Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Khảo sát đánh giá sử dụng nước và xử lý nước thải của khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƢƠNG ................................................4
1.1. Một số nét về tỉnh Hải Dương ............................................................................4
1.2. Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương ...................6
1.2.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại Hải Dương .........................6
1.2.2. Hiện trạng môi trường các khu công nghiệp tại Hải Dương ...................12
a. Ô nhiễm môi trường do nước thải khu công nghiệp ..................................12
b. Ô nhiễm môi trường do không khí.............................................................13
c. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn .........................................................15
1.2.3. Đánh giá khái quát hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp
...........................................................................................................................16
a. Tình hình quản lý môi trường các khu công nghiệp tại Hải Dương ..........16
b. Tình hình tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động bảo vệ môi trường
của các dự án trong khu công nghiệp .............................................................16
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƢỚC VÀ XỬ LÝ
NƢỚC THẢI CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI AN ...........................................18
2.1. Tổng quan về khu công nghiệp Đại An ...........................................................18
2.1.1. Vị trí địa lý và tình hình hoạt động của khu công nghiệp Đại An ...........18
2.1.2. Cơ sở hạ tầng hiện tại của khu công nghiệp Đại An ...............................19
2.1.3. Các loại hình công nghiệp trong khu công nghiệp Đại An .....................21
2.2. Hiện trạng quản lý chất thải trong khu công nghiệp Đại An .........................27
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước ....................................................................27
2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí ............................................................32



2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn...............................................................35
2.2.4. Chất thải nguy hại ....................................................................................35
2.3. Hiện trạng sử dụng nước của các doanh nghiệp trong KCN Đại An ............36
2.3.1. Nhu cầu sử dụng nước của các doanh nghiệp .........................................36
2.3.2. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước của các doanh nghiệp ...........................40
2.4. Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp Đại An
...................................................................................................................................42
2.4.1. Hệ thống thu gom nước thải của khu công nghiệp Đại An .....................42
2.4.2. Công nghệ xử lý nước thải hiện nay của khu công nghiệp Đại An .........43
2.4.3. Đánh giá hiện trạng máy móc, thiết bị của trạm nước thải khu công
nghiệp Đại An ....................................................................................................46
2.4.4. Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải của khu công
nghiệp Đại An ....................................................................................................49
a. Ưu điểm ......................................................................................................49
b. Nhược điểm ................................................................................................50
c. Nhận xét chung...........................................................................................51
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƢỚC
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI KCN ĐẠI AN .....................52
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước tại các doanh nghiệp ................52
3.2. Đề xuất hệ thống xử lý nước thải cho khu công nghiệp Đại An mở rộng .....53
3.2.1. Lưu lượng nước thải ................................................................................53
3.2.2. Nồng độ các chất ô nhiễm giới hạn và yêu cầu xử lý của hệ thống xử lý
nước thải khu công nghiệp Đại An mở rộng .....................................................54
3.2.3. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải .......................................................55
3.2.4. Tính toán thiết kế và dự trù kinh phí cho hệ thống xử lý nước thải của
KCN Đại An mở rộng ........................................................................................61
a. Song chắn rác .............................................................................................61
b. Bể gom nước thải .......................................................................................63
c. Bể điều hòa .................................................................................................64



c. Bể lắng........................................................................................................70
d. Tính toán các bể hiếu khí, thiếu khí ...........................................................71
e. Bể lắng đứng ..............................................................................................83
f. Bể tiếp xúc ..................................................................................................86
g. Máy ép bùn.................................................................................................86
3.2.5. Dự trù kinh phí xây lắp hệ thống .............................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................89
1. Kết luận .................................................................................................................89
2. Kiến nghị ..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Khảo sát đánh giá sử dụng nước và xử lý nước
thải của khu công nghiệp Đại An, thành phố Hải Dương” là công trình nghiên
cứu của cá nhân được thực hiện trên cơ sở khảo sát thực tế và tham khảo các tài liệu
chuyên môn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hải Dương, ngày 13 tháng 3 năm 2015

Vũ Bích Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Ngô Thị Nga người đã
tận tình quan tâm, tạo điều kiện và chỉ bảo em hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này em cũng xin cám ơn các thầy, các cô và các cán bộ công tác tại
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã
giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.

Tôi cũng gửi lời cám ơn tới các cơ quan có liên quan đã giúp tôi rất nhiều
trong việc thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bè bạn đã luôn
giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi theo học chương trình cao
học và làm luận văn.
Hải Dương, ngày 13 tháng 3 năm 2015

Vũ Bích Ngọc


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CN

Công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

ĐTM


Đánh giá tác động môi trường

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

NM

Nhà máy

QCVN

Quy chuẩn VN

TC

Tiêu chuẩn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

SP

Sản phẩm

SX

Sản xuất

VN

Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Danh sách và tình hình hoạt động của các KCN đã được phê duyệt quy
hoạch chi tiết tại tỉnh Hải Dương ................................................................................9
Bảng 1.2. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành CN trước xử lý .........12
Bảng 1.3. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm...............14
Bảng 2.1. Danh sách các doanh nghiệp đã đầu tư vào KCN Đại An........................22
Bảng 2.2. Kết quả phân tích nước thải trước và sau hệ thống xử lý .........................28
Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Sặt .....................................30
Bảng 2.4. Kết quả chất lượng môi trường không khí tại KCN Đại An ....................34
Bảng 2.5. Bình quân nhu cầu sử dụng nước của các doanh nghiệp trong KCN Đại
An và Đại An mở rộng năm 2014 .............................................................................37
Bảng 2.6. Các DN sản xuất may mặc trong KCN Đại An ........................................41
Bảng 2.7. Các chu kỳ của 2 bể SBRV ......................................................................45

Bảng 2.8. Tình trạng hoạt động của các thiết bị của trạm xử lý nước thải Đại An ..46
Bảng 3.1. Thông số đầu vào và yêu cầu nước thải sau khi xử lý ..............................54
Bảng 3.2. Đặc tính nước thải của KCN Tân Tạo ......................................................56
Bảng 3.3. Đặc tính nước thải của KCN Việt Nam - Singapore ................................57
Bảng 3.4. Đặc tính nước thải của KCN Linh Trung 3 ..............................................58
Bảng 3.5. Khái toán kinh tế phần xây lắp .................................................................87


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương ..............................................4
Hình 2.1. Tỷ lệ phần trăm các ngành nghề hoạt động trong KCN Đại An ...............27
Hình 2.2. Tỷ lệ phần trăm nhu cầu sử dụng nước các ngành nghề ...........................40
đang hoạt động trong KCN Đại An ..........................................................................40
Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của trạm................................................43
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Tân Tạo........................55
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN VSIP ............................56
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Linh Trung 3................58
Hình 3.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải đề xuất ..............................60


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hải Dương là một tỉnh thuộc trung tâm châu thổ sông Hồng, nằm trong tam
giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, cách Hà Nội
57 km, cách Hải Phòng 45 km và cách vịnh Hạ Long 80 km. Tỉnh có hệ thống giao
thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ rất thuận lợi. Có quốc lộ 5 nối liền Hà Nội
– Hải Phòng, phần qua tỉnh dài 44 km; quốc lộ 18 chạy qua phía Bắc tỉnh, phần qua
tỉnh dài 20 km; quốc lộ 183 chạy dọc tỉnh nối quốc lộ 5 và quốc lộ 18 dài 22 km.
Hải Dương có hai tuyến đường sắt quan trọng là tuyến đường sắt Hà Nội - Hải
Phòng chạy song song với đường quốc lộ 5 và tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua

huyện Chí Linh là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền
núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho
các tỉnh. Hệ thống giao thông thuỷ có 16 tuyến dài 400 km đảm bảo tàu thuyền
trọng tải 400 – 500 tấn qua lại dễ dàng. Vị trí địa lý và hệ thống giao thông trên đã
tạo điều kiện cho Hải Dương giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước và
quốc tế rất thuận lợi.
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP của Hải Dương luôn ổn
định và được đánh giá cao so với bình quân chung của cả nước. Song Hải Dương
cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường trong quá trình tăng
trưởng này. Một trong những nguyên nhân là do sự hình thành các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, sự phát triển mạnh ngành công nghiệp cũng như
sự ra đời và phát triển của các KCN một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh
tế xã hội tại các địa phương nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN đang trong tình trạng báo động. Nhiều
KCN đang quá tải trong việc xử lý nước thải do tính toán hệ thống nước thải không
theo kịp thực tế.
Việc xử lý nước thải tại các KCN là vấn đề vô cùng cấp bách góp phần vào sự
phát triển bền vững mọi quốc gia. Chính vì vậy, tại nhiều quốc gia trên thế giới
trong đó có VN, việc đòi hỏi phải kiểm soát và xử lý nguồn nước thải trở thành luật

-1-


bắt buộc. Hiện nay, tại VN nhiều KCN đã đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập
trung. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng các hệ thống xử lý nước thải vận hành chưa
hiệu quả dẫn tới chưa xử lý triệt để nước thải.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, tôi đã lựa chọn đề tài: “Khảo sát
đánh giá sử dụng nước và xử lý nước thải của khu công nghiệp Đại An, thành phố
Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu

- Khảo sát và đánh giá hiện trạng sử dụng nước tại KCN Đại An.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện sử dụng nước tại các DN trong KCN Đại An.
- Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của KCN Đại An hiện nay và đề xuất hệ
thống xử lý nước thải cho KCN Đại An mở rộng.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu về tình hình hoạt động của KCN Đại
An; số liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN đã được thu thập từ các
nghiên cứu liên quan như: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương năm
2014; số liệu về xã hội như tổng sản phẩm các ngành, tổng số dân, tổng số lao động
tại các KCN. Ngoài ra các tài liệu, số liệu còn được thu thập tại các đơn vị có liên
quan như: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương; Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Hải Dương; Sở TN&MT tỉnh Hải Dương; Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hải
Dương; Công ty cổ phần Đại An.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý
một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường
của KCN. Từ đó phân tích dữ liệu điều tra phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng sử
dụng nước và xử lý nước thải tại KCN Đại An.
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa: Xem xét địa hình, khảo sát lấy
mẫu đo đạc làm cơ sở đánh giá hệ thống xử lý nước thải của KCN Đại An.
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm: Đo nhanh một số
thông số cơ bản về chất lượng nước khu vực. Các thông số khác được lấy mẫu, bảo

-2-


quản ở điều kiện thích hợp, vận chuyển về phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn VN và
phân tích trong thời gian cho phép với các thiết bị có độ chính xác cao.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá chất lượng môi trường nước, không khí tại
KCN Đại An theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường VN hiện hành để đánh giá
thực trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải KCN từ đó đề xuất các biện pháp

giảm thiểu.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các kinh nghiệm của các chuyên gia
trong lĩnh vực môi trường nhằm loại bỏ các phương án đề xuất it khả thi.

-3-


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƢƠNG
1.1. Một số nét về tỉnh Hải Dƣơng [1, 11]
Tỉnh Hải Dương có diện tích 1654,8 km2 nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 45 km về
phía Đông. Phía Bắc giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phía Đông giáp tỉnh
Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp
tỉnh Hưng Yên.
Trong năm 2014, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 54.112 tỷ
đồng, tăng 7,7% so với năm 2013. Trong đó:

(Số liệu tổng hợp của Cục Thống kê Hải Dương)
Hình 1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
- Ngành nông, lâm, thủy sản tăng 2,3%, đạt 9.308 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo
trồng cây hàng năm của năm 2014 đạt 163.996 ha, giảm 0,5% so với năm 2013. Tuy
nhiên năng suất các loại cây trồng hàng năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước do
sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Các
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ giống, thủy lợi phí, đầu tư cơ

-4-


giới hóa… vẫn được tiếp tục thực hiện. Trong năm 2014, công tác phòng chống

dịch bệnh vẫn được phát huy tốt. Dịch bệnh gia súc, gia cầm tuy có xảy ra nhỏ lẻ
nhưng đều được khống chế kịp thời. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2014 là
10.064 ha, tăng 0,19% (+ 20 ha) so với cùng kỳ năm trước, hình thức nuôi trồng bán
thâm canh, thâm canh là chủ yếu.[11]
- Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,2% đạt 24.264 tỷ đồng. Chỉ số sản
xuất công nghiệp tăng 10,3% so với năm 2013 trong đó khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 20,9%, khu vực nhà nước tăng 2,6%, ngoài nhà nước tăng 4,6%. Các
loại hình công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là sản xuất, lắp ráp thiết bị điện,
điện tử, may mặc, cơ khí...[11]
- Ngành dịch vụ tăng 6,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
năm 2014 đạt 34.770,1 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
khu vực Nhà nước giảm 43,1%; tập thể tăng 11,2%; cá thể tăng 14,5%; tư nhân tăng
11,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 19,2%.[11]
Lĩnh vực văn hóa – xã hội của tỉnh tiếp tục được phát triển, đời sống nhân dân
được ổn định, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, quân sự địa phương
được củng cố, tăng cường. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ
trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ.
Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hải Dương được Thủ tướng
Chính phủ chấp nhận chủ trương quy hoạch phát triển 18 KCN (trong đó có 3 KCN
được mở rộng quy hoạch) với tổng diện tích quy hoạch khoảng 3.710 ha và 35 CCN
với tổng diện tích đất quy hoạch 1.660,9 ha.[1]
Thông qua việc đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp, Hải Dương đã
thu hút các dự án đầu tư của các DN trong và ngoài nước góp phần tăng ngân sách
Nhà nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm công nghiệp trong những
năm gần đây thường xuyên đạt trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Ngành công nghiệp của tỉnh Hải Dương hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mỗi
năm thu hút tạo việc làm mới cho hàng vạn lao động.

-5-



1.2. Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
Theo Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, KCN được định nghĩa như sau:
- KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện,
trình tự và thủ tục quy định.
- KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản
xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy định.
- KCN, KCX được gọi chung là KCN, trừ trường hợp quy định cụ thể.
Các KCN được xây dựng từ nhằm cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều
kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích các DN vừa và nhỏ
gia nhập các khu vực công nghiệp. Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các khu
công nghiệp so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về kết cấu
hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác cung cấp các dịch vụ
thuận lợi.
1.2.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại Hải Dƣơng [1, 4, 22]
 Số lượng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép quy
hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là 18 KCN, với tổng diện tích
quy hoạch khoảng 3.710 ha. Trong đó 11/18 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi
tiết và đầu tư xây dựng hạ tầng với tổng diện tích quy hoạch 2.397,11 ha (tổng diện
tích đất quy hoạch xây dựng các nhà máy 1.759 ha), bao gồm: KCN Nam Sách,
KCN Đại An (bao gồm cả phần mở rộng), KCN Tân Trường (bao gồm cả phần mở
rộng), KCN Phúc Điền (bao gồm cả phần mở rộng), KCN Việt Hòa – Kenmark,
KCN Lai Vu, KCN Lai Cách, KCN Cộng Hòa, KCN Cẩm Điền – Lương Điền,
KCN Kim Thành và Phân khu phía Tây KCN Phú Thái.[1]
Hiện nay có 7 KCN đã đi vào hoạt động gồm: KCN Nam Sách, KCN Đại An,

KCN Tân Trường, KCN Phúc Điền, KCN Lai Vu, KCN Lai Cách và Phân khu phía

-6-


Tây KCN Phú Thái. Riêng KCN Việt Hòa – Kenmark đi vào hoạt động một thời
gian hiện nay gặp một số khó khăn về đầu tư nên đang ngừng hoạt động. Các loại
hình sản xuất công nghiệp tại các KCN trong tỉnh Hải Dương hiện nay chủ yếu là
sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử, sản xuất dây cáp điện trong ô tô và xe máy,
may mặc…
Sự phát triển nhanh và đồng bộ hạ tầng các KCN, môi trường đầu tư thông
thoáng, thuận lợi của tỉnh Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước vào đầu tư trong các KCN.
 Tổng ngân sách đầu tư [1, 22]
Tổng số vốn đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng trong các KCN đã thực hiện được
trên 2.150 tỷ đồng, đạt 50% nguồn vốn cần thiết đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN.
Trong đó có 6/7 KCN đang đi vào hoạt động cơ bản đã đầu tư xây dựng xong cơ sở
hạ tầng là: KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Tân Trường, KCN Phúc Điền,
KCN Lai Vu và Phân khu phía Tây KCN Phú Thái. Các KCN được quy hoạch có vị
trí thuận lợi cho việc đầu tư phát triển trước mắt cũng như việc mở rộng quy hoạch
về sau, gắn với quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân, khu nhà ở chuyên gia và
khu dịch vụ phục vụ các KCN. Ngoài ra, tỉnh Hải Dương đã đầu tư trên 50 tỷ đồng
từ ngân sách để xây dựng ngoài hàng rào các KCN như hệ thống đường gom, hệ
thống cấp nước, thoát nước… Tính đến thời điểm hiện tại, Hải Dương có 5/7 KCN
đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung là: KCN Nam Sách, KCN Đại
An, KCN Tân Trường, KCN Phúc Điền và Phân khu phía Tây KCN Phú Thái. KCN
Lai Vu và KCN Lai Cách chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.[1]
Tính đến 31/12/2014 trong các KCN trên địa bàn, đã có 191 dự án đầu tư đến
từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án đạt gần 3,4
tỷ USD (trong đó chủ yếu là vốn đầu tư FDI: Nhật Bản có 53 dự án, vốn đầu tư

1.020 triệu USD; Hàn Quốc có 19 dự án, vốn đầu tư 248 triệu USD; Trung Quốc,
Hồng Kong, Đài Loan có 49 dự án, vốn đầu tư 522,6 triệu USD). Phần lớn các dự
án sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến. Đến thời điểm hiện nay, vốn đầu
tư thực hiện của các doanh nghiệp trên 2,3 tỷ USD, đạt khoảng 60% vốn đầu tư

-7-


đăng ký; hiệu suất thu hút đầu tư của các dự án đạt cao với vốn đầu tư bình quân là
18,5 triệu USD/dự án; hiệu quả sử dụng đất là 6,4 triệu USD/ha, đã góp phần nâng
cao hiệu quả đầu tư xã hội, sử dụng đất, tạo nguồn lực đầu tư quan trọng để đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của Hải
Dương.[15]
Hiện nay, có 150/191 dự án đã đi vào hoạt động. Tính đến tháng 12/2014, các
doanh nghiệp trong KCN đạt doanh thu trên 2,8 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng giá trị
sản phẩm công nghiệp của tỉnh; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,7 tỷ USD,
chiếm 90% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; nộp ngân sách cho nhà nước
hàng năm trên 1.000 tỷ đồng.[22]
 Nguồn nhân lực
Hải Dương có dân số khoảng 1,75 triệu người, trong đó có đến 61% là trong
độ tuổi lao động [11]. Đây là nguồn lực dồi dào cung cấp cho thị trường lao động
trong tỉnh. Hiện tại có khoảng 700 nghìn lao động đang làm việc tại các KCN trên
địa bàn tỉnh Hải Dương (có khoảng 20% là lao động ngoài tỉnh) [1]. Phần lớn lao
động làm việc trong các KCN là lao động trẻ, đang trong độ tuổi lao động. Bên cạnh
đó, các lao động làm việc trong các DN thuộc KCN nhất là các DN có vốn đầu tư
nước ngoài đều được cải thiện tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, cũng
như kỹ năng làm việc và trình độ quản lý. Như vậy, các KCN với vai trò, tiềm
năng, sức hút đầu tư... thực sự đã có những đóng góp không nhỏ trong phát triển
kinh tế - xã hội.
Tình hình hoạt động của các KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tại

Hải Dương được thể hiện trong bảng 1.1:

-8-


Bảng 1.1. Danh sách và tình hình hoạt động của các KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tại tỉnh Hải Dương [1]
Năm
TT

Tên KCN

cấp

Vị trí

phép

1

Diện
tích (ha)

lấp đầy
(%)

Nam Sách

2003

TP Hải Dương


62,42

99,25

Đại An

2003

TP Hải Dương

135

95

TP Hải Dương

2
Đại An mở rộng

2006

và huyện Cẩm

Công suất

Tỷ lệ

Loại hình


công trình xử

sản xuất chính

lý nƣớc thải
(m3/ngày đêm)

May

mặc;

Bao

bì;

Điện, điện tử
Cơ khí lắp ráp; SX
thiết bị điện, điện tử;

433

20,27

198,06

71,61

3.000

2.000


May mặc; Thực phẩm

Tình trạng hệ
thống xử lý
nƣớc thải
Hệ thống xử lý
đang hoạt động

Hệ thống xử lý
đang hoạt động

Giàng
Tân Trường
3

2006

Tân Trường mở rộng
(chưa giải phóng mặt

2009

bằng)
4

Phúc Điền

2003


Huyện
Cẩm Giàng
Huyện
Cẩm Giàng
Huyện
Cẩm Giàng

Cơ khí lắp ráp; SX

2.000

Hệ thống xử lý
đang hoạt động

thiết bị điện, điện tử;
112,6

0

82,88

100

-9-

SX thức ăn chăn nuôi

Cơ khí lắp ráp; SX vật
liệu xây dựng cao cấp;


Chưa có

1.000

Hệ thống xử lý
đang hoạt động


Phúc Điền mở rộng
(chưa giải phóng mặt

2012

bằng)

Huyện
Bình Giang

công nghiệp chế biến
214,57

0

(hiện đang tạm dừng

Chưa có

điện, điện tử

Việt Hòa – Kenmark

5

thực phẩm; SX thiết bị
SX các sản phẩm từ gỗ;

2007

TP Hải Dương

46,4

45,14

SX kinh doanh các sản

Hệ thống xử lý
2.500

phẩm nhựa

hoạt động)

đang tạm ngừng
hoạt động

Điện tử, tin học; Cơ khí
6

Lai Vu


2007

Huyện
Kim Thành

212,89

41,47

chế tạo; Công nghệ kỹ

Chưa có

thuật cao; Công nghiệp
nhẹ; Kho bãi

7

8

Lai Cách

Phân khu phía Tây
KCN Phú Thái

2008

2009

Huyện

Cẩm Giàng
Huyện
Kim Thành

132,4

23,29

9

(hiện đang tiến hành

21,7

77,29

bị điện, điện tử; Kho
bãi

360

Hệ thống xử lý
đang hoạt động

Điện, điện tử; Công
2007

Huyện Gia Lộc

183,96


0

nghệ cao; Công nghệ

Chưa có

sạch

xây dựng hạ tầng)
10 Cộng Hòa

Chưa có

gia công thép
May mặc; SX các thiết

Cẩm Điền – Lương
Điền

SX thức ăn chăn nuôi;

2007

Thị xã Chí Linh

357,03

0
-10-


Điện, điện tử, tin học,

Chưa có


(hiện đang tiến hành

viễn

thông;

xây dựng hạ tầng)

nghiệp lắp ráp ôtô, xe

công

máy; Cơ khí chế tạo;
Sản xuất cao su…
11

Kim Thành
(chưa được giao đất)

2010

Huyện
Kim Thành


164,98

0

-11-

-

-

-


1.2.2. Hiện trạng môi trƣờng các khu công nghiệp tại Hải Dƣơng
Sự hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những
năm qua đã đạt được mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng
hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các
khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo
vệ môi trường. Ngoài ra, sự hình thành và phát triển các KCN cũng đóng góp đáng
kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hiện trạng môi trường tại các KCN
đang có những dấu hiệu đáng lo ngại. Nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm môi
trường tại các KCN bao gồm:
+ Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính
phức tạp về môi trường cao.
+ Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó
công tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó phạm vi
ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn.
+ Quản lý môi trường KCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù hợp
nhằm đáp ứng thực tế khi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng nhanh trong
thời gian qua. Tuy nhiên, mô hình quản lý hiện nay vẫn còn một số hạn chế, chưa

được cải thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN.
a. Ô nhiễm môi trường do nước thải khu công nghiệp
Tại Hải Dương, trung bình mỗi ngày các KCN thải ra khoảng 8.682 m3/ngày
đêm [1]. Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở
sản xuất trong KCN. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
trước xử lý được thể hiện trong bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành CN trước xử lý
Ngành CN

Chất ô nhiễm chính

Chất ô nhiễm phụ

Chế biến thực phẩm

BOD, COD, pH, SS

Cơ khí

COD, dầu mỡ, SS, CN-, Zn, Pb, Cd
Cr, Ni

-12-

Màu, tổng P, N


Sản xuất hóa chất hữu cơ, pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, COD, phenol, F, silicat,
vô cơ


SO42-, pH

kim loại nặng

Đến nay trong số các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì
mới chỉ có 5/7 KCN đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung là KCN
Nam Sách, KCN Đại An, KCN Tân Trường, KCN Phúc Điền và Phân khu phía Tây
KCN Phú Thái. Nước thải tại các nhà máy, cơ sở trong các KCN hầu hết chỉ được
xử lý sơ bộ rồi thải vào hệ thống thu gom nước thải của các KCN sau đó được xử lý
tập trung trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận. Đối với các KCN chưa có hệ thống xử
lý tập trung, các nhà máy, cơ sở sẽ có trách nhiệm xử lý đạt quy chuẩn cho phép
trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên, việc xử lý nước thải của phần lớn các
nhà máy, cơ sở trong KCN còn chưa triệt để gây ô nhiễm chất lượng nguồn nước
mặt, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt, hoạt động canh tác, sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương năm 2014: Kết quả quan
trắc cho thấy chất lượng nước tại các điểm tiếp nhận nước thải của các KCN bị ô
nhiễm bởi NO2--N, NH4+-N, PO43--P, COD, BOD, TSS và dầu mỡ tùy theo từng
thời điểm quan trắc. Trong đó:
- Ô nhiễm NH4+-N diễn ra phổ biến tại các nguồn tiếp nhận nước thải KCN
(chiếm 100% số điểm quan trắc), mức độ ô nhiễm vượt QCCP từ 1,1 – 12,46 lần.
- Ô nhiễm NO2--N diễn ra phổ biến tại các nguồn tiếp nhận nước thải KCN
(chiếm 75% số điểm quan trắc), mức độ ô nhiễm vượt QCCP từ 1,03 – 5,2 lần.
- Ô nhiễm PO43--P diễn ra phổ biến tại các nguồn tiếp nhận nước thải của các
KCN (chiếm 50% số điểm quan trắc), mức độ ô nhiễm vượt QCCP từ 1,03 – 2,4 lần.
- Ô nhiễm COD, BOD diễn ra phổ biến chiếm lần lượt 37,5% và 12,5%.
- Ô nhiễm TSS, dầu mỡ diễn ra không phổ biến tại các điểm quan trắc, mức độ
ô nhiễm vượt QCCP lần lượt từ 1,1 – 1,34 lần và 1,1 – 3,1 lần.
b. Ô nhiễm môi trường do không khí
Khí thải phát sinh từ các nhà máy, cơ sở trong KCN chủ yếu là do hai nguồn:

quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất ô

-13-


nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn diện). Hiện nay hầu hết các cơ sở mới chỉ khống
chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động
gián tiếp từ khí thải, hầu như không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản
xuất, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng.
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo
từng loại hình công nghệ. Việc xác định tất cả các loại khí ô nhiễm rất khó khăn.
Tuy nhiên có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính, cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm [5]
Loại hình sản xuất công nghiệp
Thành phần khí thải
Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấy hay Bụi, CO, SO2, NO2, CO2, VOCs, muội
máy phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung khói...
cấp hơi, điện, nhiệt cho quá trình SX
Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công Bụi, Clo, SO2...
đoạn cắt, giặt tẩy, sấy
Nhóm ngành SX thực phẩm, đồ uống

Bụi, H2S

Nhóm ngành SX các sản phẩm từ kim Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb trong công
loại

đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi
dung môi hữu cơ đặc thù SO2, NO2...


Nhóm ngành SX các sản phẩm từ nhựa, SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn...
cao su
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh Bụi, H2S, CH4, NH3
dưỡng động vật
Nhóm ngành SX hóa chất như:

Bụi, H2S, NH3, hơi hưu cơ, bụi, hơi hóa
chất đặc thù,... như:

- Ngành SX sơn hoặc có sử dụng sơn

- Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn

- Ngành cơ khí (Công đoạn làm sạch bề - Hơi axit
mặt kim loại)
- Ngành SX hóa nông dược, hóa chất bảo - H2S, NH3, lân hữu cơ, clo hữu cơ...
vệ thực vật, SX phân bón

-14-


Các phương tiện vận tải ra vào các công Khí SO2, CO, NO2, VOCs, bụi…
ty trong KCN
Hiện nay, hầu hết các nhà máy, cơ sở trong các KCN trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đều đã lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất.
Tuy nhiên việc xử lý này mới có một số hiệu quả nhất định. Việc xử lý bụi, khí thải
tại một số nhà máy vẫn chưa đạt hiệu quả, khí thải vẫn vượt quy chuẩn cho phép.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương năm 2014: Kết quả quan
trắc cho thấy, môi trường không khí tại các KCN trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn
tốt, phần lớn các chỉ tiêu quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép. Trong đó: Nồng độ

CO dao động trong khoảng 1,93 – 2,83 mg/m3; Nồng độ NO2 dao động trong
khoảng 0,006 – 0,032 mg/m3; Nồng độ SO2 dao động trong khoảng 0,012 – 0,026
mg/m3; Nồng độ bụi TSP dao động trong khoảng 0,19 – 0,34 mg/m3; Nồng độ bụi
PM10 dao động trong khoảng 0,038 – 0,081 mg/m3. Chỉ có bụi TSP tại một số KCN
là vượt quy chuẩn cho phép như: KCN Phúc Điền, KCN Tân Trường, KCN Lai Vu.
Ô nhiễm do bụi TSP tại các KCN diễn ra không phổ biến với mức độ không cao
vượt QCCP từ 1,07 – 1,13 lần.
c. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
Hoạt động sản xuất tại các nhà máy, cơ sở trong KCN đã phát sinh một lượng
không nhỏ chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn
phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quy mô và công suất của
các DN trong KCN.
Lượng chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương phát sinh khoảng
ước tính khoảng 553,59 tấn/ngày, trong đó chất thải nguy hại phát sinh khoảng
166,08 tấn/ngày (chiếm 30%) [1]. Hầu hết các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh đều chưa có khu vực tập kết, trung chuyển chất thải rắn tập trung.
Phần lớn các nhà máy, cơ sở trong KCN đã thực hiện nghiêm túc việc thu
gom, xử lý rác thải và lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Tuy nhiên
vẫn có cơ sở chưa tiến hành phân loại, không có kho lưu giữ tạm thời theo quy định,

-15-


chất thải nguy hại sau khi thu gom lại đổ lẫn vào cùng chất thải thông thường hoặc
đổ xả ra môi trường.
1.2.3. Đánh giá khái quát hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại các khu công nghiệp
a. Tình hình quản lý môi trường các khu công nghiệp tại Hải Dương
Công tác quản lý môi trường tại các KCN trong những năm gần đây tại Hải
Dương đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số bất cập sau:
- Tỉnh Hải Dương đã ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với

các KCN trên địa bàn tỉnh nhưng trong thời gian qua việc phối hợp quản lý môi
trường giữa các cơ quan chức năng vẫn còn chồng chéo.
- Nhiều dự án đầu tư được thu hút, hay thậm chí đã triển khai hoạt động trong
KCN nhưng không phù hợp ngành nghề và các nội dung có liên quan (đặc biệt về
phương án xử lý chất thải) theo báo cáo ĐTM, đề án BVMT đã được phê duyệt.
- Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường được diễn ra hàng năm với
sự tham gia của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp,
cảnh sát môi trường.
b. Tình hình tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động bảo vệ môi trường
của các dự án trong khu công nghiệp
Hầu hết các dự án đầu tư trong KCN đều chấp hành nghiêm các quy định của
pháp luật, cụ thể như sau:
- Phần lớn các DN khi đi vào hoạt động trong KCN đều thực hiện lập báo cáo
ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường và thực hiện quan trắc
định kỳ theo quy định.
- Đối với công tác thu gom, xử lý chất thải trong KCN:
+ Về thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: Hầu hết các DN trong
KCN đã tự tổ chức phân loại chất thải; ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng
đến thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy
nhiên qua thực tế, hoạt động này đã bộc lộ nhiều trường hợp vi phạm quy định về
BVMT trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải:

-16-


* Các DN chưa thực hiện nghiêm việc phân loại tại nguồn đối với các dạng
chất thải.
* Kho chứa chất thải, chất thải nguy hại còn tạm bợ chưa đạt yêu cầu về lưu
trữ chất thải, chất thải nguy hại.
* Chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm đăng ký về chủ nguồn thải đối với chất

thải nguy hại theo quy định.
+ Về xử lý khí thải: Việc xử lý hơi/khí thải độc hại tại các KCN được thực
hiện theo phương thức tự xử lý cục bộ tại các DN trong KCN.
+ Về thu gom, xử lý nước thải và tiêu thoát nước: Chỉ có một số ít DN đã đầu
tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hầu hết các DN trong KCN mới chỉ tiến hành
xử lý sơ bộ nước thải. Phần lớn nước thải của các DN sau khi xử lý sơ bộ không đạt
QCCP theo cam kết trong báo cáo ĐTM, đề án bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, xử
lý nước thải tại các KCN là vấn đề quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.

-17-


×