Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện công ước basel ở việt nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của công ước trong việc kiểm soát vận chuyển chất thải xuyên biên giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NHƯ TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC BASEL
Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI CỦA CÔNG ƯỚC TRONG VIỆC
KIỂM SOÁT VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI XUYÊN BIÊN GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NHƯ TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC BASEL
Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI CỦA CÔNG ƯỚC TRONG VIỆC
KIỂM SOÁT VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI XUYÊN BIÊN GIỚI

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN THẾ ĐỒNG
2. GS. TS. ĐẶNG KIM CHI

Hà Nội - Năm 2014


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài luận văn khác.
Nguồn thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Viện Đào tạo sau đại học và Viện Khoa học
Công nghệ và Môi trường về luận văn của tôi.

Lớp KTMT 2012B
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

i


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thế Đồng đã dành thời gian

quý báu để nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và đã cho
tôi những ý kiến, nhận xét, góp ý hữu ích để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS TS Đặng Kim Chi đã bỏ
công sức tận tình hướng dẫn và đưa ra các ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình
thực hiện và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Nhân dịp này, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn đối với Lãnh đạo Cục Quản lý
chất thải và Cải thiện môi trường, Phòng Quản lý chất thải nguy hại, các đồng
nghiệp, bạn bè đã cung cấp thông tin, hỗ trợ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã dành cho
tổi tất cả tình thương, luôn động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để vươn
lên trong học tập và công tác.

Lớp KTMT 2012B
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

ii


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC KHUNG ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 3

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn ....................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................ 5
5. Ý nghĩa của luận văn ........................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG ƯỚC BASEL VÀ HOẠT ĐỘNG VẬN
CHUYỂN CHẤT THẢI XUYÊN BIÊN GIỚI......................................................... 8
1.1 Bối cảnh hình thành và quá trình phát triển của Công ước Basel ....................... 8
1.2 Giới thiệu chung về Công ước Basel ............................................................... 14
1.3 Tình hình thực hiện Công ước Basel và hoạt động ngăn chặn các vụ buôn lậu
chất thải trái phép trên thế giới của một số nước và tổ chức quốc tế ....................... 17
1.3.1 Quy định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế về xuất khẩu CTNH ....... 17
1.3.2 Hoạt động của Tổ chức Hải quan Thế giới trong việc ngăn chặn các vụ
buôn lậu chất thải trái phép ............................................................................... 18
1.3.3 Hoạt động của Interpol trong việc ngăn chặn các vụ buôn lậu chất thải trái
phép ................................................................................................................. 19
1.3.4 Nỗ lực thực hiện Công ước Basel của một số nước trên thế giới ............... 19
1.4 Thách thức và các khó khăn trong việc thực hiện Công ước Basel trên thế giới .... 22
1.4.1 Nhu cầu làm hài hòa các định nghĩa và tiêu chuẩn ................................... 22
1.4.2 Công bố thông tin .................................................................................... 25
1.4.3 Xây dựng báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước Basel ......................... 26
1.4.4 Giám sát việc tuân thủ Công ước Basel .................................................... 27
1.4.5 Phê chuẩn Công ước Basel sửa đổi .......................................................... 28
CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH GIA NHẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CÔNG ƯỚC BASEL CỦA VIỆT NAM................................................................ 32
2.1 Phê chuẩn Công ước Basel .............................................................................. 32
2.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế để Việt Nam tham gia Công ước Basel .... 32
2.1.2 Việt Nam phê chuẩn Công ước Basel và thành lập cơ quan chuyên trách
thực hiện Công ước Basel .................................................................................. 34
2.2 Đánh giá tình hình thực hiện Công ước Basel .................................................. 35
2.2.1 Ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến kiểm soát hoạt động thương

mại quốc tế và bảo vệ môi trường ...................................................................... 35
2.2.2 Kiểm soát các hoạt động thương mại liên quan đến chất thải .................... 37
2.2.2.1 Xuất khẩu CTNH theo quy định của Công ước .................................. 37
2.2.2.2 Nhập khẩu phế liệu ........................................................................... 39
2.2.2.3 Tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu chất thải ........................................ 42
Lớp KTMT 2012B
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

iii


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

2.2.2.4 Hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển phát hiện có chứa chất thải ...... 47
2.2.2.5 Đánh giá các vụ vận chuyển CTNH trái phép vào Việt Nam.............. 49
2.2.3 Hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để kiểm soát vận
chuyển chất thải xuyên biên giới ...................................................................... 52
2.2.3.1 Hợp tác trong nước ............................................................................ 52
2.2.3.2 Hợp tác quốc tế.................................................................................. 53
2.2.4 Đào tạo, tập huấn và phổ biến thông tin .................................................... 55
2.3 Phân tích các khó khăn trong việc thực hiện Công ước Basel tại Việt Nam ............ 58
2.3.1 Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và còn nhiều điểm thiếu sót, bất cập .58
2.3.2 Phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật liên quan ...... 66
2.3.3 Năng lực yếu kém và sự tiếp tay của một bộ phận lực lượng thực thi pháp
luật nhằm che giấu các chuyến hàng nhập khẩu chất thải trái phép .................... 67
2.3.4 Thiếu sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện
Công ước ........................................................................................................... 69
2.3.5 Hạn chế tuyên truyền phổ biến thông tin ................................................... 70

2.3.6 Tái xuất hàng hóa vi phạm về nước xuất khẩu gặp nhiều khó khăn ........... 70
2.3.7 Tình hình ô nhiễm môi trường do nhập khẩu phế liệu và chất thải bất hợp
pháp .................................................................................................................. 71
2.3.8 Phê chuẩn Văn kiện Công ước sửa đổi ...................................................... 75
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CỦA CÔNG
ƯỚC BASEL TẠI VIỆT NAM ............................................................................. 77
3.1 Quan điểm và định hướng xây dựng văn bản pháp luật để kiểm soát vận chuyển
chất thải xuyên biên giới........................................................................................ 77
3.2 Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vận chuyển chất thải xuyên biên giới ......... 79
3.3 Đề xuất cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác kiểm soát vận chuyển chất
thải xuyên biên giới ............................................................................................... 82
3.4 Tăng cường năng lực cho công tác quản lý kiểm soát chất thải, ngăn chặn các
hành vi tiếp tay cho buôn lậu chất thải trái phép xuyên biên giới ........................... 86
3.5 Đào tạo, tập huấn, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức về pháp luật
BVMT trong hoạt động xuất nhập khẩu ................................................................. 87
3.6 Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra ............................................................. 90
3.7 Xây dựng các quy chuẩn và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật................................... 90
3.8 Nghiên cứu, đánh giá để tiến tới phê duyệt Văn kiện sửa đổi Công ước Basel . 91
3.9 Các biện pháp khác .......................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 93
1. Kết luận ............................................................................................................. 93
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 97
PHỤ LỤC 1 TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG HỆ LỤY ............................................................. 99
PHỤ LỤC 2 NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN LẬU CHẤT
THẢI ĐIỆN TỬ TRÁI PHÉP TRONG VÙNG ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH
DƯƠNG ............................................................................................................. 105

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

iv


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

PHỤ LỤC 3 ĐÁNH GIÁ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM
SOÁT HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
............................................................................................................................ 114
1 Hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động xuất nhập khẩu .................. 114
1.1 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 .......................................................... 114
1.2 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP .................................................................. 114
1.3 Thông tư số 11/2012/QĐ-BTTTT .............................................................. 117
1.4 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT .................................. 117
1.5 Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ............................................................. 119
1.6 Thông tư số 04/2014/TT-BCT ................................................................... 119
1.7 Thông tư số 05/2014/TT-BCT ................................................................... 120
1.8 Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ............................................................. 122
2 Hệ thống văn bản pháp luật quy định về phòng chống buôn lậu trái phép trong
hoạt động hải quan .............................................................................................. 123
2.1 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ............................................................... 123
2.2 Nghị định số 107/2002/NĐ-CP .................................................................. 125
2.3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP .................................................................. 126
3 Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động kiểm soát vận
chuyển chất thải/phế liệu xuyên biên giới ............................................................ 127
3.1 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ................................................ 127
3.2 Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg .............................................................. 129

3.3 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP .................................................................... 130
3.4 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ............................................................. 131
3.5 Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ............................................................. 133
3.6 Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ............................................................. 133
4 Hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm bảo vệ môi trường trong hoạt động
thương mại quốc tế .............................................................................................. 133
4.1 Luật Hình sự số 15/1999/QH10 ................................................................. 134
4.2 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 .............................................................. 135
4.3 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ...................................... 135
4.4 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP .................................................................. 135
4.5 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP .................................................................. 136
PHỤ LỤC 4 CÁC VỤ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI TRÁI PHÉP VÀO VIỆT
NAM .................................................................................................................. 138
1 Các vụ việc vận chuyển chất thải trái phép do hải quan phát hiện ..................... 138
2 Các vụ việc vận chuyển chất thải trái phép do cảnh sát môi trường phát hiện ... 141
3 Vấn đề phá dỡ tàu cũ để lấy phế liệu ................................................................ 145

Lớp KTMT 2012B
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

v


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BAN


Basel Action Network (Mạng lưới Hoạt động Basel)

BVMT

Bảo vệ môi trường

COP

Conference of the Parties (Hội nghị các bên)

CRT

Cathode Ray Tube (màn hình hoạt động theo nguyên lý ống phóng
chùm điện tử)

CTNH

Chất thải nguy hại

EC

European Commission (Ủy ban Châu Âu)

EC

European Community (Cộng đồng Châu Âu)

EU

European Union (Liên minh Châu Âu)


HS

Harmonized System (Hệ thống hài hòa)

INTERPOL International Criminal Police Organization
(Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế)
MEA

Multilateral Environmental Agreement
(Hiệp định Môi trường Đa phương)

NGO

Non-governmental Organization (Tổ chức phi chính phủ)

OAU

Organisation of African Unity (Tổ chức Thống nhất Châu Phi)

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

PAH

Polycyclic aromatic hydrocarbon

PCB


Polychlorinated biphenyl

RILO-AP

Regional Intelligence Liaison Office for Asia and the Pacific
(Văn phòng Thông tin tình báo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương)

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNTX

Tạm nhập, tái xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

United Nations Environment Programme
(Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc)

WCO

World Customs Organization (Tổ chức Hải quan Thế giới)

WEEE


Waste Electrical and Electronic Equipment
(Thiết bị điện và điện tử thải)

Lớp KTMT 2012B
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

vi


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hệ thống các văn bản pháp luật về kiểm soát thương mại và BVMT

35

Bảng 2.2 Thống kê các trường hợp đăng ký xuất khẩu CTNH từ 2010-2013 .....

38

Bảng 2.3 Thống kê số lượng doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu phế liệu .................

40

Bảng 2.4 Thống kê số lượng nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam từ 1997-2012..

41


Bảng 2.5 Thống kê số lượng phế liệu TNTX qua cảng Hải Phòng ...............................

42

Bảng 2.6 Thống kê số lượng container tồn đọng tại các cảng Hải Phòng ...............

47

Bảng 2.7 Kết quả đấu tranh chống buôn lậu chất thải trái phép .......................................

51

Bảng 2.8 Thống kê các hội thảo/hội nghị về Công ước Basel mà đại diện Việt
Nam tham dự từ 2009-2013 ..................................................................................................................................

55

Bảng 2.9 Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do việc lưu giữ thép phế liệu ..............

72

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các cô gái Cămpuchia đi bộ qua bãi đổ CTNH của một công ty hóa
chất Đài Loan ........................................................................................................................................................................ 10
Hình 1.2 Nguồn gốc màn hình CRT bị bắt giữ vận chuyển trái phép tại Hồng
Công .. ...........................................................................................................................................................................................

18


Hình 2.1 Bốc dỡ màn hình CTR từ container chuyển xuống thuyền ở Bến Lục
Lầm, Móng Cái ............................................................................................................................. ....................................... 45
Hình 2.2 Những rủi ro ô nhiễm môi trường do hoạt động nhập khẩu và tái chế
thép phế liệu .........................................................................................................................................................................

73

Hình 2.3 Bãi chứa phế liệu nhập khẩu của một nhà máy thép tại Bà Rịa Vũng Tàu..................................................................................................................................................................................

74

DANH MỤC CÁC KHUNG
Khung 1.1 Các mốc sự kiện đánh dấu việc hình thành và thúc đẩy việc phê
chuẩn Văn kiện bổ sung lệnh cấm ..................................................................................................................... 13
Khung 1.2 Một số điều khoản quan trọng của Công ước Basel ..........................................

Lớp KTMT 2012B
vii
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

16


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có các chính sách phát triển

kinh tế, thúc đẩy tự do hoá thương mại toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho
các cá nhân, tổ chức tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất
nhập khẩu các loại hàng hoá nói chung và các máy móc, thiết bị, phế liệu để phục
vụ sản xuất nói riêng. Nhưng cũng từ khi Việt Nam mở cửa buôn bán thương mại
với các nước trên thế giới và phát triển nền sản suất hàng hóa, vấn đề môi trường
cũng bắt đầu trở thành một vấn nạn, đặc biệt là trong quá trình giao lưu kinh tế với
các nước trên thế giới thông qua các cửa khẩu, cảng biển quốc tế. Việt Nam có hệ
thống giao thông đa dạng và thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa
với các nước trên thế giới với khoảng 60 cửa khẩu quốc tế/quốc gia, 49 cảng biển
các loại, 7 cửa khẩu quốc tế hàng không và 1 cửa khẩu quốc tế đường sắt. Hàng
năm, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng rất lớn và đa dạng về chủng
loại, trong đó có một số mặt hàng nhập khẩu trái phép có nguy cơ tiềm ẩn gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con
người (từ thực phẩm chưa qua kiểm dịch, các sinh vật lạ, các máy móc/thiết bị cũ,
phế thải công nghiệp, ... cho đến chất thải). Việc thẩm lậu chất thải trái phép vào
Việt Nam ngày càng trở thành vấn đề đáng quan ngại kể từ khi có hoạt động nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất (TNTX) các phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có chứa chất
thải, đặc biệt là chất thải nguy hại (CTNH) với số lượng ngày càng gia tăng và tính
chất ngày càng phức tạp.
Chỉ tính riêng cảng Hải Phòng hiện nay còn tồn đọng hơn 5.000 container,
trong đó có nhiều container có dấu hiệu vi phạm (chứa săm lốp thải, ắc quy chì, phế
liệu bẩn, bản mạch điện tử, màn hình các loại, thức ăn chăn nuôi, hàng đông lạnh,
thực phẩm hết hạn sử dụng …) được coi là hàng tồn, hàng vô chủ, chiếm giữ diện
tích mặt bằng, kho bãi lưu giữ của cảng và ảnh hưởng đến môi trường. Mặc dù các
cơ quan chức năng đã tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát, đưa ra những quyết
định xử lý để răn đe nhưng hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu trái phép đều trốn

Lớp KTMT 2012B
1
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

tránh trách nhiệm, cố tình phớt lờ, chạy theo lợi nhuận để nhập khẩu vào nước ta
những lô hàng máy móc, phế liệu thải chứa thành phần nguy hại, tiềm ẩn nguy cơ
đe dọa đối với môi trường sống và sức khỏe cộng đồng.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, địa bàn
phát hiện và xử lý loại vi phạm này nhiều nhất là Hải Phòng (32 vụ), thành phố Hồ
Chí Minh (23 vụ) và Quảng Ninh (17 vụ). Thống kê cho thấy số vụ và tính chất
nguy hiểm của việc nhập khẩu hàng hóa có yếu tố nguy hại cho môi trường đã đến
mức báo động. Chỉ trong hai năm (từ tháng 5/2009 đến 5/2011), lực lượng cảnh sát
môi trường toàn quốc đã phát hiện 37 vụ việc vận chuyển chất thải trái phép xuyên
biên giới, trong đó có tới 3.278 container chứa 56.618 tấn ắc quy chì phế thải và
hàng hóa thuộc diện CTNH đã nhập khẩu qua các cảng biển, cửa khẩu vào nước ta.
Nguyên nhân chính của tình trạng nhập khẩu chất thải trái phép vào nước ta là
do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, cơ chế bất cập tạo ra kẽ hở cho các doanh
nghiệp lợi dụng hình thức nhập khẩu dưới danh nghĩa hàng hóa hoặc phế liệu làm
nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, trong khi công tác thu gom, xử lý chất thải rắn
công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thì việc xử lý một khối lượng lớn chất thải
nhập khẩu trái phép bị tồn đọng đang là vấn đề nhức nhối đặt ra cho các nhà quản lý
môi trường và hải quan tại các địa phương có cửa khẩu, cảng biển quốc tế.
Các vụ nhập khẩu trái phép chất thải vào Việt Nam trong thời gian qua đã vi
phạm Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới CTNH và tiêu huỷ
chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) mà Việt Nam tham gia ngày 13 tháng 3
năm 1995 (có hiệu lực ngày 11 tháng 6 năm 1995). Kể từ khi phê chuẩn Công ước
Basel cho đến nay, Việt Nam luôn cố gắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách
nhiệm của một quốc gia thành viên, tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành

trong nước và hợp tác quốc tế trong công tác quản lý CTNH và ngăn chặn các hoạt
động vận chuyển trái phép CTNH xuyên biên giới. Tuy nhiên, trải qua hơn 18 năm
kể từ khi gia nhập Công ước Basel, Việt Nam chưa có đánh giá hoặc tổng kết về
quá trình thực thi Công ước này để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và sửa đổi
chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn. Trước thực trạng như vậy, chúng

Lớp KTMT 2012B
2
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện Công ước Basel ở Việt Nam và
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Công ước trong việc kiểm soát
vận chuyển chất thải xuyên biên giới” với mong muốn đánh giá các nỗ lực thực thi
của Việt Nam và các vấn đề tồn tại để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và
hiệu lực thực thi Công ước, góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu các vụ vận chuyển
trái phép chất thải xuyên biên giới.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho đề tài luận văn, chúng tôi chưa
thấy có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về việc thực thi Công ước Basel
ở Việt Nam. Các tài liệu tham khảo chính trong nước hiện nay chủ yếu dựa trên các
báo cáo của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Hải quan và Cục Cảnh sát phòng
chống tội phạm về môi trường. Bên cạnh đó, việc tham khảo luận văn, các bài báo,
tạp chí chuyên ngành về vấn đề nhập khẩu phế liệu, kiểm soát vận chuyển chất thải
xuyên biên giới cũng được chúng tôi lưu tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, các tài liệu học
thuật này có nội dung chủ yếu đánh giá Công ước Basel dưới góc độ xem xét các

văn bản pháp lý đã ban hành trước đây như Luận văn Thạc sỹ Luật quốc tế của
Nguyễn Đức Việt về “Môi trường Việt Nam và việc thực thi Công ước Basel 1989
trong thời kỳ hội nhập” (2010); bài viết của Nguyễn Văn Phương “Việt Nam với
việc thực thi công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy
chúng” (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2 năm 2006) và bài viết của Nguyễn Ngọc
Anh Đào “Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát, vận chuyển chất thải nguy hại” (Tạp
chí nghiên cứu lập pháp, Số 20, tháng 10 năm 2012). Hơn nữa, các tài liệu tham
khảo trong nước này hầu hết chưa xem xét và đánh giá tình hình thực hiện Công
ước Basel trên thế giới và không tránh khỏi quan điểm nhìn nhận một chiều trong
cách tiếp cận và đánh giá vấn đề.
Do vậy, để có sự đánh giá tổng thể và khách quan, chúng tôi đã tham khảo
thêm các báo cáo, nghiên cứu của các tổ chức quốc tế có uy tín như UNEP,
INTERPOL, BAN và các bài báo, bài trình bày liên quan đến việc thực hiện Công

Lớp KTMT 2012B
3
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

ước Basel của các học giả, chuyên gia môi trường trên thế giới để có thông tin
khách quan và hữu ích phục vụ cho đề tài này.
Trải qua quá trình thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho việc đánh giá tình
hình thực thi Công ước Basel của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy nguồn dữ liệu
tham khảo từ các cơ quan thực thi pháp luật của nước ta hiện rất hạn chế, mang tính
rời rạc và không hệ thống nên đã gây khó khăn rất lớn cho chúng tôi trong việc tổng
hợp, đánh giá và hoàn thiện luận văn này.

Tóm lại, cho đến nay ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu một cách
hệ thống và toàn diện vấn đề thực hiện Công ước Basel ở Việt Nam. Với đề tài
nghiên cứu đề xuất, chúng tôi hy vọng sẽ khắc phục được phần nào tình trạng nêu trên.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ quá trình tổ chức, thực thi
Công ước Basel tại Việt Nam trong việc kiểm soát vận chuyển chất thải xuyên biên
giới để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Công ước,
góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trước nguy cơ của các vụ thẩm
lậu chất thải trái phép vào Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài cần thực hiện các nội dung
nghiên cứu sau:
1. Phân tích các quy định pháp luật thương mại và môi trường hiện hành ở
Việt Nam về kiểm soát hoạt động vận chuyển chất thải xuyên biên giới và chỉ ra các
mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó;
2. Đánh giá mức độ thực thi Công ước Basel qua các hoạt động:
- Nhập khẩu phế liệu;
- Xuất khẩu CTNH;
- Tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa/thiết bị đã qua sử dụng có yếu tố
nguy hại;

Lớp KTMT 2012B
4
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

- Bắt giữ các vụ vận chuyển chất thải trái phép vào Việt Nam;

- Hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trong việc
kiểm soát vận chuyển chất thải xuyên biên giới;
- Đào tạo, tập huấn và phổ biến thông tin về Công ước Basel.
3. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công
ước Basel, đặc biệt chú trọng đến công tác phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động vận
chuyển chất thải trái phép vào nội địa nước ta.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các hoạt động
thực thi Công ước Basel của Việt Nam, từ việc xây dựng các văn bản pháp luật cho
đến các hoạt động triển khai thực hiện các quy định của Công ước nhằm kiểm soát
vận chuyển chất thải xuyên biên giới.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam,
điển hình là Hải Phòng, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh nơi có các cửa khẩu, cảng biển quốc tế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
5. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở khoa học và thực tiễn để phục vụ
công tác quản lý chất thải rắn, kiểm soát các vụ vận chuyển chất thải xuyên biên
giới, hoàn thiện pháp luật về thương mại, môi trường và qua đó góp phần thúc đẩy
hoạt động bảo vệ môi trường nói chung. Các giải pháp mà luận văn đề xuất mang
tính thiết thưc, hữu ích để cải thiện và đẩy mạnh quá trình thực thi Công ước Basel
tại Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát hiện trường: Khảo sát thực tế tại các cửa khẩu, cảng
biển để thu thập thông tin và đánh giá tình hình vận chuyển chất thải xuyên biên
giới.

Lớp KTMT 2012B
5
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Rà soát, thu thập và nghiên cứu các văn
bản pháp quy, tài liệu, thông tin, dữ liệu có liên quan về hoạt động vận chuyển chất
thải xuyên biên giới. Nguồn tài liệu chính thống từ các cơ quan thực thi pháp luật
trong nước được thu thập từ các công văn, báo cáo và chuyên đề thực hiện nhiệm vụ
phục vụ cho việc lựa chọn số liệu, thông tin hữu ích đánh giá về các hoạt động thực
thi Công ước Basel. Bên cạnh nguồn tài liệu trong nước là các báo cáo, nghiên cứu
đánh giá về Công ước Basel và hoạt động buôn bán chất thải của các học giả, tổ
chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ cũng góp phần bổ sung thông tin cần thiết
cho đề tài.
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các
công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế để khái quát hóa tình hình thực hiện
Công ước Basel của Việt Nam và các nước trên thế giới; cung cấp thông tin về hoạt
động vận chuyển chất thải xuyên biên giới, trong đó có tình hình buôn lậu bất hợp
pháp; lựa chọn sử dụng các kết quả nghiên cứu trước đây để đề xuất các giải pháp
quản lý việc vận chuyển chất thải xuyên biên giới.
- Phương pháp chuyên gia: Áp dụng trong việc thu thập thông tin, phân tích
thực trạng của hoạt động buôn bán chất thải xuyên biên giới (chủ yếu là nhập khẩu
phế liệu, TNTX và xuất khẩu chất thải), đánh giá các khó khăn, thách thức cũng
như đề xuất các giải pháp thực thi hiệu quả Công ước Basel ở Việt Nam dựa trên
hiểu biết và kinh nghiệm của các chuyên gia trong một số lĩnh vực liên quan. Quá
trình áp dụng phương pháp chuyên gia được chia thành ba giai đoạn: Lựa chọn
chuyên gia; trưng cầu ý kiến chuyên gia và xử lý các ý kiến, đánh giá của chuyên
gia. Các chuyên gia được lựa chọn bao gồm: Chuyên gia pháp luật, chuyên gia môi
trường; cán bộ quản lý xuất nhập khẩu; cán bộ hải quan/cảnh sát phòng chống tội
phạm môi trường liên quan và chuyên gia độc lập của các tổ chức phi chính phủ.
Việc trưng cầu ý kiến chuyên gia được thực hiện khi ta xác định được các vấn đề

mấu chốt hoặc chưa sáng tỏ trong việc thực thi Công ước Basel ở Việt Nam, từ đó
có cơ sở đưa ra những câu hỏi nhằm mục đích thu được các thông tin đánh giá về
mặt chất lượng và quan hệ của vấn đề cần tìm hiểu hoặc làm rõ thông tin. Kết quả
Lớp KTMT 2012B
6
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

các cuộc phỏng vấn chuyên gia được ghi chép lại, phân tích và đánh giá nội dung để
đúc rút các thông tin hữu ích phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng hình thức đối thoại tự do theo chủ đề được
định sẵn. Trong quá trình phỏng vấn, tùy theo tình huống cụ thể để đưa ra các câu
hỏi không theo trình tự, đưa ra nhận xét cá nhân và trao đổi qua lại với người được
phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin mong muốn. Các câu hỏi được đặt ra xoay
quanh trọng tâm để có sự thống nhất và toàn diện về vấn đề cần làm sáng tỏ.
- Phương pháp thống kê: Áp dụng trong việc thống kê các số liệu khảo sát và
thu thập để đánh giá tình hình vận chuyển chất thải xuyên biên giới. Thông tin định
luợng thu thập được từ các báo cáo hoặc kết quả khảo sát được sắp xếp và thống kê
theo thời gian để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của hiện tượng. Các số liệu
được trình bày dưới dạng bảng số liệu.

Lớp KTMT 2012B
7
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG ƯỚC BASEL VÀ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN
CHẤT THẢI XUYÊN BIÊN GIỚI
1.1 Bối cảnh hình thành và quá trình phát triển của Công ước Basel [15]
Vào giữa những năm 1980 đã xuất hiện những thông tin phát hiện về việc
nhiều thùng chứa hóa chất công nghiệp độc hại được chôn lấp ở các bờ biển nhiệt
đới và các tàu chở chất thải độc hại chạy dọc theo bờ biển của những quốc gia đang
phát triển để tìm nơi cập bờ. Những “chuyến tàu chết chóc” đầu tiên này đã thực sự
phơi bày cho công chúng biết về những dấu hiệu của một loại hình buôn bán siêu
lợi nhuận mà có nguy cơ trở thành đại dịch - đó là buôn lậu CTNH. Điều đáng bàn
là số lượng CTNH xuất khẩu trên toàn cầu hoặc đến các nước đang phát triển là
không thể nắm bắt được. Hơn nữa, hậu quả của những chuyến hàng xuất khẩu này
cũng rất khó lướng trước được. Dựa trên kết quả điều tra, người ta phát hiện thấy
các dòng vận chuyển CTNH từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển để
xử lý thông qua các giao dịch được thực hiện bởi các kẻ môi giới chất thải. Do lợi
nhuận kinh tế, việc xử lý CTNH ở các nước đang phát triển có chi phí thấp, đồng
thời hoạt động xử lý tạo ra một nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên, các quốc gia tiếp
nhận không có đủ chuyên môn, thiết bị và công nghệ để xử lý chất thải đúng cách
nên điều tất yếu là chất thải có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe và môi trường ở
các quốc gia này. Thậm chí dù phải đối mặt với một viễn cảnh đen tối như vậy, các
nước nghèo nhận thấy rất khó khăn để từ chối các hoạt động này vì chúng đem lại
doanh thu hấp dẫn. Ví dụ, Guinea-Bissau đã ký một số hợp đồng nhận chất thải từ
Hoa Kỳ và Châu Âu trong thời gian 5 năm với số tiền là 600 triệu đô la, tương
đương với tổng sản phẩm quốc gia hàng năm. Sau đó, mặc dù Guinea-Bissau đã hủy
bỏ các hợp đồng này do áp lực từ các nước láng giềng, song tình trạng này phản ánh
một tình thế khó xử phải đối mặt của nhiều quốc gia đang phát triển đối với nguồn

lợi nhuận hấp dẫn khi tiếp nhận CTNH.
Trong quá khứ, có nhiều sự kiện nổi bật liên quan đến vận chuyển CTNH
xuyên biên giới đã được quốc tế ghi nhận như sau [11], [13]:

Lớp KTMT 2012B
8
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

- Các thùng CTNH mất dấu từ Singapore được dán nhãn sai điểm đến không
có người nhận ở một bến tàu tại Bangkok, Thái Lan đã rò rỉ chất độc vào môi trường.
- Tháng 8/1986, tàu chở hàng Khian Sea khởi hành từ Philadelphia, Hoa Kỳ
với 14.000 tấn tro lò đốt độc hại. Sau khi đổ bỏ một số lượng tro thải tại bãi biển
Gonaives ở Haiti, con tàu bắt đầu vào hành trình “tội lỗi”. Con tàu này đã đi qua
vùng biển của 5 châu lục trong 27 tháng và thay đổi tên tàu nhiều lần. Greenpeace
đã cảnh báo cho tất cả các cảng có khả năng và con tàu đã buộc phải rời đi nhiều
lần. Lượng tro thải nghi ngò bị đổ bỏ cuối cùng ở Ấn Độ Dương.
- Tháng 3/1987 xà lan Mobro khởi hành từ Islip, New York mang theo 3186
tấn chất thải rắn trong chuyến “du lịch chất thải” đã trở thành trò đùa quốc tế đáng
hổ thẹn. Thất bại trong việc đổ chất thải xuống 6 tiểu bang ở Hoa Kỳ, Mobro tiếp
tục hành trình về phía nam và đã bị cấm vào vùng biển của Mexico, Belize, và
Bahamas. Cuối cùng, ngày 01/9/1987 sau 6.000 dặm, 162 ngày hải trình, xà lan
quay về điểm xuất phát ban đầu là thành phố New York.
- Tháng 8/1987-5/1988 - Chất thải hóa chất độc hại có xuất xứ từ Italia đã
được tìm thấy ở bãi biển Koko, Nigeria. Doanh nhân Italia gửi 8.000 thùng chất thải
hóa chất đến thị trấn cảng nhỏ ở Nigeria. Các thùng được dán nhãn “liên quan đến

xây dựng thương mại” và “hóa chất tồn dư”. Sau đó, các công nhân Nigeria đã
chuyển đống chất thải này tái xuất về Italia. Hậu quả là có nhiều người phải nhập
viện vì bỏng hóa chất, buồn nôn, nôn ra máu và mất cảm giác một phần. Phản ứng
lại hành động đổ bỏ chất thải trái phép, Nigeria đã triệu hồi đại sứ của mình tại
Italia và sau đó bắt giữ một tàu chở hàng của Italia để gây áp lực buộc giới chức
Italia phải đưa chất thải về nước. Kết cục, các tàu Karin B và Deepsea Carrier đã
được thuê để vận chuyển chất thải trở lại Châu Âu, nơi mà chúng phải đối mặt với
các cuộc biểu tình lớn.
- Công ty Jelly Wax, một nhà môi giới chất thải Italia, đã xuất khẩu chất thải
tới Lebanon và Venezuela mà không có sự đồng ý trước của hai quốc gia này. Con

Lớp KTMT 2012B
9
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

tàu Zanoobia, mang theo một số chất thải đã cố gắng đổ chất thải ở Djibouti và
Syria trước khi bị buộc phải quay trở về Italia.
- Chất thải phóng xạ từ nhiều nước Châu Âu và Liên Xô cũ đã được đổ thải tại
Benin mà không được xử lý.
- Đảo Kassa của Guinea tiếp nhận 15.000 tấn nguyên liệu dán nhãn sai dưới
dạng nguyên liệu thô để sản xuất gạch. Sau khi thảm thực vật bị hủy diệt, các chất
thải đã được lấy mẫu phân tích và phát hiện ra là tro thải lò đốt.
- Cuối năm 1998, 3000 tấn chất thải công nghiệp có chứa thủy ngân đóng gói
trong túi nhựa đã được tìm thấy trong một bãi đổ gần Sihanoukville, Cămpuchia.
Chất thải được dán nhãn “bánh xi măng” trên chứng từ nhập khẩu thuộc về một

Công ty Hóa dầu Đài Loan. Đây là nguyên nhân dẫn đến vụ bạo loạn tại địa phương
và làm chết ít nhất hai người. Sau đó, đống chất thải này được chuyển trở lại Đài
Loan. Những nỗ lực cuối cùng để gửi chất thải này đến Hoa Kỳ và Pháp cũng thất
bại, mặc dù 32 container chứa các thùng đựng chất thải này đã được nghiền nát và
chuyển đến Hà Lan để thiêu đốt.

Hình 1.1 Các cô gái Cămpuchia đi bộ qua bãi đổ CTNH của một công ty hóa chất Đài
Loan [16]

Lớp KTMT 2012B
10
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

Trước diễn biến phức tạp của các sự kiện nêu trên mà các tổ chức môi trường
như Greenpeace và Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên đã kêu gọi một lệnh
cấm quốc tế đối với các trường hợp xuất khẩu CTNH. Tuy nhiên, một lệnh cấm
xuất khẩu như vậy có thể phản tác dụng. Hiệu quả kinh tế có thể đạt được thông qua
việc xử lý tại nước ngoài. Hơn nữa, xuất khẩu CTNH sang những nước có thiết bị
xử lý đảm bảo có thể tốt hơn cho BVMT. Ngoài ra, chủ quyền quốc gia có thể bị
phá vỡ nếu như bị cấm tiếp nhận các chất thải như vậy. Về điều này và những lý do
khác, cộng đồng thế giới đã lựa chọn thông qua Chương trình Môi trường Liên Hợp
quốc (UNEP) để kiểm soát chứ không phải là cấm xuất khẩu CTNH.
Quản lý CTNH đã có mặt trong chương trình nghị sự môi trường quốc tế ngay
từ đầu những năm 1980, đồng thời là một trong ba lĩnh vực ưu tiên của Chương
trình Montevideo đầu tiên về Luật Môi trường năm 1981 thuộc UNEP. Tháng 6

năm 1987, sau khi có những phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia đang phát triển và
một số tổ chức phi chính phủ, Liên Hợp quốc đã xúc tiến những cuộc đàm phán để
chuẩn bị cho một công ước quốc tế về vận chuyển xuyên biên giới CTNH. UNEP
đã thông qua Hướng dẫn và Nguyên tắc Cairo về quản lý hợp lý về môi trường đối
với CTNH, theo đó đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc xuất khẩu CTNH.
Hướng dẫn Cairo yêu cầu phải gửi thông báo về các trường hợp xuất khẩu CTNH
đến các nước nhập khẩu và quá cảnh và sau đó nhận được sự đồng ý của những
quốc gia này trước khi xuất khẩu. Nhà xuất khẩu đảm bảo các cơ sở xử lý có đủ khả
năng để xử lý các CTNH và việc xử lý phải đáp ứng quy định tối thiểu nghiêm ngặt
như những cơ sở xử lý của các quốc gia xuất khẩu. Sau khi thông qua Hướng dẫn
Cairo, UNEP đã tìm cách hợp nhất các nguyên tắc tương tự trong một Công ước.
Công việc này bắt đầu với một cuộc họp tổ chức tại Budapest, Hungary trong tháng
10 năm 1987. Các quan điểm xung đột về các vấn đề chính đã cản trở việc đạt tới
một hiệp định. Nhìn chung, nhiều nước đang phát triển ủng hộ một lệnh cấm BắcNam về vận chuyển CTNH, trong khi một số nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD) đề xuất một hệ thống quản lý dựa trên việc thông báo và cho

Lớp KTMT 2012B
11
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

phép. Các cuộc tranh luận cuối cùng tập trung vào một số vấn đề, chủ yếu là bản
chất của các quy định về chất thải, cơ chế thông báo trước và sự chấp thuận.
Năm 1988, Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) đã thông qua nghị quyết lên
án việc tiêu hủy CTNH ở Châu Phi và yêu cầu những người có trách nhiệm phải
làm sạch các chất thải này. Một số quốc gia thành viên OAU đã ban hành luật xử

phạt các vi phạm do việc tiêu hủy CTNH trái phép, đặc biệt là Nigeria đã áp đặt án
tử hình cho những kẻ tiêu hủy chất thải trái phép.
Trải qua quá trình đàm phán và thảo luận căng thẳng giữa các bên liên quan,
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới CTNH và việc tiêu hủy
chúng được thông qua ngày 22 tháng 3 năm 1989 bởi Hội nghị các Đại sứ Đặc
mệnh Toàn quyền tại Basel, Thụy Sỹ nhằm đáp ứng với làn sóng phản đối công
khai liên quan đến các vụ nhập khẩu CTNH từ nước ngoài được phát hiện ở Châu
Phi và các nước đang phát triển trong những năm 1980. Công ước có hiệu lực vào
ngày 05 tháng 5 năm.
Mục tiêu tổng thể của Công ước Basel là bảo vệ sức khỏe con người
và môi trường chống lại các tác động tiêu cực của CTNH. Công ước hướng đến
mục đích giảm thiểu việc phát sinh CTNH, kiểm soát và giảm thiểu hoạt động vận
chuyển xuyên biên giới CTNH để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Để đạt
được những mục tiêu này, Công ước đề ra một số nghĩa vụ chung để nghiêm cấm
việc xuất khẩu chất thải đến Nam Cực, các quốc gia có chính sách cấm nhập khẩu
chất thải và những nước không phải là thành viên của Công ước Basel (trừ khi các
văn kiện thỏa thuận đó nghiêm ngặt như Công ước Basel). Hoạt động vận chuyển
CTNH phải tuân thủ theo quy định của Công ước, nghĩa là cơ chế thông báo trước
và đạt được sự đồng thuận, trong đó yêu cầu các bên không xuất khẩu CTNH cho
một bên khác trừ khi cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã được thông báo thích
hợp và có văn bản chấp thuận. Công ước Basel đưa ra các quy định về việc xuất
khẩu CTNH theo cách thức quản lý tương tự như cách tiếp cận của Hoa Kỳ và Ủy
ban Châu Âu (EC).

Lớp KTMT 2012B
12
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ


Nguyễn Như Trung

Khung 1.1 Các mốc sự kiện đánh dấu việc hình thành và thúc đẩy việc phê
chuẩn Văn kiện bổ sung lệnh cấm [13]
Căn cứ vào Công ước Basel, các quốc gia đang phát triển và các tổ chức đã xây
dựng những lệnh cấm ở quy mô quốc gia và khu vực. Những cố gắng này nhanh
chóng có kết quả và do đó ngay tại thời điểm Công ước Basel có hiệu lực năm
1992, có tới 88 quốc gia đã áp dụng các điều luật hoặc các thỏa thuận cấp quốc
gia hoặc khu vực để cấm nhập khẩu các CTNH. Cơn sóng thủy triều lớn này đã
thuyết phục được các quốc gia tiên tiến ở Châu Âu như Thụy Sỹ, Na Uy, Thụy
Điển và Đan Mạch tham gia cùng các quốc gia phát triển và các nước Đông Âu
để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cho việc ra đời một lệnh cấm toàn cầu. Các chính
phủ và các tổ chức phi chính phủ đã thành công trong việc từng bước chuyển hóa
Công ước Basel thành các quyết định được thông qua bởi Hội nghị các Bên:
* COP 1 (12/1992): Quyết định 1/22 yêu cầu các nước đang phát triển cấm nhập
khẩu các CTNH từ các quốc gia công nghiệp.
* COP 2 (3/1994): Quyết định 2/12 cấm xuất khẩu tất cả các CTNH từ các nước
OECD tới các nước không thuộc OECD, kể cả cho việc tái chế như thỏa thuận
tháng 1/1998.
* COP 3 (9/1995): Quyết định 3/1 chấp thuận lệnh cấm xuất khẩu CTNH từ các
nước OECD và Liechtenstein tới các nước không thuộc OECD như một Văn kiện
sửa đổi Công ước.
* COP 4 (2/1998): Quyết định 4/8 chấp thuận không thay đổi Văn kiện sửa đổi
lệnh cấm cho tới khi có hiệu lực. Quyết định 4/7 yêu cầu tất cả các Bên phê
chuẩn Văn kiện bổ sung lệnh cấm sớm nhất.
* COP 5, 6 và 7 (12/1999, 12/2002, 10/2004): Quyết định 5/3, 6/33, 7/23 đều yêu
cầu các Bên phê chuẩn Văn kiện bổ sung lệnh cấm càng sớm càng tốt.
* COP 10 (10/2011): Quyết định 10/3 dựa trên sáng kiến của Indonexia và Thụy
Sỹ về đẩy mạnh việc thực hiện hiệu quả Công ước Basel, trong đố nhấn mạnh

việc đạt được bước đột phá chính cho Văn kiện sửa đổi lệnh cấm vì xác nhận
rằng chỉ cần có thêm 17 quốc gia thuộc COP 3 phê chuẩn là Lệnh cấm có hiệu
lực.
* COP 11 (4/2013): Quyết định 11/1 tiếp tục thúc đẩy sáng kiến của Indonexia và
Thụy Sỹ, theo đó khuyến khích các bên tham gia phê chuẩn Văn kiện sửa đổi để
lệnh cấm có hiệu lực (cần thêm 13 bên phê chuẩn).
Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Công ước Basel trong 25 năm
qua là đã xây dựng một số lượng đáng kể công cụ chính sách với đặc tính không
ràng buộc. Trong khuôn khổ của Công ước, phần chính yếu của các hướng dẫn kỹ
thuật tập trung vào quản lý các dòng chất thải cụ thể được xây dựng bởi các nhóm
chuyên gia kỹ thuật và được chấp thuận bởi COP. Các công cụ không ràng buộc này

Lớp KTMT 2012B
13
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

được thiết kế cho việc sử dụng của các chính phủ ở mọi cấp độ, cũng như các bên
liên quan khác, nhằm cung cấp hướng dẫn thiết thực và do đó tạo thuận lợi cho công
tác quản lý các dòng thải liên quan. Do mức độ ảnh hưởng của Công ước Basel
ngày càng lớn mạnh trên thế giới và các quốc gia đều nhận thấy lợi ích, nghĩa vụ và
trách nhiệm phải tham gia Công ước nên đến nay đã có 181/193 quốc gia thành viên
Liên Hợp quốc đã trở thành thành viên của Công ước Basel.
1.2 Giới thiệu chung về Công ước Basel [11], [15]
Trong phần Mở đầu, Công ước yêu cầu các bên tham gia có nghĩa vụ và trách
nhiệm:

- Chú trọng đến hiểm họa gia tăng đối với sức khỏe con người và môi trường
do việc vận chuyển xuyên biên giới ngày càng tăng của các CTNH (đặc biệt là chất
thải điện tử)
- Nhận thức rằng việc vận chuyển các chất thải từ quốc gia nơi chúng phát sinh
tới bất kỳ quốc gia nào khác chỉ được phép khi việc vận chuyển đó được tiến hành
với điều kiện là không đe dọa tới sức khỏe con người, môi trường và tuân thủ các
điều khoản của Công ước;
- Tăng cường kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và những
chất thải khác là một biện pháp khuyến khích sự quản lý hợp lý về mặt môi trường
đối với các chất thải này và giảm thiểu khối lượng vận chuyển xuyên biên giới của
chúng;
- Các quốc gia phải áp dụng các biện pháp kiểm soát việc vận chuyển xuyên
biên giới các CTNH và những chất thải khác từ quốc gia này qua quốc gia khác
cũng như các biện pháp trao đổi thông tin phù hợp về việc vận chuyển này.
Các điều khoản của Công ước xoay quanh các mục đích chính sau: (i) giảm
phát sinh CTNH và thúc đẩy quản lý hợp lý về môi trường đối với CTNH tại các cơ
sở xử lý, (ii) hạn chế vận chuyển CTNH xuyên biên giới trừ trường hợp đáp ứng các
nguyên tắc quản lý hợp lý về môi trường; và (iii) việc áp dụng hệ thống thông báo
theo quy định đối với các trường hợp được phép vận chuyển chất thải xuyên biên giới.
Lớp KTMT 2012B
14
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

Công ước Basel áp dụng đối với việc xuất khẩu “CTNH” và “chất thải khác”.
Các CTNH được định nghĩa bao gồm các chất thải được liệt kê theo danh sách và

các dòng thải dựa trên nguồn gốc và/hoặc thành phần và đặc tính của chúng (Điều 1
và Phụ lục I, III, VIII và IX). Một chất thải trong danh sách sẽ không phải là CTNH,
trừ khi nó biểu hiện một trong những “đặc tính nguy hại” được mô tả tại Phụ lục III
của Công ước. Bởi vậy, một CTNH được xác định chỉ khi nó nằm trong danh sách
và có một số đặc tính nguy hại đặc trưng được định nghĩa là một CTNH. Ngoài ra,
bất kỳ chất thải nào được quy định bởi luật của quốc gia xuất khẩu, quốc gia nhập
khẩu hoặc quốc gia quá cảnh là CTNH thì cũng được coi là CTNH. Các “chất thải
khác” bao gồm các chất thải đặc biệt (chất thải sinh hoạt và tro lò đốt) được liệt kê
trong Phụ lục II của Công ước.
Công ước Basel cấm xuất khẩu bất kỳ CTNH hoặc chất thải khác cho đến khi
các quốc gia nhập khẩu và quá cảnh đưa ra sự chấp thuận bằng văn bản. Như là một
phần của sự cho phép đó, quốc gia nhập khẩu phải xác nhận sự tồn tại của một hợp
đồng giữa nhà xuất khẩu và nhà tiêu hủy quy định cụ thể việc quản lý hợp lý về môi
trường đối với các chất thải đươc nói đến. Để nhận được sự cho phép như vậy, nước
xuất khẩu phải gửi văn bản thông báo đến “cơ quan thẩm quyền” chỉ định của nước
nhập khẩu và của bất kỳ quốc gia nào khác mà qua đó chất thải sẽ được vận chuyển.
Thông báo phải bao gồm các thông tin cụ thể về tính chất và số lượng chất thải, chủ
nguồn thải và việc tiêu hủy cuối cùng. Việc xuất khẩu có thể không bắt đầu cho đến
khi các nước quá cảnh và nhập khẩu đồng ý bằng văn bản cho xuất khẩu. Ngoài
việc chấp thuận yêu cầu, các nước quá cảnh và nhập khẩu cũng có quyền từ chối,
yêu cầu bổ sung thông tin, hoặc chấp thuận theo những điều kiện cụ thể. Mặc dù
quốc gia quá cảnh phải đáp ứng trả lời trong vòng 60 ngày nhưng một thời hạn chót
không áp dụng cho các quốc gia nhập khẩu.
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện khi nhận được sự chấp thuận. Một tài liệu
chi tiết về chất thải, tương đương với chứng từ phải luôn đi kèm với chất thải. Bảo
hiểm và các quy định bảo đảm tài chính khác cũng áp dụng cho việc vận chuyển
chất thải. Sau khi hoàn tất xử lý, nhà xử lý phải thông báo cho nhà xuất khẩu và
Lớp KTMT 2012B
15
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Như Trung

quốc gia xuất khẩu. Nếu vì bất cứ lý do gì, chất thải không được nhập khẩu và tiêu
hủy, quốc gia xuất khẩu phải nhận lại chất thải.
Công ước Basel không cho phép một quốc gia xuất khẩu chất thải sang một
quốc gia khác đã cấm nhập khẩu các chất thải đó. Các quốc gia thành viên phải
ngăn ngừa việc xuất khẩu chất thải sang các nước không tham gia Công ước. Ngoài
việc bị cấm xuất khẩu giữa các quốc gia như vậy, hoạt động xuất khẩu vẫn được
diễn ra khi có một hiệp định song phương cho phép hoạt động xuất khẩu đó. Trong
các trường hợp này, các hiệp định phải phù hợp với các nguyên tắc quản lý hợp lý
chất thải.
Khung 1.2 Một số điều khoản quan trọng của Công ước Basel
Điều 2. Các định nghĩa (trích dẫn Khoản 1 và Khoản 3)
- “Chất thải” là các chất hoặc vật thể được tiêu hủy, dự kiến tiêu hủy hoặc yêu
cầu bắt buộc tiêu hủy theo các điều khoản quy định của luật pháp quốc gia
- “Vận chuyển xuyên biên giới” là việc vận chuyển bất kỳ các CTNH hoặc những
chất thải khác, từ một khu vực thuộc quyền tài phán của một quốc gia đến hay
qua một khu vực thuộc quyền tài phán của một quốc gia khác, hoặc đến hay qua
một khu vực không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, miễn là có ít
nhất hai quốc gia tham gia vào việc vận chuyển này.
Ðiều 4 Các nghĩa vụ chung (trích dẫn Khoản 2, 3, 4, 7, 10 và 11)
- Mỗi Bên phải áp dụng các biện pháp thích hợp để:
+ Không cho phép xuất khẩu các CTNH hoặc những chất thải khác tới một
quốc gia hoặc các nhóm quốc gia cùng thuộc một tổ chức thống nhất về chính trị
hay kinh tế là các Bên, nhất là các nước đang phát triển, đã cấm nhập hoặc có lý
do để tin rằng các chất thải tương ứng không được quản lý hợp lý về môi trường

theo các tiêu chí mà các Bên sẽ quyết định trong phiên họp đầu tiên của họ;
+ Yêu cầu phải cung cấp các thông tin liên quan đến dự định vận chuyển xuyên
biên giới các CTNH và những chất thải khác cho các quốc gia liên quan theo Phụ
lục V A, để tuyên bố rõ những ảnh hưởng của dự định này tới sức khỏe con
người và môi trường;
+ Ngăn chặn việc nhập khẩu các CTNH và những chất thải khác nếu Bên đó có
lý do tin rằng các chất thải tương ứng không được quản lý hợp lý về môi trường.Các Bên phải coi việc vận chuyển bất hợp pháp các CTNH hoặc những chất thải
khác là tội ác.
- Mỗi Bên phải áp dụng những biện pháp pháp lý, hành chính và các biện pháp
cần thiết khác để thực hiện và tăng cường hiệu lực các điều khoản của Công ước
này, kể cả những biện pháp thích đáng trong việc đề phòng và xử phạt các hành vi
Lớp KTMT 2012B
16
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


×