Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 77 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Cao Thế Anh

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các cơ quan, tổ
chức, nhân dân và các địa phương.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong
Viện khoa học và Công nghệ môi trường, Viện Đào tạo sau đại học và nhà trường
Đại học Bách khoa Hà Nội; Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng, ban, cán
bộ và nhân dân các xã, thị trấn của huyện Văn Lâm…đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.


Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…...tháng…...năm 2014
Tác giả luận văn

Cao Thế Anh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.......................................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý
CTRSH. ................................................................................................................ 4
1.1.1. Một số khái niệm và định nghĩa ........................................................... 4
1.1.2. Phân loại và thành phần CTRSH ........................................................ 5
1.1.2.1. Phân loại CTRSH.............................................................................. 5
1.1.2.2. Thành phần chính của CTRSH .......................................................... 5
1.2. Thực trạng quản lý CTRSH ở Việt Nam ......................................................... 7
1.2.1. Tình hình phát sinh CTRSH .................................................................. 7
1.2.2. Tình hình quản lý CTRSH .................................................................... 9
1.2.2.1. Tỷ lệ thu gom CTRSH ................................................................... 10
1.2.2.2. Tình hình xử lý CTRSH tại Việt Nam: ........................................... 11

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
CTRSH TẠI VIỆT NAM ............................................................................................ 15
2.1. Cơ sở khoa học. .......................................................................................... 15
2.2. Căn cứ pháp lý. ........................................................................................... 17
2.3. Một số mô hình quản lý CTRSH nông thôn cấp huyện hiện nay. ............. 19
2.3.1. Mô hình quản lý CTRSH phân tán .................................................... 19
2.3.2. Mô hình quản lý CTRSH tập trung ................................................... 21

iii


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH NÓI
CHUNG VÀ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CTRSH NÓI
RIÊNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM ......................................................... 25
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Lâm – Hưng Yên ............ 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 25
3.1.1.1. Vị trí địa lý:..................................................................................... 25
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên: ................................................................... 26
3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội................................................................... 27
3.2. Thực trạng môi trường CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm ...................... 28
3.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTRSH.............................................................. 28
3.2.2. Khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm ............................... 29
3.2.3. Thành phần rác thải trên địa bàn nghiên cứu ................................... 30
3.2.4. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRSH ở huyện Văn Lâm ...... 31
3.2.4.1. Công tác tổ chức quản lý CTRSH. .................................................. 31
3.2.4.2. Các văn bản pháp quy về quản lý CTRSH: ...................................... 32
3.2.4.3. Kinh phí đầu tư cho quản lý CTRSH ............................................... 33
3.2.4.4. Tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn nghiên cứu .... 36
3.2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Văn
Lâm. ............................................................................................................... 45

3.2.5.1. Ưu điểm. ......................................................................................... 45
3.2.5.2. Nhược điểm..................................................................................... 46
3.3. Dự báo lượng phát sinh CTRSH huyện Văn Lâm đến 2020.......................... 47
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CTRSH NÓI CHUNG
VÀ CẢI THIỆN CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CTRSH NÓI
RIÊNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM ......................................................... 52
4.1. Về văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế thực hiện ...................................... 52
4.2. Về biện pháp thực hiện ............................................................................... 54
4.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức. ................................................................ 54

iv


4.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển CTRSH về khu xử lý
chất thải tập trung.......................................................................................... 56
4.2.3. Giải pháp hỗ trợ .................................................................................. 61
4.2.3.1. Gải pháp về công tác tuyên truyền .................................................. 61
4.2.3.2. Xã hội hóa công tác QLCTRSH ...................................................... 61
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 64
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 66

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường


CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

CP

Chính Phủ

CV

Công văn

ĐA

Đề án



Nghị định

UBND


Ủy ban nhân dân

TNMT

Tài nguyên môi trường

TC

Tài chính

HTMT

Hiện trạng môi trường

WHO

Tổ chức y tế Thế giới

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

OECD

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế


PGS.TS

Phó Giáo sư, tiến sĩ

MT

Môi trường

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thành phần CTR sinh hoạt ở bãi chôn lấp năm 2009-2010 [6] ................. 6
Bảng 1.2. Thành phần hóa học cơ bản trong rác thải sinh hoạt [8]............................ 7
Bảng 1.3. Hoạt động của các tổ thu gom rác ở nông thôn [15].................................. 11
Bảng 1.4. Các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt cấp xã, thị trấn (%) [15]..... 13
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm qua các năm 2005 – 2013 [13] ............... 28
Bảng 3.2: Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Văn Lâm ............. 29
Bảng 3.3: Thành phần CTRSH huyện Văn Lâm....................................................... 30
Bảng 3.4. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động BVMT cấp huyện ........................... 34
Bảng 3.5. Kinh phí đầu tư cho quản lý CTRSH tại một số xã/thị trấn năm 2013 của
huyện Văn Lâm ............................................................................................................ 35
Bảng 3.6. Tình hình hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện
Văn Lâm........................................................................................................................ 37
Bảng 3.7. Tần suất thu gom, vận chuyển CTRSH từ các điểm container tập kết
rác thải trên địa bàn huyện Văn Lâm....................................................................... 39
Bảng 3.8. Tỷ lệ CTRSH được thu gom, xử lý tại huyện Văn Lâm ........................... 41
Bảng 3.9. Tần suất thu gom CTRSH của các tổ vệ sinh trên địa bàn huyện Văn Lâm......... 42
Bảng 3.10. Thời gian thu gom CTRSH của các tổ vệ sinh trên địa bàn huyện Văn Lâm..... 43

Bảng 3.11. Dự báo dân số các xã/thị trấn của huyện Văn Lâm ................................ 48
Bảng 3.12. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt theo mức thu nhập [20]............. 49
Bảng 3.13. Dự báo lượng phát sinh CTRSH các xã/thị trấn huyện Văn Lâm............... 50
Bảng 3.14. Dự báo xu hướng phát sinh CTRSH cho các xã/thị trấn huyện Văn Lâm 50
thu gom, tập kết của HTX dịch vụ môi trường tại các xã, thị trấn và công tác vận
chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện của Công ty Urenco 11. ......................... 54
Bảng 3.15. Vị trí và tần suất sẽ thu gom, vận chuyển CTRSH hàng ngày trên địa
bàn huyện Văn Lâm .................................................................................................... 59
Bảng 3.16. Số lượng và tần suất sẽ thu gom, vận chuyển CTRSH từ các điểm
container tập kết rác thải trên địa bàn huyện Văn Lâm........................................ 60

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Tỷ lệ CTRSH ở nước ta năm 2008 và xu hướng thay đổi [5] ..................... 8
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống quản lý CTRSH ở một số đô thị lớn ở Việt Nam [20]........ 9
Hình 2.1. Hợp phần chức năng của hệ thống quản lý CTRSH................................. 15
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình quản lý CTR sinh hoạt phân tán cấp huyện ..................... 23
Hình 2.2. Sơ đồ mô hình quản lý CTR sinh hoạt tập trung cấp huyện .................... 24
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Văn Lâm ............................................................. 25
Hình 3.3. Quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm.. 40
Hình 3.4. Sơ đồ các tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm 40
Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống quản lý CTRSH huyện Văn Lâm ..................................... 56

viii


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Cho đến
nay nó không chỉ phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang mở
rộng ra các huyện lân cận. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân
được cải thiện đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh
hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người,
chúng được thải vào môi trường ngày càng nhiều vượt quá khả năng tự làm sạch
của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.
Văn Lâm là một huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và tây
bắc giáp thành phố Hà Nội. Huyện có đường giao thông thuận lợi vì vậy các cơ sở
sản xuất, các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng thu hút một lượng lớn lao
động ở các tỉnh, huyện khác. Dân số trong huyện tăng lên nhu cầu tiêu dùng của
người dân cũng tăng theo. Các chợ, quán xá, các dịch vụ phục vụ người dân cũng
ngày càng phong phú và đa dạng, dẫn đến lượng rác thải tăng lên rất nhiều. Tuy
nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc xử lý
các nguồn rác thải phát sinh này. Hiện nay hầu hết việc xử lý vẫn chỉ là hình thức thu
gom tập trung ở một số bãi rác lộ thiên hoặc chôn lấp làm mất vệ sinh công cộng, mất
mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt những bãi rác này còn là môi trường
sống tốt cho các vật trung gian gây bệnh dịch nguy hại đến sức khỏe con người.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm tìm ra biện pháp quản lý, xử lý phù hợp
góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý chất thải rắn

1



sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại địa phương.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Điều tra số lượng, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt và tình trạng ô
nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.
- Đánh giá công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, xử lý, công tác tuyên
truyền vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về chất thải rắn sinh hoạt.
- Dự báo các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao từ chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư và hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: khu dân cư trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
- Phạm vi về thời gian: từ tháng 8/2013 – 9/2014.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đề ra, đề tài tập trung thực hiện các nội dung
chính như sau:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên đối với môi trường và sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
- Nghiên cứu thực trạng môi trường chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa
bàn huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRSH huyện Văn Lâm.
- Dự báo khối lượng CTRSH huyện Văn Lâm đến năm 2020.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý CTRSH.


2


5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Thu thập tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; hiện trạng môi
trường và công tác quản lý môi trường (thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH), định
hướng phát triển kinh tế đến năm 2020 của huyện Văn Lâm.
- Các tài liệu có liên quan đến đề tài từ các công trình nghiên cứu, các báo
cáo khoa học, sách báo, tạp chí khoa học trong và ngoài nước.
5.2. Thu thập số liệu sơ cấp
5.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn cán bộ chủ chốt: Thăm dò, phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các
cán bộ đầu ngành, những người làm việc trực tiếp trong công tác vệ sinh cùng với
các cơ quan liên quan, đặc biệt là tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong
lĩnh vực chất thải rắn. Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị sẵn thông qua bảng hỏi.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa trên địa bàn huyện tại các điểm tập kết rác, trạm trung
chuyển rác.
5.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel
2010, xử lý thống kê trên phần mềm thống kê mô tả.
5.2.4. Phương pháp dự báo lượng rác thải phát sinh
Nghiên cứu các phương pháp dự báo lượng CTRSH phát sinh trong tương lai
và lựa chọn được phương pháp ước tính phù hợp cho địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên.

3



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý
CTRSH.
1.1.1. Một số khái niệm và định nghĩa
Chất thải rắn (CTR): Chất thải rắn được hiểu là toàn bộ các loại vật chất ở
dạng rắn hoặc bùn được loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội (bao gồm các
hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong
đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt
động sống. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy
hại [1].
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): CTRSH hay rác thải sinh hoạt (RTSH)
là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu
từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất
thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, giấy vụn, sành sứ, thủy tinh,
gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm thừa hoặc quá hạn sử dụng,
xương động vật, tre, giấy, rơm, rạ, vỏ rau quả [3].
Chất thải rắn nguy hại (CTRNH): Là CTR chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây
ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác [3].
Phế liệu: Là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng, được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất sản phẩm khác [3].
Hoạt động quản lý CTR: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư
xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom lưu giữ, vận
chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác
động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người [3].
Thu gom CTR: Là hoạt động tập hợp tạm thời CTR tại nhiều điểm phát sinh
tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận [3].


4


Lưu giữ CTR: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý [3].
Vận chuyển CTR: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối
cùng [3].
Xử lý CTR: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải
rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn [3].
1.1.2. Phân loại và thành phần CTRSH
1.1.2.1. Phân loại CTRSH
CTRSH được phát sinh chủ yếu như sau: Từ các khu dân cư, các trung tâm
thương mại, trường học, công sở, các nhà hàng, chợ và các hoạt động dịch vụ. Để phân
loại chất thải rắn sinh hoạt có nhiều tiêu chí khác nhau: Phân loại theo thành phần
vật lý, thành phần hóa học, theo tính chất rác thải, phân loại theo vị trí hình thành. . .
Trên quan điểm quản lý môi trường (QLMT), phân loại chất thải rắn sinh hoạt
thường dựa vào 2 tiêu chí sau đây:
* Phân loại theo mức độ nguy hại:
Căn cứ vào thành phần và mức độ nguy hại của CTRSH người ta chia thành
hai nhóm chính là CTRSH thông thường (không nguy hại) và CTRSH nguy hại.
* Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh người ta chia CTRSH thành các loại như:
CTRSH dân cư, CTRSH công sở, CTRSH thương mại và dịch vụ.
1.1.2.2. Thành phần chính của CTRSH
Thành phần rác thải sinh hoạt rất đa dạng đặc trưng cho mức độ văn minh và tốc
độ phát triển của từng cộng động. Việc phân tích thành phần rác thải sinh hoạt có vai trò
quan trọng trong công tác quản lý, phân loại, thu gom và lựa chọn công nghệ xử lý.
* Thành phần hóa học.

Thành phần hóa học của CTRSH bao gồm hai bộ phận cơ bản là: chất hữu cơ và
chất vô cơ. Thông thường thành phần chất hữu cơ khá cao dao động từ 55 - 65%. Tỷ

5


lệ vô cơ và hữu cơ của rác thải sinh hoạt ở Việt Nam không phải là tỷ lệ bất biến mà
nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian trong năm, mức sống của người dân,
phong tục tập quán và văn hóa của địa phương. Bảng 1.1 chỉ ra thành phần cơ bản
của CTRSH tại một số thành phố lớn ở nước ta.
Bảng 1.1. Thành phần CTR sinh hoạt ở bãi chôn lấp năm 2009-2010 [6]
TT

Loại chất
thải

(Nam Sơn)

Hải Phòng
(Đình Vũ)

Đà Nẵng
(Hòa
Khánh)

HCM
(Phước
Hiệp)

Hà Nội


1

Rác hữu cơ

53,81

57,56

68,47

62,83

2

Giấy

6,53

5,42

5,07

6,05

3

Vải

5,82


5,12

1,55

2,09

4

Gỗ

2,51

3,70

2,79

4,18

5

Nhựa

13,57

11,28

11,36

15,96


6

Da và cao su

0,15

1,90

0,23

0,93

7

Kim loại

0,87

0,25

1,45

0,59

8

Thủy tinh

1,87


1,35

0,14

0,86

9

Sành sứ

0,39

0,44

0,79

1,27

10

Đất và cát

6,29

2,96

6,75

2,28


11

Xỉ than

3,10

6,06

0,00

0,39

12

Nguy hại

0,17

0,05

0,02

0,05

13

Bùn

4,34


2,75

1.35

1,89

14

Các loại khác

0,58

1,14

0,03

0,04

100

100

100

100

Tổng

Căn cứ vào các số liệu trong bảng 1.1 có thể thấy các thành phần hữu cơ

như: lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật... trong CTRSH của Hà Nội, Hải Phòng và

6


Thành phố Hồ Chí Minh... chiếm một tỷ lệ lớn khoảng 50 – 60%, trong khi đó các
thành phần vô cơ như: thủy tinh, kim loại, giẻ rách, nhựa, túi nilon...chỉ chiếm một
tỷ lệ nhỏ.
Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu thành nên CTRSH là C, H, O, N, S và
các chất tro. Tùy thuộc vào các thành phần của rác thải mà hàm lượng các nguyên
tố trên dao động khác nhau (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Thành phần hóa học cơ bản trong rác thải sinh hoạt [8]
Các chất

Thành phần (%)
Cacbon

Hydro

Oxy

Nito

Lưu huỳnh

Tro

Thực phẩm

48,0


6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

Giấy

43,5

6,0

44,6

0,3

0,2

6,0

Cattông

41,0

5,9


44,6

0,3

0,2

5,0

Chất dẻo

60,0

7,2

22,8

-

-

10,0

Vải

55,0

6,6

31,2


1,6

0,15

-

Cao su

78,0

10,0

-

2,0

-

10,0

Da

60,0

8,0

11,6

10,0


0,4

10,0

Rác làm vườn

49,5

6,0

38,0

3,40

0,3

4,5

Gỗ

49,5

6,0

42,7

0,2

0,1


1,5

Các số liệu trong bảng 1.2 cho thấy thành phần hóa học trong rác thải sinh
hoạt được tạo thành chủ yếu từ cacbon và oxy. Tỷ lệ cacbon dao động từ 41,078,0%, còn oxy là 11,6-42,7%, còn lại là các thành phần khác. Độ tro của chất dẻo,
cao su là cao nhất (10%), độ tro của gỗ là thấp nhất (1,5%).
Như vậy CTRSH là một hỗn hợp không đồng nhất và mỗi thành phần có
thành phần hóa học, cấu trúc hóa học khác nhau. Do đó việc xử lý chúng cũng sẽ rất
khác nhau, bởi vậy mà công việc phân loại rác thải sinh hoạt là một khâu rất quan
trọng để tiết kiệm kinh phí cho vấn đề xử lý rác. Rác thải sinh hoạt nếu không được
quản lý, xử lý tốt thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi.
1.2. Thực trạng quản lý CTRSH ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình phát sinh CTRSH
7


Theo các số liệu thống kê thì tổng lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta năm
2008 là 35.100 tấn/ngày và tại các khu vực nông thôn là 24.900 tấn/ngày, lần lượt chiếm
45,9% và 32,6% tổng lượng CTR của cả nước (Hình 1.1). Như vậy có thể thấy CTRSH
chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng lượng CTR phát sinh hàng năm của cả nước với một khối
lượng rất lớn. Theo dự báo của các chuyên gia thì lượng CTRSH của nước ta trong
những năm tới sẽ tiếp tục tăng nên do sự gia tăng dân số, do đời sống người dân được
nâng cao và do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Các loại CTR ở các khu vực khác
như: khu công nghiệp, làng nghề... tăng lên đáng kể. Dự báo tỷ lệ CTRSH tại khu vực đô
thị và khu vực nông thôn ở nước ta được chỉ ra trong hình 1.1.

Hình 1.1. Tỷ lệ CTRSH ở nước ta năm 2008 và xu hướng thay đổi [5]

Về tốc độ phát sinh CTRSH bình quân đầu người/ngày ở nước ta cũng có xu
hướng tăng nên trong những năm qua. Năm 2003, tốc độ phát sinh CTRSH ở khu

vực đô thị là 0,8 kg/người/ngày; ở khu vực nông thôn là 0,3kg/người/ngày. Đến
năm 2008 tỷ lệ này đã tăng lên là 1,45kg/người/ngày ở khu vực đô thị và 0,4
kg/người/ngày ở khu vực nông thôn. Xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục kéo
dài trong những năm tới. Theo các kết quả nghiên cứu về CTR ở các đô thị cho thấy
tỷ lệ CTRSH đô thị có xu hướng tăng đều khoảng 10 – 16% mỗi năm.

8


Khung 1. Phát sinh CTRSH đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh [6]
Với gần 8 triệu người (khoảng 2 triệu khách vãng lai) mỗi ngày Tp. Hồ Chí
Minh thải ra khoảng 7.000 – 7.500 tấn CTRSH, trong đó thu gom được khoảng
5.900 – 6.200 tấn/ngày; tái chế, tái sinh khoảng 900 – 1.200 tấn/ngày; khối lượng
còn lại (chủ yếu là chất hữu cơ) được sử dụng bón cho đồng ruộng và cây nông
nông nghiệp.

1.2.2. Tình hình quản lý CTRSH
Hiện nay, hệ thống quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng mới chỉ
được thiết lập chủ yếu tại các khu đô thị lớn ở nước ta (hình 1.2). Tại các khu vực
nông thôn vấn đề quản lý CTRSH còn rất hạn chế và chưa được quan tâm đúng
mức.

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống quản lý CTRSH ở một số đô thị lớn ở Việt Nam [20]

9


Theo sơ đồ thì trách nhiệm quản lý CTRSH của các cơ quan cụ thể như sau:
- Bộ Tài nguyên & Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cho công
tác bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong công việc đề

xuất luật và chính sách quản lý môi trường quốc gia.
- Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý
chất thải rắn đô thị.
- Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo UBND các quận, Sở TNMT, Sở GTCC
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chiến lược và luật
pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy
tắc, quy chế trong việc bảo vệ môi trường tại các thành phố.
- Công ty môi trường đô thị (URENCO) đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu
gom và tiêu hủy chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh hoạt gia đình, chất
thải văn phòng đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc xử lý cả chất
thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp.
1.2.2.1. Tỷ lệ thu gom CTRSH
Trong những năm qua, mặc dù công tác thu gom, vận chuyển CTRSH đã
được các cấp chính quyền địa phương quan tâm nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Công tác thu gom và vận chuyển còn chưa đáp ứng được cả về nhân lực lẫn trang
thiết bị, mạng lưới thu gom rác thải còn mỏng và yếu không đáp ứng được các nhu
cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường
chưa cao dẫn đến tình trạng đổ rác thải bừa bãi diễn ra phổ biến ở cả khu vực nông
thôn lẫn thành thị.
Công tác phân loại rác thải hầu như chưa được tiến hành. Chỉ có một số các
đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng các mô hình phân loại
rác thải tại nguồn nhưng nhìn chung kết quả còn hạn chế và không hiệu quả. Tại các
đô thị nhỏ và khu vực nông thôn hầu như không được tiến hành. Việc thu lượm,
phân loại các loại rác có khả năng tái sinh chủ yếu là do các người dân nghèo làm
nghề thu mua phế liệu tiến hành.
Về tỉ lệ thu gom rác thải, tỷ lệ này mặc dù có xu hướng tăng lên nhưng vẫn còn

10



ở mức thấp. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ thu gom RTSH bình quân ở các đô thị nước ta
là 65% năm 2003, tăng lên 72% vào năm 2004 và đạt khoảng từ 80-82% năm 2008.
Tuy nhiên tỷ lệ này ở khu vực nông thôn lại thấp hơn khá nhiều vào khoảng 40 – 55%
(2008). Cũng theo các số liệu thống kê, thì hiện nay có khoảng 60% số thôn, xã tổ
chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xóm có thành lập các tổ thu gom rác. Tuy
nhiên, con số này vẫn còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tế.
Bảng 1.3 chỉ ra tình hình hoạt động của tổ thu gom rác tại một số khu dân cư nông thôn
nước ta.
Bảng 1.3. Hoạt động của các tổ thu gom rác ở nông thôn [15]
STT
1

Hình thức tổ chức
Tỷ lệ các địa phương có
tổ thu gom rác

Đơn vị

Cấp xã

Thị trấn

%

28,5

85,7

2


Cơ quan quản lý

-

UBND xã

Trưởng thôn/xóm

3

Số lần thu gom

Lần/tuần

0,5 - 2

2–6

Theo số liệu trong bảng, đã có 85,7% số thị trấn và 28,5% số xã đã có tổ thu
gom rác thải, tuy nhiên hoạt động của các tổ thu gom này không thường xuyên. Số
lần thu gom rác ở cấp xã chỉ là 0,5 – 2 lần/tuần, ở thị trấn là từ 2 – 6 lần/tuần do đó
lượng rác thải thu gom được còn thấp, tình trạng ứ đọng rác trong các khu dân cư
vẫn còn phổ biến.
1.2.2.2. Tình hình xử lý CTRSH tại Việt Nam:
Hiện nay có nhiều biện pháp và công nghệ xử lý CTR khác nhau có thể áp
dụng để tiến hành xử lý CTRSH. Để định hướng và khuyến khích các hình thức xử
lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
59/2007/NĐ-CP về quản lý CTR (Khung 2).

11



Khung 2: Các công nghệ xử lý CTR [3].
1. Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng
2. Công nghệ chế biến phân hữu cơ
3. Công nghệ chế biến khí Biogas
4. Công nghệ xử lý nước rác
5. Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng
6. Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải
7. Chôn lấp CTR hợp vệ sinh
8. Chôn lấp CTR nguy hại
9. Các công nghệ khác
Việc lựa chọn các công nghệ xử lý CTR phải căn cứ theo tính chất và
thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của địa phương.
Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái
chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng.
Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý triệt để chất thải, giảm
thiểu khối lượng CTR phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo
\

đảm vệ sinh môi trường.

Hiện nay, công tác xử lý CTRSH ở nước ta còn gặp nhiều vấn đề bức xúc.
Việc lựa chọn công nghệ xử lý, quy hoạch các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu
gom còn thiếu cơ sở khoa học và thực tế do đó hiệu quả xử lý thấp, không nhận
được sự chấp thuận cao của người dân địa phương. Mặt khác, các bãi chôn lấp
CTRSH hiện nay ở nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ phân tán theo các đơn vị hành
chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, chi phí đầu tư cao, hiệu quả sử dụng các
bãi rác thấp, gây lãng phí đất và ảnh hưởng nhiều tới môi trường xung quanh.


12


Đối với tình hình xử lý rác tại các khu vực nông thôn, tuy lượng rác phát sinh
không nhiều nhưng do chưa có quy hoạch các bãi rác tập trung nên hiện tượng đổ
rác bừa bãi ra ngoài môi trường khá phổ biến gây ô nhiễm cục bộ tại nhiều khu vực.
Tại nhiều thôn, xã tuy đã có bãi rác nhưng vẫn chỉ là khu tập kết rác, chưa có biện
pháp xử lý, lại thiếu các kiến thức khoa học nên vị trí tập kết rác không hợp lý, tác
động xấu đến môi trường và gặp phải phản đối của người dân. Bên cạnh đó, ý thức
vệ sinh môi trường thấp; vốn đầu tư thiếu thốn; cơ sở hạ tầng yếu kém là những yếu
tố gây khó khăn lớn cho công tác xử lý CTRSH tại các khu vực dân cư nông thôn.
Bảng 1.4 chỉ ra các biện pháp xử lý CTRSH chính của người dân tại khu vực nông
thôn nước ta.
Bảng 1.4. Các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt cấp xã, thị trấn (%) [15]
STT

Biện pháp sử lý

Các thị trấn

Cấp xã

1

Đổ bừa bãi ven đường

36,43

32,86


2

Gia đình tự xử lý

23,33

35,71

3

Bãi rác tạm lộ thiên

42,86

30,43

4

Chôn lấp hợp vệ sinh

0

0

5

Ủ Compost

0


0

6

Tái chế rác hữu cơ

0

0

Căn cứ vào các số liệu trong bảng có thể thấy, biện pháp xử lý rác phổ biến
nhất ở các khu dân cư nông thôn là sử dụng bãi rác tạm lộ thiên với 42,86% ở các
thị trấn và 30,43% ở các xã; tiếp đó là biện pháp đổ bừa bãi ven đường với tỷ lệ
tương ứng là 36,43% ở thị trấn và 32,86 đối với các xã; hình thức xử lý rác trong
gia đình chiếm 23,33% (tại trị trấn) và 30,43% ở các xã; các hình thức chôn lấp hợp
vệ sinh, ủ phân compose và tái chế rác hữu cơ hoàn toàn không được áp dụng.
Tóm lại, hình thức xử lý CTRSH nói riêng và CTR nói chung ở nước ta vẫn
còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực song vấn đề quản lý CTRSH mới chỉ
được chú ý nhiều tại khu vực đô thị, tại các khu vực nông thôn mức độ quan tâm
chưa thỏa đáng. Biện pháp xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp tuy nhiên số lượng bãi

13


chôn lấp hợp vệ sinh là rất ít và tập trung chủ yếu tại các khu đô thị lớn. Việc thiếu
kinh phí, kỹ thuật, cở sở hạ tầng yếu kém, ý thức vệ sinh môi trường của người dân
chưa cao là những nguyên nhân chính khiến cho việc quản lý và xử lý CTRSH ở
nước ta thiếu hiệu quả.

14



CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
CTRSH TẠI VIỆT NAM

2.1. Cơ sở khoa học.
Hoạt động quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng bao gồm các hoạt
động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động
phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn
nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ
con người. Các hợp phần chức năng của hệ thống quản lý CTR nó được thể hiện
qua sơ đồ sau đây:
Nguồn phát sinh
chất thải

Phân loại, sơ chế và
lưu trữ tại nguồn

Thu gom
Trung chuyển và
vận chuyển

Phân loại, xử lý và
tái chế

Chôn lấp

Hình 2.1. Hợp phần chức năng của hệ thống quản lý CTRSH
Qua sơ đồ hình 2.1 cho thấy trong hợp phần chức năng quản lý CTRSH thì
công đoạn thu gom là có vai trò then chốt góp phần nâng cao khả năng xử lý triệt để

CTRSH phát sinh.
Thu gom CTRSH là quá trình thu nhặt rác thải từ các hộ dân, công sở hay từ
những điểm thu gom, chất chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung chuyển, trạm
xử lí hay những nơi chôn lấp CTRSH. Thu gom CTRSH trong khu đô thị là vn đề
khó khăn và phức tạp, bởi vì CTRSH phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại,

15


khu công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả ở các khu vực
trống. Sự phát triển như nhanh của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm
phức tạp thêm cho công tác thu gom.
CTRSH phát sinh phân tán (không tập trung) và tổng khối lượng CTRSH gia
tăng làm cho công tác thu gom trở nên phức tạp hơn, bởi chi phí nhiên liệu và nhân
công cao. Trong tổng số tiền chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và đổ bỏ
CTR, chi phí cho công tác thu gom chiếm khoảng 50-70% tổng chi phí. Do đó, công
tác thu gom là một trong những vấn đề cần xem xét, bởi vì chỉ cần cải tiến một phần
trong hoạt động thu gom thì có thể tiết kiệm đáng kể chi phí chung. Công tác thu
gom được xem xét ở 4 khía cạnh như sau:
+ Các loại dịch vụ thu gom.
+ Các hệ thống thu gom, loại thiết bị sử dụng và yêu cầu về nhân công của
các hệ thống đó.
+ Phân tích hệ thống thu gom, bao gồm các quan hệ toán học có thể sử dụng
để tính toán nhân công, số xe thu gom.
+ Phương pháp tổng quát để thiết lập tuyến thu gom.
Trên thực tế các bãi chôn lấp, khu xử lý chất thải...thường đặt xa khu dân cư
để đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường từ
CTRSH. Nếu chất thải được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh về đến khu xử
lý thì rất khó và chi phí cao. Do đó cần có hoạt động trung chuyển CTRSH nhằm
kết nối các khâu thu gom tại nguồn và vận chuyển đến Khu xử lý tập trung, trạm

trung chuyển chất thải là khâu không thể thiếu để tiếp nhận, vận chuyển chất thải
đến các khu chôn lấp tập trung, trạm xử lý chất thải. Vì vậy có hai hình thức thu
gom là:
+ Thu gom sơ cấp: Là thu gom từ nơi phát sinh đến thiết bị thu gom, giai
đoạn này có sự tham gia của người dân và có ảnh hướng lớn đến hiệu quả thu gom.
Trong quá trình thu gom sơ cấp chất thải có thể được phân loại đầu nguồn hoặc
không có sự phân loại đầu nguồn mà đổ bỏ lẫn lộn.

16


+ Thu gom thứ cấp: Là quá trình thu gom từ thiết bị thu gom đến nơi xử lý.
Trong đó bao gồm CTRSH được các xe chuyên dùng chuyên chở đến các khu xử lý
tập trung (tái chế, chôn lấp...). Hay thu gom chất thải từ những xe gom rác nhỏ thu
gom ở các khu dân cư được đổ vào các xe to (điểm tập kết) sau đó vận chuyển về
khu xử lý tập trung (tái chế, chôn lấp...). Cách thức vận chuyển có thể là CTRSH
được tập trung đổ vào các thùng container sau đó được xe cẩu chuyên dùng đến cẩu
thùng cú chứa đầy rác đi và thay vào đó bằng một thùng trống hoặc là người ta có
thể xây dựng các điểm trung chuyển, rác được tập kết vào các xe đẩy tay chuyên
dụng sau đó xe cuốn ép rác sẽ thu gom đưa về khu xử lý tập trung (tái chế, chôn
lấp...).
2.2. Căn cứ pháp lý.
Quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng là vấn đề then chốt của việc đảm
bảo môi trường sống của con người tại các cụm dân cư tập trung của đô thị hay nông
thôn mà cần có kế hoạch tổng thể quản lý thích hợp mới có thể xử lý kịp thời, hiệu quả.
Trong thời gian qua Đảng, nhà nước từ trung ương đến địa phương đều quan tâm cho
công tác quản lý môi trường, quản lý CTRSH bằng các văn bản quy phạm pháp luật
nhằm chỉ đạo, thực hiện, cụ thể như sau:
Số TT


Văn bản quy phạm pháp luật

Nội dung liên quan đến quản lý
CTRSH

1

Luật bảo vệ môi trường năm 2005

Điều 51, 53, 54, 66, 77, 78, 79, 80,
122, 123

2

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 Nhiệm vụ cụ thể đã nêu rõ về công
của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong tác quản lý CTR nói chung và
thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

CTRSH nói riêng tại khu vực đô
thị, nông thôn.

3

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất Điều 3, 6, 19, 20, 22, 24, 26, 35
thải rắn ngày 09/04/2007

4

Chỉ thị số 36/2008/CT-BNN ngày 20/02/2008 Nội dung cụ thể về nhiệm vụ bảo
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNN vệ môi trường nông thôn, khu dân


17


×