Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn có PHÂN LOẠI tại NGUỒN và xây DỰNG mô HÌNH THU GOM hợp lý CHO đô THỊ LOẠI i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------LÊ TRƯỜNG GIANG

LÊ TRƯỜNG GIANG

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÓ
PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM
HỢP LÝ CHO ĐÔ THỊ LOẠI I

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

KHOÁ 2009

Hà Nội - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn có phân loại
tại nguồn và xây dựng mụ hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I” là công trình
nghiên cứu khoa học của tôi và chưa được công bố ở bất kì tài liệu, tạp chí cũng
như tại các Hội nghị, Hội thảo nào. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và hết sức rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Viện KH&CNMT về luận văn của tôi.
Người cam đoan

Lê Trường Giang



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học, Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã cho tôi một môi
trường và điều kiện học tập tốt nhất.
Xin được trân trọng cảm ơn các thầy cô Viện Khoa học và Công nghệ Môi
trường đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm
học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Thị Ánh
Tuyết, người đã định hướng và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập
và làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ của các đơn vị thuộc Bộ TN&MT, Tổng
cục Môi trường, Viện Chiến lược chính sách và Tài nguyên môi trường,… đã nhiệt
tình giúp đỡ và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong thời gian thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2012

Lê Trường Giang


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT
NAM ………………………………………………………………………..

4

1.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam .......................................

4

1.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................

5

1.1.2. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại ..........................

6

1.1.3. Chất thải rắn y tế ..................................................................................

7

1.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn ……………………………………………..

9

1.2.1. Thu gom, lưu giữ và vận chuyền chất thái rắn …………………………………


9

1.2.2. Xử lý và quản lý chất thải rắn …………………………………………………….

10

1.3. Cơ sở khoa học về mô hình PLCTRTN …………………………………

14

1.3.1. Cơ sở khoa học về mô hình PLCTRTN ……………………………………

14

1.3.2. Cơ hội và lợi ích áp dụng PLCTRTN ..……………………………………

24

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÓ
PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN …………………………………………….

30

2.1. Giới thiệu một số mô hình quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn đã
và đang được triển khai ở Việt Nam ……………………………………..

30

2.1.1. Thành phố Hà Nội …………………………………………………………..


30

2.1.2. Thành phố Hồ Chí Minh …………………………………………………….

33

2.1.3. Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ………………………………………

34

2.1.4. Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ……………………………………..

37

2.1.5. Đà Nẵng ……………………………………………………………………….

38

2.2. Tiêu chí đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn có phân loại tại


nguồn ………………………………………………………………………….

39

2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn ………..

39


2.4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý
chất thải rắn có phân loại tại nguồn …………………………………………..

47

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN HỢP
LÝ CHO ĐÔ THỊ LOẠI I ……………………………………………………

52

3.1. Giới thiệu chung về đô thị loại I …………………………………………

52

3.1.1. Giới thiệu chung về đô thị loại I ……………………………………………

52

3.1.2. Mô hình quản lý chất thải rắn tại các đô thị loại I ở Việt Nam ………...

55

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị loại I ..

58

3.2. Đề xuất, xây dựng mô hình thu gom chất thải rắn hợp lý cho đô thị loại I

61


3.2.1. Phương án về tổ chức quản lý ………………………………………………

63

3.2.2. Các giải pháp duy trì và hoàn thiện mô hình thu gom, PLCTRTN ……

66

KẾT LUẬN ………………………………………………………………….

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………...

83

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM …

85

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÓ PHÂN
LOẠI TẠI NGUỒN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN …………………………..

88


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BỘ TN&MT
CTNH
CTR
CTRĐT
CTRNH
CTRSH
CTRYT
DVMTĐT
STN&MT
HTX
KCN
KTTĐ
PLCTRTN
PLRTN
QLCTR
QLTHCTR
TNHH MTV DVCI
URENCO (CTYMTĐT)
WEPA

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chất thải rắn đô thị
Chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn y tế
Dịch vụ Môi trường Đô thị
Sở Tài nguyên và Môi trường

Hợp tác xã
Khu công nghiệp
Kinh tế trọng điểm
Phân loại chất thải rắn tại nguồn
Phân loại rác tại nguồn
Quản lý chất thải rắn
Quản lý tổng hợp chất thải rắn
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ công ích
Công ty môi trường đô thị
Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 i 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng chất thải rắn phát sinh năm 2008

4

Bảng 1.2: Tổng hợp về khối lượng CTR công nghiệp phát sinh tại một số
tỉnh năm 2009

7


Bảng 1.3: Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009

8

Bảng 1.4: Hiện trạng một số công nghệ xử lý CTNH phố biển ở Việt Nam

11

Bảng 1.5: Quy hoạch khu xử lý CTR cấp vùng cho các vùng KTTĐ

13

Bảng 1.6: Thành phần CTRSH đô thị tại Việt Nam

15

Bảng 1.7: Thành phần CTRSH đô thị tại Việt Nam

25

Bảng 2.1: Giới thiệu về các địa bàn thí điểm dự án 3R Hà Nội

31

Bảng 2.2: Khái quát mô hình thí điểm PLCTRTN dự án 3R Hà Nội

31

Bảng 2.3: Thống kê dân số Quận 6


34

Bảng 2.4: Thống kê khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận 6

34

Bảng 2.5: Các hoạt động tuyên truyền khi thực hiện PLCTRTN ở Hà Nội

41

Bảng 2.6: Tổng hợp 1 số kết quả quản lý CTR có phân loại tại nguồn tại
43

các địa bàn đánh giá
Bảng 3.1: Tổng hợp một số thông tin diện tích, dân số các đô thị loại I ở
Việt Nam

54

Bảng 3.2: Tỷ lệ phát sinh CTR ở một số đô thị loại I ở Việt Nam

57

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 ii 

 



Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hiện trạng phát sinh CTR trong các vùng kinh tế của nước ta và

5

dự báo tình hình thời gian tới
Hình 1.2: Lượng CTR đô thị phát sinh qua các năm tại một số địa phương

5

Hình 1.3: CTR công nghiệp năm 2008 tại 6 vùng kinh tế

6

Hình 1.4: Gia tăng chất thải y tế của một số địa phương giai đoạn 20052009

8

Hình 1.5: Tình hình xử lý chất thải y tế của hệ thống cơ sở y tế các cấp

12

Hình 1.6: Sơ đồ cấu trúc PLCTRTN đối với tất cả các nguồn phát sinh

16


Hình 1.7: Quy trình vận chuyển CTR khu vực chợ

18

Hình 1.8: Phân loại, xử lý CTR Y Tế

20

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức thực hiện thí điểm PLCTRTN tại Quy Nhơn

38

Hình 2.2: Quy trình thu gom và vận chuyển CTRSH

38

Hình 2.3: Kế hoạch hoạt động của dự án 3R Hà Nội

40

Hình 2.4: Sơ đồ điểm thu gom tập kết 4 phường thí điểm dự án 3R Hà
41

Nội
Hình 3.1: Mô hình hệ thống quản lý CTR tại các đô thị loại I trực thuộc
TW

55

Hình 3.2: Mô hình hệ thống quản lý CTR tại đô thị loại I trực thuộc Tỉnh


55

Hình 3.3: Sơ đồ quy trình thu gom rác thải ở các đô thị loại I

56

Hình 3.4: Thang bậc quản lý chất thải

59
 

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 iii 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

PHẦN MỞ ĐẦU
Chất thải rắn phát sinh cùng các hoạt động kinh tế và phát triển. Sự gia tăng
chất thải rắn đã và đang là một tác nhân gây nên tình trạng ô nhiễm và suy giảm
chất lượng môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đời sống, sức khỏe con người và
đe dọa tính bền vững trong phát triển của nhân loại.
Ô nhiễm môi trường gia tăng đòi hỏi con người cần phải có những biện pháp
để hạn chế và cải thiện nó. Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
đã được ban hành theo “Quyết định số 2149/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn tới năm 2025
và Tầm nhìn tới năm 2050”. Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2025 là:
9

Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn nhằm cải thiện chất

lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát
triển bền vững đất nước.
9

Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn được xây dựng, theo đó chất

thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để
bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải
chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất
thải rắn nguy hại được quản lý và xử lý theo các phương thức phù hợp.
9

Nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn được nâng

cao, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở
hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn được thiết
lập.
Phân loại CTR tại nguồn là hướng đi tất yếu nếu chúng ta muốn giải quyết
triệt để vấn đề môi trường của chất thải rắn và tận dụng được tài nguyên “rác”. Ở
Việt Nam, trong khoảng một thập kỷ trở lại đây đã có không ít chương trình, dự án
quản lý chất thải rắn theo phương thức phân loại tại nguồn nhưng mới chỉ dừng lại
ở hình thức mô hình thí điểm tại một số ít phường của thành phố lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Kết quả thu được khá khả quan, nhận được sự
hợp tác của các bên liên quan, ý thức của cộng đồng về hoạt động và ý nghĩa của


Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 1 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

việc phân loại chất thải rắn tại nguồn đã được nâng cao, năng suất hoạt động tại các
cơ sở tái chế cũng đã được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại, hạn chế mà
một trong số đó là sự thiếu hụt các điểm tái chế chất thải rắn đã được phân loại. Do
vậy, mô hình này cần thời gian để tiếp tục thử nghiệm áp dụng, đánh giá và hoàn
thiện nhằm đạt được hiệu quả cao như mong đợi.
Thành phần chất thải rắn phát sinh tại các đô thị rất đa dạng với số lượng
không ngừng tăng lên. Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị còn nhiều
vấn đề đáng quan tâm và dường như chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện
nay. Đó là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến môi trường
cảnh quan và sức khoẻ cộng đồng. Nếu chúng ta không quan tâm tới vấn đề này
đúng mức thì đây sẽ là mối đe doạ lớn đối với tốc độ phát triển của khu vực đô thị
trong tương lai.
Các mô hình quản lý chất thải rắn hợp lý với điều kiện kinh tế, văn hóa – xã
hội của Việt Nam sẽ phần nào giúp giải quyết những vấn đề bức xúc trong việc xử
lý rác thải đặc biệt tại các đô thị, nơi nguồn chất thải rắn phát sinh là rất lớn. Xây
dựng một mô hình quản lý chất thải rắn chặt chẽ và có hiệu quả là một việc vô cùng
cần thiết, nhất là đối với một nước đang diễn ra quá trình đô thị hóa và công nghiệp
hóa mạnh mẽ như Việt Nam.
Với những lý do đó, học viên đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng

quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn và xây dựng mô hình thu gom hợp lý
cho đô thị loại I”.
Mục đích nghiên cứu:
- Tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn, hiện trạng phát sinh, thu gom và
xử lý chất thải rắn ở Việt Nam.
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn thông qua
một số các mô hình, dự án thí điểm PLCTRTN dựa trên một số tiêu chí.
- Đề xuất xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 2 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo trình, đề tài, báo cáo, số liệu thống kê đã được công bố về quản lý chất
thải rắn ở Việt Nam, cụ thể cho đô thị loại I.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý chất thải rắn.
- Các mô hình quản lý chất thải rắn áp dụng phân loại tại nguồn.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa tài liệu;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích, đánh giá (thống kê mô tả, so sánh, lập sơ đồ, bảng
biểu trực quan, đánh giá tổng hợp).
Luận văn gồm các nội dung sau:

Phần mở đầu
Chương I: Tổng quan về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Chương II: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
Chương III: Xây dựng mô hình thu gom CTR hợp lý cho đô thị loại I
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 3 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
1.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam
Quản lý chất thải rắn đang là một vấn đề khá bức xúc trong công tác bảo vệ
môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá mạnh mẽ của nước ta, với tốc độ tăng dân số khá cao, lượng chất thải cũng liên
tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường.
Bảng 1.1: Lượng chất thải rắn phát sinh năm 2008 [1]
Loại CTR

Đơn vị
tính


Lượng phát
sinh

CTR đô thị

tấn/năm

12.802.000

CTR công nghiệp

tấn/năm

4.786.000

CTR y tế

tấn/năm

179.000

CTR nông thôn

tấn/năm

9.078.000

CTR làng nghề


tấn/năm

1.023.000

Tổng cộng

tấn/năm

27.868.000

Phát sinh CTR sinh hoạt trung

kg/người/

1,45

bình tại khu vực đô thị

ngày

Phát sinh CTR sinh hoạt trung

kg/người/

bình tại khu vực nông thôn

0,4

ngày


So sánh với kết quả từ Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia về CTR năm
2004, có thể thấy trên phạm vi toàn quốc, đến năm 2008, lượng CTR phát sinh
trung bình đã tăng trên 150% và sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng CTR
phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là CTR đô thị và công nghiệp
vẫn sẽ là nguồn phát sinh CTR lớn nhất (Hình 1.1).

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 4 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

Hình 1.1: Hiện trạng phát sinh CTR trong các vùng kinh tế của nước ta
và dự báo tình hình thời gian tới [1]
1.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc năm 2008
vào khoảng 35.100 tấn/ngày, CTR sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 24.900
tấn/ngày. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm 60 – 70% tổng
lượng CTR đô thị (một số đô thị, tỷ lệ này có thể lên đến 90%). Kết quả nghiên cứu
về lượng phát sinh CTR ở các đô thị cho thấy, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát
sinh từ đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10 – 16% mỗi năm [1].
Theo báo cáo của các địa phương, lượng CTR sinh hoạt phát sinh hàng năm
tại các đô thị lớn như Tp. Hồ Chí Minh tăng khá nhanh, nhưng tại một số đô thị nhỏ
như Thái Nguyên,
Thái


Bình,

Nam

Định,... tăng không
nhiều do các đô thị
này có tốc độ đô thị
hóa

không

cao

(Hình 1.2).
Hình 1.2: Lượng CTR đô thị phát sinh qua các năm
tại một số địa phương [1]
Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 5 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

1.1.2. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại
Tính trên phạm vi toàn quốc, năm 2008, khối lượng CTR công nghiệp vào
khoảng 13.100 tấn/ngày. Theo thống kê CTR công nghiệp tập trung chủ yếu ở 2

vùng KTTĐ Bắc Bộ và phía Nam (Hình 1.3 và Bảng 1.2). Các ngành công nghiệp
nhẹ, hóa chất, luyện kim là các ngành phát sinh nhiều CTNH nhất.
CTR ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để, nhiều làng nghề xả
thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và tác
động xấu đến cảnh quan. Thống kê năm 2008 của Trung tâm Nghiên cứu và Quy
hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, cho thấy, tổng lượng CTR
nguy hại phát sinh từ các làng nghề trên toàn quốc vào khoảng 2.800 tấn/ngày.
Trong đó, các làng nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều CTNH nhất, đặc biệt là các
làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn CTR phát sinh bao gồm bavia, bụi
kim loại, phôi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1 – 7 tấn/ngày [1].

Hình 1.3: CTR công nghiệp năm 2008 tại 6 vùng kinh tế [1]

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 6 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

Bảng 1.2: Tổng hợp về khối lượng CTR công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh
năm 2009 [1]

1.1.3. Chất thải rắn y tế
Hiện nay, nước ta có 13.640 cơ sở khám chữa bệnh các loại với tổng số hơn
219.800 giường bệnh [1]. Tuy số lượng cơ sở khám chữa bệnh và lượng giường
bệnh là khá lớn nhưng tính bình quân, số giường bệnh trên 1 vạn dân đã giảm đi

theo thời gian. Nếu năm 1995, tỷ lệ này là 26,7 giường/1 vạn dân, đến năm 2008, tỷ
lệ này chỉ còn là 25,5 giường/1 vạn dân. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng và
đầu tư của ngành y tế không theo kịp sự phát triển chung của toàn xã hội.
Tổng lượng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300
tấn/ngày, trong đó có 40 – 50 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại phải xử lý. Đến năm
2008, tổng lượng CTR y tế phát sinh là hơn 490 tấn/ngày, trong đó có khoảng 60 –
70 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại phải xử lý.
Bộ Y tế hiện đang trực tiếp quản lý 41 cơ sở khám chữa bệnh với 15.340
giường bệnh. Các cơ sở khám chữa bệnh này phần lớn đã được đầu tư, áp dụng
công nghệ thiêu đốt chất thải tập trung hoặc lò đốt,…
Nếu chỉ tính riêng cho 19 bệnh viện tuyến Trung ương, khối lượng chất thải
y tế phát sinh vào khoảng 19,8 tấn/ngày, trong đó, khoảng 80,7% là CTR y tế thông
thường, 19,3% còn lại là chất thải y tế nguy hại.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 7 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

Bảng 1.3: Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009 [1]

Tuy nhiên, còn trên 13.400 cơ sở khám chữa bệnh do địa phương (cụ thể là
Sở Y tế) và các ngành khác quản lý, là nguồn phát sinh CTR y tế rất lớn. Với 373
cơ sở y tế ở tuyến tỉnh, lượng chất thải y tế phát sinh vào khoảng 24 tấn/ngày; 686
cơ sở y tế tuyến huyện phát sinh khoảng 16,3 tấn/ngày [1].


Hình 1.4: Gia tăng chất thải y tế của một số địa phương giai đoạn 2005-2009 [1]

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 8 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

1.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn
1.2.1. Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thái rắn
Công tác thu gom và vận chuyển CTR đô thị, CTR công nghiệp và y tế vẫn chưa đáp
ứng yêu cầu khi mà lượng CTR phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình
không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước mặt,
không khí, đốt, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển CTR ngày càng được chính quyền các địa
phương quan tâm nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và vận chuyển CTR
cả về nhân lực và vật lực chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu.
Bên cạnh đó, do nhận thức chưa cao của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường nên
hiện tượng đổ rác bừa bãi còn diễn ra rất phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn tại
các khu vực nội thị. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn
và chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc thu nhặt và phân loại các phế thải có khả năng tái chế,
hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện.
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng từ 65% (năm 2003)
lên 72% (năm 2004) và lên đến 80 - 82% năm 2008. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu
gom đạt trung bình 40 - 55% (năm 2003, con số này chỉ là 20%). Theo thống kê, hiện có

khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ
thu gom rác thải tự quản.
Công tác thu gom và lưu chứa CTR công nghiệp, CTNH hầu như không được quan
tâm tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Các đơn vị sản xuất lớn, vấn đề thu gom và xử lý chất
thải đã bước đầu nhận được sự quan tâm nhưng chưa được chú trọng. Tuy vậy, thời gian
qua, với chủ trương xã hội hóa, công tác thu gom vận chuyển CTR công nghiệp đang phát
triển khá mạnh.
Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ Y
tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ tập trung sau đó được xử
lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối vói
các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 9 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý, công tác
thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác phân loại và
lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường, chất thải y tế nguy hại,...).
Báo cáo Tình hình thực hiện công tác BVMT ngành y tế của Cục Quản lý Môi
trường y tế tại Hội nghị Môi trường toàn quốc năm 2010 đã xác định tỷ lệ bệnh viện có thực
hiện phân loại, thu gom CTR y tế hàng ngày là 95,6%; 100% bệnh viện tuyến trung ương xử
lý CTR theo hình thức thuê Công ty Môi trường đô thị gom để đốt tập trung hoặc đốt tại cơ
sở y tế bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn; 73,5% bệnh viện tuyến tỉnh và huyện xử lý CTR y tế bằng

lò đốt tại bệnh viện hoặc thuê Công ty môi trường đô thị xử lý.
1.2.2. Xử lý và quản lý chất thải rắn
Công nghệ xử lý CTR còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu
trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính thuyết phục và công
nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa thu được nhiều sự
ủng hộ của người dân địa phương. Các công trình xử lý CTR phân tán theo đơn vị hành
chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng
phí đất,...
Công tác xử lý CTR đô thị hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình
là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, mỗi đô thị có từ 4 - 5 bài chôn lấp và
xử lý). Trong đó, có tới 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải
không hợp vệ sinh. Thống kê, hiện toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung
đang vận hành nhưng chỉ 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh (tập trung ở
các thành phố lớn). Các bãi thải còn lại, CTR phần lớn được chôn lấp rất sơ sài [1].
Theo thống kê, hầu hết các Công ty môi trường đô thị đều chưa có khả năng
xử lý CTR công nghiệp, đặc biệt là CTNH phát sinh trên địa bàn. Do vậy các công
ty môi trường mới chỉ thu gom, vận chuyển được CTR sinh hoạt phát sinh trong các
cơ sở sản xuất, các KCN hoặc thu gom CTR công nghiệp lẫn với CTR sinh hoạt và
đưa tới khu xử lý, bãi chôn lấp chung của đô thị. Theo thông tin được cung cấp từ
URENCO Hà Nội hiện cũng mới có 3 lò đốt CTR (công nghiệp và CTNH) đặt tại
khu liên hiệp xử lý CTR tại Nam Sơn (Sóc Sơn) (chuyên xử lý CTR công nghiệp

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 10 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn

và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

với công suất 200 kg/giờ), cầu Diễn (chuyên xử lý CTR y tế vói công suất 120
kg/giờ) và tỉnh Hưng Yên (chuyên xử lý CTR công nghiệp vói công suất 1.000
kg/giờ). Trong thời gian tới URENCO đang đầu tư thêm 1 dây chuyền xử lý CTNH
bằng công nghệ sinh học, hóa học và hóa lý. Đây là một tiến bộ lớn trong hoạt động
đưa các công nghệ xử lý ô nhiễm vào thực tiễn.
Tính đến tháng 10/2010, TCMT đã cấp phép hành nghề xử lý, tiêu hủy
CTNH liên tỉnh cho 36 cơ sở (chưa kể các cơ sở do các sở TN&MT địa phương cấp
phép). 
Bảng 1.4: Hiện trạng một số công nghệ xử lý CTNH phố biển ở Việt Nam [1]
Số cơ sở
áp dụng

Số hệ thống
công nghệ

Lò đốt tĩnh 2 cấp

21

26

50-200kg/giờ

Đồng xử lý trong lò nung xi măng

2

2


30 tấn/giờ

Chôn lấp

2

3

15.000 m3

Công nghệ hóa rắn (bê tông hóa)

17

17

1 -5 m3/ giờ

Công nghệ xử lý, tái chế dầu thải

13

14

3-5 tấn/ngày

Xử lý bóng đèn thải

8


8

200 kg/ngày

Xử lý chất thải điện tử

4

4

0,3-5 tấn/ngày

Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải

6

6

0,5-200 tấn/ngày

Tên công nghệ

Công suất
phổ biến

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tham gia vào hoạt động xử lý
CTR công nghiệp và CTNH. Hiện toàn quốc có 48 cơ sở đã được cấp phép hoạt
động chuyên về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải [1]. Tuy nhiên, cơ sở vật
chất để tiêu hủy, xử lý chất thải, năng lực xử lý, tính trung thực trong hiệu suất xử

lý được báo cáo cần được các cơ quan chức năng nghiêm túc kiểm tra, giám sát việc
thực hiện.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 11 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

Đối với chất thải y tế, các lò đốt hiện đại, đạt tiêu chuẩn môi trường hiện mới
chỉ xử lý chất thải y tế cho khoảng 40% số bệnh viện, khoảng 30% bệnh viện sử
dụng lò đốt thủ công (thiêu đốt chất thải y tế nguy hại ngoài trời), còn khoảng 30%
bệnh viện tự chôn lấp chất thải y tế nguy hại đi chôn lấp ở bãi chôn lấp chất thải
chung của địa phương [1].

Hình 1.5: Tình hình xử lý chất thải y tế của hệ thống cơ sở y tế các cấp [1]
Báo cáo về tình hình thực hiện quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế xây dựng
trình Thủ tướng Chính phủ đã chi ra các bất cập đang tồn tại tại các bệnh viện trong
vấn đề quản lý chất thải đó là việc phân loại CTR y tế còn chưa đúng quy định, các
phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu
hết chưa đạt tiêu chuẩn.
Căn cứ lượng CTR sinh hoạt và công nghiệp phát sinh và dự báo lượng thải
trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng tại các vùng KTTĐ, mạng lưới các trung tâm
xử lý CTR cấp vùng (bao gồm 8 khu xử lý CTR liên tỉnh cho 4 vùng KTTĐ) đã
được quy hoạch 1 nhằm đảm bảo xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn
chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả công tác xử lý CTR, đặc biệt là CTR nguy hại.

Tổng vốn đầu tư cho các khu xử lý này lên đến gần 9.700 tỷ đồng (Bảng 1.5).

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 12 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

Bảng 1.5: Quy hoạch khu xử lý CTR cấp vùng cho các vùng KTTĐ [1]

TT

Tên khu
xử lý

Địa điểm

Quy mô
(ha)/vốn
đầu tư (tỷ
đồng) theo
quy hoạch

Phạm vi phục vụ

I. Vùng KTTĐ Bắc Bộ

Xã Nam Sơn,
huyện Sóc Sơn,
Hà Nội

1

Khu xử lý
Nam Sơn

2

Xã Dương Sơn,
Khu xử lý
huyện Hoành Bồ,
Dương Sơn
Quảng Ninh

140 -160 ha - Liên tỉnh Thủ đô Hà Nội,
2592 tỷ đồng Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng
Yên đối với CTR công
nghiệp;
- Vùng Tp. Hà Nội đối với
CTR sinh hoạt.
100 ha
- Liên tỉnh Quảng Ninh, Hải
1102 tỷ đồng Phòng, Hải Dương với CTR
công nghiệp;
- vùng tỉnh Quảng Ninh với
CTR sinh hoạt.


II. Vùng KTTĐ Miền Trung
3

Khu xử lý
Hương
Văn

Xã Hương Văn,
huyện Hương Trà,
Thừa Thiên Huế

4

Khu xử lý
Bình
Nguyên

Xã Bình Nguyên,
huyện Bình Sơn,
Quảng Ngãi

5

Khu xử lý
Cát Nhơn

Xã Cát Nhơn,
huyện Phù Cát,
Bình Định


40ha
494 tỷ đồng

- Liên tỉnh Thừa Thiên Huế
và Tp.Đà Nẵng đối với CTR
công nghiệp;
- Vùng tỉnh Thừa Thiên Huế
với CTR sinh hoạt
70 ha
- Liên tỉnh Quảng Nam,
1061 tỷ đồng Quảng Ngãi đối với CTR
công nghiệp;
- Vùng tỉnh Quảng Ngãi đối
với CTR sinh hoạt
70 ha
- Liên tỉnh Bình Định và một
891 tỷ đồng số tỉnh phía Nam đối với
CTR công nghiệp;
- Vùng tỉnh Bình Định đối
với CTR sinh hoạt

III. Vùng KTTĐ phía Nam
6

Khu liên
hợp xử lý
Tân Thành

Xã Tân Thành,
huyện Thủ Thừa,

Long An

7

Khu xử lý
CTR công
nghiệp
nguy hại

Huyện Củ Chi,
Tp. Hồ Chí Minh

1760 ha
- Liên tỉnh Long An và
3078 tỷ đồng Tp.HCM với CTR công
nghiệp và sinh hoạt
100 ha
470 tỷ đồng

- Liên tỉnh Tp.HCM, Bình
Dương, Tây Ninh đối với
CTR công nghiệp nguy hại.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 13 

 



Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

Tây Bắc
Củ Chi
IV. Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
Khu xử lý vùng
liên tỉnh: Cà Mau;
1 Khu xử
Khu xử lý CTR
lý CTR
vùng tỉnh: huyện
vùng liên
Châu Thành, An
8
tỉnh và 5
Giang; huyện Hòn
khu xử lý
Đất, Kiên Giang;
CTR vùng quận Ô Môn,
tỉnh
huyện Thới Lai,
Tp. Cần Thơ; phía
Bắc Tp. Cà Mau

Khu xử lý
CTR vùng
liên tỉnh: 20
ha
4 Khu xử lý

CTR vùng
tỉnh: 367 ha

- Liên tỉnh, thành phố: Tp.
Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh
Kiên Giang và Cà Mau đối
với CTR công nghiệp và
nguy hại;
- Vùng tỉnh, Tp. Cần Thơ,
tỉnh An Giang, tỉnh Kiên
Giang và Cà Mau đối với
CTR sinh hoạt.

1.3. Cơ sở khoa học về mô hình PLCTRTN
1.3.1. Cơ sở khoa học về mô hình PLCTRTN
PLCTRTN (Solid Waste Seperation at Source) có thể được định nghĩa như là
các hoạt động ngay tại nguồn phát sinh ra CTR (hộ gia đình, trường học, công sở,
chợ, nhà hàng,…) nhằm tách CTR ra các thành phần riêng biệt (thành phần có khả
năng tái sinh/tái chế và thành phần không có khả năng tái sinh/tái chế), tạo điều kiện
thuận lợi và nâng cao hiệu quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.
Mô hình thu gom, PLCTRTN cần được triển khai theo điều kiện cụ thể của
mỗi địa bàn nhưng phải được thực hiện với các mục đích sau:


Tạo nguồn CTR hữu cơ “sạch” có khả năng (dễ) phân hủy sinh học

(CTR thực phẩm, cành cây, lá cây, gỗ, giấy, …) không chứa các loại CTNH trong
sinh hoạt (hóa chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc diệt chuột, …) để sản xuất
compost và chế biến phân hữu cơ/phân hữu cơ vi sinh/phân vi sinh chất lượng cao.



Nâng cao hiệu quả và tăng khối lượng sản phẩm của hoạt động tái sử

dụng và tái chế. Đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động làm việc trong hệ
thống thu gom, giảm khối lượng CTR vận chuyển lên các khu liên hợp tái chế và xử
lý chất thải, giảm khối lượng CTR ra bãi chôn lấp, tăng thời gian hoạt động của
công trình này.


Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 14 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

Theo đó, các chủ nguồn thải cần thực hiện việc PLCTRTN ra thành một số
loại khác nhau tùy theo đặc điểm của từng nguồn thải. Một cách tổng quát, việc
PLCTRTN càng tách riêng nhiều thành phần khác nhau càng tốt, tuy nhiên điều này
đòi hỏi mỗi chủ nguồn thải phải trang bị nhiều thùng đựng rác khác nhau. Vì vậy,
yêu cầu đặt ra là thực hiện tốt việc PLCTR ngay từ nguồn. Đối với tất cả các nguồn
phát sinh, trước mắt, có thể chia ra thành 2 nhóm:
9

Nhóm 1: rác hữu cơ dễ phân huỷ với thành phần chủ yếu là rác thực


phẩm (trừ các loại vỏ sò, vỏ nghêu, vỏ dừa và bao bì thực phẩm các loại).
9

Nhóm 2: bao gồm toàn bộ các thành phần rác còn lại.

Ở các công đoạn tiếp theo, tùy điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng
nguồn thải, có thể từng bước trang bị thêm các thùng chứa, bao nylon để tiến tới
phân loại rác sinh hoạt thuộc nhóm 2 ra thành nhiều phân nhóm nhỏ hơn:


Đối với hộ gia đình: phân làm 2 loại như sau:

9

Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, lá

cây, …) và
9

Chất thải rắn còn lại với nhiều thành phần có thể tái sử dụng và tái chế

(phế liệu).
CTR tại các hộ gia đình sau khi phân loại sẽ được chứa trong hai thùng rác
có màu khác nhau (hoặc có thể là túi nylon với hai màu sắc dễ phân biệt). Một để
chứa các loại CTR dễ phân hủy, một chứa các loại CTR có thể cho người thu mua
vật liệu tái chế như: lon bia, chai thủy tinh, đồ hộp, túi nylon … Sau khi chứa CTR
vào những dụng cụ trên, hộ gia đình sẽ đổ CTR dễ phân hủy 1 lần/ngày để tránh bốc
mùi trong nhà, loại còn lại có thể đem bán hoặc đổ theo lịch thu gom 2 lần/tuần.
Các hộ dân phải đóng phí thu gom hàng tháng cho công ty môi trường đô thị.

Khi đến giờ thu gom, các thùng/túi rác được để trước nhà, bên lề đường, lực lượng
công nhân theo xe sẽ thu gom. Trên các trục đường chính, CTR được thu gom đưa
lên xe ép rác cùng với rác đường phố. Còn các khu dân cư trong các ngõ sâu, CTR
được công nhân thu gom đưa tới điểm hẹn hoặc điểm trung chuyển để xe ép rác vận
chuyển ra bãi rác.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 15 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 

Nguồn phát sinh CTR

Phân loại tại nguồn

Nhóm 1

Nhóm 2

Các thành phần rác còn lại

Thành phần rác hữu cơ
dễ phân hủy
Sản xuất phân


Chôn lấp hợp vệ

Compost

sinh

Trạm chung chuyển

Thành phần có khả năng tái chế

Thành phần

(giấy, nilon, nhựa, thủy tinh,

còn lại

nhôm, các kim loại khác,…

Các

loại giấy,

bao bì, carton

Các loại bao bì, vật

Các thành phần

Các thành phần


dụng bằng kim loại,

nguy hại

còn lại

nhựa, thủy tinh, cao
su,…
Tái sinh

Tái chế

Xử lý đặc biệt

Chôn lấp hợp vệ
sinh

Hình 1.6: Sơ đồ cấu trúc PLCTRTN đối với tất cả các nguồn phát sinh

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 16 

 


Đánh giá hiện trạng Quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và Xây dựng mô hình thu gom hợp lý cho đô thị loại I 




Đối với khu vực cơ quan (văn phòng công sở, công ty, trường học):

CTR được phân làm 3-5 loại như sau :
9

Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm,

không lẫn với bao bì),
9

Giấy các loại,

9

Bao bì nylon (màng mỏng), plastic (PVC, PE, PET, HDPE, LDPE,

9

Chai lọ thủy tinh,

9

Lon đồ hộp kim loại.

…),

Đối với khu vực cơ quan, do tính chất đặc thù của các nơi này là sinh hoạt
của các cán bộ công nhân viên, học sinh chỉ lưu lại trong giờ hành chính là chủ yếu
vì vậy thành phần CTR tại các khu vực này chủ yếu là giấy, túi nilon, chai và một

phần là các sản phẩm từ thực phẩm.
Đối với nhóm đối tượng này thì có thể đề nghị cho vào 3 loại thùng chứa:
9

Thùng chứa chất hữu cơ,

9

Thùng chứa giấy và túi nilon,

9

Thùng chứa các loại khác.



Đối với khu vực sản xuất kinh doanh:

CTR tại các cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm 2 loại: CTRSH của cán bộ,
công nhân làm việc tại đó và CTR mang đặc thù của ngành sản xuất đó.
Đối với CTRSH hoặc CTRCN có thành phần giống như CTRSH, thì sẽ được
thu gom chung với nhau. Các cơ sở chứa CTR trong các thùng rác khác nhau về
màu sắc và có dán nhãn hướng dẫn, quy định cách thức thực hiện phân loại rác;
đồng thời có kế hoạch với các đơn vị phụ trách thu gom rác hàng ngày đến thu gom
và xử lý tại bãi rác tập trung.
Đối với CTRCN có thành phần và tính chất khác xa với CTRSH như chất
trơ, kim loại, chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại đối với con người và động vật, thực vật,
chất dễ bay hơi, bay mùi, … thì phải được chứa trong một thùng rác có màu sắc
khác với thùng rác sinh hoạt. Mặt khác, những loại CTR thải này phải được thu


Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN 

 17 

 


×