Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định và phân loại điểm ô nhiễm tổn lưu, áp dụng đối với mỏ khoáng sản ngừng khai thác trên địa bàn tỉnh quảng ninh đề xuất giải pháp quản lý và xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 97 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định và phân loại điểm ô nhiễm tồn lưu, áp
dụng đối với mỏ khoáng sản đóng cửa tại tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất giải pháp quản lý và
xử lý khắc phục ô nhiễm”
Tác giả luận văn: Nguyễn Hoài Phương

Khóa 2008 – 2010

Người hướng dẫn: GS.TS. Đặng Kim Chi
Nội dung tóm tắt:
a)

Lý do chọn đề tài
Trước thực tế tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam và nhất là tại tỉnh

Quảng Ninh đang rất nhạy cảm về mặt môi trường, hậu quả đi theo sau nó là khi đã
ngừng hoạt động vẫn tiếp tục là những nguồn ô nhiễm tồn lưu. Nếu không có giải pháp
thì sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi tới môi trường
b)

Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu tổng quan về ô nhiễm tồn lưu, từ đó xây dựng tiêu chí xác định và

phân loại ô nhiễm tồn lưu đối với một mỏ than hầm lò đã đóng cửa và một bãi thải đã
ngừng đổ thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý cho các đối tượng nghiên cứu này.
c)

Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả

i) Tổng quan vê ô nhiễm tồn lưu


- Định nghĩa: Điểm ô nhiễm tồn lưu là khu vực đã và đang tồn tại những chất ô
nhiễm, mà có khả năng hoặc tiềm ẩn khả năng gây nhiễm độc môi trường không khí,
nước, đất và sinh vật cũng như tới sức khỏe con người.
- Phân loại: có thể theo nguồn gốc hoặc tính chất
- Tác động: Lên con người, hệ sinh thái, sự phát triển kinh tế xã hội
- Hiện trạng quản lý ô nhiễm tồn lưu ở một số nước trên thế giới
ii) Xây dựng các tiêu chí và điểm đánh giá phân loại cho các điểm ô nhiễm tồn lưu tại
tỉnh Quảng Ninh là một mỏ than hầm lò đã đóng cửa và một bãi thải than đã ngừng đổ


thải. Có 5 tiêu chí được đưa ra là: Đặc thù ô nhiễm, khả năng vận chuyển ô nhiễm, hiệu
quả của các biện pháp xử lý, mức độ phơi nhiễm đối với con người và hệ sinh thái, tác
động tới phát triển kinh tế xã hội
iii) Phân loại:
Từ các tiêu chí đã cho, đánh giá theo điểm và phân loại thành 4 cấp độ ô nhiễm:
-

Ô nhiễm rất nghiêm trọng: từ 75 – 100 điểm

-

Ô nhiễm nghiêm trọng: 50 – 74 điểm

-

Ô nhiễm thông thường: 25 – 49 điểm

-

Không ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ: <25 điểm


iv) Khảo sát thực địa tại mỏ than hầm lò đã đóng cửa và bãi thải than ngừng đổ thải tại
tỉnh Quảng Ninh , đánh giá ô nhiễm theo điểm và phân loại, theo đó mỏ than hầm lò đã
đóng cửa có số điểm đánh giá là 71 thuộc loại ô nhiễm nghiêm trọng; bãi thải than ngừng
đổ thải có số điểm đánh giá là 44 thuộc loại ô nhiễm thông thường.
v) Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý khắc phục ô nhiễm
- Giải pháp quản lý: các giải pháp cấp nhà nước và cấp doanh nghiệp
- Giải pháp xử lý: nghiên cứu tình hình thực tê tại các điểm nghiên cứu, tham khảo
các phương pháp đã áp dụng trên thế giới để vận dụng xử lý ô nhiễm.
d)

Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp kế thừa, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra khảo sát

hiện trường, điều tra phỏng vẫn người dân sống xung quanh khu vực ô nhiễm
e)

Kết luận
Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề:
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định và phân loại điểm ô nhiễm tồn lưu, áp

dụng đối với một mỏ khai thác than hầm lò đã đóng cửa và một bãi thải đã ngừng đổ thải
tại tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất giải pháp quản lý và xử lí khắc phục ô nhiễm


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................ 1
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... 4

DANH MỤC CÁC B ẢNG .................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................ 6
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM TỒN LƢU.............................................. 10
I.1. Khái niệm chung .............................................................................................................. 10
I.1.1. Định nghĩa ..................................................................................................................... 10
I.1.2. Phân lo ại ........................................................................................................................ 11
I.1.3. Tác động của ô nhiễm tồn lưu..................................................................................... 13
I.2. Hiện trạng quản lý ô nhiễm tồn lưu của một số nước trên thế giới ........................... 14
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM TỒN LƢU TẠI
MỎ THAN HẦM LÒ ĐÃ ĐÓNG CỬA VÀ BÃI THẢI THAN ĐÃ NGỪNG ĐỔ
THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ............................................................. 19
II.1. Giới thiệu chung về Quảng Ninh ................................................................................. 19
II.2. Cơ sở xây dựng tiêu chí phân loại ô nhiễm tồn lưu tại mỏ than hầm lò đóng cửa và
bãi thải than ngừng đổ thải .................................................................................................... 31
II.2.1. Quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường đất ....................................... 32
II.2.2. Quan điểm xây dựng bộ tiêu chí ............................................................................... 34
II.2.3. Tiếp cận xây dựng bộ tiêu chí phân lo ại .................................................................. 34
II.3. Xác định các tiêu chí thành phần ................................................................................. 36
II.3.1. Đặc thù ô nhiễm .......................................................................................................... 36
II.3.2. Khả năng vận chuyển chất ô nhiễm .......................................................................... 38
II.3.4. Mức độ phơi nhiễm đối với hệ sinh thái và con người .......................................... 39
II.3.5. Tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội.................................................................. 41
II.4. Đánh giá các tiêu chí bằng điểm số.............................................................................. 42

1


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TẠI MỘT MỎ THAN HẦM
LÒ ĐÃ ĐÓNG CỬA VÀ MỘT BÃI THẢI THAN ĐÃ NGỪNG ĐỔ THẢI TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH....................................................................................... 47
III.1. Phương pháp tiến hành điều tra khảo sát ................................................................... 47
III.2. Kết quả điều tra khảo sát sơ bộ tại các điểm ô nhiễm tồn lưu................................. 48
III.2.1. Kết quả điều tra đối với mỏ hầm lò đóng cửa ........................................................ 48
III.2.2. Kết quả điều tra đối với bãi thải than đã ngừng đổ thải........................................ 59
CHƢƠNG 4: PHÂN LOẠI Ô NHIỄM TỒN LƢU ĐỐI VỚI MỎ THAN HẦM LÒ
ĐÓNG CỬA VÀ BÃI THẢI THAN NGỪNG ĐỔ THẢI ĐÃ KHẢO SÁT. ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM................... 68
IV.1. Phân loại ô nhiễm tồn lưu cho các điểm khảo sát .................................................... 68
IV.1.1. Kết quả đánh giá theo điểm của các điểm ô nhiễm tồn lưu ................................. 68
IV.1.2. Phân loại ô nhiễm tồn lưu tại các điểm khảo sát theo điểm số đã xác định ....... 74
IV.2. Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý ô nhiễm tại các điểm ô nhiễm tồn lưu đã khảo
sát .............................................................................................................................................. 75
IV.2.1. Hiện trạng quản lý và xử lý tại các điểm ô nhiễm tồn lưu đã khảo sát............... 75
IV.2.2. Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý ô nhiễm ................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 91
1. Kết luận ............................................................................................................................... 91
2. Kiến nghị ............................................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 94

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan : Luận văn “ Nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định và phân
loại điểm ô nhiễm tồn lưu, áp dụng đối với một mỏ khoáng sản đã ngừng hoạt động và
một bãi thải than đã ngừng đổ thải tại tỉnh Quảng Ninh, Đề xuất giải pháp quản lý và
xử lí khắc phục ô nhiễm” là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trong luận văn
được sử dụng trung thực, kết quả thực địa được trình bày trong luận văn này chưa từng
được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoài Phƣơng

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Vinacomin

: Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam

HC

: Hydrocacbon

PCBs

: Poly Chlorinated Biphenyl

PAHs

: Polyaromatic Hydrocarbons

PCDD

: Poly Chlorinated Dibenzo Dioxins

PCDF


: Poly Chlorinated Dibenzo Furans

POPs

: Persitent Organic Pollutants

o

: Độ C (độ Celsius)

C

ha
UNESCO

GDP

: Hecta
: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hiệp Quốc
: Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

UBND

: Ủy ban Nhân dân

BVMT


: Bảo vệ môi trường

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

CP

: Cổ phần

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

MDL

: Method detective level (Giới hạn phát hiện của phương pháp)


4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng II- 1: Cơ cấu kinh tế Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2009 (%)............................... 26
Bảng II- 2: Đặc trưng ô nhiễm của điểm ô nhiễm tồn lưu là mỏ khai thác than hầm lò
đã đóng cửa và bãi thải than ngừng đổ thải ....................................................................... 36
Bảng II- 3: Đặc trưng ô nhiễm điển hình của mỏ than hầm lò đóng cửa và bãi thải than
đã ngừng đổ thải..................................................................................................................... 37
Bảng II- 4: Bảng điểm đánh giá cho các tiêu chí phân loại điểm ô nhiễm tồn lưu là mỏ
than hầm lò đóng cửa và bãi thải than ngừng đổ thải....................................................... 42
Bảng III- 1: Kết quả quan trắc và phân tích mẫu nước thải thoát từ vị trí cửa lò đã
đóng cửa .................................................................................................................................. 53
Bảng III- 2: Kết quả phân tích mẫu nước mặt suối Lộ Phong.......................................... 54
Bảng III- 3: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại nhà bà Phạm Thị Nguyệt, tổ 18 khu
2B, phường Hà Phong thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ......................................... 56
Bảng III- 4: Kết quả phân tích mẫu trầm tích suối Lộ Phong .......................................... 58
Bảng III- 5: Kết quả phân tích mẫu nước thải của bãi thải Nam Đèo Nai ..................... 64
Bảng III- 6: Kết quả quan trắc và phân tích mẫu nước ngầm nhà bà Đặng Thị Niệm, tổ
3, khu Đông Sơn, phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ........................ 65
Bảng III- 7: Kết quả quan trắc và phân tích mẫu trầm tích tại hồ lắng sau xử lý của bãi
thải Nam Đèo Nai ……………………………………………………………………..67
Bảng IV- 1: Bảng điểm đánh giá cho các tiêu chi phân loại ô nhiễm tồn lưu của mỏ
than hầm lò đã đóng cửa thuộc Xí nghiệp than Tân Lập – Phường Hà Phong, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................ 68
Bảng IV- 2: Bảng điểm đánh giá cho các tiêu chi phân loại ô nhiễm tồn lưu của bãi
thải than đã ngừng đổ thải Nam Đèo Nai thuộc Công ty CP Than Đèo Nai – Phường
Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................... 71
Bảng IV- 3: Kết quả phân loại hai điểm ô nhiễm tồn lưu là mỏ than hầm lò đã đóng
cửa và bãi thải than đã ngừng đổ thải................................................................................. 74


5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1- 1: Sơ đồ giới thiệu quy trình xử lý ô nhiễm tồn lưu tại CHLB Đức ................. 18
Sơ đồ - 1: Mô h nh mạng lưới mô tả quá tr nh phơi nhiễm chất ô nhiễm 4 ............. 34
Sơ đồ II- 2: Sơ đồ các bước xây dựng tiêu chí phân loại điểm ô nhiễm tồn lưu ............ 35
Hình V- 1: Sơ đồ minh họa kênh đá vôi hở ......................................................................... 82
Hình V- 2: Sơ đồ công nghệ xử lý cơ bản của phương pháp chủ động........................... 82
Hình V- 3: Sơ đồ công nghệ phương pháp xử lý nước HDS ............................................. 83

6


MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên khoáng sản là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển có vai trò cực
kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước. Việt Nam là một trong
những nước được thiên nhiên ưu đãi một nguồn tài nguyên khoáng s ản đa dạng về
chủng loại và dồi dào về trữ lượng; đặc biệt là nguồn tài nguyên hydrocacbon; trong đó
dầu mỏ và khí đốt nằm trên khu vực thềm lục địa; than nằm tập trung ở khu vực tỉnh
Quảng Ninh.
Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt con người
đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa
học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song chúng chưa thể thay thế
cho nhiên liệu hoá thạch và có khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào. Quá trình khai thác và
đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đặc biệt là khai
thác và sử dụng than. Nếu như quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá
trình khai thác than và quá trình sau khai thác l ại gây ô nhiễm, suy thoái, và có những

sự cố môi trường.
Khai thác than tại nước ta đã có từ khoảng 100 năm trước vào thời thuộc Pháp.
Ngày nay, khai thác than đang là một ngành công nghiệp khoáng sản phát triển rất
mạnh mẽ, đem lại lợi nhuận cao. Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, xong việc khai thác
thiếu quy hoạch tổng thể không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và đang làm
biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, giảm diện tích rừng,
gây ô nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và cả ô nhiểm biển, ảnh
hưởng tới tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng đồng. Sức ảnh hưởng của nó không
những đối với quá trình khai thác mà còn dư âm khi kết thúc khai thác, đóng c ửa mỏ
hay ngừng đổ thải.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có một số mỏ than sau khi khai thác đã và
đang trong quá trình đóng cửa và một số bãi thải ngừng khai thác. Tuy nhiên, vì phạm
vi của đề tài rất rộng cả về nội dung và phạm vi địa lý nghiên cứu, mặt khác, hiện tại
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới có một vài mỏ hầm lò đóng cửa và một vài bãi thải
đã ngừng đổ thải và thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường; do đó đề tài luận văn
này không thể triển khai theo nội dung đã được phê duyệt. Tác giả xin được trình bày

7


luận văn theo nội dung hẹp hơn với đề tài đã đăng ký, nội dung như sau: "Nghiên cứu
xây dựng tiêu chí xác định và phân loại điểm ô nhiễm tồn lưu, áp dụng đối với một
mỏ than hầm lò đã đóng cửa và một bãi thải than đã ngừng đổ thải tại tỉnh Quảng
Ninh. Đề xuất giải pháp quản lý và xử lí khắc phục ô nhiễm"
Mỏ than hầm lò đã đóng cửa và bãi thải đã ngừng đổ thải là một nguồn gây ô
nhiễm tới môi trường đất và đặc biệt là môi trường nước. Các dòng suối chảy qua khu
vực này nếu bị ảnh hưởng sẽ có pH thấp, hàm lượng các kim lo ại nặng cao. Đây cũng
chính là nguồn đổ về các sông và hồ lớn làm nguồn cấp nước cho các xí nghiệp nước
sạch. Do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con người, sinh vật.

Tuy nhiên, tình trạng chung là chưa có biện pháp phục hồi bảo vệ và quản lý
môi trường đối với các đối tượng cần nghiên cứu này. Vì vậy, việc "Nghiên cứu xây
dựng tiêu chí xác định và phân loại điểm ô nhiễm tồn lưu, áp dụng đối với một mỏ
than hầm lò đã đóng cửa và một bãi thải than đã ngừng đổ thải tại tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất giải pháp quản lý và xử lí khắc phục ô nhiễm " là hết sức cần thiết cho hoạt
động bảo vệ môi trường về hiện tại và cả lâu dài. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng
như đơn vị chủ quản là Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam nên coi đây
là một trong những chiến lược phát triển bền vững cho ngành khai thác than tại Quảng
Ninh nói riêng và ngành khai thác khoáng sản tại Việt Nam nói chung.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu tổng quan về ô nhiễm tồn lưu, từ đó xây dựng tiêu chí xác định và
phân loại ô nhiễm tồn lưu đối với một mỏ than hầm lò đã đóng cửa và một bãi thải đã
ngừng đổ thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý cho các đối tượng nghiên cứu này.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
Xây dựng bộ tiêu chí xác định và phân loại ô nhiễm tồn lưu cho mỏ than hầm lò
đã đóng cửa và bãi thải đã ngừng đổ thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm tồn lưu tại mỏ than hầm lò đã đóng cửa và
bãi thải đã ngừng đổ thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để từ đó đề ra các giải pháp
quản lý và xử lý khắc phục ô nhiễm.

8


GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Giới hạn về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại một mỏ than hầm lò đã đóng cửa
và một bãi thải than đã ngừng đổ thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Giới hạn thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 4 năm

2011
Giới hạn về nội dung:
Nội dung 1: Nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định và phân loại ô nhiễm tồn lưu tại
một mỏ than hầm lò đã đóng cửa và một bãi thải than đã ngừng đổ thải trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh
Nhiệm vụ 1: Tổng quan về ô nhiễm tồn lưu.
Nhiệm vụ 2: Xây dựng tiêu chí xác định và phân loại ô nhiễm tồn lưu cho một
mỏ than hầm lò đã đóng cửa và một bãi thải than đã ngừng đổ thải trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh
Nhiệm vụ 3: Khảo sát ô nhiễm tồn lưu tại các điểm nghiên cứu. Đánh giá số
điểm và phân loại theo tiêu chí đã xây dựng.
Nội dung 2: Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý khắc phục ô nhiễm cho các điểm ô
nhiễm nghiên cứu

9


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM TỒN LƢU
I.1. Khái niệm chung
I.1.1. Định nghĩa
Cho đến nay, không có nhiều định nghĩa về ô nhiễm/điểm ô nhiễm tồn lưu ở các
nước trên thế giới. Thông thường, người ta chỉ sử dụng thuật ngữ ô nhiễm/điểm ô
nhiễm. Môi trường được coi là ô nhiễm nếu trong đó có các tác nhân có hàm lượng lớn
tới mức có thể gây ảnh hưởng tới con người hoặc sinh thái. Một số định nghĩa được
đưa ra như sau:
- Luật môi trường Việt Nam năm 2005: Ô nhiễm môi trường là trạng thái của
thành phần môi trường bị biến đổi do chất ô nhiễm gây ra ở mức vượt tiêu chuẩn môi
trường; trong đó chất ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi tương tác với môi trường
có khả năng làm cho môi trường bị ô nhiễm [15].
- Trên thế giới, hầu hết các định nghĩa về môi trường được hiểu là chuyển các

chất thải hoặc các nguồn năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến
sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Một số quốc gia định nghĩa về môi trường như sau:
+ Bộ môi trường New Zealand: Điểm ô nhiễm là một vị trí/khu vực mà tại đó,
chất nguy hại xuất hiện ở nồng độ lớn hơn nồng độ cho phép và các đánh giá chỉ ra
rằng nó gây ra, hoặc có tiềm năng gây ra rủi ro trung hạn hoặc dài hạn cho sức khỏe
cộng đồng và môi trường [10].
+ Theo nhóm quản lý điểm ô nhiễm tồn lưu của Canada (dưới sự quản lý của Bộ
Môi trường và Bộ Quốc phòng Canada) thì điểm ô nhiễm tồn lưu là vị trí/khu vực mà
chất ô nhiễm xuất hiện ở nồng độ cao hơn nồng độ thông thường và gây ra, hoặc có thể
gây ra các tác động nguy hại trung hạn hoặc dài hạn đến môi trường và sức khỏe cộng
đồng, hoặc vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong luật [3].
+ Bộ Môi trường, Giao thông vận tải, Năng lượng và Truyền thông Thụy Sĩ thì
định nghĩa điểm ô nhiễm tồn lưu là những điểm bị ô nhiễm mà d n tới những tác hại
hoặc tổn thất, hoặc tiềm tàng nguy cơ gia tăng tác hại.

10


Tuy nhiên, cần để ý đến từ "tồn lưu "trong cụm từ ô nhiễm tồn lưu. Có thể hiểu
nôm na là môi trường có chứa các chất ô nhiễm và các chất ô nhiễm này có khả năng
tồn tại lâu dài trong môi trường. Vì thế, có lẽ định nghĩa về ô nhiễm tồn lưu được nhắc
đến trong Báo cáo “Một số định hướng giải pháp quản lý và xử lý các điểm ô nhiễm
tồn lưu ở Việt Nam” của GS.TS.Đặng Kim Chi trong hội thảo „Xử lý ô nhiễm tồn lưu
Việt - Đức năm 2007” là đầy đủ hơn cả. Báo cáo này đưa ra định nghĩa sau: Điểm ô
nhiễm tồn lưu là khu vực đã và đang tồn tại những chất ô nhiễm, mà có khả năng hoặc
tiềm ẩn khả năng gây nhiễm độc môi trường không khí, nước, đất và sinh vật cũng như
tới sức khỏe con người [12].
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn xin được sử dụng định nghĩa của
GS.TS Đặng Kim Chi trong báo cáo “Một số định hướng giải pháp quản lý và xử lý

các điểm ô nhiễm tồn lưu ở Việt Nam”
Vậy, điểm ô nhiễm tồn lưu là khu vực đã và đang tồn tại những chất ô nhiễm,
mà có khả năng hoặc tiềm ẩn khả năng gây nhiễm độc môi trường không khí, nước,
đất và sinh vật cũng như tới sức khỏe con người.
I.1.2. Phân loại
I.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc
- Điểm ô nhiễm tồn lưu có nguồn gốc nhân tạo: là những điểm mà xuất hiện
những thành phần được coi là ô nhiễm do hoạt động sản xuất, sinh ho ạt của con người
gây ra, ví dụ như các bãi chôn lấp rác, bãi chứa chất thải, khu khai khoáng, v.v [13].
- Điểm ô nhiễm tồn lưu có nguồn gốc tự nhiên: là những điểm mà tại đó hàm
lượng của các nguyên tố hóa học và hợp chất của chúng khác biệt theo hướng dư thừa
so với vùng lân cận [1], hoặc tại đó các chất hóa học được sinh ra bởi các hiện tượng tự
nhiên với hàm lượng lớn và tồn lưu trong môi trường; ví dụ như các vùng đá núi lửa
sáng màu hoặc các hiện tượng tự nhiên như cháy rừng, núi lửa phun trào,v.v.

11


I.1.2.2. Phân loại theo đặc tính
- Điểm ô nhiễm tồn lưu rất nghiêm trọng, là những điểm mà tại đó, chất ô nhiễm
tác động trực tiếp/gián tiếp và gây tổn thất về nhân mạng hoặc biến đổi gen trên cơ thể
người trên một phạm vi rộng và trong một thời gian dài.
- Điểm ô nhiễm tồn lưu nghiêm trọng, là những điểm mà tại đó, chất ô nhiễm
tác động trực tiếp/gián tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái, và trong thời gian
dài có thể gây các tổn thất về nhân mạng.
- Điểm ô nhiễm tồn lưu trung bình, là những điểm mà tại đó, chất ô nhiễm tác
động gián tiếp đến con người và hệ sinh thái, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
con người.
- Điểm ô nhiễm tồn lưu nhẹ, là những điểm mà tại đó, chất ô nhiễm tác động
gián tiếp và gây ảnh hưởng nhất định đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực.

Tuy nhiên, căn cứ theo tình hình thực tế tại Việt Nam thì các điểm ô nhiễm tồn
lưu được xác định là điểm ô nhiễm nhân tạo [13], và được phân loại theo hoạt động của
nó như sau:
- Bãi chôn lấp rác thải (sinh hoạt, công nghiệp, chất thải nguy hại, v.v.).
- Kho xăng, dầu, kho hóa chất (axít, phụ gia, v.v.), thuốc bảo vệ thực vật (thuốc
trừ sâu, diệt cỏ, v.v.);
- Nền của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng;
- Các khu mỏ khai khoáng đã ngừng khai thác hoặc chưa hoàn nguyên;
- Các bãi xỉ quặng, chất thải khai khoáng;
- Khu tái chế hoặc xử lý chất thải tập trung;
- Khu vực sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, khai quang với lượng lớn;
- Các khu vực bị nhiễm hóa chấtt/chất độc hóa học trong chiến tranh.
Các điểm trên đây còn chưa kể đến các khu vực thuộc phạm vi quân sự kho vũ
khí, hóa chất, khu vực thử vũ khí, bãi tập trận, các kho vũ khí, hóa chất và xăng dầu
còn tồn lại từ thời chiến tranh.

12


I.1.3. Tác động của ô nhiễm tồn lƣu
Các chất ô nhiễm xuất hiện trong các điểm ô nhiễm tồn lưu chủ yếu tập trung
vào các nhóm chất sau:
- Các dạng của chất thải công nghiệp hóa dầu;
- Kim loại nặng và hợp chất của chúng (chì, thủy ngân, Cadimi);
- PCBs (Polychlorinated biphenyls);
- PAHs (Polyaromatic Hydrocarbons);
- Chất phóng xạ;
- Một số hợp chất của á kim (asen, selen);
Các điểm ô nhiễm tồn lưu gây ra c ác tác động rất lớn đến không chỉ cho môi
trường và con người, mà còn là một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển

kinh tế - xã hội. Các tác động đó có thể được liệt kê như sau:
- Gây ra ô nhiễm môi trường đất, như làm thay đổi thành phần đất ở khu vực ô
nhiễm, gây hiện tượng khoáng hóa khó hoặc không thể phục hồi như a xít hóa hoặc
ph n hóa, tiêu diệt hoặc làm hạn chế vi sinh vật trong đất.
- Gây ra ô nhiễm môi trường nước: Nước phát sinh từ vùng ô nhiễm sẽ gây thai
đổi thành phần chất lượng nước mặt (do quá trình rửa trôi qua vùng ô nhiễm), và trong
một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm (do quá trình hòa tan các
chất ô nhiễm, thẩm thấu qua đất), làm hàm lượng của các chất ô nhiễm tăng lên và tiếp
tục ảnh hưởng đến hệ sinh thái và chuỗi thức ăn có liên quan đến con người.
- Gây ra ô nhiễm môi trường không khí khu vực, như việc phát sinh các khí độc
hại hại, từ các hoạt động hiện tại, từ các quá trình phản ứng (quang học, hóa học, sinh
học) giữa các thành phần hóa học, quá trình phân hủy, ví dụ như H 2 S, R-SH
(mercaptan), NH3, CO, v.v. phát sinh từ quá trình phân hủy tại các bãi chôn lấp chất
thải rắn sinh hoạt hoặc công nghiệp.
- Gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng một cách trực
tiếp hay gián tiếp thông qua nhiều con đường.
- Suy giảm giá trị sử dụng đất và tổn thất đất dùng.

13


- Đòi hỏi nguồn lực và tài chính lớn để xác định, quản lý và giải quyết triệt để.
Thực tế, các tác động gây ra do các điểm ô nhiễm tồn lưu rất khó đánh giá trực
tiếp, vì các chất ô nhiễm chính chủ yếu là nằm trong đất hoặc di chuyển tron g đất hoặc
nước ngầm, tốc độ di chuyển của các loại chất này có thể rất chậm từ tầng đất này sang
tầng đất khác, hoặc đi vào mạch nước ngầm. Nếu không có đầy đủ các thông tin lịch
sử, hiện trạng và quản lý thì thông thường, các chất ô nhiễm chỉ có thể được phát hiện
khi chúng đã đi vào nguồn tiếp nhận hoặc chuối thức ăn, và bản thân việc phát hiện
chúng cũng không phải là dễ dàng [13]. Bên cạnh đó, khi có thể phát hiện được các
chất ô nhiễm từ các điểm ô nhiễm tồn lưu, thì chúng đã có thể gây ra các tác hại rất

nghiêm trọng đến hệ sinh thái và cộng đồng
I.2. Hiện trạng quản lý ô nhiễm tồn lƣu của một số nƣớc trên thế giới
I.2.1. Canada
Canada quản lý điểm ô nhiễm tồn lưu bằng cách đưa ra tiêu chí đánh giá chất
lượng môi trường (đất và nước) tạm thời và tiêu chí cải thiện chúng.
* Tiêu chí đánh giá: Các tiêu chí đánh giá được dùng như mức chuẩn để xác
định mức độ ô nhiễm tại khu vực và để quyết định các hành động tiếp theo. Nếu nồng
độ các chất trong đất hoặc nước tại khu vực không vượt ngưỡng của tiêu chí, các hành
động tiếp theo là không c ần thiết. Nếu nồng độ vượt các giá trị đánh giá, hành động
khảo sát cần được xem xét tiếp để đánh giá mức độ lan rộng của ô nhiễm và bản chất
rủi ro tại khu vực này; hoặc cũng có thể xác định mức độ khẩn cấp của các hành động
tiếp theo nếu cần. Các tiêu chí đánh giá cũng có thể là xác định giá trị nồng độ môi
trường nền hoặc giới hạn phân tích xác định đối với các chất ô nhiễm trong đất và nước.
Nồng độ môi trường nền là mức độ đại diện của một chất ô nhiễm trong đất và nước.
Giới hạn phát hiện phân tích được định nghĩa là mức nồng độ thấp nhất có thể đo đạc
được theo chương trình với mức độ chính xác phù hợp
* Tiêu chí cải thiện:
Các tiêu chí cải thiện được sử dụng như mức chuẩn để đánh giá nhu c ầu cần
khảo sát tiếp theo hoặc cải thiện đối với một khu vực đất cụ thể. Ví dụ, nếu nồng độ

14


chất ô nhiễm vượt quá tiêu chí cải thiện đối với đất sử dụng tại khu vực hiện thời hoặc
trong tương lai, thì nhu c ầu cần phải khảo sát sâu hơn và/hoặc cải thiện khu vực là cần
thiết. Phụ thuộc vào mức độ vượt ngưỡng của chất ô nhiễm so với mức chuẩn, mức độ
khẩn cấp đối với các hành động tiếp theo cũng được chỉ định. Trong điều kiện không
thể cải thiện được khu vực do nguyên nhân kỹ thuật hoặc các rào cản khác, tiêu chí cải
thiện cũng có thể cung cấp hướng d n đối với việc giới hạn sử dụng đất hoặc các dạng
quản lý rủi ro để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

Tiêu chí cải thiện được áp dụng với các mục đích sử dụng chung và không áp
dụng riêng đối với trường hợp cụ thể nào. Nó được xem xét như đánh giá chung nhằm
bảo vệ sức khỏe con người và môi trường đối với đất, nước tại điểm ô nhiễm tồn lưu
dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn của chuyên gia.
Tiêu chí cải thiện đối với đất được trình bày cho 03 loại đất sử dụng cho hoạt
động nông nghiệp, khu dân cư và khu vực hoạt động thương mại/công nghiệp.
Tiêu chí cải thiện đối với nước được trình bày với các mục đích sử dụng nước
riêng đối với các điểm ô nhiễm tồn lưu [9].
I.2.2. Australia và New Zealand
Theo lịch sử, đất và nước ngầm bị ô nhiễm thì nguyên nhân chính là do hoạt
động sản xuất công nghiệp, sử dụng và thải bỏ hóa chất.
Ba vấn đề chính được quan tâm đối với các điểm ô nhiễm tồn lưu ở các nước này là:
-

Ô nhiễm nước ngầm;

-

Xây dựng khu vực dân cư trên đất của hoạt động thương mại, công nghiệp và
nông nghiệp trước đây;

-

Khu vực hoạt động công nghiệp đã đóng cửa và khu vực thải chất thải.
Ghi nhận vấn đề ô nhiễm đất và nước ngầm gần đây được phát triển tại

Australia, mặc dù các sự cố về ô nhiễm đất đã được chính quyền nhà nước và địa
phương ghi nhận từ những năm 1950. Các mục tiêu để đánh giá và làm sạch các điểm
ô nhiễm có thể là:


15


-

Thuê một khu vực an toàn trong thời gian dài và tiếp tục duy trì các hoạt động
sử dụng của nó;

-

Giảm thiểu trên cả hai phương diện rủi ro môi trường và sức khỏe;

-

Tăng cường các ứng dụng mở rộng, các hoạt động sử dụng tiềm năng trong
tương lai.
Nhìn chung, tại hai quốc gia này, giải pháp quản lý ô nhiễm tồn lưu được thực

hiện gồm các bước cơ bản sau:
- Đánh giá ban đầu, xác định phạm vi của điểm ô nhiễm
- Xác định bản chất và sự lan rộng của điểm ô nhiễm, phát triển kế hoạch hành
động
- Đánh giá các tác động của điểm ô nhiễm tới sức khoẻ và môi trường
- Phát triển tiêu chí cho một khu vực cụ thể [10].
I.2.3. Cộng hoà Liên bang Đức
Cộng hoà Liên bang Đức thể hiện chính sách quản lý ô nhiễm tồn lưu trên chất
lượng môi trường đất.
Cơ sở pháp lý cho việc quản lý ô nhiễm tồn lưu ở Cộng hòa Liên Bang Đức
được quy định trong bộ Luật Bảo vệ đất (BBodSchG, 1998) cũng như trong Nghị định
về Bảo vệ đất và quản lý các điểm ô nhiễm tồn lưu (BBodSchV, 1999).

Nhiệm vụ chính của bộ Luật là:
- Phòng ngừa các tác động vật lý để giữgìn khả năng sinh tháio của đất;
- Cải tạo, phục hồi môi trường đất nếu đất có khả năng gây nguy hại cho con
người và môi trường
- Chủ sở hữu đất và người sủ dụng đất có nghĩa vụ tránh gây ô nhiễm cho đất.
Theo Luật Bảo vệ đất, thì Nghị định về Bảo vệ đất và quản lý các điểm ô nhiễm
tồn lưu gồm các yêu cầu đối với việc khảo sát và đánh giá các diện tích đất bị nghi vấn
là có sự thay đổi theo chiều hướng xấu, hay có ô nhiễm tồn lưu. Nghị định về Bảo vệ
đất và quản lý ô nhiễm tồn lưu quy định các yêu cầu đối với việc phòng ngừa các tác
động tiêu cực tới đất và xác định các biện pháp đảm bảo, khử ô nhiễm, cũng như việc

16


quy hoạch cải tạo. Trong việc cải tạo đất, cần nêu rõ các giá trị của đất phục vụ các
mục đích sử dụng khác nhau, đồng thời đảm bảo thực thi đạo luật một cách thống nhất,
nhanh chóng. Bên c ạnh đó, Đạo Luật Bảo vệ đất Liên bang còn có qui định các vấn đề
liên quan đến bảo vệ đất như luật quy hoạch, quy định bảo vệ nước, quản lý chất thải,
phát thải.
Quy trình quản lý ô nhiễm tồn lưu môi trường đất trong từng giai đoạn của
Cộng hoà Liên bang Đức được thể hiện trong Sơ đồ I.1.
Qua tham khảo kinh nghiệm quản lý ô nhiễm tồn lưu của một số nước trên thế
giới, cho thấy Luật Bảo vệ đất của Cộng hòa Liên Bang Đức là tương đối đầy đủ và
phù hợp để có thể học hỏi cách tiếp cận và quản lý tối ưu thích hợp trong điều kiện
Việt Nam.

17


GHI NHẬN BAN ĐẦU


Kiểm kê
Đánh giá chính thức
Các điểm nghi vấn ô
nhiễm

ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Điểm không bị
ô nhiễm tồn lƣu

Nghiên cứu tài liệu lịch sử
Đánh giá
Có khả năng
bị ô nhiễm

Các biện pháp thực thi ngay

Quản lý, giám sát

Điều tra thăm dò
Điểm không bị
ô nhiễm tồn lƣu

Đánh giá

Có khả năng
bị ô nhiễm

Các biện pháp thực thi ngay


Quản lý, giám sát

Điều tra chi tiết
Không có điểm
ô nhiễm tồn lƣu

Đánh giá
Có ô nhiễm
tồn lưu

XỬ LÝ, CẢI TẠO VÀ
QUAN TRẮC

Các biện pháp thực thi ngay

Quản lý, giám sát

Nghiên cứu cải tạo
Kế hoạch cải tạo, xử lý
Xử lý, cải tạo/ Các biện pháp
bảo vệ và giới hạn ô nhiễm

Quản lý, giám sát

Quan trắc/ Các biện pháp
bảo vệ và giới hạn ô nhiễm

Quản lý, giám sát

Sơ đồ 1- 1: Sơ đồ giới thiệu quy tr nh xử lý ô nhiễm tồn lưu tại CHLB Đức


18


CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM TỒN LƢU
TẠI MỎ THAN HẦM LÒ ĐÃ ĐÓNG CỬA VÀ BÃI THẢI THAN ĐÃ
NGỪNG ĐỔ THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
II.1. Giới thiệu chung về Quảng Ninh
II.1.1 Điều kiện tự nhiên
II.1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có dáng một hình
chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía Tây tựa lưng vào núi
rừng trùng điệp. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc
khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đ ảo lớn nhỏ, trong
đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106 o 26' đến 108 o31' kinh độ đông và từ
20o 40' đến 21 o 40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề
dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ
Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc
Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã
Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã
Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250
km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1-10-1998 là
611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất
ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha [20].
III.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải, hơn 80% đất đai là đồi núi, hơn hai
nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Vùng núi chia làm hai miền:
Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây

19


là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là
đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao
Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm
Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên
Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc
huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được
gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh
Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và
xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và
bờ biển. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi
triều thấp. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven
biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú
của Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai
nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven
biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản
Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân
Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi
nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên
ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.
Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những
bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công

nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh
Châu, Ngọc Vừng...)
Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m.
Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh
trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy

20


biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió
nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông
đường thuỷ rất lớn [20].
II.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có
nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn ...
có đặc trưng của khí hậu đại dương.
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa
nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm
trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về
bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á
nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh
với mùa khô.
Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn
định dưới 20 oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25 o C.
Về mưa: Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa
nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh
ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa
nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng,
hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một
tháng (tháng 4 và tháng 10).

Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng
1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12 0C và
thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là
5,1 0C [20].
II.1.1.4. Sông ngòi và chế độ thuỷ văn
Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ.
Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ

21


lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc
đoạn sông thường có nhiều nhánh. Các nhánh đa số đều vuông góc với sông chính.
Nước ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa. Lớp thực vật che phủ
chiếm tỷ lệ thấp ở các lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng
lượng phù sa và đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sông suối bị bồi lấp
rất nhanh, nhất là ở những vùng có các hoạt động khai khoáng như ở các đoạn suố i
Vàng Danh, sông Mông Dương.
Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông từ
15 - 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km 2, chúng được phân bố dọc theo
bờ biển.
Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu
tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước nhưng mùa hạ nước lũ
dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m 3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3 /s, chênh
nhau 1.000 lần.
Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có
nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ
triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng
sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi
sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng

hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây
là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13 0C [20].
II.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông
nghiệp đang sử dụng chiếm 12%, 146.019 ha đất lâm nghiệp với khoảng gần 20.000 ha
có thể trồng cây ăn quả. Diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm khoảng 43%) tập trung
ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở [20].

22


b. Tài nguyên nước
Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc.
Nước mặt: Lượng nước các sông ước tính 8.776 tỷ m3 phát sinh trên toàn lưu
vực. Cũng như lượng mưa trong năm, dòng chảy của sông ngòi ở Quảng Ninh cũng
chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75 -80%
tổng lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lượng nước chiếm 20
- 25% tổng lượng nước trong năm.
Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là
6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày.
Quảng Ninh đã xây dựng gần 30 hồ đập nước lớn với tổng dung tích là 195, 53
triệu m3, phục vụ những mục đích kinh tế - xã hội của tỉnh. Quảng Ninh có tổng cộng
từ 2.500 đến 3000 ha mặt nước ao, hồ, đầm có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản [20].
c. Tài nguyên biển
Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản.
Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các
đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có trên 40.000 ha bãi
triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ, là môi trường thuận lợi
để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu.

Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt
quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành
phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà [20].
d. Tài nguyên rừng
Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Còn lại là rừng trồng,
rừng đặc sản khoảng 100.000 ha, đất chưa thành rừng khoảng 230.000 ha, là điều kiện
để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô
lớn [20].

23


×