Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------o0o----------

TRẦN THỊ TUYẾN

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CƠM DỪA NẠO SẤY
CÔNG TY TNHH PHƢỚC SANG – BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGÔ THỊ NGA

HÀ NỘI – 2013


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ
DỪA TỈNH BẾN TRE ..............................................................................................4
1.1 Giới thiệu về quả dừa và các vấn đề môi trường của ngành sản xuất các sản
phẩm từ quả dừa ..........................................................................................................4
1.1.1 Thành phần của quả dừa và các ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa........4
1.1.2 Các vấn đề môi trường của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa ...............5
1.2 Hiện trạng ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre .....................13
1.2.1 Hiện trạng trồng dừa Bến Tre ..........................................................................13


1.2.2 Hiện trạng sản xuất và chế biến dừa ................................................................15
1.2.3 Hiện trạng tiêu thụ dừa và các sản phẩm dừa của Bến Tre ..............................17
1.3 Chương trình phát triển ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre
đến năm 2020 ............................................................................................................19
1.3.1 Mục tiêu của chương trình ...............................................................................19
1.3.2 Nội dung của chương trình...............................................................................20
1.4 Tình hình áp dụng SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh
Bến Tre ......................................................................................................................23
1.4.1 Một số hoạt động SXSH trong thời gian qua ...................................................23
1.4.2 Đánh giá kết quả đạt được trong thời gian qua tại Bến Tre .............................25
CHƢƠNG II: SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN .............28
2.1 Các cách tiếp cận trong quản lý môi trường .......................................................28
2.1.1 Các cách tiếp cận trong quản lý mơi trường ....................................................28
2.1.2 Lợi ích của SXSH ...........................................................................................32
2.2 Các cách tiếp cận về SXSH/Giảm thiểu chất thải ...............................................32
2.2.1 Sự thay đổi về kết quả thực hiện các bước kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm.........32
2.2.2 Các kỹ thuật SXSH ..........................................................................................33


2.3 Phương pháp kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE ..............................33
2.3.1 Lý do lựa chọn phương pháp DESIRE ............................................................33
2.3.2 Phương pháp kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE ...........................34
CHƢƠNG III: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SXSH
TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT CƠM DỪA NẠO SẤY – CÔNG TY TNHH
PHƢỚC SANG ........................................................................................................38
3.1 Giới thiệu về Công ty và hiện trạng môi trường trước khi đánh giá SXSH .......38
3.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Phước sang .......................................................38
3.1.2 Các thiết bị, máy móc chính của Nhà máy ......................................................38
3.1.3 Các thơng tin về sản xuất, kinh doanh .............................................................39
3.1.4 Hiện trạng môi trường của Nhà máy................................................................40

3.2 Thực hiện đánh giá SXSH tại Cơng ty ................................................................45
3.2.1 Bắt đầu .............................................................................................................45
3.2.2 Phân tích các bước công nghệ ..........................................................................48
3.2.3 Đề xuất các cơ hội SXSH .................................................................................52
3.2.4 Lựa chọn các giải pháp SXSH .........................................................................59
CHƢƠNG IV: NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG
NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ DỪA BẾN TRE .................79
4.1 Cơ hội tiềm năng SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa Bến Tre
...................................................................................................................................79
4.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng SXSH vào ngành ngành sản
xuất các sản phẩm từ quả dừa Bến Tre .....................................................................81
4.2.1 Thuận lợi ..........................................................................................................81
4.2.2 Khó khăn, hạn chế ............................................................................................82
4.3 Một số giải pháp thúc đẩy SXSH trong ngành ngành sản xuất các sản phẩm từ
quả dừa Bến Tre thời gian tới ...................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Nhà máy
chế biến cơm dừa nạo sấy – Công ty TNHH Phước Sang – Bến Tre” do PGS.TS
Ngô Thị Nga hướng dẫn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đều được chỉ rõ
nguồn gốc, đã được công bố theo đúng quy định hoặc đã được sự cho phép của các
tác giả. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn không giống với bất cứ luận văn nào
trước đây.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2013

NGƢỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Tuyến

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngơ Thị Nga đã tận tình hướng
dẫn tơi hồn thành luận văn này. Xin cảm ơn các thầy cô trong Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ,
dạy dỗ, tạo điều kiện và đóng góp nhiều ý kiến cũng như kinh nghiệm trong thời
gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công
nghiệp Bến Tre và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Phước Sang đã tạo điều kiện cho
tơi điều tra, khảo sát để có dữ liệu viết luận văn.
Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến đồng nghiệp trong Trung tâm Kỹ thuật Môi
trường – Công ty Cổ phần Thiết kế Cơng nghiệp Hóa chất đã tạo điều kiện cho tơi
trong q trình học tập và có những ý kiến góp ý giúp tơi hồn thiện luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên, cổ vũ,
tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng đế hồn thiện luận văn, tuy nhiên, khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích. Xin chân
thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2013

HỌC VIÊN

Trần Thị Tuyến

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-

APCC

: Cộng đồng Dừa Châu Á – Thái Bình Dương

-

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

-

BTNMT

:Bộ Tài ngun và Mơi trường

-


COD

: Nhu cầu oxy hóa học

-

CPI

: Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

-

DESIRE

: Mô hình trình diễn giảm thiểu chất thải trong các ngành
cơng nghiệp vừa và nhỏ

-

DN

: Doanh nghiệp

-

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân


-

EU

: Liên minh Châu Âu

-

HT

: Hệ thống

-

ISO 14000

: Tiêu chuẩn về quản lý môi trường

-

KH

: Kế hoạch

-

LHQ

: Liên hợp quốc


-

NSCL

: Năng suất chất lượng

-

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

-

QĐ-BYT

: Quyết định – Bộ Y tế

-

SCN

: Sở Công nghiệp

-

SS

: Chất rắn lơ lửng


-

SXSH

: Sản xuất sạch hơn

-

TCMN

: Thủ công mỹ nghệ

-

TKNL

: Tiết kiệm năng lượng

-

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

-

TTKC&TVPTCN : Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp

-


UBND

: Ủy ban nhân dân

-

UNEP

: Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc

-

UNIDO

: Tổ chức Công nghiệp Liên hợp quốc

-

USD

: Đôla Mỹ
iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Chất lượng nước thải các doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa .......................6
Bảng 1.2 Chất lượng mơi trường khí các doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa ..............6
Bảng 1.3 Chất lượng nước thải tại công đoạn tách và ép sản phẩm thạch dừa .......7
Bảng 1.4 Tính tốn tải lượng ơ nhiễm khơng khí do đốt gáo dừa ...........................8
Bảng 1.5 Chất lượng nước thải sản xuất chỉ xơ dừa................................................9

Bảng 1.6 Chất lượng khơng khí trong xưởng sản xuất ..........................................10
Bảng 1.7 Chất lượng nước thải nhà máy cơm dừa nạo sấy ...................................11
Bảng 1.8 Kết quả đo đạc khí thải lị hơi đốt trấu ...................................................11
Bảng 1.9 Tình hình ơ nhiễm mơi trường khơng khí gần khu vực sản xuất (huyện
Mỏ Cày) .................................................................................................................12
Bảng 1.10 Diện tích và sản lượng dừa Bến Tre qua các năm................................14
Bảng 1.11 Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa tỉnh Bến Tre từ 2007
– 2011 ....................................................................................................................18
Bảng 3.1 Danh mục các thiết bị, máy móc chính của Nhà máy ............................39
Bảng 3.2 Sản lượng, tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng đầu vào năm 2012 .......40
Bảng 3.3 Định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cho 01 tấn sản phẩm.........40
Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý ...................44
Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng khí thải ....................................................45
tại ống khói thốt khí thải lị hơi ............................................................................45
Bảng 3.6 Danh sách đội SXSH ..............................................................................46
Bảng 3.7 So sánh mức độ tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng đầu vào ...................47
Bảng 3.8 Cân bằng vật liệu (tính cho 1.000kg thành phẩm) .................................49
Bảng 3.9 Định giá dịng thải (tính cho 1.000kg thành phẩm) ...............................50
Bảng 3.10 Phân tích các nguyên nhân gây ra chất thải .........................................51
Bảng 3.11 Các cơ hội SXSH đề xuất .....................................................................52
Bảng 3.12 Phân loại khả năng thực hiện cơ hội SXSH .........................................56
Bảng 3.13 Kết quả sàng lọc các cơ hội SXSH ......................................................59
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp SXSH.....60
iv


Bảng 3.15 Đánh giá tính khả thi kinh tế các giải pháp SXSH ...............................70
Bảng 3.16 Phân tích tính khả thi về mặt môi trường .............................................72
Bảng 3.17 Kết quả lựa chọn các giải pháp SXSH .................................................76


v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Hình ảnh quả dừa và các thành phần của nó ................................................4
Hình 1.2 Thành phần và các sản phẩm từ quả dừa .....................................................5
Hình 1.3 Diện tích trồng dừa Bến Tre qua các năm .................................................14
Hình 1.4 Sản lượng dừa Bến Tre qua các năm .........................................................14
Hình 1.5 Giá trị kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bến Tre từ 2007 - 2011 .........................18
Hình 2.1 Sơ đồ tổng qt một q trình sản xuất cơng nghiệp .................................28
Hình 2.2 Lịch sử tiếp cận SXSH ...............................................................................30
Hình 2.3 Sơ đồ các cách tiếp cận trong quản lý mơi trường .....................................31
Hình 2.5 Các cách thực hiện giảm thiểu ơ nhiễm .....................................................32
Hình 2.6 Sơ đồ các kỹ thuật sản xuất sạch hơn.........................................................33
Hình 2.7 Sơ đồ thực hiện kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE .................36
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý nước thải sản xuất..................................42
Hình 3.2 Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý khí thải ...................................................43
Hình 3.3 Sơ đồ cơng nghệ sản xuất cơm dừa nạo sấy kèm dịng thải.......................48
Hình 3.4 Tỷ lệ các nhóm giải pháp SXSH đề xuất ...................................................59

vi


MỞ ĐẦU
Trước đây, lối suy nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường
vẫn tập trung sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý
đến nguồn gốc phát sinh của chúng. Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng
tăng nhưng ô nhiễm ngày càng nặng gây nên những hậu quả nặng nề về mặt kinh tế
và mất uy tín trên thị trường cho các doanh nghiệp. Vì vậy mà, các doanh nghiệp
ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH.

Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “Tun ngơn Quốc
tế về sản xuất sạch hơn” (International Declaration on Cleaner Production) của
UNEP. Ngày 22 tháng 9 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường Chu Tuấn Nhạ thay mặt Chính phủ Việt Nam đã ký vào “Tun ngơn Quốc
tế về Sản xuất sạch hơn” [20].
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò cấp thiết của SXSH trong cơng
nghiệp, ngày 07 tháng 9 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
1419/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm
2020”. Quyết định này đã nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể và những dự án mà
các Bộ, ngành địa phương cần phải làm để thúc đấy các doanh nghiệp mở rộng
SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và
cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và đảm bảo phát triển bền
vững [9].
“Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 1216/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 09 năm 2012 có nội dung “Khuyến khích áp dụng áp dụng mơ hình
quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất
thải, đánh giá vịng đời sản phẩm, các mơ hình quản lý mơi trường tiên tiến trong
sản xuất, kinh doanh” [10].
Cây dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phân bố ở 200
Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha (APCC, 2005), trong đó, trên
1


80% diện tích trồng dừa thuộc các nước Đơng Nam Á và Nam Á. Quốc gia trồng
nhiều dừa nhất là Indonesia với diện tích 3,8 triệu ha, kế đến là Philippin với 3,1
triệu ha và xếp thứ ba là Ấn Độ với 1,84 triệu ha [4].
Ở Việt Nam, cây dừa được trồng từ rất lâu đời ở khắp các miền nhưng tập trung
chủ yếu với miền Nam đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Duyên

hải Nam Trung Bộ. Theo số liệu thống kê của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng
nghiệp thì tổng diện tích trồng dừa của nước ta năm 2008 là 135.000 ha. Trong đó,
Bến Tre là tỉnh đứng đầu về diện tích trồng dừa với diện tích 50.640 ha (tính đến
tháng 9/2010) [5].
Cùng với sự phát triển, gia tăng về diện tích và sản lượng dừa thì ngành sản xuất
các sản phẩm từ quả dừa trong đó có ngành sản xuất cơm dừa nạo sấy cũng ngày
càng được quan tâm phát triển. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến các sản phẩm từ quả
dừa nói chung và các cơ sở chế biến cơm dừa nạo sấy nói riêng ở Bến Tre cũng như
trên cả nước chủ yếu là các cơ sở sản xuất thủ công, nhỏ lẻ và đang gây ra nhiều tác
động xấu tới mơi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn phát sinh trong quá
trình sản xuất.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Nhà
máy chế biến cơm dừa nạo sấy – Công ty TNHH Phước Sang – Bến Tre” được lựa
chọn sẽ đưa ra các giải pháp SXSH nhằm góp phần giúp cơ sở sản xuất các sản
phẩm từ quả dừa giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý mơi trường, cải thiện
hiện trạng mơi trường.
Mục đích nghiên cứu:
-

Nghiên cứu tình hình phát triển, tình hình áp dụng SXSH trong ngành sản xuất
các sản phẩm từ quả dừa ở Bến Tre.

-

Đánh giá SXSH cho một doanh nghiệp điển hình sản xuất cơm dừa nạo sấy –
Cơng ty TNHH Phước Sang. Trên cơ sở đánh giá, đưa ra các giải pháp SXSH
phù hợp cho Nhà máy.

-


Nghiên cứu tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả
dừa ở Bến Tre.
2


Nội dung của đề tài:
-

Tổng quan ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre.

-

Phương pháp luận về SXSH.

-

Nghiên cứu, đánh giá khả năng áp dụng SXSH tại Nhà máy sản xuất cơm dừa
nạo sấy – Công TNHH Phước Sang.

-

Nghiên cứu tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả
dừa ở Bến Tre.
Phương pháp thực hiện:

-

Phương pháp điều tra

-


Phương pháp thu thập số liệu

-

Phương pháp xử lý số liệu

-

Phương pháp tổng hợp so sánh

-

Phương pháp đánh giá

-

Phương pháp chuyên gia

3


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ DỪA
TỈNH BẾN TRE
1.1 Giới thiệu về quả dừa và các vấn đề môi trƣờng của ngành sản xuất các sản
phẩm từ quả dừa [5]
1.1.1 Thành phần của quả dừa và các ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa
Quả dừa có khối lượng trung bình 1,2kg/quả, bao gồm lớp vỏ xơ bên ngoài sau
đến lớp vỏ cứng (gáo dừa), tiếp theo là lớp vỏ nâu bao quanh lớp cơm dừa và nước

dừa. Tỷ lệ các thành phần trong quả dừa được tính bằng phần trăm khối lượng như
sau:
-

Xơ dừa: 35%

- Cơm dừa: 28%

-

Gáo dừa: 12%

- Nước dừa: 25%

Hình 1.1 Hình ảnh quả dừa và các thành phần của nó
Các thành phần này của quả dừa được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản
xuất ra các loại sản phẩm khác nhau, hình thành một chuỗi sản phẩm có giá trị cao
trong thị trường trong và ngoài nước
Các sản phẩm điển hình gồm có:
-

Kẹo, bánh được chế biến từ nước cốt dừa do ép cơm dừa

-

Thạch dừa từ nước dừa

-

Cơm dừa nạo sấy được chế biến từ cơm dừa tươi


-

Chỉ dừa để tết thừng, làm thảm, đệm,... được làm từ xơ dừa
4


-

Than thiêu kết, than hoạt tính hoặc các mặt hành thủ công, mỹ nghệ được sản
xuất từ gáo dừa.
Thành phần và sản phẩm từ quả dừa đợc mơ tả tóm tắt trên hình 1.2.

Quả dừa

Vỏ dừa
Xơ dừa

Nước dừa

Gáo dừa

Vỏ nâu

Thạch dừa

Cơm dừa
Nước cốt
dừa


Chỉ dừa

Chỉ

Mụn dừa

Than thiêu kết

Nước

Than họat tính

giải khát

Cơm dừa
sấy khơ

Đất sạch
Hàng thủ cơng,

Đệm

Than

Thảm

Phân hữu

Dầu dừa


mỹ nghệ

Kẹo, bánh


Hình 1.2 Thành phần và các sản phẩm từ quả dừa
1.1.2 Các vấn đề môi trường của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa


Ngành sản xuất kẹo dừa

-

Nước thải:
Lượng nước thải phụ thuộc vào lượng nước sử dụng trong sản xuất. Nước sản

xuất được sử dụng nhiều nhất ở công đoạn rửa nguyên liệu cơm dừa, sau đó là nước
vệ sinh nhà xưởng và thiết bị, dụng cụ sau mỗi ca sản xuất. Thông thường lượng
nước thải của nhà máy sản xuất kẹo dừa vào khoảng 2 – 3 m3/tấn sản phẩm.
Ngồi ra nước thải cịn bao gồm nước thải sinh hoạt. Lượng nước thải sinh hoạt
khoảng 50 - 70 lít /01 người ngày; nhưng với đặc điểm ngành sản xuất kẹo dừa sử
5


dụng một lượng lớn nhân công (đặc biệt thường là nhân cơng nữ) trong q trình
sản xuất đặc biệt là khâu bao gói kẹo bằng tay nên lượng nước thải sinh hoạt cũng
khá lớn.
Kết quả phân tích nước thải tại một trong những doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa
ở Việt Nam
Bảng 1.1 Chất lƣợng nƣớc thải các doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa

Thông số

TT

Đơn vị

Kết quả

QCVN 40:2011/BTNMT,
cột B

1

pH

-

5,13

5,5 – 9

2

SS

mg/l

228

100


3

COD

mg/l

2.180

150

4

BOD

mg/l

857

50

5

Coliforms

MPN/100ml

5,8 x 105

5.000


-

Khí thải:
Các nhà máy kẹo thường sử dụng củi làm nhiên liệu đốt cấp nhiệt cho hệ thống

nấu và cô đặc dung dịch sữa dừa. Lượng củi sử dụng khá lớn nên khí thải của cơng
ty là khói và bụi của quá trình đốt củi. Các số liệu phân tích cụ thể về mơi trường
khơng khí của một trong những công ty sản xuất kẹo dừa như sau:
Bảng 1.2 Chất lƣợng mơi trƣờng khí các doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa
Thông số

TT

-

1

Nhiệt độ

2

Đơn vị
0

Kết quả

QCVN 19:2009/BTNMT,
cột B


C

135

-

CO2

mg/Nm3

586

-

3

CO

mg/Nm3

4.500

1.000

4

SO2

mg/Nm3


2.360

500

Chất thải rắn:
Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu bao gồm: bã cơm dừa

được gom lại bán làm thức ăn gia súc. Lượng bã cơm dừa chiếm 20 - 25% lượng
cơm dừa tươi.
6


Các chất rắn khác như bao bì, vỏ kẹo hỏng… thường được thu gom như rác thải
sinh hoạt.
 Ngành sản xuất thạch dừa
Nước thải:

-

Nước thải sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ các hoạt động vệ sinh của công nhân
viên tại cơ sở. Thành phần chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ phân hủy. thông
thường nước thải sinh hoạt được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải riêng
bằng bể tự hoại
Nước thải sản xuất: phát sinh từ công đoạn tách và ép sản phẩm thạch dừa với
lưu lượng khoảng 3m3/mẻ (một mẻ là 6m3 nước dừa). Nước thải có thành phần ơ
nhiễm chủ yếu là BOD, COD, SS và pH thấp.
Bảng 1.3 Chất lƣợng nƣớc thải tại công đoạn tách và ép sản phẩm thạch dừa
Thông số

TT


Đơn vị

Kết quả

QCVN 40:2011/BTNMT,
cột B

1

pH

-

2,98

5,5 – 9

2

SS

mg/l

990

100

3


COD

mg/l

23.400

150

4

BOD

mg/l

16.200

50

5

Tổng Nitơ

mg/l

1.740

40

6


Tổng Phốtpho

mg/l

64

6

Ngồi ra, nước thải cịn chiếm một lượng lớn từ quá trình vệ sinh dụng cụ, các
nồi nấu và nhà xưởng, lưu lượng thải ước tính khoảng 30m3/mẻ (một mẻ là 6m3
nước dừa) với các thành phần chủ yếu là: BOD, COD, SS, chlorine dư, chất tẩy
rửa... Tuy nhiên, mức ô nhiễm tương đối thấp.
-

Khí thải:
Nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu trong cơ sở sản xuất thạch dừa là khói thải từ

lị nấu nước dừa. Nhiên liệu nấu thưởng sử dụng là gáo dừa. Thành phần khí thải
chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx. Một cơ sở sản xuất thạch dừa sử dụng gáo dừa làm

7


nhiên liệu với lượng khoảng 4.200 kg/tháng thì tải lượng ô nhiễm thải vào môi
trường ước tính như sau:
Bảng 1.4 Tính tốn tải lƣợng ơ nhiễm khơng khí do đốt gáo dừa
TT

-


Chất gây ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm

Tải lƣợng ô nhiễm

(g/tấn nhiên liệu)

(kg/năm)

1

Bụi tro

15.000

756

2

CO

12.000

605

3

NOx


6.000

302

4

Hydrocarbon

350

17,64

Chất thải rắn:
Rác thải sinh hoạt: bao gồm rác thải sinh hoạt. Ở các cơ sở nhỏ với khoảng 10 –

20 lao động/cơ sở thì rác thải có khối lượng bé khơng đáng kể.
Chất thải rắn sản xuất: chủ yếu phát sinh từ các nguồn thải do thải bỏ giấy báo
bọc khay thạch dừa trong quá trình lên men và thạch giống sau khi châm giống. Hầu
hết các loại chất thải rắn sản xuất của các cơ sở này đều được thu gom bán cho các
nhu cầu khác. Các loại chất thải rắn khác không tận dụng được và chất thải rắn sinh
hoạt được thu gom và xử lý mỗi ngày bởi Công ty Môi trường công ích trong khu
vực.
 Ngành sản xuất chỉ xơ dừa:
-

Nước thải:
Nước thải sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ các hoạt động vệ sinh của công nhân

viên tại nhà máy. Thành phần chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ phân hủy.
Nước thải sinh hoạt được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải riêng bằng bể tự

hoại.
Nước thải sản xuất: nước thải sản xuất tại các cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa có đặc
điểm là phát sinh gián đoạn và được chia thành hai dòng thải:
Dịng thải 1: trong cơng đoạn ngâm vỏ dừa, nước được tưới lên vỏ dừa, phần
nước không ngấm vào vỏ dừa sẽ qua các khe giữa các vỏ dừa, chảy xuống nền,
được thu gom theo các rãnh dẫn nước thải và chảy tràn ra ngoài.
8


Dịng thải 2: trong cơng đoạn ngâm vỏ dừa, sau khi tưới, vỏ dừa sẽ được để
ngấm nước từ 1 đến 2 ngày. Lượng nước rỉ ra từ vỏ dừa lúc này chứa nhiều dịch
đen, có hàm lượng COD cao.
Lượng nước trên nếu khơng được xử lý có nguy cơ gây ơ nhiễm nguồn nước
mặt. Vì vậy, các cơ sở sản xuất cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Kết quả phân tích nước thải tại một trong những doanh nghiệp sản xuất ở Việt
Nam.
Bảng 1.5 Chất lƣợng nƣớc thải sản xuất chỉ xơ dừa
Kết quả
TT

-

Thông số

Đơn vị

QCVN

Khu vực


Khu vực

40:2011/BTNMT,

ép vỏ

ngâm vỏ

cột B

1

pH

-

6,17

6,21

5,5 – 9

2

SS

mg/l

267


119

100

3

COD

mg/l

786

415

150

4

Lưu lượng

8m3/ngày

-

Khí thải:
Khí thải của các cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa bao gồm:
Nguồn phát sinh khí thải, gây tác động tới khu vực bên ngồi nhà máy: khói thải

từ q trình đốt củi/trấu cung cấp nhiệt cho lị sấy, theo ống khói lị sấy, phát tán
vào mơi trường. Thành phần khói thải chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx và có nhiệt độ

cao, gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà máy: nguồn ơ nhiễm khơng khí chủ yếu
là bụi mụn dừa từ các công đoạn đập và tước trong q trình sản xuất chỉ rối, cơng
đoạn bung xơ và rắc xơ trong quá trình sản xuất tấm băng dừa, q trình sản xuất
mụn block và từ cơng đoạn phơi mụn dừa. Hàm lượng bụi mụn dừa cao nhất tại
phân xưởng sản xuất mụn block.
Ngoài ra một số cơ sở sản xuất tấm băng dừa có sử dụng keo dính latex sẽ có
cịn phát sinh mùi keo latex và hơi keo latex. Tuy hàm lượng latex chỉ cao trong
thời gian rất ngắn (do bị phát tán tự nhiên vào môi trường), nhưng do thành phần
9


keo latex chủ yếu là mủ cao su, lưu huỳnh, NH3 gây mùi khó chịu và độc cho người
tiếp xúc. Vì vậy nên có giải pháp phù hợp cho cơng đoạn sản xuất này.
Dưới đây là kết quả phân tích mơi trường khí của một cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa
tại Bến Tre.
Bảng 1.6 Chất lƣợng khơng khí trong xƣởng sản xuất
TT Thơng số Đơn vị Vị trí lấy mẫu Kết quả TCVS 3733/2002/QĐ-BYT
1

2

-

Nhiệt độ
Bụi

0

C


Khu lò sấy

31,8

Khu sấy mụn

4,71

mg/m3 Khu ép mụn

9,26

Khu sân trống

0,86

32

8

3

NH3

mg/m3 Khu phun keo

0,32

25


4

SO2

mg/m3 Khu phun keo

0,26

40

Chất thải rắn:
Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu bao gồm: mụn dừa, xơ dừa

phát sinh chủ yếu ở công đoạn sản xuất mụn block, công đoạn cắt biên tấm băng
dừa và công đoạn cắt sản phẩm định hình. Lượng mụn dừa sinh ra gấp khoảng 1,5
đến 2 lần lượng chỉ, hiện nay được coi như nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất
mụn block xuất khẩu hay sản xuất đất sạch, phân bón cây cảnh...
 Ngành sản xuất cơm dừa nạo sấy:
-

Nước thải:
Nước thải sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ hoạt động vệ sinh của công nhân viên

tại nhà máy. Thành phần chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ phân hủy. Nước
thải sinh hoạt được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải riêng bằng bể tự hoại.
Nước thải sản xuất: phát sinh từ các khu vực của phân xưởng chế biến với thành
phần chủ yếu là BOD, COD, SS, chlorine dư, dầu mỡ, coliform... Chất lượng cửa
nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong sản xuất.
Kết quả phân tích nước thải tại một cơ sở sản xuất ở Việt Nam được trình bày

trong bảng 1.7.

10


Bảng 1.7 Chất lƣợng nƣớc thải nhà máy cơm dừa nạo sấy
Chỉ tiêu

STT

-

Kết quả

QCVN 40:2011/BTNMT,

phân tích

cột A

-

4,34

5,5 - 9

Đơn vị

1


pH

2

COD

mg/l

870

150

3

BOD5(200C)

mg/l

615

50

4

Tổng N

mg/l

8,62


40

5

Tổng P

mg/l

4,75

6

Khí thải:
Các cơ sở sản xuất cơm dừa nạo sấy thường sử dụng lò hơi đốt trấu sản xuất hơi

phục vụ các nhu cầu nhiệt trong nhà máy. Vì vậy, nguồn ơ nhiễm khơng khí chủ yếu
trong nhà máy là khói thải phát sinh từ họat động đốt trấu vận hành lò hơi. Thành
phần chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx. Kết quả đo đạc khí thải lị hơi của một nhà máy
sản xuất cơm dừa nạo sấy tại Bến Tre được trình bày trong bảng 1.8.
Bảng 1.8 Kết quả đo đạc khí thải lị hơi đốt trấu
Thơng số

TT

-

Kết quả

1


SO2

250ppm

2

NOx

150ppm

3

CO

700ppm

4

CO2

10%

Chất thải rắn:
Chất thải rắn sinh ra trong một nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy chủ yếu bao

gồm:
Rác thải sinh hoạt: bao gồm rác thải từ các văn phòng làm việc của nhân viên
như giấy vụn, giấy photo,… rác thải sinh hoạt từ khu nhà ăn.
Chất thải rắn sản xuất: phát sinh chủ yếu là lớp vỏ lụa nâu bao quanh nhân cơm
dừa và những phần cơm dừa thối hỏng bị gọt bỏ, cơm dừa vụn từ các khâu chế biến;

các chất thải này được thu gom, phơi khô và bán cho các cơ sở sản xuất dầu dừa.
Tro trấu thải từ lò hơi, được bán làm phân bón.
11


Các loai chất thải rắn khác không tận dụng được và chất thải sinh hoạt được thu
gom và xử lý mỗi ngày bởi Cơng ty Mơi trường cơng ích trong khu vực.
 Ngành sản xuất than dừa thiêu kết
Nước thải:

-

Nước thải sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ các hoạt động vệ sinh của công nhân
viên tại cơ sở sản xuất. Thường lượng nước này ít và đặc tính ơ nhiễm không cao và
được thải trực tiếp ra môi trường.
Nước thải sản xuất phát sinh tại khâu sàng nước để tách bụi than khỏi than thành
phẩm. Thêm vào đó có một lượng nước dùng xử lý khói thải bằng các phương pháp
sục khói lị thiêu kết qua bể nước; do đó nƣớc này sẽ có lẫn dầu dừa và các chất ô
nhiễm khác. Định kỳ nước sản xuất được thải trực tiếp ra mơi trường khơng qua xử
lý nên có nguy cơ gây ơ nhiễm nước mặt cao.
-

Khí thải:
Khí thải của các cơ sở than thiêu kết là các loại khí phát sinh trong q trình

thiêu kết gáo dừa bao gồm thành phần chủ yếu là CO2, CO, THC, nhủ dầu và bụi tro
bay.
Ngồi ra cịn có một nguồn ơ nhiễm rất lớn khác là bụi phát sinh trong khâu
nghiền và sàng than. Thêm vào đó do than phơi tự nhiên nên phát sinh nhiều bụi khi
có gió.

Bảng 1.9 Tình hình ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí gần khu vực sản xuất
(huyện Mỏ Cày)
Các chỉ

Đơn vị

tiêu

Vị trí lấy mẫu

TCVS 3733/2002/QĐ-

M1

M2

M3

M4

BYT

Bụi tổng

mg/m3

0,24

2,47


3,38

3,38

8

NO2

mg/m3

0,111

0,172

0,037

0,250

10

SO2

mg/m3

0,009

0,266

0,021


0,194

10

CO2

mg/m3

0,2

7,1

0,5

9,5

40

Pb

mg/m3

KPH

0,014

KHP

0,017


-

-

Chất thải rắn:
12


Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu bao gồm: mụn dừa, xơ dừa
phát sinh chủ yếu ở công đoạn sơ chế nguyên liệu. Lượng chất thải này khá nhỏ và
được thu hồi bán.
Các chất thải rắn khác như vỏ bao bì hỏng, than bụi quá mịn, rác thải... được đổ
bỏ xung quanh khu vực sản xuất.
1.2 Hiện trạng ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre
1.2.1 Hiện trạng trồng dừa Bến Tre
Bến Tre là tỉnh có quy mơ dừa lớn nhất cả nước và được trồng tập trung thành
vùng nguyên liệu lớn cho ngành chế biến các sản phẩm dừa. Trước năm 2005, diện
tích dừa ổn định trong khoảng 37.000 – 38.000 ha. Sau năm 2005, diện tích dừa
tăng nhanh đột biến và đạt đến 55.870 ha vào năm 2011 (chiếm 31,14% diện tích
đất nơng nghiệp của tỉnh) với sản lượng hơn 428 triệu trái/năm. Với 163.082 hộ
trồng dừa từ 0,5 đến 1 ha và 8.466 hộ trồng trên 1 ha. Diện tích trồng xen cũng cịn
rất thấp, do vậy, khi giá trái dừa biến động đã ảnh hướng lớn đến thu nhập của
người trồng dừa [12].
Khoảng 12,5% diện tích dừa Bến Tre trồng các giống dừa thuộc nhóm cho trái
tươi (dừa uống nước) phổ biến như các giống Xiêm xanh, Xiêm vàng, Xiêm đỏ,
Xiêm lục, dừa Tam Quan, dừa Dứa. Khoảng 87,5% diện tích cịn lại trồng các giống
dừa cho chế biến cơng nghiệp hoặc đa dụng như nhóm dừa Ta (Ta xanh, Ta vàng,
Ta đỏ), dừa Dâu (Dâu xanh, Dâu vàng, Dâu đỏ), giống lai PB121, JVA 2, và giống
lai khác. Các vùng trồng dừa tươi phân bố xen kẽ với vùng dừa chế biến công
nghiệp, và ở huyện nào cũng có [12].

Năng suất dừa Bến Tre thuộc vào nhóm cao 9.703 trái/ha/năm, cao hơn so với
năng suất dừa Ấn Độ và Sri Lanka. Sản lượng gia tăng khá nhanh, năm 2011 đạt
428 triệu trái dừa [12].

13


Bảng 1.10 Diện tích và sản lƣợng dừa Bến Tre qua các năm [8]
Năm
Diện

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

tích

37.595

41.692


44.423

47.569

49.920

51.560 55.870

lượng

258,8

271,5

297,4

353,2

391,9

(ha)
Sản

420,2

(tr.trái)

Hình 1.3 Diện tích trồng dừa Bến Tre qua các năm


Hình 1.4 Sản lƣợng dừa Bến Tre qua các năm
14

428


Về ứng dụng kỹ thuật, chủ yếu là bón phân, bồi bùn hàng năm; việc chọn giống
và ứng dụng các kỹ thuật khác vẫn còn hạn chế. Thành quả đáng chú ý nhất là ứng
dụng công nghệ sinh học (ong ký sinh) phòng trừ bọ cánh và phát triển các loại hình
canh tác tổng hợp trong vườn dừa (dừa xen ca cao, chanh, cây có múi, măng cụt,
ni tơm cá trong mương dừa)… [12].
Khẳng định vị trí vai trị quan trọng của cây dừa và ngành sản xuất các sản
phẩm từ quả dừa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bến Tre trong hiện tại và tương
lai, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp để hổ trợ người trồng dừa,
ngành nơng nghiệp cũng đã có những chương trình, dự án, mơ hình,… nhằm tăng
thu nhập trên diện tích trồng dừa, từ đó làm cơ sở phát triển ngành sản xuất các sản
phẩm từ quả dừa theo hướng bền vững.
Xét về triển vọng phát triển, Bến Tre vẫn còn quỹ đất tiềm năng để phát triển
vùng chuyên canh dừa trên nền đất chuyển đổi từ cây trồng khác, ví dụ như đất
trồng mía, trồng lúa năng suất thấp hoặc đất lúa nhỏ lẻ. Quỹ đất tiềm năng có khơng
dưới 10 ngàn ha. Về năng suất, Bến Tre vẫn có khả năng nâng cao năng suất dừa từ
20-30% trên diện rộng nếu được đầu tư trồng mới với các giống dừa có năng suất
cao, có áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân và bảo vệ thực vật tốt.
1.2.2 Hiện trạng sản xuất và chế biến dừa [12]
Ngành công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre tuy mới hình thành khơng lâu,
nhưng đã có sự phát triển nhanh khá chắc chắn và phong phú về mặt hàng. Công
nghiệp chế biến dừa đã tiêu thụ 85,74% tổng lượng dừa thu hoạch trên địa bàn tỉnh
và chiếm tỷ trọng khá lớn so với ngành công nghiệp chế biến, được xem là ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Theo số liệu tổng họp thống kê và điều tra thực trạng
ngành chế biến dừa giai đoạn 2005-2010 và năm 2011 như sau:

-

Số lượng doanh nghiệp và cơ sở chế biến dừa trong những năm qua tăng nhanh
đáng kể, từ 1.399 cơ sở và doanh nghiệp năm 2005, lên hơn 1.600 đơn vị năm
2011, giai đoạn 2005 - 2010 tăng bình quân 13,68%/năm chiếm 12,96% số cơ sở
ngành công nghiệp chế biến.
15


-

Lao động tham gia trong các doanh nghiệp và cơ sở chế biến dừa của tỉnh ngày
càng gia tăng, giai đoạn 2005-2010 tăng bình quân 7,51%/năm. Từ 15.414 người
năm 2005, lên 22.142 người năm 2010, chiếm 36,01% tổng lao động của ngành
công nghiệp chế biến.

-

Sản phẩm của ngành chế biến dừa. Từ nguyên liệu của cây dừa Bến Tre hiện nay
đã sản xuất được 29 loại sản phẩm. Phần lớn các sản phẩm của ngành chế biến
dừa có giá trị gia tăng cao: cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, than hoạt tính, các sản
phẩm từ chỉ xơ dừa, thạch dừa

-

Giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến dừa tăng đều và giữ vững tỷ trọng
cao trong cơ cấu chung của ngành công nghiệp tỉnh Bến Tre. Năm 2006 giá trị
sản xuất ngành chế biến dừa là 480 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,91% trong tổng
giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, đến năm 2010 giá trị sản xuất các sản
phẩm từ dừa 820 tỷ đồng, chiếm 24,58% so với giá trị sản xuất của tồn ngành

cơng nghiệp, tăng trưởng bình quân 13,52%/năm (giá cố định 1994).

-

Các sản phẩm dừa chủ yếu được sản xuất từ trái dừa. Có thể chia thành 04 nhóm
chính:

+ Nhóm 1, các sản phẩm được chế biến từ vỏ dừa, bao gồm xơ dừa và mụn dừa. Từ
xơ dừa sản xuất ra chỉ xơ dừa, thảm xơ dừa, đệm xơ dừa, dây thừng và lưới xơ dừa.
Mụn dừa được làm khô (phơi hoặc sấy) và gia cơng ép bánh với nhiều kích cỡ khác
nhau (làm giảm thể tích phục vụ vận chuyển).
+ Nhóm 2, các sản phẩm được chế biến từ gáo dừa. Gáo dừa được sản xuất thành
than thiêu kết, sau đó được xay nghiền với nhiều kích cỡ khác nhau và xuất khẩu.
Một phần nhỏ gáo dừa được sản xuất thành các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ.
+ Nhóm 3, các sản phẩm được chế biến từ cơm dừa, như là: cơm dừa nạo sấy, dầu
dừa, sữa dừa (số lượng ít), bột sữa dừa (số lượng ít) và một phần được dùng để chế
biến bánh kẹo.
+ Nhóm 4, các sản phẩm được chế biến từ nước dừa, như là: thạch dừa thơ, thành
dừa thành phẩm, thạch dừa dưỡng da (ít) và một phần nhỏ sản xuất nước màu dừa.
16


×