Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu phân loại tiền xử lý ti vi thải thành nhựa kim loại thủy tinh và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phân loại tiền xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.4 MB, 108 trang )

ĐỖ THỊ NGUYỆT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Đỗ Thị Nguyệt

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI TIỀN XỬ LÝ TV THẢI THÀNH:
NHỰA, KIM LOẠI, THỦY TINH VÀ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN
KỸ THUẬT PHÂN LOẠI TIỀN XỬ LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
KHÓA: 2011 - 2013

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Đỗ Thị Nguyệt

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI TIỀN XỬ LÝ TV THẢI THÀNH:
NHỰA, KIM LOẠI, THỦY TINH VÀ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN
KỸ THUẬT PHÂN LOẠI TIỀN XỬ LÝ


Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Kỹ thuật môi trường

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Huỳnh Trung Hải

Hà Nội – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Viện Khoa học và công nghệ môi trường Trường Đại học Bách Khoa Hà nội, Bộ môn Hoá vô cơ – Khoa Hoá - Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội với sự hướng dẫn của PGS.TS. Huỳnh
Trung Hải.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Huỳnh Trung Hải đã nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn và đã
cho tôi những định hướng, ý kiến nhận xét, góp ý quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo, cán
bộ nhân viên trong Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội và đặc biệt cảm ơn lãnh đạo và cán bộ phòng thí nghiệm C5-10,
phòng thí nghiệm Bộ môn Hoá vô cơ – Khoa Hoá - Trường Đại học Khoa học tự
nhiên – ĐHQG Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
thí nghiệm, nghiên cứu và học tập.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi
vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 01/2013
HỌC VIÊN


Đỗ Thị Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, thuộc đề tài
nghiên cứu cấp Nhà nước "Xử lý chất thải điện tử gia dụng" do thầy hướng dẫn
PGS. Huỳnh Trung Hải làm chủ nhiệm. Các kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ

Đỗ Thị Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI TIỀN XỬ LÝ ........................................................3
I.1. Khái niệm và thành phần chất thải điện tử.......................................................... 3
I. 2. Hiện trạng phát sinh chất thải điện tử................................................................. 8

I.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải điện tử trên thế giới.....................................8
I.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải điện tử ở Việt Nam ................................... 10
I.3. Quản lý chất thải điện tử .................................................................................... 12
1.4. Các phương pháp tiền xử lý chất thải điện tử ................................................... 21

1.4.1. Tiền xử lý ti vi CRT................................................................................ 23
1.4.2. Xử lý màn hình CRT .............................................................................. 24
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM ....................................................... 26

2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 26
2.2. Dụng cụ, nguyên liệu, hóa chất........................................................................... 30

2.2.1. Đối với phân loại, tiền xử lý tivi màn hình CRT ..................................... 30
2.2.2. Đối với thủy tinh màn hình CRT sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng . 31
2.3. Quy trình thực nghiệm ....................................................................................... 33

2.3.1. Phân loại, tiền xử lý TV màn hình CRT.................................................. 33
2.3.2. Sử dụng thủy tinh từ màn hình CRT vật liệu sản xuất vật liệu xây dựng 35
2.4.

Rủi ro và chất thải phát sinh trong quá trình tháo dỡ.................................... 37

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 38
3.1.

Khối lượng và hàm lượng các thành phần trong tivi CRT.............................. 38

3.2.

Màn hình CRT ................................................................................................ 49

3.3.

Đánh giá khả năng thu hồi vật liệu sau quy trình phân loại tiền xử lý ......... 57

3.4. Xây dựng quy trình phân loại ............................................................................ 65

3.4.1. Xây dựng quy trình phân loại tiền xử lý ti vi màn hình CRT................... 65
3.4.2. Đề xuất mô hình dây chuyền tiền xử lý ti vi CRT ................................... 68

KẾT LUẬN........................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 72
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 78


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân loại thiết bị điện và điện tử thải theo chỉ thị của Liên minh
Châu Âu về thiết bị điện và điện tử thải ..................................................................4
Bảng 1.2. Khối lượng trung bình và các thành phần trong chất thải điện tử ..............6
Bảng 1.3. Khối lượng trung bình của các thành phần trong ti vi CRT .......................7
Bảng 1.4. Tỉ lệ các hoạt động đối với chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt
Nam ..................................................................................................................... 18
Bảng 1.5. Pháp luật cụ thể hoặc dự thảo pháp luật EPR Châu Á ............................ 20
Bảng 1.6. So sánh quá trình tháo dỡ ở một số quốc gia .......................................... 22
Bảng 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 27
Bảng 2.2. Thành phần hóa học và thành phần vật lý của xi măng........................... 31
Bảng 2.3. Thành phần hóa học và thành phần vật lý của thủy tinh từ
màn hình CRT ....................................................................................................... 32
Bảng 2.4. Tỷ lệ pha trộn các mẫu........................................................................... 35
Bảng 3.1. Các loại ti vi màn hình CRT .................................................................. 38
Bảng 3.2. Khối lượng trung bình của các thành phần trong màn hình CRT............ 50
Bảng 3.3. Hình ảnh các mẫu bê tông chụp bằng thiết bị SEM................................ 53
Bảng 3.4. Kết quả phân tích hàm lượng chì bằng phương pháp ngâm chiết ........... 55
Bảng 3.5. Kết quả phân tích hàm lượng chì bằng phương pháp tổng số................. 56
Bảng 3.6. Khả năng thu hồi vật liệu trong một chiếc tivi CRT 14 inch .................. 58
Bảng 3.7. Khả năng thu hồi vật liệu trong một chiếc tivi CRT 15 inch.................. 58
Bảng 3.8. Khả năng thu hồi vật liệu trong một chiếc tivi CRT 16 inch .................. 59
Bảng 3.9. Khả năng thu hồi vật liệu trong một chiếc tivi CRT 17 inch .................. 59
Bảng 3.10. Khả năng thu hồi vật liệu trong một chiếc tivi CRT 19 inch ................. 59
Bảng 3.11. Khả năng thu hồi vật liệu trong một chiếc tivi CRT 20 inch ................ 60

Bảng 3.12. Khả năng thu hồi vật liệu trong một chiếc tivi CRT 21 inch................. 60
Bảng 3.13. Khả năng thu hồi vật liệu trong một chiếc tivi CRT 25 inch ................ 60
Bảng 3.14. Khả năng thu hồi vật liệu trong một chiếc tivi CRT 29 inch ................. 61
Bảng 3.15. Khả năng thu hồi kim loại từ bảng mạch in tivi CRT tính theo khối
lượng..................................................................................................................... 64
Bảng 3.16. Danh sách các hạng mục của mô hình làm việc đề xuất ...................... 68


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỉ lệ các nhóm thiết bị điện và điện tử thải ...............................................5
Hình 1.2. Thành phần vật liệu trong thiết bị điện và điện tử thải ..............................5
Hình 1.4. Sự gia tăng chất thải điện tử trên toàn cầu............................................... 10
Hình 1.5. Lượng chất thải thiết bị điện và điện tử ở Việt Nam từ 2002-2006 và ước
tính đến năm 2020 ................................................................................................. 11
Hình 1.6. Hệ thống thu gom thiết bị điện và điện tử thải ........................................ 13
Hình 1.7. Xuất khẩu chất thải điện tử..................................................................... 14
Hình 1.8. Mô hình thu gom và xử lý chất thải điện và điện tử................................ 17
Hình 1.9. Cấu tạo tivi CRT .................................................................................... 23
Hình 1.10. Cấu tạo màn hình CRT......................................................................... 24
Hình 1.11. Các phương pháp tách màn hình CRT.................................................. 24
Hình 2.1. Quy trình thực nghiệm tháo dỡ ti vi CRT ............................................... 34
Hình 2.2. Quy trình thực nghiệm tách màn hình CRT............................................ 35
Hình 2.3. Quy trình thực nghiệm tách sản xuất gạch bê tông nhẹ........................... 36
Hình 3.1. Khối lượng và hàm lượng các thành phần trong tivi CRT 14” ................ 39
Hình 3.2. Khối lượng và hàm lượng các thành phần trong tivi CRT 15” ................ 40
Hình 3.3. Khối lượng và hàm lượng các thành phần trong tivi CRT 16” ................ 41
Hình 3.4. Khối lượng và hàm lượng các thành phần trong tivi CRT 17” ................ 42
Hình 3.5. Khối lượng và hàm lượng các thành phần trong tivi CRT 19” ................ 43
Hình 3.6. Khối lượng và hàm lượng các thành phần trong tivi CRT 20” ................ 44
Hình 3.7. Khối lượng và hàm lượng các thành phần trong tivi CRT 21”................. 45

Hình 3.8. Khối lượng và hàm lượng các thành phần trong tivi CRT 25”................. 46
Hình 3.9. Khối lượng và hàm lượng các thành phần trong tivi CRT 29” ................ 47
Hình 3.10. Phân bố phần trăm khối lượng các bộ phận trong chín loại tivi CRT
nghiên cứu............................................................................................................. 48
Hình 3.11. Thành phần phần trăm trung bình các loại của màn hình CRT, % ........ 51
Hình 3.12. Sự phụ thuộc cường độ kháng nén phụ thuộc vào % thủy tinh màn hình
CRT ...................................................................................................................... 52


Hình 3.13. Sự phụ thuộc khối lượng thể tích của bê tông vào % thủy tinh màn hình
CRT ...................................................................................................................... 52
Hình 3.14. Khối lượng vật liệu có thể thu hồi trong các loại tivi CRT nghiên cứu .. 62
Hình 3.15. Quy trình tháo dỡ ti vi CRT ................................................................. 67
Hình 3.16. Sản phẩm của quá trình tiền xử lý màn hình CRT ................................ 67
Hình 3.17. Mô hình dây chuyền tiền xử lý ti vi CRT ............................................. 70


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AAS

Thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử

CTR

Chất thải rắn

E-waste

Chất thải điện tử


EU

Liên minh châu Âu

EMPA

Trung tâm Nghiên cứu vật liệu liên bang Thụy Sỹ

EPR

Trách nhiệm nhà sản xuất kéo dài

NSX

Nhà sản xuất

PC

Máy vi tính

UNEP:

Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc

UNESCO:

Tổ chức giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc

TV


Ti vi

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới

WEEE

Thiết bị điện và điện tử gia dụng thải


MỞ ĐẦU
Chất thải điện tử hiện tại chiếm 5% của tất cả các chất thải rắn trên thế giới,
không chỉ các nước phát triển phát sinh tạo ra chất thải điện tử, châu Á loại bỏ ước
tính khoảng 12 triệu tấn mỗi năm [1].
Chất thải điện tử là một trong những loại hình chất thải phát triển nhanh nhất
của chất thải rắn bởi vì ngày nay con người thường xuyên nâng cấp điện thoại di động,
máy tính, ti vi, thiết bị âm thanh và máy in. Trong đó điện thoại di động và máy tính
được thay thế nhiều nhất.
Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu về thiết bị điện – điện tử gia dụng đang gia
tăng do sự phát triển của nền kinh tế, sự giảm giá thành mang tính cạnh tranh của
thiết bị, cùng với những thay đổi về mẫu mã, loại hình và công năng. Điều này sẽ
tạo ra một lượng chất thải điện – điện tử gia dụng lớn trong tương lai gần với tốc độ
gia tăng nhanh chóng. Theo các tính toán của H.T. Hải và các cộng sự, 2006 [23],
số lượng thiết bị điện - điện tử gia dụng thải ở Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến
năm 2006 vào khoảng 800.000 chiếc, còn theo các tính toán của N.Đ.Quang và
nhóm nghiên cứu [14] thì năm 2010, có hơn 3,77 triệu đồ điện - điện tử gia dụng bị
thải bỏ với trọng lượng ước tính khoảng 113 ngàn tấn. Con số này sẽ tăng lên 17
triệu đơn vị hay 563 ngàn tấn vào năm 2025, cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của

loại chất thải này.
Hiện nay, thiết bị điện - điện tử gia dụng hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ hầu
như chưa được quan tâm đúng mức cả về quản lý, tái chế và tái sử dụng. Vấn đề về
chất thải điện tử trở nên nghiêm trọng không chỉ do sự gia tăng khối lượng chất thải
mà hơn nữa, đó là các nguy cơ đe dọa đối với môi trường và sức khỏe con người do
các thành phần độc hại trong chất thải gây nên. Danh mục các chất nguy hại do Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định bao gồm 24 chất. Trong đó có nhiều hợp chất
cực độc từ nguồn chất thải của ngành sản xuất điện tử. Các giải pháp đồng bộ cả về
kỹ thuật, kinh tế và quản lý là hết sức cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và thu hồi
tái sử dụng các tài nguyên quý hiếm có trong chất thải điện tử.

1


Mặc dù đã được đề cập đến trong luật Bảo vệ Môi trường 2005, nhưng vấn
đề chất thải điện - điện tử và quản lý loại chất thải này vẫn chưa được quan tâm đầy
đủ ở mức độ các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu. Việc tái chế, tái sử dụng thiết
bị điện và điện tử gia dụng thải ở Việt Nam chỉ mới dừng ở quy mô nhỏ, phân tán
với công nghệ - kỹ thuật cũng như thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Trong
những năm gần đây, Việt Nam đã có một vài công trình nghiên cứu về loại chất thải
này, tuy nhiên, các nghiên cứu này còn rời rạc, chưa mang tính hệ thống. Mặt khác,
các công nghệ mới và hiện đại trong tái chế và xử lý chất thải điện – điện tử ở Việt
Nam vẫn chưa được chuyển giao đầy đủ, hoặc đã được chuyển giao xây dựng
nhưng không hoặc ít hoạt động do chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, mà ví dụ
điển hình là công ty TNHH Thye Ming Việt Nam. Do vậy, cho đến nay vẫn chưa có
được một căn cứ khoa học và thực tiễn đầy đủ để Nhà nước có thể đưa ra các chính
sách và cơ chế hoàn chỉnh nhằm kiểm soát loại chất thải này.
Một số nghiên cứu mang tính chất khởi đầu trong công nghệ tái chế chất thải
điện tử đã được Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà
Nội tiến hành từ năm 2005 và bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ [66]. Tuy

nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng ở quy mô nghiên cứu khoa học cơ bản. Vì
vậy luận văn “Nghiên cứu phân loại tiền xử lý ti vi thải thành: nhựa, kim loại, thủy
tinh và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phân loại tiền xử lý” là cần thiết trong quá trình
phát triển công nghệ tái chế chất thải điện tử hiện nay. Để có thể thực hiện được nội
dung này, cần thiết phải có những nghiên cứu cơ bản xác định thực trạng và dự báo
nhu cầu phát sinh và xử lý loại chất thải này trong tương lai gần, đưa ra được hệ số
phát thải chung của ti vi. Luận văn bao gồm những nội dung chính như sau:
1. Tổng quan về chất thải điện và điện tử trong và ngoài nước
2. Nghiên cứu xây dựng quy trình tiền xử lý, tháo dỡ tivi CRT phân loại
thành các loại: các kim loại, nhựa, thủy tinh và bản mạch in.
3. Nghiên cứu tái chế thủy tinh của màn hình CRT thành nguyên liệu sản
xuất gạch bê tông nhẹ.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI TIỀN XỬ LÝ
I.1. Khái niệm và thành phần chất thải điện tử
Thiết bị điện và điện tử gia dụng thải (WEEE – Waste Electrical and
Electronic Equipment), hay thường được biết đến với tên là chất thải điện tử (Ewaste), hiểu đơn giản là các thiết bị điện, điện tử cũ, hỏng, lỗi thời (như tivi, tủ
lạnh, máy giặt, điện thoại di động, máy vi tính...) bị người tiêu dùng thải bỏ sau
một thời gian sử dụng. Không có một tiêu chuẩn nào để định nghĩa chất thải điện tử,
do đó có thể tìm thấy nhiều định nghĩa khác nhau liên quan đến chất thải điện tử.
Liên minh Châu Âu, các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái
Lan,… đều đưa ra các định nghĩa riêng về chất thải điện tử.
Định nghĩa về chất thải điện tử được chấp nhận rộng rãi nhất là theo Liên
minh Châu Âu (2002): “Chất thải thiết bị điện và điện tử bao gồm tất cả các thành
phần, phụ kiện là một phần của thiết bị điện, điện tử hay toàn bộ thiết bị điện, điện

tử tại thời điểm bị thải bỏ” [60].
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) thì đề cập đến chất thải điện
tử (e- waste) hay phế liệu điện tử (e-scrap) như là các sản phẩm điện tử “gần hết”
hoặc “không còn” giá trị hữu dụng nữa.
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về chất
thải điện tử, tuy nhiên loại chất thải này được xếp vào nhóm chất thải nguy hại
(bao gồm các loại chất thải có mã số 16 01 06, 16 01 07, 16 01 12 và 16 01 13
theo thông tư 12/2011/TT- BTNMT Quy định về Quản lý chất thải nguy hại
của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Ngoài ra, trong dự thảo Quyết định Quy
định về việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ của Thủ tướng Chính phủ năm 2010
các loại thiết bị điện, điện tử là một trong những loại sản phẩm nằm trong danh
mục sản phẩm phải được thu hồi, xử lý khi thải bỏ.
Cũng theo Liên minh Châu Âu, các loại chất thải thiết bị điện và điện tử
gia dụng có thể được chia thành mười nhóm như liệt kê trong bảng 1.1.

3


Bảng 1.1. Phân loại thiết bị điện và điện tử thải theo chỉ thị của Liên minh
Châu Âu về thiết bị điện và điện tử thải [15]
STT

LOẠI

VÍ DỤ

1

Thiết bị gia dụng cỡ lớn


Tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa,
máy rửa bát...

2

Thiết bị gia dụng cỡ nhỏ

Bàn là, máy hút bụi, máy pha cà
phê...

3

Thiết bị công nghệ thông tin và
truyền thông

Máy in, máy vi tính, máy đánh
chữ, máy tính bỏ túi, điện thoại...

4

Thiết bị tiêu dùng

Đài, tivi, máy quay phim, máy
ghi âm, âm ly, nhạc cụ...

5

Thiết bị chiếu sáng

6


Dụng cụ điện và điện tử (ngoại
trừ các dụng cụ cố định quy mô lớn)

Đèn huỳnh quang, đèn compact,
….
Máy khoan, máy cưa, máy khâu,
dụng cụ hàn...

Đồ chơi, thiết bị giải trí và thể thao

Tàu điện, ô tô đồ chơi, máy chơi
điện tử cầm tay...

8

Thiết bị y tế (ngoại trừ các sản
phẩm cấy ghép và truyền nhiễm)

Thiết bị phóng xạ, máy lọc máu,
thiết bị tim mạch, máy hô hấp...

9

Dụng cụ theo dõi và kiểm soát

Máy điều nhiệt, máy dò khói,
thiết bị cân đo...

10


Máy móc tự động

Máy rút tiền tự động, máy pha
nước nóng...

7

Trong mười nhóm được liệt kê trong bảng 1.1, các nhóm từ 1-4 chiếm gần
95% tổng lượng thiết bị điện và điện tử thải phát sinh (Hình 1.1).

4


Hình 1.1. Tỉ lệ các nhóm thiết bị điện và điện tử thải [15]
Trong các thiết bị điện, điện tử có thể có tới hơn 1000 chất khác nhau, bao
gồm cả các chất nguy hại (như chì, thủy ngân, cadimi, asen...) và không nguy hại.
Rất khó để có thể đưa ra một hợp phần chung cho toàn bộ dòng chất thải điện, điện
tử. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chia các thành phần vật liệu trong chất thải
điện, điện tử thành năm nhóm: kim loại đen, kim loại màu, nhựa, thủy tinh và các thành
phần khác (Hình 1.2).

Hình 1.2. Thành phần vật liệu trong thiết bị điện và điện tử thải [60]
Theo ETC/RWM (European Topic Centre on Resource and Waste
Management) [15], sắt và thép là các vật liệu phổ biến nhất được tìm thấy trong

5


thiết bị điện và điện tử, chiếm gần một nửa trọng lượng của thiết bị điện, điện tử

thải. Nhựa là thành phần lớn thứ hai, chiếm xấp xỉ 21% trọng lượng thiết bị điện,
điện tử thải. Các kim loại màu bao gồm các kim loại quý (như đồng, nhôm, bạc,
vàng, platin, selen, asen...), chiếm gần 13% tổng trọng lượng thiết bị điện và điện tử
thải - đây là những vật liệu có tiềm năng tái chế cao.
Khối lượng trung bình và hàm lượng cụ thể của một số loại vật liệu/thành
phần có trong các thiết bị như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy vi tính... được mô tả trong
bảng 1.2.

Máy giặt
Máy vi
tính
Điện thoại
di động

2,6

31,5

29,6

53,3

8,4

23,3

15

0,08-0,10


8

20

59,6

10,6

17,3

Các thành
phần khác
(% kl)

1,5

(% kl)

4,6

điện tử

59,8

Linh kiện

40-47

(% kl)


15,1

Thủy tinh

1,4

(% kl)

13

Nhựa

6

(% kl)

64,4

khác

48

Kim loại

Sắt (% kl)

Tủ lạnh và
tủ đông

lượng

trung bình
(kg)

Thiết bị

Khối

Bảng 1.2. Khối lượng trung bình và các thành phần trong chất thải điện tử [60]

0,7
1,8

Chất thải điện tử được xếp vào loại các chất thải nguy hại do có chứa khối
lượng khá lớn các chất độc hại như chì, thủy ngân, cadimi... Chất thải điện tử được
phân loại thành: Chất thải công nghiệp; Chất thải dân dụng (như TV, tủ lạnh, máy
giặt, máy điều hòa nhiệt độ,máy tính cũ... không còn khả năng sử dụng).
Thành phần chính trong chất thải rắn (CTR) điện tử là các kim loại, các hợp
kim và một số các hợp chất dạng rắn. Khi ở trạng thái hoàn toàn bị cô lập chúng rất
bền và không ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với không
khí, độ ẩm, ánh sáng…, một loạt các quá trình hóa học xảy ra tạo thành các hợp
chất và khả năng chuyển đổi sang các trạng thái rất lớn, làm cho chúng trở nên dễ
hòa tan trong nước, khuyếch tán vào không khí. Điều này đã được thực tế chứng

6


minh: Ở các vùng nhiệt đới các thiết bị được làm việc trong môi trường có điều hòa
nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, sẽ có tuổi thọ cao hơn.
Sự tác động của môi trường không khí đô thị, nhất là không khí không sạch
đến các thiết bị và chất thải điện tử là vô cùng đa dạng. Không những nó có khả

năng phá hủy nhanh mà còn làm cho sự ô nhiễm môi trường trở nên phức tạp và
khó có thể tính toán trước một cách chính xác.
Thiết bị điện và điện tử có chứa các phần phân đoạn khác nhau của vật liệu
có giá trị. Hầu hết các chất có giá trị được tìm thấy trong bảng mạch in, mà xảy ra
với số lượng có liên quan chủ yếu trong các loại thiết bị văn phòng, thông tin và
truyền thông cũng như giải trí và điện tử tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng được biết đến
kim loại quý hiếm như vàng, bạc, bạch kim và palladium vật liệu cũng khan hiếm
như indium và gallium bắt đầu đóng một vai trò quan trọng, do ứng dụng công nghệ
mới (ví dụ như màn hình phẳng, pin quang điện) (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Khối lượng trung bình của các thành phần trong ti vi CRT [39]
Thành phần
Nhôm
Đồng
Chì
Kẽm
Niken
Sắt
Nhựa
Thủy tinh
Bạc
Vàng

%

ppm

1,2
3,4
0,2
0,3

0,038
12
26
53
-

20
10

7

Khối lượng (kg)
0,4344
1,2308
0,0724
0,1086
0,013756
4,344
9,412
19,186
0,000724
0,000362


I. 2. Hiện trạng phát sinh chất thải điện tử
I.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải điện tử trên thế giới
Trong những thập kỷ qua, ngành công nghiệp điện tử đã cách mạng hóa thế
giới: điện và sản phẩm điện tử đã trở nên phổ biến của cuộc sống ngày nay. Những
sản phẩm này phục vụ trong các lĩnh vực như y học, di động, giáo dục, y tế, thực
phẩm cung cấp, thông tin liên lạc, an ninh, bảo vệ môi trường và văn hóa. Các thiết bị

bao gồm như tủ lạnh, máy giặt, điện thoại di động, máy tính cá nhân, máy in, đồ chơi
và TV. Số lượng của các thiết bị đưa ra thị trường mỗi năm được tăng lên cả ở
những nước có nền công nghiệp phát triển và những nước đang phát triển.
Theo Liên minh châu Âu (EU) [22], tổng trọng lượng của các thiết bị điện tử
trên thị trường trong năm 2005 dao động lên đến hơn 9,3 triệu tấn, đặc biệt là ở
Đông Âu. Thiết bị điện tử có mặt trên thị trường bao gồm: Hơn 44 triệu thiết bị gia
dụng lớn ở EU15, 48 triệu máy tính để bàn và máy tính xách tay, khoảng 32 triệu
TV, 776 triệu bóng đèn…
Ở Mỹ [17], trong năm 2006, hơn 34 triệu TV và màn hình đã có mặt trên thị
trường, hơn 24 triệu máy tính cá nhân, khoảng 139 triệu thiết bị truyền thông di
động như điện thoại di động, máy nhắn tin hoặc điện thoại thông minh đã được sản
xuất. Đây là khoảng thời gian có tốc độ tăng trưởng cao nhất đối với các thiết bị
truyền thông: năm 2003 gần 90 triệu thiết bị đã được bán và lên đến 152 triệu thiết
bị năm 2008.
Ấn Độ có một cơ sở lắp ráp khoảng 5 triệu máy tính trong năm 2006, góp
25% vào tốc độ tăng trưởng hàng năm trong ngành công nghiệp PC Ấn Độ [17].
Ở Trung Quốc [68], khoảng 14 triệu máy tính được bán trong năm 2005, hơn
48 triệu TV, gần 20 triệu tủ lạnh và 7,5 triệu máy điều hòa không khí vào năm
2001, cả tốc độ tăng trưởng và thâm nhập thị trường ngày càng tăng qua các năm.
Hiệp hội GSM ước tính rằng 896 triệu thiết bị cầm tay điện thoại di động
được bán ra trong 2006 trên toàn thế giới [18].
Hiện nay, các dữ liệu thống kê về lượng chất thải điện, điện tử sinh ra là
chưa đầy đủ. Chương trình môi trường Liên hợp quốc ước tính có khoảng 20-50

8


triệu tấn chất thải điện tử bị thải bỏ trên thế giới mỗi năm [60]. Ở các nước phát
triển, lượng chất thải này tương đương khoảng 1% tổng lượng chất thải rắn và ở
các nước đang phát triển là 0,01-1% tổng lượng chất thải rắn đô thị phát sinh [60].

Ở các quốc gia thành viên EU15, tổng lượng thiết bị điện và điện tử thải
phát sinh thay đổi từ 3,3-3,6 kg/người giai đoạn 1990-1999 và được ước tính là
khoảng 3,9-4,3 kg/người giai đoạn 2000-2010 (EEA, 2003). Còn theo ước tính
của Liên hợp quốc, tổng lượng chất thải điện, điện tử phát sinh ở 27 quốc gia thành
viên thuộc cộng đồng Châu Âu dao động trong khoảng 8,3-9,1 triệu tấn/năm [59]
hay 14-15 kg/người [60]; và lượng chất thải điện, điện tử sinh ra trên toàn cầu là
khoảng 40 triệu tấn/năm [59].
Mỹ là quốc gia có lượng chất thải điện tử phát sinh nhiều nhất trên
thế giới (khoảng 3 triệu tấn/năm), tiếp sau đó là Trung Quốc (khoảng 2,3 triệu
tấn/năm). Trong một báo cáo năm 2006 của Hiệp hội các nhà tái chế thiết bị điện tử
thế giới (International Association of Electronics Recyclers), lượng chất thải điện
tử sinh ra ở Mỹ là 400 triệu thiết bị/năm. Năm 2007, lượng chất thải điện tử ở Mỹ
là 3,01 triệu tấn và tăng lên khoảng 3,16 triệu tấn vào năm 2008 [61].
Đối với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là khu vực Châu Á và Châu
Phi, lượng chất thải điện tử phát sinh là thấp hơn. Ví dụ, ở Thái Lan, số lượng các
thiết bị điện tử gia dụng điển hình bao gồm sáu loại tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy vi
tính, điện thoại di động và máy điều hòa thải ra ước tính khoảng gần 8000 chiếc
vào năm 2001 và tăng lên gần 11400 chiếc vào năm 2005 [70]. Còn ở Campuchia,
lượng chất thải điện tử được ước tính là thay đổi từ 6.792 tấn năm 2008 đến
22.443 tấn năm 2019 [58].
Theo kết quả này, có thể thấy lượng chất thải điện tử sinh ra từ tivi là lớn
nhất ở tất cả các quốc gia đang phát triển kể trên. Ngoài ra, dòng chất thải điện tử
từ máy vi tính được dự báo sẽ tăng 6-8 lần ở Uganda, 4-8 lần ở Senegal, 5 lần ở
Ấn Độ, và 2-4 lần ở Nam Phi và Trung Quốc vào năm 2020. Còn đối với dòng
chất thải từ điện thoại di động, Ấn Độ là quốc gia được dự báo sẽ có tốc độ tăng
trưởng lớn nhất (18 lần vào năm 2020). Ở quy mô toàn cầu, lượng chất thải điện tử

9



được dự báo là sẽ tăng lên mức trên 70 triệu tấn vào năm 2014 (Hình 1.4) [24].

Hình 1.4. Sự gia tăng chất thải điện tử trên toàn cầu
Như vậy, sự gia tăng lượng chất thải điện tử không phải là vấn đề của riêng
một quốc gia nào mà mang tính toàn cầu. Không chỉ các quốc gia phát triển mới
quan tâm đến loại chất thải này mà cả các quốc gia đang phát triển, nơi đang được
tiếp cận ngày càng nhiều hơn với các thiết bị hiện đại cũng như các sản phẩm lỗi
thời từ các quốc gia phát triển chuyển sang, chất thải điện tử cũng là một vấn đề
mang tính thời sự.
I.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải điện tử ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra năm 2005 [23], Việt Nam có khoảng 50 cơ sở sản xuất,
lắp ráp linh kiện, thiết bị điện tử. Định hướng phát triển ngành công nghiệp này đến
năm 2020, tổng số các cơ sở công nghiệp điện tử sẽ tăng lên khoảng 120 - 150 cơ
sở. Hiện tại đã hình thành một số các cơ sở sản xuất linh kiện điện tử như đèn hình
ti vi, monitor, tụ điện, điện trở, mạch in… và trong tương lai không xa ngành công
nghiệp vật liệu điện tử - bán dẫn cũng sẽ ra đời. Bước đầu công nghiệp điện tử ở
Việt Nam cùng với các ngành khác như bưu chính viễn thông, tự động hóa, công
nghệ thông tin đã mang lại bộ mặt mới trong đời sống sinh hoạt xã hội, góp phần
đáng kể vào thu nhập quốc dân.

10


5,000,000

(chiếc)

4,500,000
4,000,000
3,500,000

Ti vi

3,000,000

Máy vi tính

2,500,000

Điện thoại di động

2,000,000

Tủ lạnh

1,500,000

Điều hòa

1,000,000

Máy giặt

500,000
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Năm)

Hình 1.5. Lượng chất thải thiết bị điện và điện tử ở Việt Nam từ 2010 và ước
tính đến năm 2020 [62]

Hình 1.5 cho thấy, dự báo đến năm 2020, đáng chú ý nhất trong việc gia
tăng lượng thải là mặt hàng tivi, tiếp đến là điện thoại di động (tăng khoảng. Đây
cũng chính là hai loại thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến nhất trong xã hội tại
thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, tuổi thọ của sản phẩm và tính đổi mới liên tục
của công nghệ cũng đóng vai trò trong sự gia tăng lượng thải. Những thiết bị
có tuổi thọ ngắn và công nghệ cải tiến liên tục thường bị thải bỏ nhanh và nhiều
hơn.
Tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển công nghiệp điện tử là sự phát sinh
một lượng không nhỏ chất thải điện tử, bao gồm: chất thải công nghiệp điện tử và
thiết bị điện, điện tử thải sau sử dụng.
Chất thải công nghiệp điện tử (WES) bao gồm vụn kim loại, dây dẫn điện,
bản mạch in hỏng, linh kiện hỏng, chất thải hàn... Qua quá trình điều tra, khảo sát
tại 11 tỉnh thành trong cả nước cho thấy, một đặc tính quan trọng nhất của WES là
thành phần kim loại màu và kim loại nặng rất lớn, trong đó đồng chiếm thành phần
chủ yếu, cụ thể: thành phẩn đồng (Cu) trong mẫu chân linh kiện rời chiếm trên
98%; tạp chất kim loại trong đó thiếc (Sn), chì (Pb) chiếm khoảng 1,5%, phần còn

11


lại là màng bảo vệ có đặc tính hữu cơ, cao phân tử. Trong các bản mạch in thải có
chứa thành phần đồng là chủ yếu, ngoài ra còn có khá nhiều các kim loại khác như
Fe, Al, Sn, Ni, Pb, Zn và đặc biệt quan trọng là tồn tại trong đó một lượng các kim
loại quý Ag, Au, Pt, Pd... Trong phế liệu hàn thành phần chủ yếu là Sn, Pb ở các
dạng kim loại và ôxít kim loại do bị ôxy hóa trong quá trình hàn ở dạng xỉ.
Bên cạnh chất thải công nghiệp điện tử, ngày nay công nghệ ngày càng phát
triển đã làm giảm tuổi thọ trung bình của sản phẩm và phát sinh một khối lượng lớn
các thiết bị điện, điện tử thải. Loại chất thải này chứa một lượng lớn các hợp chất
độc hại là tác nhân làm cho các vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê qua nghiên cứu cho thấy, lượng thiết bị điện, điện tử gia dụng

thải tăng khoảng 15%/năm [62].
I.3. Quản lý chất thải điện tử
Việc quản lý thiết bị điện và điện tử thải bao gồm các giai đoạn thu
gom, vận chuyển, phân loại, xử lý và thải bỏ. Trên thế giới, hệ thống thu gom
chất thải điện, điện tử được thực hiện qua các kênh thu gom như: hệ thống thu
hồi lại của nhà sản xuất/nhà phân phối lẻ, hệ thống thu gom đô thị và hệ thống thu
gom của nhà tái chế/nhà tháo dỡ (Hình 1.6).
Mặc dù đã phát triển hệ thống thu gom thông qua nhiều kênh và có sự kiểm
soát chặt chẽ nhưng thực tế, tỉ lệ thu gom thiết bị điện và điện tử thải ở các nước
phát triển không thật sự cao. Như ở các quốc gia EU, lượng thiết bị điện, điện tử
thải thu gom được chỉ bằng 20-33% so với lượng thiết bị điện, điện tử mới đưa vào
thị trường.

12


Hình 1.6. Hệ thống thu gom thiết bị điện và điện tử thải [60]
Quốc gia có tỉ lệ chất thải điện tử được thu gom nhiều nhất là Thụy Điển
[16]. Quốc gia này đã xây dựng và phát triển hệ thống thu gom và tái chế chất thải
điện tử rất tốt thông qua sự hợp tác giữa chính quyền và nhà sản xuất: chính quyền
quản lý và hỗ trợ tài chính cho các điểm thu gom còn nhà sản xuất sẽ quản lý và hỗ
trợ tài chính cho việc vận chuyển thiết bị điện và điện tử thải đến các cơ sở tái chế.
Tuy là quốc gia có lượng phát thải lớn nhất, tỉ lệ thu gom để xử lý các loại
thiết bị điện, điện tử thải ở Mỹ không thực sự cao. Cơ quan bảo vệ môi trường
Mỹ (US EPA) ước tính có khoảng 235 triệu thiết bị điện tử đã qua sử dụng được
lưu giữ tại các hộ gia đình vào năm 2007, trong đó bao gồm 99,1 triệu ti vi,
110,2 triệu máy vi tính [64]. Những con số này nói lên rằng, ngay cả ở các nước
phát triển, việc thu gom cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu
xây dựng được các mô hình phù hợp để nâng cao hiệu quả thu gom chất thải điện tử.
Tỉ lệ thu gom chất thải điện tử ở các nước đang phát triển còn thấp hơn

nữa. Hình thức thu gom chủ yếu là thông qua các cá nhân thu gom (đồng nát). Lực
lượng này sẽ đến thu mua đồ điện, điện tử thải tại từng hộ gia đình sau đó chuyển
đến các đại lý thu gom cấp cao hơn. Các hoạt động này, trên thực tế, diễn ra một
cách sôi động trên thị trường nhưng không nằm trong khuôn khổ quản lý của pháp
luật. Dòng chất thải điện tử ở các quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…
được trình bày trong phần phụ lục của báo cáo.
Dòng chất thải điện tử không được thu gom xử lý ở các quốc gia Châu

13


Âu, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Otxtralia thường được vận chuyển sang các
quốc gia ở Châu Phi và Châu Á như Nam Phi, Ghana, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt
Nam; biến các nước đang phát triển thành các “bãi rác” về chất thải điện tử của các
nước phát triển. Nguyên nhân là do, trong khi chi phí cho việc xử lý trong nước rất
tốn kém thì việc xuất khẩu chất thải điện tử lại dễ dàng và mang lại lợi nhuận cho
các doanh nghiệp. Đôi khi, việc xuất khẩu chất thải điện tử sang các quốc gia
kém phát triển hơn còn dưới hình thức quyên góp đồ cho người nghèo. Thực tế
này đã dẫn đến sự ra đời của công ước Basel vào năm 1989 tại Basel, Thuỵ Sĩ.
Công ước này quy định về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới đối với các chất
thải nguy hại và cho phép những nước thành viên có quyền cấm nhập khẩu chất
thải độc hại và nhà xuất khẩu chỉ được chuyển rác thải điện tử ra nước ngoài khi
có sự đồng ý của nước tiếp nhận. Tuy nhiên, bất chấp các lệnh cấm, các loại đồ
điện tử thải như tivi và máy tính cũ chứa nhiều chất độc hại vẫn được xuất khẩu từ
châu Âu sang châu Phi và châu Á. Theo thống kê của Mạng lưới thực thi công ước
Basel, một số lượng lớn tivi và đồ điện tử cũ do Nhật Bản thải ra đã được chuyển
đến Trung Quốc và Việt Nam. Riêng năm 2007, có hơn 830.000 tivi cũ đã được
chuyển từ Nhật Bản sang Việt Nam.

TÂY ÂU


BẮC MỸ

ĐÔNG ÂU

TRUNG QUỐC

HY LẠP

ẤN ĐỘ

BỜ BIỂN NGÀ

Hình 1.7. Xuất khẩu chất thải điện tử [50]
Hiện nay, dù tốc độ phát sinh rất nhanh nhưng tỷ lệ rác thải điện tử được
tái chế trên thế giới còn rất thấp. Theo tổ chức Greenpeace, chỉ có khoảng 10%
lượng máy tính cũ hỏng và 2-3% điện thoại di động cũ hỏng được tái chế. Chỉ
riêng ở Mỹ, đã có khoảng 500 triệu máy tính cũ, trong đó chỉ khoảng 10% máy

14


tính cũ được tái chế. Một ước tính khác đưa ra con số là tại Mỹ trong số chất thải
điện tử được thu gom thì 50-80% không được tái chế trong nước mà theo đường
tàu biển tới các điểm đến như Trung Quốc [50]. Việc xuất khẩu chất thải điện tử từ
Mỹ sang các nước đang phát triển giúp giảm 10 lần chi phí so với tái chế đúng
cách ở trong nước [63]. Trong hơn 3 triệu tấn chất thải điện tử bị thải bỏ năm 2008
tại Mỹ, chỉ có khoảng 430 nghìn tấn được tái chế, tương đương khoảng 13,6% [19].
Tại Mỹ Latinh, theo số liệu của Viện Sinh thái quốc gia Mexico, 80% rác điện tử
được bỏ ở các bãi rác hoặc gom tại nhà ở, cơ quan, xí nghiệp; 15% được thu gom

theo chương trình tái chế; 20% được tái sử dụng và chỉ có 1% được cấp chứng chỉ về
xử lý ô nhiễm môi trường.
Những năm trước đây, tại các quốc gia phát triển, chất thải điện tử thường được
xử lý như những loại chất thải thông thường khác chủ yếu là chôn lấp và đốt [1], chỉ
một số ít được tái sử dụng (nguyên chiếc và lắp ráp lại từ các linh kiện lựa chọn).
Trong suốt những năm 80 và đầu những năm 1990 của thế kỷ trước, những áp lực từ
luật pháp, kinh tế và công nghệ đã làm thay đổi mục tiêu của việc xử lý chất thải điện
và điện tử. Theo đó, các nghiên cứu về tái chế chất thải điện và điện tử mới bắt đầu
được tiến hành một cách quy mô đưa thiết bị điện – điện tử gia dụng thải từ các bãi
chôn lấp và lò đốt về các cơ sở tái chế công nghiệp, qua đó đã làm thay đổi vòng đời
của loại chất thải này [30]. Tuy nhiên, với khoảng thời gian tương đối ngắn, thì cơ sở
hạ tầng cho công tác tái chế chất thải điện – điện tử vẫn chưa đầy đủ để đảm bảo cho
việc tái chế khối lượng lớn và liên tục gia tăng, cũng như biến đổi về cả thành phần và
mẫu mã. Một ví dụ điển hình là ngành công nghiệp tái chế chất thải điện tử ở Mỹ mới
chỉ đạt doanh số 700 triệu USD với hơn 7000 công nhân vào năm 2003 [26]. Con số
này còn quá nhỏ đối với ngành công nghiệp tái chế ở Mỹ với doanh số 238 tỷ USD và
1,1 triệu công nhân vào năm 2007 [26].
Phần lớn chất thải điện tử hiện nay được chôn lấp; đặc biệt, ở các nước đang
phát triển, việc tái chế chất thải điện tử chủ yếu diễn ra ở khu vực không chính quy.
Các hoạt động thường nhỏ lẻ và người lao động cũng không được trang bị các
phương tiện bảo hộ. Các thiết bị cũ được tháo dỡ và phá hủy thủ công để thu hồi các

15


vật liệu có giá trị, thậm chí thiêu đốt dây điện ngoài trời để lấy đồng. Công việc này
đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều người nghèo, do đó, mặc dù có thể bị luật
pháp cấm nhưng trong thực tế, hoạt động này vẫn diễn ra khá sôi động [26].
Tái chế chất thải điện tử không đúng cách gây những tác động tiêu cực
lên môi trường và sức khỏe con người vì trong chất thải điện tử chứa nhiều chất

độc hại (đặc biệt là kim loại nặng như thủy ngân, chì, selen; các tác nhân gây cháy
sinh ra dioxin khi đốt). Trong các bãi chôn lấp ở Mỹ, khoảng 70% kim loại nặng
(thủy ngân và cadimi) là do chất thải điện tử phát sinh ra [1]. Những chất độc này
có thể làm phá hủy màng não, gây dị ứng, ung thư. Ngoài ra, có nhiều chất trong
các thiết bị điện tử thải khi đi vào môi trường gây tác động xấu cho bầu khí quyển,
làm suy giảm tầng ozon và là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu đặc biệt là các
chất làm lạnh như CFC, HCFC, PBDE, HBCD... Tuy nhiên, trong các thiết bị điện
tử thải có chứa nhiều kim loại quý như vàng, bạc và đồng. Trong một tấn chất thải
điện tử có thể chứa tới 0,2 tấn đồng gấp 40 lần so với khi khai thác một tấn quặng.
Vì vậy, nếu được tái chế đúng cách, chất thải điện tử sẽ đem lại lợi ích rất lớn cả về
kinh tế lẫn môi trường [64].
Quy trình tái chế chất thải CRT ở Việt Nam và một số quốc gia được trình
bày trong phần phụ lục của báo cáo.
Hiện nay lượng chất thải điện tử tại Việt Nam không hề nhỏ. Tuy nhiên vấn
đề tái chế cũng như xử lý an toàn lượng rác thải này vẫn chưa nhận được sự quan
tâm đúng mức của các cơ quan chức năng, giới nghiên cứu cộng đồng mặc dù nhiều
lời cảnh báo về sự độc hại từ những vật liệu có trong loại rác này như chì, thủy ngân
và chrome đã được đưa ra từ lâu [62].
Thực tế ở Việt Nam cũng mới chỉ đang quan tâm quản lý một số loại
chất thải thiết bị điện và điện tử gia dụng điển hình như tivi, máy vi tính, điện thoại
di động, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt. Việt Nam mặc dù chưa áp dụng
EPR song việc thu gom các loại đồ điện và điện tử gia dụng thải đang diễn ra
tương đối tập trung. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải điện tử được thực
hiện bởi những người thu gom cá nhân hoặc các cơ sở vận chuyển (được cấp

16


×