Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu xây dựng và đánh giá chu trình luân chuyển vật chất của chì tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.56 KB, 58 trang )

Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: "Nghiên cứu xây dựng và đánh giá chu trình vận
chuyển vật chất của chì tại Việt Nam" là công trình nghiên cứu khoa học của tôi,
các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và rõ ràng. Tài liệu sử dụng
trong luận văn có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Viện về luận văn của tôi.

Ngƣời cam đoan

Vũ Hoàng Minh Thọ

Vũ Hoàng Minh Thọ

1

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Đức
Quảng, người đã luôn quan tâm, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô - Viện Khoa học và Công nghệ môi


trường đã tạo điều kiện để em có thể thực hiện các nghiên cứu của luận văn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã bên cạnh ủng hộ và
động viên em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2014
Học viên

Vũ Hoàng Minh Thọ

Vũ Hoàng Minh Thọ

2

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2
MỤC LỤC ..................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG CHÌ
Ở VIỆT NAM ............................................................................................................9

1.1. Vài nét sơ lƣợc về chì (Pb)..............................................................................9
1.1.1. Trạng thái tự nhiên .....................................................................................9
1.1.3 Tính chất hóa học ........................................................................................9
1.2. Ứng dụng của Pb ...........................................................................................10
1.2.1. Công nghiệp hóa học và công nghiệp kỹ thuật điện ................................ 10
1.2.2. Công nghiệp nhiên liệu.............................................................................10
1.2.3. Y học .........................................................................................................11
1.2.4. Trong ngành năng lượng học nguyên tử và kỹ thuật hạt nhân ................12
1.3. Ảnh hƣởng của chì tới sức khỏe ..................................................................12
1.4. Tình hình khai thác và chế biến chì tại Việt Nam .....................................14
1.4.1. Thực trạng khai thác và chế biến quặng chì ở Việt Nam hiện nay ..........14
1.4.2. Công nghệ khai thác và chế biến quặng Chì ............................................15
1.5. Hiện trạng ô nhiễm chì liên quan đến ắc quy chì tại Việt Nam................16
CHƢƠNG 2: CHU TRÌNH LUÂN CHUYỂN VẬT CHẤT CỦA CHÌ TRONG
CÔNG NGHIỆP ÁC QUY CHÌ .............................................................................18
2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng ác quy chì ở Việt Nam hiện nay ..............19
2.1.1. Ứng dụng của ác quy chì trong nền kinh tế .............................................19
2.1.2. Hiện trạng phát triển và mua bán ác quy chì trên thị trường ..................22
2.1.3 Định hướng phát triển ngành sản xuất ắc quy chì ....................................25
2.1.4. Ắc quy xe đạp & xe máy điện: Hiện trạng và dự báo ..............................28
Vũ Hoàng Minh Thọ

3

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội


2.2. Thải bỏ, thu gom và tái chế ắc quy chì .......................................................31
2.2.1 Hiện trạng tái chế .....................................................................................31
2.2.2 Tái chế ác quy chì ......................................................................................33
2.2.3. Quy trình công nghệ tái chế ác quy chì ....................................................36
2.2.4. Lượng ắc quy thải tại Việt Nam ............................................................... 39
2.2.5. Các vấn đề môi trường .............................................................................40
2.3 Hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm chì .............................................42
2.3.1 Xuất khẩu chì .............................................................................................42
2.3.2 Nhập khẩu chì ......................................................................................... 42
2.4. Chu trình luân chuyển vật chất chì .............................................................44
2.4.1. Mục đích xây dựng chu trình luân chuyển ...............................................44
2.4.2. Chu trình vận chuyển vật chất Chì ...........................................................44
CHƢƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ ........................................................46
CHU TRÌNH LUÂN CHUYỂN VẬT CHẤT CHÌ ..............................................46
3.1 Tính toán các dòng vật chất chính của chu trình ...........................................46
3.1.1 Lượng chì dùng cho sản xuất ắc quy tại Việt Nam .......................................46
3.1.2 Lượng chì thải bỏ từ các phương tiện giao thông .....................................46
3.1.3 Thất thoát chì trong sản xuất và tài chế ác quy chì ..................................48
3.1.4 Xác định dòng vật chất của chì tại Việt Nam ............................................48
3.2. Đánh giá chu trình ........................................................................................50
3.3. Dự báo nhu cầu sử dụng chì trong những năm tới ....................................53
3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý vật chất chì ..................................................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57

Vũ Hoàng Minh Thọ

4


11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CP

: Cổ phần

CTR

: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại

CP


: Cổ phần

GTVT

: Giao thông vận tải

QLCTR

: Quản lý chất thải rắn



: Quyết định

TT

: Thông tư

SXCN

: Sản xuất công nghiệp

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

XĐĐ

: Xe đạp điện


Vũ Hoàng Minh Thọ

5

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp của ngành nguồn điện hóa học ...20
Bảng 2.2 Dự báo nhu cầu sử dụng các sản phẩm nguồn điện hóa học ....................22
Bảng 2.3 Các doanh nghiệp ngành theo thành phần kinh tế ....................................23
Bảng 2.4 Sản lượng ắc quy sản xuất trong nước ......................................................24
Bảng 2.5 Các doanh nghiệp ngành nguồn điện hóa học theo cơ cấu sản phẩm ......25
Bảng 2.6:Danh mục các dự án đầu tư nhóm sản phẩm nguồn điện hóa học ...........28
Bảng 2.7: Lượng phương tiện giao thông theo các năm gần đây .............................38
Bảng 2.8: Lượng ác quy chì sử dụng trong các phương tiện giao thông………..….39
Bảng 2.9. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải của pin-ắc quy………..….....40
Bảng 2.10 Lượng chì xuất khẩu những năm gần đây………………………………….42
Bảng 3.1 Ước tính lượng chì cho sản xuất ác quy chì tại Việt Nam .........................46
Bảng 3.2. Lượng ác quy chì thải bỏ hàng năm.........................................................46
Bảng 3.3:Lượng chì có trong ác quy thải bỏ hàng năm...........................................46
Bảng 3.4 Hệ số phát thải các công đoạn..................................................................47

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Đường vào cơ thể người của chì……………………...………………………..12
Hình 2: Sơ đồ tái chế ắc quy chì có đầu tư công nghệ…………………………….…..37

Hình 3: Sơ đồ tái chế ắc quy chì thủ công………………………………….....………..38
Hình 4: Chu trình luân chuyển vật chất chì ………………………………………........44
Hình 5: Sơ đồ đề xuất dòng vật chất của chì ở Việt Nam.........................................49

Vũ Hoàng Minh Thọ

6

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội
MỞ ĐẦU

Chì là một trong những kim loại cơ bản được con người đã khai thác và sử
dụng, kim loại nặng này trong hàng ngàn năm được coi là kim loại cổ xưa nhất của
con người .Được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp như : sản xuất
pin, ác quy, trong công nghiệp sơn, in ấn, mạ, hàn ;chì còn là vật liệu chống ăn mòn,
chống phóng xạ, chế tạo vật liệu nặng cho lưới đánh cá… Đây là một kim loại độc
với sức khỏe con người và cũng là một chất gây ô nhiễm môi trường phổ biến hiện
nay .Con người ngày càng nhận thức rõ hơn tác hại của chì đã hạn chế sử dụng
trong nhiều lĩnh vực nhưng do nhu cầu phát triển, tốc độ khai thác và sử dụng chì
vẫn không ngừng gia tăng.
Tại Việt Nam chì được sử dụng và tái chế tại khắp các tỉnh thành nhưng lại
thiếu sự quản lý của cơ quan chức năng. Ngoài việc gây nguy hại tới môi trường,
với tốc độ sử dụng chì như hiện nay cho thấy tương lai gần của sự cạn kiệt nguồn
cung ứng chì. Việc quản lý trong sử dụng và thải bỏ chì hiện nay trở nên cấp bách.
Chính vì vậy đề tài này tập chung nghiên cứu xây dựng và đánh giá chu trình vận

chuyển vật chất chì tại nước ta, đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp để bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
Xuất phát từ thực tế nêu trên , đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và đánh giá
chu trình luân chuyển vật chất của chì tại Việt Nam “ là hết sức cần thiết và phù
hợp với nhu cầu thực tiễn hiện nay. Điều này góp phần tăng cường hệ thống quản lý
môi trường, đồng thời thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế- xã hội trên đất nước ta
một cách bền vững.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định được các con đường luân chuyển của chì trong nền kinh tế
- Nghiên cứu tình hình sản xuất và tính toán lượng ắc quy chì sử dụng trong
các phương tiện hiện nay.
- Xác định lượng ắc quy chì tái chế và các vấn đề môi trường trong quá trình
tái chế ắc quy chì.
- Xây dựng và đánh giá chu trình luân chuyển vật chất chì có trong ắc quy chì
Vũ Hoàng Minh Thọ

7

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

- Đề xuất các giải pháp quản lý khả thi về kinh tế, kỹ thuật và môi trường.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: ắc quy chì axit tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chu trình vận chuyển vật chất chì trong ắc

quy chì axít.
4. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục (biểu bảng, hình
ảnh), báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình khai thác và sử dụng chì ở Việt Nam
Chương 2: Xây dựng chu trình vận chuyển vật chất của chì trong ắc quy chì
Chương 3: Kết luận và đánh giá chu trình luân chuyển vật chất

Vũ Hoàng Minh Thọ

8

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG CHÌ
Ở VIỆT NAM
1.1. Vài nét sơ lƣợc về chì (Pb)
1.1.1. Trạng thái tự nhiên
Chì là một kim loai nặng có màu xám thẫm, mềm, dễ dát mỏng và dẫn điện
tốt. Chiếm 10-4% tổng số nguyên tử của vỏ trái đất. Khi gặp không khí và nước,
một lớp hợp kim được tạo ra, bao che chì khỏi bị gỉ sét, ăn mòn[16].
Trong đất, Pb có mặt trong khá nhiều khoáng vật. Chủ yếu nhất vẫn là galen
(PbS) , ngoài ra còn có cernsute PbCO3, cunglesite PbSO4…
Trong nước, Pb hầu như không tồn tại ở dạng tự do mà thường ở dạng hợp

chất kết tủa hoặc phức của ion vô cơ và hữu cơ.
Trong công nghiệp, Pb được điều chế bằng cách đốt cháy galen để chuyển
galen thành oxit. Sau đó khử oxit thành kim loại:
2PbS + 3O2 = 2PbO + 2SO2
PbO + C

= Pb

+ CO

1.1.2 Tính chất vật lý
Chì có màu trắng bạc và sáng, bề mặt cắt còn tươi của nó xỉ nhanh trong không
khí tạo ra màu tối. Nó là kim loại màu trắng xanh, rất mềm, dễ uốn và nặng, và có
tính dẫn điện kém so với các kim loại khác. Chì có tính chống ăn mòn cao, và do
thuộc tính này, nó được sử dụng để chứa các chất ăn mòn. Do tính dễ dát mỏng và
chống ăn mòn, nó được sử dụng trong các công trình xây dựng như trong các tấm
phủ bên ngoài các khới lợp.
Chì dạng bột cháy cho ngọn lửa màu trắng xanh. Giống như nhiều kim loại, bộ chì
rất mịn có khả năng tự cháy trong không khí. Khói độc phát ra khi chì cháy [16].
1.1.3 Tính chất hóa học
Chì bị oxy hóa tạo thành lớp oxit màu sám xanh bao bọc trên bề mặt bảo vệ cho chì
không tiếp tục bị oxy hóa nữa.
2 Pb + O2 = 2PbO

Vũ Hoàng Minh Thọ

9

11B - QLTNMT



Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

Tương tác được với các nguyên tố halogen và nhiều nguyên tố không kim lọa khác
Pb + X2 = PbX2
Chì chỉ tương tác bề mặt với axít HCl, H2SO4 loãng vì bị bào phủ bởi lớp muối khó
tan (PbCl2, PbSO4) nhưng với dung dịch đậm đặc hơn của axit đó chì có thể tan vì
lớp khó tan trên bề mặt bảo vệ đã chuyển thành hợp chất tan[16].
PbCl2 + 2HCl

= H2PbCl4

PbSO4 + H2SO4 = Pb(HSO4)2
Với axít Nitric ở bất kỳ nồng độ nào, chì tương tác như một kim loại
Pb + HNO3 = Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Khi có mặt của oxy chì tương tác với nước
2Pb + 2H2O + O2 = 2Pb(OH)2
1.2. Ứng dụng của Pb
1.2.1. Công nghiệp hóa học và công nghiệp kỹ thuật điện
Trong công nghiệp kỹ thuật điện, kim loại này được dùng làm vỏ bọc dây
cáp rất bền chắc và khá dẻo dai. Một lượng chì khá lớn được dùng để làm que hàn.
Để bảo vệ thiết bị khỏi sự ăn mòn, các nhà máy hóa chất và các xí nghiệp luyện kim
màu, người ta mạ chì (phủ một lớp chì rất mỏng) lên bề mặt bên trong các buồng và
các tháp để sản xuất axit sunfuric, các ống dẫn, các bể tẩy rửa và các bể điện phân.
Trong nhiều máy móc và cơ cấu, có thể gặp các hợp kim để làm bi gồm chì và các
nguyên tố khác. Ngoài các ứng dụng trong công nghiệp hóa học, chì còn có một ứng
dụng hết sức quan trong trong công nghiệp kỹ thuật điện hóa học. Pin và Ắc quy chì
là một loại nguồn điện thứ cấp, được sử dụng phổ biến nhất trong số các loại nguồn

điện hóa học. Hiện nay, trên toàn thế giới các phương tiện giao thông và các thiết bị
công nghệ đều sử dụng hai loại sản phẩm ứng dụng này của chì. Đây chính là sự tồn
tại chủ yếu của chì trong đời sống phát triển và hiện nay nguy cơ ô nhiễm phổ biến
nhất của chì cũng tập trung chủ yếu trong các ứng dụng này.
1.2.2. Công nghiệp nhiên liệu
Trong các động cơ xăng, phải nén hỗn hợp nhiên liệu trước khi đốt cháy, và
nén càng mạnh thì động cơ làm việc càng kinh tế. Nhưng ở mức độ nén khá cao,
hỗn hợp nhiên liệu sẽ nổ chứ không chờ đến lúc được đốt cháy. Chỉ cần pha thêm
Vũ Hoàng Minh Thọ

10

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

Chì tetraetyl vào xăng với một lượng nhỏ (chưa đến 1 gam 1 lít) là đủ để ngăn chặn
hiện tượng nổ, buộc nhiên liệu phải cháy đều, mà chủ yếu là cháy đúng thời điểm cần
thiết. Đến nay phần lớn các nước đã chấm dứt hoàn toàn việc dùng xăng pha chì. Sự
phát thải chì cũng uy hiếp nghiêm trọng lên sức khoẻ của nhân dân các đô thị do sự
gia tăng tốc độ đô thị hoá và sự tăng sử dụng xe có động cơ với xăng pha chì.
Hiện nay, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc xăng pha chì vẫn được sử dụng
tại 6 quốc gia: Afghanistan, Algeria, Iraq, Triều Tiên, Myanmar và Yemen. Liên
Hợp Quốc đang hỗ trợ để những nước này có thể “đoạn tuyệt” với xăng pha chì
trong hai năm tới. Các nước đang sử dụng cả nhiên liệu chứa chì và không chứa chì
gồm: Algeria, Yemen và Iraq .Tại Việt Nam 1/11/2001 Thủ tướng chính phủ đã ra
quyết định cấm sử dụng xăng pha chì trên toàn quốc .Nhiên liệu chứa chì đã được

cấm từ năm 1996 ở Mỹ[18].
1.2.3. Y học
Trong y học, các hợp chất của chì được dùng để chế các thứ thuốc làm săn
da, giảm đau và chống viêm nhiễm.
Trong y học cổ truyền (Đông y) dược liệu có 3 nguồn: thảo dược (cây cỏ),
động vật và khoáng vật. Trong các dược liệu được dùng trong y học cổ truyền có
loại dược liệu có nguồn gốc khoáng vật có chứa chì là: duyên đơn, duyên phấn và
mật đà tăng.
Duyên đơn: Còn gọi là hoàng đơn, hồng đơn – (Minium). Công dụng: Tuệ
trấn kinh, trừ bệnh sốt rét lâu năm, sát khuẩn, chỉ huyết, chữa bệnh trĩ loét.
Duyên phấn: còn gọi là bạch phấn (Ceru – situm). Là khoáng vật quặng của
chì, là một carbonat chì, thường chứa Ag, Sr, Zn, Cs. Duyên phấn được dùng trị
cam tích, hạ ly, đau bụng giun, chứng hà, sốt rét, ghẻ nấm, mụn nhọt độc, vết loét,
lở miệng, đan độc và bỏng lửa[24].
Mật đà tăng: Còn gọi là li tạc (Litharggrum), thành phần: chủ yếu là ôxy chì
PbO; còn có một phần chì chưa bị ôxy hoá và một số tạp chất khác như Al, Sb, Fe,
Cu và Mg.
Người ta dùng mật đà tăng để trị bệnh trĩ lở, thũng độc, mụn loét, thấp sang,
các loại vết thương, lỵ lâu ngày, kinh giản. Liều uống trong hằng ngày là 0,5 – 1g.
Vũ Hoàng Minh Thọ

11

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội


Dùng ngoài chế cao dán nhọt[24].
Hiện nay, duyên đơn, duyên phấn và mật đà tăng (những dược liệu có chứa
chì) có thể tìm mua với số lượng không hạn chế tại các cửa hàng thuốc Đông y.
1.2.4. Trong ngành năng lượng học nguyên tử và kỹ thuật hạt nhân
Người ta sử dụng các lá chắn bằng chì, thủy tinh mà trong đó có chứa chì
oxit cũng ngăn ngừa được bức xạ phóng xạ chì để ngăn cản tia rơngen, do đó người
ta đã pha thêm chì vào trong các bao tay hay áo choàng của các bác sĩ điện quang
nhờ vậy mà bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng nguy hiểm của tia này.
1.3. Ảnh hƣởng của chì tới sức khỏe
Chì (Pb) là nguyên tố có độc tính cao. Trong môi trường nó bị thải ra từ
hoạt động của các ngành công nghiệp, nông nghiệp…gây ô nhiễm . Nó có thê xâm
nhập vào cơ thể con người bằng 3 con đường:
Hô hấp

Cơ thể con ngƣời

Tiêu hóa

Tiếp xúc
Hình 1: Đƣờng vào cơ thể con ngƣời của chì
Qua đường hô hấp, hơi, bụi chì theo hơi thở vào phổi rồi mau chóng chuyển
sang máu.
Qua ăn uống thực phẩm nhiễm chì hoặc tay dính chì đưa lên miệng trong
khi làm việc. Hàm lượng chì hấp thụ vào máu tùy theo tuổi và tùy theo lượng thực
phẩm trong dạ dày.Với cùng số lượng chì ăn vào, trẻ em hấp thụ sang máu nhiều
hơn người lớn.
Qua tiếp xúc khi da bị trầy trụa, thương tích chì có thể xâm nhập qua lớp
da. Từ máu, chì chuyển vào các cơ quan như gan, thận, não, lá lách, cơ bắp,
tim…Sau vài tuần lễ, đa số chì xâm nhập xương và răng và ở đó cả vài chục năm.
Phần còn lại theo nước tiểu thải ra ngoài.Nếu thường xuyên tiếp cận với chì, hàm

lượng chì trong cơ thể sẽ tích tụ mỗi ngày một nhiều[18].
Vũ Hoàng Minh Thọ

12

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

Trong danh sách 10 chất gây ô nhiễm cao nhất của thế giới thì chì được xếp vào
loại thứ 3 nên chính phủ nhiều nước đã có những quy định chặt chẽ để hạn chế tác
hại của chì với sức khoẻ con người.
Ở Việt Nam, có khá ít thông tin về thực phẩm, nước uống hay các vùng đất
đai ô nhiễm chứa lượng chì vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Theo quy định của Bộ Y
tế, giới hạn chì tối đa trong các loại quả là <= 0,1 mg/kg, ngũ cốc đậu đỗ
<=0,2mg/kg .Một số thông tin cho rằng, hàm lượng chì vượt mức cho phép ở trong
rau, hay trong giấy báo, mà thói quen của người Việt Nam thường sử dụng giấy báo
để gói bọc thức ăn, điều này vô tình làm chì có thể được hấp thụ qua thức ăn[18].
*Tác hại của nhiễm chì tới sức khỏe
Khi chì xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường hô hấp, tiêu hoá, tiếp
xúc qua da... Chì tích luỹ trong máu, mô, xương.v.v., trong máu 95%. Chì gây ra
tổn thương thận, làm giảm chức năng gan tạm thời, gây đau khớp, đau đầu, buồn
nôn, đau bụng, mệt mỏi, ... Hơn thế, Pb có thể thay thế Ca trong xương, tương tác
với photphat trong rồi truyền vào mô mềm của cơ thể và thể hiện độc tính. Khi nồng
độ Pb trong máu 0.3 ppm làm ngăn cản quá trình oxihoa glucoza tạo năng lượng,
làm cơ thể mệt mỏi. Nếu nồng độ lớn hơn 0.8 ppm gây thiếu máu. Còn khi Pb nằm
trong 0.5 - 0.8 ppm phá huỷ não, thận[18].

Nguy hiểm hơn là đối với trẻ em vì khi Pb xâm nhập vào cơ thể nó sẽ tác
động mạnh vào hệ thần kinh làm rối loạn hệ thần kinh, gây thiểu năng.
Cấp tính: Trong nhiễm độc Chì cấp tính khi ăn phải một lượng chì 25-30
gram, nạn nhân thoạt tiên có thể thấy vị ngọt rồi chát, tiếp theo là cảm giác nghẹn ở
cổ, cháy mồm, thực quản, dạ dày, nôn ra chất trắng (chì clorua) đau bụng dữ dội,
tiêu chảy, đi phân có màu đen (chì sunfua), mạch yếu, tê tay chân, co giật và tử
vong[18].
Mãn tính: Đây là tình trạng nguy hiểm và thường gặp hơn do ăn phải thức
ăn có hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng cao; chúng nhiễm và tích lũy dần dần
rồi gây hại cho cơ thể. Nơi tích lũy thường là gan, thận, não, đào thải dần qua đường
tiêu hóa và đường tiết niệu. Khi cơ thể tích lũy một lượng đáng kể Chì sẽ dần dần
xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc như hơi thở hôi, sưng lợi với viền đen ở lợi, da
Vũ Hoàng Minh Thọ

13

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng),
mạch yếu, nước tiểu ít, thường gây sảy thai ở phụ nữ có thai[18].
Chính vì độc tính của các nguyên tố kim loại nặng khi ô nhiễm vào thực
phẩm mà trong ngành quản lý thực phẩm, các chỉ tiêu về kim loại nặng là chỉ tiêu
quan trọng, được quy định chặt chẽ cho một thực phẩm, đặc biệt là những thức ăn
cho trẻ em, vì trẻ em rất nhạy cảm với kim loại nặng, cơ thể trẻ nhỏ hấp thụ chì ô
nhiễm trong thực phẩm cao hơn gấp khoảng 2 lần so với người lớn. Vì vậy hàm

lượng chì cho phép có trong thực phẩm giành cho trẻ nhỏ thường chỉ bằng 1/2
trong thức ăn của người lớn và việc kiểm tra các kim loại nặng trong thực phẩm
giành cho trẻ em thường chặt chẽ hơn.
1.4. Tình hình khai thác và chế biến chì tại Việt Nam
1.4.1. Thực trạng khai thác và chế biến quặng chì ở Việt Nam hiện nay
Trong gần 30 năm qua, trong lĩnh vực chế biến khoáng sản chì kẽm đã từng
bước đưa vào chế biến sản xuất ra các sản phẩm. Sản xuất bằng phương pháp lò
quay, tuyển nổi quặng sunfua để thu lấy tinh quặng chì 52% Pb sản xuất chì thô
96% Pb và sắp tới sẽ sản xuất chì thỏi bằng phương pháp điện phân.
Nhìn chung, xu hướng chế biến chì thực hiện đúng theo phương châm ngày
càng chế biến sâu, thu hồi triệt để hơn thành phần có ích trong quặng.
Công nghệ tuyển nổi tinh quặng sunfua kẽm chì ngày càng được hoàn thiện.
Sử dụng các loại thuốc tuyển thân thiện hơn với môi trường thay thế cho
các thuốc tuyển độc hại như xyanua, và nhưng vẫn giữ được các chỉ tiêu công nghệ
tuyển hầu như không thay đổi. Công ty Kim loại màu Thái Nguyên cũng đang đầu
tư xây dựng Nhà máy Luyện chì công suất 5000 tấn/năm bằng phương pháp điện
phân. Sản phẩm của dự án gồm: Chì 99,99% Pb: 4950 tấn/ năm; Bạc kim loại >99%
Ag: 6000 kg/năm[15].
Tuy nhiên phần lớn các đơn vị khai thác vì lợi nhuận trước mắt mới chỉ tập
trung khai thác quặng giàu để xuất khẩu thô không qua chế biến đã làm cho trữ
lượng tài nguyên (nhất là quặng ôxit) suy giảm, làm nghèo hoá các công trường
khai thác gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Công tác khai thác và chế biến quặng chì ở Việt Nam đã được tiến hành từ
Vũ Hoàng Minh Thọ

14

11B - QLTNMT



Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

lâu, nhưng do thiếu các thiết bị công nghệ, thiếu kinh nghiệm thực tế nên đến nay
vẫn nhiều vướng mắc trong công nghệ chế biến và sản xuất quặng chì. Trong những
năm tới cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khai thác và
chế biến quặng chì.
1.4.2. Công nghệ khai thác và chế biến quặng Chì
Nhìn chung công tác nghiên cứu chế biến quặng chì kẽm ở Việt Nam đã
tiến hành từ lâu khoảng 30 năm về trước. Song do thiếu các thiết bị công nghệ, thiếu
kinh nghiệm thực tế nên đến nay nhiều vấn đề vướng mắc trong công nghệ chế biến
chì kẽm chưa được giải quyết .Hiện nay việc khai thác chế biến quặng chì kẽm chủ
yếu tập chung ở Công ty kim loại màu Thái Nguyên (mỏ Chợ Điền và Lang Hích)
với quy mô chung bình và ở một số mỏ thuộc Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn
và khu vực Hà Giang[15].
Do trữ lượng kẽm chì Sulfua khá lớn nhưng không tập chung ,các than quặng
Sulfua (và quặng ôxit ở phần dưới sâu) thường dạng mạch, túi, cột ,thấu kính có bề
dày nhỏ, cắm dốc và đá vây quănh rất cứng, vững nên hầu hết các mỏ ,điểm quặng
Sunlfua được khai thác bằng phương pháp hầm lò, hệ thống khai thác thường được áp
dụng là lưu quặng , buồng cột và phá nổ phân tầng. Dây chuyền công nghệ khai thác
gồm : Khoan nổ mìn phá vỡ đá, quặng, xúc bốc thủ công, vận chuyển bằng tời điện ở
giếng đứng và giếng nghiêng, goòng đẩy tay ở lò bằng ;vận chuyển bằng otô về
xưởng tuyển; thông gió tự nhiên và cưỡng bức bằng quạt, thoát nước bằng bơm và tự
chảy. Công tác khai thác được cơ giới hóa với mức độ thấp ,chủ yếu là bán cơ giới và
thủ công, năng suất lao động thâp, giá thành sản phẩm cao[15].
Trong điều kiện tài nguyên phân tán, mô hình sản xuất ở mỏ chì kẽm Chợ
Điền và Lang Hích được thực hiện theo hướng linh hoạt, kết hợp khai thác cơ giới,
bán cơ giới và thủ công , tập chung cơ giới hóa khâu vận tải hầm lò, giếng đứng ,sử
dụng tời dây trong vận chuyển quặng ngoài lò để giảm chi phí vận chuyên .Công tác

khai thác được tiến hành theo hộ chiếu thi công cho các công đoạn mỏ.
* Công nghệ làm giàu quặng
Công nghệ chủ yếu để làm giàu quặng Sunlfua chì kẽm là tuyển nổi .Quặng
chì kẽm được nghiền tới cỡ hạt ≤ 0,074 mm sau đó sử dụng các thuốc tuyển khác
Vũ Hoàng Minh Thọ

15

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

nhau để làm cho các khoáng vật chứa chì kẽm nổi lên ,tách ra và thu hồi chúng.
Công suất tuyển nổi đạt trên 70,000 tấn quặng nguyên khai /năm và sản lượng hiện
nay đạt trên 10,000 tấn tinh quặng/ năm. Công nghệ tuyển nổi quặng chì kẽm ngày
càng được hoàn thiên theo hướng thu hồi triệt để hơn các thành phần có ích trong
quặng, nâng cao chất lượng sản phẩm và sử dụng các loại thuốc tuyển nổi than thiện
hơn với môi trường. Chất lượng tinh quặng ban đầu chỉ đạt 48%, nay đã đạt trên
50% và thực thu từ 77% lên trên 90%, đã loại bỏ hẳn một số loại thuốc có tính độc
hại cao như Xyanua và sunfat kẽm[15].
Quặng Oxít được làm giàu bằng quá trình đốt với hai phương pháp: lò phản
xạ vectơrin và lò quay. Quặng oxit được phối liệu cùng than và đá vôi và đốt trong
lò, sản phẩm là bột quặng tinh chì, quặng tinh kẽm và quặng tinh sunfua sắt được
lấy ra từ các nhánh riêng rẽ, vì vậy để đảm báo chỉ tiêu về chất lượng, sản phẩm
trung gian của nhánh nào cho vòng lại đầu của nhánh đó. Riêng sản phẩm ngăn máy
của khâu tuyển sunfua sắt được nhập vào quặng thải. Kết quả nhận được quặng tinh
chì có hàm lượng 41,59 % với mức thực thu chì đạt 70,64 %, quặng tinh kẽm có

hàm lượng 51,20 % với mức thực thu kẽm đạt 83,41 %, quặng tinh sunfua sắt có
hàm lượng S = 45,01 % với mức thực thu đạt 25,54 %. Quặng thải có hàm lượng Pb
= 0,16 % và Zn = 0,45 %. Các sản phẩm quặng tinh đạt chất lượng thương phẩm,
đáp ứng được tiêu chuẩn nguyên liệu cho khâu xử lý tiếp theo. Ngoài ra còn thu
được sản phẩm sunfua đạt chất lượng nguyên liệu sản xuất axit sunfuric[15].
1.5. Hiện trạng ô nhiễm chì liên quan đến ắc quy chì tại Việt Nam
Ở Việt Nam, chì chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị điện hóa học như
pin và ắc quy. Do nhu cầu ngày càng gia tăng của các thiết bị và các phương tiện
nên lượng chì được sử dụng ngày càng nhiều. Các công ty sản xuất pin và ắc quy ở
nước ta đã có từ lâu, tuy nhiên công nghệ còn lạc hậu và chưa được đầu tư một cách
đúng đắn nên quá trình sản xuất gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường.
Hiện nay, một trong những sản phẩm chứa chì được quan tâm nhất là ắc quy
và pin. Ắc quy được quan tâm bởi mức độ tác động đến môi trường của quá trình
sản xuất, sử dụng, thu gom tái chế và xử lý cuối cùng loại sản phẩm này. Phần lớn
công nghệ sản xuất ắc quy ở nước ta đã quá cũ và lạc hậu, một số cơ sở đã cải tiến

Vũ Hoàng Minh Thọ

16

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

công nghệ song chưa đồng bộ. Do đó, các cơ sở sản xuất luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi
ro về an toàn hóa chất, đồng thời đã và đang gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho
môi trường sinh thái, sức khoẻ cộng đồng.

Lượng ắc quy phế thải là nguồn gây ô nhiễm với hậu quả hết sức nặng nề vì
chì được coi là CTNH với độ độc hại cao. Hơn nữa, ở nước ta tình hình tái chế ắc
quy chì chủ yếu được thực hiện tại các làng nghề thủ công đã dẫn đến các tác hại tới
môi trường và con người nghiêm trọng[19]. Do đó các hoạt động có liên quan đến
sản phẩm này, từ sản xuất, phân phối, thu gom, tái chế và tiêu hủy pin- ắc quy thải
phải được quản lý theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về Hướng dẫn hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành
nghề và mã số quản lý CTNH.
Quá trình luân chuyển của chì trong đời sống hiện nay được xác định chủ
yếu qua sự tồn tại ở dạng sản phẩm này của chì. Từ quá trình sử dụng nguyên liệu
chì đầu vào, quá trình sản xuất và quá trình tái chế ắc quy. Đây là quá trình khó xác
định bởi lượng ắc quy được sản xuất và sử dụng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu từng
thời kỳ phát triển. Vì thế trong luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu tình hình sản
xuất và tái chế các ắc quy chì chủ yếu trong đời sống. Tính toán, dự báo và đánh giá
lượng ắc quy đang được sử dụng và sẽ sử dụng trong những năm tiếp theo.

Vũ Hoàng Minh Thọ

17

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

CHƢƠNG 2: CHU TRÌNH LUÂN CHUYỂN VẬT CHẤT CỦA CHÌ
TRONG CÔNG NGHIỆP ÁC QUY CHÌ


Pin và ắc quy thường chứa những kim loąi nặng như thủy ngân, cadmi và chì, vì
vậy chúng có thể gây hại cho người tiêu dùng và môi trường. Ắc quy chì là một loại
nguồn điện thứ cấp, được sử dụng phổ biến nhất trong số các loại nguồn điện hóa
học. Hiện nay, tỉ lệ tăng trưởng sản xuất ắc quy chì ở nước ta hàng năm không
ngừng tăng lên Ắc quy chì có nhược điểm căn bản là tuổi thọ thấp. Loại ắc quy chì
hoàn hảo nhất hiện nay cũng chỉ có thể làm việc không quá 5 năm. Như vậy, một
lượng rất lớn các loại ắc quy hết thời hạn sử dụng bị thải loại và trở thành phế thải.
Tuy chưa có số liệu thống kê về nguồn phế thải này nhưng có thể ước đoán là có
hàng triệu bình ắc quy bị thải bỏ mỗi năm.
Lượng ắc quy phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường với hậu quả hết sức
nặng nề vì chì (Pb) được coi là chất thải cực kỳ độc hại, với hàm lượng vài ppm/kg
trọng lượng cơ thể đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Do
nhận thức được mối nguy hại cho môi trường nên các nước công nghiệp phát triển
đã đề ra các chính sách và giải pháp thích hợp cho vấn đề tận dụng ắc quy phế thải.
Bởi quá trình tái chế mang đến nhiểu lợi ích như tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên:
Bằng cách làm cho các sản phẩm từ vật liệu phế thải thay vì đem chôn lấp thì được
tái thế quay lại tái sử dụng, bảo tồn đất và giảm bớt sự cần thiết phải khai thác
khoáng sản; tiết kiệm năng lượng: quá trình tái chế mất ít năng lượng hơn phải khai
thác chế biến chì từ quặng; không khí sạch và tiết kiệm nước: Trong hầu hết trường
hợp, sản phẩm làm từ vật liệu tái chế tạo ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ít
hơn so với làm ra sản phẩm từ nguyên liệu khoáng sản; tiết kiệm không gian chôn
lấp rác: Khi các vật liệu mà bạn tái chế đi vào sản phẩm mới, thay vì đưa ra các bãi
chôn lấp hoặc lò thiêu, không gian bãi rác được bảo tồn; tiết kiệm tiền và tạo ra việc
làm: Ngành công nghiệp tái chế và các quá trình liên kết tạo ra công ăn việc làm
nhiều hơn so với các bãi rác lò thiêu chất thải[23].
Vũ Hoàng Minh Thọ

18

11B - QLTNMT



Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

Vấn đề này đặc biệt có ý nghĩa đối với nền Công nghiệp pin ác quy nước ta
vì nếu tận dụng tốt nguồn chì phế thải thì có thể giảm nhập khẩu nguyên liệu, nhờ
đó giảm được giá thành sản xuất và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Hiện nay chiếm thị phần lớn nhất đối với việc tái chế ắc quy là các làng
nghề. Tại đây chì được tái sinh theo cách thủ công. Do làm theo cách thủ công và
chỉ tính lợi nhuận nên không ai quan tâm đến các biện pháp bảo vệ môi trường. Kết
quả là gây ra tình trạng ô nhiễm chì trầm trọng tại các làng nghề này. Trong khuôn
khổ luận văn này, xin trình bày những vấn đề nghiên cứu, xây dựng và đánh giá của
quá trình luân chuyển vật chất chì trong ắc quy chì tại Việt Nam.
2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng ác quy chì ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Ứng dụng của ác quy chì trong nền kinh tế
Hiện nay trên cả nước đã có hàng triệu xe gắn máy và ô tô, xe tải cùng các
thiết bị khác đều sử dụng bình ắc-quy làm phương tiện tích trữ năng lượng điện.
Không thể phủ nhận tính ưu việt của thiết bị lưu trữ điện này. Đặc biệt là tại những
nơi vùng sâu, miền núi chưa có hệ thống điện quốc gia thì không có thiết bị nào có
thể thay thế chúng.
Trước mắt, các sản phẩm pin và ắc quy là những sản phẩm phục vụ trực tiếp
cho đời sống của con người như dùng để thắp sáng, nguồn điện chạy các thiết bị
như đồng hồ, máy tính, phục vụ các phương tiện đi lại và vận tải như xe máy, ôtô…
Trong tương lai, các sản phẩm ắc quy sẽ có mặt ở nhiều lĩnh vực quan trọng khác
của nền kinh tế như các ắc quy có dung lượng lớn cho các trạm viễn thông (xa
nguồn điện lưới), ắc quy cho các loại xe nâng hạ trong các kho tàng mà yêu cầu về
độ an toàn về phòng cháy cao, không thể sử dụng xe chạy xăng, ắc quy cho các loại
xe vận tải trong khai thác mỏ, đầu tầu hỏa, các thiết bị bảo vệ, điều khiển…

Công dụng của việc sử dụng các sản phẩm pin và ắc quy ngày càng cao và
xâm nhập vào ngày càng nhiều các lĩnh vực đời sống và công nghiệp khác.
Mặc dù công dụng và vai trò của các sản phẩm pin và ắc quy ngày càng được
đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, song, nó lại chỉ có
một vị trí khiêm tốn trong cơ cấu các sản phẩm hóa chất. Năm 2010, giá trị SXCN
các sản phẩm nguồn điện hóa học chiếm tỷ trọng 1,1% trong tổng giá trị SXCN cả
Vũ Hoàng Minh Thọ

19

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

nước, trong đó nhóm sản phẩm ắc quy chiếm tỷ lệ lớn so với nhóm sản phẩm pin.
Bảng 2.1: Đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp của ngành nguồn điện hóa học
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009


2010

Ắc quy xe máy

0,46%

0,83%

2,08%

0,64%

0,45%

0,45%

Ắc quy ô tô

1,66%

0,29%

2,03%

0,05%

0,22%

0,14%


Ắc quy khác

0,08%

1,08%

0,73%

0,13%

0,34%

0,47%

Tổng nhóm

2,20%

2,20%

4,84%

0,82%

1,01%

1,06%

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2010.


Nguồn điện hóa học đóng góp không nhỏ cho con người trong đời sống phát
triển. Ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 phần trăm sử dụng
nguồn điện hóa học của ắc quy xe máy vẫn tương đối ổn định (0,46% năm 2005 và
0,45% năm 2010). Nguồn điện hóa học trong sử dụng ắc quy ô tô giảm khá mạnh từ
1,66% còn 0,14%, các loại ắc quy khác tăng mạnh từ 0.08% lên 0,47% do vấn đề
sử dụng các loại ắc quy này đang ngày càng phổ biến đặc biệt là lượng ắc quy có
trong các xe điện và các máy phát đóng góp không hề nhỏ cho giá trị sản xuất công
nghiệp của ngành điện hóa học[23].
Dự báo nhu cầu
Trong một tương lai không xa, để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải trong một
xã hội tiêu dùng cao và đảm bảo sạch, không gây ô nhiễm môi trường, các ôtô chạy
điện ắc quy không xả khí thải độc hại sẽ là các phương tiện vận tải phổ biến. Nhu
cầu về nguồn điện cung cấp cho các động cơ ôtô điện vì thế cũng sẽ tăng lên rất lớn.
Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú của thị trường thiết bị điện
tử xách tay, các phương tiện bưu chính viễn thông... đã kéo theo nhu cầu về các
nguồn nuôi điện hoá cao cấp như ắc quy Ni-MH, ắc quy ion-Li... ngày càng tăng.
Thị trường thế giới hiện đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển 3 hướng sản
phẩm chính như:
Nguồn điện nhỏ, kín, nạp lại được.
Ắc quy cho ôtô lai điện (HEVs) và ôtô điện (ZEVs).
Pin nhiên liệu.
Dự báo cho một số sản phẩm chính:
Vũ Hoàng Minh Thọ

20

11B - QLTNMT



Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

- Ắc quy cho ôtô, xe máy: Do nhu cầu phát triển của nền kinh tế, tốc độ phát
triển của ngành giao thông vận tải, của các ngành công nghiệp cũng tăng cao. Do
đó, nhu cầu sử dụng ắc quy cho ôtô, xe máy để thay thế ắc quy cũ và để lắp mới
trong các dự án liên doanh lắp ráp ôtô, xe máy trong nước cũng như cho mục tiêu
xuất khẩu sản phẩm ắc quy cũng tăng cao tương ứng. ắc quy cho ôtô, xe máy dự
kiến tiếp tục tăng hàng năm 10 - 15%/năm, chủ yếu là loại ắc quy vỏ nhựa tuổi thọ
cao, tự phóng thấp, giá thành hạ.
Theo Quy hoạch chiến lược phát triển ngành công nghiệp xe máy của Việt
Nam giai đoạn 2006 -2020. Trong điều kiện nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng
tương đối cao cho đến năm 2020, mức sống của người dân sẽ tiếp tục tăng lên, đô
thị hóa cũng phát triển nhanh, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị cũng phát
triển được theo kế hoạch, hệ thống đường bộ nông thôn tiếp tục được nâng cấp. Với
các giả thiết này, nhu cầu chung về xe máy vẫn còn cao trong tương lai. Điểm bão
hòa về xe máy trong phạm vi cả nước sẽ đạt được vào thời điểm nào đó trong giai
đoan 2015-2020. Tuy nhiên kể cả khi đạt đến điểm bão hòa, người dân vẫn có thể
tiếp tục sử dụng xe máy cho các mục đích đi lại khác nhau. Năm 2010, theo thống
kê, cả nước có khoảng 33 triệu xe mô tô và xe gắn máy các loại đang lưu hành.
Hàng năm, xe mô tô và xe gắn máy có mức độ tăng trưởng bình quân về số lượng là
11,35%[23].
Giai đoạn 2015 - 2020 xuất hiện ôtô điện (ZEV), lai điện (HEV) ở Việt Nam
và nhu cầu nguồn điện cho chúng ngày càng tăng.
- Ắc quy cho xe điện: xe đạp điện không có khí thải trực tiếp ra môi trường
như xe máy, ôtô, nhưng việc sản xuất điện lại tác động nhiều đến môi trường như
phá rừng đốt than. Đáng lo ngại hơn, xe đạp điện sử dụng nhiều ắc quy chì. Mỗi xe
đạp điện thường gắn 3-4 bình ắc quy, mỗi bình ắc quy có tuổi thọ 2 năm. Nếu Việt
Nam có khoảng 1 triệu xe đạp điện thì hai năm sẽ có 3-4 triệu ắc quy chì phế liệu

thải ra môi trường. Việc gia tăng sử dụng xe đạp điện hiện nay sẽ đóng góp không
nhỏ cho việc sản xuất ắc quy xe đạp điện những năm tới.
- Ắc quy cho bưu chính viễn thông
Trong những năm gần đây, ngành thông tin và viễn thông ở Việt nam phát
Vũ Hoàng Minh Thọ

21

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

triển mạnh mẽ. Đến năm 2010, cả nước đã có hơn 140 triệu máy điện thoại di động,
với tốc độ tăng trưởng nhảy vọt trong những năm gần đây. Năm 2008 cả nước có
82,2 triệu máy đến năm 2009 đã tăng lên 130,4 triệu máy, tốc độ tăng tưởng 50%.
Như vậy hiện nay luôn có nhu cầu khoảng 30 triệu ắc quy ion Li. Tốc độ tăng
trưởng của thị trường điện thoại di động kéo theo nhu cầu ắc quy cho ngành bưu
chính viễn thông cũng tăng hàng năm[23].
Về chủng loại pin: Tỷ trọng pin kiềm và pin kiềm nạp lại tăng. Tỷ trọng pin
muối, pin kiềm và pin kiềm nạp lại được chứa hàm lượng thuỷ ngân 0-0,025% sẽ
tăng. Mức độ tăng trưởng pin muối thấp hơn nhiều so với pin kiềm, pin kiềm nạp lại
được và pin cao cấp. Nhu cầu các loại pin cao cấp thế hệ mới cho thiết bị viễn
thông, thiết bị văn phòng, điện tử cao cấp sẽ tăng rất nhanh.
- Nhu cầu khác: Sự phát triển mạnh của ngành điện lực, chương trình đưa
điện tới vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; sức kéo công nghiệp; nhu cầu sử
dụng các sản phẩm điện tử gia dụng như máy tính, đồng hồ điện tử, máy ảnh, máy
quay ... đã làm cho nhu cầu của pin và ắc quy ở Việt Nam ngày càng tăng.

Dự báo nhu cầu những năm tới các sản phẩm pin và ắc quy thông dụng ở
Việt Nam được cho ở bảng sau:
Bảng 2.2: Dự báo nhu cầu sử dụng các sản phẩm nguồn điện hóa học
Năm

2011 - 2020

2021 - 2030

Ắc quy (1000 kWh)

3.000-4.200

4.200-5.500

Pin (triệu viên)

600-700

700-900

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm nguồn điện hóa học gia tăng tương đối ổn định
từ nay đến năm 2030. Đối với các sản phẩm từ ắc quy sẽ tăng khoảng hơn 100
nghìn kWh mỗi năm và lượng pin sử dụng sẽ đạt gần 900 triệu viên vào 2030.
2.1.2. Hiện trạng phát triển và mua bán ác quy chì trên thị trường
2.1.2.1 Đánh giá theo thành phần kinh tế
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay cả nước có 26 doanh nghiệp
hoạt động trên lĩnh vực sản xuất pin ắc quy, trong đó:
Doanh nghiệp nhà nước có 2 đơn vị là Công ty Cổ phần Pin Ắc quy miền
Vũ Hoàng Minh Thọ


22

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

Nam và Công ty Cổ phần Ắc quy Tia Sáng chiếm. Hai đơn vị này trực thuộc
VINACHEM quản lý.
Doanh nghiệp ngoài nhà nước có 14 đơn vị, chiếm 54%.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 10 đơn vị, trong đó 9 đơn vị
100% vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 38%.
Bảng 2.3: Các doanh nghiệp ngành theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh nghiệp nhà nƣớc

4

2

2

2


2

2

Doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc

10

14

18

13

13

14

ngoài

4

5

6

7

9


10

Tổng số

18

21

26

22

24

26

Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Vinachem.

Tính đến hết năm 2010 tổng sản lượng hai nhà máy ắc quy trực thuộc
VINACHEM đạt khoảng 1.800.000 kWh/năm, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng
toàn ngành, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm ắc quy chì-axít không bảo dưỡng
(CMF) và phải bảo dưỡng, chiếm khoảng 50% thị phần trong nước về về mảng thị
trường thay thế và khoảng 80% mảng thị trường cung cấp cho các hãng lắp ráp ô tô
sản xuất trong nước như Toyota, Ford, Huyndai, Kia, Suzuki, Trường Hải, …
Mảng thị trường còn lại thuộc về các doanh nghiệp liên doanh và 100% đầu
tư nước ngoài như các Công ty Liên doanh Malaysia- VN, Công ty 3K, Công ty
LeLong, Công ty GS, Công ty Kornam…Các Công ty này có năng lực sản xuất cao
hơn hẳn các Công ty trong nước, khoảng hơn 19 triệu kWh gồm các chủng loại ắc

quy cho xe máy, ô tô, ắc quy tích điện, ắc quy viễn thông…. Tuy nhiên thị trường
mục tiêu là xuất khẩu, chỉ dành tối đa 15% tổng sản phẩm để cung cấp cho thị
trường trong nước nên thị trường ắc quy trong nước vẫn có tiềm năng phát triển cho
các Công ty ắc quy Việt Nam[23].

Vũ Hoàng Minh Thọ

23

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

Bảng 2.4: Sản lƣợng ắc quy sản xuất trong nƣớc
Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

2010


Triệu viên

395,7

277,3

342,8

330,4

393,2

448,2

Ắc quy xe máy

1.000kW/h

4.093

8.609

2.509

8.824

6.652

7.512


Ắc quy ô tô

1.000kW/h

2.124

4.342

3.545

1.028

4.819

3.326

Ắc quy khác

1.000kW/h

794

1.193

9.411

1.881

5.299


8.518

Doanh nghiệp
Pin

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2010

Lĩnh vực sản xuất ắc quy phát triển mạnh mẽ trong sự cạnh tranh gay gắt
giữa các doanh nghiệp. Số lượng các Công ty mới xâm nhập vào ngành với sự
chuẩn bị và đầu tư kĩ lưỡng không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó, các sản phẩm ắc
quy từ thị trường nước ngoài nhập về cũng ngày càng gia tăng tạo ra sự cạnh tranh
gay gắt với các sản phẩm trong nước.
Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài và một số Công ty tư nhân sản xuất mang tính nhỏ lẻ, thủ công (những Công
ty tư nhân này có trình độ công nghệ lạc hậu và quy mô sản xuất nhỏ nên không có
nhiều khả năng cạnh tranh).
Nếu so sánh sản lượng pin và ắc quy do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất
trong những năm gần đây với tổng sản lượng của các thành phần kinh tế ta thấy thị
trường trước kia chịu chi phối của các Công ty thuộc thành phần quốc doanh nay
đang dần chuyển sang các Công ty cổ phần và 100% vốn nước ngoài do được đầu
tư đáng kể về công nghệ cũng như năng lực sản xuất.
Năm 2005 sản lượng pin và ắc quy của các doanh nghiệp do nhà nước quản
lý chiếm thị phần 50-70% đối với ắc quy và 90% đối với pin, tính đến hết năm 2010
sản lượng pin do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất chỉ chiếm trên 70% (chiếm
thị trường chủ yếu là sản phẩm pin thông dụng của các Công ty Pin Văn Điển, Công
ty Pin Ắc Quy Miền Nam) và ắc quy chỉ chiếm khoảng 70% sản lượng chung toàn
ngành[23].
2.1.2.2. Đánh giá theo cơ cấu sản phẩm
Đánh giá theo cơ cấu sản phẩm ngành, số lượng doanh nghiệp sản xuất ắc quy

cho xe máy chiếm tới 40% trong tổng số doanh nghiệp chuyên ngành. Trong khi
Vũ Hoàng Minh Thọ

24

11B - QLTNMT


Luận văn Thạc sĩ

Đại học Bách khoa Hà Nội

nhóm doanh nghiệp sản xuất pin chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại 20% dành cho
nhóm các doanh nghiệp sản xuất ắc quy cho ô tô và ắc quy khác.
Bảng 2.5: Các doanh nghiệp ngành nguồn điện hóa học theo cơ cấu sản phẩm
Doanh nghiệp

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Ắc quy xe máy


12

16

18

14

13

14

Ắc quy ô tô

8

8

7

5

6

7

Ắc quy khác

7


5

7

6

7

7

Tổng số

27

29

32

25

26

28

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Vinachem.

*Số lượng doanh nghiệp ở đây lớn hơn số doanh nghiệp thực tế do một doanh
nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm
Nhìn chung số lượng các doanh nghiệp sản xuất nguồn điện hóa học không

tăng nhiều trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010. Duy chỉ có năm 2007 do thị
trường phát triển mạnh nên có sự gia tăng khá lớn lên tổng số 32 doanh nghiệp sản
xuất nguồn điện hóa học, chủ yếu tăng các doanh nghiệp sản xuất ắc quy xe máy.
Đến năm 2010 tổng số các doanh nghiệp sản xuất nguồn điện hóa học là 28 doanh
nghiệp. Trong những năm tiếp theo khả năng gia tăng các doanh nghiệp sản xuất sẽ
không nhiều và rất có khả năng giảm số lượng các doanh nghiệp so với những năm
trước.
2.1.3 Định hướng phát triển ngành sản xuất ắc quy chì
2.1.3.1 Quy mô và cơ cấu sản phẩm
Sản lượng ắc quy hiện đã gần thoả mãn được nhu cầu trong nước. Do đó, cần
chú trọng nhập khẩu công nghệ hiện đại, có trình độ tự động hoá cao cho những
công trình đầu tư mới, ưu tiên các sản phẩm mới, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh
cao và để phục vụ mục tiêu xuất khẩu. Cụ thể là:
Trong giai đoạn 2011 - 2020, mở rộng và đổi mới công nghệ của các nhà
máy hiện có, nâng cao chất lượng, tăng chủng loại ắc quy, đảm bảo khả năng xuất
khẩu, đồng thời đưa sản lượng lên 3.000.000 – 4.200.000 kWh/năm vào năm 2020.
Trong giai đoạn 2021 – 2030, tiếp tục hoàn thiện công nghệ, đưa lên trình độ

Vũ Hoàng Minh Thọ

25

11B - QLTNMT


×