Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường một cụm nhà máy chế biến thực phẩm trong KCN tiên sơn, đề xuất giải pháp quản lý và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa đậu nành vinasoy bắ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN VĂN NHẬT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------------------

NGUYỄN VĂN NHẬT

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG MỘT CỤM NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRONG KCN TIÊN SƠN, ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

KHÓA 2011 - 2013
HÀ NỘI – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN NHẬT

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG MỘT CỤM NHÀ MÁY


CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRONG KCN TIÊN SƠN, ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG MINH HẰNG

HÀ NỘI - NĂM 2013
HÀ NỘI – 2013


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Đặng
Minh Hằng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo, các thầy giáo, các cô giáo tại
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã
trang bị cho tôi những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học 2011-2013.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp, những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập.

Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2014

Tác giả

Nguyễn Văn Nhật

Nguyễn Văn Nhật

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả dưới sự
hướng dẫn của TS. Đặng Minh Hằng. Các số liệu nghiên cứu trong luận văn là

trung thực và chính xác. Những tài liệu sử dụng trong luận văn có nguồn
gốc và trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2014

Tác giả

Nguyễn Văn Nhật

Nguyễn Văn Nhật


11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải

BOD

Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxi sinh hoá

COD

Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxi hoá học

KCN

Khu công nghiệp

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

SS
TSS
SBR

Nguyễn Văn Nhật

Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng
Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lửng
Sequencing Biological Reactor – Công nghệ phản ứng sinh
học theo mẻ

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung các bảng

Trang

Bảng 1.1. Các nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn

7

Bảng 2.1. Chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Tiên Sơn


28

Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt KCN Tiên Sơn

29

Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm KCN Tiên Sơn

30

Bảng 2.4. Số lượng nồi hơi các Nhà máy đang sử dụng

31

Bảng 2.5. Hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu
FO và DO
Bảng 2.6. Chất lượng môi trường không khí Nhà máy sữa Tiên Sơn

33

Bảng 2.7. Chất lượng môi trường không khí Cty TNHH thực phẩm
châu Á
Bảng 2.8. Chất lượng môi trường không khí Nhà máy Bia Việt Hà

34
34

Bảng 2.9. Chất lượng môi trường không khí Nhà máy sữa đậu nành
Vinasoy BN

Bảng 2.10. Thống kê chất thải rắn ở các nhà máy sản xuất thực phẩm
trong KCN Tiên Sơn
Bảng 2.11. Thành phần ô nhiễm trong nước thải của các Nhà máy thực
phẩm trong KCN Tiên Sơn

32

35

36

38

Bảng 2.12. Chất lượng nước thải Nhà máy sữa Tiên Sơn

40

Bảng 2.13. Chất lượng nước thải Cty TNHH thực phẩm châu Á

40

Bảng 2.14. Chất lượng nước thải Nhà máy bia Việt Hà

41

Bảng 3.1. Nồng độ nước thải đầu vào

56

Bảng 3.2. Chất lượng nước thải sau xử lý


56

Bảng 3.3. Tổng hợp các thông số tính toán mương dẫn nước thải

64

Bảng 3.4. Tổng hợp các thông số tính toán song chắn rác

67

Bảng 3.5. Các thông số thiết kế Lưới chắn rác

68

Nguyễn Văn Nhật

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Bảng 3.6. Tổng hợp các thông số tính toán Lưới chắn rác

68

Bảng 3.7. Đặc trưng dòng thải sau khi qua Lưới chắn rác


69

Bảng 3.8. Tổng hợp các thông số tính toán hố bơm

70

Bảng 3.9. Tổng hợp các thông số tính toán Bể tách dầu

71

Bảng 3.10. Tổng hợp các thông số tính toán Bể điều hòa

72

Bảng 3.11. Đặc trưng dòng thải sau khi qua bể điều hòa

75

Bảng 3.12. Tổng hợp các thông số thiết kế bể SBR

83

Bảng 3.13. Đặc trưng dòng thải sau khi qua bể SBR

84

Bảng 3.14. Tổng hợp các thông số thiết kế bể Khử trùng

85


Bảng 3.15. Tổng hợp các thông số Bể chứa bùn

86

Bảng 3.16. Khái toán kinh tế

97

Bảng 3.17. Khái toán thiết bị

98

Bảng 3.18. Khái toán chi phí điện năng

101

Nguyễn Văn Nhật

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung các hình

Trang


Hình 1.1. Toàn cảnh KCN Tiên Sơn

6

Hình 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng

9

Hình 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua ăn

11

Hình 1.4. Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua uống

13

Hình 1.5. Quy trình sản xuất sữa đặc

15

Hình 1.6. Quy trình công nghệ sản xuất mì ăn liền

17

Hình 1.7. Quy trình công nghệ sản xuất bia

21

Hình 1.8. Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành


24

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy sữa
Tiên Sơn

47

Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Cty TNHH
thực phẩm châu Á

49

Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy Bia
Việt Hà

51

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy sữa đậu nành
VinaSoy BN bằng công nghệ SBR

Nguyễn Văn Nhật

59

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình

Mục lục ………………………………………………………………….
Mở đầu ………………………………………………………………………

-1- 3-

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KCN TIÊN SƠN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM TRONG KCN TIÊN SƠN - 5 1.1. Giới thiệu về Khu công nghiệp Tiên Sơn ..................................................... - 5 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của KCN Tiên Sơn................................. - 5 1.1.2. Sơ lược tình hình hoạt động của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn .. - 6 1.2. Hoạt động của các nhà máy thực phẩm trong KCN Tiên Sơn ....................... - 7 1.2.1. Các sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong KCN Tiên Sơn .......... - 7 1.2.2. Công nghệ sản xuất thực phẩm của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn- 8
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ NHÀ MÁY
SẢN XUẤT THỰC PHẨM TRONG KCN TIÊN SƠN. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC NHÀ MÁY......................................... - 27 2.1. Hiện trạng môi trường khu vực KCN Tiên Sơn .......................................... - 27 2.2. Hiện trạng môi trường một số Nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên
Sơn
………………………………………………………………………...- 31 2.2.1. Môi trường không khí ..................................................................... - 31 2.2.2. Chất thải rắn .................................................................................. - 35 2.2.3. Môi trường nước ............................................................................ - 38 2.3. Vấn đề quản lý môi trường và xử lý chất thải ở các Nhà máy sản xuất thực
phẩm trong KCN Tiên Sơn ............................................................................... - 42 2.3.1. Môi trường không khí ..................................................................... - 42 2.3.2. Quản lý chất thải rắn ...................................................................... - 43 2.3.2.1. Quản lý chất thải rắn ở Nhà máy sữa Tiên sơn .......................... - 43 2.3.2.2. Quản lý chất thải rắn ở Công ty TNHH thực phẩm châu Á ........ - 43 2.3.2.3. Quản lý chất thải rắn ở Nhà máy Bia Việt Hà ........................... - 44 2.3.2.3. Quản lý chất thải rắn ở Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh. .. 44 2.3.3. Môi trường nước ............................................................................ - 45 2.3.3.1. Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy sữa Tiên sơn ................. - 46 2.3.3.2. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH thực phẩm châu Á - 49 2.3.3.3. Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Bia Việt Hà .................. - 51 -

Nguyễn Văn Nhật

-1-

11BKTMT



Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

2.3.3.4. Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bắc
Ninh ....................................................................................................... - 53 2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường và nâng cao hiệu quả xử lý chất thải
ở các Nhà máy .................................................................................................. - 53 2.4.1. Môi trường không khí ..................................................................... - 53 2.4.2. Quản lý chất thải rắn ...................................................................... - 55 2.4.3. Môi trường nước ............................................................................ - 58 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ
MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY BẮC NINH ............................................ - 59 3.1. Lựa chọn công nghệ xử lý .......................................................................... - 59 3.2. Quy trình công nghệ xử lý ......................................................................... - 63 3.3. Tính toán các thiết bị chính trong sơ đồ công nghệ .................................... - 67 3.3.1. Tính toán mương dẫn nước thải ...................................................... - 67 3.3.2 Tính toán song chắn rác ................................................................... - 68 3.3.3. Hố bơm (Hố thu gom) .................................................................... - 73 3.3.4. Bể tách dầu..................................................................................... - 74 3.3.5. Bể điều hoà .................................................................................... - 75 3.3.6. Bể SBR .......................................................................................... - 79 3.3.7. Bể khử trùng................................................................................... - 88 3.3.8. Bể chứa bùn ................................................................................... - 89 3.4. Tính toán thiết bị phụ ................................................................................. - 90 3.4.1. Máy nén khí ................................................................................... - 90 3.4.1.1. Máy nén khí cấp cho bể điều hoà (Tính cho 1 ngăn) .................. - 90 3.4.1.2. Tính máy nén khí cấp cho bể SBR ............................................ - 95 3.4.2. Tính toán bơm nước thải và bơm bùn ............................................. - 95 3.4.2.1. Tính bơm nước thải từ hố thu gom (Hố bơm) đến bể điều hoà ... - 96 3.4.2.2. Tính bơm nước thải từ bể điều hoà sang bể SBR ....................... - 99 3.4.2.3. Tính bơm bùn từ bể SBR sang bể chứa bùn ............................. - 100 3.4.2.4. Tính bơm bùn từ bể chứa bùn sang lọc ép băng tải .................. - 100 3.5. Khái toán chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải (XLNT). ................ - 101 3.5.1. Chi phí xây dựng .......................................................................... - 101 3.5.2. Chi phí thiết bị.............................................................................. - 102 3.5.3. Chi phí vận hành .......................................................................... - 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. - 107 Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………. -109Phụ lục ………………………………………………………………………

Nguyễn Văn Nhật

-2-

-111-

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

MỞ ĐẦU
Thực hiện tiến trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam nói
chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư.
Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi tách tỉnh (năm 1997) đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã
có hàng loạt các Khu công nghiệp (KCN) như KCN Quế Võ, KCN Yên Phong,
KCN Tiên Sơn… Các KCN này đã được xây dựng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo điều
kiện về phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường đồng thời có nhiều chính sách
ưu đãi nên đã thu hút được nhiều công ty đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

tới đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất và mở rộng thị trường.
Khu công nghiệp Tiên Sơn là KCN tập trung đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh, đóng
vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đây là KCN đa
ngành với nhiều loại hình sản xuất như: thiết bị điện, điện tử, cơ khí và đặc biệt là
thực phẩm. Trong những năm qua, đã có khá nhiều Công ty thực phẩm lớn đầu tư
xây dựng nhà máy sản xuất vào KCN Tiên Sơn. Trong quá trình sản xuất của các
nhà máy, các loại chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại)
được thải ra gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Nếu không có biện pháp quản lý,
xử lý hợp lý, đặc biệt là vấn đề nước thải. Các nhà máy sản xuất thực phẩm thải ra
một lượng rất lớn nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm cao. Lượng nước thải này
được xả trực tiếp vào các kênh tiêu thoát nước xung quanh KCN, dẫn đến khả năng
ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực rất cao. Để có thể hạn
chế những tác động đến con người và môi trường từ hoạt động của các nhà máy
trong KCN Tiên Sơn, cần phải có đánh giá hiện trạng môi trường của các nhà máy,
để từ đó đưa ra những giải pháp quản lý môi trường và xử lý chất thải một cách có
hiệu quả.
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường một cụm nhà máy chế biến thực
phẩm trong KCN Tiên Sơn, đề xuất giải pháp quản lý và thiết kế hệ thống xử lý
nước thải Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh.” nhằm mục đích đánh giá
hiện trạng môi trường các nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn và

Nguyễn Văn Nhật

-3-

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy. Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý
môi trường và xử lý hiệu quả chất thải cho các nhà máy sản xuất thực phẩm nhằm
góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, con người trong khu vực KCN Tiên Sơn
nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung.
Nội dung và các phần trong luận văn gồm:
Chương 1: Giới thiệu về KCN Tiên Sơn và công nghệ sản xuất của một số
Nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn.
Chương 2: Đánh giá hiện trạng môi trường một số nhà máy sản xuất thực
phẩm trong KCN Tiên Sơn. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho các nhà máy.
Chương 3: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy sữa đậu
nành Vinasoy Bắc Ninh.

Nguyễn Văn Nhật

-4-

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ KCN TIÊN SƠN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA MỘT
SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM TRONG KCN TIÊN SƠN.
1.1. Giới thiệu về KCN Tiên Sơn
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của KCN Tiên Sơn

Ngày 18/12/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1129/QĐ-TTg để
thành lập Khu công nghiệp Tiên Sơn và giao cho Tổng Công ty thủy tinh và gốm
xây dựng Vigracera làm Chủ đầu tư. KCN Tiên Sơn được triển khai đầu tư xây
dựng từ năm 1999 với diện tích 350ha.
Trong đó: Giai đoạn I: 134,76 ha và Giai đoạn II: 214,24 ha.
Khu công nghiệp Tiên Sơn nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh, phía Nam giáp xã Hoàn Sơn và Quốc lộ 1A mới đi Lạng
Sơn, phía Bắc giáp Quốc lộ 1A cũ và tuyến đường sắt quốc gia, phía Đông giáp
kênh thoát nước phục vụ nông nghiệp xã Nội Duệ, phía Tây giáp xã Đồng Nguyên
và đường tỉnh lộ 295. Từ Khu công nghiệp Tiên Sơn đi theo Quốc lộ 18A về phía
Đông đến cảng biển nước sâu Cái Lân, về phía Tây đến sân bay quốc tế Nội Bài.
- Cách cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long):

120 km.

- Cách sân bay quốc tế Nội Bài

:

30 km.

- Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội

:

22 km

- Cách cảng biển Hải Phòng

:


100 km.

- Cách cửa khẩu Lạng Sơn

:

120 km .

Khu công nghiệp Tiên Sơn nằm trong khu vực có cảnh quan đẹp, vị trí địa lý,
vị trí phong thủy rất tốt. Địa hình Khu công nghiệp bằng phẳng, điều kiện địa chất
phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy công nghiệp
Chính phủ và UBND Tỉnh Bắc Ninh đã đặt mục tiêu phấn đấu phát triển KCN
Tiên Sơn – khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh trở thành khu vực kinh tế động lực,
góp phần quan trọng hàng đầu tạo đà cho Bắc Ninh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trở
thành tỉnh công nghiệp kiểu mẫu.

Nguyễn Văn Nhật

-5-

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.1: Toàn cảnh KCN Tiên Sơn
Với mục tiêu như vậy, KCN Tiên Sơn đặc biệt chú trọng trong quy hoạch và
đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và tiên tiến, từ hệ thống giao thông

thuận lợi, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc hiện đại và hoàn hảo, đến các
hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ hỗ trợ đa dạng và phong phú, tạo điều kiện tốt
nhất và thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong KCN.
1.1.2. Sơ lược tình hình hoạt động của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn
Hiện nay, trong KCN Tiên Sơn đã có trên 100 doanh nghiệp hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Trong số đó, chủ yếu là các nhà máy sản xuất thực phẩm, điện tử,
thiết bị điện, cơ khí, nhựa… (Danh sách phần Phụ lục).

Nguyễn Văn Nhật

-6-

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

1.2. Hoạt động của các nhà máy thực phẩm trong KCN Tiên Sơn
1.2.1. Các sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong KCN Tiên Sơn
Các sản phẩm thực phẩm chế biến trên thị trường hiện nay rất phong phú và đa
dạng. Các sản phẩm thực phẩm chính đang được sản xuất trong KCN Tiên Sơn hiện
nay gồm có: Rượu, Bia; Mì ăn liền; Sữa; Sữa đậu nành; Các sản phẩm chế biến từ
gia súc: xúc xích, jambon đông lạnh; Dầu ăn; Thuốc lá.
Bảng 1.1. Các nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn

TT
1


Tên nhà máy

Sản phẩm

Nhà máy sữa Tiên Sơn – Chi nhánh Công

Sữa tươi, sữa

ty cổ phần sữa Việt Nam

chua, sữa đặc

Công suất
20 tấn/năm
180 triệu lít/năm

2

Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh

Sữa đậu nành

(giai đoạn I là
90 triệu lít/năm)

3

4

5


Nhà máy Bia Việt Hà – Công ty TNHH
Bia và Nước giải khát Việt Hà

40 triệu lít/năm
Bia hơi

(Công suất thiết kế:
75 triệu lít/năm)

Nhà máy Acecook – Chi nhánh Công ty
TNHH Acecook Việt Nam
Công ty TNHH một thành viên Việt Nam
kỹ nghệ súc sản – Vissan

Mì ăn liền

45.000 thùng/ngày

Xúc xích,
jambon đông

3000 tấn/năm

lạnh
20.000

6

Công ty TNHH thực phẩm Châu Á


Mì ăn liền

7

Công ty cổ phần Ngân Sơn

Thuốc lá

120.000 tấn/năm

Bia hơi, bia chai

Kho bãi

8

Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải
khát Hà Nội (Habeco)

Nguyễn Văn Nhật

-7-

thùng/ngày

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Hiện nay, các nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn đều được quy
hoạch phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong số các Nhà máy này, có 4
Nhà máy có lượng nước thải sản xuất khá nhiều là: Nhà máy sữa Tiên Sơn, Công ty
TNHH thực phẩm châu Á, Nhà máy Bia Việt Hà, Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy
Bắc Ninh
1.2.2. Công nghệ sản xuất thực phẩm của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn
Vấn đề môi trường của các nhà máy thực phẩm trong KCN Tiên Sơn được chú
ý và quan tâm hơn cả đó là vấn đề xử lý nước thải. Trong số các nhà máy này, các
nhà máy sản xuất sữa, mì ăn liền, sản xuất sữa đậu nành và bia có lượng nước thải
khá lớn. Để hiểu rõ về ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động sản xuất của các
nhà máy, chúng ta cần tìm hiểu công nghệ sản xuất của các nhà máy đang áp dụng
hiện nay.
a) Công nghệ sản xuất ( chế biến ) sữa
Hiện nay, nhà máy sữa Tiên Sơn đang sản xuất 4 loại sản phẩm chính là: sữa
tươi tiệt trùng, sữa chua ăn, sữa chua uống và sữa đặc có đường.
Công nghệ sản xuất các loại sản phẩm này được mô tả như sau:

Nguyễn Văn Nhật

-8-

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Sữa bột, đường và
các nguyên liệu phụ
Sữa tươi
Hoàn nguyên
(Đồng hóa)
Lọc

Đường và nguyên
liệu phụ

Thanh trùng
Trộn
Ủ trữ lạnh

Thanh trùng

Đồng hoá

Tiệt trùng

Làm nguội

Bồn chứa

Chiết rót tiệt trùng

Vô trùng

Lưu kho, phân phối

và tiêu thụ
Hình 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng

Nguyễn Văn Nhật

-9-

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

* Thuyết minh:
Nguyên liệu để sản xuất sữa tươi gồm có sữa bột, sữa tươi, đường và nguyên
liệu phụ. Công nghệ sản xuất sữa tươi được thực hiện qua các bước sau:
1. Phối trộn:
Sữa tươi, sữa bột sau khi nhập về được trộn với đường và các nguyên liệu phụ.
2. Thanh trùng:
Sữa được thanh trùng 95oC trong 1 phút.
3. Hoàn nguyên (Đồng hoá):
Sau khi thanh trùng sữa được đưa vào đồng hoá. Quá trình đồng hoá sữa được
thực hiện trong máy đồng hoá tạo áp suất cao khoảng 200 bar ở 600C để phá vỡ các
hạt béo vào trong nguyên liệu và phân tán các chất khác nhau tạo thành hỗn hợp
đồng nhất.
4. Tiệt trùng:
Sau khi đồng hoá sữa được tiệt trùng ở 1150C.
5. Làm nguội:
Sữa được làm nguội rồi đưa vào bồn ổn định trong 1 – 2 giờ.

6. Chiết rót:
Sau khi ổn định sữa được chiết rót vô trùng vào các hộp giấy và đóng thùng,
lưu kho chờ tiêu thụ.

Nguyễn Văn Nhật

- 10 -

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Sữa bột, đường và
các nguyên liệu
phụ
Trộn

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Sữa tươi
Đường và nguyên
liệu phụ
Lọc
Trộn

Thanh trùng

Ủ trữ lạnh


Thanh trùng

Đồng hoá

Làm nguội
Cấy men
Ủ nhiệt

Làm lạnh

Bồn chứa

Rót vào hũ nhựa

Lưu kho và tiêu
thụ
Hình 1.3 Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua ăn

Nguyễn Văn Nhật

- 11 -

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

* Thuyết minh:

1. Phối trộn:
Sữa tươi, sữa bột sau khi nhập về được trộn với đường và các nguyên liệu phụ.
2. Thanh trùng:
Sữa được thanh trùng 900C trong 5 phút rồi vào máy đồng hoá.
3. Đồng hoá:
Quá trình đồng hoá sữa được thực hiện trong máy đồng hoá tạo áp suất cao
khoảng 200 bar, 600C để phá vỡ các hạt béo vào trong nguyên liệu và phân tán các
chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
4. Làm nguội:
Sữa được làm nguội đến nhiệt độ 430C thích hợp cho quá trình lên men.
5. Cấy men:
Sữa sau khi được hạ nhiệt xuống còn 43 oC (pH lúc này khoảng 4,4 – 4,5) cùng
với men từ bồn men được bơm vào bồn cấy men. Lượng men bơm vào chiếm 5%
tổng khối lượng sản phẩm.
6. Ủ nhiệt:
Ủ sữa ở 43oC trong 4 - 5 giờ. Quá trình ủ nhằm mục đích tạo đủ thời gian và
điều kiện thích hợp cho quá trình lên men chuyển hoá đường lactose thành axit
lactic.
7. Làm lạnh:
Làm lạnh sữa đến 15oC để hạn chế quá trình lên men.
8. Bồn chứa:
Sau khi làm lạnh sữa được chuyển sang bồn chứa để chuẩn bị đóng gói.
9. Chiết rót:
Cuộn nhựa được tiệt trùng ở 115 oC, đem dập khuôn và chuyển đến bồn rót.
Sữa chua được rót vào các hũ nhựa và dán nhãn (nhãn được tiệt trùng bằng tia hồng
ngoại), đóng thùng, lưu kho chờ tiêu thụ.

Nguyễn Văn Nhật

- 12 -


11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Sữa tươi, sữa bột,
đường, phụ gia
Phối trộn

Thanh trùng

Đồng hoá

Làm nguội
Cấy men
Ủ nhiệt
Hương liệu
Phối trộn

Làm lạnh

Đồng hóa 2

Tiệt trùng

Rót vào hộp giấy

Đóng thùng


Lưu kho và tiêu
thụ
Hình 1.4: Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua uống

Nguyễn Văn Nhật

- 13 -

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

* Thuyết minh:
1. Phối trộn:
Sữa tươi, sữa bột sau khi nhập về được trộn với đường và các nguyên liệu phụ.
2. Thanh trùng:
Sữa được thanh trùng 900C trong 5 phút rồi vào máy đồng hoá.
3. Đồng hoá:
Quá trình đồng hoá sữa được thực hiện trong máy đồng hoá tạo áp suất cao
khoảng 200 bar, 600C để phá vỡ các hạt béo vào trong nguyên liệu và phân tán các
chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
4. Làm nguội:
Sữa được làm nguội đến nhiệt độ 430C thích hợp cho quá trình lên men.
5. Cấy men:
Sữa sau khi được hạ nhiệt xuống còn 43 oC (pH lúc này khoảng 4,4 – 4,5) cùng
với men từ bồn men được bơm vào bồn cấy men. Lượng men bơm vào chiếm 5%

tổng khối lượng sản phẩm.
6. Ủ nhiệt:
Ủ nhiệt ở 43oC trong 4 -5 giờ. Ủ nhằm mục đích tạo đủ thời gian, tạo điều kiện
thích hợp cho quá trình lên men chuyển hoá đường lactose thành axit lactic.
7. Trộn hương liệu:
Sau khi lên men, sữa được trộn với hương liệu tạo mùi thơm như dâu, cam…
8. Làm lạnh:
Sữa được làm lạnh đến 15oC để hạn chế quá trình lên men.
9. Đồng hoá 2:
Sữa chua tiếp tục được đồng hoá ở 95oC, 200 bar.
10. Chiết rót:
Sau khi tiệt trùng, sữa được rót vào hộp giấy, đóng thùng lưu kho chờ tiêu thụ.

Nguyễn Văn Nhật

- 14 -

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Nước, bột sữa,
đường, bơ
Trộn nguyên liệu

Lọc túi

Đồng hóa


Thanh trùng

Làm nguội

Tháp cô

Bột whey

Bồn trữ rót

Chuẩn hóa
Rót hộp
Ghép nắp
In code, dán nhãn, đóng thùng, xếp palet

Lưu kho và tiêu thụ
Hình 1.5. Quy trình sản xuất sữa đặc

Nguyễn Văn Nhật

- 15 -

11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


* Thuyết minh:
Nguyên liệu để sản xuất sữa tươi gồm có sữa bột, sữa tươi, đường và nguyên
liệu phụ. Công nghệ sản xuất sữa tươi được thực hiện qua các bước sau:
1. Phối trộn:
Bột sữa, bơ sau khi nhập về được trộn với đường và nước.
2. Lọc:
Hỗn hợp sữa được lọc sạch cặn nhờ các túi lọc.
3. Đồng hoá:
Sau khi lọc sữa được đồng hoá ở 250 bar, 600C trong máy đồng hoá để phá vỡ
các hạt béo vào trong nguyên liệu và phân tán các chất khác nhau tạo thành hỗn hợp
đồng nhất.
4. Thanh trùng:
Sau khi đồng hoá, sữa được thanh trùng ở nhiệt độ khoảng 75 0C.
5. Tháp cô:
Sau khi làm nguội, sữa được đưa vào tháp cô cùng với bột whey. Trong bột
whey, thành phần chủ yếu là đường lactose (60-70%), hàm lượng protein khoảng
12-16% .
6. Bồn trữ:
Sau khi đã cô đặc, sữa được trữ trong bồn ổn định 1 – 2 giờ để chờ chiết rót.
7. Chuẩn hoá:
Trước khi rót vào hộp, sữa được chuẩn hoá các thành phần dinh dưỡng theo
yêu cầu.
8. Chiết rót, đóng hộp:
Chiết rót sữa vào các hộp thiếc đã được tiệt trùng, ghép nắp, in code, dán nhãn
lưu kho chờ tiêu thụ.

Nguyễn Văn Nhật

- 16 -


11BKTMT


Luận văn Thạc sĩ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

b) Công nghệ sản xuất mì ăn liền
Nước
Xử lý
làm sạch
KCS định lượng

Bột mỳ

Nước, hoá chất,
nguyên liệu phụ

Kiểm tra định lượng

Dung dịch Kansui

Phối chế nhào trộn

KCS

Mâm phân phối
Bột
thu
hồi


Cán thô
Tạo sợi
Cắt sợi mì

Phun sương
Hấp mì
Phun dịch
Cắt định lượng, định
hình sản phẩm
Dầu
Shortening

Chiên dầu

Li tâm tách dầu

Làm nguội, ráo dầu

Tách dầu
lẫn nước

Phân loại
Gói gia vị

Thả liệu
Đóng gói,
Đóng thùng

KCS


Kho

Hình 1.6. Quy trình công nghệ sản xuất mì ăn liền

Nguyễn Văn Nhật

- 17 -

11BKTMT


×