Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ, phường quan triền, thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN MINH ĐỨC


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN
THỤ, PHƯỜNG QUAN TRIỂU, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp :K42 - Môi trường N04
Khóa học : 2009 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Hà Đình Nghiêm






Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Cùng với sự phát triển của thế giới và hội nhập quốc tế, để hòa nhập
vào tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay, người cán bộ khoa học, cán bộ quản
lý không chỉ giỏi lý thuyết mà còn phải nắm vững thực hành. Điều này cho
thấy thực tập tốt nghiệp có vai trò rất lớn trong việc xây dựng hành trang khi
ra trường cho sinh viên. Giai đoạn là giai đoạn đầu tiên cho sinh viên tiếp cận
với những kiến thức thực tế để sinh viên củng cố, hệ thống lại những kiến
thức đã tiếp thu được trong suốt quá trình học vận dụng vào thực tế công việc.
Không những vậy quá trình thực tập giúp cho sinh viên trưởng thành nhiều
hơn, hoàn thiên con người, có ý thức và trách nhiệm trong công việc…phục
vụ cho học tập và làm việc sau này của sinh viên rất nhiều.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường,
ban chủ nhiệm khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em
đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài mang tên “Đánh giá hiện trạng
môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần
giấy Hoàng Văn Thụ, Phường Quan Triều, Thành phố Thái Nguyên”
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận em đã nhận được sự
quan tâm hướng dẫn của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Em xin gửi
lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi
trường trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên, cùng toàn thể các thầy cô đã
truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập
và làm việc tại trường. Em cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của toàn thể cán
bộ phòng kỹ thuật và công nghệ - Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đã tận
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S. Hà Đình Nghiêm – Giảng Viên khoa
Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo em trong suốt quá trình làm khóa luận. Cuối cùng em bày tỏ lòng biết ơn, lời
cảm ơn chân thành tới gia đình, thầy cô, tập thể, cá nhân và bạn bè đã luôn bên

em, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp./.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Minh Đức
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của cụm từ
BOD
5
Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
BYT Bộ y tế
CTNH Chất thải nguy hại
COD Nhu cầu oxy hóa học
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
VPPA Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TT Thông tư
TSS Chất rắn lơ lửng
ΣN Nitơ tổng số
ΣP Photpho tổng số




DANH MỤC BẢNG


Bảng 4.1: Thống kê khối lượng chất thải rắn sản xuất của Công ty CP giấy
Hoàng Văn Thụ 42
Bảng 4.2 Kết quả, phân tích bùn thải của hệ thống xử lý nước thải 42
Bảng 4.3: Thống kê khối lượng chất thải nguy hại của Công ty CP giấy
Hoàng Văn Thụ 43
Bảng 4.4: Kết quả đo cường độ ồn tại Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ 44
Bảng 4.5: Tiếng ồn tại các vị trí khác nhau do máy móc của Công ty gây ra 45
Bảng 4.6 : Lượng khí thải phát sinh do sử dụng nhiên liệu 46
Bảng 4.7: Kết quả đo, phân tích môi trường không khí Công ty CP giấy
Hoàng Văn Thụ 47
Bảng 4.8 Kết quả phân tích khí thải ống khói lò hơi 48
Bảng 4.9: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh
hoạt Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ 49
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nước thải sản xuất khi chưa xử lý công ty cổ
phần giấy Hoàng Văn Thụ 50
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nước thải sản xuất sau khi xử lý của công ty cổ
phần giấy Hoàng Văn Thụ 51
Bảng 4.12: Chất lượng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua khu vực
Công ty CP giấy Hoàng Văn 52
Bảng 4.13: Kết quả điều tra người dân xung quanh nhà máy giấy Hoàng Văn
Thụ về chất lượng môi trường 56


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Vị trí công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ trong tỉnh Thái Nguyên 33
Hình 4.2 : Sơ đồ công nghệ dây chuyền xeo giấy Duplex 35
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ dây chuyền tận thu bột thải của hệ thống xử lý
nước thải (Xeo V) 36

Hình 4.4 : Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất giấy bao gói ximăng 37
Hình 4.5: Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất dăm mảnh 40
Hình 4.6. Biểu đồ kết quả đo cường độ ồn tại Công ty CP giấy Hoàng Văn
Thụ 44
Hình 4.7 Biểu đồ tiếng ồn tại các vị trí khác nhau do máy móc của công ty
gây ra 45
Hình 4.8. Biểu đồ kết quả phân tích khí thải ống khói lò hơi 48
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % người dân đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường không khí 57
Hình 4.10: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % người dân đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường nước thải 58
Hình 4.11: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % người dân đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường của chất thải rắn 59

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 3
1.2.1 Mục đích 3
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.1.1. Cơ sở pháp lý 5
2.1.2. Khái niệm về môi trường 6
2.1.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường 8
2.2. Cơ sở thực tiễn 8

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy trên thế giới và Việt Nam 8
2.2.2 Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy trên thế giới và ở Việt Nam 15
2.3. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cho nghành giấy nội địa 20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 22
3.3. Nội dung 22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
22
3.3.2. Tổng quan về công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 22
3.3.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất và chế biến nguyên liệu giấy tới
môi trường. 22
3.3.4. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do
hoạt động sản xuất giấy tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 23
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa. 23
3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh với TCVN và QCVN 23
3.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn 23
3.4.5. Phương pháp xử lý, kế thừa số liệu 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ngiên cứu 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25
4.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 29
4.2. Tổng quan về nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 31
4.2.1 Vị trí địa lý của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 31
4.2.2. Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất. 34

4.3. Ảnh hưởng của việc sản xuất giấy tới môi trường 40
4.3.1. Nguồn chất thải rắn thông thường 40
4.3.2. Chất thải nguy hại 43
4.3.3. Tiếng Ồn 44
4.3.4 Môi trường không khí 46
4.3.5 Môi trường nước 49
4.3.6 So sánh kết qủa hiện trạng môi trường với bản Đề án bảo vệ môi
trường chi tiết của nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ 54
4.3.7 Đánh giá khả năng ảnh hưởng của hoạt động sản xuất giấy tới cộng
đồng dân cư xung quanh 56
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm
môi trường tại Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 60
4.4.1. Một số giải pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi
trường không khí 60
4.4.2 Một số giải pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi
trường nước 61
4.4.3. Một số giải pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm
trong quản lý rác thải rắn 61
4.4.4. Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường,
phòng ngừa ô nhiễm, phòng tránh sự cố môi trường 62
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
5.1. Kết luận 64
5.2. Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng

cần thiết cho hoạt động sống để tồn tại và phát triển. Các sản phẩm do con
người sản xuất đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và
không gian bao quanh trái đất. Tồn tại trong môi trường là nước, đất, không
khí. là những yếu tố không thể thiếu cho sự sống, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của sự sống, quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa và thâm canh nông nghiệp ngày càng phát triển đã
có nhiều ảnh hưởng xấu đến các dạng tài nguyên này. Nhiều nơi môi trường
đất, nước, không khí đã bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người, động vật, làm giảm năng xuất và chất lượng cây trồng. Hiện nay trên
thế giới đang rung hồi chuông báo động về thực trạng ô nhiễm môi trường
toàn cầu . Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại và được toàn
thế giới quan tâm
Nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á, Việt Nam với sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế công nghiệp đã có rất nhiều công ty, nhà máy và các
khu công nghiệp được ra đời và hoạt động trong nhiều năm vừa qua đã trở
thành những nhân tố tích cực của sự nghiệp công nghiêp hóa hiện đại hóa của
đất nước
Trong đó có Thái Nguyên là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã
hội lớn của vùng trung du và miền núi phía Bắc cùng với những lợi thế về vị
trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng khoa học, Thái Nguyên đã có rất nhiều
cố gắng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, được đánh giá là một trong
những địa phương có tốc độ tăng trường kinh tế nhanh. Phát huy thế mạnh về
sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nền kinh tế đã có những bước phát triển mạnh
mẽ. Và công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ là một trong những đơn vị có
nhiều đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ của tỉnh,
trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, công ty cổ phần giấy Hoàng Văn
Thụ (tiền thân là Nhà máy Giấy Đáp Cầu - Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ) đã
2
có những đóng góp xuất sắc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước,
được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang.

Là đơn vị đầu tiên trong cả nước sản xuất giấy in tiền trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, cũng là đơn vị đầu tiên của ngành giấy đăng ký sản
xuất giấy xi măng, tuy nhiên, nhiều năm qua, Công ty “nổi tiếng” vì xả nước
thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, thuộc diện phải xử lý triệt để theo Quyết định
64 của Thủ tướng Chính phủ.
Kể từ 25/6/2007, công ty đã tiến hành cổ phần hóa và hoạt động theo
mô hình 100% vốn cổ đông đóng góp. Thời gian qua, công ty đã thiết lập hệ
thống chặt chẽ giữa nhà cung cấp - nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nguyên
liệu đầu vào nhập ngoại 100%, đảm bảo chất lượng cao để sản xuất ra giấy
giấy và giấy bao gói cao cấp, góp phần cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu
cho sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng khối lượng các
chất gây ô nhiễm thải vào môi trường sống, theo đánh giá của các nhà kinh tế
- môi trường : tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 1% thì chất lượng môi trường
suy giảm 2%. Bên cạnh các mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải
đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường do quá trình sản xuất công ngiệp, chế
biến nguyên liệu đã ảnh hưởng tới điều kiện sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm
đất, nước, không khí, Vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất ,và chế
biến nguyên liệu phục vụ cho nhà máy đang chở nên cấp bách vì vậy việc
đánh giá hiện trạng hoạt động và tác động của nó tới môi trường là hết sức
cần thiết để từ đó làm cơ sở cho việc hình thành công nghệ ít hoặc không phế
thải nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường và con người, hướng tới sự phát
triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói
chung. xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân cùng với sự
đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường,
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng Viên : Ths. Hà Đình Nghiêm, em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải
pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, Phường
Quan Triều, Thành phố Thái Nguyên”.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Nghĩa của cụm từ
BOD
5
Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
BYT Bộ y tế
CTNH Chất thải nguy hại
COD Nhu cầu oxy hóa học
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
VPPA Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TT Thông tư
TSS Chất rắn lơ lửng
ΣN Nitơ tổng số
ΣP Photpho tổng số




4
- Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá có cái nhìn tổng quan về hiện
trạng môi trường và sự hiểu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường đang sử
dụng trong nhà máy. Đó là tiền đề để có những biện pháp, đề xuất điều chỉnh
cho công tác bảo vệ môi trường của nhà máy phù hợp hơn với điều kiện sản
xuất Giấy trong tương lai.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Khái quát được toàn cảnh hiện trạng sản xuất và sự thay đổi theo thời

gian của công ty
- Đưa ra các tác động của hoạt động sản xuất tới môi trường để từ đó
giúp cho đơn vị tổ chức có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa các tác động xấu
tới môi trường nước cảnh quan và con người.
- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường cho
mọi công nhân viên của công ty và người dân xung quanh khu vực nhà máy
- Biết được thực trạng các vấn đề về môi trường của nhà máy để từ đó
đề xuất ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, phục vụ cho công tác
bảo vệ môi trường của nhà máy.
- Đưa ra cái nhìn tổng quan để góp phần nâng cao trách nhiệm của ban
lãnh đạo công ty cũng như các phòng ban trước hoạt động sản xuất gây tác
động ô nhiễm, từ đó có những hoạt động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định 108/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành
luật hoá chất;
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn Nhà nước Việt Nam về Môi trường:
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Quyết
định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, gồm:
+ QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
+ QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
6
+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông
tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 về quy định quy
chuẩn Quốc gia về môi trường, gồm:
+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh;
+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông
tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 về quy định quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường, gồm:

+ QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại;
+ QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
+ QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
+ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp;
+ QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
+ QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
+ Quyết định Số: 3733/2002/QĐ-BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn
vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
+ QCVN 12:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp giấy và bột giấy
2.1.2. Khái niệm về môi trường
“Môi trường” là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau, đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu. Nhìn chung có
những quan niệm về môi trường như sau:
- Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật.
Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một
7
cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một
quần thể, một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn.
- Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật.
Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết
cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung
một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại
và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời

sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
(Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993)[1]
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và
các thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực
tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình. Từ định nghĩa này
ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môi
trường của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật
màng nước (Pleiston và Neiston), sông không phải là môi trường của những
loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại.
Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm
toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái
hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ
thuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các
tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung
cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”.
Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từ
chính xác chỉ điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và
con người không thể tách rời khỏi môi trường của mình. Môi trường nhân văn
(Human environment - môi trường sống của con người) bao gồm các yếu tố
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Thống kê khối lượng chất thải rắn sản xuất của Công ty CP giấy
Hoàng Văn Thụ 42
Bảng 4.2 Kết quả, phân tích bùn thải của hệ thống xử lý nước thải 42
Bảng 4.3: Thống kê khối lượng chất thải nguy hại của Công ty CP giấy
Hoàng Văn Thụ 43
Bảng 4.4: Kết quả đo cường độ ồn tại Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ 44

Bảng 4.5: Tiếng ồn tại các vị trí khác nhau do máy móc của Công ty gây ra 45
Bảng 4.6 : Lượng khí thải phát sinh do sử dụng nhiên liệu 46
Bảng 4.7: Kết quả đo, phân tích môi trường không khí Công ty CP giấy
Hoàng Văn Thụ 47
Bảng 4.8 Kết quả phân tích khí thải ống khói lò hơi 48
Bảng 4.9: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh
hoạt Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ 49
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nước thải sản xuất khi chưa xử lý công ty cổ
phần giấy Hoàng Văn Thụ 50
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nước thải sản xuất sau khi xử lý của công ty cổ
phần giấy Hoàng Văn Thụ 51
Bảng 4.12: Chất lượng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua khu vực
Công ty CP giấy Hoàng Văn 52
Bảng 4.13: Kết quả điều tra người dân xung quanh nhà máy giấy Hoàng Văn
Thụ về chất lượng môi trường 56


9
Sản lượng giấy carton: 233,2 tr tấn/ năm.
Trong đó : giấy in báo là 42 tr tấn. Giấy in viết là 73 tr tấn caston là
67,6 tr tấn.
Quốc gia sản xuất giấy nhiều nhất là 49,5 tr tấn/ năm; ; Trung Quốc
19,5tr tấn/ năm.
Trong những năm trở lại đây, mức tăng trưởng trung bình của toàn
ngành đạt 4%/ năm( riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt 7%/ năm).
theo dự toán của các nhà nghiên cứu từ nay đến năm 2019, mức tăng trưởng
của thế giới sẽ đạt 3,7 %/ năm về mức tiêu thụ và mức tiêu thụ trung bình sẽ
đạt 45 kg/ người/ năm với sự phân bố:
 Bắc Mỹ: 294 kg/người / năm
 Tây Âu : 166 kg / người / năm

 Nhật : 233 kg / người / năm
 Các loại còn lại : 13 kg / người / năm
Bên cạnh sự cải tiến về công nghệ, máy móc thiết bị cũng không ngừng
được hiện đại hoá về mọi mặt. Ngày nay đã có những máy xeo giấy báo có
khổ rộng 9,15m, tốc độ có thể đạt 170 cm/phút, công suất 150 ngàn tấn/năm.
đến năm 2011 tốc độ máy xeo có thể đạt 2500m/phút, toàn bộ kích thước của
một máy xeo hoạt động hiện đại như vậy có thể dài tới 300m, rộng 50m.
Nằm trong sự vận động, chuyển mình mạnh mẽ của công nghiệp giấy
trên thế giới. Khu vực Châu Á và các nước vùng Đông Á với dân số 3,5 tỷ
người chiếm 53,8 % dân số Thế giới đã và đang có những chuyển biến: tăng
về số lượng sản phẩm( hiện tại sản xuất được 53,6 tr tấn/năm, tiêu thụ 58,6 tr
tấn/năm và các nước tiêu thụ bình quân tính theo đầu người là 19,2
kg/người/năm). (Nguyễn Trung Tấn, 2012)[20]
Các nước Đông Á gồm Philipin, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Miến Điện, Malayxia, Indonexia,Trung Quốc, Bắc Triều Tiên.
Dân số khoảng 2 tỷ người, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người năm 2012 :
 Nhật Bản 233 kg
 Đài Loan 158,7 kg
 Hàn Quốc 91,2 kg
 Thái Lan 28,2 kg
10
 Việt Nam 30,2 kg
 Trung Quốc 155,6 kg
 Indonexia 322,5 kg
Năng lực sản xuất của các nước không ngừng tăng: trong vòng 20 năm
trở lại đây. Thái Lan đã đầu tư phát triển 6 lần về bột và giấy (1995). Trung
Quốc đã vượt lên và là nước đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng giấy
(19,5 triệu tấn) sau Mỹ (49,5 triệu tấn). Trừ một số nước như Nhật, Trung
Quốc còn lại hầu hết các nước Đông á đều phải nhập thêm một lượng lớn
giấy, carton và bột giấy để sản xuất. (Nguyễn Trung Tấn, 2012) [20]

2.2.1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy ở Việt Nam
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại
Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được
làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân
gian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công
nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong
thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều
có công suất nhỏ (dưới 20.000tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy
bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v.
Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000
tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng
bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm. (Công ty
Chứng Khoán Habubank, 2013) [11]
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã
đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000
tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự
động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ
sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động
sản xuất. Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng
trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung như
vậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2012) phần còn
lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tới
11
nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất
nhỏ.(Công ty Chứng Khoán Habubank, 2013) [11]
Cuối năm 2012, toàn ngành có trên 239 nhà máy với tổng công suất đạt 1,38
triệu tấn/năm; 66 nhà máy sản xuất bột giấy, tổng công suất 600.000 tấn/năm.
Hiện nay Việt Nam có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy tuy nhiên đa
phần là các doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất cá thể. Toàn ngành chỉ có hơn 90

doanh nghiệp có công suất trên 1.000 tấn/năm Nguyên liệu chính để sản xuất bột
giấy là sợi xenluylô có hai nguồn chính là từ gỗ và phi gỗ. Bên cạnh đó giấy loại
đang ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy
• Bột giấy từ nguyên liệu nguyên thủy (gỗ hay phi gỗ)
• Nguyên liệu từ gỗ là các loại cây lá rộng hoặc lá kim.
• Nguyên liệu phi gỗ như các loại tre nứa, phế phẩm sản xuất công-
nông nghiệp như rơm rạ, bã mía và giấy loại. Nguyên liệu để sản xuất bột
giấy từ các loại phi gỗ có chi phí sản xuất thấp nhưng không phù hợp với nhà
máy có công suất lớn do nguyên liệu loại này được cung cấp theo mùa vụ và
khó khăn trong việc cất trữ. (Công ty Chứng Khoán Habubank, 2013) [11]
Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được ½ nhu
cầu sản xuất giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào
nguồn bột giấy nhập khẩu. Hiện nay chỉ có Công ty Giấy Bãi Bằng và Công
ty cổ phần Giấy Tân Mai chủ động đáp ứng được khoảng 80% tổng số bột cho
sản xuất giấy của mình.
Báo cáo của VPPA cho biết, tổng lượng giấy tiêu thụ cả nước ta trong
năm 2013 vừa qua lên tới 2,9 triệu tấn giấy các loại. Trong khi các nước phát
triển tiêu thụ giấy trên 130 kg/người/năm, thì người dân các nước châu Á có
mức tiêu thụ giấy chưa nhiều, bình quân đạt 40 kg/người/năm. Mức tiêu thụ
giấy bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp hơn, mới chỉ đạt hơn 30
kg/năm. Sức tiêu thụ giấy của người dân nước ta đã liên tục tăng nhanh trong
những năm qua: năm 2011bình quân sử dụng 26,44 kg/năm/người; năm
2012đạt 29,61 kg/năm/người; năm 2013đạt 32,7 kg/năm/người. Với 88 triệu
dân và mức sống ngày càng được nâng cao đã mở ra thị trường rộng lớn cho
ngành giấy Việt Nam. (Công ty cổ phần giấy Sài Gòn, 2012) [12]
Tổng cầu giấy không ngừng tăng lên qua từng năm.
12
Năm 2010, cả nước tiêu dùng 2,294 triệu tấn giấy, bao gồm: 45,2 nghìn
tấn giấy in báo; 444 nghìn tấn giấy in, giấy viết; 1.551,9 nghìn tấn giấy bao
bì; 43,3 nghìn tấn giấy tissue; 210 nghìn tấn giấy vàng mã.

Năm 2011 tổng tiêu thụ 2,599 triệu tấn giấy, bao gồm: 57,8 nghìn tấn
giấy in báo; 515 nghìn tấn giấy viết và in; 1.730 nghìn tấn giấy bao bì; 76,1
nghìn tấn giấy tissue và 220 nghìn tấn giấy vàng mã.
Năm 2012, tổng lượng tiêu dùng giấy đã lên 2,9 triệu tấn, bao gồm 70
nghìn tấn giấy in báo; 595 nghìn tấn giấy viết và in; 1.975 nghìn tấn giấy bao
bì; 83,1 nghìn tấn giấy tissue, riêng tiêu dùng giấy vàng mã sụt giảm chỉ còn
190 nghìn tấn – thấp hơn cả năm 2009.
Năm 2013 tổng lượng tiêu thụ 3.1 triệu tấn bao gồm 92 nghìn tấn giấy
in báo ; 650 nghìn tấn giấy viết và in ; 2140 nghìn tấn giấy bao bì ; 90,5 nghìn
tân giấy tissue và 200 nghìn tấn giấy vàng mã
Tổng thư ký VPPA cho biết, xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy
của Việt Nam đã có mặt ở thị trường 18 nước trên thế giới (thị phần nhiều
nhất là vào các thị trường Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản…), với kim ngạch năm
2012 đạt 425 triệu USD. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu giấy hiện chỉ bằng 1/3
so với kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Năm 2012, cả nước đã nhập khẩu
1,216 triệu tấn giấy các loại với trị giá 1,164 triệu USD, nguồn nhập nhiều từ
Trung Hoa và Indonesia) (Công ty cổ phần giấy Sài Gòn, 2012) [12]
Năng lực sản xuất bột giấy của Việt Nam cũng tăng rất nhanh. Sản
lượng bột giấy sản xuất trong nước năm 2010 đạt 345,9 nghìn tấn; năm 2011
đạt 373,4 nghìn tấn. Năm 2012, sản lượng bột giấy nước ta thiết lập mức tăng
trưởng khủng, cao hơn 30% so với năm 2011, đạt tới 484,3 nghìn tấn.
Tuy nhiên, với khối lượng này còn xa mới đáp ứng được nhu cầu cho
ngành sản xuất giấy, bởi vậy hàng năm nước ta vẫn còn phải nhập khẩu lượng bột
giấy và các sản phẩm giấy với lượng gần tương đương sản lượng trong nước.
Với tài nguyên rừng trù phú có thể phát triển các vùng nguyên liệu
phục vụ công nghiệp giấy, nhưng lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát
triển hiệu quả. Dăm gỗ bạch đàn và gỗ keo lai, một dạng nguyên liệu thô
trong ngành giấy, thế nhưng loại nguyên này gần như được xuất khẩu hết ra
nước ngoài, với lượng xuất khẩu tăng gần 10 lần trong 10 năm qua. Năm
DANH MỤC HÌNH


Hình 4.1. Vị trí công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ trong tỉnh Thái Nguyên 33
Hình 4.2 : Sơ đồ công nghệ dây chuyền xeo giấy Duplex 35
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ dây chuyền tận thu bột thải của hệ thống xử lý
nước thải (Xeo V) 36
Hình 4.4 : Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất giấy bao gói ximăng 37
Hình 4.5: Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất dăm mảnh 40
Hình 4.6. Biểu đồ kết quả đo cường độ ồn tại Công ty CP giấy Hoàng Văn
Thụ 44
Hình 4.7 Biểu đồ tiếng ồn tại các vị trí khác nhau do máy móc của công ty
gây ra 45
Hình 4.8. Biểu đồ kết quả phân tích khí thải ống khói lò hơi 48
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % người dân đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường không khí 57
Hình 4.10: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % người dân đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường nước thải 58
Hình 4.11: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % người dân đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường của chất thải rắn 59

14
đương 2,7 triệu tấn bột giấy), với giá 110- 120 USD/tấn. Thực trạng “xuất
thô, nhập tinh” này đã khiến giá trị kim ngạch thu về cho đất nước từ xuất
dăm gỗ chỉ đạt khoảng 300 triệu USD/năm, còn số tiền phải chi ra để nhập
khẩu bột giấy lên tới hàng tỷ USD/năm.
Các DN trong nước muốn cạnh tranh phải nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư
vào dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí và nâng cao
chất lượng sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu ổn định dưới hình thức ký
hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng rừng. Tuy nhiên, với khả năng
tài chính của phần lớn các DN hiện nay, việc huy động được vốn đề đầu tư
máy móc, thiết bị vào ngành bột giấy không phải đơn giản.Bên cạnh khó khăn

về tài chính, những DN sản xuất giấy từ phế liệu đang gặp nhiều bất cập như
không có hóa đơn, chứng từ để chứng minh đầu vào, nhưng khi xuất hóa đơn
đầu ra vẫn phải chịu thuế 10%, trong khi ở nhiều nước khác, tái chế các sản
phẩm từ giấy không phải chịu thuế.Nhiều DN giấy đang có nguy cơ đứng trên
bờ vực phá sản, nhất là năm 2015 ngày càng tới gần, Cộng đồng Kinh tế
ASEAN sẽ được thành lập, mặt hàng giấy từ các nước trong khu vực sẽ tràn
vào Việt Nam với mức thuế 0%. Nếu không nhanh chóng tìm giải pháp thì
giấy Việt Nam khó đứng vững ngay trên sân nhà chứ đừng nói chuyện lấn
sang “sân khách”. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước buộc phải
nhanh chân hơn, tăng cường đầu tư vào dây chuyền sản xuất, tiết giảm chi phí
và nâng cao chất lượng sản phẩm (Trần Mạnh Hùng, 2013) [14]

Các chuyên gia nhận định, mặc dù năng lực sản xuất giấy tăng lên,
nhưng năm 2014 sẽ gặp khó khăn ở đầu ra. Theo VPPA, suy thoái kinh tế vẫn
đang ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ tồn kho của ngành giấy. Số liệu thống kê mới
nhất từ Bộ Công thương, sau 2 tháng đầu năm nay, lượng giấy tồn kho đã
tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2013. VPPA nhận định rằng : “Do lượng tiêu
thụ giảm, nên năm 2014, một số đơn vị sản xuất giấy trong nước buộc phải
cắt giảm sản lượng, thậm chí là ngừng sản xuất, nhằm giảm thấp nhất số
lượng giấy thành phẩm tồn kho, đồng thời thị trường đang có sự cạnh tranh
lớn về chính sách bán hàng giữa các đơn vị sản xuất, thương mại. (Trần Mạnh
Hùng, 2013) [14]

15
Bộ Công thương dự báo, sản lượng giấy trong nước năm 2014 dự kiến
sẽ đạt 2,19 triệu tấn giấy các loại, tăng 17,8% so với năm 2013. Do sản xuất
trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên trong năm 2014, ngành giấy tiếp tục
phải nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn giấy, trị giá 1.350 triệu USD, bao gồm
bột giấy, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp. (Công ty cổ phần giấy Sài
Gòn, 2012) [12]

2.2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy ở Thái Nguyên
Trong 3 tháng đầu năm 2014, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn liên
quan đến vần đề giá cả nguyên vật liệu đầu vào, trang thiết bị, sự thiếu hụt
năng lượng phục vụ trong sản xuất, sông công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn
Thụ vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định .
Trong 3 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất của công ty đạt gần 7000
tấn, sản lượng tiêu thụ trên 6000 tấn, tổng doanh thu hơn 60 tỷ, duy trì việc
làm ổn định cho hơn 240 lao động với mức thu nhập bình quân 3 triệu
đồng/một tháng. Đặc biệt, với sự đầu tư các dây chuyền và công nghệ sản
xuất hiện đại, cho đến nay công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đã khắc phục
triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Đứng trước
những khó khăn do giá cả vật tư đầu vào tăng cao, tình trạng mất điện thường
xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, công ty cổ phần
giấy Hoàng Văn Thụ đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp tích cực nhằm
hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất 13 nghìn tấn giấy trong năm 2014.
(Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ) [4]
2.2.2 Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy trên thế giới
Bột giấy và nhà máy giấy gây ô nhiễm nước, không khí và đất. Giấy và
bột giấy công nghiệp là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và gây ô
nhiễm nhất trên thế giới; nó là ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thứ ba ở
Bắc Mỹ.

Có khoảng 500 nhà máy kraft (trong đó có khoảng 45 ở Canada và 100
ở Mỹ), và hàng ngàn loại khác của các nhà máy giấy và bột giấy, trên thế
giới. Mối quan tâm chính bao gồm việc sử dụng các chất tẩy clo và dựa trên
lượng khí thải độc hại kết quả với không khí, nước và đất. Với dự báo tăng
16
trưởng toàn cầu hàng năm 2,5%, ngành công nghiệp, và các tác động tiêu cực
của nó, có thể tăng gấp đôi mỗi 28 năm.(Bách khoa toàn thư tự do của người

Việt) [3]
Mọi người cần sản phẩm giấy và chúng ta cần, sản xuất an toàn với môi
trường bền vững.

Năm 2008, tổng số nước thải nhà máy thải ra từ các nhà máy bột giấy tẩy
trắng Canada trung bình 137 mét khối mỗi tấn hoặc 104.000 m3/ngày đêm (từ
25.300 đến 311.100 m3/ngày) là tương đương với dòng chảy của sông St
Lawrence ở Cornwall, Ontario hoặc của sông Columbia ở British
Columbia.

Tổng khối lượng nước thải nhà máy phụ thuộc vào lớp và số lượng
bột giấy được sản xuất.

British Columbia, hơn nữa minh họa tải chất gây ô nhiễm có thẩm quyền
từ nguồn điểm, bao gồm cả khí thải vào không khí, nước thải lỏng, và thải
chất thải rắn.

(Số liệu từ Bộ Môi trường, Đất đai và cơ sở dữ liệu lệ phí quản
lý chất thải Park, Tháng Mười Một, 2000.) 20 ~ 23 nhà máy giấy và bột giấy
trên địa bàn tỉnh rõ ràng đóng góp đáng kể để tải ô nhiễm môi trường.
(Bách khoa toàn thư tự do của người Việt) [3]

Theo một tổ chức công dân Canada, "Mọi người cần sản phẩm giấy và
chúng ta cần, sản xuất an toàn với môi trường bền vững." Số lượng giấy và
sản phẩm giấy là rất lớn, do đó, các tác động môi trường cũng rất quan
trọng. Nó đã được ước tính đến năm 2020 nhà máy giấy sẽ sản xuất gần
500.000.000 tấn giấy và bìa mỗi năm, những nỗ lực tuyệt vời như vậy là cần
thiết để đảm bảo rằng môi trường được bảo vệ trong quá trình sản xuất, sử
dụng và tái chế / xử lý khối lượng khổng lồ này vật liệu .(Bách khoa toàn thư
tự do của người Việt) [3]

Giấy và bột giấy là gây ô nhiễm lớn thứ ba công nghiệp với không khí,
nước và đất trong cả Canada và Hoa Kỳ, và phát hành hơn 100 triệu kg của ô
nhiễm độc hại mỗi năm. .(Bách khoa toàn thư tự do của người Việt) [3]
Kể từ đầu những năm 1970 gây ô nhiễm lớn ở Trung Quốc đã đến từ
ngành công nghiệp giấy.
Kết quả là, chính quyền trung ương đã đóng cửa hàng trăm nhà máy ô
nhiễm dễ bị.
17
Tất cả các nhà máy giấy nhỏ có khả năng sản xuất 30.000-50.000 tấn
bột giấy đã được đóng cửa tại tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc để ngăn
cản họ làm ô nhiễm nước dọc theo dòng nước dự án Nam-Bắc đầy tham vọng
của Trung Quốc, được thiết kế để dẫn nước từ sông Dương Tử trong phía nam
tới hạn hán miền Bắc Trung Quốc.(Đỗ Cao Ngọc, 2011) [17]
Trên thế giới, ngành công nghiệp giấy và bột giấy là nước tiêu thụ lớn
thứ năm của năng lượng, chiếm bốn phần trăm của tất cả các sử dụng năng
lượng của thế giới. Giấy và bột giấy công nghiệp sử dụng nhiều nước hơn để
sản xuất một tấn sản phẩm hơn bất kỳ ngành công nghiệp
2.2.2.2 Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy ở Việt Nam
Theo thống kê, cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất giấy,
trong đó, khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép,còn
lại hầu hết các nhà máy sản xuất đều không có hệ thống xử lý chất thải, hoặc
có nhưng không đạt yêu cầu. Vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ sản
xuất giấy đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.Việc xử lý nước thải
trước khi thải vào môi trường, nhìn toàn cục hầu như chưa có ở phần lớn các
nhà máy giấy và bột giấy, chỉ có một số xí nghiệp ở khu vực I (khu vực kinh
tế Nhà nước) là có hệ thống xử lý nước thải ngoại vi, sông cũng chỉ đạt được
80% như Công ty Giấy Bãi Bằng, còn lại hầu hết các cơ sở khu vực II (công
nghiệp địa phương), khu vực III (kinh tế tư nhân) đều không có hệ thống xử
lý nước thải. Việc xử lý khí thải trong sản xuất giấy và bột giấy cũng chưa
được chú ý và giải quyết thoả đáng. Khí có mùi trong sản xuất chưa được

khắc phục. Khí thải từ ống khói lò hơi đốt than và đốt dầu, do không được
trang bị hệ thống lọc bụi tĩnh điện(trừ Công ty Giấy Bãi Bằng) nên nồng độ
bụi trong khí thải là rất cao. (Trần Hồng Phượng, 2007) [18]
Phong Khê : có gần 200 cơ sở sản xuất giấy, mỗi năm cung cấp cho thị
trường gần 200 nghìn tấn. Một ngày, lượng giấy sản xuất ra ở đây không dưới
500 tấn.
Theo các hộ sản xuất, để cho ra được một tấn giấy thành phẩm cần phải
sử dụng khoảng 5 đến 6 tạ than. Như vậy, lượng than và củi các cơ sở sản
xuất giấy ở đây dùng để “hun” làng mỗi ngày lên tới 400 đến 500 tấn.
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 3
1.2.1 Mục đích 3
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.1.1. Cơ sở pháp lý 5
2.1.2. Khái niệm về môi trường 6
2.1.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường 8
2.2. Cơ sở thực tiễn 8
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy trên thế giới và Việt Nam 8
2.2.2 Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy trên thế giới và ở Việt Nam 15
2.3. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cho nghành giấy nội địa 20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 22
3.3. Nội dung 22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
22
3.3.2. Tổng quan về công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 22
3.3.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất và chế biến nguyên liệu giấy tới
môi trường. 22
3.3.4. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do
hoạt động sản xuất giấy tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 23
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa. 23

×