Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

nghiên cứu, đề xuất tiêu chí xác định các loại hình công nghiệp không khuyến khích đầu tư trên lưu vực sông đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 157 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI



PHẠM MINH CHÂM



NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH
CÁC LOẠI HÌNH CÔNG NGHIỆP KHÔNG KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Môi trường
Mã số: 608502



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Hồng Thái
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng






Hà Nội – 2013




LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật “Nghiên cứu, đề xuất tiêu chí xác định các loại
hình công nghiệp không khuyến khích đầu tư trên Lưu vực sông Đồng Nai” đã
được hoàn thành tại khoa Môi trường, trường Đại học Thủy lợi tháng 9 năm 2013.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Trần
Hồng Thái và PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các anh chị đồng nghiệp, bạn bè ở Trung
tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường – Viện khoa học KT-TV và MT đã hỗ
trợ chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để luận văn được hoàn thành.
Xin gửi lời cảm ơn đến phòng đào tạo đại học và sau đại học, khoa Môi trường
trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy cô và các đồng nghiêp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nôi, Ngày 05 tháng 9 năm 2013
Tác giả




Phạm Minh Châm





LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Phạm Minh Châm Mã số học viên:
118608502002
Lớp: 19MT
Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02
Khóa học: 19
Tôi xin cam đoan luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Trần Hồng Thái và PGS.TS Nguyễn Văn Thắng với đề tài “Nghiên cứu, đề
xuất tiêu chí xác định các loại hình công nghiệp không khuyến khích đầu tư trên
Lưu vực sông Đồng Nai”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng với các đề tài luận văn nào trước
đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được
thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong
luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nôi dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định./.


Hà Nôi, Ngày 05 tháng 9 năm 2013
Tác giả




Phạm Minh Châm

i

MỤC LỤC

38TMỤC LỤC38T i
38TDANH MỤC BẢNG38T iii
38TDANH MỤC HÌNH38T v
38TMỞ ĐẦU38T vi
38TCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI VÀ CÁC LOẠI
HÌNH CÔNG NGHIỆP TRÊN LƯU VỰC
38T 1
38T1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN38T 1
38T1.1.1. Vị trí địa lý38T 1
38T1.1.2. Địa hình38T 1
38T1.1.3. Chế độ khí hậu38T 2
38T1.1.3.1. Nhiệt độ không khí38T 3
38T1.1.3.2. Lượng mưa38T 3
38T1.1.3.3. Độ ẩm38T 4
38T1.1.3.4. Bốc hơi38T 4
38T1.1.4. Chế độ Thủy văn38T 5
38T1.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI38T 7
38T1.2.1. Đặc điểm dân cư38T 7
38T1.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế38T 8
38T1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế38T 8
38T1.2.2.2. Cơ cấu kinh tế38T 9
38T1.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI HÌNH CÔNG NGHIỆP CHÍNH TRÊN LVS ĐỒNG
NAI
38T 10

38T1.3.1. Nhóm ngành Sản xuất giấy và bột giấy38T 10
38T1.3.2. Nhóm ngành Dệt nhuộm38T 12
38T1.3.3. Nhóm ngành sản xuất da giày – thuộc da38T 14
38T1.3.4. Nhóm ngành cơ khí – luyện kim38T 16
38T1.3.5. Nhóm ngành sản xuất hóa chất38T 17
38T1.3.6. Nhóm ngành sản xuất và chế biến cao su38T 18
38T1.3.7. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên lưu vực38T 19
38TCHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ KHẢ
NĂNG TIẾP NHẬN CHẤT THẢI CỦA NGUỒN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC
SÔNG ĐỒNG NAI
38T 22
38T2.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT38T 22
38T2.1.1. Chất lượng nước sông Đồng Nai38T 22
38T2.1.2. Chất lượng nước sông Sài Gòn38T 27
38T2.1.3. Chất lượng nước các sông khác38T 29


ii

38T2.1.4. Đánh giá tổng hợp chất lượng nước sông Đồng Nai theo chỉ số chất lượng
nước WQI
38T 32
38T2.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC LVS
ĐỒNG NAI
38T 35
38T2.2.1. Phương pháp tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm38T 35
38T2.2.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm38T 37
38T2.2.2.1. Đoạn 1 từ hợp lưu sông Bé với sông Đồng Nai (dưới đập hồ thuỷ điện
Trị An) đến hợp lưu sông Sài Gòn với dòng chính sông Đồng Nai
38T 40

38T2.2.2.2. Đoạn 2 từ hợp lưu sông Sài Gòn với dòng chính sông Đồng Nai tới
hợp lưu sông Vàm Cỏ với dòng chính sông Đồng Nai
38T 42
38T2.2.2.3. Đoạn 3 từ hợp lưu sông Vàm Cỏ với dòng chính sông Đồng Nai tới
cửa Soài Rạp
38T 45
38TCHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI HÌNH CÔNG
NGHIỆP CẦN HẠN CHẾ ĐẦU HOẶC KHÔNG KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
38T . 49
38T3.1. TỔNG QUAN VỂ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
38T 49
38T3.1.1. Trên thế giới38T 49
38T3.1.2. Việt Nam38T 58
38T3.2. XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ38T 63
38T3.2.1. Tiêu chí 1 - Về khả năng tiếp nhận của nguồn thải38T 63
38T3.2.2. Tiêu chí 2 - Về loại hình công nghệ có tiềm năng gây ô nhiễm nguồn nước38T
64
38T3.2.2.1. Quy mô sản xuất38T 64
38T3.2.2.2. Đánh giá trình độ hiện đại của công nghệ hoặc thiết bị38T 65
38T3.2.2.3. Khả năng áp dụng cơ chế sản xuất sạch hơn38T 65
38T3.2.3. Tiêu chí 3 – Đặc điểm nguồn thải38T 66
38T3.2.3.1. Lưu lượng nước thải38T 66
38T3.2.3.2. Đặc tính nguồn thải38T 67
38T3.2.3.3. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải38T 68
38T3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THEO TIÊU CHÍ VÀ ĐỀ XUẤT
DANH MỤC CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP KHÔNG KHUYẾN
KHÍCH ĐẦU TƯ
38T 69
38T3.3.1. Đánh giá các cơ sở sản xuất theo các tiêu chí38T 69

38T3.3.1.1. Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp38T 69
38T3.3.1.2. Các cơ sở sản xuất ngoài Khu công nghiệp38T 71
38TQuận 10,Tp. Hồ Chí Minh thuộc vùng không còn khả năng tiếp nhận38T 76
38T3.3.2. Đề xuất danh mục các loại hình sản xuất không khuyến khích đầu tư trên
LVS Đồng Nai
38T 77
38TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ38T 89
38TTÀI LIỆU THAM KHẢO38T 90
38TPHỤ LỤC38T 92


iii


DANH MỤC BẢNG
38TUBảng 1-1. Số ngày mưa trong năm tại một số vị trí trên LVS Đồng Nai.U38T 3
38TUBảng 1-2. Dân số các địa phương tại các tiểu lưu vực thuộc LVS Đồng Nai.U38T 8
38TUBảng 1-3: Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế theo GDP của các tỉnh LVS Đồng
Nai.
U38T 9
38TUBảng 1-4: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành của vùng các tỉnh thuộc LVS Đồng NaiU38T 10
38TUBảng 2-1. Vị trí quan trắc trên sông Đồng NaiU38T 25
38TUBảng 2-2. Vị trí quan trắc trên sông Sài GònU38T 28
38TUBảng 2-3. Vị trí quan trắc trên sông BéU38T 29
38TUBảng 2-4. Vị trí quan trắc trên sông Vàm CỏU38T 31
38TUBảng 2-5. Phần trọng lượng đóng góp (wi) của 9 thông số quyết định.U38T 32
38TUBảng 2-6. Phân loại chất lượng nước WQI.U38T 33
38TUBảng 2-7. Tiêu chí để phân đoạn sông Đồng Nai từ đập Trị An đến cửa Soài Rạp.U38T 38
38TUBảng 2-8. Các nguồn thải chính đổ vào đoạn 1U38T 40
38TUBảng 2-9. Lưu lượng thải từ các nguồn điểm và rạch đổ vào sông Đồng Nai.U38T 40

38TUBảng 2-10. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 1 vào mùa mưa (T9/2009)U38T 41
38TUBảng 2-11. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 1 vào mùa mưa (T10/2009)U38T 41
38TUBảng 2-12. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 1 vào mùa khô (T4/2010)U38T 41
38TUBảng 2-13. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 1 vào mùa khô (T5/2010)U38T 41
38TUBảng 2-14. Khả năng tiếp nhận vào mùa mưa và mùa khô đoạn 1 sông Đồng NaiU38T 42
38TUBảng 2-15. Thống kê các nguồn thải chính đổ vào đoạn 2U38T 42
38TUBảng 2-17. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 2 vào tháng 9/2009U38T 43
38TUBảng 2-18. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 2 vào tháng 10/2009U38T 44
38TUBảng 2-19. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 2 vào tháng 4/2010U38T 44
38TUBảng 2-20. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 2 vào tháng 5/2010U38T 44
38TUBảng 2-21. Khả năng tiếp nhận vào mùa mưa và mùa khôU38T 44
38TUBảng 2-22. Thống kê các nguồn thải chính đổ vào đoạn 3U38T 45
38TUBảng 2-23. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn

UR U) của đoạn 3 vào tháng 9/2009U38T 46
38TUBảng 2-24. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 3 vào tháng 10/2009U38T 46
38TUBảng 2-25. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 3 vào tháng 4/2010U38T 46
38TUBảng 2-26. Khả năng tiếp nhận nước thải (LURU
tn
UR U) của đoạn 3 vào tháng 5/2010U38T 46
38TUBảng 2-27. Khả năng tiếp nhận vào mùa mưa và mùa khôU38T 47
38TUBảng 3-1. Giới hạn phân vùng khả năng tiếp nhận nguồn thải trên LVS Đồng NaiU38T 64


iv

38TUBảng 3-2. Quy mô sản xuất công nghiệpU38T 65
38TUBảng 3-3. Công nghệ, thiết bị sản xuấtU38T 65
38TUBảng 3-4. Một số tính chất nguy hại chính để đánh giá đặc tính nguồn thảiU38T 67
38TUBảng 3-5. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá các KCN/CCN theo tỉnh/Tp trên LVS Đồng
Nai
U38T 69
38TUBảng 3-6. Bảng đánh giá theo tiêu chí của công ty giấy Tân MaiU38T 72
38TUBảng 3-7. Bảng đánh giá theo tiêu chí của công ty dệt Thắng LợiU38T 73
38TUBảng 3-8. Bảng đánh giá theo các tiêu chí của công ty Green TechU38T 74
38TUBảng 3-9. Công ty Công ty thép Nam KimU38T 75
38TUBảng 3-10. Công ty TNHH Lữ GiaU38T 76
38TUBảng 3-11. Nhà máy chế biến cao su sông BéU38T 76



v

DANH MỤC HÌNH

38TUHình 1-1. Sơ đồ lưu vực sông Đồng NaiU38T 1
38TUHình 1-2. Bản đồ địa hình lưu vực sông Đồng NaiU38T 2
38TUHình 1-3. Bản đồ đẳng trị mưa trung bình nhiều năm tại LVS Đồng Nai.U38T 4
38TUHình 1-4. Mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm LVS Đồng NaiU38T 7
38TUHình 1-5. Sơ đồ quy trình sản xuất giấy từ giấy phế liệuU38T 11
38TUHình 1-6. Sơ đồ quy trình công nghệ dệt - nhuộm kèm dòng thảiU38T 13
38TUHình 1-7. Sơ đồ công nghệ thuộc da kèm dòng thảiU38T 15
38TUHình 1-8. Sơ đồ quy trình công nghệ luyện kimU38T 17
38TUHình 2-1. Diễn biến hàm lượng SS và Coliform ở thượng lưu sông Đồng Nai năm
2009
U38T 22
38TUHình 2-2. Biểu đồ diễn biến thông số DO sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010.U38T 24
38TUHình 2-3. Biểu đồ diễn biến thông số BODUR
5
RU sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010.U38T 24
38TUHình 2-4. Biểu đồ diễn biến thông số COD sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010.U38T 25
38TUHình 2-5. Diễn biến thông số NHUR
4
RP
+
PU tại điểm Trị An năm 2009 - 2010U38T 26
38TUHình 2-6. Diễn biến thông số NHUR
4
RP
+
PU tại điểm Hóa An năm 2009 - 2010U38T 26

38TUHình 2-7. Diễn biến thông số NHUR
4
RP
+
PU tại điểm Nhà Bè năm 2009 - 2010U38T 27
38TUHình 2-8. Diễn biến thông số NHUR
4
RP
+
PU tại điểm Soài Rạp An năm 2009 - 2010U38T 27
38TUHình 2-9. Nồng độ COD quan trắc trên sông Sài Gòn năm 2009- 2010U38T 28
38TUHình 2-10. Nồng độ NHUR
4
RP
+
PU quan trắc trên sông Sài Gòn năm 2009- 2010U38T 29
38TUHình 2-11. Nồng độ TSS quan trắc trên sông Bé năm 2009 -2010U38T 30
38TUHình 2-12. Nồng độ COD quan trắc trên sông Bé năm 2009-2010U38T 30
38TUHình 2-13. Nồng độ NHUR
4
RP
+
PU quan trắc trên sông Vàm CỏU38T 31
38TUHình 2-14. Nồng độ NHUR
4
RP
+
PU quan trắc trên sông Vàm CỏU38T 31
38TUHình 2-15. Bản đồ phân đoạn sông Đồng Nai dựa trên chỉ số chất lượng nước.U38T 34
38TUHình 2-16. Sơ đồ vị trí các mặt cắt đo đạc thủy văn và phân đoạn trên sông Đồng NaiU38T

39
38TUBảng 2-16. Lưu lượng thải từ các rạch đổ vào sông Đồng Nai.U38T 43
38TUHình 2-17. Bản đồ phân vùng chất lượng nước và khả năng tiếp nhận của nguồn nước
trên lưu vực sông Đồng Nai
U38T 48
38TUHình 3-1. Sơ đồ tính toán chỉ số ô nhiễm tổng hợp EPI [21]U38T 53
38TUHình 3-2. Biểu diễn giá trị CEPI và các EPI thành phần tại các khu công nghiệpU38T 57
38TUHình 3-3. Biểu đồ đánh giá giữa các KCN/CCN cần lưu ý và cho phép hoạt động bình
thường trên LVS Đồng Nai
U38T 70


vi


MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Lưu vực sông Đồng Nai có diện tích phần lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam
khoảng 37.400km
P
2
P (chiếm 84,8% tổng diện tích các lưu vực). Lưu vực này bao gồm
gần như toàn bộ các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai,
TP. Hồ Chí Minh và một phần các tỉnh Đăk Nông, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình
Thuận, Ninh Thuận.
Quá trình phát triển kinh tế của các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai đang
diễn ra năng động, với nhiều ngành nghề thuộc hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất. Đây
cũng là khu vực có nhiều khu công nghiệp hoạt động ở các quy mô khác nhau. Tuy
nhiên, kèm theo tốc độ phát triển nhanh về kinh tế là các vấn đề về môi trường. Các

kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai đã bị suy giảm,
nhiều nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu
công nghiệp và làng nghề. Khu vực hạ lưu, giá trị DO giảm xuống rất thấp, chất rắn lơ
lửng vượt từ 2 - 2,5 lần tiêu chuẩn cho phép. Vùng này cũng đã bị nhiễm mặn nghiêm
trọng, nước sông ở khu vực này không thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
và tưới tiêu. Hệ thống sông Sài Gòn cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu là ô nhiễm
chất hữu cơ, vi sinh và một số nơi có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Chất lượng
nước trên các đoạn sông trung lưu bị ô nhiễm cục bộ bởi các chất hữu cơ. Nước sông
bắt đầu bị ô nhiễm từ khu vực cửa sông Thị Tính và tăng dần về phía hạ lưu. Các
nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường nước theo thứ tự là: nước thải công nghiệp,
khai thác khoáng sản, làng nghề, sinh hoạt, y tế, nông nghiệp…
Trong thời gian qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được ban
hành đã góp phần luật hóa công tác quản lý môi trường và bảo vệ nguồn nước các
LVS. Trong đó có thể kể ra các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật
BVMT (2005), Luật TNN (2012), hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường
và hàng loạt các văn bản dưới luật khác. Hơn nữa, để bảo môi trường LVS Đồng Nai
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg ngày 03/12/2007 về việc
phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường LVS Đồng Nai đến năm 2020”. Tuy nhiên, việc
áp dụng và thực thi Luật BVMT, luật TNN và Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường nhằm mục tiêu kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất lượng nước vẫn còn nhiều
hạn chế.
Luận văn “Nghiên cứu, đề xuất tiêu chí xác định các loại hình công nghiệp
không khuyến khích đầu tư trên Lưu vực sông Đồng Nai” sẽ là một nghiên cứu rất
thiết thực. Kết quả của luận văn sẽ là cơ sở khoa học giúp các cơ quan quản lý nhà


vii

nước về bảo vệ môi trường (của Trung ương và địa phương) và Ủy ban Bảo vệ môi
trường lưu vực sông LVS Đồng Nai thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ môi trường

lưu vực sông, cải thiện chất lượng sông theo đúng lộ trình mà Đề án bảo vệ môi trường
đã đặt ra, đồng thời giúp cho các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thực hiện đúng các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
- Xác định được các loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh chính gây ô
nhiễm trên LVS Đồng Nai;
- Xây dựng tiêu chí để phân loại các loại hình sản xuất công nghiệp trên quan
điểm bảo vệ môi trường;
- Đề xuất danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp không khuyến khích đầu

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Các loại hình sản xuất thuộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không
nằm trong KCN/CCN, khu chế xuất;
- Các KCN/CCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao (có bao gồm cả các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong KCN/CCN, khu chế xuất nhưng chưa đấu nối
vào hệ thống XLNT chung)
Phạm vi nghiên cứu:
- Lưu vực sông Đồng Nai
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng bao gồm:
- Phương pháp thống kê, kế thừa: tổng hợp, thống kê tài liệu về các loại hình
công nghiệp hoạt động trên LVS Đồng Nai – Kế thừa các nghiên cứu hiện có.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin, khảo sát thực tế về hoạt
động của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên LVS Đồng Nai nhằm thu thập các
thông tin về hiện trạng xả thải của các loại hình công nghiệp trên lưu vực, xác định các
đối tượng gây ô nhiễm chính trên lưu vực.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát về hoạt
động xả thải của các loại hình công nghiệp trên lưu vực, tiến hành phân tích, đánh giá

tác động đến môi trường LVS Đồng Nai của từng loại hình công nghiệp.



viii

- Phương pháp chuyên gia:
Luận văn có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia môi trường,
chuyên gia quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các chuyên gia về ngành, lĩnh
vực có liên quan về quản lý lưu vực sông để có các đánh giá, đề xuất, kiến nghị phù
hợp với điều kiện thực tế trên LVS Đồng Nai.
Phương pháp đánh giá theo thang điểm được áp dụng phổ biến trong quá trình
bước đầu định lượng các tác động nhằm đưa ra các đánh giá phù hợp. Vì vậy, trong
luận văn này tác giả kế thừa cách tính điểm và phương pháp cho điểm theo các tiêu chí
lựa chọn của các chuyên gia, tổ chức khác nhau trên thế giới và trong nước để tính
toán, đánh giá các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và
lựa chọn các khu vực bị ô nhiễm cũng như các tiêu chí đánh giá về cải thiện môi
trường và khắc phục ô nhiễm.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI VÀ CÁC
LOẠI HÌNH CÔNG NGHIỆP TRÊN LƯU VỰC
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
LVS Đồng Nai với diện tích tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam là 37.400km
P
2
P,

nằm từ 10° 17' 58” đến 12° 20' 14” vĩ độ Bắc, và từ 105° 20' 32” đến 109° 0' 31”
kinh độ Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, phía Đông Nam giáp biển
Đông. Phía Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp với khu
vực Tây Nguyên.
Lưu vực bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Phước, Bình Dương, Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An. (Hình 1-1)

Hình 1-1. Sơ đồ lưu vực sông Đồng Nai
1.1.2. Địa hình
LVS Đồng Nai nằm từ vùng đồng bằng (Long An) lên đến vùng vùng miền
gò đồi Đông Nam Bộ rồi đến vùng cao nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng). Cao trình
bề mặt dao động trong khoảng 3 - 5 m ở khu vực sông Vàm Cỏ Đông (tỉnh Long


2

An) đến khoảng 75 - 85 m ở khu vực Bình Phước rồi đến khoảng 1.400 - 1.500 m ở
khu vực Đắk Nông, Lâm Đồng.
Nhìn chung, địa hình lưu vực thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc
xuống Tây Nam, bị chia cắt bởi 3 hệ thống sông lớn: Sông Bé, sông Sài Gòn và
sông Vàm Cỏ Đông. Các sông này bắt nguồn từ vùng đồi cao phía Bắc, ở phần
thượng nguồn các sông chảy theo hướng Bắc - Nam.
Địa hình tương đối bằng phẳng (từ 0 - 3
o
) chiếm 58% diện tích tự nhiên,
gần 20% diện tích có độ dốc từ 3 - 8
P
o
P. Diện tích có độ dốc lớn hơn 8P

0
P chiếm hơn
22% trong đó lớn hơn 15
P
0
P chỉ chiếm khoảng 10%. (Hình 1-2)

Hình 1-2. Bản đồ địa hình lưu vực sông Đồng Nai
1.1.3. Chế độ khí hậu
Đặc điểm cơ bản của khí hậu trên toàn lưu vực là phân hoá theo mùa sâu
sắc. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô trùng với gió mùa
mùa Đông vốn là luồng tín phong ổn định, mùa mưa trùng với gió mùa mùa Hạ
mang lại những khối không khí nhiệt đới và xích đạo nóng ẩm với những nhiễu
động khí quyển thường xuyên.



3

1.1.3.1. Nhiệt độ không khí
LVS Đồng Nai chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng
do địa hình phức tạp, nên hình thành sự phân hóa nhiệt độ giữa các vùng khá rõ nét.
Đặc điểm đáng chú ý trước hết là sự hạ thấp nhiệt độ theo quy luật giảm nhiệt độ
theo độ cao địa hình. Ở các độ cao 500 - 1.000 m, nhiệt độ hạ thấp 3 - 5
P
o
PC so với
đồng bằng và ở độ cao 1.500 m trung bình hạ thấp 8 - 9
P
o

PC. Độ chênh lệch nhiệt độ
giữa các tháng không lớn với biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 4
P
o
PC. Tuy nhiên
sự dao động nhiệt độ trong một ngày đêm rất mạnh (tới 10 - 11
P
o
PC), đặc biệt trong
các tháng mùa khô, biên độ nhiệt trung bình ngày đêm có thể lên tới 15 - 16
P
o
PC.
1.1.3.2. Lượng mưa
Chế độ mưa ở LVS Đồng Nai thể hiện khá rõ quy luật của chế độ gió mùa.
Hàng năm, trùng hợp với 2 mùa gió là 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa
thường bắt đầu từ nửa cuối tháng IV và kết thúc vào nửa đầu tháng XI, kéo dài gần
7 tháng. Bình quân trên toàn vùng, lượng mưa hàng năm đạt khoảng 2.100 mm. Tuy
nhiên, do sự khác biệt về yếu tố địa hình nên chế độ mưa thay đổi theo không gian
và thời gian, hình thành một số vùng đặc trưng như sau:
- Vùng có lượng mưa lớn tập trung ở trung lưu sông Đồng Nai, Bảo Lộc,
thượng nguồn nhánh Dargna, thượng nguồn sông Bé, lượng mưa có thể đạt 2.700 -
3.000 mm. Lượng mưa cao nhất tập trung ở Bảo Lộc (2.781 mm), Da Teh (2.880
mm);
- Vùng có lượng mưa nhỏ là vùng ven biển từ Ninh Thuận đến Vũng Tàu,
Cần Giờ, hạ lưu sông Vàm Cỏ có lượng mưa biến đổi từ 1.100 - 1.300 mm.
- Ngoài 2 vùng đặc biệt nêu trên, ở các khu vực khác, lượng mưa biến đổi từ
1.600 - 2.400 mm tùy từng nơi.
Bảng 1-1. Số ngày mưa trong năm tại một số vị trí trên LVS Đồng Nai.
Stt Vị trí Số ngày mưa trong năm Lượng mưa (mm)

1
Phan Rang
101
715
2
Phan Thiết
153
1.116
3
Đà Lạt
167
1.792
4
Bảo Lộc
191
2.781
5
Tân Sơn Nhất
159
1.932
6
Gò Công
75
1.242
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường.


4

Hàng năm, tùy từng nơi trên lưu vực có từ khoảng 100 - 200 ngày mưa, trung

bình khoảng từ 130 - 150 ngày (Bảng 1-1). Trên lưu vực ít bị ảnh hưởng của bão
nên khả năng gây mưa lớn và số ngày mưa lớn không nhiều. Mưa lớn trên 100
mm/trận một vài năm mới xảy ra một lần. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng
VIII, IX và X. Bản đồ đẳng trị mưa trung bình nhiều năm tại LVS Đồng Nai được
trình bày trong Hình 1-3

Hình 1-3. Bản đồ đẳng trị mưa trung bình nhiều năm tại LVS Đồng Nai.
1.1.3.3. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình toàn vùng ở mức khá cao đạt từ 80 - 82%. Dải ven biển
lưu vực sông Sài Gòn – Vàm Cỏ, hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng nai là vùng có độ ẩm
thấp (78 - 79%) do mưa ít, nắng nhiều, nhiệt độ cao. Thượng lưu sông Đa Nhim, Đa
Dung, trung lưu sông Đồng Nai, thượng lưu sông La Ngà, là những khu vực có độ
ẩm cao (83 - 85%) do mưa nhiều, nhiệt độ thấp. Trong năm, mùa mưa có độ ẩm cao
hơn nhiều so với mùa khô (85 - 88% có nơi 70 - 75%), độ ẩm tháng cao nhất có nơi
đạt đến 90% và thậm chí một số ngày độ ẩm lên đến 100%, độ ẩm tháng thấp nhất
chỉ đạt 66%.
1.1.3.4. Bốc hơi
Theo số liệu đo bằng ống Piche, lượng bốc hơi hàng năm trong vùng khá lớn:
trên dưới 1.000mm. Lượng bốc hơi có xu thế giảm dần từ vùng ven biển và vùng có


5

cao độ thấp lên vùng núi cao và thay đổi từ 1.200 - 1.300 mm xuống còn 700 - 900
mm. Trong năm, lượng bốc hơi đạt từ 100 - 150 mm/tháng vào các tháng mùa khô
và giảm còn 50 - 70 mm/tháng vào các tháng mùa mưa.
1.1.4. Chế độ Thủy văn
LVS Đồng Nai bao gồm dòng chính Đồng Nai và 4 chi lưu lớn là: Sông La
Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ (tên gọi chung cho hai nhánh sông
lớn Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây).

Dòng chính sông Đồng Nai có tổng chiều dài khoảng 628 km, chảy qua các
tỉnh: Đồng Nai, TP. HCM, Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Long
An với tổng diện tích lưu vực là 13.858 km
P
2
P. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi
phía bắc thuộc cao nguyên Lang Biang (Nam Trường Sơn) ở độ cao 1.770 m với
những đỉnh cao như Lâm Viên 2.167 m, Bi Đúp 2.287 m. Phần thượng lưu sông
Đồng Nai gồm 2 nhánh Đa Nhim và Đa Dung có diện tích lưu vực 3.300 km
P
2
P. Phần
trung lưu sông Đồng Nai được kể từ sau hợp lưu của Đa Nhim và Đa Dung
(Thượng lưu thác Boljon và hạ lưu tuyến hồ Đại Ninh) đến thác Trị An, có chiều
dài 190 km, lòng sông hẹp, hai bờ vách đứng, độ dốc trung bình lòng sông 0,31%.
Hạ trung lưu dòng chính sông Đồng Nai từ bãi Cát Tiên đến Trị An. Đoạn này sông
đi qua vùng trung du, hai bên bờ có bãi tràn rộng. Với chiều dài 138 km, độ dốc
lòng sông 0,065% vối nhiều thác ghềnh và hẻm núi, điều kiện tự nhiên cho phép
xây dựng các hồ chứa nước lớn. Từ thác Trị An cho đến cửa Soài Rạp là phần hạ
lưu sông, có chiều dài 150 km. Sông đi qua vùng đồng bằng, lòng sông rộng, sâu,
độ dốc nhỏ, thủy triều ảnh hưởng đến chân thác Trị An
Sông La Ngà là chi lưu lớn duy nhất nằm bên bờ trái dòng chính. Sông bắt
nguồn từ vùng núi cao ven Di Linh-Bảo Lộc với cao độ từ 1.300-1.600 m, chảy
theo rìa phía Tây tỉnh Bình Thuận, đổ vào dòng chính tại điểm cách thác Trị An 38
km về phía thượng lưu. Chiều dài của sông theo nhánh Đa Riam là 290 km, diện
tích lưu vực 4.100 km
P
2
P. Thượng lưu sông gồm 2 nhánh là Đa Riam và Đa R'gna
chảy qua vùng núi hạ thấp theo hướng Đông- Nam của cao nguyên Di Linh, Bảo

Lộc với cao độ trung bình 800-900 m. Hạ lưu La Ngà là vùng trũng thấp ngập lũ
hàng năm.
Sông Bé là chi lưu lớn nhất nằm bên bờ phải dòng chính. Hình thành từ
vùng núi phía Tây của vùng Nam Tây Nguyên (cao nguyên Xnaro) ở độ cao 600-
800 m với 3 nhánh lớn là Đak R'lap, Đak Glun và Đak Huyot, sông Bé nhập vào
dòng chính Đồng Nai tại hạ lưu thác Trị An (tuyến đập Trị An) 6 km. Với chiều dài
350 km và diện tích lưu vực 7.650 km
P
2
P, sông Bé có lưu vực hầu như nằm trọn trong


6

ranh giới hành chính của 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Thủy triều chỉ ảnh
hưởng khoảng 10 km gần cửa nên sông Bé được xem là điển hình của sông vùng
trung du.
Sông Sài Gòn được hợp thành từ hai nhánh Sài Gòn và Sanh Đôi, bắt nguồn
từ các vùng đồi ở Lộc Ninh và ven biên giới Việt Nam-Cam Pu Chia, với độ cao
khoảng 100-150 m. Sông Sài Gòn ít gấp khúc, mang sắc thái của sông vùng ảnh
hưởng triều do độ dốc nhỏ (0,13%). Sông có diện tích lưu vực 4.934 km
P
2
P, chiều dài
280 km. Thủy triều có thể ảnh hưởng đến tận hạ lưu đập Dầu Tiếng, cách cửa Soài
Rạp 148 km và cách biển 206 km. Đa phần sông chảy trong vùng đồng bằng bằng
phẳng có cao độ từ 5-20 m. Sông Sài Gòn chảy ngang TP. Hồ Chí Minh trên một
đoạn 15 km và đổ ra sông Nhà Bè tại vị trí cách bến phà Cát Lái 1,5 km về phía hạ
lưu. Từ Thủ Dầu Một đến cửa sông Sài Gòn có độ rộng chừng 200-300 m, khá sâu,
đặc biệt là đoạn gần cửa sông, nên tàu 10.000 tấn có thể vào cảng Sài Gòn.

Vàm Cỏ là tên gọi chung từ sau hợp lưu của hai con sông lớn là Vàm Cỏ
Đông và Vàm Cỏ Tây. Đây là hai con sông điển hình của sông vùng ảnh hưởng
triều với các nếp uốn đều đặn lệch tâm một đường thẳng nối từ điểm cuối bị ảnh
hưởng triều đến cửa sông. Sông Vàm Cỏ Đông có diện tích lưu vực 6.155 km
2
,
chiều dài 283 km. Sông Vàm Cỏ Tây có diện tích khoảng 6.983 km
2
, chiều dài
235 km. Sau khi hợp lưu, đoạn sông chung có chiều dài 36 km và đổ ra dòng chính
Đồng Nai tại điểm gần cửa Soài Rạp.
Chế độ dòng chảy trên LVS Đồng Nai chịu sự chi phối chủ yếu của chế độ
mưa nên cũng biến đổi rất sâu sắc theo không gian và thời gian. Theo không gian,
Module dòng chảy trung bình toàn LVS Đồng Nai khoảng 25 l/s.km
2
, tương đương
lớp dòng chảy 805 mm, trên tổng lớp nước mưa trung bình 1.950 mm, đạt hệ số
dòng chảy 0,40, thuộc loại có dòng chảy trung bình của nước ta. (
Hình 1-4)


7


Hình 1-4. Mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm LVS Đồng Nai
Theo thời gian, dòng chảy được phân chia thành hai mùa rõ rệt, với mùa lũ
thường chậm hơn mùa mưa 1-2 tháng và mùa kiệt trùng với mùa khô. Hàng năm,
mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, kéo dài 6 tháng. Tuy nhiên,
thời gian này không đều ở từng vùng. Mùa kiệt thường duy trì trong khoảng từ
tháng XII-V, với tháng kiệt nhất vào tháng III hoặc IV, thậm chí tháng V. Tuy vậy,

tùy từng vùng, thời gian mùa lũ cũng dài ngắn khác nhau:
- Vùng thượng Đa Nhim, mùa lũ thật sự chỉ kéo dài trong 3-4 tháng, từ tháng
VIII/IX-XI/XII. Tuy nhiên, cũng có khi lũ xảy ra sớm, vào tháng V, như lũ
tháng V-1932.
- Vùng trung lưu sông Đồng Nai, mùa lũ kéo dài khoảng 6 tháng, từ tháng VI-XI
- Lưu vực sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ có mùa lũ 5-6 tháng, từ VI/VII-
XI. Hai tháng VI và XII, ở nhiều sông cho lưu lượng khá lớn, tuy chưa là tháng
mùa lũ nhưng lại vượt các tháng mùa kiệt khác nên được xem là thời kỳ chuyển
tiếp

1.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI
1.2.1. Đặc điểm dân cư
Dân số toàn LVS Đồng Nai là 18.175.207 người (năm 2010), trong đó có
9.215.936 người sống tại các đô thị (chiếm 50,7%), 8.959.262 người sống tại khu


8

vực nông thôn (chiếm 49,3%). Mật độ dân số trung bình tại LVS Đồng Nai là 388
người/km
P
2
P, trong đó mật độ dân số cao nhất tại tiểu lưu vực Sài Gòn là 1.206
người/km
P
2
P, mật độ dân số thấp nhất tại tiểu lưu vực sông Bé là 143 người/kmP
2
P(Bảng 1-2)
Bảng 1-2. Dân số các địa phương tại các tiểu lưu vực thuộc LVS Đồng Nai.

Stt Tên tiểu lưu vực
Tổng số dân
(Người)
Thành Thị
(Người)
Nông thôn
(Người)
Mật độ
dân số
(Người/km
P
2
P
)
1
TLV Đồng Nai
6.921.151
3.782.115
3.139.030
495
2
TLV Sài Gòn
5.672.777
4.048.695
1.624.079
1.206
3
TLV Sông Bé
1.041.828
174.811

867.016
143
4
TLV La Ngà
671.673
215.276
456.399
165
5
TLV Vàm Cỏ Đông
1.334.808
221.892
1.112.915
343
6
TLV Vàm Cỏ Tây
618.986
160.228
458.759
286
7
TLV Ven Biển
1.913.984
612.919
1.301.064
178
Tổng cộng
18.175.207
9.215.936
8.959.262

-
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường thống kê tính toán
Mạng lưới đô thị được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung
tâm, gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia như: Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà và
Vũng Tàu; các thành phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh, bao gồm 3 thành phố trung tâm
quốc gia, 11 đô thị là trung tâm vùng đã kể trên và các thành phố, thị xã tỉnh lỵ
khác; các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ và các thị xã là
vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng, bao
gồm các thị trấn là trung tâm các cụm khu dân cư nông thôn hoặc là các đô thị vệ
tinh trong các vùng ảnh hưởng của đô thị lớn.
Các đô thị trung tâm lớn như: Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu
được tổ chức thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối đa sự
tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái, tránh sự hình thành các
siêu đô thị.
1.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế
1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây, các tỉnh, thành phố thuộc LVS Đồng Nai đã có
bước phát triển vượt bậc cả về tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đây là vùng có tốc
độ tăng trưởng cao nhất trong cả nước, từng khu vực trong vùng đều có sự phát


9

triển, là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa và khoa học công nghệ lớn của cả
nước. Tổng sản phẩm trong nước GDP của cả vùng thời kỳ thời kỳ 2006 – 2010 đạt
6,4% gần bằng tốc độ tăng trung bình cả nước 6,8%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của
vùng phụ thuộc rất lớn vào mức tăng trưởng của TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bảng 1-3: Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế theo GDP của các tỉnh LVS Đồng
Nai.

Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2008 2010
Nhịp tăng bình quân
1996-
2000
2001-
2005
2006-
2010
GDP giá 1994
59.819
95.112
133.136
170.351
187.538
8,2
7,7
6,4

Phân theo ngành:

Nông, lâm, ngư 4.570 5.556 7.016 8.126 8.867 3,9 4,8 4,8

Công nghiệp +


Xây dựng
29.487 49.747 76.520 91.389 97.924 11,0 9,0 5,1
Khu v
ực dịch vụ


25.762 39.809 54.061 70.836 80.904 9,0 6,3 8,4

Theo NN và phi nông nghiệp:

Nông nghiệp 4.570 5.556 7.016 8.142 8.867 3,9 4,8 4,9

Phi nông nghiệp

55.249 83.560 126.120

162.533

178.429

8,6 8,5 7,2
GDP/người của các tỉnh trên LVS Đồng Nai từ 15,4 triệu đồng năm 2000
tăng lên 27,3 triệu đồng năm 2005 và năm 2010 đạt khoảng 55,4 triêu đồng. Mức
chênh lệch về GDP/người của từng tỉnh so với GDP/người của vùng là rất khác
nhau. GDP bình quân là BR-VT gấp 4,35 lần GDP/người của vùng, TP.HCM là
1,24 lần, Đồng Nai và Bình Dương là 0,60 lần, Tây Ninh là 0,4 lần và Bình Phước
là 0,23 lần. Giữa các tỉnh trong vùng có sự chênh lệch rất lớn về GDP/người: ví dụ
của BR-VT gấp 18,59 lần của Bình Phước.
1.2.2.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành tính theo GDP của nền kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.
Tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 6,9% (năm 2000)
xuống 5,2% (năm 2005), 5,1% (năm 2008) và 4,7% (năm 2010); công nghiệp – xây
dựng tăng từ 56,3% (năm 2000) lên 62,3% (năm 2005) và giảm xuống 58,3% (năm
2008) giảm xuống 56,3% vào năm 2010; dịch vụ giảm từ 36,8% xuống còn 34,8%
và tăng dần đến 36,6% (năm 2008), đạt cơ cấu 39% (năm 2010).



10

So với cơ cấu kinh tế cả nước, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ
trọng cao hơn và độ dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ cũng lớn
hơn, từ 53,1% năm 2000 tăng lên 57,3% năm 2005, năm 2007 đạt 58,7% và dự kiến
năm 2010 sẽ đạt khoảng 57,5% (cả nước từ 36,7% tăng lên 41% năm 2005); tỷ
trọng nông, lâm nghiệp trong GDP nhỏ hơn, từ 6,9% năm 2005 xuống 4,5% năm
2010, trong khi đó của cả nước là 24,5% xuống 20,9%.
Cơ cấu kinh tế phân theo ngành của vùng các tỉnh thuộc LVS Đồng Nai được
trình bày trong Bảng 1-4.
Bảng 1-4: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành của vùng các tỉnh thuộc LVS Đồng Nai
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2000
2005
2008
2010
Cả
nước
Vùng
Cả
nước
Vùng
Cả
nước
Vùng
Cả
nước

Vùng
Cơ cấu kinh tế (%)
100
100
100
100
100
100
100
100
Nông, lâm, thủy sản
24,5
6,9
21,0
5,2
22,0
5,7
21,3
4,6
Công nghiệp - Xây
dựng
36,7 57,6 41,0 62,3 39,9 56,1 40,3 56,6
Dịch vụ
38,7
36,8
38,0
34,8
38,1
38,2
38,4

38,8
Nguồn: Số liệu tổng hợp.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI HÌNH CÔNG NGHIỆP CHÍNH TRÊN LVS ĐỒNG
NAI
1.3.1. Nhóm ngành Sản xuất giấy và bột giấy
Thống kê có 25 cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN – CCN hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất giấy – bột giấy trên địa bàn các tỉnh thuộc LVS Đồng Nai, các cơ
sở chủ yếu nằm tại tỉnh Đồng Nai, Long An và TP Hồ Chí Minh. Nhìn chung trình
độ công nghệ của ngành giấy Việt Nam cũng như trên LVS Đồng Nai nói riêng rất
lạc hậu, điều này gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hầu hết các doanh nghiệp
sản xuất giấy in viết đã chuyển sang công nghệ xeo giấy trong môi trường kiềm
tính, nhờ vậy chất lượng sản phẩm được nâng lên, tiết kiệm được nguyên vật liệu
nhưng trong sản xuất giấy bao bì vẫn sử dụng công nghệ xeo giấy trong môi trường
axít là phương pháp đơn giản và lạc hậu [8].
Quy trình công nghệ sản xuất giấy sử dụng nguyên liệu gỗ hay một số thực
vật khác như tre, rơm, cỏ, bã mía… được tóm tắt theo sơ đồ Hình 1-5:



11


Hình 1-5. Sơ đồ quy trình sản xuất giấy từ giấy phế liệu
Công nghiệp giấy sử dụng một lượng khá lớn nguyên liệu đầu vào (nguyên
liệu từ rừng, các hóa chất cơ bản, nhiên liệu, năng lượng, nước…) so với khối lượng
sản phẩm đã tạo ra (tỉ lệ bình quân vào khoảng 10/1). Do vậy, so với các ngành
công nghiệp khác, ngành giấy gây tác động mạnh đến môi trường xung quanh do
nguồn nước thải tương đối lớn và chứa nhiều chất độc hại (Bảng 1-5).
Bảng 1-5. Tổng lượng nước thải và giá trị ô nhiễm cho một tấn giấy ở Việt Nam
Thông số Nhà máy lớn

hiện đại
Nhà máy quy mô
trung bình
Nhà máy nhỏ
và cũ
Lưu lượng nước thải (mP
3
P/tấn) 40-70 80-100 150-300
BODR
5
R (kg/tấn) 10-20 30-60 90-330
COD (kg/tấn) 30-50 80-200 270-1200
SS (kg/tấn) 10 15-30 30-50
Nguồn: UNEP


12

Theo kết quả thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có 15/23 (60%)
cơ sở đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép
(TCCP), nước thải sản xuất của các cơ sở còn lại đều xả thẳng ra môi trường tự
nhiên không qua xử lý, toàn bộ nước thải từ công đoạn sản xuất bột hóa nhiệt cơ
(CTMP) được thải trực tiếp ra sông, làm cho nước sông có màu đục và rất nhiều
những thể lơ lửng. Điển hình là các cơ sở: Công ty giấy Linh Xuân – Tp HCM,
công ty giấy Xuân Đức – Tp HCM, xí nghiệp bột giấy Phước Long… gây ô nhiễm
môi trường nước nghiêm trọng. Tổng lưu lượng thải ra của toàn bộ các cơ sở sản
xuất này là 8329,03 m
P
3
P/ngày đêm, điển hình như công ty giấy Tân Mai (1.046,07

m
P
3
P/ngày đêm) và công ty XNK Vạn Thành (1.494,41 mP
3
P/ngày đêm) là 2 công ty có
lưu lượng thải lớn nhất
1.3.2. Nhóm ngành Dệt nhuộm
Thống kê có 39 cơ sở dệt nhuộm, may mặc trên LVS Đồng Nai, với tổng lưu
lượng nước thải của các cơ sở này là 32.873,4 m
P
3
P/ngày đêm. Có 02 cơ sở có lưu
lượng thải lớn trên 4.000 m
P
3
P/ngày đêm là Công ty Dệt Thắng Lợi và Công ty Dệt
Thành Công - TP Hồ Chí Minh, và có khoảng 05/39 cơ sở thống kê có lưu lượng
thải từ 2.000 – 3.000 m
P
3
P/ngày đêm. Đa số các cơ sở , nhà máy chưa có hệ thống xử
lý nước thải (chiếm gần 90%), chủ yếu nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh (23 cơ sở),
tiếp đến là Bình Dương (6 cơ sở) và Long An (5 cơ sở) chưa có hệ thống xử lý
nước thải.
Dệt nhuộm là một ngành công nghiệp bao gồm rất nhiều công đoạn sản
xuất. Tuỳ từng loại sản phẩm (vải, màu, tuyn, len, khăn ) mà quy trình sản xuất
được áp dụng khác nhau. Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm ba quá trình cơ
bản: Kéo sợi, dệt vải - Xử lý hoá học (nấu, tẩy ), nhuộm - hoàn thiện vải.
Nhìn chung, quy trình công nghệ ngành dệt nhuộm bao gồm các công đoạn

chính như Hình 1-6


13


Hình 1-6. Sơ đồ quy trình công nghệ dệt - nhuộm kèm dòng thải
Thành phần nước thải ngành dệt rất đa dạng, bao gồm các chất ô nhiễm
dạng hữu cơ ( thuốc nhuộm, tinh bột, tạp chất) và các dạng vô cơ (các muôi trung
tính, các chất trợ nhuộm). Do trong quy trình dệt nhuộm đều sử dụng các loại thuốc
nhuộm là các hợp chất mang mầu có thể là dạng hữu cơ hoặc là phức của các kim
loại như Cu, Co, Ni, Cr…nên trong nước thải chứa một hàm lượng thuốc nhuộm dư
khó phân hủy sinh học, gây nguy hại đến môi trường, con người và hệ sinh thái
nước. Ngoài ra còn có các chất hồ và các chất hoạt động bề mặt được tạo ra từ quá
trình giũ hồ, nhuộm tẩy như Clo hoạt tính, Crom VI, kim loại nặng, polyme tổng
hợp…cũng là những chất ô nhiễm đặc trưng của các cơ sở dệt nhuộm, may mặc. Xơ


14

sợi chứa các tạp chất và hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý vải, cũng như các
kim loại và hydrocacbon được sử dụng trong quá trình hoàn tất kéo sợi thường được
tách ra khỏi vải trước khâu xử lý cuối cùng cũng góp phần gây ô nhiễm.
Bảng 1-6. Đặc tính nước thải của một số cơ sở sản xuất dệt nhuôm ở Việt Nam
Thông số Đơn vị
Hàng bông
dệt thoi
Hàng pha
dệt kim
Dệt len Sợi

Nước thải mP
3
P/tấn 394 264 114 236
pH - 8-11 9-10 9 9-11
TS mg/l 400-1000 950-1380 420 800-1300
BODR
5
mg/l 70-135 90-220 120-130 90-130
COD mg/l 150-380 230-500 400-500 210-230
Độ màu Pt-Co 350-600 250-500 260-300 -
Nguồn: [7]
1.3.3. Nhóm ngành sản xuất da giày – thuộc da
Thống kê 19 cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN – CCN hoạt động trong lĩnh
vực thuộc da – da giầy trên hệ thống LVS Đồng Nai. Tổng lưu lượng thải trong quá
trình sản xuất tại các cơ sở là 2.597 m
P
3
P/ngày đêm. Hiện tại chỉ có 3 cơ sở đang xây
dựng và hoàn thành hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN trước khi thải ra môi
trường là công ty Green Tech (Bình Dương), công ty da giầy An Giang (TP Hồ Chí
Minh), công ty TNHH Thiên Lộc (TP Hồ Chí Minh). Các cơ sở còn lại chủ yếu tại
tỉnh Bình Dương và Tp Hồ Chí Minh đều xả thẳng trực tiếp nước thải ra môi trường
tự nhiên, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Công nghệ thuộc da hiện nay ở các cơ sở sản xuất của các địa phương vẫn
còn ở mức trung bình và lạc hậu. Mức tiêu thụ tài nguyên cho 1 tấn da nguyên liệu
của các doanh nghiệp thuộc da thường cao hơn so với các nước trong khu vực Đông
Nam Á, ngay cả khi cùng áp dụng công nghệ thuộc da truyền thống. Lượng nước sử
dụng tại Việt Nam là 40 - 50 m
P
3

P/tấn da thuộc trong khi ở các nước trong khu vực
Đông Nam Á chỉ mất 30 m
P
3
P/tấn. (Hình 1-7)


×