Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý bùn đỏ từ quá trình sản xuất alumina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------NGÔ HÔNG NGHĨA

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐỂ ĐÁNH
GIÁ GIẢI PHÁP XỬ LÝ BÙN ĐỎ TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ALUMINA

Chuyên ngành :

Công nghệ môi trƣờng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. TRẦN THỊ THÚY

Hà Nội – 2012


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ khoa học: “Nghiên cứu áp dụng tiêu
chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải đề đánh giá giải pháp xử lý bùn đỏ từ quá
trình sản xuất alumina” là do tôi thực hiện với sự hƣớng dẫn của TS. Trần Thị Thúy
và TS. Hoàng Thu Hƣơng. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ
chức nào. Các số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi điều tra, trích dẫn, tính
toán và đánh giá.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong


luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng
HỌC VIÊN

Ngô Hồng Nghĩa

ii

năm 2012


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thúy và
TS. Hoàng Thu Hƣơng, những ngƣời đã hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn, những ngƣời
luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo của hai viện: Viện
Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng; Viện Kỹ thuật Hóa học thuộc trƣờng Đại học Bách
khoa Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, thiết thực cũng nhƣ sự nhiệt tình,
ân cần dạy bảo trong những năm vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Viện Hóa học - Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, phòng thí nghiệp R&D - Đại học Bách khoa Hà Nội, tập đoàn Than
– Khoáng sản Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có đƣợc những thông tin, tài liệu

quý báu phục vụ cho luận văn thạc sỹ khoa học này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và làm luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng
HỌC VIÊN

Ngô Hồng Nghĩa

iii

năm 2012


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NHÔM VÀ ĐÁNH GIÁ
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ........................................................................ 3
1.1 Tổng quan về công nghệ sản xuất nhôm .............................................................. 3
1.1.1 Bô xít – nguyên liệu cho quá trình sản xuất nhôm ........................................ 3
1.1.2 Công nghệ sản xuất nhôm ............................................................................ 8
1.1.3 Phân loại sản phẩm, lĩnh vực sử dụng ........................................................... 11
1.1.4 Vấn đề môi trƣờng trong quá trình sản xuất bô xít ........................................ 12
1.2 Tổng quan về đánh giá công nghệ xử lý chất thải ................................................ 17
1.2.1 Khái niệm, ý nghĩa hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải................. 16

1.2.2 Nguyên tắc chung của việc lựa chọn, định hƣớng các tiêu chí ...................... 19
1.2.3 Hiện trạng hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải .............................. 21
CHƢƠNG II MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 23
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 23
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu đặc tính bùn đỏ ............................................................ 23
2.2.1 Lấy mẫu và xử lý mẫu .................................................................................. 23
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích ................................................................................. 23
2.3 Đánh giá công nghệ xử lý chất thải ...................................................................... 32
CHƢƠNG III ĐẶC TÍNH BÙN ĐỎ, HIỆN TRẠNG MỘT SỐ CÔNG NGHỆ LƢU
GIỮ VÀ XỬ LÝ BÙN ĐỎ........................................................................................ 37
3.1 Đặc tính bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm ......................................................... 37
3.1.1 pH ................................................................................................................ 37
3.1.2 Độ dẫn điện .................................................................................................. 37
3.1.3 Sắt ................................................................................................................ 38
3.1.4 Kim loại khác ............................................................................................... 39
3.1.5 Phân tích hàm lƣợng Cacbon hữu cơ ............................................................ 39
3.1.6 Kết quả phân tích silic và titan...................................................................... 40
3.2 Hiện trạng một số công nghệ lƣu giữ bùn đỏ ....................................................... 41
iv


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

3.2.1 Lƣu giữ bùn đỏ bằng phƣơng pháp thải ƣớt .................................................. 41
3.2.2 Lƣu giữ bùn đỏ bằng phƣơng pháp thải khô nhiều lớp .................................. 44
CHƢƠNG IV XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHO
CÁC PHƢƠNG PHÁP LƢU GIỮ BÙN ĐỎ VÀ ÁP DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN
VIỆT NAM ............................................................................................................... 46
4.1 Xây dựng các tiêu chí đánh giá công nghệ cho các phƣơng pháp lƣu giữ bùn đỏ . 46

4.2 Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý bùn đỏ trong điều kiện Việt Nam ...... 52
4.2.1 Phƣơng pháp thải ƣớt ................................................................................... 52
4.2.2 Phƣơng pháp thải khô nhiều lớp ................................................................... 54
4.3 Đánh giá phƣơng pháp xử lý bùn đỏ, lựa chọn giải pháp phù hợp ........................ 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 60
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 63

v


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Abs

Độ hấp thụ quang

Absorption

Bảo vệ môi trƣờng

BVMT
COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học


CV

Coefficient of variation

Hệ số biến thiên

EC

Electrical Conductivity

Độ dẫn điện

ICP - MS

Inductively coupled plasma mass
spectrometry

Thiết bị khối phổ plasma
cảm ứng

Max

Maximum

Giá trị lớn nhất

Min

Minimum


Giá trị nhỏ nhất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

Tài nguyên môi trƣờng

TOC

Total organic cacbon

Tổng cac bon hữu cơ

TSP


Total suspend particular

Tổng lƣợng bụi lơ lửng

Ultraviolet spectroscopy visible

Máy quang phổ tử ngoại khả
kiến

UV - VIS

vi


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân bố trữ lƣợng bô xít và các nhà khai thác hàng đầu thế giới ................. 3
Bảng 1.2 Thành phần hóa học và khoáng vật quặng bô xít......................................... 4
Bảng 1.3 Thành phần hóa học một số mẫu quặng bô xít Việt Nam ............................ 6
Bảng 1.4 Thành phần hóa học bùn đỏ ........................................................................ 13
Bảng 2.1 Liều lƣợng, hóa chất sử dụng trong phân tích sắt bằng thioxianat ............... 27
Bảng 2.2 Liều lƣợng, hóa chất sử dụng trong phân tích sắt bằng axit sunfosalixilic ... 28
Bảng 2.3 Dãy chuẩn của glucoza trong dung dịch dicromat ....................................... 31
Bảng 2.4 Một số tiêu chí xây dựng đánh giá công nghệ xử lý bùn đỏ......................... 35
Bảng 3.1 Kết quả đo pH ............................................................................................ 37
Bảng 3.2 Kết quả đo độ dẫn điện mẫu bùn đỏ ............................................................ 37
Bảng 3.3 Kết quả phân tích sắt mẫu bùn đỏ ............................................................... 38
Bảng 3.4 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu kim loại mẫu bùn đỏ ............................... 39

Bảng 3.5 Kết quả phân tích hàm lƣợng cacbon hữu cơ mẫu bùn đỏ ........................... 39
Bảng 3.6 Kết quả phân tích silic và titan .................................................................... 40
Bảng 3.7 Thành phần khối lƣợng các nguyên tố trong mẫu khô ................................. 40
Bảng 3.8 Thành phần khối lƣợng các nguyên tố trong bùn khô và bùn ƣớt ................ 40
Bảng 4.1 Bảng lƣợng hóa điểm số các tiêu chí tính khả thi về kỹ thuật ...................... 49
Bảng 4.2 Bảng lƣợng hóa điểm số các tiêu chí tính an toàn môi trƣờng ..................... 50
Bảng 4.3 Bảng lƣợng hóa đánh giá công nghệ theo từng tiêu chí tối đa ..................... 51
Bảng 4.4 Lƣợng hóa điểm số các tiêu chí phƣơng pháp thải ƣớt ................................ 54
Bảng 4.5 Lƣợng hóa điểm số các tiêu chí phƣơng pháp thải khô nhiều lớp ................ 56

vii


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý dây chuyền công nghệ Bayer ............................................ 9
Hình 1.2 Sơ đồ nguyên lý bể điện phân nhôm............................................................ 11
Hình 1.3 Sơ đồ sản phẩm và lĩnh vực sử dụng quặng bô xít ....................................... 12
Hình 1.4 Dòng vật chất trong quá trình sản xuất nhôm .............................................. 14
Hình 1.5 Sự cố môi trƣờng ở nhà máy alumin Ajica – Hungary ................................. 15
Hình 1.6 Sự ô nhiễm nguồn nƣớc mặt........................................................................ 15
Hình 1.7 Sự phá hủy thực vật .................................................................................... 16
Hình 2.1 Đƣờng chuẩn trong phân tích sắt với thuốc thử thioxianat ........................... 27
Hình 2.2 Đƣờng chuẩn trong phân tích sắt với thuốc thử axit sunfosalixilic............... 29
Hình 2.3 Đƣờng chuẩn trong phân tích tổng cacbon hữu cơ....................................... 31
Hình 3.1 Cấu tạo đê bao hồ chứa bùn đỏ ................................................................... 42
Hình 3.2 Mô phỏng lớp lót đáy, lớp phủ bề mặt và hệ thống quan trắc hồ chứa ......... 42
Hình 3.3 Sơ đồ thải khô nhiều lớp ............................................................................. 45


viii


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng bô
xít ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhiều dự án mới đƣợc triển khai xây dựng
ở qui mô lớn. Tuy nhiên, một trong những tác động tiêu cực của sự phát triển đó là vấn
đề ô nhiễm môi trƣờng do chất thải phát sinh từ quá trình chế biến bô xít. Hiếm có một
ngành sản xuất nào mà lƣợng chất thải phát sinh trên mỗi đơn vị sản phẩm lớn nhƣ
ngành chế biến quặng bô xít. Quản lý và xử lý lƣợng chất thải này ra sao vẫn là một
thách thức lớn cho các nhà sản xuất và các nhà môi trƣờng trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam. Đã có nhiều phƣơng án đƣợc xây dựng, tuy nhiên việc lựa chọn phƣơng án
khả thi về kinh tế - kỹ thuật - môi trƣờng đối với một dự án cụ thể là một bài toán phức
tạp, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà môi trƣờng trong và ngoài nƣớc.
“Đánh giá công nghệ xử lý chất thải” là một công cụ quan trọng để xác định
phƣơng án công nghệ tối ƣu trong xử lý chất thải. Trong những năm gần đây, hoạt
động này đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, đƣợc ứng dụng trong nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực sản xuất. Trên cơ sở lƣợng hóa tính điểm từng tiêu chí nhỏ, đánh giá lợi
ích - chi phí các mặt kinh tế - kỹ thuật - môi trƣờng của một công nghệ , kết quả cuối
cùng sẽ phản ánh sự tối ƣu của những công nghệ đƣợc lựa chọn đánh giá.
Xuất phát từ thực tế này, để giải quyết bài toán môi trƣờng trong quá trình khai
thác chế biến quặng bô xít, đề tài “ Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ
xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý bùn đỏ từ quá trình sản xuất alumina” đã
đƣợc thực hiện. Với kỳ vọng xây dựng một bộ tiêu chí chuẩn để đánh giá công nghệ xử
lý chất thải, đóng góp thêm một phƣơng án giải quyết vấn đề môi trƣờng trong các dự

án sản xuất nhôm, làm cơ sở lý luận cho các dự án khác ngoài nhôm.

1


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định thành phần chủ yếu của bùn đỏ phát sinh từ công nghệ sản xuất
alumina từ quặng bô xít.
- Đánh giá phƣơng pháp xử lý chất thải từ quá trình sản xuất alumina dựa trên
các tiêu chí đánh giá công nghệ.
- Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lý bùn đỏ.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: chất thải từ quá trình chế biến quặng bô xít của nhà
máy hóa chất Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; hai phƣơng án công nghệ xử lý chất
thải bô xít bao gồm phƣơng án thải khô nhiều lớp và phƣơng án thải ƣớt.
- Phạm vi nghiên cứu: khảo sát tính khả thi của hai phƣơng pháp thải khô nhiều
lớp và thải ƣớt trên các mặt kinh tế - kỹ thuật – môi trƣờng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: dựa trên phƣơng pháp luận về đánh giá công nghệ xử lý
chất thải nói chung, đề tài đã xây dựng bộ tiêu chí chung phục vụ cho công tác đánh
giá công nghệ xử lý chất thải ngành nhôm, đóng góp cơ sở lý luận về đánh giá công
nghệ xử lý cho một đối tƣợng cụ thể, là tài liệu cho những công trình đánh giá trên các
đối tƣợng khác.
- Ý nghĩa thực tiễn: bộ tiêu chí chung đƣợc xây dựng giúp cho các nhà đầu tƣ có
cơ hội lựa chọn một phƣơng án thích hợp đối với một dự án cụ thể, hạn chế rủi ro, đem
lại lợi ích kinh tế và môi trƣờng trong tiến trình phát triển đất nƣớc.


2


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NHÔM
VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI
1.1 Tổng quan về công nghệ sản xuất nhôm
1.1.1 Bô xít - nguyên liệu cho quá trình sản xuất nhôm
1.1.1.1 Tài nguyên bô xít trên thế giới
Bô xít đƣợc lấy tên theo ngôi làng Les Bauxs thuộc miền Nam nƣớc Pháp,
chúng đƣợc phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1821 bởi nhà địa chất học Pierre
Berthier. Bô xít là tên một đá màu nâu đến nâu đỏ, giàu các khoáng vật chứa nhôm và
là quặng nhôm quan trọng nhất (bên cạnh nó, một số loại quặng khác cũng đƣợc biết
đến nhƣ nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất nhôm là: alunite, nepheline, apathite
– nepheline) [1] [18].
Phân bố trữ lƣợng bô xít và các nhà khai thác hàng đầu thế giới đƣợc trình bày
trong bảng 1.1
Bảng1.1. Phân bố trữ lượng bô xít và các nhà khai thác hàng đầu thế giới[15]
Đơn vị: nghìn tấn
Sản xuất quặng thô

Trữ lƣợng

Quốc gia


2010


2011

Không xác định

Không xác định

20.000

A

68.400

67.000

6.200.000

Brasil

28.100

31.000

3.600.000

Trung Quốc

44.000

46.000


830.000

Hy Lạp

2.100

2.100

600.000

Guine

17.400

18.000

7.400.000

Guyana

1.760

2.000

850.000

Ấn Độ

18.000


20.000

900.000

Jamaica

8.540

10.200

2.000.000

3


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

Sản xuất quặng thô

Trữ lƣợng

Quốc gia
2010

2011

Kazakhstan

5.310


5.400

160.000

Nga

5.480

5.800

200.000

Sierra Leone

1.090

1.700

180.000

Suriname

4.000

5.000

580.000

Venezuela


2.500

4.500

320.000

Việt Nam

80

80

2.100.000

2.630

2.600

3.300.000

209.000

220.000

29.000.000

Các nƣớc khác
Tổng


Quặng bô xít có thành phần hoá học và khoáng vật cơ bản nhƣ trong bảng 1.2

Bảng 1.2 Thành phần hóa học và khoáng vật của Bô xít[4]
Thành phần hóa học

Thành phần khoáng vật

Al2O3 : 40 - 65%

diaspor

- Al2O3.H2O

bơmit

- Al2O3.H2O

gipxit

-Al2O3.3H2O

kaolinit

Al4(OH)8.SiO2.O10

SiO2 : 0,5 - 10%

thạch anh SiO2
Fe2O3 : 3 - 30%
TiO2 : 0,5 - 8%

H2O : 10 - 34%

hematít

- Fe2O3

gơtít

- Fe2O3.H2O

anatat

TiO2

rutin

TiO2

diaspor, bơmit , gipxit, kaolinit, gơtít...

Các nguyên tố đi kèm và các tạp chất: Mn, P, V, Cr, Ni, Ga, Ca, Mg, C…

4


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

Theo nguồn gốc thành tạo địa chất, bô xít đƣợc chia làm hai loại: Bô xít laterit
và bô xít karstic. Bô xít laterit đƣợc thành tạo từ quá trình phong hoá đá bazan, chiếm

khoảng 90% trữ lƣợng bô xít của thế giới, thành phần chủ yếu là gipxit. Bô xít karstic
đƣợc thành tạo trên nền đá vôi, chiếm khoảng 10% trữ lƣợng bô xít của thế giới.
Đối với công nghệ xử lý, ngƣời ta chia bô xít thành các loại sau:
a. Bô xít gipxit (hàm lƣợng bơmit < 5%): tập trung ở Brazin, Úc, Surinam,
Ghinê, Guana, Jamaica, Ấn Độ, Sierra Leone, Inđônêxia, Vênêzuêla, Việt Nam.
b. Bô xít gipxit - bơmit (hàm lƣợng bơmit 5 - 20%): Úc, Ấn Độ, Ghinê, Ghana,
Jamaica.
c. Bô xít bơmit ( hàm lƣợng bơmit > 20% ): Nam Tƣ, Pháp, Hungary.
d. Bô xít diaspor ( hàm lƣợng diaspor > 10% ): Hy Lạp, Trung Quốc, Việt Nam,
Iran, Nam Tƣ, Rumani. [4]
1.1.1.2 Tài nguyên bô xit ở Việt Nam [4]
a/ Nguồn gốc, trữ lƣợng và phân bố
Việt Nam đƣợc xác định là một trong những nƣớc có nguồn tài nguyên bô xít
vào loại lớn trên thế giới, tổng tài nguyên, trữ lƣợng quặng bô xít đã xác định và tài
nguyên dự báo khoảng 5,5 tỷ tấn, trong đó khu vực miền Bắc khoảng 91 triệu tấn, còn
lại tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên khoảng 5,41 tỷ tấn, trong đó gồm Đăk
Nông khoảng 3,42 tỷ tấn (chiếm 62% tổng trữ lƣợng); Lâm Đồng khoảng 975 triệu tấn
(chiếm 18%); Gia Lai - Kon Tum khoảng 806 triệu tấn (chiếm 15%) và Bình Phƣớc
khoảng 217 triệu tấn (chiếm 4%).
Theo điều kiện thành tạo và thành phần vật chất, quặng bô xít trầm tích đƣợc
phân làm hai loại quặng gốc và sa khoáng. Các thân quặng gốc thƣờng nằm trong tầng
bô xít (Mỏ Táp Ná, Tam Lung), quặng gồm diaspor, bơmit, hydrohematit, caolinit …
Quặng sa khoáng là sản phẩm của quá trình phong hoá, phá huỷ quặng gốc tại chỗ (sa
khoáng eluvi) ở sƣờn đồi hoặc sƣờn núi (deluvi) hoặc lắng đọng tại các thung lũng
(aluvi). Quặng sa khoáng nguyên khai có chất lƣợng thấp vì có lẫn nhiều tạp chất - chủ

5


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý

bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

yếu là sét kaolinit. Để nâng cao chất lƣợng ngƣời ta phải qua tuyển đãi bằng phƣơng
pháp thông thƣờng – tuyển rửa. Quặng gồm diaspor và bơmit.
Các mỏ bô xít nguồn gốc phong hoá laterit chiếm ƣu thế tuyệt đối về quy mô trữ
lƣợng. Ở miền Bắc thành tạo bô xít laterit đƣợc phát hiện ở Điện Biên Phủ; ngoài ra
còn có ở Phủ Quỳ - Nghệ An, Tân Phủ - Tuyên Quang với trữ lƣợng nhỏ. Ở miền Nam
trữ lƣợng bô xít laterit thuộc loại tầm cỡ thế giới và có hầu hết ở các tỉnh Tây Nguyên.
b/ Đặc điểm và thành phần hóa học
Trƣớc năm 1977 với sự hợp tác của Liên Xô và đặc biệt là của Hungary, nƣớc ta
đã tập trung nghiên cứu đánh giá chất lƣợng quặng bô xít ở các vùng Miền Bắc nhƣ Ma
Mèo (Lạng Sơn), Táp Ná (Cao Bằng). Kết quả nghiên cứu ở nƣớc ngoài và trong nƣớc
đã khẳng định bô xít Lạng Sơn và Cao Bằng thuộc loại diaspor có độ kết tinh bền
vững, rất khó hoà tách (nhiệt độ hòa tách 240-2600C, với nồng độ kiềm cao  200g/l
Na2O, phải có chất xúc tác CaO cao hơn thông thƣờng).
Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đối với bauxit Miền Nam đều đi đến kết
luận: Bô xít dưới dạng gipxit-gơtit, chất lượng thuộc loại trung bình, thường phải qua
tuyển rửa mới đảm bảo chất lượng để sử dụng cho công nghệ Bayer; bô xít thuộc loại
gipxit dễ hoà tách nên có thể được xử lý bằng công nghệ Bayer Châu Mỹ (nhiệt độ
khoảng 140-1500C, với nồng độ kiềm khoảng 160-170g/l Na2O), tuy vậy bô xít có chứa
nhiều gơtit nên khả năng lắng kém.
Kết quả phân tích mẫu quặng tinh bô xít (mẫu sau khi tuyển rửa) của mỏ Tân
Rai (Lâm Đồng) và một số mỏ ở tỉnh Đăk Nông do nƣớc ngoài (AP-Pháp, Viện CSIRO
- Úc, Alcoa - Úc) phân tích đƣợc nêu ở bảng 1.3.
Bảng 1.3 Thành phần hóa học một số mẫu quặng bô xít Việt Nam[4]
Thành phần hoá học,

Mẫu Tân Rai

Mẫu Nhân Cơ


Mẫu Gia Nghĩa

%

(AP – Pháp)

(CSIRO-Úc)

(ALCOA-Úc)

Al2O3

47,1

49,58

47,7

SiO2

2,68

2,46

5,9

Fe2O3

21,1


17,3

18,9

6


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

Thành phần hoá học,

Mẫu Tân Rai

Mẫu Nhân Cơ

Mẫu Gia Nghĩa

%

(AP – Pháp)

(CSIRO-Úc)

(ALCOA-Úc)

TiO2

2,62


2,69

2,9

M.K.N (Mất khi nung)

26,4

27,2

Na2O

<0,3

0,01

K2O
CaO

0,01
0,06

0,01

MgO

0,01

Carbonat

V2O5

Ga2O3

0,05

0,15 - 0,23
V: 245 ppm
(V2O5: 0,0437)
Ga: 60 ppm

0,041

V: 229ppm

0,001

(Ga2O3: 0,0081)
S

0,076

0,07

SO3
C tổng
C hữu cơ

0,16
0,108


0,17

0,14

0,1

0,11

0,08

Oxalat

0,015

P2O5

0,08

0,23

0,18

ZnO

<15ppm

0,003

Zn: 54ppm


BaO

0,01

ZrO2

0,03

Zr: 227ppm

Cr2O3

0,084

Cr: 661ppm

PbO

0,01

Pb: 7ppm

Be

0,5ppm

Hg

0,07ppm


7


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

Thành phần hoá học,

Mẫu Tân Rai

Mẫu Nhân Cơ

Mẫu Gia Nghĩa

%

(AP – Pháp)

(CSIRO-Úc)

(ALCOA-Úc)

Sn

2ppm

1.1.2 Công nghệ sản xuất nhôm [4]
1.1.2.1 Công nghệ sản xuất alumina
Sản xuất alumina dựa trên hai phƣơng pháp hỏa luyện và thủy luyện. Hơn 90%

bô xít trên thế giới đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thủy luyện, tại Việt Nam cũng lựa
chọn phƣơng pháp thủy luyện để sản xuất alumin, do đó nội dung luận văn tập trung
vào phƣơng pháp thủy luyện do nhà hoá học ngƣời Áo Kark Josef Bayer đã phát minh
vào năm 1887- 1892 với hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao.
Công nghệ Bayer đƣợc dựa trên cơ sở của phản ứng thuận nghịch sau:

Al(OH)3 + NaOH
Gipxit rắn

Hoà tách >1000C

NaAlO2 + 2H2O

Kết tủa <1000C

Công nghệ Bayer chủ yếu gồm các công đoạn:
- Bô xít đƣợc hoà tách với dung dịch kiềm NaOH. Lƣợng Al2O3 đƣợc tách ra
trong dạng NaAlO2 hoà tan và đƣợc tách ra khỏi cặn không hoà tan (gọi là bùn đỏ do
chủ yếu là các ôxyt sắt nên có màu đỏ, ngoài ra còn có ôxyt titan, ôxyt silic…).
- Dung dịch aluminate NaAlO2 đƣợc hạ nhiệt đến nhiệt độ cần thiết và cho mầm
Al(OH)3 vào để kết tủa.
- Sản phẩm Al(OH)3 cuối cùng đƣợc lọc, rửa và nung để tạo thành Al2O3 thành
phẩm.
Sơ đồ nguyên lý dây chuyền công nghệ Bayer đƣợc giới thiệu trên hình 1.1

8


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010


Bô xít

Nghiền
NaOH

Tách Oxalat

Cặn thải
Hoà tách

Cô bay hơi

Tách cát

Tách bùn đỏ
Trao đổi nhiệt

Kết tinh

Lọc tinh

Trao đổi nhiệt

Nung

Alumin

Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý dây chuyền công nghệ Bayer


Trong quá trình sản xuất alumin bằng phƣơng pháp Bayer, tùy theo thành phần
khoáng vật của bô xít mà công nghệ Bayer đƣợc chia thành 2 giải pháp khác nhau:
* Công nghệ Bayer Châu Mỹ
Đƣợc áp dụng nếu Al2O3 của bô xít ở dạng gipxit (trihydrate Al2O3.3H2O), có
thể đƣợc hoà tách dễ dàng. Bô xít này thƣờng đƣợc hòa tách ở nhiệt độ khoảng 1401450C trong dung dịch hòa tách có nồng độ kiềm thấp (120-170g/l Na2O).
Công nghệ này đang đƣợc áp dụng trong các nhà máy của ALCOA ở tây Úc,
nhà máy alumin ở Jamaica, Brazil, Sơn Đông (Trung Quốc), Guinea... và sẽ đƣợc áp
dụng cho các nhà máy alumin ở Tây Nguyên - Việt Nam.
9


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

*Công nghệ Bayer Châu Âu
Đƣợc áp dụng nếu Al2O3 của bô xít ở dạng bơmit và diaspor (monohydrate
Al2O3.H2O), phải hòa tách ở nhiệt độ cao hơn 2000C (240-2500C trong các nhà máy
hiện đại và có chất xúc tác đối với quặng diaspor) và trong dung dịch hòa tách có nồng
độ kiềm cao hơn (180-250g/l Na2O). Công nghệ này đang đƣợc áp dụng trong các nhà
máy alumin của Nga, Iran, Bình Qủa (Trung Quốc) để xử lý quặng bauxit diaspor; nhà
máy alumin ở Hungary, Nam Tƣ, một vài nhà máy ở Úc... xử lý quặng bô xit bơmit và
sẽ đƣợc áp dụng cho nhà máy alumin xử lý quặng bô xít diaspor ở miền Bắc Việt Nam
(Ma Mèo, Táp Ná...).
1.1.2.2 Công nghệ điện phân nhôm
Khác với sản xuất ôxyt nhôm, sản xuất nhôm kim loại từ khoảng hơn một trăm
năm nay chỉ có một phƣơng pháp công nghệ độc tôn đó là điện phân aluminat trong
dung dịch Criolit nóng chảy. Năm 1888-1889 Charles Martin Hall của Mỹ và Paul
Heroult của Pháp đã độc lập nghiên cứu và cùng phát minh ra công nghệ điện phân
nhôm gọi là phƣơng pháp Hall - Heroult. Quá trình sản xuất nhôm tiêu hao năng lƣợng
rất lớn: để sản xuất 1kg nhôm nguyên chất đòi hỏi sử dụng 165 – 260 MJ (megajun)

năng lƣợng, so sánh với thép là 21 – 25MJ, đồng 80 – 127MJ, hoặc kẽm 47 – 87 MJ.
Giá năng lƣợng chiếm xấp xỉ một phần ba giá thành sản xuất nhôm [19].
Nguyên lý làm việc của bể điện phân nhôm: alumin hòa tan trong dung dịch
muối nóng chảy Criolit - Na3AlF6 (nhiệt độ nóng chảy của alumin là 2050oC, Hall –
Heroult đã dùng dung dịch muối nóng chảy criolit để hạ nhiệt độ nóng chảy của alumin
vào khoảng 950-9650C), dƣới tác dụng của dòng điện một chiều, kim loại Al đƣợc tách
ra và tích tụ ở cực âm, oxy đƣợc tách ra ở cực dƣơng bằng than và cháy tạo ra khí CO
và CO2 theo các phản ứng sau:
Al2O3 = Al3+ + AlO332Al2O3 = Al3+ + 3AlO2Trên katod (âm cực)
Trên anod (dƣơng cực)

Al3+ + 3e = Al
2AlO33- - 6e = Al2O3 + 1,5 O2
10


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

6AlO2- - 6e = 3Al2O3 + 1,5 O2
C + O2= CO2
2C + O2= 2CO

Hình 1.2 Sơ đồ nguyên lý bể điện phân nhôm
1. 1.Ống thải khí

4. 4.Lớp vỏ chất điện phân

7. 7.Lớp nhôm nóng chảy


2. 2.Cáp cực dương

5. 5.Cực dương

8. 8.Đáy cực âm

3. 3.Cáp cực âm

6. 6.Dung dịch criolit nóng chảy

9. 9.Vỏ thép
10.

Để đảm bảo công suất của bể điện phân, cƣờng độ của dòng điện phải lớn. Nhiệt
độ điện phân vào khoảng 950-9650C. Chất điện phân là hỗn hợp nóng chảy Criolit alumin có tính ăn mòn rất mạnh. Vì vậy chỉ có các vật liệu bằng cacbon mới làm việc
đƣợc trong điều kiện này, chúng vừa phải chịu đƣợc nhiệt độ cao, vừa phải chống đƣợc
sự ăn mòn. Đây cũng là đòi hỏi kỹ thuật cao trong thiết kế và xây dựng bể điện phân
nhôm.
11


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

1.1.3 Phân loại sản phẩm, lĩnh vực sử dụng
Khoảng 96% bô xít khai thác đƣợc sử dụng cho ngành luyện kim, 4% còn lại
đƣợc sử dụng cho các ngành công nghiệp khác nhƣ: vật liệu chịu lửa, gốm sứ, vật liệu
mài - đánh bóng …
Hơn 90% sản lƣợng nhôm ôxit đƣợc dùng cho quá trình điện phân ra nhôm kim
loại (gọi là alumin cấp luyện kim), còn lại khoảng 10% sử dụng cho công nghiệp hoá

chất và các ngành công nghiệp khác.
Các lĩnh vực sử dụng quặng bô xit - alumin đƣợc giới thiệu trên hình 1.3
Bô xít

Bô xít đã nung

Vật liệu chịu lửa

Sản xuất alumin

Sử dụng trong ngành hoá

Hoạt tính

Công nghệ Bayer

-

Alumin đặc biệt

Alumin cấp luyện kim
Nhôm kim loại
Alumin nung

Gốm, sứ

Alumin hoạt tính

Vật liệu chịu lửa


Hyđroxyt nhôm

Vật liệu mài, đánh bóng

Hình 1.3 Sơ đồ sản phẩm và lĩnh vực sử dụng quặng bô xít

1.1.4 Vấn đề môi trƣờng trong quá trình sản xuất bô xít
1.1.4.1 Bùn đỏ
Bùn đỏ hoặc cặn thải bô xít là cách gọi chất thải từ quá trình hoà tách khoáng
sản alumina ngậm nƣớc của bô xít. Bô xít đƣợc hoà tách với dung dịch kiềm NaOH.
Lƣợng Al2O3 hoà tan trong kiềm và đƣợc tách ra khỏi cặn không hoà tan (bùn đỏ). Bãi
12


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

chứa cặn đỏ là biểu tƣợng cho vấn đề môi trƣờng của công nghiệp nhôm và vẫn chƣa
tìm đƣợc cách thức sử dụng vật liệu này [11].
Theo nhiều đánh giá thì lƣợng bùn đỏ trên thế giới hàng năm phát sinh khoảng
30 – 35 triệu tấn[19]. Bùn đỏ sinh ra là tất yếu vì lƣợng nhôm trong quặng tinh đạt đến
47 – 49 % và phản ứng tách nhôm trong quặng đạt hiệu suất 70 – 75% [29]. Trên thế
giới, từ bốn đến sáu tấn bauxit đƣợc tiêu thụ để sản xuất hai tấn alumina và một tấn
nhôm [22]. Dòng vật chất trong quá trình sản xuất nhôm đƣợc biểu diễn trong hình 1.4.
1,5 tấn chất thải
2 tấn
4 tấn
Bô xit

1 tấn


Hòa tách

Điện phân
Alumina

aluminum

0,5 tấn thất thoát

Hình1.4 Dòng vật chất trong quá trình sản xuất Nhôm

Thành phần hóa học của một mẫu bùn đỏ đƣợc cho trong bảng 1.4
Bảng1.4 . Thành phần hóa học bùn đỏ [1]
Hợp chất
Fe2O3
Al2O3
SiO2
Na2O
TiO2
CaO
P2O5
V2O5
ZnO
MgO
MnO
K2O
Mất khi nung

Thành phần %

48,50
14,14
11,53
7,5
5,42
3,96
0,297
0.116
0.027
0,049
0,17
0,058
7,25

Nhƣ vậy thành phần bùn đỏ về cơ bản vẫn là các nguyên tố có trong thành phần bô
xít không hòa tan trong kiềm, nguyên tố có thêm là thành phần natri (vì sử dụng kiềm
13


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

để hòa tan), hoặc canxi(nếu công nghệ có sử dụng CaO làm chất xúc tác với lƣợng ít).
Pha lỏng của bùn đỏ chứa lƣợng lớn kiềm hòa tan, giá trị pH của bùn đỏ lớn hơn 12,5
nên bùn đỏ là chất thải nguy hại và cần đƣợc xử lý theo tiêu chuẩn xử lý chất thải nguy
hại.
1.1.4.2 Các vấn đề môi trƣờng khác phát sinh từ hoạt động sản xuất nhôm
Quặng bô xít nằm cách mặt đất 0,5 – 1m, để khai thác bô xít ngƣời ta phải bóc
bỏ lớp phủ thực vật phía trên, sau đó là lớp đất tự nhiên. Bề mặt khu vực khai thác có
thể đƣợc thay thế bằng bùn đỏ đƣợc thải ra sau quá trình hòa tách. Sự thay thế này làm

biến đổi sâu sắc hệ sinh thái của khu vực khai thác, bao gồm những thay đổi về điều
kiện vật lý tự nhiên và những quần thể sinh vật.
Pha lỏng của bùn đỏ có tính kiềm gây ăn mòn đối với vật liệu. Khi xâm nhập
vào đất, với độ kiềm cao, sẽ tiêu diệt khu hệ vi sinh vật đất, làm thay đổi các tính chất
lý hóa học đất, qua đó ảnh hƣởng trực tiếp đến cây trồng (phá hủy hệ mao mạch trên bộ
rễ của cây lấy gỗ và cây công nghiệp). Sự rò rỉ kiềm từ hồ chứa cũng gây ô nhiễm nuồn
nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Đối với động vật và con ngƣời, dịch lỏng của bùn đỏ tiếp xúc
với da gây tác hại nhƣ hủy hoại lớp mỡ bảo vệ làm da khô ráp, sần sùi, chai cứng, nứt
nẻ, đau rát, có thể sƣng tấy và loét mủ ở vết rách xƣớc trên da [13] .
Khả năng xảy ra sự cố môi trƣờng trong quá trình lƣu giữ bùn đỏ cần đƣợc quan
tâm thích đáng, sự cố môi trƣờng ở nhà máy alumin Ajika của Hungary là một minh
chứng cho điều này. Ngày 4 tháng 10 năm 2010, bờ phía tây của hồ chứa bùn đỏ bị vỡ
làm hơn 1 triệu mét khối bùn đỏ bị tràn ra khu vực xung quanh, bao phủ hai làng
Kolontar và Debencser với tổng diện tích hơn 40km2. Những tác động môi trƣờng của
sự cố này vẫn chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ và chính xác, tuy nhiên sự ô nhiễm nƣớc mặt,
nƣớc ngầm, sự phá hủy hệ sinh thái của khu vực đã đƣợc nhiều chuyên gia khẳng định.

14


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

Hình1.5 Sự cố môi trường ở nhà máy alumin Ajica – Hungary (http:// www.bee.net.vn)

Hình1.6 Sự ô nhiễm nguồn nước mặt (http:// www. allvoices.com)

15



Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

Hình1.7 Sự phá hủy thực vật (hoa hướng dương)(http//: www.telegraph.com.uk)

Trong sản xuất bô xít, chất thải đƣợc bão hòa với xút (bùn đỏ) là vấn đề môi
trƣờng quan trọng nhất,bên cạnh đó, sự thay đổi lớp phủ bề mặt ở khu vực khai thác
dẫn đến sự thay đổi cảnh quan môi trƣờng, hệ sinh thái và sự phát thải một số loại khí
và bụi từ quá trình nung, kết tủa và bay hơi cũng cần đƣợc quan tâm [17]. Ô nhiễm
không khí trong quá trình sản xuất nhôm phát sinh từ một số nguyên nhân: sự vận
chuyển bô xít, trong quá trình lƣu giữ sự bay hơi bề mặt bãi chứa làm phát tán bụi vào
không khí, một số loại khí thải phát sinh bao gồm CO, CO2, NOx chủ yếu do quá trình
đốt nhiên liệu phục vụ quá trình nung và hòa tách ở nhiệt độ cao. [21]

1.2 Tổng quan về đánh giá công nghệ xử lý chất thải
1.2.1 Khái niệm, ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải
1.2.1.1 Khái niệm
Đánh giá công nghệ xử lý chất thải là một lĩnh vực nghiên cứu mới trên thế giới
và nhất là ở nƣớc ta. Tuy nhiên, nó là một hoạt động rất cần thiết cho các nhà sản xuất,
các nhà xử lý ô nhiễm môi trƣờng trong việc lựa chọn giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm, xử
lý ô nhiễm phù hợp, giảm chi phí nghiên cứu, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý chất
16


Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá giải pháp xử lý
bùn đỏ từ quá trình sản xuất nhôm – Ngô Hồng Nghĩa – Cao học CNMT 2010

thải cho mỗi nhà máy. Chính sự cần thiết đó nên khái niệm đánh giá công nghệ xử lý
chất thải đã đƣợc nhắc đến trong một số văn bản pháp luật có hiệu lực ở nƣớc ta.
Theo Cục bảo vệ môi trƣờng, “Đánh giá công nghệ xử lý chất thải là việc xác

định trình độ, giá trị và hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải đang được áp dụng phù
hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam” [8].
Theo khoản 13 - điều 3 - Luật chuyển giao công nghệ nêu rõ: “Đánh giá công
nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế - xã
hội, môi trường của công nghệ”.
Đánh giá công nghệ là việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của công nghệ đƣợc
áp dụng trong xử lý môi trƣờng dựa trên việc phân tích, khảo sát thực tế, sử dụng
phƣơng pháp luận và ý kiến của các chuyên gia nhằm đánh giá và lựa chọn công nghệ
phù hợp cho xử lý môi trƣờng [10].
Tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải: “ Là các chỉ số, định mức đánh giá
trình độ các thiết bị, công nghệ về mức độ đạt được các tiêu chí môi trường, cơ khí
hóa, tự động hóa, hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí kinh tế, kĩ năng vận hành, bảo dưỡng
và tính an toàn môi trường” [8]
Dựa vào khái niệm trên, có thể thấy các tiêu chí đƣợc đƣa ra không có tính cố
định mà mang tính chất định hƣớng và phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng
quốc gia, có thể xác định đƣợc mục tiêu của việc xây dựng các tiêu chí bao gồm: [16]
- Làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nƣớc đánh giá, thẩm định các công
nghệ môi trƣờng theo yêu cầu của các cơ sở thiết kế, chế tạo thiết bị trong công nghệ
môi trƣờng.
- Để phân loại và so sánh thông tin một cách có hệ thống các công nghệ xử lý ô
nhiễm môi trƣờng hiện đại và truyến thống có đảm bảo mục tiêu xử lý ô nhiễm môi
trƣờng của địa phƣơng hay không.
- Để thiết lập một quá trình lựa chọn và đánh giá khung. Cung cấp cách tiếp cận
tối ƣu, đánh giá và lựa chọn linh hoạt các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Cung
cấp công cụ để đánh giá sự can thiệp làm sạch môi trƣờng.

17



×