3. Hệ thống sông ngòi
Bắc Ninh có các hệ thống sông chính chảy qua là sông Đuống và hệ thống sông
Thái Bình (sông Cà Lồ, sông Cầu và sông Lục Nam). Ngoài 2 hệ thống sông kể trên
còn có các con sông nhỏ, sông đào và ngòi, lạch khác như sông Cẩm Giàng, sông Dâu,
sông Đông Côi.... Thông số về các sông chính của Bắc Ninh được thể hiện ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Những con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Tên sông


Chiều dài
(km)

Qua địa bàn
tỉnh (km)

Sông Đuống

67

42

Sông Cầu

290

69

Sông Thái Bình

365

16,5

Sông Cà Lồ

-

8


Sông Ngũ Huyện
Khê

28,4

25

Điểm xuất phát

Điểm kết thúc

Đình Tổ
(Thuận Thành)
Tam Giang
(Yên Phong)
Đức Long
(Quế Võ)
Yên Phụ
(Yên Phong)
Châu Khê
(Từ Sơn)

Cao Đức
(Gia Bình)
Đức Long
(Quế Võ)
Cao Đức
(Gia Bình)
Tam Giang
(Yên Phong)

Vạn An
(Yên Phong)

Mật độ sông suối, sự thay đổi mực nước trong chúng có ảnh hưởng trực tiếp
đến mực nước ngầm tác động này khá rõ rệt với các tầng chứa nước nông. Dọc theo
các hệ thống sông, kênh hay các tầng chứa nước bị hệ thống thủy văn cắt qua, mực
nước ngầm dâng lên do được bổ cập nước cho nước mặt (hay nói cách khác sông là
nguồn tiêu thoát của nước ngầm) [6], ngược lại vào mùa lũ, khi mực nước sông
dâng cao, dòng sông trở thành nguồn nuôi dưỡng cho nước ngầm và làm mực nước
ngầm dâng cao.

6


1.2 . Yếu tố kinh tế xã hội
1.2.1.Tốc độ tăng dân số
Tính đến năm 2011 dân số Bắc Ninh có 1060.300 người. Dự tính đến năm
2012 là 1069.800 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1,05%, dự tính năm
2012 là 1,02%. Tỷ lệ năm 2011 là 1,49% (giảm 0,4% so với năm 2010) [1].
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2009 -2011 và dự tính
2012 được thể hiện dưới Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh năm 2010 và 2011,
năm 2012
Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1.08%


1.05%

1.02%

1,08
1,07
1,06
1,05
1,04
1,03
1,02
1,01
1
0,99
N¨m 2010

N¨m 2011

N¨m 2012

Tû lÖ %

Hình 1.3. Biểu đồ tỷ lệ tăng dân số của tỉnh Bắc Ninh năm 2010 và 2011, năm 2012
1.2.2. Diễn biến đô thị hoá
Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh Bắc Ninh đã có 1 thành phố loại III và 7
thị trấn. Quá trình đô thị hoá thị tứ, thị trấn, khu công nghiệp, dich vụ ngày càng mở
rộng trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh đã có sự phát triển rõ rệt về mọi mặt, nhất là
xây dựng cơ sở hạ tầng, về quy hoạch phát triển đô thị. Tính đến nay đã khởi công


7


và hoàn thành nhiều công trình lớn như [7]. Trung tâm văn hoá Kinh Bắc, đường
TL 282, nhà máy canon, Mitac, sentec và một số dự án lớn trong các khu công
nghiệp (các dự án chuẩn bị khởi công như: dự án công ty Bia Việt Hà, nhà máy sữa
của công ty cổ phần sữa Việt Nam) cùng với một số dự án đã đưa vào sử dụng như:
TL 282 giai đoạn I, tượng đài Lý Thái Tổ cùng nhiều tuyến đường giao thông nông
thôn, trường học bệnh viện (bệnh viện Từ Sơn).
Song song với quá trình đô thị hoá là sự tập trung đông người về thành phố,
các thị trấn làm cho mật độ dân số thành phố Bắc Ninh là 3.234người/km2, thị trấn
Từ Sơn là 2.016 người/km2 đã kéo theo nhu cầu về điện, nước, lương thực, thực
phẩm cũng gia tăng và do đó lượng chất thải cũng tăng theo.
Như vậy, bên cạnh sự phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội, vấn đề ô nhiễm
môi trường trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thành phố Bắc Ninh, các thị trấn đang là
vấn đề bức xúc đối với các địa phương và các ban ngành chức năng.
- Tình hình y tế, dân số, gia đình và trẻ em
Trong tháng 3 - 2013 [1], toàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo
vệ nâng cao sức khoẻ nhân dân. Thực hiện tốt công tác phòng chống các dịch bệnh,
vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. Làm tốt công tác y tế dự phòng, kịp thời
phát triển và khống chế dịch bệnh, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng
kỹ thuật mới. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm cho 18.000 lao động, đạt
100% kế hoạch. Xây dựng và phát triển đề án dạy nghề cho nông dân, chú trọng
việc nhân cấy nghề mới, tạo việc làm chỗ ở các vùng thuần nông. Mua thẻ BHYT,
tặng sổ tiết kiệm cho các đối tượng chính sách. Tổ chức lồng ghép nhiều chương
trình phục vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo
đã xoá xong nhà tranh tre chuyển sang đẩy mạnh xoá nhà cấp 4 dột nát. Đời sống
nhân dân nhìn chung được ổn định và có phần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo theo
tiêu chí cũ còn dưới 3,5% (theo tiêu chí mới là 15,21%).


8


Công tác thực hiện chính sách DS - KHHGĐ được đẩy mạnh. Tỷ suất sinh
giảm 0,4% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,9% so cùng kỳ nhưng vẫn ở mức cao
(chiếm 16,9% tổng số sinh).
Công tác phòng chống dịch cúm gia cầm được các bệnh viện và các trung
tâm y tế chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm phòng tránh và hạn chế tối đa việc phát dịch.
- Phát triển kinh tế
+ Tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm gần đây tăng liên tục nằm trong
top dẫn đầu cả nước bất chấp khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 và suy thoái
năm 2011- 2012. GDP tăng trưởng trung bình là 15,3% đáng chú ý là năm 2010
tăng trưởng tới 17,86% là tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Năm 2011,
bất chấp những khó khăn của kinh tế trong nước, kinh tế Bắc Ninh vẫn đạt 16,2%
tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Năm 2012, GDP tăng trưởng khá tăng trưởng
12,3% năm trong các tỉnh dẫn đầu cả nước, trong bối cảnh kinh tế trong nước suy
giảm và khó khăn hơn cả năm 2011.
Năm 2012, GDP đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và đứng thứ 2
sau khu vực đồng bằng sông hồng) cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng
công nghệp hoá, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%, dịch vụ là 25,9%.
Nông lâm ngư nghiệp và thuỷ sản chiếm 23,6% năm 2012, GDP bình quân
theo đầu người đặt 67,4 triệu đồng/năm tương đương với 3.211 USD nằm trong top
thu nhập bình quân cao nhất cả nước. Trong đó công nghiệp xây dựng chiếm tăng
20,3%, nông lâm ngư nghiệp còn 5,6%, dịch vụ tăng 15,57% cụ thể xem Bảng 1.4.
Bảng 1.4. Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế
(%) so sánh với năm 2011
Công nghiệp và

TT


Nông nghiệp

Năm 2011

28.6

77.12

24.9

Năm 2012

23.0

78.62

26.1

xây dựng

9

Dịch vụ


%
80
60
40

20
0
N«ng nghiÖp

CN-XD

N¨m 2011

DÞch vô

N¨m 2012

Hình 1.4. Cơ cấu phát triển kinh tế 2011 và 2012
1.2.3. Tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế chủ yếu
Phát huy nội lực, tích cực vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và
đầu tư nước ngoài để phát triển CN - TTCN trên địa bàn. Từng bước chuyển nông
nghiệp sang sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh. Sản xuất nông
nghiệp đạt 204,6 tỷ đồng, trong đó trồng trọt là 1205,4 tỷ đồng.
+ Nông nghiệp
Năng suất lúa đặt 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, sản xuất trồng trọt trên
1ha đất nông nghiệp tăng từ 33,8 triệu đồng lên 37,5 triệu đồng. Đặc biệt sản xuất
vụ đông có chuyển biến rõ rệt, diện tích cây trồng vụ đông đạt 12.020 ha, giá trị sản xuất
tăng 14,3 %.
Tiếp tục xuất hiện thêm nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô vừa; phương
thức chăn nuôi công nghiệp được nhân rộng; bước đầu chuyển chăn nuôi tập trung
ra ngoài khu dân cư.
Thuỷ sản tiếp tục tăng trưởng khá, với diện tích nuôi trồng tăng 160 ha (tăng
6,1%), sản lượng đạt 15,39 nghìn tấn, tăng 17,8% so với cùng kỳ.
Lâm nghiệp: Đạt 1,14 triệu cây phân tán, đạt 77 % kế hoạch năm, trồng rừng
tập trung 79.5 ha.


10


+ Công nghiệp
Đây là điểm sáng nhất và là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh
tế của Bắc Ninh trong năm qua. Khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với
nền công nghiệp không đáng kể đa phần là làng nghề.
Tuy nhiên, năm 2012 Bắc Ninh là một tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ
năm cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước
trong nhiều năm qua. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 84.884 tỷ đồng
bằng 60% công nghiệp Bình Dương, là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 2 cả
nước, nhiều khả năng 2013 - 2014 công nghiệp Bắc Ninh sẽ ra nhập câu lạc bộ
100.000 tỷ, muộn hơn 3 năm so với Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương.
Khu vực các doanh nghiệp nhà nước, sản xuất được tổ chức, sắp xếp lại, đầu
tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ lên có mức tăng trưởng liên tục cao.
Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao tăng
lên có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Công nghiệp đã thực
sự là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH (Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp).
+ Thương mại và dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tính hết tháng 6 năm 2013 trên ước 15
nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức tăng cao
hơn mức bình quân chung của 3 năm gần đây. Xuất khẩu của Bắc Ninh tăng mạnh
xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 tăng 47,91% /năm cá biệt giai đoạn 2005-2010 tăng
tới 90,92%/năm (trong khi cả nước là 17,43%/năm). Năm 2011, giá trị xuất khẩu
Bắc Ninh đạt 7,441 tỷ USD một con số kỷ lục và vươn lên vị trí thứ 2 miền Bắc sau
Hà Nội. Tuy nhiên đến năm 2012, giá trị xuất khẩu của Bắc Ninh đạt 13,7 tỷ USD
đã đưa Bắc Ninh trở thành địa phương xuất khẩu lớn nhất miền Bắc, thứ 2 cả nước
sau Thành phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu Bắc Ninh chiếm tới 12% giá trị xuất khẩu

cả nước. Quý 1/2013, xuất khẩu đạt 5.123tỷ USD với tốc độ tăng 87,2% so với cùng
kỳ năm trước và các thị trường xuất khẩu rộng lớn, trong năm 2013 có thể kỳ vọng
đây sẽ là mặt hàng đầu tiên vượt qua mốc 20 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào quy
mô và tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

11


Hoạt động vận tải có tiến bộ, mở rộng tuyến xe buýt đến các huyện, hệ thống
đường giao thông tiếp tục được đầu tư, nâng cấp.
Hoạt động bưu chính viễn thông tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân đạt 19
máy/người dân.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2013 là 885,2 tỷ đồng tăng
2,5% so với cùng tháng năm trước; trong đó, thu từ DNNN trung ương là 86 tỷ
đồng, giảm 0,4 %; thu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 142,4 tỷ đồng, tăng
10,3%; thu từ khu vực ngoài nhà nước đạt 91 tỷ đồng, giảm 17,3 %; thu tiền sử
dụng đất là 45 tỷ đồng, giảm 35,8%; thu từ hải quan tăng 21,4% so với cùng tháng
năm trước. Tổng chi ngân sách tháng 8 là 601,4 tỷ đồng tăng 49,7% so với tháng
trước và giảm 10,4 % so với cùng tháng năm trước. Sau 8 tháng, thu ngân sách Nhà
Nước trên địa bàn là 6.790 tỷ đồng, đạt 59,1% kế hoạch năm và tăng 6,1% so với
cùng kỳ năm trước; chi ngân sách là 4.143,2 tỷ đồng, đạt 64 % kế hoạch năm và
giảm 18 % so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động tín dụng tiếp tục tăng trưởng mạnh góp phần đáp ứng nhu cầu vốn
đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động ước 31,2 nghìn
tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước, và tăng 32,7% so với cùng tháng năm trước
và 14,9% so với thời điểm cuối năm 2012. Tổng nợ tín dụng ước đến cuối tháng 8
năm 2013 ước là 31,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước, tăng 16,3% so
với cùng tháng năm trước và tăng 7,7% so với thời điểm cuối năm 2012. Tổng thu
tiền mặt tháng 8 là 20 nghìn tỷ đồng, giảm 0,3% so với tháng trước và tăng 47,7%
so với cùng tháng trước; chi tiền mặt là 19,6 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4% so với tháng

trước và tăng 43,5% so cùng kỳ tháng năm trước. Sau 8 tháng, 143,5 nghìn tỷ đồng,
tăng 54,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng chi tiêu tiền mặt đạt 141,1 nghìn tỷ
đồng, tăng 53,7% và bội thu 2,4 nghìn tỷ đồng.
+ Tình hình phát triển các khu công nghiệp /cụm công nghiệp
Đã quy hoạch, được phê duyệt và đề nghị mở rộng bổ sung tổng cộng 17 khu
công nghiệp tập trung và đô thị, với diện tích 11.000 ha, trong đó 10 khu công
nghiệp tập trung được phê duyệt và đầu tư xây dựng với diện tích 6.840 ha (trong

12


đó, đất KCN là 5.656 ha; đất đô thị 1.184 ha) bao gồm; KCN Tiên sơn 600 ha; KCN
Quế Võ 1 là 750 ha; KCN Đại Đồng - Hoàn sơn là 570 ha; KCN, dịch vụ đô thị
Việt Nam - singapore là 700 ha; KCN Quế võ 2 là 270 ha; KCN Yên Phong là 350
ha; KCN, đô thị Nam Sơn - Hạp Lĩnh là 1000 ha; KCN công nghệ cao Bắc Ninh KCN Đại Kim 1.000 ha; KCN, đô thị thuận thành 1 (Nghĩa Đạo) 400 ha; KCN, đô
thị Yên Phong 2 là 1.200 ha; 7 KCN, đô thị đề quy hoạch với tổng diện tích 3.160
ha (trong đó, KCN 2.750 ha, khu đô thị 410 ha) bao gồm KCN Thuận Thành 2 (thị
trấn Hồ, xã An Bình) KCN Thuận Thành 3 (xã Thanh Khương, Gia Đông, Song Hồ,
Đại Đồng Thành) 960ha; KCN Từ Sơn (xã Đồng Nguyên, Tam Sơn) 300 ha; KCN
Lương Tài (xã Lâm Thao, Bình Định) 200 ha; KCN Gia Bình (xã Lãng Ngâm, Đại
Bái, Đông Cứu) 500 ha; KCN Tiên Du (xã Việt Đoàn, Hiên Vân, Liên Bão) 300 ha;
KCN Quế Võ 3 (xã Việt Hùng, Đào Viên, Ngọc Xã) 400 ha; 2 KCN, đô thị để mở
rộng là 900 ha bao gồm [7], KCN, đô thị Yên Phong 1 mở rộng thêm 600 ha, KCN,
đô thị Quế Võ 2 mở rộng thêm 300 ha.
Đối với khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề đã quy
hoạch 43 khu/cụm công nghiệp với diện tích 1.310 ha; đến nay 25 KCN nhỏ và vừa,
cụm công nghiệp làng nghề đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng với tổng diện
tích là 628 ha, trong đó, 18 khu/cụm đã có các cơ sở sản xuất đầu tư và đi vào hoạt
động, 7 khu/cụm đang quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, tiếp tục quy hoạch và triển
khai đầu tư, xây dựng 28 khu/cụm đến năm 2015-2020 (682 ha).

Ngoài ra toàn tỉnh có khoảng 200 nhà máy xí nghiệp độc lập ngoài khu công
nghiệp đã và đang hoạt động. Hầu hết các cơ sở sản xuất này chưa có hệ thống xử lý
chất thải .
1.2.4. Giao thông vận tải
Tỉnh Bắc Ninh có mạng lưới giao thông khá dày đặc, các đường Quốc lộ 1A;
18; 38; 1B và các đường Tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã dày đặc rất thuận lợi;
đường Sắt Hà Nội Lạng Sơn và các đường thuỷ trên sông Đuống, sông Cầu. Rất
thuận tiện cho phát triển kinh tế.

13


1.3. Yếu tố địa chất
1.3.1. Yếu tố địa tầng
Trên diện tích tỉnh Bắc Ninh có mặt các địa tầng trước Đệ Tứ là các trầm tích
tuổi Trias của hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Mẫu Sơn và các trầm tích Neogen [6].
Hệ tầng Nà Khuất (T2 nk) hệ tầng này được cấu thành chủ yếu từ các đá phiến
sét, xen bột kết, cát kết, sét vôi. Hệ tầng này trên lãnh thổ Bắc Ninh chỉ lộ ra một
chỏm nhỏ tại khu vực Yên Phụ với diện tích vài km2.
Hệ tầng Mẫu Sơn (T3c ms) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có mặt phụ hệ tầng giữa
(T3c ms2) gồm đá phiến, sét vôi, có cát kết dạng quarzit xen bột kết. Các đá của hệ
tầng này được phát hiện trong các lỗ khoan ở khu vực Kim Chân, Việt Thống của
huyện Quế Võ. Bề dầy có thể đạt tới >100m.
Hệ tầng Hòn Gai (T3 n-r hg) thành phần của hệ tầng này chủ yếu là cuội sạn
kết, cát kết, bột kết, phiến sét. Các hệ tầng này lộ ra tại các khu vực đồi núi ở xung
quanh thành phố Bắc Ninh và các huyện Yên Phong, Tiên Sơn, Quế Võ và Gia Bình
với diện tích vài chục km2. Các trầm tích này có bề dầy từ > 100 đến khoảng 300m.
Các trầm tích Neogen trên lãnh thổ Bắc Ninh không lộ ra trên bề mặt đất mà chỉ
được phát hiện trong các lỗ khoan khảo sát. Hiện chưa có số liệu chi tiết về các trầm
tích Neogen trên lãnh thổ Bắc Ninh nhưng qua các tài liệu lỗ khoan tại các vùng Từ

Sơn và Thuận Thành cho thấy đứt gãy Sông Lô có thể cắt qua lãnh thổ Bắc Ninh ở
khu vực Từ Sơn, Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài. Tại cánh phía Đông nam
của đứt gãy này là trũng trầm tích Neogen lộ ra ở phần đỉnh của đồng bằng là các
trầm tích cát, cuội sỏi và phiến sét của hệ tầng Phan Lương tại các khu vực Phù
Ninh và Đoan Hùng (Phú Thọ) hoặc Vĩnh Bảo ở Hải Phòng. Các lỗ khoan khảo sát
của Đoàn 58 ở khu vực Từ Sơn, Thuận Thành và lỗ khoan cấp nước của nhà máy ô
tô Ford ở phía Tây Bắc thành phố Hải Dương đã khẳng định khả năng chứa nước
trong tầng này. Tổng chiều dầy trầm tích Neogen trong các lỗ khoan trên > 200m.
Các trầm tích có tuổi Đệ tứ
Hệ tầng Hà Nội (QII-III1hn) các trầm tích của hệ tầng này thường bị các trầm
tích của hệ tầng Thái Bình, Hải Hưng và Vĩnh Phúc phủ lên, chỉ lộ ra dưới dạng

14


những dải hẹp xung quanh các chân núi. Thành phần thạch học của hệ tầng Hà Nội
bao gồm các loại cuội, sỏi, sạn xen ít cát, bột. Tại Bắc Ninh, bề dầy của hệ tầng này
biến đổi từ 0,5m đến 60-70m. Đây là một hệ tầng chứa nước ngầm chủ yếu của
vùng đồng bằng Bắc bộ nói chung và của Bắc Ninh nói riêng.
Hệ tầng Vĩnh Phúc (QIII2vp) các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc lộ ra rộng
rãi tại các khu vực Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ, Thuận Thành và Gia
Bình. Đây là một hệ tầng có thành phần chủ yếu là các trầm tích sét, bột và một ít
cát hạt mịn ở phía dưới. Bề dầy của hệ tầng này biến đổi từ vài m đến >30m. Do
thành phần chủ yếu là các hạt mịn (sét bột) có khả năng thấm nước rất kém nên đây
là một tầng chắn rất tốt cho nước của tầng Hà Nội ở phía dưới.
Hệ tầng Hải Hưng (QIV1-2 hh) các đá của hệ tầng Hải Hưng lộ ra thành các
dải ở khu vực Yên Phong, Tiên Du, Thuận thành, Gia Bình và Lương Tài. Phần
dưới là cát, bột, sét. Phần trên là bột, cát lẫn sét, than bùn, sét cao lin, sét gốm sứ.
Bề dầy của hệ tầng này từ vài m đến vài chục m, khả năng chứa nước kém.
Hệ tầng Thái Bình (QIV3tb) các hệ tầng này phân bố tại các vùng đồng bằng

trũng, dọc theo các sông ngòi và các vùng trũng thuộc tất cả các huyện của Bắc
Ninh. Thành phần chủ yếu là sét, bột, lẫn cát, sét cát, sét gạch ngói. Bề dầy của hệ
tầng này chỉ vài m đến > 10m. Khả năng chứa nước kém. Thành phần đất đá, kiến
trúc, cấu trúc, cấu tạo, nguồn gốc của các loại đất đá đều có tác động đến sự thay
đổi mực nước. Tầng chứa nước có thành phần đất đá hạt thô với hệ thấm lớn sẽ
nhận lượng nước bổ cập từ trên xuống nhiều so với tầng được cấu tạo bởi lớp đất đá
hạt mịn. Lớp đất phủ phía trên tầng chứa nước cấu tạo bởi thành phần hạt mịn hạt
phân bố rất ít trong khu vực nghiên cứu, do đó trầm tích Pleistocen với thành phần
chủ yếu là cát lộ trực tiếp lên trên mặt đất làm cho nước dễ dàng ngấm xuống tầng
chứa nước bên dưới.
Các yếu tố địa chất nêu trên có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nước dưới đất.
1.3.2. Yếu tố kiến tạo
Kiến tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong địa chất, đặc biệt là địa chất
thủy văn. Các hệ thống đứt gãy với biểu hiện là các đới dập vỡ, các hệ thống khe

15


nứt đi kèm là những đường dẫn nước và những nơi chứa nước ngầm lý tưởng [3].
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất, tại khu vực Bắc Ninh có nhiều hệ
thống đứt gãy nhưng chúng bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ. Đa số các đứt gãy này
chạy theo hướng Đông bắc - Tây nam và Tây bắc - Đông nam. Ngoài ra có một số
đứt gãy chạy theo phương á vĩ tuyến. Các hệ thống đứt gãy đóng vai trò quyết định
trong việc hình thành các bồn trũng Đệ tứ, khống chế chặt chẽ bề dầy của tầng chứa
nước chủ yếu (tầng Hà Nội). Tại các khu vực đá gốc lộ ra và trong các móng của
trầm tích Đệ tứ, các hệ thống khe nứt và các đới dập vỡ đi kèm đứt gãy là những nơi
lý tưởng để chứa nước và là đường di chuyển của nước ngầm. Theo các tài liệu
nghiên cứu [3], trên địa bàn Bắc Ninh có những đứt gãy lớn chạy qua như sau:
Đứt gãy đường 18 là đứt gãy tương đối lớn chạy dọc từ khu vực Yên Phong
qua thành phố Bắc Ninh dọc theo đường 18 về phía Phả Lại. Hiện nay chưa xác

định được quy mô và tính chất của đứt gãy mà chỉ phát hiện được các biểu hiện của
đứt gãy qua các hệ thống nứt nẻ, các đới dập vỡ và các thông số địa vật lý. Đứt gãy
này đóng vai trò quan trọng qua việc tạo các đới dập vỡ và nứt nẻ trong đá gốc của
các tầng Nà Khuất, Mẫu Sơn và Hòn Gai như đã phát hiện qua các lỗ khoan ở khu
vực Yên Phụ (Yên Phong) và Ngọc Xá (Quế Võ). Tại khu vực Yên Phụ, nước được
khai thác chủ yếu từ trong tầng cát kết bị nứt nẻ mạnh của hệ tầng Nà Khuất. Kết
quả lỗ khoan khảo sát ở Ngọc Xá cho thấy ngoài việc lấy nước trong tầng cát cuội
sỏi ở phía trên còn có thể kết hợp khai thác nước trong các đới nứt nẻ của hệ tầng
Hòn Gai ở phía dưới.
Đứt gãy Từ Sơn - Bắc Ninh và đứt gãy Phù Chẩn - Hiền Lương là những đứt
gãy trượt bằng cùng với đứt gãy đường 18 nằm trong hệ thống đứt gãy vòng cung
Bình Liêu (Quảng Ninh) - Đại Từ (Thái Nguyên) chạy qua địa bàn tỉnh. Các biểu
hiện nứt nẻ của các đá gốc lộ ra ở khu vực Từ Sơn và Lim có liên quan đến các đứt
gãy này.
Đứt gãy sâu Sông Lô là một đứt gãy có quy mô lớn, từ khu vực Tuyên Quang,
kéo dài qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đông Anh chạy qua Bắc Ninh ở các huyện Từ
Sơn, Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài, qua lãnh thổ Hải Dương, Hải Phòng

16


chạy ra vịnh Bắc Bộ. Trên lãnh thổ Bắc Ninh đứt gãy này chạy dọc theo tuyến
Hương Mạc (Từ Sơn) và Ninh Xá (Lương tài). Tại khu vực đồng bằng Bắc bộ mặc
dù không được nghiên cứu chi tiết nhưng chắc chắn đứt gãy này đóng vai trò quan
trọng đối với móng trầm tích Đệ tứ trong khu vực và khả năng chứa nước của tầng
Neogen ở phía dưới thông qua các hệ thống đứt gãy nhánh và khe nứt đi kèm.
Mức độ nứt nẻ và đặc điểm nứt nẻ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chứa
nước và lưu thông nuớc ngầm của các tầng đá gốc. Theo cơ chế thành tạo có thể
phân ra hai loại khe nứt là khe nứt kiến tạo và khe nứt phong hoá:
- Khe nứt có nguồn gốc phong hoá là loại khe nứt được hình thành do quá

trình nứt nẻ trong quá trình phong hoá các đá gây nên bởi sự giãn nở không đều
giữa các lớp đất đá hoặc giữa các khoáng vật do sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình
phong hoá. Các khe nứt phong hoá phát triển rộng rãi khắp bề mặt phân bố của đất
đá, mức độ nứt nẻ giảm dần theo chiều sâu, ít khi vượt quá vài chục mét.
- Khe nứt có nguồn gốc kiến tạo là loại khe nứt được hình thành do quá trình
hoạt động của vỏ trái đất như các hoạt động đứt gẫy, uốn nếp, dịch chuyển của đất
đá do các ứng suất ép nén và căng giãn.
Như vậy việc xác định các hệ thống khe nứt và dập vỡ đi kèm các đứt gãy có
một ý nghĩa quan trọng và cần hết sức lưu ý trong khi tìm kiếm nguồn nước ngầm ở
các khu vực khan hiếm nguồn nước, đặc biệt trong các vùng lộ đá gốc và dưới lớp
đá móng của vùng có trầm tích Đệ tứ phủ lên trên.
1.4. Yếu tố địa chất thuỷ văn
Trên toàn diện tích tỉnh Bắc Ninh có 4 đơn vị tầng chứa nước [6] đó là tầng
chứa nước lỗ hổng không áp Holocen(qh), lỗ hổng áp lực yếu Pleitocen (qp) trong
trầm tích Đệ tứ và hai tầng chứa nước khe nứt là hệ tầng Hòn Gai (t3 hg), hệ tấng Nà
Khuất (t2nk).
1.4.1. Tầng chứa nước lỗ hổng không áp Holocen gồm các trầm tích hệ tầng
Thái Bình và hệ tầng Hải Hưng (aQ32) (qh)
Các trầm tích thuộc hệ tầng Thái Bình nguồn gốc sông [5], lộ ra ven sông
Đuống qua các xã Cảnh Hưng, Minh Đạo, Đình Tổ, Đại Đồng Thành, Hoài
Thương, Giang Sơn, Thái Bảo, Đức Long, ven sông Cầu xã Việt Thắng, thành phố

17


Bắc Ninh, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, xã Đình Bảng huyện Từ sơn với diện
tích 77,75 km2, còn lại Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du đều bị phủ bởi
lớp sét cách nước. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, cát pha màu xám, xám đen
có chứa mùn thực vật. Chiều dày của tầng chứa nước biến đổi từ 0,00 đến 2,50
(LKNT2) đến 32,00 m (LK909) trung bình 8,10m .

Các lỗ khoan bơm thí nghiệm cho thấy: tỷ lưu lượng từ 0,01 - 0,2l/sm, trong
đó đa phần < 0,1 l/sm ; hệ số thấm K từ 0,34 10m/ngày. Nước không áp, chiều sâu
thế nằm mực nước dao động theo mùa, mùa mưa từ 0,50  1,00m, mùa khô từ 3
5m. Căn cứ vào kết quả điều tra Địa chất thuỷ văn tại các giếng khoan nông và
giếng đào cũng như tài liệu đo địa vật lý, nước nhạt phân bố thành hai khoảnh nửa
phía Tây và dạng da báo ở nửa phía Đông với diện tích 574km2


Nƣớc nhạt
Phân bố ở nửa phía Tây của vùng nghiên cứu [6] bao gồm các huyện Từ

Sơn, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong và thành phố Bắc Ninh. Diện tích vùng
này chiếm khoảng 431 km2. Mặt cắt thuỷ địa hoá điển hình của vùng là nước của
các tầng chứa nước qh. Nguồn cung cấp cho tầng chủ yếu là nước mưa, nước mặt,
miền thoát là các mạng sông ngòi, kênh mương. Các lỗ khoan, giếng đào trong
tầng cho tỷ lưu lượng 0,01 - 0,1l/sm. Mực nước dao động theo mùa và phụ thuộc
vào điều kiện khí tượng với mực nước dao động hàng năm từ 0,50 - 3,50m. Nước
trong, siêu nhạt đến nhạt có chất lượng khá tốt, tổng khoáng hoá M = 0,165 0,566g/l, nước rất mềm đến mềm tổng độ cứng từ 0,33 4,68 mge/l. Nước thuộc
loại Bicarbonat Natri Canci.
Công thức Kurlov có dạng
3
M0,165 HCO88Cl11 pH 6,87

Na53Ca32 Mg9

Nhìn chung tầng nghèo nước, chỉ có thể sử dụng khai thác nhỏ bằng giếng
khơi, giếng Unicef phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình.
Phân bố dạng da báo ở nửa phía Đông của vùng nghiên cứu bao gồm các
huyện Quế Võ, Gia Bình và một phần của huyện Thuận Thành. Diện tích vùng này
chiếm khoảng 116 km2, Chiều dày của tầng chứa nước biến đổi từ 4,0 đến 15.5m


18


×