Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.07 KB, 17 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Nguyễn Thị Hiên xin cam đoan:
- Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở
các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
- Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao
chép theo bất cứ đồ án tương tự nào.
- Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu
trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo.
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiên


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô, các anh chị công tác tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao
Thủy, bạn bè và gia đình. Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy
cô giáo trong khoa Môi trường của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Th.S Lê Thị Thoa, Th.S Bùi
Thị Thanh Thủy, Th.S Lê Thị Tuyết Mai, các cô đã quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn
em rất tận tình trong suốt quá trình em thực hiện đồ án.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công tác tại phòng Tài nguyên Môi
trường huyện Giao Thủy đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình làm
đồ án.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động
viên giúp đỡ để em hoàn thành tốt đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

TT

Thị trấn

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

BCL

Bãi chôn lấp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


RTSH

Rác thải sinh hoạt

TNMT

Tài Nguyên Môi Trường

QCVN

Quy chuẩn việt Nam

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy ....................................................... 2
Hình 1.2: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải tại Việt Nam [12]............................. 6
Hình 3.1: Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ................. 20
Hình 3.2: Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp ............................................................. 35
Hình 3.3: Cấu tạo lớp lót đáy ................................................................................. 39
Hình 3.4: Lớp che phủ đỉnh ................................................................................... 39
Hình 3.5: Dây chuyền xử lý nước rỉ rác ................................................................. 49


DANH MỤC BẢNG
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy ................................................... 2
Hình 1.2: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải tại Việt Nam [12] .......................... 6

Bảng 1.1: Thành phần của chất thải rắn .............................................................. 6
Bảng 1.2 : Ưu, nhược điểm của phương pháp ủ sinh học ...................................... 8
Bảng 1.3: Ưu, nhược điểm của phương pháp đốt ................................................. 9
Bảng 1.4: Ưu nhược điểm phương pháp chôn lấp ................................................ 9
Bảng 2.1: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Thủy. ......... 14
Bảng 2.2: Phân bố dân cư và lượng CTRSH tại huyện Giao Thủy năm 2013........ 16
Bảng 3.1: Bảng dự báo dân số huyện Giao Thủy từ năm 2013 đến 2030 .............. 28
Bảng 3.2: Dự đoán khối lượng CTRSH đến năm 2030 ....................................... 30
Bảng 3.3: Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp [9] .......................... 32
Bảng 3.4: Các công trình kỹ thuật trong bãi chôn lấp [9] .................................... 32
Hình 3.2: Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp ........................................................ 35
Bảng 3.5: Lựa chọn quy mô bãi chôn lấp [9] ..................................................... 36
Hình 3.3: Cấu tạo lớp lót đáy ........................................................................... 39
Hình 3.4: Lớp che phủ đỉnh ............................................................................. 39
Bảng 3.6: Tổng kết bãi chôn lấp chất thải rắn .................................................... 43
Bảng 3.7: Thời gian vận hành của các ô chôn lấp rác ......................................... 44
Bảng 3.8: Bảng số liệu về thành phần nước rỉ rác trong bãi rác [8] ..................... 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng thức ăn thừa cho việc chăn nuôi của 3
xã/TT ............................................................................................................ 15
Bảng 2.2: Phân bố dân cư và lượng CTRSH tại huyện Giao Thủy năm 2013........ 16
Biểu đồ 2.2: Hiện trạng lưu giữ rác của các hộ gia đình tại TT Ngô Đồng ............ 17
Biểu đồ 2.3: Hiện trạng lưu giữ rác của các hộ gia đình tại TT Quất Lâm ............ 17
Biểu đồ 2.4: Hiện trạng lưu giữ rác của các hộ gia đình tại xã Hồng Thuận .......... 18
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của cộng đồng dân cư về công tác thu gom RTSH hiện nay
trên địa bàn huyện Giao Thủy .......................................................................... 23
Biểu đồ 3.2: Đánh giá của cộng đồng dân cư về môi trường hiện nay của địa phương. ... 24



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ----------------------------------------------------------------1
2. Mục tiêu của đồ án. ---------------------------------------------------------------------1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................ 2
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Giao Thủy ---------2
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy ........................................ 4
1.2. Chất thải rắn sinh hoạt và các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ---5
1.2.1. Khái niệm chất thải rắn ............................................................................ 5
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .............................................. 6
1.2.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ........................................................... 6
1.2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng
đồng. ................................................................................................................... 7
1.2.5. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ......................................... 8
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 11
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu------------------------------------------------- 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 11
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .................................................. 11
2.2.3. Phương pháp phân tích hệ thống (phương pháp SWOT) .......................... 11
2.2.4. Phương pháp tính toán thiết kế ................................................................ 12
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 13
3.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Thủy ----------- 13



3.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ........................................... 13
3.1.2. Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ................................... 13
3.1.3. Hiện trạng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ................. 17
3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Giao Thủy -------------- 18
3.2.1. Các văn bản pháp lý ................................................................................ 18
3.2.2. Hiện trạng phân loại và lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt........................... 19
3.2.3. Hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt ............................................. 19
3.2.4. Hiện trạng vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ........................... 21
3.2.5. Phân tích hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Giao Thủy theo
phương pháp SWOT. ......................................................................................... 25
3.3 Đề xuất giải pháp công nghệ xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao
Thủy. --------------------------------------------------------------------------------------- 27
3.3.1. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở huyện giai đoạn
2014 – 2030 ...................................................................................................... 28
3.3.2. Dự báo sự thay đổi thành phần chất thải rắn sinh hoạt của huyện Giao
Thủy trong thời gian tới..................................................................................... 30
3.3.3.Nguyên tắc, tiêu chí lựa chon địa điểm xây dựng khu xử lý ....................... 31
3.3.3. Phân tích vị trí lựa chọn địa điểm ............................................................ 34
3.3.4. Lựa chọn quy mô, phương pháp chôn lấp ................................................ 36
3.3.5. Tính toán diện tích bãi chôn lấp và diện tích các hố chôn lấp .................. 40
3.3.6. Tính Toán hệ thống thu khí ...................................................................... 45
3.3.7. Tính toán hệ thống thu gom nước rỉ rác ................................................... 47
3.3.8. Dây chuyền hệ thống xử lý nước rỉ rác .................................................... 48
3.3.9. Vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn ........................................................ 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 56
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh thực tế



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Kinh tế xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con
người song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ô nhiễm môi trường ngày
càng tăng cao. Lượng rác thải từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con
người ngày càng nhiều, mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở
nhiều vùng khác nhau. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt.
Giao Thủy là một trong nhiều huyện của tỉnh Nam Định có điều kiện phát triển
kinh tế thuận lợi và đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội. Đi đôi với sự
phát triển đó là nhu cầu cuộc sống của người dân cũng ngày một tăng cao đã làm
nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe
của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động của con người ngày
một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Tuy nhiên,
việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện chưa có quy hoạch tổng thể và
hợp vệ sinh, công tác thu gom, vận chuyển còn mang tính tự phát, chưa triệt để,
chưa đúng quy trình và kỹ thuật. Do đó, môi trường ở khu vực nông thôn trên địa
bàn huyện ngày một bị ô nhiễm và có thể lan rộng. Vì vậy, bài toán đặt ra cho
huyện Giao Thủy hiện nay là tìm ra các biện pháp công nghệ để xử lý chất thái rắn
sinh hoạt một cách phù hợp.
Từ thực tế trên em đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiện trạng quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và đề xuất
giải pháp công nghệ xử lý phù hợp” với mong muốn sẽ góp phần tìm ra được giải
pháp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho huyện Giao Thủy.
2. Mục tiêu của đồ án.

- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực huyện Giao Thủy
- Đề xuất giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao
Thủy.


2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Giao Thủy
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý:
- Giao Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, thuộc vùng đồng bằng
Bắc Bộ, có tọa độ 20021’ vĩ độ Bắc và từ 106021’ đến 106035’ kinh độ Đông.
+ Phía Đông – Bắc giáp với tỉnh Thái Bình
+ Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường
+ Phía Tây giáp với huyện Hải Hậu
+ Phía Nam – Đông giáp với biển Đông.
- Vị trí địa lý của huyện Giao Thủy khá thuận lợi về giao thông thủy, bộ, giao
lưu thuận tiện với các huyện trong và ngoài tỉnh. Diện tích toàn huyện là 238,24
km2.

Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy
b. Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, có
thể chia thành 2 vùng chính là vùng nội đồng và vùng bãi bồi ven biển. Đất đai của
huyện nhìn chung màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là


3


trồng trọt. Với 32 km bờ biển, ngư trường rộng lớn, sinh vật đa dạng, bãi biển đẹp
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và ngành du lịch.
c. Thủy văn:
- Hệ thống sông ngòi: Giao Thủy có hệ thống sông ngòi, kênh mương khá dầy
đặc. Do đặc điểm địa hình, các dòng sông chảy thường theo hướng Bắc – Nam, các
sông lớn như sông Hồng chảy qua thuộc phần hạ lưu nên dòng sông rộng lớn và
không sâu lắm, tốc độ chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ thống
sông ngòi chia theo 2 mùa rõ rệ là mùa lũ và mùa cạn.
- Thủy triều: Thuộc loại nhật triều, biên độ trung bình từ 1,6 – 1,7m, lớn nhất là
3,3m, nhỏ nhất là 0,1m. Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật
triều đã giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng. Dòng chảy của sông tạo
thành bãi bồi lớn là Cồn Lu, Cồn Ngạn.
d. Đặc trưng về khí hậu.
Giao Thủy mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng Đồng bằng sông
Hồng, là khu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm mưa nhiều) hàng năm chia làm bốn mùa
rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 200C, nhiệt độ cao nhất là 390C vào
tháng 6, thấp nhất là 50C vào tháng Chạp và tháng Giêng.
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 –
1700 giờ, ba tháng mùa hè (tháng 5 – 7) có số giờ nắng nhiều nhất trong năm trung
bình 170 – 200 giờ/tháng. Tháng 11 có số giờ nắng ít nhất khoảng 40 – 45 giờ.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao từ 75 – 85% với biên độ
rộng, có tháng độ ẩm lên tới hơn 90% và có tháng < 30%.
- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1400 - 1600 mm, trong năm
lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng
75% lượng mưa cả năm đực biệt là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa không đều nên vào
mùa mưa thường có úng. Lụt gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và gây ô nhiễm
môi trường do ngập tràn các loại rác thải, phân hủy xác chết động vật.
- Gió: Hướng gió thịnh hành là Nam Đông Nam nhưng thay đổi theo mùa. Mùa
Đông phần lớn là gió Đông Bắc sau chuyển dần sang hướng Đông, mùa hạ thường



4

chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió Tây). Đặc biệt trong năm địa phương còn chịu
nhiều cơn bão nhiệt đới, gió to kết hợp với mưa nhiều gây ra lụt lội và tàn phá nặng
nề hệ thống đê biển và đê sông Hồng.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy
a. Tình hình phát triển kinh tế
Huyện Giao Thủy có tiềm năng phát triển về mọi mặt như: kinh tế, văn hóa – du
lịch, giáo dục và y tế. Những năm qua kinh tế huyện phát triển với mức tăng trưởng
cao và vững chắc. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 2009 – 2013 là
7,42%, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng phát triển công
nghiệp, dịch vụ, nông, lâm ngư nghiệp. Huyện đã quan tâm đầu tư phát triển văn
hoá xã hội, đã có những chính sách ưu tiên cho việc phát triển nền kinh tế, bộ mặt
nông thôn có sự đổi mới, và khởi sắc rõ rệt. Tuy nhiên xuất phát điểm của nền kinh
tế của huyện còn thấp, nguồn lực phát triển còn hạn chế đặc biệt là vốn đầu tư còn
thiếu do vậy một số dự án chưa được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện trong thời gian qua đã và đang được đầu tư
nâng cấp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hệ
thống giao thông được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại giao lưu kinh tế văn
hoá xã hội. Hệ thống thuỷ lợi từng bước được đầu tư cải tạo góp phần thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Các công trình phúc lợi công
cộng được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu dân sinh trong xã hội.
b. Dân số, lao động và việc làm
Dân số của huyện Giao Thủy năm 2013 là 193.306 người, thấp thứ 2 toàn tỉnh
(thấp nhất là huyện Nghĩa Hưng).
Số lao động đang làm việc trong ngành Nông, Lâm nghiệp chiếm 71,36%;
ngành thuỷ sản 4,31%; ngành CN-XD 18.37%; nhóm ngành dịch vụ 5,96%. Số lao
động đang làm việc trong nhóm ngành Nông, Lâm, Thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao

nhưng thời gian lao động mới chỉ chiếm khoảng 55 - 60%, vì vậy cần có sự quan
tâM đến việc tạo việc làm cho người lao động.
Nguồn lực lao động của huyện dồi dào vừa là tiềm năng vừa là sức ép lớn về
việc tạo việc làm cho người lao động. Bình quân hàng năm huyện nhà có khoảng


5

15.000 lao động đi lao động khắp các vùng trong cả nước, tuy nó đã đem lại cho
nhiều gia đình nguồn thu nhập khá nhưng nó cũng gây nên một số tệ nạn xã hội.
c. Văn hóa, giáo dục, y tế
- Văn hóa: Phong trào thể dục thể thao (TDTT) của huyện vẫn được duy trì tốt,
cơ sở vật chất phục vụ cho công tác TDTT, phát thanh truyền hình từng bước được
cải thiện và bổ xung. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng đang được phát
triển rộng rãi ở nhiều xã .
- Giáo dục: Toàn huyện có 5 trường THPT trong đó có 4 trường quốc lập và 1
trường dân lập, 22 trường trung học cơ sở, 29 trường tiểu học, 22 trường mầm non.
Trong những năm qua đã có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh
giỏi của tỉnh. Ngành giáo dục của huyện liên tục nhiều năm liền được công nhận là
đơn vị tiên tiến xuất sắc của tỉnh. Đến nay toàn huyện đã có 22 xã, thị trấn/22 xã, thị
trấn được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.
- Y tế: Toàn huyện có 26 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 3 cơ sở là bệnh
viện và phòng khám đa khoa. Tổng số có 290 giường bệnh, 284 cán bộ trong ngành
y. Công tác khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất của ngành y tế mấy
năm gần đây đã được quan tâm nâng cấp.
1.2. Chất thải rắn sinh hoạt và các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1. Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại

chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. [3]
Chất thải rắn sinh hoạt là các chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần báo gồm: kim
loại, sành sứ.gạch ngói vỡ, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc hết hạn sử
dụng, xác động, thực vật. [3]


6

1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan
trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất chương trình quản lý CTR
thích hợp. Nguồn gốc phát sinh CTR tại Việt Nam được thể hiện qua hình 2.
Hình 1.2: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải tại Việt Nam [12]
Nhà dân, khu
dân cư

Chợ, bến xe,
nhà gas

Cơ quan, trường
học

Chất thải rắn

Nơi vui chơi,
giải trí

Bệnh viện, cơ

sở y tế

Khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp
Giao thông, xây
dựng

Nông nghiệp, hoạt
động xử lý rác

1.2.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần rất phức tạp và luôn biến đối vì thành
phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán, mức sống của người dân, mức
độ tiện nghi của đời sống con người, nhịp độ phát triển kinh tế và trình độ văn
minh, theo từng mùa trong năm của từng khu vực.
Theo tài liệu của EPA – USA, trình bày kết quả phân tích thành phần của chất
thải rắn sinh hoạt cho thấy khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao thì các sản
phẩm như giấy, carton, nhựa…ngày càng tăng cao. Trong khi đó các thành phần
như kim loại ngày càng giảm.


7

Bảng 1.1: Thành phần của chất thải rắn
Rác thải hữu cơ

Rác thải vô cơ

Giấy


Thuỷ tinh

Giấy catton, bìa cứng

Vỏ hộp

Nhựa

Nhôm

Hàng dệt

Các kim loại khác

Cao su

Tro, các chất bẩn

Da

Đất cát, gạch ngói vỡ

Gỗ
Thực phẩm
Cành cây, cỏ, lá
(Nguồn: ISWM)
1.2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe
cộng đồng.
- Đối với môi trường đất: RTSH nằm rải rác khắp nơi không được thu gom sẽ
lưu trữ lại trong đất, một số loại chất khó phân hủy như túi nilon, vỏ nilon,

hydrocacbon…nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất làm thay đổi cơ
cấu đất, đất trở lên khô cằn, các vi sinh vật trong đất bị chết [13]
- Đối với môi trường nước: Chất ô nhiễm trong nước rác ở các bãi chôn lấp rác
là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao, hồ,
sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối
đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
- Đối với môi trường không khí: Tại các trạm bơm bãi trung chuyến rác xen kẽ
khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi
cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom,
vận chuyển rác.
- Đối với sức khỏe con người: Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông
qua ảnh hưởng của chúng tới các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất
yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. Tại các bãi rác,
nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi,


8

chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phát sinh
ruồi, muỗi, mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các
bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể con người khi tiếp xúc,
đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
- Đối với mỹ quan đô thị: RTSH nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi
xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ
thiên đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ
quan đường phố, thôn xóm. Một nguyên nhân nữa làm mất mỹ quan đường phố là
do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra vỉa hè,
đường đi và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi
mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
1.2.5. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt như:
a. Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học [3]
Ủ sinh hoc là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn
với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với
quá trình. Phương pháp chế biến CTR có nguồn gốc hữu cơ thành phân ủ hữu cơ
(compost): Sản xuất phân bón hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền
thống, được sử dụng hiệu quả. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất
hữu cơ có thể phân hủy được, nhất là có thể tiến hành với quy mô hộ gia đình.
Bảng 1.2 : Ưu, nhược điểm của phương pháp ủ sinh học
Nhược điểm

Ưu điểm

- Giảm thiểu ô nhiễm cho nguồn đất, - Không tiêu diệt được hoàn toàn các
nước

VSV

- Diệt các mầm bệnh nguy hiểm trong - Một số mầm bệnh vẫn tồn tại có thể
quá trình phân hủy sinh học

dây nguy hiểm cho người sử dụng

- Phân sau khi ủ trở thành một chất mùn - Tốn thêm công và diện tích ủ
hữu ích cho nông nghiệp như tăng độ phì - Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và
nhiêu của đất giúp cây trồng hấp thụ

lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan
- Làm ô nhiễm mùi cho khu vực xung
quanh


b.


9

Phương pháp đốt
Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là giảm tới mức thấp
nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý
nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Công nghệ này thường áp dụng ở các quốc gia
phát triển.
Bảng 1.3: Ưu, nhược điểm của phương pháp đốt
Nhược điểm

Ưu điểm

- Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của - Vận hành dây chuyền phức tạp đòi hỏi
chất thải đô thị

năng lực kỹ thuật và tay nghề cao

- Phương pháp này cho phép xử lý được - Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao
nhiều chất thải đô thị mà không cần năng lượng và chi phí xử lý cao.
nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn - Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
lấp rác.

không khí

c. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp là phương pháp phổ biến nhất, kinh tế nhất và phù hợp với những

nước có nền kinh tế đang phát triển. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu
lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải
bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý
tổng hợp CTR.
Bảng 1.4: Ưu nhược điểm phương pháp chôn lấp
Ưu điểm

Nhược điểm

- Phương pháp này kinh tế với những

- Không thể xây dựng BCL ở những

nơi có nhiều đất.
- Chi phí đầu tư ban đầu ít so với các
phương pháp khác.
- Là phương pháp hoàn chỉnh hay là

khu vực đông dân cư.
- Các tiêu chuẩn BCL phải được gắn
với hoạt động hàng ngày.
- Một BCL hợp vệ sinh sẽ phải thực

cuối cùng so với phương pháp thiêu đốt hiện và đòi hỏi bảo dưỡng, giám sát
hay compost. Hai phương pháp này đòi định kỳ.



×