Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý và hiện trạng môi trường nhóm cảng biển phía bắc đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường cho các hoạt động cảng biển khu vực này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 102 trang )

Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng quản lý và hiện trạng môi trường
nhóm cảng biển phía Bắc. Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường cho các hoạt
động cảng biển khu vực này”, đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt
tình GS.TS Đặng Kim Chi, ngƣời đã theo sát, tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo, các thầy cô trong Viện Khoa học Công
nghệ và Môi trƣờng – trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi đƣợc học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn tập thể Trung tâm đào tạo và tƣ vấn KHCN bảoN vệ môi
trƣờng thủy, Bộ môn Kỹ thuật môi trƣờng – trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam, đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè
đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng

Lớp 12BQLMT – HY

1

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ


Phạm Thị Hồng

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 1
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC HÌNH\ .................................................................................................. 8
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 12
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI ................................................ 12
1.1.1. Sản lƣợng vận tải biển ................................................................................. 12
1.1.2. Đánh giá thực trạng đội tàu vận tải biển Việt Nam..................................... 13
1.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CẢNG BIỂN .............................................. 16
1.2.1. Năng lực bốc xếp hệ thống cảng biển Việt Nam ........................................ 16
1.2.2. Hoạt động khai thác cảng ............................................................................ 16
1.3. NHỮNG NGUỒN THẢI TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƢỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN ................................................................. 17
1.3.1. Hoạt động của tàu thuyền [7] ...................................................................... 17
1.3.2. Hoạt động làm hàng trên cảng .................................................................... 22
1.3.3. Hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc trong cảng,
thủy thủ thuyền viên trên tàu ......................................................................................... 23
1.3.4. Hoạt động sửa chữa tàu thuyền và các phƣơng tiện cơ giới khác ............... 23
1.3.5. Các sự cố môi trƣờng trong quá trình hoạt động của cảng ......................... 24
1.4. CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG BIỂN .............................................. 24
1.4.1. Chính sách quản lý môi trƣờng chung của ngành giao thông vận tải ......... 24
1.4.2. Chính sách quản lý môi trƣờng đối với các hoạt động cảng biển ............... 26
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......... 28

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 28

Lớp 12BQLMT – HY

2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

2.1.1. Cảng Cẩm Phả ............................................................................................. 28
2.1.2. Cảng Cái Lân ............................................................................................... 30
2.1.3. Cảng xăng dầu B12 .................................................................................... 32
2.1.4. Các cảng Hải Phòng ................................................................................... 34
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 40
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 42
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 43
3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI
MỘT SỐ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA BẮC .......................................................... 43
3.1.1. Thực trạng quản lý môi trƣờng tại một số cảng biển khu vực phía Bắc ..... 43
3.1.2. Đánh giá công tác quản lý môi trƣờng tại một số cảng biển khu vực phía
Bắc ................................................................................................................................. 54
3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI MỘT SỐ
CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA BẮC .......................................................................... 55
3.2.1. Kết quả điều tra chất lƣợng môi trƣờng không khí tại một số cảng biển
khu vực phía Bắc ........................................................................................................... 55
3.2.2. Kết quả đo đạc, phân tích chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại một số cảng

biển khu vực phía Bắc ................................................................................................... 63
3.2.3. Môi trƣờng bồi lắng .................................................................................... 73
3.3. GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ
CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA BẮC .............................................................................. 74
3.3.1. Những tồn tại trong hoạt động quản lý môi trƣờng tại một số cảng biển khu
vực phía Bắc .................................................................................................................. 74
3.3.2. Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trƣờng cho các hoạt động của một số cảng
biển khu vực phía Bắc ................................................................................................... 76
3.3.2.1. Các biện pháp thực hiện lâu dài bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động của
một số cảng biển khu vực phía Bắc .............................................................................. 76

Lớp 12BQLMT – HY

3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

3.3.2.2. Đề xuất biện pháp ƣu tiên bảo vệ môi trƣờng cho hoạt động của một số
cảng biển khu vực phía Bắc .......................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 99
KIẾN NGHỊ...................................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 102

Lớp 12BQLMT – HY


4

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ATGT

: An toàn giao thông

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

CP

: Cổ phần

CN

: Công nghiệp

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CTNH

: Chất thải nguy hại


CTR

: Chất thải rắn

DN

: Doanh nghiệp

HCBVTV

: Hóa chất bảo vệ thực vật

KCHTGT

: Kết cấu hạ tầng giao thông

KHCN

: Khoa học công nghệ

KCN

: Khu công nghiệp

KKT

: Khu kinh tế

KT - XH


: Kinh tế - xã hội

KLN

: Kim loại nặng

KNXK

: Kim ngạch xuất khẩu

Hub

: Cảng thuyên chuyển

NMLD

: Nhà máy liên doanh Dung Quất

NM

: Nhà máy

PTSC

: PetroVietNam Technical Services Corporation

QL

: Quốc lộ


QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QLNN

: Quản lý nhà nƣớc

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trƣờng

TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
XNK

: Xuất nhập khẩu

UBND

: Ủy ban nhân dân

Lớp 12BQLMT – HY

5

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ


Phạm Thị Hồng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh năng lực của đội tàu Việt Nam với các quốc gia trong khu vực .14
Bảng 1.2. Cơ cấu đội tàu Việt Nam phân theo tuổi tàu năm 2013 ...........................15
Bảng 1.3. Sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ................................17
giai đoạn 2009-2013 ..................................................................................................17
Bảng 2.1. Các thiết bị chính tại cảng Cẩm Phả .........................................................29
Bảng 2.2. Cầu bến cảng Cái Lân ...............................................................................30
Bảng 2.3. Thiết bị chính cảng Cái Lân .....................................................................31
Bảng 2.4. Cầu bến cảng xăng dầu B12 .....................................................................32
Bảng 2.5. Thiết bị chính cảng xăng dầu B12 ............................................................33
Bảng 2.6. Các luồng cảng tại cảng Hải Phòng ..........................................................34
Bảng 2.7. Số liệu về các cầu bến tại cảng Hải Phòng ...............................................35
Bảng 2.8. Các xí nghiệp thuộc kho CFS cảng Hải Phòng ........................................35
Bảng 2.9. Số liệu các kho thuộc xí nghiệp Hoàng Diệu ...........................................36
Bảng 2.10. Số liệu các bãi container thuộc cảng Hải Phòng ....................................36
Bảng 2.11. Số liệu các bãi hàng hóa tại xí nghiệp Hoàng Diệu ................................36
Bảng 2.12. Số liệu về công nghệ và thiết bị của các xí nghiệp thuộc cảng ..............37
Hải Phòng ..................................................................................................................37
Bảng 2.13. Cầu bến cảng Vật Cách ..........................................................................38
Bảng 2.14. Thiết bị chính cảng Vật Cách .................................................................39
Bảng 2.15. Cầu bến cảng PTSC Đình Vũ .................................................................40
Bảng 2.16. Thiết bị chính cảng PTSC Đình Vũ ........................................................40
Bảng 3.1. Lƣợng nƣớc thải phát sinh của một số cảng khu vực ...............................44
Hải Phòng - Quảng Ninh ...........................................................................................44
Bảng 3.2. Thực trạng thu gom, xử lý nƣớc thải công nghiệp tại một số cảng biển ..44
Bảng 3.3. Nguồn phát sinh chất thải và đặc trƣng của chất thải từ quá trình ...........46
làm hàng trên cảng ....................................................................................................46

Bảng 3.4. Lƣợng chất thải rắn phát sinh từ quá trình làm hàng trên cảng ................47
Bảng 3.5. Thành phần và tính chất của chất thải từ tàu ............................................47

Lớp 12BQLMT – HY

6

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

Bảng 3.6. Lƣợng chất thải rắn từ tàu đƣợc thu gom từ khu vực cảng biển ..............48
Hải Phòng ..................................................................................................................48
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp hàng hóa tồn đọng tại cảng Hải Phòng đang đƣợc Cục Hải
Quan Hải Phòng tạm giữ ...........................................................................................48
Bảng 3.8. Các loại chất thải nguy hại thƣờng xuyên phát sinh .................................49
từ hoạt động của cảng................................................................................................49
Bảng 3.9. Khối lƣợng trung bình chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động ............50
của cảng .....................................................................................................................50
Bảng 3.10. Tổng hợp các chất thải nguy hại có thể phát sinh từ tàu biển ................51
Bảng 3.11. Số lƣợng CTNH từ tàu biển (dự tính) khu vực .......................................51
Hải Phòng – Quảng Ninh ..........................................................................................51
Bảng 3.12. Tổng hợp hàng hóa tồn đọng có chứa chất thải nguy hại tại cảng Hải
Phòng đƣợc Hải quan Hải Phòng phát hiện ..............................................................52
Bảng 3.13. Kết quả, khảo sát thực trạng quản lý CTNH tại một số bến ...................53
cảng biển ...................................................................................................................53
Bảng 3.14. Các vị trí quan trắc và lấy mẫu phân tích môi trƣờng nƣớc mặt và nƣớc

biển ven bờ khu vực phía Bắc ...................................................................................63
Bảng 3.15. Kết quả phân tích thành phần nƣớc thải cảng Cẩm Phả .........................69
Bảng 3.16. Kết quả phân tích thành phần nƣớc thải cảng Cái Lân ...........................70
Bảng 3.17. Kết quả phân tích thành phần nƣớc thải cảng xăng dầu B12 .................71
Bảng 3.18. Kết quả phân tích thành phần nƣớc thải cảng Chùa Vẽ .........................71
Bảng 3.19. Kết quả phân tích thành phần nƣớc thải cảng Đình Vũ ..........................72
Bảng 3.20. Kết quả phân tích bồi lắng tại cảng Cẩm Phả, cảng Cái Lân, ................73
cảng xăng dầu B12 ....................................................................................................73
Bảng 3.21. Kết quả phân tích bồi lắng cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ, cảng Hải
Phòng, cảng Vật Cách ...............................................................................................74

Lớp 12BQLMT – HY

7

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hình ảnh cảng Cẩm Phả ............................................................................28
Hình 2.2. Quy hoạch các bến trong cảng Cái Lân ....................................................31
Hình. 2.3. Vị trí cảng Cái Lân và cảng xăng dầu B12 ..............................................33
Hình 2.4. Vị trí các cảng của hệ thống cảng Hải Phòng ...........................................34
Hình 3.1. Biểu đồ hàm lƣợng bụi tại các bến cảng của Quảng Ninh ........................56
Hình 3.2. Biểu đồ hàm lƣợng bụi tại các bến cảng của Hải Phòng ..........................56
Hình 3.3. Biểu đồ hàm lƣợng CO trong không khí tại các bến cảng Quảng Ninh ...57

Hình 3.4. Biểu đồ hàm lƣợng CO trong không khí tại các bến cảng Hải Phòng ......58
Hình 3.5. Biểu đồ hàm lƣợng NO2 trong không khí tại các bến cảng của ...............58
Quảng Ninh ...............................................................................................................58
Hình 3.6. Biểu đồ hàm lƣợng NO2 trong không khí tại các bến cảng của ................59
Hải Phòng ..................................................................................................................59
Hình 3.7. Biểu đồ hàm lƣợng SO2 trong không khí tại các bến cảng của.................60
Quảng Ninh ...............................................................................................................60
Hình 3.8. Biểu đồ hàm lƣợng SO2 trong không khí tại các bến cảng của.................60
Hải Phòng ..................................................................................................................60
Hình 3.9. Biểu đồ quan trắc tiếng ồn tại các bến cảng của khu vực Quảng Ninh ....61
Hình 3.10. Biểu đồ giá trị quan trắc tiếng ồn tại các bến cảng của khu vực .............61
Hải Phòng ..................................................................................................................61
Hình 3.11. Biểu đồ hàm lƣợng COD, BOD, TSS tại một số cảng khu vực ..............65
Hải Phòng ..................................................................................................................65
Hình 3.12. Biểu đồ hàm lƣợng COD, TSS tại một số cảng khu vực ........................66
Quảng Ninh ...............................................................................................................66
Hình 3.13. Biểu đồ hàm lƣợng các kim loại trong nƣớc mặt tại một số cảng ..........66
khu vực Hải Phòng ....................................................................................................66
Hình 3.14. Biểu đồ hàm lƣợng các kim loại trong nƣớc biển tại một số cảng .........66
khu vực Quảng Ninh .................................................................................................66

Lớp 12BQLMT – HY

8

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ


Phạm Thị Hồng

Hình 3.15. Biểu đồ hàm lƣợng các kim loại và dầu mỡ trong nƣớc mặt tại một số
cảng khu vực Hải Phòng ...........................................................................................67
Hình 3.16. Biểu đồ hàm lƣợng các kim loại và dầu mỡ trong nƣớc biển tại một số
cảng khu vực Quảng Ninh .........................................................................................67
Hình 3.17. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải công nghiệp ...........................79
Hình 3.18. Sơ đồ quy trình xử lý nƣớc thải nhiễm dầu bằng phƣơng pháp phân ly .81
Hình 3.19. Sơ đồ cấu tạo bể thu hồi dầu bằng tuyển nổi ..........................................81
Hình 3.20. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn ........................................................................82
Hình 3.21. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung ..............................83
Hình 3.22. Mô hình kho chứa chất thải nguy hại ......................................................86
Hình 3.23. Sơ đồ quy trình quản lý chất thải từ tàu biển ..........................................88
Hình 3.24. Sơ đồ tổ chức quản lý hàng lƣu kho tại cảng biển ..................................95

Lớp 12BQLMT – HY

9

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia ven biển, ba mặt giáp biển Đông, với chiều dài
đƣờng bờ biển trên 3.260 km, do vậy nƣớc ta ở vào một vị trí rất thuận lợi để phát
triển kinh tế biển. Theo “Chiến lƣợc biển đến năm 2020”, kinh tế biển đƣợc xác

định gồm các ngành nhƣ: hải sản, vận tải biển, dịch vụ cảng biển, đóng tàu và du
lịch. Kinh tế biển Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn với hai lợi thế quan
trọng: Một là tiềm năng tự nhiên to lớn (bờ biển dài, diện tích lãnh hải thuộc chủ
quyền rộng, khả năng tiếp cận dễ dàng đến các đại dƣơng, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên giàu có, có nhiều bãi biển đẹp,...); Hai là vị trí địa – kinh tế và địa –
chiến lƣợc đặc biệt (nằm trên các tuyến hải hành và các luồng giao thƣơng quốc tế
chủ yếu của thế giới).
Nhờ có chủ trƣơng, chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc,
những năm gần đây kinh tế biển Việt Nam đang ngày càng phát triển trong đó có
ngành dịch vụ cảng biển. Bên cạnh những lợi ích lớn về kinh tế, xã hội, hoạt động
của cảng biển cũng gây ra không ít các tác động đến môi trƣờng bởi các nguồn chất
thải thƣờng xuyên nhƣ nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại. Để phát
triển bền vững kinh tế biển thì lợi ích của từng ngành kinh tế khai thác tài nguyên
biển phải đƣợc đặt trong lợi ích tổng hợp với các ngành kinh tế khác cùng sử dụng
tài nguyên biển. Do đó việc quản lý môi trƣờng đối với các cảng biển có vai trò rất
quan trọng, vừa góp phần phát triển hài hoà kinh tế biển vừa đảm bảo đáp ứng các
yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng của các công ƣớc quốc tế mà ngành hàng hải tham gia
thực hiện. Việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng môi trƣờng do hoạt động của
cảng biển là thực sự cần thiết, góp phần tạo cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý môi
trƣờng tốt hơn.
Trên cơ sở các thông tin, số liệu về các hoạt động cảng biển; hoạt động quản
lý môi trƣờng và phòng ngừa sự cố môi trƣờng; công trình bảo vệ môi trƣờng và
các hoạt động quan trắc môi trƣờng từ hoạt động cảng biển; các số liệu về chất
lƣợng môi trƣờng của một số cảng điển hình, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh giá thực trạng quản lý và hiện trạng môi trường nhóm cảng biển phía

Lớp 12BQLMT – HY

10


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

Bắc. Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường cho các hoạt động cảng biển khu vực
này”.
Theo Quyết định số 2190/2009/QĐ - TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tƣớng
Chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến
năm 2020, định hƣớng đến năm 2030”, hệ thống cảng biển Việt Nam đƣợc phân
thành 6 nhóm cảng. Cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình;
- Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh;
- Nhóm 3: Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng
Ngãi;
- Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận;
- Nhóm 5: Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo và trên
sông Soài Rạp thuộc Long An, Tiền Giang);
- Nhóm 6: Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả Phú
Quốc và các đảo Tây Nam).
Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn và đặc biệt tại khu vực phía
Bắc thì các Cảng biển Cẩm Phả; cảng Cái Lân, cảng xăng dầu B12, cảng biển ở Hải
Phòng (5 bến cảng: Hoàng Diệu, Chùa Vẽ, Đình Vũ, Vật Cách và PTSC Đình Vũ )
là những cảng đầu mối chiếm tỷ lệ cao trong tổng số sản lƣợng hàng hóa giao
thƣơng của khu vực mỗi năm, còn các cảng ở Thái Bình, Nam Đinh, Ninh Bình là
những cảng nhỏ cảng thủy nội địa. Nên trong phạm vi đề tài em tập trung nghiên
cứu 8 cảng biển trên.
Nội dung chính của luận văn nhƣ sau:

- Tình hình tăng trƣởng/phát triển của hoạt động cảng biển;
- Các nguồn thải gây ô nhiễm môi trƣờng;
- Thực trạng môi trƣờng cảng biển;
- Thực trạng quản lý môi trƣờng hoạt động cảng biển;
- Giải pháp bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động cảng biển;
- Kết luận, kiến nghị.

Lớp 12BQLMT – HY

11

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI
1.1.1. Sản lƣợng vận tải biển
Ngành vận tải đƣờng biển đóng góp trên 80% sản lƣợng vận tải hàng hóa
thƣơng mại ngày một gia tăng của Việt Nam. Hiện tại, do ảnh hƣởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay ngành Hàng hải nƣớc ta đang
gặp không ít khó khăn. Giá cƣớc vận tải biển giảm khoảng 60-70%. Doanh thu của
các doanh nghiệp vận tải biển giảm mạnh, giá tàu biển đã qua sử dụng giảm khoảng
50 - 60% [5].
Trong năm 2009, các doanh nghiệp vận tải biển là những doanh nghiệp chịu
ảnh hƣởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới với sự
suy giảm đột ngột trên thị trƣờng cƣớc vận tải biển. Mặc dù sản lƣợng vận tải biển

năm 2009 vẫn tăng trƣởng 8% nhƣng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của hoạt động
vận tải biển giảm mạnh so với năm 2008. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều
đảm bảo duy trì hoạt động ổn định và đều đặn cho đội tàu, hạn chế tối đa tình trạng
dừng khai thác để chờ hàng.
Kết quả của hoạt động vận tải biển trong năm 2009 cụ thể nhƣ sau [6]:
Tổng sản lƣợng vận tải biển đạt 32,9 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2008 và
18% so với kế hoạch năm 2009;
Tổng sản lƣợng tấn luân chuyển đạt 125 tỷ T.Km, tăng 12% so với năm 2008
và 23% so với kế hoạch năm 2009;
Tổng sản lƣợng hàng thông qua cảng đạt 70 triệu tấn, tăng 20% so với năm
2008 và 13% so với kế hoạch năm 2009;
Năm 2010 sản lƣợng vận tải hàng hóa của đội tàu biển Việt Nam đạt hơn 88
triệu tấn (93,1 tỷ T.Km). Trong đó, vận tải trong nƣớc đạt 26,4 triệu tấn, vận tải
quốc tế đạt 62,4 triệu tấn,
Năm 2011 mặc dù tình hình kinh tế có khó khăn, sản lƣợng vận tải hàng hóa
của đội tàu biển Việt Nam vẫn đạt 96 triệu tấn, tăng khoảng 8% so với năm 2010.
Trong số đó, vận tải quốc tế đạt trên 66 triệu tấn, tăng 6,15% với 162 tỉ Tkm

Lớp 12BQLMT – HY

12

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

(tấn/km), tăng 12% so với 2010; còn vận tải trong nƣớc là 30 triệu tấn, tăng khoảng

13% với trên 21 tỉ T.km, cũng tăng khoảng 12% so với năm 2010.
Năm 2012 sản lƣợng hàng hóa thông qua toàn hệ thống cảng biển Việt Nam
đạt 291,5 triệu tấn, tăng 2,96% so với cùng kỳ năm 2011. Sản lƣợng vận chuyển
hàng hóa của đội tàu biển Việt Nam đạt 100,6 triệu tấn, tăng 4,41%; với trên 173 tỷ
tấn hàng hoá luân chuyển, giảm 6,6%; trong đó vận tải quốc tế đạt trên 69,7 triệu
tấn, tăng 5,18%, với 157 tỷ Tkm, giảm 3,1% và vận tải trong nƣớc đạt 30,84 triệu
tấn, tăng 2,72%, với 15,988 tỷ Tkm, giảm gần 26.3%.
Năm 2013 sản lƣợng hàng hóa thông qua toàn hệ thống cảng biển Việt Nam
đạt 326 triệu tấn, tăng 10,7% so với năm 2012, hàng container đạt 8,5 triệu TEU
tăng 6,4% so với năm trƣớc đó; sản lƣợng vận tải biển đạt 98,3 triệu tấn.
1.1.2. Đánh giá thực trạng đội tàu vận tải biển Việt Nam
Năm 2011 - 2012, đội tàu biển Việt Nam tiếp tục đƣợc bổ sung thêm cả về số
lƣợng. Sản lƣợng vận chuyển hàng hóa đạt trên 96 triệu tấn - tăng trên 8% và trên
183 tỷ Tkm hàng hoá luân chuyển - tăng trên 13,0%; trong đó vận tải quốc tế đạt
trên 66,3 triệu tấn - tăng trên 6%, với 162,2 tỷ Tkm và vận tải trong nƣớc đạt 30
triệu tấn - tăng 24,9%, với gần 21,7 tỷ Tkm [6].
Trong năm 2012, đội tàu biển Việt Nam đã đƣợc bổ sung thêm cả về số
lƣợng và trọng tải; tuy không tăng mạnh nhƣng phần nào đáp ứng hiệu quả nhu cầu
lƣu thông hàng hóa trong nƣớc và tham gia vận tải quốc tế. Tính đến 31/12/2012,
đội tàu biển Việt Nam gồm 1.691 tàu các loại, với tổng dung tích 4.434.551 GT và
tổng trọng tải 7.467.269 DWT. Tăng cả về dung tích và trọng tải so với cùng kỳ
năm 2010. Trong đó có 492 tàu biển hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích gần
2 triệu GT. Hiện tại, về trọng tải đội tàu biển Việt Nam xếp vị trí 60/152 quốc gia có
tàu mang cờ quốc tịch và xếp thứ 4 trong 10 nƣớc ASEAN [6].

Lớp 12BQLMT – HY

13

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

Bảng 1.1. So sánh năng lực của đội tàu Việt Nam với các quốc gia trong khu vực
(chỉ tính đối với các tàu trên 1.000 GRT)
Loại tàu

Việt Nam

Thái Lan

Trung Quốc

Indonesia

Philippines

Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ

lƣợng % lƣợng % lƣợng % lƣợng % lƣợng %
Hàng rời

26

8,28

53

13,09

415

23,38

53

5,49

75

19,58

Hàng

238

75,80

140


34,57

689

38,82

522

54,09

120

31,33

Hóa chất

7

2,23

16

3,95

62

3,49

25


2,59

16

4,18

Container

6

1,91

21

5,19

157

8,85

66

6,84

5

1,31

Khí hóa

lỏng

6

1,91

30

7,41

35

1,97

7

0,73

5

1,31

Dầu

26

8,28

101


24,94

250

14,08

155

16,06

34

8,88

Đông
lạnh

2

0,64

32

7,90

33

1,86

2


0,21

14

3,66

Ro-Ro

1

0,32

0

0,00

9

0,51

11

1,14

13

3,39

Tàu dầu

chuyên
dụng

1

0,32

2

0,49

8

0,45

8

0,83

0

0,00

Khách

0

0,00

0


0,00

8

0,45

44

4,56

7

1,83

Khách +
hàng hóa

0

0,00

9

2,22

84

4,73


67

6,94

66

17,23

Tàu khác

1

0,32

1

0,25

25

1,41

5

0,52

28

7,31


tổng hợp

Tổng số
tàu

314

405

1775

965

383

Tổng
dung tải
(GRT)

1.739.927

2.640.857

22.219.786

4.409.198

4.542.681

Lớp 12BQLMT – HY


14

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Loại tàu

Phạm Thị Hồng

Việt Nam

Thái Lan

Trung Quốc

Indonesia

Philippines

Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ

Số
Tỷ lệ
lƣợng % lƣợng % lƣợng % lƣợng % lƣợng %
Dung tải
trung

5.541,17

6.520,63

12.518,19

4.569,12

11.860,79

bình/mỗi
tàu
(Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2013)
Đội tàu Việt Nam có trọng tải bình quân là 4.200 DWT/tàu, trong đó: loại
<1.000DWT có 633 chiếc; loại 1.000 đến <3.000DWT có 430 chiếc; loại 3.000 đến
<5.000DWT có 310 chiếc; loại 5.000 đến <7.000DWT có 71 chiếc; loại 7.000 đến
<10.000DWT có 58 chiếc; loại 10.000 đến <20.000DWT có 62 chiếc; loại 20.000
đến <30.000DWT có 36 chiếc; loại 30.000 đến <50.000DWT có 17 chiếc; loại
50.000 đến <70.000DWT có 5 chiếc; loại 70.000 đến <100.000DWT có 3 chiếc;
loại >100.000 có 5 chiếc.
Bảng 1.2. Cơ cấu đội tàu Việt Nam phân theo tuổi tàu năm 2013
Tuổi tàu
(năm)
Tổng


Phân theo

<5

6-10

11-15

16-20

>20

Chiếc

556

262

96

99

260

bình quân
10,8

DWT


3.333.952 2.160.811 782.369 429.781 1.218.549

Tàu

Chiếc

516

239

tổng hợp

DWT

2.926.827

448.826

Tàu

Chiếc

7

1

12

4


13

container

DWT

49.411

12.400

97.692

30.134

129.325

Chiếc

28

16

10

6

38

Tàu dầu


Tuổi

71

85

206
10,1

416.139 376.829

730.406
16,5

17
DWT

357.611

338.663

265.536 21.165

352.511

(Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam)

Lớp 12BQLMT – HY

15


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

1.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CẢNG BIỂN
1.2.1. Năng lực bốc xếp hệ thống cảng biển Việt Nam
Việt Nam có tổng số 266 cầu cảng lớn nhỏ phân bố trên cả 3 miền Bắc –
Trung - Nam. Hiện có 9 cảng chính có thể đón tàu quốc tế nhƣ Cái Lân, Đình Vũ,
Đà Nẵng, Vũng Tàu, Sài Gòn…Phần lớn các cảng này do Vinalines quản lý.
So với các nƣớc ven biển, mật độ cảng của nƣớc ta tƣơng đối dày. Tuy
nhiên, hầu hết các cảng thuộc loại nhỏ do nằm sâu trong sông, cách biển từ 30 –
90m, với luồng lạch khá nông, đa số dƣới 10m. Do đó, 82% số cầu cảng chỉ cho
phép tàu có trọng tải dƣới 20.000 DWT vào ăn hàng và đƣợc sử dụng chủ yếu cho
thƣơng mại địa phƣơng. Trang thiết bị ở các cảng cũng chủ yếu phục vụ làm hàng
rời với năng suất bốc xếp thấp, ngay cả đối với những cảng chính cũng chỉ bằng
khoảng 40 -50% các cảng trong khu vực.
Tại khu vực miền Bắc, cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân là 2 cảng đầu mối
của khu vực, chiếm khoảng 25% trong tổng số sản lƣợng hàng hóa giao thƣơng của
khu vực mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có cảng Cái Lân có khả năng đón tàu
40.000 DWT. Còn tại cảng Hải Phòng, tàu trọng tải 40.000 DWT muốn ăn hàng
hoặc trả hàng phải bốc xếp ở khu vực chuyển tải Lân Hà ngoài biển.
1.2.2. Hoạt động khai thác cảng
Hoạt động vận chuyển hàng hóa qua các cảng biển Việt Nam đều có sự tăng
trƣởng theo từng năm. Sự tăng trƣởng trong sản lƣợng hàng hóa này là nhờ thƣơng
mại trong nƣớc và ngoại thƣơng cùng phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại
đây. Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vị trí quan trọng do đối tƣợng này

chiếm tới 70 – 80 % tổng sản lƣợng hàng hoá các cảng phục vụ mỗi năm. Hoạt
động ngoại thƣơng trong 5 năm qua luôn đạt tốc độ tăng trƣởng trên 20%, nhập
khẩu thậm chí tăng khoảng gần 30%/năm sau khi Việt Nam ra nhập WTO năm
2006. Từ đầu năm 2010 đến nay, do ảnh hƣởng từ sự đi xuống của nền kinh tế thế
giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam có chững lại và giảm nhẹ .

Lớp 12BQLMT – HY

16

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

Bảng 1.3. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam
giai đoạn 2009-2013
Năm

Lƣợng hàng thông qua (tấn)
Xuất khẩu

Nhập khẩu

Nội địa

Quá cảnh


Tổng

2009

101.402.208

69.399.935

60.340.526

20.075.633

251.218.302

2010

75.572.660

78.627.757

73.531.455

28.935.860

255.667.732

2011

63.726.431


72.364.262

42.810.885

17.677.994

196.579.572

2012

62.494.375

58.567.996

42.940.624

17.113.949

181.116.944

2013

57.581.434

49.057.029

33.120.927

14.736.342


154.495.732

(Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2013)
1.3. NHỮNG NGUỒN THẢI TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƢỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN
Sau khi hoạt động xây dựng cảng kết thúc, cảng sẽ chuyển sang giai đoạn đi
vào khai thác. Trong quá trình khai thác cảng sẽ tạo ra những nguồn tác động đến
chất lƣợng môi trƣờng. Các nguồn tác động đến chất lƣợng môi trƣờng trong quá
trình khai thác cảng bao gồm:
- Hoạt động của tàu thuyền tại cảng;
- Hàng hoá rơi vãi trong quá trình bốc xếp;
- Hoạt động của các phƣơng tiện, thiết bị bốc xếp, vận chuyển hàng hoá;
- Chất thải rắn từ khu vực làm hàng, xƣởng sửa chữa bảo dƣỡng phƣơng tiện;
- Chất thải sinh hoạt của cán bộ công nhân trên cảng và thuyền viên các tàu
cập cảng;
- Tai nạn liên quan đến tàu thuyền ra vào cảng.
1.3.1. Hoạt động của tàu thuyền [7]
1.3.1.1. Dầu thải
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng là sự
cố tràn dầu từ các sự cố, tai nạn của tàu thuyền tại các cảng biển, cảng sông. Các tai
nạn thƣờng gặp là tàu đâm va vào nhau, đâm vào đá ngầm, mắc cạn hoặc đâm va

Lớp 12BQLMT – HY

17

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ


Phạm Thị Hồng

vào cầu cảng đặc biệt khi xảy ra bão, gió lớn. Hàng năm trên toàn thế giới có
khoảng 400.000 tấn dầu đổ xuống biển do các tai nạn hàng hải.
Theo đánh giá chung trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học của thế
giới, lƣợng dầu thải xuống các vùng nƣớc hàng năm (đặc biệt là với nƣớc biển) ƣớc
tính theo tỷ lệ: 73% từ hoạt động tàu biển, 21% từ sự cố hàng hải/ và 6% từ các
nguồn khác. Việc khai thác các loại tàu, xà lan dầu làm cho tỷ lệ ô nhiễm dầu ở mức
cao nhất. Trong các vụ tràn dầu dƣới 7 tấn thì 90% là trong quá trình nhận, trả hàng,
tiếp nhận nhiên liệu và thƣờng xảy ra trong cảng hoặc tại bến nhận/trả hàng. Các vụ
tràn dầu với khối lƣợng lớn hơn thƣờng do tàu đâm va hoặc mắc cạn. Theo thống
kê, khoảng 10 năm trở lại đây đã có gần 10 vụ tràn dầu nghiêm trọng tại các cảng
biển lớn và khoảng 12 vụ tràn dầu trên các tuyến giao thông thủy nội địa, gây tác hại
nghiêm trọng đến môi trƣờng khu vực xảy ra tai nạn. Ở Việt Nam trong những năm
qua chƣa xảy ra những vụ tràn dầu lớn. Phần lớn các vụ tràn dầu đều xảy ra tại vùng
nƣớc các cảng, vịnh, sông là những nơi tàu thuyền neo đậu và có mật độ giao thông
thuỷ cao. Dầu tràn ra là dầu hàng của các tàu chở dầu hoặc dầu nhiên liệu của tàu
chở hàng khô. Tuy chƣa xảy ra những vụ tràn dầu lớn nhƣng do công tác phòng
tránh và ứng cứu sự cố tràn dầu chƣa tốt nên các vụ tràn dầu đã gây những thiệt hại
lớn về kinh tế, tính mạng con ngƣời và môi trƣờng sinh thái. Tại các cảng biển, hiện
tƣợng ô nhiễm dầu mỡ do các phƣơng tiện để rò rỉ nƣớc lacanh, nƣớc buồng máy,
thậm chí bơm trái phép ra biển vào ban đêm hoặc khi tàu bắt đầu rời cảng hay vào
những lúc thời tiết xấu đã có dấu hiệu diễn biến theo chiều hƣớng tiêu cực. Việc
cung cấp dầu mỡ, nhiên liệu cho tàu, việc sửa chữa nhỏ và vứt bừa bãi các loại chất
thải dính dầu mỡ cũng là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm vùng nƣớc cảng biển.
Các sự cố nhƣ vỡ đƣờng ống, tai nạn nhỏ cũng dẫn đến ô nhiễm dầu mỡ tại các
cảng biển.
1.3.1.2. Dầu cặn
Nhiên liệu dùng cho tàu biển, tàu sông thƣờng chứa lẫn tạp chất nhƣ tro, các

tạp chất cơ học, nƣớc... Trƣớc khi bơm dầu đến động cơ các tạp chất phải đƣợc loại
bỏ và chứa trong két chứa dầu cặn của tàu. Đối với các tàu hiện đại dầu cặn đƣợc

Lớp 12BQLMT – HY

18

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

đốt trong lò đốt tiêu chuẩn. Tàu cũ và tàu nhỏ không có lò đốt thì dầu cặn đƣợc bơm
lên bờ để xử lý. Để loại bỏ tác động của dầu cặn đối với môi trƣờng nƣớc thì hoặc
là phải đầu tƣ lắp đặt lò đốt trên tàu hoặc phải chịu chi phí xử lý chúng ở trên bờ
nhƣng do lợi ích kinh tế nhiều chủ tàu đã xả trái phép dầu cặn xuống biển gây
những tác hại không lƣờng hết đƣợc.
Do hạn chế về năng lực thu gom và cơ sở hạ tầng cho xử lý dầu cặn nên
lƣợng dầu cặn thu gom đƣợc còn ít hơn lƣợng dầu cặn cần thải.
Số lƣợng dầu cặn và nƣớc thải chứa dầu từ các tàu nƣớc ngoài lớn hơn khá
nhiều so với các tàu trong nƣớc. Nhƣ vậy, ý thức chấp hành Luật bảo vệ môi trƣờng
và các công ƣớc quốc tế Việt Nam tham gia còn hạn chế nhiều đối với tàu biển nội
địa.
1.3.1.3. Nước thải la canh tàu biển
Nƣớc thải la canh tàu biển là một thuật ngữ chỉ hỗn hợp nƣớc lẫn dầu chứa
trong khoang chứa la canh của tàu. Dầu sử dụng trên tàu biển gồm hai loại là dầu
nhiên liệu (dầu DO) và dầu bôi trơn (dầu LO). Các loại dầu này đƣợc chứa trong
các két chứa dƣới đáy tàu. Trong quá trình tàu chạy trên biển, dầu nhiên liệu đƣợc

sấy nóng và dẫn bằng đƣờng ống đến máy tàu, dầu bôi trơn đƣợc sử dụng để bôi
trơn các khớp, ổ trục chuyển động trong hệ thống động lực tàu. Trong quá trình dầu
chảy trong ống dẫn có thể bị rò rỉ ra bên ngoài qua đƣờng ống do đƣờng ống bị rò rỉ
hoặc qua các khớp nối, van có khuyết tật hoặc do sự cố kỹ thuật. Nƣớc làm mát rò rỉ
cũng đƣợc thu gom chung về két chứa nƣớc la canh gọi chung là dầu thải la canh.
Lƣợng dầu la canh nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của tàu, tàu cũ
lƣợng dầu lớn hơn tàu mới.
Đối với những con tàu chạy tuyến quốc tế khi tàu đang trong hành trình trên
biển, dầu thải la canh đƣợc xử lý bằng cách dẫn qua máy phân ly dầu - nƣớc để tách
dầu. Khi nƣớc thải đạt hàm lƣợng dầu trong nƣớc nhỏ hơn 15 ppm đƣợc bơm xuống
biển cách bờ 20 hải lý theo quy định của Công ƣớc Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm
do tàu gây ra (Công ƣớc MARPOL 73/78). Tuy nhiên, khi tàu cập các cảng nằm sâu
trong lục địa thời gian từ lần bơm la canh gần nhất đến khi cập bến kéo dài nên

Lớp 12BQLMT – HY

19

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

lƣợng nƣớc la canh lớn do vậy các tàu này có nhu cầu xả tại các cảng. Cũng theo
quy định của MARPOL 73/78 các cảng phải có phƣơng tiện và thiết bị thu gom dầu
la canh đảm bảo đáp ứng yêu cầu xả thải của tàu.
Đối với những tàu cũ, tàu chạy ven biển, tàu sông thậm chí không đƣợc trang
bị máy phân ly dầu - nƣớc thì dầu thải la canh đƣợc thu gom để thải tại cảng gần

nhất. Tuy nhiên, nhiều trƣờng hợp ngƣời vận hành tàu đã thải trực tiếp xuống vùng
biển tàu đang hành trình. Do vậy, để bảo vệ môi trƣờng cần phải quản lý tốt loại dầu
thải này.
Hiện nay, việc quản lý dầu thải la canh tàu biển còn nhiều hạn chế do các
nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng nhiều tàu bơm xả trái phép
la canh xuống sông, xuống biển, nhất là các tàu biển nội địa chạy tuyến ven biển.
Dầu thải la canh khi đƣợc thải xuống môi trƣờng nƣớc, ngoài việc gây ô nhiễm dầu,
còn gây ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm do các chất lơ lửng đối với môi trƣờng
nƣớc. Tuy nhiên, do hầu hết các cảng ở Việt Nam trong đó có các cảng vùng biển
phía Bắc chƣa có các đơn vị thu gom và xử lý dầu thải la canh chuyên nghiệp nên
việc xử lý các vụ việc thải dầu la canh trái phép đang gặp rất nhiều khó khăn cho
các Cảng vụ hàng hải.
1.3.1.4. Ô nhiễm do nước ballast
Hàng năm, các loại tàu biển đã chuyển khoảng 10 tỷ tấn nƣớc ballast giữa
các vùng trên thế giới. Nƣớc ballast đóng vai trò quan trọng đối với an toàn và hoạt
động hiệu quả của ngành vận tải hiện đại, giúp cho tàu cân bằng và giữ đƣợc ổn
định khi không có hàng hay chở hàng không hết tải. Điều đáng quan tâm là trong
nƣớc ballast có chứa hàng ngàn loại sinh vật biển bao gồm vi khuẩn, động vật
không xƣơng sống, nang, ấu trùng của nhiều loại sinh vật khác nhau. Các loài sinh
vật không mong muốn này khi gặp môi trƣờng thuận lợi mới tại khu vực trao đổi
nƣớc Ballast chúng có thể sinh sôi nảy nở và trở thành thủy sinh xâm lƣợc nguy
hiểm gây ra các ảnh hƣởng xấu đến đời sống của môi trƣờng biển tại nơi mới đến,
tiêu diệt thủy hải sản, đến ngành công nghiệp ven biển và cả sức khỏe con ngƣời.
1.3.1.5. Hoá chất

Lớp 12BQLMT – HY

20

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

Hiện nay có khoảng hàng ngàn loại hoá chất đƣợc vận chuyển bằng đƣờng
biển, đƣờng sông gây nên mối đe doạ thƣờng trực đến môi trƣờng biển, sông. Các
loại hoá chất thƣờng vận chuyển xô gồm chlorobenzene, diethylhexyl phtalate,
ethyl benzene, isopropyl benzene, phenol, styrene, xylen…
Hoá chất có thể tràn xuống biển, sông khi xảy ra sự cố đối với tàu chuyên
chở, hoặc theo nƣớc vệ sinh tàu khi chủ tàu cố tình thải xuống biển, đặc biệt là tại
các cảng biển, cảng sông.
1.3.1.6. Chất thải rắn
Chất thải rắn chủ yếu là chất thải sinh hoạt của thuỷ thủ đoàn, thành phần
chính là giấy bao gói, nylon, vỏ đồ hộp bằng kim loại và nhựa... Nguyên nhân gây ô
nhiễm chủ yếu là do rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất không đƣợc thu gom đƣa
đi xử lý mà thải thẳng xuống biển. Một phần đáng kể các chất thải này là từ các con
tàu đậu trong khu vực cảng. Số lƣợng và tính chất của rác thải do tàu sinh ra phụ
thuộc nhiều vào kích cỡ và loại tàu. Ngƣời ta ƣớc tính rằng, mỗi ngày một ngƣời
trên tàu hàng tạo ra một lƣợng chất thải sinh hoạt là 1,5kg và số lƣợng này sẽ gấp
đôi với một ngƣời trên tàu khách. Trong đó có khoảng 20% là chất thải thực phẩm
(gồm cả chất lỏng), 40 – 55% là những chất thải dễ cháy (nhƣ giấy, giẻ…), những
chất thải không cháy đƣợc thƣờng chiếm từ 25 – 40%, 8 – 10% chất thải còn lại là
thủy tinh. Đối với chất thải này trên các tàu lớn đƣợc thiêu huỷ bằng đốt trong các
lò đốt, các tàu không có lò đốt thì chúng đƣợc lƣu trữ trong các thùng đựng rác và
đƣợc đƣa lên bờ tại các cảng.
1.3.1.7. Khí thải
Hoạt động làm hàng trên cảng phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi
trƣờng không khí ảnh hƣởng đến sức khỏe của công nhân. Nguồn gây ô nhiễm lớn

nhất có thể kể đến là bốc rỡ hàng từ tàu lên bến, đóng bao hàng hóa và vận chuyển
trong cảng. Các loại chất độc hại nhƣ bụi amiăng, lƣu huỳnh, xi măng… trong khi
xếp dỡ bị gió khuyếch tán vào trong không khí, hay sự rò rỉ các khí thải của các
trang thiết bị trong các hoạt động công nghiệp tại cảng, hay các phƣơng tiện ra vào

Lớp 12BQLMT – HY

21

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

cảng để vận chuyển hàng hóa là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng không
khí.
1.3.2. Hoạt động làm hàng trên cảng
Khi cảng đi vào hoạt động, việc bốc dỡ làm hàng trong quá trình hoạt động
của cảng sẽ tạo ra những tác động đến chất lƣợng môi trƣờng. Những tác động đến
môi trƣờng trong quá trình hoạt động làm hàng của cảng bao gồm:
* Các nguồn thải gây ô nhiễm không khí chủ yếu phát sinh từ các phƣơng
tiện bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa, đặc biệt từ tàu biển, tàu lai dắt, cần cẩu di
động, xe nâng, cần cẩu container, các loại xe rơ mooc....Khí thải chủ yếu có thành
phần là CO, NOx, SO2, HC, bồ hóng...
* Nguồn phát sinh nƣớc thải công nghiệp
Nƣớc thải công nghiệp có thể đƣợc sinh ra từ các khu kho chứa hàng hoá,
nhiên liệu, xƣởng sửa chữa bảo dƣỡng phƣơng tiện. Nguyên nhân phát sinh loại
nƣớc thải này bao gồm các sự cố tràn và rò rỉ dầu, nƣớc thải từ quá trình dọn rửa

container, các xe container, nƣớc thải từ các hoạt động đóng gói lại và nƣớc mƣa
chảy tràn bị ô nhiễm, nƣớc vệ sinh kho, xƣởng bảo dƣỡng thiết bị. Nhƣ vậy, loại
nƣớc này đƣợc thải không thƣờng xuyên và khối lƣợng không lớn.
Quá trình vệ sinh khoang chứa hàng của container thƣờng đƣợc tiến hành sau
khi bốc dỡ hàng hóa để dọn dẹp hoàn toàn các vật chất còn sót lại. Mức độ sạch của
container phụ thuộc vào loại hàng hóa vận chuyển hoặc kiểu vận chuyển. Thông
thƣờng, ngƣời ta sử dụng vòi phun nƣớc điều khiển bằng tay hoặc hoàn toàn tự
động để tạo dòng nƣớc có áp suất cao làm sạch container. Sau khi phun rửa, nƣớc
thải sẽ đƣợc thu gom và đƣa đến hệ thống xử lý, nƣớc thải xử lý đạt tiêu chuẩn thải
sau đó sẽ đƣợc thải ra ngoài.
Nƣớc vệ sinh kho bãi, rửa đƣờng chứa chủ yếu là các chất lơ lửng, dầu mỡ.
* Các nguồn phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn đƣa cảng vào khai thác
gây ra những tác động đến môi trƣờng bao gồm:
+ Sinh hoạt của cán bộ công nhân viên cảng;
+ Hàng hoá rơi vãi;

Lớp 12BQLMT – HY

22

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

+ Hoạt động làm hàng;
+ Chất thải từ khu vực văn phòng.
* Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong quá

trình khai thác cảng.
Trong hoạt động của cảng thƣờng phát sinh các loại chất thải sau đƣợc xếp
vào loại chất thải nguy hại:
+ Dầu bôi trơn đã qua sử dụng của các máy móc, thiết bị, xe tải, tàu biển…
+ Cặn dầu từ xử lý nƣớc mƣa chảy tràn, nƣớc thải.
+ Ắc quy chì đã qua sử dụng.
+ Đèn huỳnh quang.
+ Giấy dầu, vải dầu.
1.3.3. Hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc trong cảng,
thủy thủ thuyền viên trên tàu
* Nƣớc thải sinh hoạt
Nƣớc thải sinh hoạt bao gồm nƣớc thải sinh hoạt của thuyền viên trên tàu và
của cán bộ công nhân của cảng ở trên bờ.
* Nƣớc mƣa chảy tràn
Lƣợng nƣớc mƣa chảy tràn trong khu vực cảng sẽ cuốn theo các chất bẩn,
dầu mỡ, các chất gây ô nhiễm trên bề mặt kho bãi đƣa vào môi trƣờng nƣớc.
* Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt của thuỷ thủ và của cán bộ công nhân viên cảng chứa
nhiều chất hữu cơ, các yếu tố dinh dƣỡng nên nếu không đƣợc quản lý tốt có thể rơi
vãi xuống biển gây tác động xấu đến chất lƣợng nƣớc biển ven bờ.
1.3.4. Hoạt động sửa chữa tàu thuyền và các phƣơng tiện cơ giới khác
Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu từ các hoạt động trong các cơ sở sửa chữa tàu
thuyền và các phƣơng tiện cơ giới khác là: Tiếng ồn trong sản xuất; các loại bụi
trong không khí sinh ra từ các hoạt động làm sạch tôn vỏ tàu trong sửa chữa tàu
biển, đúc rèn, hàn, cắt kim loại; chất thải rắn trong sản xuất cơ khí; hóa chất trong
việc sơn vỏ tàu. Ngoài ra, sự cố tràn dầu trong quá trình lƣu trữ dầu trên bờ và khi

Lớp 12BQLMT – HY

23


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

bơm dầu xuống tàu cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh các
chất thải thông thƣờng, hoạt động sửa chữa tàu thuyền và các phƣơng tiện cơ giới
tại cảng cũng phát sinh ra các loại chất thải nguy hại. Các chất thải này nếu không
đƣợc thu gom sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến chất lƣợng môi trƣờng cũng
nhƣ các sinh vật và sức khỏe con ngƣời.
1.3.5. Các sự cố môi trƣờng trong quá trình hoạt động của cảng
Tàu thuyền ra vào cảng sẽ làm tăng mật độ giao thông thuỷ khu vực vùng
nƣớc của cảng trên cơ sở đó sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.
Gió bão có thể làm đắm tàu làm tràn dầu, hàng hoá, hoá chất ra biển.
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra ở các kho hàng do nhiều nguyên nhân nhƣ chập
điện, sét, do sự vô ý thức của con ngƣời.
Trong trƣờng hợp xảy ra sự cố tràn dầu thì hậu quả khó lƣờng hết đƣợc, khi
đó chất lƣợng nƣớc, trầm tích biển sẽ bị biến đổi, đời sống của sinh vật bị xáo trộn.
Dầu sẽ tạo lớp màng mỏng ngăn cản quá trình hoà tan ôxy từ không khí vào nƣớc;
Dầu gây độc trực tiếp tới sinh vật biển; Sự phân huỷ các hydrocacbon dầu sẽ làm
suy giảm nghiêm trọng nồng độ ôxy hoà tan trong nƣớc biển (DO). Dầu nhớt sẽ
lắng đọng, tạo ra lớp bitum phủ trên bề mặt trầm tích, gây ô nhiễm bồi lắng.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của hoạt động hàng hải, đặc
biệt là hoạt động khai thác cảng đã và đang tạo ra những sức ép lớn lên các thành
phần môi trƣờng. Với tính chất tác động rộng những tác động đến môi trƣờng của
hoạt động cảng biển sẽ gây ra những tác động đến chất lƣợng môi trƣờng không khí
tại khu vực cảng, chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh; chất lƣợng môi

trƣờng nƣớc sông, chất lƣợng môi trƣờng nƣớc biển ven bờ, ô nhiễm tiếng ồn…Nếu
các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động khai thác cảng không đƣợc kiểm
soát thì các tác nhân này sẽ gây ra những ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống
của cộng đồng, sinh vật và các hệ sinh thái.
1.4. CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG BIỂN
1.4.1. Chính sách quản lý môi trƣờng chung của ngành giao thông vận tải

Lớp 12BQLMT – HY

24

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Phạm Thị Hồng

Với định hƣớng phát triển đất nƣớc bền vững theo hƣớng CNH-HĐH, công
tác bảo vệ môi trƣờng trong những năm qua luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan
tâm. Ngày 15/11/2004 Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc đã đƣợc ban
hành. Ngày 22 tháng 02 năm 2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số
34/2005/QĐ-TTg ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Thực hiện các định hƣớng trên, Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số
448/QĐ-BGTVT ngày 22/02/2005 ban hành Chƣơng trình hành động của Bộ về bảo
vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc;

Ngày 22 tháng 12 năm 2008, Bộ trƣởng Bộ Giao thông Vận tải đã có Chỉ thị số
14/2008/CT-BGTVT về việc tiếp tục tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong
ngành Giao thông Vận tải.
Bên cạnh việc thực thi đầy đủ Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2005( ngày
01/01/2015 đƣợc thay thế bằng Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2014) và các văn bản
pháp lý có liên quan, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành nhiều văn bản liên quan
đến cơ chế, chính sách bảo vệ môi trƣờng trong ngành nhƣ: Quy chế bảo vệ môi
trƣờng trong ngành GTVT, Chỉ thị về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong
thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc; xây dựng chiến lƣợc Bảo vệ môi
trƣờng đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; ban hành Thông tƣ số
09/2010/TT-BGTVT quy định về bảo vệ môi trƣờng trong phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông; Thông tƣ số 13/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý các nhiệm vụ môi
trƣờng trong ngành giao thông vận tải sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc; ban
hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành có liên quan đến môi trƣờng trong xây dựng kết
cấu hạ tầng GTVT, phƣơng tiện vận tải, hoạt động vận tải và công nghiệp GTVT; thực
hiện các đề án giảm thiểu ô nhiễm trong các lĩnh vực đƣờng bộ, đƣờng sắt, hàng hải,
hàng không, đƣờng thủy nội địa và công nghiệp GTVT.

Lớp 12BQLMT – HY

25

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


×