MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Môi trường Việt Nam trong vòng 10 năm qua đã chịu những tác động đáng kể
do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa và gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Do đó việc bảo vệ môi trường
ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống thường ngày.
Công cuộc công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình
thành và phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa, nguyên vật liệu, năng lượng... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển kinh tế đó là vấn đề ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là ô nhiễm do chất thải rắn (CTR). CTR vẫn đang là vấn đề bức
xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
cộng đồng và phát triển bền vững của Việt Nam. Trên phạm vi toàn quốc, từ năm
2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150-200%, chất thải
rắn sinh hoạt (CTRSH) tăng trên 200% và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Dự báo của Bộ xây dựng và Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh
ước tính đạt khoảng 44 triệu tấn/năm, phát sinh CTR nhiều nhất là ở các khu đô thị
và khu công nghiệp [7].
Cùng với sự phát triển chung của thành phố Hà Nội cũng như đất nước, qua
nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quận Hoàng Mai cũng
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã
hội, thì còn phát sinh lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị nhưng vẫn chưa được quản
lý và kiểm soát chặt chẽ. Công ty công trình đô thị, các đội vệ sinh dân lập thu gom,
vận chuyển và xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp chất thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn
hợp vệ sinh, còn lại đều là các bãi chôn lấp CTR lộ thiên hoặc đổ tự nhiên. Một số
bãi chôn lấp CTR cũng đang quá tải, lượng CTR thu gom phải chuyển đến nơi xử lý
mới rất xa. Còn lại hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều phải xử lý chung cùng các
loại chất thải khác. Đây đang là một nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và
ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng.
1
Một trong những thách thức lớn của quận là thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững, gắn phát triển kinh tế – xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Vì vậy việc
nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể của quận Hoàng Mai là vấn đề cần thiết và cấp bách mà
hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến. Chính vì vậy em chọn đề tài nghiên
cứu: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn Quận Hoàng Mai, Hà Nội” .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu luận văn
1. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt của quận Hoàng Mai.
2. Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của quận Hoàng Mai trong
tương lai đến năm 2025.
3. Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt quận Hoàng Mai phù
hợp.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập tài liệu
-
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu
-
Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
-
Các văn bản pháp quy về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
PP khảo sát thực địa
-
Tham quan tìm hiểu thực tế hệ thống thu gom và trung chuyển, các bãi chôn
lấp chất thải rắn để có cái nhìn toàn diện hơn về hiện trạng quản lý chất thải
rắn sinh hoạt ở quận Hoàng Mai.
Địa điểm khảo sát: phường Giáp Bát, phường Thịnh Liệt, phường Tân Mai.
Thời gian khảo sát: từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2014
Số lần khảo sát: 2-4 lần/địa điểm
PP dự báo khối lượng
2
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quát về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
Hoàng Mai dựa trên các tài liệu có sẵn, bao gồm niên giám thống kê, các phường
trong quận.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2014.
1.5 Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về chất thải rắn sinh hoạt cũng như giá trị thực sự
của chất thải rắn, biến những cái bỏ đi thành những thứ có thể sử dụng được.
Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn góp phần cung cấp các
dịch vụ vệ sinh đô thị ngày càng tiên tiến phù hợp với điều kiện phát triển của xã
hội ở quận Hoàng Mai.
Chất lượng vệ sinh đô thị ngày càng được nâng cao, ý thức bảo vệ môi trường của
dân được cải thiện, góp phần đem lại một môi trường sạch đẹp, văn minh cho
quận Hoàng Mai.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng :
Chƣơng 1 : Tổng quan về quản lý chất thải rắn.
Chƣơng 2 : Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa thành phố Hà
Nội và quận Hoàng Mai.
Chƣơng 3: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các
giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận Hoàng Mai.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1. Tổng quan chất thải rắn
1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn
Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 do Chủ tịch nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về quản lý chất thải rắn và phế liệu thì: Chất
thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [11].
Thuật ngữ CTR được sử dụng trong đề tài này là bao hàm tất cả các chất rắn
hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các CTR đặc thù từ các ngành
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Đề tài này đặc biệt quan tâm đến chất thải rắn
sinh hoạt (CTRSH), bởi vì đó là sự tích lũy và lưu trữ toàn CTR có khả năng ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn
a. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
- Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời.
Nguồn chất thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,… còn
có một số chất thải nguy hại.
- Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách
sạn,…Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực
phẩm, giấy, catton,..)
- Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng chất
thải tương tự như đối với chất thải từ khu dân cư và các hoạt động thương mại
nhưng khối lượng ít hơn.
- Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các
công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch
vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các công
viên, bãi biển và các hoạt động khác,… Chất thải bao gồm cỏ rác, chất thải từ việc
trang trí đường phố.
4
- Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá
trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,…
- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng
gói sản phẩm,… Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm
việc.
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng
sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,… Chất thải chủ yếu thực phẩm dư thừa,
phân gia súc, CTR nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch
sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp [6].
b. Thành phần chất thải rắn
Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đầu vào các bãi chôn lấp của Hà
Nội [7]
Loại CTR
STT
Hà Nội(Nam Sơn)
Hà Nội(Xuân Sơn)
1
Chất thải hữu cơ
53,81
60,79
2
Giấy
6,53
5,38
3
Vải
5,82
1,76
4
Gỗ
2,51
6,63
5
Nhựa
13,57
8,35
6
Da và cao su
0,15
0,22
7
Kim loại
0,87
0,25
8
Thủy tinh
1,87
5,07
9
Sành sứ
0,39
1,26
10
Đất và cát
6,29
5,44
11
Xỉ than
3,10
2,34
12
Nguy hại
0,17
0,82
13
Bùn
4,34
1,63
14
Các loại khác
0,58
0,05
100
100
Tổng
5
Thành phần CTR rất phức tạp. Việc thu thập và tính toàn thành phần CTR có
ý nghĩa rất lớn với việc đề xuất các biện pháp xử lý CTR, giúp người quản lý lựa
chọn các công nghệ thu gom, công nghệ vận chuyển và xử lý có hiệu quả. Có thể
thấy rằng thành phần hữu cơ trong CTRSH là rất lớn chiếm từ 55,18% đến 68,47%
đây là thành phần có thể tận dụng làm phân vi sinh, các thành phần có thể tái chế,
tái sử dụng như: giấy, gỗ, nhựa, kim loại, thủy tinh chiếm khoảng 25%. Điều này sẽ
giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu hồi được một phần chi phí xử lý
CTRSH, giảm lượng CTRSH đem đi chôn lấp, giảm tác động đến môi trường.
Bảng 1.2. Sự thay đổi thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo mùa [17]
%Khối lƣợng
%Thay đổi
Chất thải
Mùa mƣa
Mùa khô
Giảm
Tăng
Thực phẩm
11,1
13,5
Giấy
45,2
40,6
11,5
Nhựa dẻo
9,1
8,2
9,9
Chất hữu cơ khác
4,0
4,6
15,0
Chất thải vườn
18,7
4,0
28,3
Thủy tinh
3,5
2,5
28,6
Kim loại
4,1
3,1
24,4
Chất trơ và chất thải khác
4,3
4,1
4,7
Tổng cộng
100%
21,0
100%
Các yếu tố địa lý tự nhiên như vị trí, mùa trong năm và đặc điểm của khu vực
có thể ảnh hưởng đến lượng chất thải sinh ra và lượng chất thải thu gom. Thành phần
CTR sẽ thay đổi theo thời gian phụ thuộc tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ công
nghệ, khả năng tái chế, tái sử dụng CTR, nhu cầu của dân cư…Khi mức sống của
dân cư được nâng cao thì thành phần CTR cũng tăng lên.
6
1.1.3. Ảnh hƣởng của chất thải rắn tới môi trƣờng và xã hội
Hiện nay tại Việt Nam phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi,
điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện
thu gom CTR không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập kết chưa được đầu
tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển
chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR
trong khu dân cư. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom,
vận chuyển đến xử lý đều gây ô nhiễm môi trường.
a. Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
Từ việc thải các chất thải hữu cơ, xác chết động vật qua những trung gian truyền
bệnh sẽ gây nên nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch.Ví dụ điển hình nhất là dịch
hạch thông qua môi trường trung gian là chuột gây nên cái chết cho hàng nghìn
người. Người ta đã tổng kết chất thải gây ra 22 loại bệnh cho con người. Điển hình
là chất thải plastic (nilon) là nguyên nhân gây ra ung thư cho súc vật ăn cỏ. Hơn thế
nữa khi đốt plastic ở 1200oC nó sẽ biến đổi thành đioxit gây quái thai ở người.
Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần
khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do
chất thải rắn cũng đã đến mức báo động.
Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các
hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ
qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị bệnh tim
mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da... Do
chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà
việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn. Điều đáng lo
ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt
không đạt từ 800oC trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi
đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với
nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí đioxin cực độc thoát vào môi
trường.
7
b. Ảnh hưởng tới môi trường nước
Các CTR, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ phân hủy một cách
nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo
ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và
nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp
chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S, H2O, CO2.
Tất cả các chất trung gian này đều gây mùi thối và là độc chất. Bên cạnh đó còn bao
nhiêu vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu CTR là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi
trường nước. Những chất thải độc như Hg, Pb, hoặc các chất thải phóng xạ còn
nguy hiểm hơn.
c. Ảnh hưởng tới môi trường đất
- Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai
khoáng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô
nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do thải ra mặt đất những chất thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý
nước.
+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh
trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang
người và động vật…
- Chất thải rắn xả bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó
phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Ở chất thải còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm
mốc... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho cộng
đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi
đưa vào môi trường đất sẽ làm giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân
bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. Tóm lại
chất thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
8
d. Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Chất thải hữu cơ phân hủy tạo ra các chất khí độc hại như CH4, CO2, NH3,… và khí
sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp chất thải chứa các vi trùng, các
chất độc lẫn trong chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí.
e. Ảnh hưởng tới các khu công cộng và đô thị.
CTR nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng
người dân xả bừa bãi chất thải ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến
gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.
f. CTR cản dòng chảy, làm ứ đọng nước hoặc ngập lụt vùng dân cư.
g. Nước rò rỉ từ các bãi chất thải chứa những chất hòa tan, chất lơ lửng, chất
hữu cơ và nấm bệnh.
Ở những bãi chất thải mà trong chất thải có một lượng nước nhất định hoặc mưa
xuống làm nước ngấm vào thì tạo ra một loại nước rò rỉ. Trong nước rò rỉ chứa
những chất hòa tan, những chất lơ lửng, chất hữu cơ và nấm bệnh.
1.1.4. Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại CTR có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Nếu phân chia
theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra CTRSH, CTR xây dựng, CTR nông thôn,
nông nghiệp và làng nghề, CTR công nghiệp, CTR y tế. Mặt khác, nếu phân chia
theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại: CTR nguy hại và CTR thông
thường. Với mỗi cách phân loại khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau và
thành phần CTR.
a. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh
CTR sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,
các trung tâm dịch vụ, thương mại, theo phương diện khoa học.
CTR công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp
gồm:
9
-
Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ
trong các nhà máy nhiệt điện.
-
Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
-
Các phế thải trong quá trình công nghệ.
-
Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình v.v…Chất thải xây dựng gồm:
-
Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
-
Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.
-
Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
Chất thải từ các nhà máy xử lý: CTR từ hệ thống xử lý nước thải, nhà máy
xử lý chất thải công nghiệp.
Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa
chất bảo vệ thực vật…[14].
Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ yếu được thống kê tại các khu vực
đô thị và các khu công nghiệp, ở khu vực nông thôn, hầu như số liệu về CTR chưa
được thống kê một cách đầy đủ. Theo thống kê các năm gần đây, khoảng 42-46%
lượng CTR phát sinh là từ các đô thị, khoảng 17% là từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, số còn lại là CTR của nông thôn, làng nghề và CTR y tế chỉ chiếm phần
nhỏ. Dự báo cho đến năm 2015, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp
sẽ còn tiếp tục tăng lên tương ứng với các con số 50,8 và 22,1%.
b. Phân loại CTR theo tính chất độc hại
- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải
nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khoẻ con người, động vật và cây
cỏ. Trong giai đoạn hiện nay, lượng chất thải không ngừng gia tăng tạo sức ép rất
lớn đối với công tác bảo vệ môi trường (BVMT), và phát sinh chất thải nguy hại
10
(CTNH) rất đa dạng về nguồn và chủng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn
còn yếu dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và xử lý. Trong hoạt động y tế,
lượng CTR y tế phát sinh hiện vào khoảng 350 tấn/ngày. Chất thải y tế được chia
làm 5 loại gồm: chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ, chất thải hóa học, các bình
khí có áp suất và chất thải sinh hoạt thông thường. CTR y tế nguy hại chiếm tỉ trọng
khoảng 20-25% tổng lượng phát sinh trong các cơ sở y tế. Đó là chất thải có tính lây
nhiễm như máu, dịch, chất tiết, bộ phận cơ thể, vật sắc nhọn, chất thải hóa học,
dược phẩm, chất thải phóng xạ và các bình áp suất có khả năng cháy nổ.
- Chất thải rắn thông thường: là những loại chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
Năm 2009, theo kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường, lượng CTR thông
thường phát sinh trong cả nước vào khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó, CTR công
nghiệp thông thường là 6,88 triệu tấn/năm, CTR sinh hoạt vào khoảng 19 triệu
tấn/năm, CTR y tế thông thường vào khoảng 2.12 triệu tấn/năm [7].
1.2. Tổng quan quản lý chất thải rắn
1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải rắn
Quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, CTRSH, chất thải rắn công
nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các
chất thải đặc thù khác, bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu [11].
Quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm
phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu,
tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp [8,9].
1.2.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn
1.2.2.1. Cơ cấu quản lý chất thải rắn
Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý CTR ở một số đô thị:
Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm cải thiện trong việc
đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia. Bộ xây dựng hướng dẫn
chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải. Công ty Môi trường đô thị
là cơ quan trực tiếp đảm nhiệm vị trí xử lý CTR, bảo vệ môi trường thành phố được
Sở Giao Thông Công Chính giao [4].
11
1.2.2.2. Các yêu cầu chung trong quản lý chất thải rắn
1. Hệ thống thu gom
Thu gom CTR là quá trình thu nhặt chất thải từ các nhà dân, các công sở hay
từ những điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm xử lý, trung chuyển
hay chôn lấp.
Thu gom CTR trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp bởi vì CTR
khu dân cư, thương mại và công nghiệp phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại,
công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả khu vực trống. Sự
phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm phức tạp
thêm cho công tác thu gom [1].
Các loại dịch vụ thu gom chất thải rắn:
a) Hệ thống thu gom CTR chưa, không phân loại tại nguồn
Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư biệt lập thấp tầng bao gồm:
-Dịch vụ thu gom ở lề đường: Người chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng chứa
CTR đã đầy chất thải ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các
thùng đã được đổ bỏ trở về vị trí chung để tiếp tục chứa CTR.
-Dịch vụ thu gom ở lối đi - ngõ hẻm: các thùng chứa CTR đặt ở đầu các lối đi, ngõ
hẻm.
Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình:
Dịch vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư này. Đội
thu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa CTR từ các hộ gia đình đến
tuyến đường thu gom bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới, tùy theo khối lượng
CTR vận chuyển.
Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao tầng:
Đối với khu vực này, có các phương thức sau:
- Sử dụng ống trượt rác
- Nhân viên đi thu gom theo dịch vụ từng tầng
- Dân tự làm (ít xảy ra)
Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp:
12
Cả 2 phương pháp thủ công và cơ khí đều được sử dụng dể thu gom tại khu vực
này. Để tránh tình trạng tắc đường, việc thu gom CTR của khu vực này tại nhiều
thành phố lớn được thực hiện vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm. Khi áp dụng phương
pháp thu gom thủ công thì CTR được đặt vào các túi bằng plastic hoặc các loại
thùng giấy và được đặt dọc theo đường phố để thu gom.
b) Hệ thống thu gom CTR đã phân loại tại nguồn
Các loại vật liệu đã được phân chia tại nguồn cần phải được thu gom để sử dụng
cho mục đích tái chế. Phương pháp cơ bản hiện tại đang được sử dụng để thu gom
các loại vật liệu này là thu gom dọc lề đường.
c) Hệ thống container di động (Hauled Container System: HSC)
Trong HSC thì các container được sử dụng để chứa CTR và được vận chuyển
đến bãi đổ, đổ bỏ CTR và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom
mới. Hệ thống HSC thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớn bởi
vì hệ thống này sử dụng các container có kích thước lớn.
d) Hệ thống container cố định (Stationnary Container System: SCS)
Trong hệ thống SCS, container cố định được sủ dụng để chứa CTR vẫn giữ ở vị
trí thu gom khi lấy tải, chúng chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn
phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải. Hệ thống này chia thành 2 loại chính:
-
Hệ thống thu gom lấy tải cơ giới
-
Hệ thống thu gom lấy tải thủ công
Hầu hết các xe thủ gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị thiết
bị ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR. Nhược điểm lớn của hệ
thống này là xe thu gom có cấu tạo phức tạp gây khó khăn trong việc bảo trì.
Các phương thức thu gom trên đều được áp dụng tại Việt Nam tuy nhiên phương
thức thu gom CTR đã phân loại tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi, mới chỉ áp
dụng ở một số quận ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
2. Hệ thống vận chuyển
a. Hệ thống vận chuyển
13
Thông thường, CTR được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi chứa
hoặc cơ sở tái chế. Tuy nhiên, hầu hết các nơi tiếp nhận CTR cuối cùng này được
bố trí cách xa thành phố, hoặc cách xa tuyến giao thông chính, nếu vận chuyển trực
tiếp đến bãi chôn lấp thì không khả thi vì chi phí vận chuyển khá cao. Vì vậy cần có
các điểm tập kết, trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang các xe lớn
hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển CTR đến một khoảng cách khá xa,
hoặc đến trạm thu hồi, hoặc đến bãi đổ.
Trạm tập kết có chức năng chính là chuyển CTR từ các xe thu gom và các xe
vận chuyển nhỏ sang các phương tiện vận chuyển lớn hơn.
b. Phương tiện vận chuyển
Hệ thống vận chuyển gồm nhiều phương tiện: trong những hẻm nhỏ vận chuyển
CTR bằng xe thô sơ và nhân viên thu gom bằng phương pháp thủ công. Ở các thành
phố lớn thì thường có các loại xe có container vận chuyển hoặc container cố định.
Đối với các nước tiên tiến thì công việc thu gom CTR đường phố có xe chuyên
dùng vừa quét, thu gom và vận chuyển [1].
1.2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới
Mức đô thị hóa cao thì lượng CTR tăng lên theo đầu người, với sự gia tăng
của CTR thì việc thu gom, phân loại, xử lý CTR là điều mà mọi quốc gia cần quan
tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý CTR như: công nghệ sinh học,
công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế
thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên tính theo
đầu người. Ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày. Chi phí quản lý cho
chất thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 5% ngân sách hàng năm. Cơ sở
hạ tầng tiêu hủy an toàn chất thải thường rất thiếu thốn.
Trên thế giới, một số nước đã có những mô hình phân loại và thu gom chất
thải rất hiệu quả:
- Mỹ: Hàng năm, CTR sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn. Tính
bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg CTR/ngày. Hầu như thành phần các loại
CTR sinh hoạt trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất
không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô
14
cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát
triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực
phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Như vậy CTR sinh hoạt ở Mỹ có
thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được
như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%) [17].
- Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có
được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình
xử lý CTR tốt hơn. CTR sinh hoạt ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi
nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các
loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành
phần chính tham gia vào thu gom và xử lý CTR sinh hoạt từ các khu dân cư và công
ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom CTR công nghiệp và thương mại. Tất
cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra
trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các
công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển CTR cho các
hộ dân và các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom CTR trực tiếp tại nhà
phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải
trả phí 7 đôla Singapore/tháng. Bên cạnh đó Singapore áp dụng xử phạt tài chính rất
nặng thậm chí bỏ tù đối với các hành động xả CTR bừa bãi một cách nghiêm minh,
do đó Singapore là một đất nước sạch sẽ, môi trường sinh thái tốt, là một điểm đến
hấp dẫn trên thế giới.
- Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành nhiều loại riêng biệt
và cho vào các túi với màu sắc khác nhau rất dễ nhận biết theo quy định: chất thải
hữu cơ, chất thải vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, chất thải kim loại. Chất thải hữu cơ
được đưa đến nhà máy xử lý CTR để sản xuất phân vi sinh. Các loại CTR còn lại:
giấy, vải, thủy tinh, kim loại,... đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. CTR
không thể tái chế tái sử dụng sẽ được xử lý bằng các phương pháp hiện đại, các cặn
CTR không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng
còn có tác dụng hút nước khi trời mưa. Hiện nay, chất thải được tái chế bằng nhiều
15
cách vừa biến thành năng lượng lẫn thu hồi nguyên liệu, và những thị trường thứ
cấp đang xuất hiện ngày càng nhiều trên phạm vi toàn cầu. Các nguyên liệu thứ cấp
hiện là một trong những dòng nguyên liệu quan trọng nhất trên toàn thế giới.
Chuyển đổi chất thải thành năng lượng: là nhiệm vụ của họat động triển khai
sử dụng tài nguyên tái tạo, giảm các khí nhà kính và phát triển thị trường cácbon.
Thiêu đốt chất thải có thu hồi năng lượng bao gồm xử lý chất thải để sản xuất năng
lượng cung cấp cho các nhà máy và nhà ở. Năng lượng sản xuất ra nhiều hơn năng
lượng được sử dụng để vận hành lò đốt [15].
Tiết kiệm tài nguyên: Tiết kiệm tài nguyên là một trong những lợi ích chủ yếu
của họat động thu hồi và tái chế chất thải. Lợi ích nữa của tái chế là giảm các ảnh
hưởng liên quan đến việc sử dụng và chuyển đổi các nguyên liệu thô. Những
nguyên liệu chính được thu hồi và xử lý để tái sử dụng, bao gồm: Chất hữu cơ và
gỗ, giấy, bìa cứng, nhựa, thủy tinh, kim loại có chứa sắt và không chứa sắt, vải dệt,
ắc quy, chất thải điện và điện tử và dung môi [14].
1.2.4. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Trong thập niên 70-80 của thế kỷ trước, công tác quản lý CTR được các nhà
quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất thải
phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người. Chính vì vậy, mô hình thu gom, xử
lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn giản. Đơn vị chịu trách nhiệm quản
lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR được giao cho phòng Quản lý đô thị trực
thuộc Ủy ban nhân dân quận, thành phố với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh đường
phố là các công nhân quét dọn và thu gom chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của
người dân khu vực đô thị. Chất thải sau đó được tập kết và đổ thải tại nơi quy định.
Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, các ngành kinh tế bắt đầu được Nhà nước ưu tiên phát triển. Các hoạt
động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và các ngành du lịch, dịch vụ theo đó
cũng phát triển mạnh là nguyên nhân phát sinh về lượng chất thải ngày càng lớn của
các ngành nêu trên. Công tác quản lý CTR không còn đơn thuần là quản lý CTRSH
mà còn bao gồm vấn đề quản lý CTR công nghiệp, y tế…Nhằm đáp ứng kịp thời
yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý CTR được điều chỉnh bằng một hệ thống
16
các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song song với
đó, hệ thống tổ chức quản lý CTR bắt đầu hình thành và phát triển với các nguyên
tắc tương đối cụ thể, căn cứ theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được giao, các bộ,
ngành liên quan có trách nhiệm quản lý CTR phát sinh của ngành.
Hình 1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn trong các vùng kinh tế của
nƣớc ta và dự báo tình hình thời gian tới [7]
Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn CTR, trong đó khoảng
42 - 46% lượng CTR phát sinh là từ các đô thị, khoảng 17% CTR là từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp, số còn lại là CTR của nông thôn, làng nghề và CTR y tế
chỉ chiếm phần nhỏ. Từ năm 2003 đến năm 2008 lượng CTR phát sinh trung bình
tăng từ 150 -200%, CTRSH đô thị tăng lên 200%, CTR công nghiệp tăng 181%, và
còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo của Bộ xây dựng, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đến năm 2015, lượng CTR phát sinh khoảng 44 triệu tấn/năm [5, 8].
Hình 1.2. Thành phần chất thải rắn toàn quốc năm 2008 và xu hƣớng thay đổi [7]
17
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực đối với
phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến
suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Các hoạt động sản
xuất, sinh hoạt tăng theo do đó lượng chất thải cũng tăng theo. Tính bình quân người
dân đô thị tiêu dùng năng lượng, thực phẩm, ... cao gấp 2 - 3 lần so với người dân
nông thôn, kéo theo lượng chất thải của người dân đô thị cũng gấp 2 - 3 lần so với
người dân nông thôn.
Bảng 1.3. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các năm 2007 -2010 [7]
Nội dung
2007
2008
2009
2010
Dân số đô thị (triệu người)
23,8
27,7
25,5
26,22
% dân số đô thị so với cả nước
28,20
28,99
29,74
30,2
Chỉ số phát sinh CTRSH (kg/người/ngày)
~ 0,75
~ 0,85
0,95
1,0
Tổng lượng CTRSH phát sinh (tấn/ngày)
17.682
20.849
24.225
26.224
Chỉ số phát sinh CTRSH bình quân đầu người tăng theo mức sống. Năm
2007, chỉ số CTRSH phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị
trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày trong khi đó ở nông thôn là
0,4 kg/người/ngày.
Bảng 1.4. Lƣợng CTR phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007 [7]
Lƣợng CTRSH phát sinh
T
Loại đô
Chỉ số CTR sinh hoạt bình quân
T
thị
đầu ngƣời (kg/ngƣời,ngày)
Tấn/ngày
Tấn/năm
1
Đặc biệt
0,96
8.000
2.920.000
2
Loại 1
0,84
1.883
888.023
3
Loại 2
0,72
3.433
1.253.045
4
Loại 3
0,73
3.738
1.364.370
5
Loại 4
0,65
626
228.490
17.682
6.453.930
Tổng
Tổng lượng CTRSH ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 1016% mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTRSH chiếm khoảng 60-70%
tổng lượng CTR đô thị. Thành phần CTRSH phụ thuộc vào mức sống ở một số đô
18
thị, mức sống thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong
thành phần CTRSH. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTRSH chiếm 60- 70% tổng
lượng chất CTR đô thị (một số đô thị, tỷ lệ này có thể lên đến 90%) [7]. Trong
thành phần CTR đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần CTR có thể sử dụng làm
nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 – 77,1%; tiếp theo là thành phần
nhựa: 8 – 16%; thành phần kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn vào chất thải sinh
hoạt nhỏ hơn 1%.
Tỉ lệ thu gom CTR ở thành phố hiện nay vẫn lớn hơn nhiều so với vùng nông
thôn do xa xôi và các dịch vụ thu gom không đến được các vùng nông thôn. Ở các
vùng đô thị, dịch vụ thu gom CTR thường cũng chưa được cung cấp cho các khu
định cư, các khu nhà ở tạm và ngoại ô thành phố là nơi sinh sống chủ yếu của các
hộ dân có thu nhập thấp. Lượng chất thải rắn thu gom tại các khu đô thị ở Việt Nam
chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu vực nội
thành.
Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom
và tập kết CTR mà còn tập trung đến nơi đổ thải. Công tác quản lý CTR hiện nay đã
mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý
CTR hợp vệ sinh, đảm bảo quy chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Việt Nam đặt ra.
Mặc dù hiện nay, công tác quản lý CTR chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế
nhưng cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, đi cùng với những xu hướng phát triển
và hội nhập, công tác quản lý CTR đã từng bước được thay đổi, tăng cường để phát
huy hơn nữa vai trò và hiệu quả thực hiện.
1.3. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn
Cùng với việc ban hành một số văn bản quy định (chi tiết xem phụ lục A) thì
Chính phủ cũng chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm.
19
CHƢƠNG 2
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ QUẬN HOÀNG MAI
2.1. Hiện trạng và đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội
2.1.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội
2.1.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội
Các số liệu thống kê cho thấy nguồn thải ở Hà Nội nói chung và 4 quận nội
thành nói riêng rất đa dạng và lượng CTRSH không ngừng tăng lên theo tốc độ phát
triển công nghiệp cũng như mức độ tăng dân số. Hà Nội là trung tâm của cả nước,
đây là nơi dân số tập trung ngày càng cao, rất nhiều các nhà máy, bệnh viện, trung
tâm thương mại được xây dựng ngày càng nhiều. Chính điều này tạo nên một lượng
CTRSH rất lớn.
CTRSH trên địa bàn thành phố phát sinh từ nhiều nguồn như:
-
Từ các khu dân cư;
-
Từ các trung tâm thương mại;
-
Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng;
-
Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
-
Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố;
-
Từ các khu công nghiệp [4].
Năm 2013 Hà Nội có gần 130 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp và hàng ngàn các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học
phổ thông. Đây là nguồn phát sinh CTRSH rất lớn trên địa bàn 4 quận nói riêng và
thành phố Hà Nội nói chung. Các cơ sở y tế, khu công nghiệp, các chợ, bến tàu, bến
xe… cũng là nguồn gốc sinh ra chất thải rắn sinh hoạt rất lớn trên địa bàn Hà Nội.
2.1.1.2. Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Tại nguồn phát sinh CTR: Theo quy định quản lý CTRSH phải được kiểm
soát, phân loại ngay tại nguồn, lưu giữ trong các túi hoặc thùng có màu sắc khác
nhau. Hộ gia đình, công ty, bệnh viện ... nơi phát sinh CTRSH phải thực hiện việc
phân loại này.
20
Thực tế: Từ năm 2007 một số phường như Phan Chu Trinh (Hoàn
Kiếm), Láng Hạ, Thành Công đã thí điểm thực hiện theo phương thức 3R (Giảm
thiểu - Tái sử dụng - Tái chế), CTRSH được phân loại tại nguồn, các túi nilon có 2
màu khác nhau được công ty phát góp phần giảm đáng kể lượng CTRSH tại các hộ
gia đình từ 31,2% - 45,1% tùy từng phường. Sau đó do sự phát triển chưa đồng bộ
về cơ sở hạ tầng nên dự án không được triển khai. Hiện nay CTRSH tại các hộ gia
đình, khu công nghiệp và bệnh viện được phân loại rất thấp vì lý do công ty và
thành phố chưa có đủ nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ
tầng cũng như nguồn lực thực hiện, đặc biệt là thói quen của người dân. Mặt khác
các CTR như phim ảnh, kính vỡ, mảnh gỗ.... người dân bỏ lẫn lộn với các chất thải
hữu cơ rồi xả ngay trên vỉa hè và đường phố.
Thời gian thu gom của các công ty môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
trên các tuyến đường phố chia làm 3 ca, từ 5h sáng đến 2h đêm. Sau đó CTRSH
được lưu trữ tạm thời tại các điểm tập kết. Sau đó nhân viên vệ sinh của các đơn vị
vệ sinh môi trường trực tiếp thu gom và vận chuyển về các trạm trung chuyển hoặc
sau khi đưa về xe chở CTRSH sẽ trực tiếp vận chuyển về khu LHXLCT Nam Sơn.
Khối lượng CTRSH được thu gom phải có đến 16% lượng chất thải có khả năng tái
chế được những người đồng nát thu gom.
Bảng 2.1. Khối lƣợng CTRSH 4 quận nội thành của thành phố Hà Nội(*)
STT
Năm
Quận
Khối lƣợng
2010
2011
2012
2013
Tấn
1
Quận Ba Đình
102255
102418
101579
94683
2
Quận Đống Đa
131566
143944
144303
129781
3
Quận Hai Bà Trưng
126509
133067
134734
108811
4
Quận Hoàn Kiếm
81331
91882
89747
74143
441661
471311
470363
407418
Tổng
(* : số liệu điều tra tham khảo tại các công ty thu gom - vận chuyển CTRSH trên địa
bàn quận)
21
Qua số liệu trên có thể nhận thấy năm 2011 là năm có lượng CTRSH phát
sinh nhiều nhất và năm 2013 là năm có lượng CTRSH phát sinh ít nhất trong 4 năm
trở lại đây, và tỷ lệ giảm là xấp xỉ 14%. So với khối lượng CTRSH của quận Hoàng
Mai thì khối lượng CTRSH của 4 quận nội thành ít hơn nhiều nên công tác thu gom
và vận chuyển sẽ khó khăn và tốn kém hơn. Trung bình mỗi ngày, công ty thu gom
và vận chuyển được hàng ngàn tấn CTR các loại. Với điều kiện cơ sở vật chất,
phương tiện chuyên dụng của công ty thì việc thu gom một lượng CTRSH lớn như
trên chỉ thực hiện vận chuyển trong ngày.
Công ty môi trường đô thị Hà Nội giao nhiệm vụ cho mỗi xí nghiệp những
nhiệm vụ công việc cụ thể như sau:
+ Tổ chức thu gom và vận chuyển các CTRSH trên địa bàn quận mình đảm nhiệm.
+ Vận chuyển chất thải theo kế hoạch của công ty theo kế hoạch được giao.
+ Phục vụ, quét dọn, duy trì bảo dưỡng thường xuyên các khu nhà vệ sinh công
cộng (theo các điểm trong kế hoạch của công ty giao).
+ Thực hiện các hợp đồng dịch vụ: vận chuyển CTRSH đến nơi xử lý Nam Sơn.
+ Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội có liên quan
trên địa bàn tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định về trật tự vệ sinh môi trường.
+ Tổ chức thu phí vệ sinh theo quy định của UBND thành phố. Mỗi xí nghiệp tự tổ
chức thành các tổ môi trường với các đội xe khác nhau để thực hiện tốt công tác thu
gom và vận chuyển CTRSH. Xí nghiệp giao cho phòng kiểm tra giám sát, kế hoạch
vật tư, đội xe phối hợp quản lý thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn mỗi
quận. Phòng kiểm tra giám sát của mỗi xí nghiệp quản lý trực tiếp các tổ thu gom,
giao cho tổ trưởng của mổi tổ quản lý hoạt động của tổ mình.
Do đường phố của Hà Nội có ngõ nhỏ và phố nhỏ nhiều, hơn nữa, một bộ
phận người dân không có thói quen đổ CTRSH theo giờ quy định. Bởi vậy, việc thu
gom CTRSH trên các tuyến phố phải diễn ra liên tục nên phải sử dụng các xe đẩy
tay thu gom CTRSH. Các xe thu gom đẩy tay hiện nay còn rất thô sơ, đã bị hoen gỉ
nhiều. Việc sử dụng trong việc thu gom CTRSH hiện nay trong những giờ cao điểm
thường gây ách tắc giao thông. Để khắc phục tình trạng này công ty môi trường đã
22
phân chia khu vực tập kết và chốt xe cẩu CTRSH trung chuyển tại các điểm. Bố trí
xe tải nhỏ rải thùng và thu, thay thùng theo mốc thời gian trong ngày... Một số quận
như Ba Đình không sử dụng xe gom CTRSH đẩy tay vào giờ cao điểm (6-9h, 1820h).
Hiện tại vẫn còn rất nhiều lượng CTRSH không được thu gom hết, nhất là tại
các đường, điểm thu gom thuộc khu dân cư và các chợ và thậm chí cả trên đường
phố. Điều này do các nguyên nhân sau: Do chính ý thức của người dân, rất nhiều
người dân đã không phân loại CTRSH, còn để lẫn lộn cả CTR hữu cơ và CTR vô
cơ. Hơn nữa người dân không có thói quen đổ CTRSH đúng giờ quy định mà tiện
lúc nào xả lúc đó làm cho tình trạng lượng CTRSH tồn đọng tăng lên. Và do quy
định về thời gian thu gom CTRSH của công ty còn nhiều bất cập.
CTRSH sau khi thu gom phải được vận chuyển ngay đến nơi xử lý. Mục tiêu
của công tác vận chuyển:
- Vận chuyển hết 100% lượng CTRSH thu gom.
- CTRSH không bị chờ quá lâu, CTRSH được chở đi ngay sau khi thu gom.
- Giảm tối đa chi phí vận chuyển.
- Mỹ quan đường phố.
Tuy nhiên có một vấn để khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển
CTRSH là việc tìm các điểm tập kết CTRSH. Do phương tiện của ta còn lạc hậu
nên trong quá trình cẩu CTR thường có tiếng ồn lớn của động cơ xe, các mùi khó
chịu từ chất thải bốc ra và việc rơi vãi CTRSH, chảy nước rác ra đường trong quá
trình nâng cẩu. Do đó người dân thường phản đối việc đặt các điểm tập kết gần nhà
họ. Điều này khiến cho việc lựa chọn các điểm tập kết thường không tuân thủ các
nguyện tắc đặt ra mà thường được tiến hành ở bất cứ nơi nào có thể được.
2.1.1.3. Phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Mức phí vệ sinh hiện nay đang thu được Thành phố ban hành từ năm 2007
trên cơ sở hướng dẫn, quy định tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006
của Bộ Tài chính. Năm 2009, UBND Thành phố giữ nguyên mức phí của năm 2007
và ban hành Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 và được áp dụng
đến hết năm 2013.
23
Với mức thu phí như sau:
Cá nhân cư trú tại các phường: 3.000 đồng/người/tháng
Cá nhân cư trú tại xã, thị trấn: 1.500 đồng/người/tháng
Bắt đầu từ năm 2014 Thành phố ban hành Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày
22/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thu phí vệ sinh đối với
chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội với
mức thu như sau:
Cá nhân cư trú tại các phường: 6.000 đồng/người/tháng
Cá nhân cư trú tại xã, thị trấn: 3.000 đồng/người/tháng
Nguồn kinh phí có được thông qua phí vệ sinh môi trường một phần các đơn
vị nộp thuế (10%) cho Nhà nước, phần còn lại sẽ được sử dụng để chi trả cho những
người công nhân và công tác quản lý gián tiếp cho hạng mục công tác duy trì vệ
sinh môi trường ngõ, xóm.
2.1.1.4. Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Ngoài việc thu gom, tái chế tái sử dụng lại tại nguồn, phần lớn CTRSH được
thu gom xử lý tại các khu xử lý CTRSH. Công nghệ xử lý CTRSH chủ yếu là chôn
lấp chiếm khoảng 80% và còn nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Các công nghệ
xử lý khác chiếm tỷ lệ còn ít. Một số công nghệ xử lý do Việt Nam nghiên cứu chế
tạo đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm.
a. Chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh chiếm từ 73 –81%, được sử dụng phổ biến
nhất với tỷ lệ áp đảo do giá thành rẻ. Sau khi được thu gom CTRSH sẽ được vận
chuyển đến khu chôn lấp, phần lớn CTRSH hiện nay được xử lý bằng phương pháp
chôn lấp hợp vệ sinh. Phương pháp chôn lấp trước đây, hiện tại và trong tương lai
gần vẫn được coi là phưong pháp chủ đạo. Bởi lẽ phương pháp này dễ vận hành, chi
phí vừa phải và phù hợp với điều kiện nước ta còn nghèo, các công nghệ còn lạc
hậu. Tuy nhiên với phương pháp này còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất. Hiện nay
Hà Nội có 2 khu xử lý CTR hợp vệ sinh là khu liên hợp xử lý chất thải (LHXLCT)
Nam Sơn-Sóc Sơn và khu LHXLCT Xuân Sơn-Sơn Tây.
24
b. Chế biến phân vi sinh
Công nghệ xử lý CTR thành mùn hữu cơ, sản xuất phân compost chiếm <
7%, được áp dụng tại nhà máy chế biến phân compost Cầu Diễn và nhà máy xử lý
CTR thành phân hữu cơ Kiêu Kỵ, tỷ trọng áp dụng công nghệ này còn rất thấp do
hạn chế về công nghệ và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Xí nghiệp chế biến phân vi sinh ở Cầu Diễn thuộc công ty Mội trường Đô
thị Hà Nội được thành lập từ l996, có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử
lý CTRSH làm phân vi sinh. Lượng CTRSH dùng để ủ phân là CTRSH thu gom tại
các chợ. Tuy nhiên do chưa có sự phân loại tại nguồn nên nhà máy gặp nhiều khó
khăn trong khâu phân loại.
Ưu điểm:
+ Loại trừ được trên 50% lượng chất thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là
thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
+ Sử dụng lại được các chất hữu cơ có trong thành phần chất thải để chế biến làm
phân bón phục vụ nông nghiệp, hạn chế việc sử dụng phân bón hoá học.
+ Tiết kiệm đất cho chôn lấp chất thải
+ Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng, dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm
+ Giá thành có thể chấp nhận được
Nhược điểm:
+ Cần phải phân loại CTRSH thật kỹ trước khi ủ, nếu không phân loại tốt chất
lượng phân sẽ kém, khó tiêu thụ sản phẩm
+ Việc phân loại còn một số khâu vẫn phải tiến hành thủ công nên dễ ảnh hưởng
đến sức khoẻ của công nhân
+ Phát sinh mùi hôi thối trong các khâu ủ CTRSH
+ Chất lượng phân phụ thuộc nhiều vào thành phần CTRSH đầu vào
+ Phân sau sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ
c.Thiêu đốt CTRSH
Thiêu đốt CTRSH có chi phí cao nhất so với các phương án trên và hiện nay
chưa được sử dụng để xử lý chất thải sinh hoạt. Công nghệ này mới chỉ được áp
dụng đối với chất thải nguy hại bệnh viện. Công nghệ đốt CTR chiếm tỷ lệ 2,6%
25