Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố yên bái và biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HUY

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HUY

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HUỲNH TRUNG HẢI


Hà Nội – Năm 2014


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực phản ánh đúng thực trạng vấn đề quản lý chất thải
rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Yên Bái và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào.

Học viên

Nguyễn Đức Huy

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
a


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với thầy
PGS.TS Huỳnh Trung Hải, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường – Đại học Bách

khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo và tập thể bác sỹ, y tá, kỹ
thuật viên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện đa khoa thành phố Yên Bái đã
giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình điều tra và thu thập số liệu hiện trạng trong viện.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các anh chị phòng kế hoạch tổng hợp
Sở Y tế, phòng môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu ở tỉnh Yên Bái.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Học viên

Nguyễn Đức Huy

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
b


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ


TP
Bộ KH-CN

Thành phố
Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ TNMT
BYT

Bộ Tài nguyên Môi trường
Bộ Y tế

Sở TNMT
CTR

Sở Tài nguyên Môi trường
Chất thải rắn

CTNH
CTRYT
CTRYTNH

Chất thải nguy hại
Chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế nguy hại

BV
BVĐK


Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa

GB (gb)
TMH

Giường bệnh
Tai mũi họng

RHM
HSCC
CNK
HSCĐ
GMHS

Răng hàm mặt
Hồi sức cấp cứu
Chống nhiễm khuẩn
Hồi sức chống độc
Gây mê hồi sức

KSNK
CĐHA
KHTH
TCCB

Kiểm soát nhiễm khuẩn
Chuẩn đoán hình ảnh
Kế hoạch tổng hợp
Tổ chức cán bộ


HCQT
VTTB
TCKT
BS
DSCK

Hành chính quản trị
Vật tư thiết bị
Tài chính kế toán
Bác sỹ
Dược sỹ chuyên khoa

KTV
DSĐH
ĐD – HL

Kỹ thuật viên
Dược sỹ đại học
Điều dưỡng – Hộ lý

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
c


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy


Từ viết tắt

Từ đầy đủ

YHCT
NVYT
KT-XH

Y học cổ chuyền
Nhân viên y tế
Kinh tế - Xã hội

TCVN
QCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn Việt Nam

TNHH
TW
TTg

Trách nhiệm hữu hạn
Trung ương
Thủ tướng

PGS
TS


Phó giáo sư
Tiến sỹ

ThS
UBND
KHHGĐ
XN

Thạc sỹ
Ủy ban nhân dân
Kế hoạch hóa gia đình
Xét nghiệm



Quyết định

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
d


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... a
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... b

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... c
MỤC LỤC .............................................................................................................. e
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... h
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................... j
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ ..................................... 3
1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế...................................................................... 3
1.1.1. Nguồn phát sinh ...................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế ...................................................................... 4
1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế ........................................................... 6
1.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới ................................. 6
1.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế ở Việt Nam .................................. 7
1.3. Quản lý và xử lý chất thải rắn y tế .............................................................. 10
1.3.1. Quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới................................................... 10
1.3.2. Quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam ................................................... 12
1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế ................................................................. 20
1.4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng ..................................................... 20
1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường ................................................................... 22
1.5. Những tồn tại, khó khăn trong quản lý chất thải rắn y tế.............................. 23
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI ........................................................... 25
Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
e


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy


2.1. Giới thiệu về mạng lưới y tế tỉnh Yên Bái ................................................... 25
2.2. Quy hoạch phát triển y tế Yên Bái............................................................... 26
2.3. Giới thiệu bệnh viện đa khoa trên địa bàn thành phố Yên Bái ..................... 27
2.3.1. Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái ............................................................ 27
2.3.2. Bệnh viện đa khoa thành phố Yên Bái .................................................. 31
2.4. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại 2 bệnh viện đa khoa trên địa bàn
thành phố Yên Bái ............................................................................................. 34
2.4.1. Nguồn phát sinh .................................................................................... 35
2.4.2. Lượng và thành phần chất thải rắn y tế của 2 bệnh viện đa khoa ........... 37
2.4.3. Dự báo lượng chất thải rắn y tế của thành phố Yên Bái ......................... 39
2.5. Công tác quản lý CTR trên địa bàn thành phố Yên Bái ............................... 41
2.5.1. Mô hình tổ chức quản lý chất thải của bệnh viện ................................... 41
2.5.2. Thực trạng phân loại và thu gom chất thải rắn y tế tại 2 bệnh viện đa khoa
....................................................................................................................... 42
2.5.3. Thực trạng lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn y tế tại 2 bệnh viện đa
khoa ................................................................................................................ 45
2.5.4. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế......................................................... 46
2.6. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.... 49
2.6.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường .................................. 49
2.6.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe con người và cộng đồng ..... 50
2.7. Các vấn đề tồn tại trong quản lý chất thải rắn y tế tại 2 bênh viện đa khoa trên
địa bàn thành phố Yên Bái ................................................................................. 51
2.7.1. Thực trạng phương tiện, dụng cụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế
tại 2 bệnh viện đa khoa ................................................................................... 51

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
f



Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

2.7.2. Nhận thức của cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế tại 2 bệnh viện đa
khoa trên địa bàn thành phố Yên Bái .............................................................. 53
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI ........................................................... 57
3.1. Giải pháp kỹ thuật ....................................................................................... 57
3.1.1. Phân loại, thu gom và vận chuyển ......................................................... 57
3.1.2. Lưu chứa ............................................................................................... 61
3.1.3. Phương pháp xử lý ................................................................................ 66
3.2. Giải pháp quản lý ........................................................................................ 69
3.2.1. Hợp đồng với nhà sản xuất, nhà cung cấp để thu hồi bao gói và các hoạt
chất hết hạn sử dụng ....................................................................................... 70
3.2.2. Tái chế chất thải rắn y tế ....................................................................... 70
3.2.3. Đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế ....................... 71
3.2.4. Chương trình và giải pháp bảo vệ môi trường bệnh viện ....................... 72
3.3. Các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải rắn y tế khác .................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 77
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 80

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
g



Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đặc thù từ hoạt động y tế ........................... 3
Bảng 1.2. Lượng chất thải rắn y tế thay đổi theo từng quốc gia ............................... 6
Bảng 1.3. Lượng chất thải rắn tại các quốc gia trên thế giới theo tuyến bệnh viện ... 6
Bảng 1.4. Lượng CTR y tế phát sinh tại các đơn vị chức năng trong bệnh viện ....... 7
Bảng 1.5. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các khoa trong bệnh viện .............. 8
Bảng 1.6. Tỷ lệ phát sinh CTR y tế tại các bệnh viện đa khoa ở Việt Nam ............. 9
Bảng 1.7. Thành phần chất thải rắn y tế trung bình ở Việt Nam .............................. 9
Bảng 1.8. Thực trạng trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế .............................. 13
Bảng 1.9. Phân loại nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế ..... 21
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái .................................... 30
Bảng 2.2. Tổng hợp tình trạng khám chữa bệnh trên địa bàn TP Yên Bái .............. 36
Bảng 2.3. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại 02 bệnh viện ......................... 37
Bảng 2.4. Thành phần và lượng chất thải rắn y tế bình quân của 2 bệnh viện ........ 38
Bảng 2.5. Tỷ lệ phần trăm thành phần chất thải rắn của 2 bệnh viện ...................... 39
Bảng 2.6. Ước tính lượng phát sinhCTR y tế tại 02 bệnh viện năm 2015 ............... 40
Bảng 2.7. Ước tính lượng CTR y tế trên địa bàn TP Yên Bái năm 2020 ................ 40
Bảng 2.8. Dụng cụ thu gom, vận chuyển chất CTR y tế tại 2 bệnh viện đa khoa .... 43
Bảng 2.9. Thực trạng phân loại, thu gom chất thải rắn y tế .................................... 43
Bảng 2.10. Thực trạng lưu chứa và vận chuyển chất thải rắn y tế ở 2 bệnh viện .... 45
Bảng 2.11. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế tại 2 bệnh viện đa khoa .................. 46
Bảng 2.12. Thực trạng phương tiện, dụng cụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn y
tế tại 2 bệnh viện đa khoa ...................................................................................... 51
Bảng 2.13. Nhận thức của cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế tại 2 bệnh viện đa
khoa trên địa bàn thành phố Yên Bái ..................................................................... 53

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
h


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

Bảng 3.1. Dụng cụ thu gom, vận chuyển chất CTR y tế cần đầu tư thêm tại 2 bệnh
viện đa khoa tính đến năm 2015-2020 ................................................................... 59
Bảng 3.2. Kinh phí đầu tư sửa chữa cải tạo nhà kho chứa CTR y tế BVĐK tỉnh .... 63
Bảng 3.3. Kinh phí đầu tư sửa chữa cải tạo nhà kho chứa CTR y tế BVĐK TP ..... 65
Bảng 3.4. Lượng từng thành phần chất thải rắn y tế trung bình trên địa bàn thành
phố Yên Bái đến năm 2020 ................................................................................... 69

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
i


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Tổng mặt bằng bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái ..................................... 28
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái ....................................... 29

Hình 2.3. Tổng mặt bằng bệnh viện đa khoa thành phố Yên Bái............................ 32
Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa TP Yên Bái ........................................ 33
Hình 2.5. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải bệnh viện ............................................. 35
Hình 2.6. Mô hình tổ chức quản lý chất thải bệnh viện .......................................... 41
Hình 3.1: Quy trình thu gom và vận chuyển CTR y tế ........................................... 60
Hình 3.2. Mặt bằng hiện trạng nhà lưu chứa khu xử lý chất thải BVĐK tỉnh ......... 61
Hình 3.3. Mặt bằng thiết kế nhà kho chứa khu xử lý chất thải BVĐK tỉnh ............ 62
Hình 3.4. Mặt bằng hiện trạng nhà lưu chứa khu xử lý chất thải BVĐK TP........... 63
Hình 3.5. Mặt bằng thiết kế nhà lưu chứa khu xử lý chất thải BVĐK TP............... 64
Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ nồi hấp chân không ..................................................... 68
Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ xử lý CTR y tế nguy hại bằng nồi hấp ......................... 68

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
j


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Việt Nam phát
triển mạnh mẽ, với sự phát triển của các ngành nghề sản xuất, nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống con người ngày một nâng cao. Bên cạnh đó,
nỗi lo về môi trường, đặc biệt là chất thải rắn như: chất thải sinh hoạt, chất thải công
nghiệp, chất thải y tế… nếu chúng không được quản lý một cách phù hợp sẽ gây ô
nhiễm môi trường.
Hiện nay, chất thải y tế đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách ở nước ta,

nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho cộng đồng dân cư và ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người. Trong thành phần CTR y tế có các loại chất thải
nguy hại như: chất thải lâm sàng nhóm A, B, C, D, E. Các loại chất thải này đặc biệt
là chất thải nhiễm khuẩn nhóm A, chất thải phẫu thuật nhóm E có chứa nhiều mầm
bệnh, vi khuẩn gây bệnh có thể thâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều con
đường và nhiều cách khác nhau. Các vật sắc nhọn như kim tiêm dễ làm trày xước da,
gây nhiễm khuẩn. Đồng thời, trong thành phần chất thải y tế còn có các loại hoá chất
và dược phẩm có tính độc hại như: độc tính di truyền, tính ăn mòn da, gây phản ứng
đến hệ thần kinh, gây nổ.
Thành phố (TP) Yên Bái là trung tâm của tỉnh Yên Bái với dân số 96.915 người
và tổng diện tích là 10.815, trên địa bàn thành phố có 27 bệnh viện và cơ sở y tế, với
trên 870 giường bệnh đang đổ ra mỗi ngày lượng lớn chất thải rắn các loại trong đó
lượng chất thải nguy hại chiếm khối lượng tương đối cao [10]. Để quản lý lượng chất
thải như vậy, TP Yên Bái đã sử dụng phương pháp đốt, lò đốt được đặt ở bệnh viện
đa khoa (BVĐK) tỉnh và BVĐK TP Yên Bái, lò đốt hàng ngày phải làm việc hết
công suất để có thể tiêu hủy lượng chất thải.
Cho đến nay, chương trình quản lý CTR y tế dù đã hình thành, hoạt động và
được đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng song công tác quản lý chất thải rắn
y tế trên địa bàn TP Yên Bái nói riêng và toàn tỉnh Yên Bái nói chung đang còn phải
đối mặt với nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để, những bất cập trên
là khó tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng là vấn đề cần
các nhà quản lý phải giải quyết trong thời gian tới. Chính vì vậy, đề tài “Quản lý
Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
1


Luận văn thạc sĩ


Nguyễn Đức Huy

chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Yên Bái và biện pháp giảm thiểu” có ý
nghĩa thực tiễn, góp phần quản lý CTR y tế TP Yên Bái một cách hiệu quả.
Luận văn được thực hiện với mục tiêu:
 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn
tại 02 bệnh viện đa khoa trên địa bàn TP Yên Bái là: Bệnh viện đa khoa tỉnh
Yên Bái và Bệnh viện đa khoa thành phố Yên Bái.
 Xây dựng các biện pháp phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn y tế phù
hợp trong điều kiện của thành phố.
Luận văn gồm những nội dung chính:
 Giới thiệu tổng quan về chất thải rắn y tế
 Hiện trạng về công tác quản lý CTR y tế tại 02 bệnh viện đa khoa trên địa bàn
TP Yên Bái là: Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái và Bệnh viện đa khoa thành
phố Yên Bái
 Xây dựng các giải pháp quản lý CTR y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu trong luận văn:
 Phạm vi: 02 bệnh viện đa khoa trên địa bàn TP Yên Bái là: Bệnh viện đa khoa
tỉnh Yên Bái và Bệnh viện đa khoa thành phố Yên Bái
 Về đối tượng: Chất thải rắn Y tế (ngoại trừ CTR y tế phóng xạ)
Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp tổng hợp số liệu: Thu thập, kế thừa thông tin và số liệu từ các
nhà khoa học, các cơ quan môi trường, trung tâm nghiên cứu, Sở Y tế Thành
phố Yên Bái…
 Phương pháp tổng hợp phân tích hệ thống: Từ các số liệu thu thập, tổng hợp
được để xử lý, đưa ra số liệu chính sác nhất làm cơ sở đánh giá và giải quyết
các vấn đề cần quan tâm.
 Phương pháp điều tra, khảo sát tình hình thực tế (Sử dụng phiếu điều tra tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, bệnh viện thành phố Yên Bái…)

 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu.
Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
2


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế
Chất thải y tế (CTYT): Là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt
động khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm, chuẩn đoán, các
hoạt động trong công tác phòng bệnh, nghiêu cứu và đào tạo về y sinh học.
Theo Qui chế quản lý chất thải y tế [1], chất thải y tế là vật chất ở thể rắn,
lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải
thông thường.
 Chất thải rắn y tế không nguy hại: là những loại không có khả năng gây độc,
như giấy, nhựa, thực phẩm dư thừa… Đối với loại chất thải này không cần lưu giữ
và xử lý đặc biệt; nhưng để bảo vệ môi trường và công đồng, chúng cần được thu
gom và xử lý phù hợp.
 Chất thải rắn y tế nguy hại: Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe
con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy nổ, dễ
ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy
an toàn [1].
1.1.1. Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế chủ yếu là: bệnh viện đa khoa, bệnh viện
chuyên khoa; các cơ sở y tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám

sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu...; các trung
tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học; ngân hàng máu... các loại CTR y tế có thể
được liệt kê trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đặc thù từ hoạt động y tế
Loại chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn chứa các vi
trùng gây bệnh

Nguồn phát sinh
Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các
loại bao gói.
Các phế thải từ phẫu thuật, cơ quan nội tạng của người
sau khi mổ và của động vật sau quá trình xét nghiệm, gạc
bông lẫn máu mủ của bệnh nhân…

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
3


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

Loại chất thải rắn
Chất thải bị nhiễm bẩn

Nguồn phát sinh

Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, chất
thải từ quá trình lau cọ sàn nhà...
Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, hóa chất

Chất thải đặc biệt

dược... từ các khoa khám, chữa bệnh, hoạt động thực
nghiệm, khoa dược…

Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các
loại CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại phù hợp trước khi
thải chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những tác động nguy hại tới môi
trường, các nguồn xả chất thải độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu
phẫu thuật, bào chế dược.
1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế
Việc phân loại và xác định chất thải rắn y tế của đa số các nước trên thế giới,
kể các các nước trong khu vực cũng như hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO)
chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm [1, 4]:
a) Nhóm chất thải lâm sàng: bao gồm 5 phân nhóm khác nhau là:
Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn: vật liệu thấm máu, dịch, băng gạc, bông
băng, túi đựng dịch v.v.
Nhóm B: các vật sắc nhọn: như các loại kim tiêm, lưỡi dao mổ, dao lam dùng
trong y tế, ống thuốc tiêm vỡ v.v.
Nhóm C: chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét
nghiệm như găng tay, lam kính, bệnh phẩm v.v.
Nhóm D: chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn,
thuốc gây độc tế bào kể cả lọ thuốc đã được sử dụng nhưng còn tồn lưu dư lượng và
hoá chất có tính gây độc đối với tế bào.
Nhóm E: bệnh phẩm bao gồm các mô và cơ quan người, động vật, một phần
thi thể bị cắt bỏ do can thiệp phẫu thuật (cần lưu ý là đối với nhóm chất thải này thì

ngay cả khi chúng không chứa nguồn lây nhiễm nhưng cũng vẫn có khả năng gây ra
tác động tâm lý rất mạnh).

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
4


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

b) Nhóm chất phóng xạ: Nhóm chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn
đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm, gạc sát khuẩn
có sử dụng hoặc bị nhiễm các đồng vị phóng xạ.
c) Nhóm chất thải hoá học: Chất thải hoá học bao gồm: hoá chất có thể không gây
nguy hại như đường, axit béo, axít amin, một số loại muối v.v; hoá chất nguy hại
như phóc-man-đê-hít, hoá chất quang học, dung môi, hoá chất diệt khuẩn y tế và
dung dịch làm sạch, khử khuẩn, hóa chất dùng trong khử trùng, tẩy uế, thanh trùng
v.v.
d) Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất: Nhóm này bao gồm: bình chứa khí nén
có áp suất như bình đựng oxy, CO2 bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử
dụng một lần v.v. Đa số các bình chứa khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai
nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng qui cách.
e) Nhóm chất thải sinh hoạt: Nhóm chất thải này có đặc điểm chung như chất thải
sinh hoạt thông thường từ các hộ gia đình gồm giấy loại, vải loại, vật liệu đóng gói
bao gói, thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ và chất thải ngoại cảnh như lá cây, hoa
quả rụng v.v.
Tuy nhiên, ở các nước phát triển, việc phân loại chất thải y tế được thực hiện

nghiêm ngặt hơn, ví dụ: ở Mỹ phân loại chất thải y tế được chia thành 8 loại [4]:
+ Chất thải cách ly: chất thải có khả năng truyền nhiễm mạnh.
+ Chế phẩm nuôi cấy, dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và chế phẩm sinh học liên
quan.
+ Những vật sắc nhọn được dùng trong điều trị, nghiên cứu...
+ Máu và các sản phẩm của máu.
+ Chất thải động vật (xác động vật, các phần của cơ thể).
+ Các vật sắc nhọn không sử dụng.
+ Các chất thải gây độc tế bào.
+ Chất thải phóng xạ.

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
5


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế
1.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới
Nghiên cứu về chất thải y tế đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Các nghiên cứu đã quan
tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại chất thải y tế; quản lý chất
thải y tế (biện pháp giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh
giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của chất thải y tế đối với
môi trường, sức khỏe; biện pháp giảm tác hại của chất thải y tế đối với sức khỏe
cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng; tổn thương

nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm
khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng.
Lượng chất thải y tế phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ
thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại, quy mô bệnh
viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa bệnh,
chăm sóc bệnh nhân và chất thải bệnh nhân ở các khoa phòng… điều này được thể
hiện cụ thể trong các bảng 1.2, 1.3 và 1.4 [2].
Bảng 1.2. Lượng chất thải rắn y tế thay đổi theo từng quốc gia
Các nước

Chất thải bệnh viện nói chung Chất thải y tế nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)

(kg/giường bệnh/ngày)

Nước thu nhập cao

1,2 – 12

0,4 - 2,5

Nước thu nhập trung bình

0,8 – 6

0,3 - 0,6

Nước thu nhập thấp

0,5 – 3


0,3 - 0,4

Bảng 1.3. Lượng chất thải rắn tại các quốc gia trên thế giới theo tuyến bệnh viện
Lượng chất thải rắn y tế
(kg/ gb /ngày)

Chất thải rắn y tế nguy hại
(kg/ gb/ngày)

Bệnh viện Trung ương

4,1-8,7

0,4-1,6

Bệnh viện tỉnh

2,1-4,2

0,2-1,1

Bệnh viện huyện

0,5-1,8

0,1-0,4

Tuyến bệnh viện


Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
6


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

Bảng 1.4. Lượng CTR y tế phát sinh tại các đơn vị chức năng trong bệnh viện
Lượng chất thải rắn (kg/gb/ngày)

Các bộ phận khác trong bệnh viện
Điều dưỡng y tế

1,5

Khoa điều trị

1,5 – 3
3–5

Khoa hồi sức cấp cứu
Bệnh phẩm chung toàn bệnh viện

0,2

Qua số liệu trong bảng 1.2, 1.3 và 1.4 cho thấy, trên thế giới các nước phát
triển hơn, thu nhập cao hơn, mức sống người dân tốt hơn thì hệ số phát thải chất thải

rắn y tế lớn hơn.
Một số nước trên thế giới có hệ thống y tế giống Việt Nam là có bệnh viện
tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện thì hệ số phát thải chất thải rắn y tế
cũng dao động khá lớn về lượng thải cũng như tỷ lệ chất thải nguy hại.
1.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế ở Việt Nam
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và
Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng (năm 2009-2010),
lượng CTR phát sinh trung bình là 0,86 kg/gb/ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính
trung bình là 0,14 - 0,2 kg/gb/ngày. Lượng CTR y tế trong toàn quốc khoảng 100140 tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. CTR y tế phát sinh
ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như:
gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản
phẩm dùng một lần trong y tế; dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận
nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Tính riêng cho 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, theo khảo sát năm 2009,
tổng lượng CTR y tế phát sinh trong ngày là 31,68 tấn, trung bình là 1,53kg/gb/ngày.
Lượng chất thải phát sinh tính theo giường bệnh cao nhất là bệnh viện Chợ Rẫy 3,72
kg/giường/ngày, thấp nhất là bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung
ương và bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với 0,01 kg/giường/ngày [3].
Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh không đồng đều giữa các địa phương, chủ
yếu tập trung ở các bệnh viện lớn, các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
7


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy


Trung ương và tại các thành phố lớn có tỷ lệ phát sinh CTR y tế nguy hại cao nhất.
Tính trong 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, tổng lương CTR y tế nguy hại cần được xử
lý trong 1 ngày là 5.122 kg, chiếm 16,2% tổng lượng CTR y tế. Trong đó, lượng
CTR y tế nguy hại tính trung bình theo giường bệnh là 0,25kg/gb/ngày.
Lượng CTR y tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh viện tùy thuộc
số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được
thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao... được tổng hợp trong bảng 1.5.
Bảng 1.5. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các khoa trong bệnh viện [3]

Khoa

Lượng CTR y tế phát sinh
(kg/gb/ngày)
BV
BV
BV
Trung
TW Tỉnh Huyện Bình

Lượng CTR y tế nguy hại
(kg/gb/ngày)
BV
BV
BV
Trung
TW Tỉnh Huyện
Bình

Bệnh viện

0,97 0,88 0,73
0,16 0,14 0,11
Khoa hồi sức cấp cứu 1,08 1,27 1,00
0,30 0,31 0,18
Khoa nội
0,64 0,47 0,45
0,04 0,03 0,02
Khoa nhi
0,50 0,41 0,45
0,04 0,05 0,02
0,86
0,14
Khoa ngoại
1,01 0,87 0,73
0,26 0,21 0,17
Khoa sản
0,82 0,95 0,74
0,21 0,22 0,17
Khoa mắt/TMH
0,66 0,68 0,34
0,12 0,10 0,08
Khoa cận lâm sàng
0,11 0,10 0,08
0,03 0,03 0,03
Trung bình
0,72 0,70 0,56
0,14 0,13 0,09
Lượng chất thải rắn y tế không chỉ thay đổi theo từng khu vực địa lý, mà còn
phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác như:
- Cơ cấu bệnh tật bình thường, dịch bệnh, thảm họa đột xuất.

- Loại và qui mô bệnh viện, phạm vi cứu chữa.
- Số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú và
ngoại trú.
- Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực.
- Phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và
chăm sóc.
- Số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân.

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
8


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

Bên cạnh đó, chúng ta có thể ước tính sơ bộ khối lượng CTR y tế phát sinh
bình quân tại các bệnh viện lấy theo tỷ lệ phát sinh CTR trung bình trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. Tỷ lệ phát sinh CTR y tế tại các bệnh viện đa khoa ở Việt Nam [6]
Chỉ số

Giá trị trung bình

Lượng phát sinh CTR y tế (kg/gb/ngày)

1,53

Lượng CTR y tế nguy hại (kg/gb/ngày)


0,25

Tỷ trọng CTR y tế nguy hại (tấn/m3)

0,13

Tỷ lệ thành phần CTR y tế nguy hại/tổng lượng phát sinh (%)

16,2

Theo WHO (2005), thành phần điển hình của CTR y tể ở các nước đang phát
triển như sau [4]:
-

80% chất thải thông thường có thể xử lý như CTR sinh hoạt

-

15% là chất thải lây nhiễm và chất thải giải phẫu;

-

1% là chất thải sắc nhọn;

-

3% là chất thải dược, chất thải hóa học;

-


1% là các chất thải khác: phóng xạ, chất gây độc tế bào, bình chứa áp suất,
chất thải chứa kim loại nặng.

Kết quả điều tra trên 80 bệnh viện trong phạm vi cả nước về thành phần chất
thải rắn y tế được tổng hợp trong bảng 1.7.
Bảng 1.7. Thành phần chất thải rắn y tế trung bình ở Việt Nam [5]
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Thành phần
Giấy các loại và carton
Kim loại, vỏ hộp
Đồ thủy tinh và đồ nhựa (ví dụ: lọ thuốc, bơm tiêm…)
Bông băng, bó bột… (Vật liệu nhiễm bẩn chất lây nhiễm)
Túi nhựa các loại: PE, PP, PVC
Bệnh phẩm
Rác hữu cơ
Các vật sắc nhọn (Kim tiêm, dao kéo mổ, các dụng cụ cắt gọt)
Các loại khác

Tỷ lệ (%)

2,9
0,7
3,2
8,8
10,1
0,6
52,7
0,4
20,6

(Nguồn: Kết quả điều tra của dự án hợp tác giữa Bộ y tế và WHO, 2009)

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
9


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

Hầu hết CTR y tế là chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so với các
loại CTR khác. CTR y tế nếu không được phân loại phù hợp trước khi thải chung với
các loại CTR sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể.
Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các thành
phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTR y tế, chưa kể 52%
CTR y tế là các chất hữu cơ.
Thành phần vật lý:
-


Bông vải sợi: bông băng, gạc, quần áo, khăn lau, vải trải…

-

Giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…

-

Nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng hàng…

-

Thủy tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm…

-

Kim loại: Dao kéo mổ, kim tiêm, hộp đựng…

-

Bệnh phẩm tách ra từ cơ thể: Máu mủ từ băng gạc, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ…

-

Rắc rưởi, lá cây…

Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học của chất thải rắn y tế bao gồm những chất vô cơ, kim
loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, hóa chất, thuốc thử… Những chất hữu cơ, đồ vải sợi,

giấy, phần cơ thể… thành phần nguyên tố gồm C, H, O, N, S, Cl và một phần tro…
Trong thành phần CTR y tế có lượng lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm
tương đối cao, ngoài ra còn có thành phần chất nhựa chiếm khoảng 10%, vì vậy khi
lựa chọn công nghệ thiêu đốt cần lưu ý đốt triệt để và không phát sinh khí độc hại.
1.3. Quản lý và xử lý chất thải rắn y tế
1.3.1. Quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Trên thế giới, quản lý chất thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và
tiến hành một cách triệt để từ rất lâu.Về quản lý, một loạt những chính sách quy
định, đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này: Các hiệp ước
quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả
chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các quốc gia
trên thế giới.

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
10


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

Công ước Basel: Được ký kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự vận
chuyển các chất độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng, cả với chất thải y tế. Công
ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy hại từ các quốc
gia không có điều kiện và công nghệ thích hợp sang các quốc gia có điều kiện vật
chất kỹ thuật để xử lý an toàn một số chất thải đặc biệt.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền: Nêu rõ mọi người, mọi cơ quan làm
phát sinh chất thải phải chụi trách nhiệm về pháp luật và tài chính trong việc đảm

bảo an toàn và giữ cho môi trường trong sạch.
Nguyên tắc nhanh chóng: Quy định rằng việc xử lý chất thải nguy hại cần
được tiến hành ngay tại nơi phát sinh càng sớm càng tốt, tránh tình trạng chất thải bị
lưu giữ trong thời gian dài gây ô nhiễm môi trường.
Vấn đề quản lý CTR y tế của từng nước, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, khoa
học công nghệ của nước mình để xây dựng những biện pháp khác nhau, phù hợp
điều kiện đất nước để xử lý loại chất thải nguy hại này.
Tại các nước phát triển: Hầu hết các quốc gia phát triển, trong các bệnh viện,
các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hay những công ty chuyên xử lý chất thải đều có hệ
thống xử lý chất thải rắn y tế, đó là các loại lò đốt ở nhiệt độ cao tùy theo loại phế
thải từ 10000 C đến trên 14000 C. Phương pháp này có ưu điểm xử lý nhanh và triệt
để CTR nói chung và CTR y tế nguy hại nói riêng, chiếm ít diện tích nhưng chi phí
đầu tư cao và cần phải xử lý khí phát sinh.
Ngoài ra còn có phương pháp khác để giải quyết vấn đề này đã được các quốc
gia lưu tâm đến vì phương pháp đốt đã gây ra nhiều bất lợi do lượng khí độc hại phát
sinh thải vào không khí. Do đó các nhà khoa học hiện đang áp dụng một phương
pháp mới, đó là phương pháp nghiền nát CTR và xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao
để tránh việc phát sinh khí thải [36].
Dựa theo phương pháp này, CTR y tế nguy hại được chuyển qua một máy
nghiền nát. CTR y tế đã được nghiền xong sẽ được chuyển qua bộ phận thanh trùng
bằng hơi nước tại áp suất 3,8 bar và nhiệt độ 1380C, chất thải được xử lý trong vòng
40 – 60 phút, CTR sau xử lý sẽ được chuyển đến các bãi chôn lấp thông thường vì đã
đạt được tiêu chuẩn tiệt trùng. Phương pháp này còn có ưu điểm là: làm giảm được
Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
11


Luận văn thạc sĩ


Nguyễn Đức Huy

khối lượng CTR vì được nghiền nát, chi phí đầu tư ít hơn lò đốt, cũng như không tạo
ra khí thải vào không khí, nhưng bên cạnh đó cần xử lý lượng nước phát sinh khi
khử trùng.
Tại các nước đang phát triển: Việc quản lý môi trường vẫn còn ít được quan
tâm, nhất là đối với chất thải bệnh viện. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây,
các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ môi trường,
và có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các lò đốt ở bệnh viện. Đặc biệt ở Ấn Độ từ
năm 1998, chính phủ đã ban hành luật về “Chất thải y tế: Lập thủ tục và Quản lý”.
Trong bộ luật này có ghi rõ ràng phương pháp tiếp nhận chất thải rắn, phân loại chất
thải rắn, cùng việc xử lý và di dời đến các bãi rác… Do đó, vấn đề chất thải rắn y tế
độc hại của quốc gia này đã được cải thiện rất nhiều.
Hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và cuối cùng là xử lý được
thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định, đối với CTR y tế không nguy hại biện
pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp còn đối với CTR y tế nguy hại biện pháp xử lý
thường là đốt.
1.3.2. Quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam
1.3.2.1. Quản lý và xử lý chất thải rắn y tế
a) Hoạt động thu gom và lưu giữ
Theo báo cáo khảo sát 834 bệnh viện và của Sở y tế các tỉnh, đa số các bệnh
viện đã thực hiện phân loại chất thải rắn ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn
phiến diện và kém hiệu quả. Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải
trong đó 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra
của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại
nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy
hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP.
Chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế [3, 7].
Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh

viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận
chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
12


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Đức Huy

nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3%
đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế [7].
CTR y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ
Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ sau đó được xử
lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý
đối với các cơ sở xử lý CTR đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó.
Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt
tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do
vậy mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó
khăn. Theo báo cáo của JICA (2011) [3], các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là
Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện
sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác. Một
số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài
được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo Quy định.
Các phương tiện vận chuyển CTR y tế còn thiếu, đặc biệt là các xe chuyên
dụng. Hoạt động vận chuyển CTR y tế nguy hại từ bệnh viện, cơ sở y tế đến nơi xử
lý, chôn lấp hầu hết do Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm, không có các trang

thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Các phương tiện chuyên
chở và vận chuyển CTR y tế tại một số bệnh viện được thống kê trong bảng 1.8.
Bảng 1.8. Thực trạng trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế [3]

Loại đô
thị

Đô thị
loại đặc
biệt
Đô thị
loại 1

Dụng cụ thu gom
tại chỗ

Số đơn vị
trả lời
phiếu
điều tra

Xe
tay

Thùng

bánh
xe

Hà Nội


61

32

Tp. HCM

51

Đà Nẵng
Hải Phòng
Huế
Tổng

20
17
23
172

Thành phố

Lưu trữ chất thải

Khác

Có điều
hoà và
thông
gió


Không có
điều hoà

thông gió

Phòng
chung

Không
có khu
lưu trữ

25

15

24

13

15

9

30

27

7


38

11

1

1

9
2
1
74

5
4
14
75

6
11
0
39

2
1
1
66

13
3

5
45

2
8
5
31

3
5
12
30

Lớp KTMT 2012B

Viện KH và CN Môi trường
13


×