Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Điều tra lượng chất thải và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 76 trang )

Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... v
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài .............................................................................................. 2
3. Nội dung của đề tài .............................................................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN ........................ 3
1.1. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của Việt Nam ........................................3
1.2. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Vĩnh Phúc ............................... 6
1.2.1. Thực trạng về phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2008 -2013 .................. 6
1.2.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2013 -2020 ................................ 11
1.3. Tổng quan về chất thải chăn nuôi lợn ............................................................. 12
1.3.1. Lượng chất thải phát sinh ........................................................................13
1.3.2. Thành phần chất thải chăn nuôi lợn ........................................................ 13
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ MỘT SỐ TRANG
TRẠI NUÔI LỢN TẠI HUYỆN VĨNH TƢỜNG ................................................... 21
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Vĩnh Tƣờng ........................... 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 23
2.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội .............................................................................24
2.2. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của huyện Vĩnh Tƣờng ....................... 25
2.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn của huyện Vĩnh Tường ...................................25


2.2.2. Quy trình chăn nuôi lợn huyện Vĩnh Tường.............................................28
2.2.3. Quy trình chế biến các sản phẩm từ lợn của huyện Vĩnh Tường. ............30
2.2.4. Thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn của huyện Vĩnh Tường .......31
2.3. Kết quả điều tra hoạt động chăn nuôi lợn của huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh
Phúc. ...................................................................................................................... 32
2.4. Các nguồn chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn của huyện Vĩnh
Tƣờng ..................................................................................................................... 34
2.4.1. Chất thải rắn ............................................................................................ 34
2.4.2. Nước thải từ chăn nuôi lợn.......................................................................36
2.4.3. Khí thải phát sinh từ chăn nuôi lợn .......................................................... 37
i


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

2.4.4. Chất thải nguy hại .................................................................................... 40
2.4.5. Tiếng ồn ....................................................................................................40
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MỘT SỐ CƠ SỞ NUÔI LỢN
CỦA HUYỆN VĨNH TƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ,XỬ
LÝ PHÙ HỢP ...........................................................................................................41
3.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm của chất thải rắn trong chăn nuôi lợn ................... 41
3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc thải trong chăn nuôi lợn.......................... 1
3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải trong chăn nuôi lợn........................... 51
3.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm của chất thải nguy hại...........................................55
3.5. Đề xuất các biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải chăn nuôi lợn cho
huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................55
3.5.1. Các biện pháp quản lý, giảm thiểu chất thải phát sinh ............................ 56
3.5.2. Xử lý CTR bằng phương pháp ủ (VSV) .................................................... 57

3.5.3. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas.......................................58
3.5.4. Chăn nuôi lợn trên nền độn lót lên men vi sinh .......................................59
3.5.5. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng chế phẩm sinh học ........................... 60
3.5.6. Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng hồ sinh học .....................................61
3.5.7. Kết hợp xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi lợn trong hệ thống kinh
tế trang trại VAC ................................................................................................ 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 64
PHẦN PHỤ LỤC ......................................................................................................66

ii


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số lƣợng và sản phẩm chăn nuôi lợn năm 2012 tỉnh Vĩnh Phúc………

8

Bảng 1.2. Lƣợng chất thải chăn nuôi 1000 kg lợn trong 1 ngày…………..………

14

Bảng 1.3. Thành phần hóa học của phân lợn …………………………..…………

16


Bảng 1.4. Thành phần hóa học nƣớc tiểu lợn …………………………..………..

17

Bảng 1.5. Một số chỉ tiêu của nƣớc thải chăn nuôi lợn…………………………….

19

Bảng 2.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi lợn giai đoạn 2004- 2012 huyện
Vĩnh Tƣờng......................................................................................................

27

Bảng 2.2. Bố trí phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020 và định hƣớng 2030huyện
Vĩnh Tƣờng……………………………………………..…………………...

28

Bảng 2.3. Giá trị sản phẩm hàng hóa lợn bán ra của huyện Vĩnh Tƣờng …………….

28

Bảng 2.4 . Tổng hợp kết quả điều tra hoạt động nuôi lợn của huyện Vĩnh Tƣờng
năm 2013……………………………………………………..…………………….
Bảng 3.1. Vị trí các điểm lấy mẫu đất ……………………………………………..

35
44


Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lƣợng đất tại các cơ sở chăn nuôi lợn ………….. 44
Bảng 3.3. Vị trí các điểm lấy mẫu nƣớc thải ………................................................

46

Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải chăn nuôi lợn huyện Vĩnh
Tƣờng..……………………………………………………………….............

47

Bảng 3.5. Vị trí các điểm lấy mẫu không khí …………...........................................

52

Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lƣợng không khí tại các cơ sở chăn nuôi lợn…… 52

iii


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc…………………….……………...

22

Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc ………………


23

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình chăn nuôilợn nái huyện Vĩnh Tƣờng ………………

30

Hình 2.4. Sơ đồ quy trình chăn nuôilợn thịt huyện Vĩnh Tƣờng ………………

31

Hình 2.5. Sơ đồ quy trình giết mổ lợn huyện Vĩnh Tƣờng ………………………

32

Hình 3.1. Hàm lƣợng BOD5, COD tại các vị trí lấy mẫu nƣớc thải……………..

48

Hình 3.2. Hàm lƣợng TSS tại các vị trí lấy mẫu nƣớc thải ……………………....

49

Hình 3.3. Hàm lƣợng tổng N, tổng P tại các vị trí lấy mẫu nƣớc thải …………… 49
Hình 3.4. Hàm lƣợng Amoni tại các vị trí lấy mẫu nƣớc thải …………………… 50
Hình 3.5. Tổng coliform tại các vị trí lấy mẫu nƣớc thải ………………………... 51
Hình 3.6. Hàm lƣợng NH3 tại các vị trí lấy mẫu khí thải ………………………..

53


Hình 3.7. Hàm lƣợng H2S tại các vị trí lấy mẫu khí thải…………………………. 54
Hình 3.8. Hầm hình hộp, nắp composite ………………………………………… 58
Hình 3.9. Công trình composite hoàn chỉnh …………………………………….

iv

58


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATTP:

An toàn thực phẩm

BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

CTR:

Chất thải rắn

CTNH:

Chất thải nguy hại


HĐND

Hội đồng nhân dân

PTN:

Phòng thí nghiệm

QCVN:

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND:

Ủy ban nhân dân

VAC:

Vƣờn-Ao-Chuồng

VSV:

Vi sinh vật

XHCN:


Xã hội chủ nghĩa

XLNT:

Xử lý nƣớc thải

THCS:

Trung học cơ sở

PTTH:

Phổ thông trung học

WTO:

Tổ chức thƣơng mại thế giới

TTNT:

Thụ tinh nhân tạo

v


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, ô nhiễm môi trƣờng đã trở thành vấn đề bức xúc của nhiều địa
phƣơng trong tỉnh Vĩnh Phúc, nhất là vùng nông thôn. Với hàng trăm trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm, đƣợc trải đều trên khắp các địa phƣơng trong tỉnh cùng hàng ngàn hộ dân chăn nuôi
trong khu dân cƣ với quy mô nhỏ lẻ khác nhau khiến cho việc phòng ngừa ô nhiễm môi
trƣờng từ các khu chăn nuôi ở các địa phƣơng càng trở nên cần thiết và cấp bách. Nếu nhƣ
ngƣời dân đô thị luôn phải đối mặt với tình trạng tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì
ngƣời dân ở nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do thuốc trừ
sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi đƣợc tạo nên từ 3 loại: Chất
thải rắn (phân, thức ăn, xác gia súc, gia cầm chết); chất thải lỏng (nƣớc tiểu, nƣớc rửa
chuồng, nƣớc dùng để tắm gia súc); chất thải khí (CO2, NH3...) đều là những loại khí chính
gây ra ô nhiễm môi trƣờng [2].
Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnhVĩnh Phúc, những năm qua môi
trƣờng khu vực đô thị, nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh đã và đang phải đối mặt với
tình trạng ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ các mô hình kinh tế gắn liền với sản xuất, chế biến
nông sản và đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Việc xử lý rác thải ở những khu vực này
nhìn chung chƣa đảm bảo theo quy định, công nghệ xử lý chƣa triệt để, chủ yếu là chôn lấp
thông thƣờng hoặc để lộ thiên, tốn nhiều diện tích đất và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao.Đặc
biệt, nƣớc thải sinh hoạt chăn nuôi mới chỉ đƣợc xử lý sơ bộ và thải vào rãnh thoát nƣớc ra
các thủy vực. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Theo
kết quả quan trắc, nƣớc mặt ở các khu vực này bị ô nhiễm về chất hữu cơ, amoni, chất rắn lơ
lửng, tổng dầu mỡ, coliform. Ngoài ra, nồng độ một số chất khí vô cơ độc hại nhƣ CO, SO2,
NOx tuy chƣa vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép, nhƣng đang có chiều hƣớng tăng lên [14].Để
giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong
những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chƣơng trình, nghị quyết, cơ chế, chính
sách hỗ trợ bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Hỗ trợ cải tạo, xây dựng mới rãnh tiêu thoát nƣớc, xử lý
rác thải, đầu tƣ xây dựng bãi xử lý rác thải,trong đó xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải
từ chăn nuôi là một trong những biện pháp mang lại tác dụng to lớn đƣợc rất nhiều địa
phƣơng ở các huyện có ngành chăn nuôi phát triển nhƣ: Tam Dƣơng; Tam Đảo; Bình

1


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

Xuyên; Sông Lô; Lập Thạch; Vĩnh Tƣờng …Vì vậy Vĩnh Phúc nói chung và huyện Vĩnh
Tƣờng nói riêng đang là một trong những địa phƣơng đi đầu giải quyết tình trạng ô nhiễm
môi trƣờng vùng nông thôn vốn là bài toán khó chƣa tìm đƣợc lời giải tại nhiều địa phƣơng
[15].
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc chọn và thực hiện đề tài: “Điều tra lượng chất thải và
đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện
Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm tìm hiểu thực trạng môi trƣờng tại các cơ sở chăn nuôi
lợn và đề ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
2. Mục đích của đề tài
Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng các loại chất thải phát sinh từ hoạt động chăn
nuôi lợn từ đó đƣa ra đƣợc các biện pháp quản lý và xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trƣờng, tận thu đƣợc chất thải để sử dụng cho các mục đích hữu ích khác giúp Vĩnh
Tƣờng trở thành huyện đi đầu trong việc phát triển chăn nuôi gắn liền với công tác bảo vệ
môi trƣờng.
3. Nội dung của đề tài
- Điều tra về số lƣợng và quy mô của các trang trại nuôi lợn trên địa bàn huyện Vĩnh
Tƣờng;
- Điều tra số lƣợng lợn chăn nuôi trung bình mỗi năm và khối lƣợng các sản phẩm
đƣợc trung bình mỗi năm của các trang trại nuôi lợn;
- Điều tra về khối lƣợng của các loại chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi lợn trên
địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng;
- Phân loại các loại chất thải phát sinh phát sinh từ việc chăn nuôi lợn;
- Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải từ hoạt động của các trang trại nuôi lợn;

- Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả đối với các loại chất thải phát sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề môi trƣờng liên quan tới các cơ sở chăn nuôi
lợn trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
+ Lƣợng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn
+ Các vấn đề môi trƣờng liên quan tới các cơ sở chăn nuôi lợn.
2


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích hệ thống tư liệu: thu thập các tài liệu
từ giáo trình, báo chí, mạng internet, các bài báo cáo. Từ đó, phân tích, tổng hợp lý thuyết có
liên quan tới chăn nuôi lợn.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn huyện Vĩnh
Tƣờng để tìm hiểu số lƣợng lợn cũng nhƣ khảo sát thực trạng môi trƣờng tại các cơ sở chăn
nuôi lợn bằng hệ thống các câu hỏi phỏng vấn để có những nhận xét, đánh giá khách
quan, chính xác về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh các cơ sở chăn nuôi lợn.
- Phương pháp khảo sát và lấy mẫu hiện trường: Phƣơng pháp khảo sát lấy mẫu hiện
trƣờngnhằm xác định các vị trí đo đạc và lấy mẫu môi trƣờng phục vụ cho việc phân tích
đánh giá hiện trạng môi trƣờng khu vực nghiên cứu, bao gồm:
+ Khảo sát vị trí địa lý khu vực nghiên cứu;
+ Lấy và phân tích mẫu không khí
+ Lấy và phân tích mẫu nƣớc
+ Lấy và phân tích môi trƣờng đất
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Xây dựng các cơ sở lý luận và thực tiễn ban đầu về đánh giáhiện trạng các cơ sở
chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn cao nhằm giải
quyết các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do các cơ sở chăn nuôi lợn gây ra.
- Với các đề xuất, giải pháp quản lý và xử lý các cơ sở chăn nuôi lợn gây ô nhiễm
môi trƣờng góp phần thúc đẩy sự tham gia của nhà quản lý, ngƣời dân và các chủ trang trại
vì mục tiêu cải thiện môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng.
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN
1.1. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của Việt Nam
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ lâu đời. Theo một số tài liệu của khảo cổ học, nghề
chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ thời đồ đá mới, cách đây khoảng 1 vạn năm. Từ khi, con
ngƣời biết sử dụng công cụ lao động là đồ đá, họ đã săn bắn, hái lƣợm và bắt đƣợc nhiều thú
rừng, trong đó có nhiều lợn rừng. Khi đó, họ bắt đầu có ý thức trong việc tích trữ thực phẩm
3


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

và lƣơng thực cho những ngày không săn bắn và hái lƣợm đƣợc và họ đã giữ lại những con
vật đã săn bắt đƣợc và thuần dƣỡng chúng. Cũng từ đó nghề chăn nuôi lợn đã đƣợc hình
thành. Có nhiều tài liệu cho rằng nghề nuôi lợn và nghề trồng lúa nƣớc gắn liền với nhau và
phát triển theo văn hóa Việt. Theo các tài liệu của khảo cổ học và văn hóa cho rằng nghề
nuôi lợn và trồng lúa nƣớc phát triển vào những giai đoạn văn hóa Gò Mun và Đông Sơn,
đặc biệt vào thời kỳ các vua Hùng. Trải qua thời kỳ Bắc thuộc và dƣới ách đô hộ của phong
kiến phƣơng Bắc, đời sống của nhân dân ta rất khổ sở và ngành nông nghiệp nói chung và
chăn nuôi lợn nói riêng không phát triển đƣợc. Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, khi có trao
đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, chăn nuôi lợn đƣợc phát triển. Dân cƣ phía Bắc

đã nhập các giống lợn lang Trung Quốc vào nuôi tại các tỉnh miền Đông Bắc bộ. Tuy nhiên,
trong thời kỳ này trình độ chăn nuôi lợn vẫn còn rất thấp. Trong thời kỳ Pháp thuộc, khoảng
1925, Pháp bắt đầu cho nhập các giống lợn châu Âu vào nƣớc ta nhƣ giống lợn Yorkshire,
Berkshire và cho lai tạo với các giống lợn nội nƣớc ta nhƣ lợn Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Bồ Xụ.
Cùng với việc tăng nhanh về số lƣợng, chất lƣợng đàn lợn cũng không ngừng đƣợc cải thiện
[4]. Các phƣơng pháp nhân giống thuần chủng và các phép lai đƣợc thực hiện. Trong thời
gian từ 1960, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn cao sản thông qua sự giúp đỡ của các nƣớc
xã hội chủ nghĩa (XHCN) anh em. Có thể nói, chăn nuôi lợn đƣợc phát triển qua các giai
đoạn nhƣ sau:
- Giai đoạn từ 1960 – 1969: Giai đoạn khởi xƣớng các qui trình chăn nuôi lợn theo
hƣớng chăn nuôi công nghiệp
- Giai đoạn từ 1970 – 1980: Giai đoạn hình thành các nông trƣờng lợn giống quốc
doanh với các mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp, có đầu tƣ và hỗ trợ của các nƣớc trong
khối xã hội chủ nghĩa nhƣ Liên Xô cũ, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc và Cu Ba. Hệ thống nông
trƣờng quốc doanh đƣợc hình thành và Công ty giống lợn công nghiệp Trung ƣơng cũng
phát triển tốt và đảm đƣơng việc cung cấp các giống lợn theo hệ thống công tác giống 3 cấp
từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Tuy nhiên, trong những năm chuyển đổi kinh tế sự hỗ trợ
của nƣớc ngoài giảm, cộng thêm đó là tình hình dịch bệnh đã làm cho hệ thống các nông
trƣờng giống lợn dần dần tan rã hay chuyển đổi từ sở hữu nhà nƣớc sang cổ phần hóa hay tƣ
nhân.

4


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

- Giai đoạn từ 1986 đến nay: Đây là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trƣờng sinh thái và nông nghiệp sản xuất hàng hóa

để tham gia thị trƣờng khu vực và tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Từ đó, các mô hình
chăn nuôi lợn đƣợc hình thành và phát triển ở các tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình
thức chăn nuôi lợn theo trang trại và doanh nghiệp tƣ nhân hình thành và phát triển mạnh.
Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp và công ty chăn nuôi lợn có vốn đầu tƣ 100% của nƣớc
ngoài. Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung này, trong những năm tới chăn nuôi
lợn nƣớc ta sẽ phát triển nhanh chóng, tuy nhiên hình thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ
lệ lớn, 96,4% ở các khu vực nông thôn (VNC, 2002). Cho đến nay, có thể nói nhiều doanh
nghiệp, công ty hay các Trung tâm giống lợn đã có khả năng sản xuất các giống lợn tốt đáp
ứng nhu cầu nuôi lợn cao nạc và phát triển chăn nuôi lợn ở các hình thức khác nhau trong cả
nƣớc. Điển hình là các cơ sở của thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở của Viện Chăn nuôi,
Viện Khoa học nông Nghiệp miền Nam và các Công ty sản xuất thức ăn có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài [4].
Tuy nhiên, việc quản lý con giống cũng là vấn đề nan giải và nhiều thách thức, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã ban hành nhiều văn bản về công tác quản lý
giống lợn trong cả nƣớc [2]. Hiện tƣợng các giống lợn kém chất lƣợng bán trên các thị
trƣờng nông thôn vẫn khá phổ biến, do vậy ngƣời chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc
gây dựng đàn lợn ban đầu. Vấn đề đặt ra là các địa phƣơng cần xây dựng các cơ sở giống lợn
của địa phƣơng mình để cung cấp giống lợn tốt cho nông dân. Công tác này, trong những
năm qua theo Chƣơng trình Khuyến nông, nhiều cơ sở sản xuất con giống bƣớc đầu đã đáp
ứng phần nào yêu cầu nông dân. Chăn nuôi lợn trong cả nƣớc đã có nhiều thành công đáng
kể nhƣ đàn lợn đã tăng tỷ lệ nạc từ 33,6% ở lợn nội lên 40,6% ở lợn lai (miền Bắc) và 34,5%
lợn nội lên 42% tỷ lệ nạc ở lợn lai (miền Nam). Đối với lợn lai 3 máu ngoại (Landrace x
Yorkshire) x Duroc tỷ lệ nạc trong nghiên cứu đạt 58-61%, trong đại trà sản xuất đạt 5256%. Năm 2001 cả nƣớc có 21.741 ngàn con lợn, sản xuất 1513 ngàn tấn thịt lợn hơi, xuất
khẩu 27,3 tấn thịt xẻ, chiếm 2,6% số thịt lợn sản xuất ra [4].

5


Luận văn thạc sĩ


Trịnh Văn Dũng

1.2. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.1. Thực trạng về phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2008 -2013
Tỉnh Vĩnh Phúc là vùng đồng bằng trung du và miền núi, thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.Tổng diện tích tự nhiên gần 1.300 km², dân số trên 1,1 triệu ngƣời; Vĩnh Phúc
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm; nhiệt độ trung bình hàng năm 23,2oC; có
đất đai, nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển
chăn nuôi.
Trong những năm qua Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân (HĐND), ủy ban nhân dân (UBND)
tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, huy động các nguồn vốn đầu tƣ phát
triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; do đó sản xuất nông, lâm
nghiệp thủy sản đạt đƣợc những kết quả quan trọng và tăng trƣởng khá cao. Giai đoạn 2006 –
2010 tốc độ tăng trƣởng nông, lâm và thủy sản đạt bình quân 5,7%/năm, góp phần phát triển
kinh tế, tạo việc làm, ổn định xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
tỉnh chuyển dịch mạnh, đúng hƣớng, tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt [15].
Năm 2008: Chăn nuôi: 43,02%.
Năm 2012: Chăn nuôi: 52,15%.
Trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, chăn nuôi đã khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt
quan trọng; là ngành có tốc độ tăng trƣởng cao (giai đoạn 2008 – 2013: giá trị sản xuất chăn
nuôi tăng bình quân 13,48%/năm). Năm 2013 là năm chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, tăng
trƣởng vẫn đạt 5,5%, góp phần quyết định tốc độ tăng trƣởng của ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản [15].
Trong những năm tới, ngành chăn nuôi của tỉnh sẽ đối mặt với những thách thức để phát triển
đó là: giá thành sản phẩm cao và cạnh tranh sản phẩm ngày càng gay gắt; yêu cầu về vệ sinh an toàn
thực phẩm ngày càng cao; dịch bệnh và rủi ro từ thiên tai ngày càng phức tạp; xử lý môi trƣờng ô
nhiễm từ chăn nuôi chƣa có phƣơng pháp hữu hiệu cho tất cả các vùng, các đối tƣợng nuôi. Những
thách thức đó sẽ cản trở phát triển chăn nuôi nếu không đƣợc quan tâm thỏa đáng. Mặc dù vậy, chăn
nuôi của tỉnh là ngành kinh tế đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển: thị trƣờng tiêu thụ sản
phẩm lớn ; kinh nghiệm và sự sáng tạo của ngƣời dân; diện tích đất tự nhiên 3 vùng sinh thái tạo sự đa

dạng trong phát triển sản xuất.

6


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

Xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của ngành chăn nuôi, để thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết 26 của Ban chấp hành (BCH) Trung ƣơng, Nghị quyết 03 của Ban chấp hành (BCH)
Đảng bộ Tỉnh về phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn, đạt mục tiêu phát triển Chăn nuôi
theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ 15 đó là “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi và thủy sản gắn với an toàn dịch bệnh; tăng giá
trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông
nghiệp”.Việc xây dựng Đề án “Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2013-2020” là rất cần thiết,
tạo cho chăn nuôi bƣớc phát triển mới, sản xuất hàng hóa, bền vững, tạo ra sản phẩm chủ lực
đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và góp phần xây dựng nông thôn mới.
1.2.1.1. Thực trạng chăn nuôi lợn
a. Số lượng và sản phẩm
Tổng đàn lợn của tỉnh có 480.108 con. Trong đó, đàn lợn nái sinh sản: 77.151 con
chiếm 16% tổng đàn lợn, lợn đực giống: 1.475 con, lợn thịt: 401.482 con. Sản lƣợng thịt hơi
xuất chuồng hơn 65.000 tấn, chiếm 68,3% tổng sản lƣợng thịt gia súc, gia cầm hơi xuất
chuồng (65.000 tấn/95.120 tấn)[6].
Giai đoạn trƣớc đây, đàn lợn đạt cao nhất năm 2006 là 555.038 con[5];trong giai đoạn
2010 – 2012 thì năm 2012 so với năm 2011 giảm 50.683 con; năm 2013 so với năm 2012
giảm 17.943 con. Tuy nhiên, do trọng lƣợng bình quân xuất chuồng tăng, nên sản lƣợng thịt
hơi xuất chuồng giai đoạn 2008-2013 tăng bình quân 1,6%/năm; năm 2012 tăng so với năm
2011 là 0,6 % (392 tấn); năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1,36 % (874 tấn) [5].
Bảng 1.1.Số lượng và sản phẩm chăn nuôi lợn năm 2012 tỉnh Vĩnh Phúc

Nhà
nƣớc

Chia theo loại hình kinh tế
Tập

Tƣ Cùng kỳ
thể
thể
nhân
(%)

480.108

3.419

2.519

473.595

575

96,40

Con

401.482

10


2.095

399.338

39

95,45

- Nái

"

77.151

3.191

407

73.027

526

101,52

- Đực giống

"

1.475


218

17

1.230

10

103,65

Tấn

65.008,5

35,9

280

64.690

2,6

101,366

Đơn vị
tính

Tổng
số


Đầu lợn
(không kể lợn sữa)

Con

- Thịt

Chỉ tiêu

Sản lƣợng thịt hơi
xuất chuồng

Nguồn: Cục thống kê tỉnh vĩnh phúc
7


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

b. Cơ cấu giống
+ Đàn lợn nái: Chiếm 16% tổng đàn, trong đó nái ngoại chiếm gần 10% tổng đàn nái,
số còn lại chủ yếu là nái lai 1/2 đến 7/8 máu ngoại.
+ Đàn lợn thịt: Trên 95% là lợn lai 3/4 đến 7/8 máu ngoại. Đã có lợn thịt 3 máu ngoại
đến 5 máu ngoại.
+ Đàn lợn đực giống:Chiếm 0,36% tổng đàn lợn, trong đó đực giống ngoại chiếm
95% tổng đàn lợn đực, các giống lợn đực ngoại dùng phối giống trực tiếp hiện nay chủ yếu
là lợn Landrace, một số là Yorkshie. Các giống lợn đực ngoại cao sản nhƣ: Pi4, Master16,
PiDu, Duroc đƣợc nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Vĩnh Phúc để sản xuất tinh cho lai tạo
đàn lợn của tỉnh bằng TTNT, hàng năm sản xuất từ 60 000 đến 70 000 liều tinh [5].

c. Qui mô, phương thức, thức ăn chăn nuôi lợn
+ Qui mô: Kết quả điều tra của tháng 7/2012 của Cục Thống kê về nông thôn, nông
nghiệp và thủy sản cụ thể: Tổng số hộ nuôi lợn là 68.716 hộ; trong đó hộ nuôi 1-2 con chiếm
47,35%, 3-5 con chiếm 21,42%; 6-9 con chiếm 9,4%; 10- 49 con chiếm 20,75%; trên 50 con
chiếm 1,08%.
- Lợn nái: Có 49 trang trại nuôi từ 20 con trở lên, trang trại có qui mô lớn nhất là: 1.235
con (trang trại ông Đặng Văn Phƣơng, xã Kim Long, Tam Dƣơng)
- Lợn thịt: Có 106 hộ nuôi từ 50-100 con/ lứa, từ trên 100 con đến dƣới 200 con/ lứa
có 43 hộ, từ trên 200 con đến 1000 con/ lứa có 25 hộ, trang trại; Đa số các trang trại tự sản
xuất con giống.
+ Phƣơng thức, thức ăn chăn nuôi: Đã có một số mô hình trang trại chăn nuôi lợn
sử dụng chuồng kín, có hệ thống làm mát, số lƣợng lợn lớn từ 500-1.000 con, sử dụng
100% thức ăn công nghiệp.
Chăn nuôi nhỏ lẻ (1-2 con/hộ) đang giảm dần, nhất là các xã vùng đồng bằng. Trên
90% sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn công nghiệp phối trộn phụ phẩm nông nghiệp
theo từng giai đoạn [6].
d. Vùng chăn nuôi:Đàn lợn đƣợc nuôi ở hầu hết các địa phƣơng trong tỉnh, chƣa hình
thành vùng. Đã có một số huyện nuôi lợn trọng điểm nhƣ: Vĩnh Tƣờng, Lập Thạch,Yên Lạc.
e. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật

8


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

- Lai tạo giống: gần 30% tổng đàn nái đƣợc phối giống bằng TTNT và sử dụng tinh
dịch lợn đực giống cao sản Pi4, Master 16.
- Chuồng trại: Một số trang trại nuôi lợn nái ngoại qui mô từ 100 nái trở lên và từ 200

lợn thịt trở lên áp dụng kỹ thuật nuôi chuồng kín có hệ thống làm mát tự động để chống
nóng, qui trình công nghiệp khép kín (nuôi lợn bố mẹ - lợn con - lợn thịt).
- Bảo vệ môi trƣờng: nhiều hộ chăn nuôi lợn đã xây dựng hầm Biogas để xử lý môi
trƣờng.
f. Cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi lợn
+ Các cơ sở sản xuất: Có 2 cơ sở thuộc Nhà nƣớc quản lý là Trung tâm giống vật nuôi
và Công ty chăn nuôi lợn giống ngoại Tam Đảo đƣợc đầu tƣ cơ sở, hạ tầng đáp ứng đƣợc
yêu cầu sản xuất.
+ Cơ sở hạ tầng chăn nuôi: Các trang trại, gia trại và chăn nuôi nông hộ chủ yếu do
các hộ tự đầu tƣ, xây dựng chắp vá, cơi nới tùy khả năng đầu tƣ theo từng năm. Không có
thiết kế, kiểu chuồng, thiết bị đồng bộ cho từng đối tƣợng vật nuôi.
g. Môi trường trong chăn nuôi lợn
Hàng năm có trên 1,5 triệu tấn chất thải từ đàn gia súc, gia cầm thải ra, nhƣng chỉ
khoảng 10-15% đƣợc xử lý bằng hầm Biogas ở những cơ sở chăn nuôi lợn trang trại, hộ gia
đình có qui mô đàn từ vài chục con trở lên, số còn lại đều xả trực tiếp ra môi trƣờng, đang
gây ô nhiễm nhiều vùng, ô nhiễm nguồn nƣớc. Nghiêm trọng hơn là nguồn làm phát sinh
dịch bệnh.
Theo kết quả điều tra, tổng hợp năm 2012 – 2013 của Sở Tài nguyên & Môi trƣờng,
trên địa bàn toàn tỉnh có 110.131 hộ chăn nuôi gia súc, số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp
vệ sinh là 43.000 hộ chiếm 39%, trong đó có khoảng 15.000 hộ có hệ thống xử lý chất thải
chăn nuôi bằng hầm Biogas, số hộ không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi chiếm trên
80%.
h. Chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
Sản phẩm chăn nuôi hiện nay chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và một phần xuất bán đi các
tỉnh khác (lợn, gia cầm, bò, trứng) thông qua các hộ tƣ thƣơng chuyên kinh doanh buôn bán
(228 hộ kinh doanh lớn, có phƣơng tiện vận chuyển bằng ô tô). Điều đó dẫn đến việc tiêu
thụ sản phẩm chăn nuôi của nông dân gặp nhiều khó khăn do quá phụ thuộc vào tƣ thƣơng.
9



Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

Toàn tỉnh có 1100 hộ hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm, phần lớn giết mổ tại nhà và
tiêu thụ thịt tại 57 chợ và các tụ điểm trong toàn tỉnh. Chƣa có cơ sở chế biến sản phẩm chăn
nuôi quy mô lớn, mới chỉ có một số cơ sở làm giò, chả, nem chua...
i. Kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh đối với chăn nuôi
Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên của cả nƣớc ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy: Nghị quyết số
03-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2006 về nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông
dân giai đoạn 2006 -2010, định hƣớng đến năm 2020. Trên cơ sở đó HĐND tỉnh đã ban hành
Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 về cơ chế khuyến khích phát triển giống vật
nuôi, cây trồng giai đoạn 2007-2010, Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 về hỗ
trợ đầu tƣ phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung giai đoạn 2007-2010. UBND tỉnh đã phê
duyệt một số dự án về hỗ trợ cải tạo giống bò, lợn và cải tạo nâng cấp trung tâm giống vật nuôi
của tỉnh và hỗ trợ đầu tƣ 37 khu chăn nuôi tập trung.
1.2.1.2. Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn
a) Tích cực:
+ Lợn lai, lợn ngoại chiếm tỷ lệ cao, do đó năng suất, sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng
tăng, một số giống mới cao sản đƣợc đƣa vào lai tạo cải tạo đàn lợn bằng tiến bộ kỹ thuật
TTNT.
+ Qui mô, phƣơng thức chăn nuôi theo hƣớng trang trại- công nghiệp tăng dần, giảm
chăn nuôi nhỏ lẻ.
+ Các chủ trang trại đã tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn và
kỹ thuật chăn nuôi.
+ Chăn nuôi lợnđã phát triển theo hƣớng trang trại-công nghiệp, qui mô lớn, tạo ra
khối lƣợng lớn sản phẩm hàng hóa. Đến hết năm 2013, đã có 349 trang trại chăn nuôi lợn đạt
tiêu chí (theo qui định của thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ
Nông nghiệp & PTNT, qui định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận trang trại). Tổng
thu từ sản xuất của trang trại chăn nuôi đạt cao nhất trong các loại trang trại nông-lâm-thủy

sản (bình quân 2,2 tỷ đồng/năm/trang trại).
+ Đã bƣớc đầu hình thành chăn nuôi chuyên con, tập trung theo vùng nhƣ chăn nuôi
lợn trang trại vùng bãi của huyện Vĩnh Tƣờng, Lập Thạch,Yên Lạc.

10


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

+ Tiến bộ kỹ thuật đã đƣợc áp dụng trong nhiều mô hình chăn nuôi lợn nhƣ sử dụng
giống mới, thức ăn công nghiệp, chuồng trại kín hạn chế ảnh hƣởng của thời tiết phù hợp với
từng con vật nuôi và có xu hƣớng nhân rộng.
- Hạn chế:
+ Giống lợn (lợn nái, đực giống) nhất là trong chăn nuôi nông hộ chất lƣợng còn thấp
do chƣa đƣợc chọn lọc, loại thải. Tỷ lệ lợn nái đƣợc phối giống bằng TTNT còn thấp.
+ Chăn nuôi lợn trang trại đã hình thành, nhƣng đầu tƣ còn thấp (xây dựng chuồng
trại, thiết bị,…), sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra từ các trang trại còn chiếm tỷ lệ rất thấp so
với tổng sản phẩm chăn nuôi.
+ Qui trình chăn nuôi chƣa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), an toàn
dịch bệnh (ATDB).
+ Vấn đề xử lý môi trƣờng, chất thải chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và chƣa có giải
pháp mang tính toàn diện và chiến lƣợc.
1.2.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2013 -2020[15]
+ Phát triển chăn nuôi lợn trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính trong sản xuất
nông nghiệp của tỉnh theo hƣớng công nghiệp, tập trung, chuyên môn hóa trên cơ sở ứng
dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, có năng xuất chất lƣợng cao, gắn bảo quản, chế biến với
thị trƣờng, bảo vệ môi trƣờng, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng của nhân dân trong
tỉnh và hƣớng tới xuất khẩu.

+ Tổ chức, cơ cấu lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn gắn với thị trƣờng, bảo đảm an toàn
dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trƣờng. Quản lý chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm, ngành
hàng, truy xuất đƣợc nguồn gốc, nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và vệ sinh an
toàn thực phẩm.
+ Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi những con có lợi thế và tăng giá trị gia
tăng nhƣ lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt trên cơ sở qui hoạch chăn nuôi phát triển theo vùng, xã
trọng điểm gắn với qui hoạch xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn.
+ Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp từng giai đoạn đề khuyến khích
các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển chăn nuôi lợn theo hƣớng tăng dần quy mô, từng bƣớc
chuyển dần sang phƣơng thức nuôi trang trại quy mô lớn, công nghiệp, bán công
11


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

nghiệp.Khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ phát triển chăn nuôi có quy mô vừa và lớn theo hƣớng trang trại –
công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm.Từng bƣớc áp dụng công nghệ
tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lƣợng sản phẩm.Hỗ trợ nâng cao hiệu
quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trƣờng, an toàn vệ sinh thực phẩm,
đảm bảo duy trì tăng trƣởng bền vững của chăn nuôi hàng năm.Phát triển chăn nuôi theo
hƣớng tăng số lƣợng đầu con hợp lý, ƣu tiên phát triển những con có tiềm năng tạo ra sản
phẩm hàng hóa chủ lực của chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là lợn, gà, bò sữa, bò thịt.
+ Hỗ trợ xử lý môi trƣờng chăn nuôilợn tất cả các hộ chăn nuôi lợn khi đầu tƣ kinh
phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đều đƣợc ƣu tiên vay vốn từ Quỹ Môi
trƣờng của tỉnh.Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ
20 triệu đồng, tƣơng ứng 20% tiền xây dựng hệ thống xử lý chất thải bao gồm:Xử lý chất thải lỏng
bằng hệ thống bể lọc có sục khí, bể lắng và ao chứa trƣớc khi xả vào môi trƣờng; Xử lý chất thải

rắn: xây dựng bể ủ và ủ phân bằng men vi sinh để sử dụng làm phân bón; Hộ chăn nuôi lợn nhỏ
hơn quy mô trên, khi xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải đƣợc hỗ trợ theo Nghị quyết
27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trƣờng nông
thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh.
1.3. Tổng quan về chất thải chăn nuôi lợn [3]
Chăn nuôi lợn đƣợc xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra một lƣợng
chất thải nhiều nhất ra môi trƣờng. Chất thải chăn nuôi lợn là một tập hợp phong phú bao
gồm các chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh trong quá trình chăn nuôi, lƣu trữ,
chế biến hay sử dụng chất thải.
Các chất thải chăn nuôi lợn đƣợc phát sinh chủ yếu từ:
- Chất thải của bản thân gia súc nhƣ phân, nƣớc tiểu, lông, vảy da và các phủ tạng loại
thải của gia súc...
- Nƣớc thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và thiết bị chăn
nuôi, nƣớc làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi…
- Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong quá trình chăn nuôi.
- Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết.
- Bùn lắng từ các mƣơng dẫn, hố chứa hay lƣu trữ và chế biến hay xử lý chất thải.

12


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

Chất thải chăn nuôi lợn chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi
trƣờng,làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát triển của gia súc và sức khỏe của conngƣời.
Vì vậy, việc hiểu rõ thành phần và các tính chất của chất thải chăn nuôi nhằm có biện pháp
quản lý và xử lý thích hợp, khống chế ô nhiễm, tận dụng nguồn chất thải giàuhữu cơ vào
mục đích kinh tế là một việc làm cần thiết.

1.3.1. Lượng chất thảiphát sinh
Hàng ngày, gia súc thải ra một lƣợng phân và nƣớc tiểu rất lớn. Khốilƣợng phân và
nƣớc tiểu đƣợc thải ra có thể chiếm từ 1,5 – 6% khối lƣợng cơ thể gia súc.Các chất thải này
chứa hàm lƣợng cao các chất ô nhiễm. Theo Nguyễn Thị Hoa Lý,1994,các chỉ tiêu ô nhiễm
trong chất thải của gia súc đều cao hơn của ngƣời theo tỉ lệ tƣơng ứngBOD5 là 5:1, Ntổng là
7:1, TS là 10:1,…Khối lƣợng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn
phát triển,khẩu phần thức ăn và thể trọng gia súc. Riêng đối với gia súc, lƣợng phân vànƣớc
tiểu tăng nhanh theo quá trình tăng thể trọng. Nếu tính trung bình theo khối cơ thể thìlƣợng
phân thải ra mỗi ngày của vật nuôi rất cao, nhất là đối với gia súc cao sản.
Ngoài phân và nƣớc tiểu, lƣợng thức ăn thừa, ổ lót, xác súc vật chết, các vật
dụngchăm sóc, nƣớc tắm gia súc và vệ sinh chuồng nuôi cũng đóng góp đáng kể làm tăng
khốilƣợng chất thải. Đây là nguồn ô nhiễm và lan truyền dịch bệnh rất nguy hiểm, vì vậy
chúngcần đƣợc xử lý thích hợp trƣớc khi trả lại cho môi trƣờng.
Bảng 1.2. Lượng chất thải chăn nuôi 1000 kg lợn trong 1 ngày [3]
Chỉ tiêu

Khối lƣợng (kg)

Tổng lƣợng phân

84

Tổng lƣợng nƣớc tiểu

39

TS

11


BOD5

3,1

NH4 – N

0,29

SS

0,027

1.3.2. Thành phần chất thải chăn nuôi lợn
1.3.2.1. Phân

13


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

Phân là sản phẩm loại thải của quá trình tiêu hoá của gia súc bị bài tiết rangoài qua
đƣờng tiêu hóa. Chính vì vậy phân gia súc là sản phẩm dinh dƣỡng tốt cho câytrồng hay các
loại sinh vật khác nhƣ cá, giun,... Do thành phần giàu chất hữu cơ của phânnên chúng rất dễ
bị phân hủy thành các sản phẩm độc, khi phát tán vào môi trƣờng có thểgây ô nhiễm cho vật
nuôi, cho con ngƣời và các sinh vật khác. Thành phần hoá học củaphân bao gồm:
- Các chất hữu cơ gồm các chất protein, carbonhydrate, chất béo và các sản phẩmtrao
đổi của chúng.
- Các chất vô cơ bao gồm các hợp chất khoáng (đa lƣợng, vi lƣợng).

- Nƣớc: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65 – 80% khối lƣợng của
phân.Do hàm lƣợng nƣớc cao, giàu chất hữu cơ cho nên phân là môi trƣờng tốt cho các vi
sinhvật phát triển nhanh chóng và phân hủy các chât hữu cơ tạo nên các sản phẩm có thể
gâyđộc cho môi trƣờng.
- Dƣ lƣợng của thức ăn bổ sung cho gia súc, gồm các thuốc kích thích tăng trƣởng,các
hormone hay dƣ lƣợng kháng sinh…
- Các men tiêu hóa của bản thân gia súc, chủ yếu là các men tiêu hóa sau khi sử
dụngbị mất hoạt tính và đƣợc thải ra ngoài…
- Các mô và chất nhờn tróc ra từ niêm mạc đƣờng tiêu hoá .
- Các thành phần tạp từ môi trƣờng thâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế
biếnthức ăn hay quá trình nuôi dƣỡng gia súc (cát, bụi,…).
- Các yếu tố gây bệnh nhƣ các vi khuẩn hay ký sinh trùng bị nhiễm trong đƣờng
tiêuhoá gia súc hay trong thức ăn.
Thành phần của phân có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dƣỡng của gia súc: Thƣờng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn của gia súc thấp nên
một phần lớn chất dinhdƣỡng trong thức ăn bị thải ra ngoài theo phân và nƣớc tiểu. Khi thay
đổi khẩu phần, thànhphần và tính chất của phân cũng sẽ thay đổi. Đây chính là cơ sở để ngăn
ngừa ô nhiễm từchăn nuôi thông qua việc điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng, tăng cƣờng quá
trình tích lũytrong các sản phẩm chăn nuôi, giảm bài tiết qua phân.
- Loài và giai đoạn phát triển của gia súc: Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của gia
súc mà nhu cầu dinh dƣỡng và sựhấp thu thức ăn có sự khác nhau. Gia súc càng lớn hệ số

14


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

tiêu hoá càng thấp và lƣợng thứcăn bị thải ra trong phân càng lớn. Vì vậy thành phần và khối

lƣợng của phân cũng khácnhau ở các giai đoạn phát triển của gia súc.
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của phân lợn * [3]
Đặc tính

Đơn vị

Giá trị

Vật chất khô

g/kg

213 - 342

NH4 – N

g/kg

0,66 – 0,76

N tổng

g/kg

7,99 – 9,32

Tro

g/kg


32,5 – 93,3

Chất xơ

g/kg

151 - 261

Carbonat

g/kg

0,23 – 0,41

Các axit mạch ngắn

g/kg

3,83 – 4,47
6,47 – 6,95

pH
* Đối với lợn có khối lượng từ 70 –100 kg

Trong thời kỳ tăng trƣởng, nhu cầu dinh dƣỡng của vật nuôi lớn và khả năng đồnghoá
thức ăn của con vật cao nên khối lƣợng các chất bị thải ra ngoài ít và ngƣợc lại, khi giasúc
trƣởng thành thì nhu cầu dinh dƣỡng giảm, khả năng đồng hoá thức ăn của con vật thấpnên
chất thải sinh ra nhiều hơn, đặc biệt là các gia súc sinh sản, gia súc lấy sữa hay lấy thịt.
Trong các hệ thống chuồng trại, phân gia súc nói chung thƣờng tồn tại cảở dạng phân
lỏng hay trung gian giữa lỏng và rắn hay tƣơng đối rắn. Chúng chứa các chấtdinh dƣỡng, đặc

biệt là các hợp chất giàu nito và phospho, là nguồn cung cấp thức ănphong phú cho cây
trồng và làm tăng độ màu mỡ của đất. Vì vậy, trong thực tế thƣờng dùngphân để bón cho
cây trồng, vừa tận dụng đƣợc nguồn dinh dƣỡng, vừa làm giảm lƣợng chấtthải phát tán trong
môi trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Theo nghiên cứu của TrƣơngThanh Cảnh
(1997, 1998), hàm lƣợng N tổng số trong phân lợn chiếm từ 7,99 – 9,32g/kgphân. Đây là
nguồn dinh dƣỡng có giá trị, cây trồng dễ hấp thụ và góp phần cải tạo đất nếu nhƣphân gia
súc đƣợc sử dụng hợp lý.
- Trong phân còn chứa nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng kể cả có lợi và có hại.
Trongđó, các vi khuẩn thuộc loại Enterobacteriacea chiếm đa số với các loài điển hình nhƣ
E.coli,Samonella, Shigella, Proteus,… Kết quả phân tích của Viện Vệ sinh – Y tế công cộng
TP. HồChí Minh năm 2001, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại từ 5 – 15 ngày trong phân
và đất.Đáng lƣu ý nhất là virus gây bệnh viêm gan Rheovirus, Adenovirus. Cũng theo số liệu
15


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

của việnnày cho biết, trong 1 kg phân có thể chứa 2.100 – 5.000 trứng giun sán, chủ yếu là
Ascarisium(chiếm 39 – 83%), Oesophagostomum (chiếm 60 – 68,7%) và Trichocephalus
(chiếm 47 –
58,3%). Điều kiện thuận lợi cho mỗi loại tồn tại phát triển và gây hại phụ thuộc vào nhiều
yếu tố:quá trình thu gom, lƣu trữ và sử dụng phân, các điều kiện môi trƣờng nhƣ độ ẩm
không khí, nhiệtđộ, ánh sáng, kết cấu của đất, thành phần các chất trong phân …
1.3.2.2. Nước tiểu
Nƣớc tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật, chứa đựng nhiều độc tố, là
sảnphẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phát tán vào môi trƣờng có thể chuyển
hoáthành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con ngƣời và môi trƣờng.
Bảng 1.4. Thành phần hóa học nước tiểu lợn * [3]

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

pH

-

6,77 – 8,19

Vật chất khô

g/kg

30,9 – 35,9

NH4

g/kg

0,13 – 0,4

N tổng

g/kg

4,90 – 6,63


Tro

g/kg

8,5 – 16,3

Urê

g/kg

123 - 196

Carbonat

g/kg

0,11 – 0,19

* Đối với lợn có khối lượng từ 70 –100 kg
Thành phần chính của nƣớc tiểu là nƣớc, chiếm 99% khối lƣợng. Ngoài ra một
lƣợnglớn nitơ (chủ yếu dƣới dạng urê) và một số chất khoáng, các hormone, creatin, sắc tố,
axítmật và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của con vật...Trong tất cả các chất
có trong nƣớc tiểu, urê là chất chiếm tỷ lệ cao và dễ dàng bị visinh vật phân hủy trong điều
kiện có oxy tạo thành khí amoniac gây mùi khó chịu.Amoniac là một khí rất độc và thƣờng
đƣợc tạo ra rất nhiều từ ngay trong các hệ thốngchuồng trại, nơi lƣu trữ, chế biến và trong
giai đọan sử dụng chất thải. Tuy nhiên nếu nƣớctiểu gia súc đƣợc sử dụng hợp lý hay bón
cho cây trồng thì chúng là nguồn cung cấp dinhdƣỡng giàu nitơ, photpho và các yếu tố khác

16



Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

ở dạng dễ hấp thu cho cây trồng.Thành phần nƣớc tiểu thay đổi tùy thuộc loại gia súc, tuổi,
chế độ dinhdƣỡng và điều kiện khí hậu.
1.3.2.3. Nước thải
Nƣớc thải chăn nuôi lợn là hỗn hợp bao gồm cả nƣớc tiểu, nƣớc tắm gia súc, rửa
chuồng.Nƣớc thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn bộ lƣợng phân đƣợc gia súc
thải ra. Nƣớc thải là dạng chất thải chiếm khối lƣợng lớn nhất trong chăn nuôi. Theokhảo sát
của Trƣơng Thanh Cảnh và các cộng tác viên (2006) trên gần 1.000 trại chăn nuôi heo
quimô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía Nam cho thấy hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều sử
dụngmột khối lƣợng lớn nƣớc cho gia súc. Cứ 1 kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra đƣợc
phathêm với từ 20 đến 49 kg nƣớc. Lƣợng nƣớc lớn này có nguồn gốc từ các hoạt động
tắmcho gia súc hay dùng để rửa chuồng nuôi hành ngày… Việc xử dụng nƣớc tắm cho gia
súchay rửa chuồng làm tăng lƣợng nƣớc thải đáng kể, gây khó khăn cho việc thu gom và xử
lýnƣớc thải sau này.
Thành phần của nƣớc thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng,
các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp chất chứa nitơ và photpho.
Nƣớc thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu
tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi
sinh vật rất cao. Chúng có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi
trƣờng đất, nƣớc và không khí.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải phụ thuộc vào thành phần của phân, nƣớc
tiểu gia súc, lƣợng thức ăn rơi vãi, mức độ và phƣơng thức thu gom (số lần thu gom, vệ sinh
chuồng trại và có hốt phân hay không hốt phân trƣớc khi rửa chuồng), lƣợng nƣớc dùng tắm
gia súc và vệ sinh chuồng trại…
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả (A. Kigirov, 1982; G. Rheiheinmer, 1985…)
trongphân, vi trùng gây bệnh đóng dấu Erysipelothris insidiosa có thể tồn tại 92 ngày,

Brucella74 – 108 ngày, Samonella 6 – 7 tháng, virus lở mồm long móng trong nƣớc thải là
100 –120 ngày. Riêng các loại vi trùng nha bào Bacillus antharacis có thể tồn tại đến 10
năm,Bacillus tetani có thể tồn tại 3 – 4 năm. Trứng giun sán với các loại điển hình
nhƣFasciola hepatica, Fasciola gigantica, Fasciola buski, Ascarisum, Oesphagostomum
sp,Trichocephalus dentatus có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 – 8 ngày và
17


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

tồntại 5 – 6 tháng. Các vi trùng tồn tại lâu trong nƣớc ở vùng nhiệt đới là Samonella typhi
vàSamonella paratyphi, E. Coli, Shigella, Vibrio comma, gây bệnh dịch tả. Một số loại
vikhuẩn có nguồn gốc từ nƣớc thải chăn nuôi lợn có thể tồn tại trong động vật nhuyễn thể
thuỷsinh, có thể gây bệnh cho con ngƣời khi ăn sống các loại sò, ốc hay các thức ăn nấu
chƣađƣợc chín kĩ.
Bảng 1.5. Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn [3]
Chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ

Độ đục

NTU

350 - 870


Độ màu

Pt-Co

420 - 550

BOD5

mg/l

3500 - 9800

COD

mg/l

5000 - 12000

SS

mg/l

680 - 1200

P tổng

mg/l

36 - 72


N tổng

mg/l

220 - 460

Dầu mỡ

mg/l

5 - 58

1.3.2.4. Xác gia súc chết
Xác gia súc chết là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi. Thƣờng các gia súc, gia
cầm chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên chúng là một nguồn phát sinh ô nhiễm nguy
hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Xác gia súc chết có thể bị phân hủy tạo nên các sản phẩm
độc. Các mầm bệnh và độc tố có thể đƣợc lƣu giữ trong đất trong thời gian dài hay lan
truyền trong môi trƣờng nƣớc và không khí, gây nguy hiểm cho ngƣời, vận nuôi và khu hệ
sinh vật trên cạn hay dƣới nƣớc. Gia súc chết có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc
xử lý phải đƣợc tiến hành nghiêm túc. Gia súc bị bệnh hay chết do bị bệnh phải đƣợc thiêu
hủy hay chôn lấp theo các quy định về thú y. Chuồng nuôi gia súc bị bệnh, chết phải đƣợc
khử trùng bằng vôi hay hóa chất chuyên dùng trƣớc khi dùng để nuôi tiếp gia súc. Trong
điều kiện chăn nuôi phân tán, nhiều hộ gia đình vứt xác chết vật nuôi bị chết do bị dịch ra hồ
ao, cống rãnh, kênh mƣơng… đây là nguồn phát tán dịch bệnh rất nguy hiểm.
18


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng


1.3.2.5. Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác
Trong các chuồng trại chăn nuôi, ngƣời chăn nuôi thƣờng dùng rơm, rạ hay các chất
độn khác,… để lót chuồng. Sau một thời gian sử dụng, những vật liệu này sẽ đƣợc thải bỏ đi.
Loại chất thải này tuy chiếm khối lƣợng không lớn, nhƣng chúng cũng là một nguồn gây ô
nhiễm quan trọng, do phân, nƣớc tiểu các mầm bệnh có thể bám theo chúng. Vì vậy, chúng
cũng phải đƣợc thu gom và xử lý hợp vệ sinh, không đƣợc vứt bỏ ngoài môi trƣờng tạo điều
kiện cho chất thải và mầm bệnh phát tán vào môi trƣờng.
Ngoài ra, thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm, vì thức ăn chứa
nhiều chất dinh dƣỡng dễ bị phân hủy trong môi trƣờng tự nhiên. Khi chúng bị phân hủy sẽ
tạo ra các chất kể cả chất gây mùi hôi, gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh, ảnh hƣởng đến
sự sinh trƣởng, phát triển của gia súc và sức khỏe con ngƣời.
1.3.2.6. Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y
Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ nhƣ bao bì, kim tiêm, chai lọ đựng thức
ăn, thuốc thú y,… cũng là một nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm môi trƣờng. Đặc biệt các
bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bì đựng thuốc có thể xếp vào các chất thải nguy hại
cần phải có biện pháp xử lý nhƣ chất thải nguy hại.
1.3.2.7. Khí thải
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất, có tới trên 170 chất
khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, NO, H2S,
indol, schatol mecaptan…và hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi
có thể gây độc cho gia súc, cho con ngƣời và môi trƣờng.
Ở những khu vực chăn nuôi có chuồng trại thông thóang kém thƣờng dễ tạo ra các
khí độc ảnh hƣởng trực tiếp, gây các bệnh nghề nghiệp cho công nhân chăn nuôi và ảnh
hƣởng tới sức khỏe của ngƣời dân xung quanh khu vực chăn nuôi. Trừ khi chất thải chăn
nuôi đƣợc thu gom sớm, lữu trữ và xử lý hợp quy cách, ở điều kiện bình thƣờng, các chất bài
tiết từ gia súc , gia cầm nhƣ phân và nƣớc tiểu nhanh chóng bị phân giải tạo ra hàng lọat chất
khí có khả năng gây độc cho ngƣời và vật nuôi nhất là các bệnh về đƣờng hô hấp, bệnh về
mắt, tổn thƣơng các niêm mạc, gây ngạt thở, xẩy thai và ở trƣờng hợp nặng có thể gây tử
vong.

1.3.2.8. Tiếng ồn
19


Luận văn thạc sĩ

Trịnh Văn Dũng

Tiếng ồn trong chăn nuôi thƣờng gây nên bởi họat động của gia súc, gia cầm hay
tiếng ồn sinh ra từ họat động của các máy công cụ sử dụng trong chăn nuôi. Trong chăn
nuôi, tiếng ồn chỉ xảy ra ở một số thời điểm nhất định (thƣờng là ở thời gian cho gia súc, gia
cầm ăn). Tuy nhiên tiếng ồn từ gia súc gia cầm là những âm thanh chói tai, rất khó chịu, đặc
biệt là trong những khu chuồng kín. Ngƣời tiếp xúc với dạng tiếng ồn này kết hợp với bụi và
các khí độc ở nồng độ cao trong chuồng nuôi hay khu vực xung quanh rất dễ rơi vào tình
trạng căng thẳng dẫn tới ảnh hƣởng tới trạng thái tâm lý, sức khỏe và sức đề kháng với bệnh
tật. Ngoài ra tiếng ồn quá lớn còn có thể gây nên hiện tựơng điếc tạm thời hay mất hẳn thính
giác sau một thời gian dài tiếp súc với tiếng ồn có cƣờng độ ồn vƣợt quá 85 dB.

20


×