Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.58 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------------

VŨ THỊ LIỄU

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ KHẢ THI, CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ LÀNG NGHỀ Ô NHIỄM ĐIỂN
HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGUYỄN THỊ SƠN

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Error! Bookmark not defined. 

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI Error! Bookmark not defined. 

I.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
Error! Bookmark not defined. 
I.1.1. Điều kiện tự nhiên
Error! Bookmark not defined. 


I.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội
Error! Bookmark not defined. 
I.2. Lịch sử phát triển làng nghề tại Hà Nội
Error! Bookmark not defined. 
I.2.1. Sự hình thành tất yếu và lịch sử phát triển
Error! Bookmark not defined. 
I.2.2. Các loại hình làng nghề và xu thế phát triển sản xuất trên địa bànError! Bookmark not define
I.3. Vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của thủ đôError! Bookmark not defi
I.3.1. Những đóng góp về kinh tế
Error! Bookmark not defined. 
I.3.2. Những đóng góp trong phát triển văn hóa – xã hộiError! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI VÀ KẾT
QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở MỘT SỐ LÀNG NGHỀ Ô
NHIỄM ĐIỂN HÌNH
Error! Bookmark not defined. 
II.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Hà nội Error! Bookmark not defined. 
II.1.1. Hiện trạng nước thải và vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề Hà
Nội
Error! Bookmark not defined. 
I.1.2. Chất thải rắn (CTR) và vấn đề ô nhiễm môi trường đất tại làng nghề Hà NộiError! Bookmark
II.1.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại làng nghề Hà NộiError! Bookmark not defined
II.2. Kết quả khảo sát hiện trạng sản xuất và môi trường tại một số làng nghề ô nhiễm
điển hình
Error! Bookmark not defined. 
II.2.1. Làng nghề Vạn Phúc
Error! Bookmark not defined. 
II.2.2. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương LiễuError! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Error! Bookmark not defined. 

III.1 Hệ thống tổ chức quản lý môi trường làng nghề thành phố Hà nộiError! Bookmark not defined. 
III.1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường làng nghề ở Hà NộiError! Bookmark not defined. 
III.1.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến quản lý môi trường làng nghề trên
địa bàn thành phố Hà Nội
Error! Bookmark not defined. 
III.1.3. Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề của
thành phố Hà Nội
Error! Bookmark not defined. 
III.2. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý môi trường một số làng nghề ô nhiễm điển
hình
Error! Bookmark not defined. 
III.2.1. Hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề Vạn PhúcError! Bookmark not defined. 
III.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
Dương Liễu
Error! Bookmark not defined. 


CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI NHẰM CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÁC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI
Error! Bookmark not defined. 
IV.1. Các giải pháp kỹ thuật
Error! Bookmark not defined. 
IV.2. Các giải pháp quản lý
Error! Bookmark not defined. 
IV.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng môi trường cho hai loại
hình sản xuất điển hình
Error! Bookmark not defined. 
IV.3.1. Các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề Vạn PhúcError! Bookmark not defined. 
IV.3.2. Giải pháp cho làng nghề Dương Liễu

Error! Bookmark not defined. 
KẾT LUẬN
Error! Bookmark not defined. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Error! Bookmark not defined. 

PHỤ LỤC

Error! Bookmark not defined. 


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng II.1. Chất thải tại môt số làng nghề điển hình Error! Bookmark not defined.
Bảng II.2. Khối lượng nước thải tại các làng nghề Hà NộiError! Bookmark not defined.
Bảng II.3. Đặc trưng nước thải dệt nhuộm

Error! Bookmark not defined.

Bảng II.4. Đặc trưng nước thải làng nghề CBNSTP Error! Bookmark not defined.
Bảng II.5. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề CBNSTPError! Bookmark not
Bảng II.6. Chất lượng nước mặt ở một số làng nghề CBNSTPError! Bookmark not defined.
Bảng II.7. Chất lượng nước mặt ở một số làng nghề dệt nhuộmError! Bookmark not defined.

Bảng II.8. Chất lượng nước dưới đất tại một số làng nghề CBNSTPError! Bookmark not defined.
Bảng II.9. Chất lượng nước dưới đất tại một số làng nghề DNError! Bookmark not defined.

Bảng II.10. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu không khí tại các làng nghề Hà Nội Error! Bookmark
Bảng II.11. Đặc trưng nước thải dệt nhuộm ở làng nghề Vạn PhúcError! Bookmark not defined.

Bảng II.12. Kết quả phân tích đặc trưng nước thải dệt nhuộm Vạn Phúc (7/2010)Error! Bookmark
Bảng II.13. Chất lượng môi trường không khí tại các hộ dệt nhuộmError! Bookmark not defined.
Bảng II.14. Cơ cấu lao động tại xã Dương Liễu

Error! Bookmark not defined.

Bảng II.15. Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề chính trong xã (tỷ VNĐ)Error! Bookmark not define

Bảng II.16. Sản lượng và giá trị các sản phẩm tại làng nghề Dương LiễuError! Bookmark not defin

Bảng II.17. Định mức nước trong sản xuất tinh bột (cho 1 tấn nguyên liệu)Error! Bookmark not de
Bảng II.18. Đặc trưng nước thải sản xuất tinh bột từ sắn và dong giềng làng nghề
Dương Liễu

Error! Bookmark not defined.

Bảng II.19. Đặc trưng nước thải công đoạn tách bột đen, Làng nghề Dương Liễu Error! Bookmark

Bảng II.20. Kết quả phân tích mẫu nước tại các làng nghề khu vực Dương LiễuError! Bookmark n

Bảng II.21. Chất lượng môi trường không khí ở LN CBNSTP Dương LiễuError! Bookmark not de


Bảng II.22. Thành phần bã thải từ sản xuất tinh bột Error! Bookmark not defined.
Bảng IV.1. Lợi ích và yêu cầu đầu tư cho các giải pháp sản xuất sạch hơn đối với
các làng nghề CBNSTP

Error!

Bookmark not defined.

Bảng IV.2. Lợi ích và yêu cầu đầu tư cho các giải pháp SXSH đối với làng nghề
tái chế nhựa

Error! Bookmark not defined.

Bảng IV.3. Lợi ích và yêu cầu đầu tư cho các giải pháp SXSH đối với loại hình
làng nghề dệt nhuộm

Error! Bookmark not defined.

Bảng IV.4. Lợi ích và yêu cầu đầu tư cho các giải pháp SXSH đối với làng nghề
sản xuất gốm

Error! Bookmark not defined.

Bảng IV.5. Lợi ích và yêu cầu đầu tư cho các giải pháp SXSH đối với làng nghề
chế biến gỗ

Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình II.1. Sơ đồ quy trình dệt nhuộm kèm dòng thải tại làng nghề Vạn PhúcError! Bookmark not d
Hình II.2. Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắnError! Bookmark not defined.
Hình II.3. Quy trình công nghệ chế biến tinh bột dongError! Bookmark not defined.
Hình II.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất miến dong kèm dòng thảiError! Bookmark not defined.
Hình II.5. Cân bằng vật chất trong sản xuất tinh bột từ dong củError! Bookmark not defined.
Hình II.6. Cân bằng vật chất trong sản xuất tinh bột sắnError! Bookmark not defined.
Hình IV.1. Sơ đồ xử lý nước thải dệt nhuộm tại hộ gia đình

Error! Bookmark not defined.
Hình IV.2. Mô hình sử dụng hầm Biogas

Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu ôxy sinh học

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBNSTP

Chế biến nông sản thực phẩm



Cao đẳng

CN-

Cyanua

COD

Nhu cầu ôxy hoá học


CTR

Chất thải rắn

ĐH

Đại học

DN

Doanh nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product)

HN

Hà Nội

HTX

Hợp tác xã

ICETT

Trung tâm chuyển giao công nghệ Nhật Bản (International
center for environmental technology transter)


JICA

Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan international
cooperation agency)

LN

Làng nghề


N

Nguyên tố hoá học Nitơ

P

Nguyên tố hoá học Phốtpho

QLMT

Quản lý môi trường

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TP

Thành phố

UBND

Uỷ ban nhân dân

USD

Đồng đôla Mỹ (United states dollar)

VSMT

Vệ sinh môi trường


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

MỞ ĐẦU
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta
có 2.790 làng nghề, riêng TP Hà Nội mở rộng có 1.270 làng có nghề trong đó 256
làng được công nhận là làng nghề truyền thống [13]. Ngày 3/2 vừa qua, UBND
thành phố Hà Nội đã trao tặng danh hiệu “Làng nghề truyền thống” cho 16 làng
nghề mới của năm 2009, nâng số làng nghề được công nhận lên thành 272 làng.

Tổng thu nhập hàng năm của các làng nghề khoảng 1.300 tỷ đồng, đảm bảo việc
làm cho gần 21.000 lao động [15].
Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, làng nghề ở nước ta phân bố tập
trung chủ yếu tại vùng đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền Trung
(khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%). [17]
Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở các địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch
vụ đạt tới 60% - 80% ,trong khi nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%.[17]
Hà Nội là một địa phương qui tụ nhiều làng nghề và đây cũng là nét đặc trưng
về văn hoá - xã hội của một đô thị lớn. Tuy nhiên, sản xuất nghề vẫn tập trung chủ
yếu ở ngoại thành với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ thủ công, tổ chức sản xuất
phân tán và chủ yếu là sản xuất hộ gia đình. Trong quá trình phát triển, sản xuất
kinh doanh được mở rộng thì lượng các chất thải gây ô nhiễm phát sinh càng nhiều.
Tuy nhiên việc quản lí và xử lí chất thải chưa được chú trọng giải quyết nên tình
trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
Từ nhiều năm nay vấn đề ô nhiễm môi trường trong ở các làng nghề đã được
quan tâm và đầu tư nghiên cứu cải thiện, tuy nhiên thực tế cho thấy các làng nghề
vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề môi trường.
Các chất thải phát sinh do sản xuất ở nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân. Đặc biệt các
làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, chăn nuôi giết mổ, dệt nhuộm gây ô nhiễm

Vũ Thị Liễu

Trang i


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  


Năm
2010

nặng nề môi trường nước. Các làng nghề gốm, sứ, vật liệu xây dựng, khai thác đá,
đồ gỗ mỹ nghệ... gây ô nhiễm môi trường không khí, nhất là ô nhiễm do bụi.
Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trong cả nước nói chung và ở thành
phố Hà Nội nói riêng là vấn đề bức xúc đã được nhiều phương tiện thông tin đại
chúng đề cập. Nhiều cơ quan hữu quan quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay vấn đề ô
nhiễm môi trường ở hầu hết các làng nghề trong cả nước nói chung và ở các làng
nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng vẫn đang là vấn đề rất nóng và cần
được quan tâm đúng.
- Mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
+ Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại các làng nghề
trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả khả thi nhằm
cải thiện môi trường ở các làng nghề Hà Nội.
+ Nội dung nghiên cứu: Tổng hợp các tài liệu về ô nhiễm môi trường làng nghề và
vấn đề quản lý môi trường ở các làng nghề Hà Nội
* Khảo sát hiện trạng quản lý và hiện trạng ô nhiễm môi trường ở hai làng nghề
điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội
* Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật khả thi nhằm cải thiện chất lượng môi
trường ở hai làng nghề nói trên, làm cơ sở cho việc cải thiện hiệu quả quản lý môi
trường cho các làng nghề trên địa bàn toàn thành phố.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý cũng như chất lượng môi trường
làng nghề thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hai làng nghề có loại hình sản xuất với mức
độ ô nhiễm cao là làng nghề Dệt Nhuộm Vạn Phúc và làng nghề CBNSTP Dương
Liễu.
- Phương pháp nghiên cứu


Vũ Thị Liễu

Trang ii


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

1.Phương pháp tổng hợp tài liệu: Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan
đến chất lượng môi trường và quản lý môi trường các làng nghề Việt Nam nói
chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
2.Phương pháp điều tra khảo sát và phỏng vấn tại hiện trường. Tiếp cận các
cơ sở sản xuất, các đơn vị quản lý, tìm hiểu về công nghệ, hiện trạng xả thải vào
môi trường và vấn đề quản lý môi trường ở địa phương.
3. Lấy mẫu phân tích và đánh giá chất lượng môi trường: Lấy mẫu tại hiện
trường. Phân tích một số thông số đặc trưng cho mỗi loại hình nghiên cứu, từ đó
đưa ra những đánh giá sát thực về hiện trạng ô nhiễm môi trường.
4. Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu đã được xử lý, đưa ra
những nhận xét, phát hiện... từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý hợp lý
nhất.
Đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp

hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô nhiễm điển
hình trên địa bàn thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý môi trường làng nghề Hà Nội, cải thiện chất lượng môi trường làng nghề Hà

Nội góp phần phát triển sản xuất ở các làng nghề một cách bền vững.

Vũ Thị Liễu

Trang iii


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI
I.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
I.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Nội là một trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và giáo dục của cả
nước. Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện
tích 3.344,7 km², gồm 01 thị xã, 10 quận và 18 huyện. Những nội dung này đề cập
đến trong khuôn khổ luận văn này là thuộc Hà Nội mở rộng.
Nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị
trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp
với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam,
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
[24]
Địa hình
Hà Nội thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với độ cao trung bình từ 5
đến 20m so với mực nước biển. [24] Nhờ phù sa bồi đắp, ¾ diện tích tự nhiên của
Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các

con sông khác. Diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc
Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281m, Gia Dê 707m, Chân Chim 462m,
Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như
gò Đống Đa, núi Nùng. [24]
Sông hồ
Sông Hồng bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì, ra khỏi thành phố ở khu
vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài
163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam.
Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với sông
Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, qua địa phận Hà Nội còn
nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Các sông nhỏ

Vũ Thị Liễu

Trang iv


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

trong khu vực nội thành có sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu... đây
là hệ thống tiêu thoát nước chính của thành phố. [24]
Hà Nội là một thành phố với nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông
cổ. Trong khu vực nội thành, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai
trò quan trọng trong điều hòa thủy văn. Hồ Gươm lá phổi xanh nằm ở trung tâm của
thành phố, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Các hồ khác là Trúc Bạch,

Bảy Mẫu, Thiền Quang, Thủ Lệ... Một số hồ đầm nhỏ cũng được biết đến như Kim
Liên, Linh Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai,
Quan Sơn... [24]
Khí hậu
Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới,
thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ
trung bình cao. Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa
mỗi năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt giữa
hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng (cũng là mùa mưa) kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9,
kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau
là khí hậu của mùa lạnh với nhiệt độ trung bình 15,2 °C. Với hai thời kỳ chuyển tiếp
vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông.
Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường: Vào tháng 5 năm 1926,
nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt
độ xuống mức thấp nhất 2,7 °C. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ
xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung trong đó có Hà Nội đã gây thiệt hại cho
thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng. Những đợt nắng nóng kéo dài đầu năm 2010 (từ
giữa tháng 4 đến đầu tháng 6) nhiệt độ tại thành phố Hà Nội có khi lên đến 44oC.

Vũ Thị Liễu

Trang v


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm

2010

I.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội
Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt
Nam.
Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng
kinh đô mới ở vùng đất này và đặt tên là Thăng Long.
Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành
chính, không đồng đều giữa các quận nội đô và khu vực ngoại thành. Trên toàn
thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km². Riêng quận Đống Đa, mật độ
lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn,
Ba Vì, Mỹ Đức… mật độ không tới 1.000 người/km².
Sự khác biệt giữa nội thành và ngoại thành còn thể hiện khá rõ rệt ở mức sống,
điều kiện y tế, giáo dục... Về cơ cấu dân số, theo số liệu điều tra dân số năm 2009,
toàn thành phố Hà Nội có 6,4 triệu người trong đó trên 2,6 triệu cư dân thành thị,
(chiếm 41,1%) và khoảng 3,8 triệu cư dân nông thôn, (chiếm 58,1%).[9]
Đáng chú ý là hiện tượng tăng dân số cơ học của Hà Nội là rất đáng quan tâm.
Sau 1000 năm phát triển, diện mạo Thăng Long - Hà Nội đã thay đổi hoàn toàn.
Đặc biệt là từ khi cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà ra đời, Hà Nội luôn là một trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế lớn của cả
nước.
Tháng 10 năm 2010, Hà Nội kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long, thể hiện
niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Tới thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của Sài Gòn và khu vực Nam Bộ,
Hà Nội vẫn đóng vai trò là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước.
Xét riêng về mặt kinh tế, từ đầu thập niên 1990 thời kỳ mở cửa, kinh tế Hà
Nội đã có những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành
phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%; thời kỳ 1996 – 2000 là 10,38%. Từ năm 1991
đến 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD,


Vũ Thị Liễu

Trang vi


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

gấp 2,07 so với trung bình của cả nước. Theo số liệu năm 2000, GDP của Hà Nội
chiếm 7,22% tổng sản phẩm quốc nội và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng
sông Hồng. [6]
Hà Nội đã có những thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000,
trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm
nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm
trong khoảng thời gian đó, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Công nghiệp của Hà Nội
vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế
biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may Cổ
Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần được phục hồi và phát triển. [21]
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng,
trong khi bình quân của cả nước là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa
phương nhận đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất: 290 dự án với vốn đầu tư
1.681,2 triệu USD. Hà Nội có 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu và cụm
công nghiệp. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao

động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp cùa
thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thu hút
gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng
đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất
khẩu của Hà Nội. [24]
Sau mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu
người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có
trình độ chuyên môn cao. Cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa theo kịp yêu
cầu phát triển kinh tế. Hà Nội còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn khác.
Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn của môi
trường đầu tư còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm. Chất lượng quy

Vũ Thị Liễu

Trang vii


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

hoạch, phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao, chưa huy động tốt tiềm
năng kinh tế trong dân cư.
I.2. Lịch sử phát triển làng nghề tại Hà Nội
I.2.1. Sự hình thành tất yếu và lịch sử phát triển
I.2.1.1. Sự hình thành tất yếu của làng nghề Hà Nội
Sự hình thành của một nghề là sự kết hợp của nhiều yếu tố, khách quan, chủ

quan và phải phù hợp với lịch sử phát triển chung của xã hội. Làng nghề Hà Nội
được hình thành từ rất sớm, ban đầu là để phục vụ những nhu cầu sinh hoạt cấp thiết
thường nhật của cuộc sống, sau đó là tạo ra các sản phẩm phục vụ cho xã hội.
Làng nghề được hình thành trước tiên là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của
người dân: lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình, vật liệu xây dựng, công cụ lao
động... Sự hình thành làng nghề, phố nghề ở Hà Nội xuất phát từ một số yếu tố sau:
™ Từ nhu cầu của cuộc sống
Thủ đô Hà Nội là một thị trường tiềm năng. Khác với các địa phương khác,
mức sống của người dân Thủ đô là tương đối cao. Nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật - giải trí cũng cao hơn, do đó đòi hỏi hàng hoá có chất lượng
và sự tinh tế... Ngoài ra, sản xuất thủ công mỹ nghệ cũng hình thành và phát triển
mạnh mẽ.
™ Từ nhu cầu giải quyết việc làm
Nước ta là nước nông nghiệp, trên 70% dân số sống bằng nghề nông. Tuy
nhiên sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ nên thời gian nông nhàn khá nhiều. Với sự
thông minh sáng tạo, người lao động đã mau chóng nắm bắt được những nhu cầu
của xã hội và tìm cách đáp ứng. Từ nguồn nguyên liệu dễ tìm, sản xuất phát triển,
làng nghề, phố nghề được hình thành.
Sự hình thành và phát triển của các làng nghề truyền thống nhất là các làng
nghề thủ công mỹ nghệ còn góp phần quyết định việc bảo tồn và phát huy giá trị văn
hoá truyền thống của dân tộc.

Vũ Thị Liễu

Trang viii


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  


Năm
2010

Trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sản xuất thủ công nghiệp
không những không lạc hậu mà còn tìm kiếm được nhiều cơ hội phát triển:
™ Sự hình thành và phát triển của các khu, cụm công nghiệp ở các đô thị đã tạo
cơ hội cho nhiều làng nghề mới và truyền thống trở thành vệ tinh hoặc làm
gia công cho sản xuất công nghiệp.
™ Ở nông thôn ngoại thành, nguồn nguyên liệu phân tán, lao động nhàn rỗi
nhiều, thu nhập tính trên đầu người thấp, giao thông đi lại khó khăn thì sản
xuất nghề ở hộ gia đình là rất phù hợp và cần thiết, vừa giải quyết việc làm
vừa tận dụng được tiềm năng sẵn có của địa phương, đồng thời tạo ra của cải
cho xã hội.
™ Khi xã hội càng phát triển, đời sống con người được nâng cao. Những nhu
cầu về nghệ thuật được chú trọng nhiều hơn, sản phẩm làng nghề được biết
đến và tiêu thụ như một nét đặc sắc của từng vùng quê Việt Nam.
I.2.1.2. Lịch sử phát triển
Làng nghề được manh nha, hình thành và phát triển từ những thế kỷ trước công
nguyên. Sự phát triển của làng nghề có thể tóm lược như sau:
- Thời Phùng Nguyên: Khoảng thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên, người
Việt cổ đã phát minh và sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế tác đá, sản xuất gốm
mà cho đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi như: khoan mài đá, đặc biệt là kỹ thuật
khoan đồng tâm từ hai phía và kỹ thuật đánh bóng đồ trang sức bằng đá. [10]
- Thời Đông Sơn: Từ gần 3.000 năm đến 258 năm trước công nguyên, người
Việt Đông Sơn dường như đã nắm vững các đặc tính, công dụng của hầu hết các
loại hợp kim chủ yếu thời cổ đại. Họ đã phát minh ra công thức chế tác đồng thau,
đồng thanh, làm trống đồng. Cũng trong thời gian này, nông nghiệp khá phát triển
đã tạo điều kiện cho nghề thủ công được mở rộng.
- Thời kỳ Bắc thuộc: Do chính sách đồng hoá triệt để của phong kiến phương

Bắc, các dấu tích lịch sử về nghề thủ công và lịch sử văn hoá nói chung còn lại rất
mờ nhạt. Tuy nhiên một số yếu tố kỹ thuật vẫn tiếp tục phát triển. Kinh nghiệm sản
Vũ Thị Liễu

Trang ix


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

xuất của người Hán được du nhập vào Việt Nam như nghề làm gốm, rèn sắt, đúc
đồng, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải... phát triển mạnh. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu
xây dựng thành luỹ, dinh thự, lăng mộ và để phục vụ cho tầng lớp quan lại nhà Hán,
nhiều thợ thủ công bị ép đến các công trường lớn làm nhiệm vụ sản xuất vật liệu xây
dựng, làm thợ mộc, xây dựng lăng tẩm..., hình thành nên đội ngũ thợ thủ công đông
đảo có tay nghề cao.
- Thời kỳ độc lập tự chủ (Thế kỷ XI – XIV): dưới triều đại nhà Lý (1010 –
1225) và nhà Trần (0225 – 1400) đời sống kinh tế xã hội phát triển rực rỡ, đã tạo
điều kiện hết sức thuận lợi cho các nghề thủ công truyền thống phát triển. Một số
sản phẩm nổi tiếng, sống mãi cùng lịch sử văn hoá, văn minh của dân tộc. Trong đó
phải kể đến nghề gốm, kiến trúc, xây dựng, trạm khắc gỗ và đá, sơn, giấy dó, dệt tơ
lụa, đúc đồng, gia công kim hoàn, đóng thuyền... Thời kỳ nhà Lý, năm 1010, đã dời
đô về Thăng Long, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế ở khu vực này
trong đó có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất ở các làng nghề.
- Thời hậu Lê và Mạc (Thế kỷ thứ XV – XVIII): Các làng nghề truyền thống đã
tạo nhiều thợ thủ công giỏi, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, tinh xảo đáp

ứng được nhu cầu của người dân đô thị và quan lại phong kiến. Những thợ thủ công
của các làng nghề vào kinh thành Thăng Long tạo nên phố nghề, phường nghề.
Thăng Long được đổi tên thành Đông Đô và được chia thành 36 phố phường với
những tên gắn liền với sản phẩm như Yên Thái làm giấy dó, dệt lụa. Phường Hàng
Bạc chế tác đồ vàng bạc; phường Ngũ Xá đúc đồng; phường hàng Khay làm đồ sơn
mài, đồ mỹ nghệ; phường hàng Trống bán dù, lọng, nghi môn, trống các loại và sản
xuất tranh dân gian...
- Thời cận đại: Đầu thế kỷ XIX, sản xuất thủ công nghiệp và làng nghề truyền
thống tiếp tục phát triển. Nghề thủ công có vai trò hết sức quan trọng thường gắn
với tên làng, tên xã như gốm Bát Tràng, tranh dân gian Đông Hồ... với rất nhiều mặt
hàng thủ công đặc biệt như tơ lụa, đồ gốm... Ngoài ra nghề gia công đồ gỗ, may
mặc, kim hoàn, rèn, đúc đồng, khai thác mỏ cũng phát triển mạnh nhưng tập trung
chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ và đây cũng là cái nôi của làng nghề. Cũng trong thời
Vũ Thị Liễu

Trang x


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

gian này các làng nghề, phố nghề có xu hướng phát triển theo hướng chuyên môn
hóa (tách khỏi nông nghiệp để chuyên làm nghề thủ công) và thu hút tới 80 – 90%
số người lao động.
Ở các phố nghề đã hình thành các hộ tiểu chủ và dần dần hình thành các nhà tư
sản dân tộc đầu thế kỷ XIX. [10]

- Thời Pháp thuộc: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam được khuyến
khích và phát triển mạnh do chính quyền thực dân đã nhận thức được những khả
năng kinh tế to lớn mà nghề thủ công mang lại nhờ tận dụng được nguồn nhân công
rẻ mạt lại có tay nghề cao và nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có ở địa phương.
- Thời kỳ sau giải phóng Thủ Đô: Một thời gian dài sau giải phóng sản xuất ở
các làng nghề không được khuyến khích phát triển. Nhiều nghề truyền thống đã bị
mai một nhưng do yêu cầu của cuộc sống, những thợ thủ công đã tổ chức thành hợp
tác xã tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các mặt hàng phục vụ đời sống và xuất khẩu
sang các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
- Thời kỳ từ năm 1978 – 1985: Khi nền kinh tế “kế hoạch hóa-bao cấp”, không
còn tồn tại, áp lực gia tăng dân số, hậu quả của chiến tranh, cấm vận kinh tế của Mỹ,
sự thay đổi hệ thống chính trị thế giới đã đưa nước ta vào thời kỳ vô cùng khó khăn
trong phát triển kinh tế. Đời sống của nhân dân, đặc biệt là các hộ nông dân và tiểu
thủ công nghiệp bị buộc phải tìm hướng cải thiện cuộc sống theo con đường tự phát.
Với tính năng động, sáng tạo của người dân, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Hà Nội
đã từng buớc được khôi phục.
- Thời kỳ từ năm 1986 – 1992: Thời kỳ này được đánh dấu bằng bước ngoặt
chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của
nhà nước. Các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách đổi mới quản lý trong nông
nghiệp và chính sách phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động trực tiếp và
mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và làng nghề
nói riêng.
Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Trong mỗi làng
nghề quy mô sản xuất được mở rộng, đầu tư về vốn và kỹ thuật được tăng cường.
Vũ Thị Liễu

Trang xi


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp

hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

Đặc biệt đã hình thành cơ sở sản xuất kinh doanh, quy mô lớn, khối lượng sản phẩm
và giá trị kim ngạch sản xuất ngày càng tăng, thu hút số lượng lao động lớn chuyên
và không chuyên vào quá trình sản xuất và dịch vụ... Một số nghề điển hình có tốc
độ khôi phục và phát triển khá nhanh như gốm Bát Tràng, chạm, khảm, điêu khắc...
Các sản phẩm truyền thống của các làng nghề Hà Nội nói riêng và Việt Nam
nói chung đã có được thị trường tương đối ổn định ở Đông Âu và Liên Xô (cũ).
Chính sự ổn định này đã cho phép các làng nghề duy trì được sự phát triển và có
được những nguồn thu đáng kể từ xuất khẩu. Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ đạt giá trị cao nhất. Ở nhiều địa phương việc phát triển làng nghề
đã thu hút và giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, đồng thời làm tăng
nhanh sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Hà Tây (cũ) là một trong
những tỉnh có tốc độ phát triển nghề tăng nhanh. Năm 1988–1990, các làng nghề
truyền thống đã đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lên mức 8,6 – 12,6 triệu rúp mỗi
năm. [6]
- Thời kỳ từ năm 1993 đến nay: Khi thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ không
còn, sản xuất ở các làng nghề truyền thống đã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Số
người lao động không có việc làm tăng rất nhanh, nhiều người quay lại với sản xuất
nông nghiệp, tuy vậy tình trạng này kéo dài không lâu. Một hướng đi mới cho sự
phát triển của làng nghề dần được xác lập do bước đầu đã tìm ra các thị trường mới
như Đài Loan, Nhật Bản...
Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII của Đảng (tháng 6/1993) về tiếp tục đổi
mới nông nghiệp nông thôn, với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
đã mở ra thời kỳ mới để khôi phục các làng nghề truyền thống, ví dụ như ở Hà Tây
(cũ) từ 1996 – 2000 đã khôi phục lại và phát triển các nghề dệt, thêu ren, sơn mài,

khảm trai, điêu khắc, đồ mộc, mây tre giang đan... Đây là các làng nghề truyền
thống đã từng bị mai một trong các giai đoạn khó khăn. Nhiều địa phương có làng
nghề truyền thống đã chủ động tìm kiếm thị trường mới, tổ chức sản xuất và khôi
phục lại.

Vũ Thị Liễu

Trang xii


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

Trước nhu cầu đòi hỏi của thị trường và giải quyết việc làm ở nông thôn, nhiều
làng nghề mới xuất hiện. Các làng nghề mới này có thể du nhập nghề của các làng
nghề truyền thống như gốm Xuân Quan được hình thành và phát triển nhờ nghề làm
gốm của Bát Tràng. Nhiều làng làm nghề mới ra đời với các công nghệ hiện đại như
dệt len, sản xuất phụ tùng xe đạp...
I.2.2. Các loại hình làng nghề và xu thế phát triển sản xuất trên địa bàn
I.2.2.1. Các loại hình làng nghề của Hà Nội
Cũng như ở nhiều địa phương khác, trên địa bàn TP Hà Nội cũng tồn tại các
loại hình làng nghề khác nhau. Dựa trên các tiêu chí đặc trưng có thể phân biệt làng
nghề Hà Nội theo 2 loại hình cơ bản sau:
a) Theo quá trình hình thành
Phân biệt làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Cách phân loại này cho
thấy đặc thù văn hoá, mức độ bảo tồn của các làng nghề, đặc trưng cho các vùng

lãnh thổ.
+) Các làng nghề truyền thống: là các làng nghề gồm các nhóm nghề từ lâu đời
như: gốm, đúc đồng, trạm khắc đá, kim hoàn, rèn, mây tre đan, sơn, khảm trai, dệt
tơ lụa, làm nón, giấy dó, tranh dân gian...
Theo quy định trong thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính Phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn, làng nghề truyền thống là làng có ít nhất một nghề truyền thống
(nghề truyền thống là nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm, sản phẩm của
làng nghề mang bản sắc văn hoá dân tộc và gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ
nhân hoặc tên tuổi của làng nghề).
Làng nghề truyền thống của Hà Nội có những nét đặc trưng sau:
- Phát triển đa dạng về quy mô, về cơ cấu ngành nghề và gắn chặt với nông
nghiệp [10]: Các làng nghề truyền thống ở Hà Nội đều ra đời và tách dần từ nông
nghiệp. Ban đầu, do nhu cầu việc làm và nâng cao thu nhập người lao động ở nông
Vũ Thị Liễu

Trang xiii


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

thôn đã làm nghề thủ công bên cạnh làm ruộng [10]. Khi lực lượng sản xuất đã phát
triển thì thủ công nghiệp tách ra thành một ngành độc lập, vươn lên thành ngành sản
xuất chính ở một số làng. So với các vùng khác trong cả nước thì làng nghề truyền

thống ở Hà Nội có sự phát triển lâu đời hơn, nhưng nó vẫn gắn chặt với sản xuất
nông nghiệp. Bởi vì người thợ thủ công vốn là người nông dân tham gia làm nghề
thủ công.
- Sản phẩm của làng nghề truyền thống phát triển đa dạng và có tính tập trung
cao. Do làng nghề truyền thống ở Hà Nội chủ yếu nằm ở vùng ven đô, người thợ thủ
công ở làng nghề truyền thống thường nhạy bén với thị trường nên việc thay đổi
mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm... đã rất được quan tâm nhờ vậy quá trình
sản xuất được định hướng và tổ chức khá linh hoạt.
Cũng nhờ vậy các mặt hàng của làng nghề được cải tiến nhanh chóng và ngày
càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, như vậy sản phẩm của làng nghề Hà Nội
ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước.
- Lao động ở làng nghề truyền thống của Hà Nội có trình độ tay nghề cao do
được thừa hưởng những kinh nghiệm từ nhiều thế hệ trước.
Tuy nhiên cũng như ở một số địa phương khác hình thức tổ chức kinh doanh
của làng nghề Hà Nội vẫn còn nhỏ, manh mún, thiếu tập trung, chủ yếu là sản xuất
theo hộ gia đình. Đây là một yếu điểm lớn trong việc tham gia thị trường xuất khẩu.
Hà Nội hiện có 272 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống
[7].
+) Làng nghề mới: Là các làng nghề mới được hình thành trong thời gian gần đây,
chủ yếu xuất phát từ:
- Việc tổ chức gia công nguyên liệu, thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho
các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Tính năng động của một số hộ gia đình nhạy bén với thị trường và có điều
kiện đầu tư sản xuất từ đó tạo ra các sản phẩm mới hoặc du nhập công nghệ của làng
nghề khác.

Vũ Thị Liễu

Trang xiv



Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

Các làng nghề mới của Hà Nội như: bánh kẹo Xuân Đỉnh, gốm Xuân Quan, dệt
len Vân Hà...
b) Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm
Đây là cách phân loại được sử dụng khá phổ biến, liên quan mật thiết đến các
vấn đề môi trường. Theo sự phân loại này sản phẩm thường được gắn với tên làng:
đậu phụ Mơ, bún Phú Đô, bánh cuốn Thanh Trì, lụa Vạn Phúc, nón Chuông, dao
kéo Đa Sỹ...
+ Ngành gốm xứ: Làng nghề Đa Tốn, Vân Đức, Kim Lan, Bát Tràng, Đông Du,
Châu Quỳ hầu hết tập trung ở huyện Gia Lâm. Đây là các làng nghề truyền thống
khá phát triển tại Hà Nội. Điển hình nhất là làng nghề gốm sứ Bát Tràng và gốm
Kim Lan. Sản phẩm chính của các làng nghề này là các mặt hàng sứ dân dụng, sứ
mỹ nghệ, sứ xây dựng và sứ công nghiệp. Các sản phẩm của làng nghề gốm Bát
Tràng nhìn chung đã chiếm lĩnh được các thị trường phía Bắc và bước đầu tìm được
thị trường xuất khẩu. [18]
+ Ngành thủ công mỹ nghệ: Đây là loại hình tập trung khá nhiều làng nghề truyền
thống, điển hình là các làng nghề: chạm khắc đồ mỹ nghệ Vân Hà ( Hà Đông), chổi
tre, nan tre Dương Quang (Gia Lâm); băng giang Đông Ngạc, phên nứa Đại Mỗ,
dây thừng Trung Văn (Từ Liêm); đan thúng, rổ rá Kim Lũ (Sóc Sơn).
Ở Hà Tây (cũ) nghề mây tre đan tập trung ở các huyện như Thạch Thất với
các xã Hữu Bằng, Phùng Xá, Tràng Sơn; Huyện Chương Mỹ có các xã như Phú
Nghĩa, Trường Yên; Huyện Thường Tín với các xã như Duy Thái, Nhị Khê; Huyện
Phú Xuyên với các xã như Phú Yên, Đại Thắng... Sản phẩm truyền thống như mây

tre đan, đồ gỗ cao cấp, khảm... tạo nên một trung tâm buôn bán các sản phẩm của
làng nghề.
+ Ngành chế biến nông sản thực phẩm: Đây là loại hình sản xuất rất phổ biến ở
Hà Nội. Từ xa xưa đất Thăng Long đã nổi tiếng với nhiều loại thực phẩm như cốm
Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, bún Phú Đô, bánh mứt Xuân Đỉnh, Võng La (Đông
Anh), miến bánh đa, bánh cốm Hữu Hoà (Thanh Tri`)..., các làng nghề này phân bố
rải rác ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, Hà Tây (cũ). Các làng nghề chế biến
Vũ Thị Liễu

Trang xv


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

nông sản thực phẩm tập trung tại các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài
Đức..., điển hình là các xã Cát Quế, Minh Khai, Dương Liễu... Sản phẩm ngoài phục
vụ cho đời sống thường nhật còn là những mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng.
+ Ngành cơ kim khí: Chủ yếu ở huyện Thanh Oai và tập trung ở xã Thanh Thuỳ,
ngoài ra còn có các làng gò hàn Tây Mỗ, rèn Xuân Phương (Từ Liêm), sắt xây dựng
Dục Tú (Đông Anh)... Các mặt hàng chủ yếu là các đồ dân dụng như mũ ốc, bản lề,
ke cửa, một số phụ tùng xe đạp, xe máy...
+ Ngành dệt nhuộm, in hoa: Tập trung chủ yếu ở xung quanh thị xã Hà Đông, điển
hình như các xã Dương Nội, La Khê, Vạn Phúc, Kiên Hưng. Ngoài ra còn có làng
dệt Triều Khúc -Thanh Trì trước kia thường sản xuất theo hộ gia đình, nay đã hình
thành nhiều tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, công ty tư nhân với vài chục đến vài trăm

lao động. Ví dụ như cơ sở dệt lụa tơ tằm cao cấp của ông Triệu Văn Mão (Vạn Phúc
– Hà Đông) thu hút khoảng 100 lao động chuyên và không chuyên.
+ Làng nghề vật liệu xây dựng: Các làng nghề này nằm tại các xã ven sông Hồng
như Vân Nam, Hồng Vân, Quang Lãng (thuộc các huyện Thường Tín, Phúc Thọ,
Phú Xuyên) hình thành trong khoảng hơn chục năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu
xây dựng cho người dân trong vùng. Hàng trăm lò gạch, lò vôi được xây dựng, sử
dụng nhiên liệu là củi, than cám, than đá.
I.2.2.2. Hiện trạng sản xuất và xu thế phát triển làng nghề ở Hà Nội
a) Hiện trạng sản xuất làng nghề ở Hà Nội
Nhìn chung hiện nay, sản xuất làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đang
phát triển cả về quy mô lẫn loại hình sản phẩm. Một số ngành phát triển để đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt như ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, gốm sứ, đồ gỗ... Đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và du lịch, ngành dệt nhuộm và thủ công mỹ nghệ đã phát
triển rất mạnh mẽ, sản lượng hàng năm không ngừng gia tăng. Ngành cơ - kim khí
phát triển đã đáp ứng được nhu cầu về thiết bị lao động của người dân trong khu vực
và các vùng lân cận.

Vũ Thị Liễu

Trang xvi


Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp
hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô
nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội  

Năm
2010

Ngành chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi giết mổ phát triển ở một mức

độ nhất định [17], thể hiện qua tình hình sản xuất và khả năng đáp ứng thị trường
của một số mặt hàng, cụ thể như:
- Làng bún Phú Đô: sản lượng trung bình của một hộ là khoảng 6 tạ bún/ngày
(khoảng hơn 200 tấn/năm), thị trường tiêu thụ chủ yếu là các khu vực trong nội
thành Hà Nội và khu vực phụ cận [21].
- Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu sản xuất các sản phẩm
chủ yếu như: bún, miến, bánh đa khô, bột dong riềng, tinh bột nha... Toàn xã hiện có
trên 1.800 hộ sản xuất nghề (chiếm hơn 70% số hộ) và khoảng 4.500 lao động làm
nghề (chiếm 66% lao động trong độ tuổi) khối lượng sản xuất ra hàng năm lên tới
trên 100.000 tấn, tổng giá trị đạt trên 300 tỷ đồng.[8]
b)Xu thế phát triển
Xu thế phát triển của làng nghề Hà Nội nói riêng và đồng bằng sông Hồng nói
chung là thay đổi ít về số lượng [17], một số làng nghề mới có thể phát triển để đáp
ứng yêu cầu của một vài công đoạn hoặc gia công nguyên liệu, bán thành phẩm cho
một số các cơ sở sản xuất lớn hoặc các khu công nghiệp quanh vùng. Ngành sản
xuất vật liệu xây dựng có nguy cơ suy thoái do không có khả năng cạnh tranh với
các cơ sở sản xuất công nghệ, có quy mô lớn và hiện đại.
Trong khi đó các ngành nghề như thủ công mỹ nghệ, dệt nhuộm, ươm tơ, chế
biến nông sản thực phẩm... lại có nhiều biểu hiện của sự phát triển mạnh mẽ, đáp
ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng của người dân trong nước, xuất khẩu sang
các nước bạn. Đây là những ngành sản xuất giàu tiềm năng, ví dụ như:
- Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu, Minh Khai, Cát
Quế, Cộng Hoà... đang có nhu cầu mở rộng sản xuất, đa dạng sản phẩm và thu hút
nhiều lao động đến làm thuê.
- Làng nghề dệt Triều Khúc với các sản phẩm như dệt dũi, tua, gù, quai thao
nón thúng, làng yên xá có nghề thêu ren, làm guốc... đang từng bước phát triển và
ổn định, tiếp cận nhanh với thị trường trong và ngoài nước, có nhiều sản phẩm phục

Vũ Thị Liễu


Trang xvii


×