ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hồng
Sinh viên thực hiện : Lê Hồ Ngọc Hoa
Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
Đà Nẵng – Năm 2013
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 2
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐIỆN BÀN 3
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 3
1.1.1 Vị trí địa lý 3
1.1.2. Diện tích 3
1.1.3. Khí hậu 3
1.1.4. Hệ thống thủy văn 4
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.2.1. Đơn vị hành chính - dân số 5
1.3. Hiện trạng môi trường huyện Điện Bàn 6
1.4. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Bàn 8
1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ 8
1.4.1.1. Vị trí, chức năng 8
1.4.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn 8
1.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Điện Bàn 9
1.4.3. Mối quan hệ trong công tác quản lý môi trường ở tỉnh Quảng Nam
10
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 11
2.1. Khái niệm về chất thải rắn y tế 11
2.2. Thành phần, tính chất và phân loại chất thải rắn y tế 11
2.2.1. Thành phần, tính chất 12
2.2.2. Phân loại chất thải rắn y tế 12
2.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải bệnh viện ở Việt Nam 14
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa i
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.4. Những nguy cơ và ảnh hưởng của chất thải y tế đến cộng đồng và
môi trường 16
2.4.1. Đối với sức khỏe cộng đồng 16
2.4.1.1 . Nguy cơ và ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm 16
2.4.1.2. Nguy cơ và ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm 16
2.4.1.3. Nguy cơ và ảnh hưởng của chất thải phóng xạ 17
2.4.2. Đối với môi trường 17
2.4.2.1. Nguy cơ và ảnh hưởng đối với môi trường nước 17
2.4.2.2. Nguy cơ và ảnh hưởng đối với môi trường đất 17
2.4.2.3. Nguy cơ và ảnh hưởng đối với môi trường không khí 17
2.4.3. Những nguy cơ liên quan đến xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế
không phù hợp 18
2.4.3.1. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn 18
2.4.3.2. Tiêu hủy hóa chất 18
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BÀN 19
3.1. Quy mô một số bệnh viện tuyến huyện và một số trạm y tế xã trên
địa bàn huyện Điện Bàn 19
3.1.2. Quy mô bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn huyện Điện Bàn 19
3.1.3. Quy mô các trạm y tế, phòng khám chữa bệnh trên địa bàn huyện
21
3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất rắn y tế tại huyện Điện Bàn 21
3.2.1. Hiện trạng và hệ thống quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở
khám chữa bệnh trên địa bàn huyện 21
3.2.1.1. Nguồn nhân lực và trang thiết bị 21
3.2.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn 22
3.2.1.3. Thu gom và vận chuyển rác thải tại các khoa trong bệnh viện 23
3.2.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn y tế ngoài bệnh viện 25
3.2.2.1. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế 25
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa ii
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.2.2.2. Quá trình xử lí chất thải rắn y tế 26
3.2.3. Những vấn đề bất cập chung trong công tác quản lý chất thải rắn y
tế tại địa bàn huyện hiện nay 27
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BÀN 29
4.1. Mục đích của các giải pháp 29
4.2. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất thải y tế cho các bệnh viện
trong khu vực huyện 29
4.3. Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình quản lý chất thải rắn y tế
hiện nay trên địa bàn huyện 31
4.3.1. Các giải pháp về nhận thức trong việc quản lý chất thải rắn bệnh
viện 31
4.3.1.1. Quy định khung pháp luật/quy định chung 31
4.3.1.2. Công tác đào tạo, tuyên truyền, giáo dục 32
4.3.2. Các giải pháp cho cơ quan quản lý nhà nước 33
4.3.3. Các giải pháp công nghệ quản lý chất thải rắn y tế 33
4.3.3.1. Phân loại chất thải tại nguồn 33
4.3.3.2. Thu gom chất thải tại nguồn 33
4.3.3.3. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế 34
4.3.3.4. Lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế 34
4.3.3.5. Vận chuyển chất thải rắn nguy hại ra ngoài cơ sở y tế 34
4.3.3.6. Giải pháp xử lý chất thải rắn y tế 34
4.3.4. Giải pháp nguồn tài chính 35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 36
5.1. Kết luận 36
5.2. Kiến nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa iii
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1- Bản đồ hành chính huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 3
Hình 1.2 - Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ trong công tác quản lý môi
trường ở tỉnh Quảng Nam 10
Hình 3.1 – Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam 19
Hình 3.2 - Công ty cổ phần bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức 20
Hình 3.3 - Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức cơ sở II 20
Hình 3.4 – Phân loại rác tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam 22
Hình 3.5 – Thực hiện phân loại rác y tế chưa đúng quy định tại 23
Trạm y tế xã Điện Hòa 23
Hình 3.6 – Các phương tiện thu gom chất thải rắn y tế được sử dụng tại
23
Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam 23
Hình 3.7 – Rác thải được tập trung tại nhà chứa rác 24
Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức 24
Hình 3.8 – Công tác thu gom rác thải y tế do Công ty Môi trường đô thị
26
Quảng Nam thực hiện 26
Hình 4.1 – Sơ đồ đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn tại các
bệnh viện trên địa bàn huyện Điện Bàn 30
Hình 4.2 – Mô hình về chương trình sức khỏe của cộng đồng trong việc
thực hiện quá trình quản lý chất thải y tế 32
DANH MỤC BẢNG
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa iv
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 3.1 – Các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh có đăng ký với Công
ty môi trường và đô thị Quảng Nam 25
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa v
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Qua ba năm học tập tại trường, dưới sự dạy bảo tận tâm của các thầy cô, em
đã được tiếp thu những phần lý thuyết cơ bản, nhưng đối với nhiệm vụ thực tế thì
còn rất mới mẻ chưa có kinh nghiệm, nên việc tìm hiểu tiếp xúc với thực tế để học
hỏi những kinh nghiệm, trang bị kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn là điều rất cần
thiết. Do vậy, được sự chấp thuận của nhà trường, Ban lãnh đạo Phòng Tài Nguyên
– Môi trường huyện Điện Bàn em đã được đến Phòng tài nguyên để thực tập tốt
nghiệp cuối khóa.
Tuy thời gian thực tập ngắn nhưng các anh, chị ở Phòng đã dành nhiều thời
gian nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt cho em những kinh nghiệm thực tế, giúp em
hiểu rõ hơn những kiến thức mà thầy cô đã giảng dạy ở nhà trường và hoàn thành
tốt báo cáo theo đúng thời gian quy định của trường.
Có được thành tựu như ngày hôm nay em luôn trân trọng và ghi nhớ công ơn
của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng nói chung và Khoa
hóa học của trường nói riêng đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý
báu của mình cho em.
Em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn là cô Nguyễn Thị Thu
Hồng cùng Lãnh đạo và các anh chị ở Phòng Tài nguyên và Môi trường Điện Bàn,
Đội Môi trường đô thị huyện Điện Bàn đã tận tình giúp đỡ cho em hoàn thành bài
thực tập. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô và ban
lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị ở Phòng được dồi dào sức khỏe và luôn hoàn thành
nhiệm vụ vì sự nghiệp giáo dục và bảo vệ môi trường của đất nước.
Trân trọng kính chào!
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 1
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỞ
ĐẦU
Hiện nay, kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn
minh hiện đại. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì các vấn đề khác trong xã hội
như y tế, văn hóa, giáo dục ngày càng được quan tâm và đầu tư nâng cao, chất
lượng cuộc sống của mọi người ngày càng được cải thiện. Chính vì vậy, nhằm mục
đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân hơn nữa, đã có nhiều chính sách
y tế, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ra đời, cùng với các bệnh viện, trạm xá đã
được xây dựng mới.
Bên cạnh các lợi ích đem tới cho người dân thì các bệnh viện, trạm xá cũng
đồng thời thải ra một khối lượng chất thải y tế rất lớn, nhất là chất thải rắn y tế. Xu
thế sử dụng các sản phẩm chỉ dùng một lần trong y tế càng khiến lượng chất thải rắn
y tế phát sinh ngày càng nhiều hơn, trong đó có nhiều nhóm chất thải thuộc loại
nguy hiểm đối với môi trường và con người. Do đó, vấn đề quản lý và xử lý chất
thải rắn y tế tại các bệnh viện thuộc các tỉnh và huyện luôn là vấn đề quan tâm của
toàn xã hội. Chất thải rắn y tế là một trong những chất thải nguy hại vào bậc nhất,
việc quản lý và xử lý các loại chất thải này rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Nếu
không có các biện pháp quản lý hợp lý, xử lý không tốt thì đây sẽ là nguồn lây lan
các mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra những vấn đề ô
nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
Từ thực tế trên, với mục đích “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp
quản lý chất thải rắn y tế tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” cũng như để có
thể hiểu rõ hơn những thông tin, số liệu về vấn đề quản lý chất thải rắn y tế trên địa
bàn huyện Điện Bàn hiện nay tôi đã chọn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Điện Bàn làm nơi mình thực tập.
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 2
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐIỆN BÀN
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 1.1- Bản đồ hành chính huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Điện Bàn là một huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, nằm về phía
bắc của tỉnh, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía nam và cách thành phố Tam
Kỳ 45 km về phía bắc.
- Phía bắc: giáp thành phố Đà Nẵng.
- Phía nam: giáp huyện Duy Xuyên.
- Phía đông: giáp biển Đông và đông nam giáp thành phố Hội An.
- Phía tây: giáp huyện Đại Lộc.
1.1.2. Diện tích
Tổng diện tích 214,71 km
2
.
- Nội thị: 212,66 km
2
, chiếm 99,05% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Ngoại thị: 2,05 km
2
, chiếm 0.95% tổng diện tích đất tự nhiên.
1.1.3. Khí hậu
Điện Bàn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Gió tây nam vào các tháng 5,6,7 và gió đông bắc vào các tháng 10,11,12.
- Lượng mưa lớn phân bố không đều, tập trung vào tháng 9,10,11.
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 3
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Nhiệt độ cao nhất 40,8
0
C
+ Nhiệt độ thấp nhất 14,1
0
C
+ Nhiệt độ trung bình 25
0
C
+ Lượng mưa cao nhất 2616 mm
+ Lượng mưa thấp nhất 1796 mm
+ Lượng mưa trung bình 2208 mm.
- Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm tương đối trung bình trong năm: 82,3%
+ Tháng có độ ẩm tương đối lớn nhất là tháng 12: 85,8%
+ Tháng có độ ẩm tương đối thấp nhất là tháng 7: 75,2%
- Gió, bão:
+ Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam, Tây Nam và Đông Bắc
* Gió mùa Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9
* Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 4 đến tháng 7
* Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 12
+ Bão thường xuyên xảy ra vào tháng 9,10,11 kết hợp với các trận mưa lớn
gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân.
Nhìn chung, khí hậu ở Điện Bàn mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa với các đặc tính của khu vực ven biển. Sự biến thiên nhiệt độ
qua các tháng không lớn, chế độ nhiệt tương đối đồng đều. Đặc biệt là gió
thịnh hành nhất trong năm là gió mùa Đông Nam mang đến thời tiết mát mẻ.
Đối với tác động của gió mùa Tây Nam và Đông Bắc ít gây thiệt hại đến sản
xuất cây trồng.
Với nhiệt độ ấm áp, tổng tích ôn cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, do chế độ mưa phân hoá theo mùa trong năm
không đồng đều gây khô hạn trong mùa khô và ngập lũ, xói lỡ trong mùa mưa.
1.1.4. Hệ thống thủy văn
Hệ thống thuỷ văn Điện Bàn chủ yếu là các con sông bắt nguồn từ hệ thống
sông Vu Gia và Thu Bồn là một trong các con sông chính của tỉnh. Các sông phân
bố tương đối đồng đều, dòng sông uốn khúc và nông. Mật độ phân bố trung bình
0,4 km/km
2
bao gồm sông chính là sông Thu Bồn và các sông: sông Yên, sông Vĩnh
Điện, sông Bà Rén, sông Bình Phước. Ngoài ra còn có các sông nhánh: sông Thanh
Quýt, sông Cổ Cò, sông Hà Sáu, sông Bình Long
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 4
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sông Thu Bồn là con sông chính của tỉnh Quảng Nam là tuyến đường thuỷ
liên huyện quan trọng đối với vùng Tây và đồng bằng. Đoạn chảy qua huyện Điện
Bàn dài 27 km chảy qua các xã Điện Hồng, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong
và Điện Phương, lòng sông rộng trung bình từ 100-300m có nhiều bãi giữa và bãi
cạn diễn biến phức tạp. Lưu lượng bình quân hằng năm 243 m
3
/s, lưu lượng đỉnh lũ
lớn nhất đạt đến 10.200 m
3
/s . Về mùa lũ có lưu tốc lớn gây xói lở bờ mạnh. Hàng
năm diện tích đất đai bị xói lở, vùi lấp từ 500-600 ha gây thiệt hại đến sản xuất và
các khu vực khu dân cư ven sông. Về mùa khô độ sâu trung bình từ 0,8-1 m.
Sông Thu Bồn là một trong những con sông cung cấp nguồn nước sản xuất
nông nghiệp quan trọng khu vực phía nam của huyện. Đồng thời tạo ra những bãi
bồi phì nhiêu cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây dâu tằm. Cần phải có biện
pháp hạn chế, khắc phục xói lở ven sông để ổn định sản xuất.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Đơn vị hành chính - dân số
- Huyện Điện Bàn gồm có 20 xã, thị trấn: xã Điện Ngọc, xã Điện Thắng Bắc,
xã Điện Thắng Trung, xã Điện Thắng Nam, xã Điện Nam Bắc, xã Điện Nam
Trung, xã Điện Nam Đông, xã Điện An, thị trấn Vĩnh Điện, xã Điện Minh,
xã Điện Phương, xã Điện Trung, xã Điện Quang, xã Điện Phong, xã Điện
An, xã Điện Phước, xã Điện Thọ, xã Điện Hồng, xã Điện Hòa và xã Điện
Dương.
- Dân số trung bình huyện Điện Bàn 201.445 người.
- Mật độ dân số: 938 người/km
2
.
- Tỷ lệ gia tăng dân số chung là: 0,96 %
(Theo Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2012)
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Điện Bàn có nhiều chuyển biến
tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đạt được so với kế hoạch đề ra. Tổng
giá trị sản xuất bình quân tăng cao. Trong cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng
tăng giá trị Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ và giảm Nông – Lâm - Thuỷ sản;
đồng thời, trong nội bộ từng ngành cơ cấu cũng được chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hoá.
Hệ thống cơ sở y tế huyện Điện Bàn tương đối hoàn chỉnh. Hiện tại có 2
bệnh viện và 20 trạm y tế ở các xã, thị trấn, ngoài ra còn có 55 cơ sở khám Tây y và
27 cơ sở khám Đông y, bảo đảm được yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Công tác xã hội hoá y tế được đầu tư, đội ngũ cán bộ chuyên môn, quản lý được đào
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 5
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tạo nâng cao. Công tác phòng chống bệnh, chống dịch được chủ động từ các địa
phương trên địa bàn huyện, được sự chỉ đạo chặt chẽ kịp thời và thường xuyên. Đến
nay, cơ sở vật chất được nâng cao tại bệnh viện cũng như tại các trạm y tế xã, thị
trấn. Nhìn chung, mạng lưới y tế của huyện thông suốt hoàn chỉnh từ huyện đến cơ
sở, bảo đảm nhu cầu khám, điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Sự nghiệp giáo dục huyện Điện Bàn không ngừng được củng cố và phát triển
vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác dạy và học,
công tác xã hội hoá giáo dục được triển khai sâu rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày
càng đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Trên trên lĩnh vực văn hoá, thể thao đã có nhiều khởi sắc. Các hoạt động văn
hoá, văn nghệ, thể thao được duy trì và phát triển tương đối tốt, góp phần nâng cao
một bước chất lượng đời sống văn hoá của nhân dân. Công tác giáo dục, phát huy
truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng và truyền thống văn hoá được coi
trọng. Công tác quản lý văn hoá được phối hợp thường xuyên giữa các ngành và địa
phương, góp phần bảo đảm an ninh văn hoá, môi trường văn hoá lành mạnh.
Nói đến Điện Bàn cũng là nói đến vùng đất giàu truyền thống yêu nước và
cách mạng, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng
(VNAH) tiêu biểu của cả nước như: Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Nguyễn Phan
Vinh, Võ Như Hưng, bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ (Điện Thắng) có 9 con liệt sĩ,
mẹ VNAH Nguyễn Thị Lân (Điện Hòa) có chồng và 7 con là liệt sĩ Điện Bàn là
huyện đầu tiên của tỉnh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 20/10/1976.
1.3. Hiện trạng môi trường huyện Điện Bàn
Những thành tựu đáng ghi nhận từ các lĩnh vực Công nghiệp - Thương mại -
Xây dựng - Du lịch - Nông nghiệp thì đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường cần
được quan tâm:
- Nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp vì chưa
có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung nên nước thải sau khi qua
xử lý được thải trực tiếp ra mặt đất hay sông, ao, hồ có thể gây ô nhiễm
nguồn nước dẫn đến nhiều bức xúc tại địa phương.
- Khí thải và bụi trong quá trình sản xuất tại các nhà máy, từ việc vận chuyển
đất, cát trên các tuyến đường giao thông không có che chắn làm ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân như gây các bệnh về hô hấp
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 6
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Rác thải: là một huyện có mật độ dân số khá cao, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp phát triển mạnh vì vậy lượng rác thải, chất thải rắn cũng tăng theo
dẫn đến quá tải trong quá trình thu gom. Đặc biệt là tại các chợ, khu dân cư
lượng rác ứ đọng nhiều gây ô nhiễm cục bộ làm mất mỹ quan và ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng.
- Các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, lò giết mổ nằm trong khu dân cư ảnh
hưởng đến vệ sinh môi trường trong khu vực.
- Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và rác thải bao bì bảo vệ thực vật.
Thực trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện:
Mặc dù đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng
trên địa bàn huyện có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp tổ
chức thực hiện nhưng thực tế kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, có lúc, có nơi
còn yếu kém, bất cập.
Hiện nay, Đội Môi trường Đô thị Điện Bàn (thuộc Công ty Môi trường Đô
thị Quảng Nam) đảm nhận việc thu gom rác trên địa bàn huyện. Tuy tiến hành thu
gom thường xuyên nhưng với tỷ lệ hộ dân tham gia hợp đồng thu gom rác quá ít
(5,87%), cự ly vận chuyển rác thải về bãi xử lý quá xa (60 km), huyện Điện Bàn lại
có mật độ dân số khá cao vì vậy sức ép giải quyết rác thải là rất lớn.
Việc thu gom rác thải hộ gia đình chủ yếu tập trung ở ven các tuyến Quốc lộ,
tỉnh lộ, khu dân cư và các chợ trung tâm tại các địa phương nên lượng thu gom rác
thải nói chung còn thấp, chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra, tình trạng vứt rác thải và xác
súc vật chết bừa bãi vẫn còn tiếp diễn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đến sức
khoẻ của nhân dân và mất mỹ quan chung.
Đối với chất thải rắn y tế (không bao gồm chất thải rắn sinh hoạt trong các
cơ sở y tế) tuy khối lượng không lớn nhưng là loại chất thải nguy hại, việc thu gom
và xử lý phải theo quy định, quy trình riêng. Hiện tại chỉ có Bệnh viện Đa khoa Khu
vực Quảng Nam và Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức hợp đồng thu gom và vận
chuyển, xử lý riêng đối với loại chất thải này. Tuy nhiên, chất thải rắn y tế còn để
lẫn lộn với chất thải rắn sinh hoạt thông thường vì vậy nguy cơ lây nhiễm bệnh
trong thực tế khó tránh khỏi.
Đối với chất thải rắn công nghiệp: Doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Điện Nam - Điện Ngọc tham gia hợp đồng thu gom bảo vệ môi trường với Công ty
Môi trường Đô thị Quảng Nam chiếm 78,13 %. Tính đến nay, đã có 47 doanh
nghiệp đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có 18 trong tổng số 29
doanh nghiệp đang sản xuất và cấp giấy phép môi trường. Doanh nghiệp trong các
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 7
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cụm công nghiệp tham gia ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam
chiếm 3,35% (số liệu này lấy theo biên bản làm việc với Cảnh sát môi trường tỉnh).
Trong đó, có 5/9 cụm công nghiệp chưa tham gia hợp đồng bảo vệ môi trường với
Công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam.
1.4. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Bàn
1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ
1.4.1.1. Vị trí, chức năng
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Bàn là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện Điện Bàn, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện
quản lý nhà nước về: tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Bàn có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của UBND huyện Điện Bàn, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng
Nam.
1.4.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy
hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên
và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND huyện ban hành.
- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp xã .
- Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất
đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện (nếu
có) theo phân cấp của UBND huyện; thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa
chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai huyện.
- Chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp xã và các
ngành có liên quan tham mưu việc định giá đất trên cơ sở khung giá đất của
Chính phủ để UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định giá đất, mức
thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và hỗ trợ tái định cư theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND
huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 8
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường
theo định kỳ; quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên
địa bàn; hướng dẫn UBND cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để
tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
- Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc
thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
- Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND
huyện.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên
và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công
tác được giao cho UBND huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài
nguyên và môi trường cấp xã.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện và Sở Tài nguyên và Môi
trường giao.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện
Bàn
- Lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có 01 Trưởng phòng và 03
Phó trưởng phòng, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ
trưởng.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng.
- Các Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng
phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Bàn có Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất trực thuộc, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Điện bàn
quyết định trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy
định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ Phòng Tài nguyên và Môi trường
làm công tác quản lí trên địa bàn huyện được bố trí phù hợp với nhiệm vụ
được giao; số lượng biên chế của phòng do Ủy ban nhân dân cấp huyện
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 9
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh giao.
- Cơ cấu tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường gồm các bộ phận
nghiệp vụ như sau:
+ Bộ phận đất đai
+ Bộ phận môi trường
+ Bộ phận khoáng sản
+ Bộ phận văn phòng (kế toán, văn thư)
1.4.3. Mối quan hệ trong công tác quản lý môi trường ở tỉnh Quảng Nam
Hình 1.2 - Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ trong công tác quản lý môi trường ở tỉnh
Quảng Nam
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 10
Lớp: 09 CQM
UBND Tỉnh Quảng Nam
Sở,
ngành
khác
Sở Tài nguyên
– Môi trường
UBND
huyện
Các phòng
ban khác
Phòng Tài nguyên
– Môi Trường
UBND
xã
Các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ,…
Có mối liên
hệ trực tiếp
về quản lý
môi trường.
Phối hợp
trong công
tác bảo vệ
môi trường
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
2.1. Khái niệm về chất thải rắn y tế
Theo Quốc hội Mỹ
- Chất thải rắn được Quốc hội Mỹ định nghĩa là "một chất thải rắn hay kết hợp
các chất thải rắn, có số lượng, nồng độ, hay các đặc tính lý, hoá hay lây
nhiễm có thể gây ra hoặc góp phần đáng kể làm tăng khả năng tử vong, hay
làm tăng bệnh tật nghiêm trọng không có khả năng chữa nổi; gây nguy cơ
tiềm tàng và lớn đến sức khoẻ con người hay môi trường, khi được xử lý, lưu
giữ, chuyên chở, hay tiêu huỷ hoặc quản lý không đúng quy cách".
- Chất thải lây nhiễm, năm 1976, Quốc hội Mỹ đưa vào áp dụng từ "lây
nhiễm" để đặc trưng hoá loại chất thải nguy hiểm tiềm tàng. Cho đến 1988,
Mỹ vẫn sử dụng từ này để hướng dẫn "loại chất thải có khả năng tạo ra các
bệnh truyền nhiễm". Cho đến nay, thuật ngữ "chất thải y tế", bao gồm nhiều
loại chất thải chính thức được liệt vào các chất thải lây nhiễm nguy hiểm.
Theo quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế
Ngày 27 tháng 8 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số
2575/1999/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, trong đó quy
định về định nghĩa chất thải y tế như sau:
- Chất thải rắn y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động
khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo.
Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí.
- Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm, và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất
khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong những thành phần như sau:
máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận và cơ quan của người, động vật;
bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng
xạ dùng trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu huỷ sẽ gây
nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người.
2.2. Thành phần, tính chất và phân loại chất thải rắn y tế
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 11
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2.1. Thành phần, tính chất
Thành phần chất thải rắn y tế bao gồm:
- Kim tiêm
- Bơm tiêm kèm kim tiêm
- Thiết bị giải phẫu
- Bông băng vệ sinh
- Mô tế bào người hoặc động vật
- Xương
- Nội tạng
- Bào thai hoặc các bộ phận xủa cơ thể
- Bình, túi hoặc ống dẫn chứa các chất lỏng từ cơ thể
- Tất cả các vật dụng và vật chất khác bị loại bỏ trong khuôn khổ quá trình thăm
khám và điều trị chuyên khoa, trog thực tế nghiên cứu về răng miệng hoặc thú
y có nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe của con người khi tiếp xúc với chúng.
Tính chất của các chất thải Y tế nguy hại là: rất độc, dễ ăn mòn, dễ cháy,
dễ nổ, gây độc tới gen, lây nhiễm (HIV/ASD, viêm gan,…)
2.2.2. Phân loại chất thải rắn y tế
Theo phân loại và xác định chất thải (Quy chế quản lý chất thải Y tế, Bộ Y
tế, 1999), đã phân thành 5 loại chất thải trong các cơ sở Y tế như sau: Chất thải lâm
sàng, Chất thải phóng xạ, Chất thải hóa học, Các bình chứa khí có áp suất, Chất thải
sinh hoạt.
a. Nhóm chất thải lâm sàng: được Bộ Y tế phân thành 5 nhóm loại chất thải, trong
đó:
- Nhóm A: tất cả các chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu thấm
máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người như: bông, gạc, băng, dây truyền
máu, các ống thông, dây và túi dung dịch dẫn lưu,…
- Nhóm B: tất cả các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán
dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật liệu có
thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn
hoặc không nhiễm khuẩn.
- Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng xét
nghiệm, bao gồm găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh
thiết/ xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu, v.v
- Nhóm D:là chất thải dược phẩm, bao gồm: dược phẩm quá hạn, dược phẩm
bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dựoc phẩm không còn nhu cầu sử dụng;
thuốc gây độc tế bào.
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 12
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Nhóm E: là các mô và cơ quan người- động vật, bao gồm tất cả các mô cơ
thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn), các cơ quan, chân tay, rau
thai, bào thai, xác súc vật.
b. Nhóm chất thải phóng xạ: tại các cơ sở Y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các
hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ bao gồm: chất
thải rắn, lỏng, khí.
- Chất thải phóng xạ rắn gồm các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn
đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc
sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ, v.v
- Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ, phát sinh
trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất
bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ, v.v
- Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khí dùng trong lâm sàng như: các khí
thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ,v.v
c. Nhóm chất thải hóa học: bao gồm các chất thải rắn, lỏng và khí. Chất thải hoá
học trong các cơ sở y tế được phân thành 2 loại:
- Chất thải hoá học không gây nguy hại, như đường, a-xít béo, một số muối vô
cơ và hữu cơ.
- Chất thải hoá học nguy hại bao gồm:
+ Formaldehyde: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp
xác và dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác.
+ Các hoá chất quang hoá học: có trong các dung dịch dùng cố định và
tráng phim.
+ Các dung môi. Các dung môi dùng trong cơ sở y tế bao gồm: các hợp
chất halogen, như methylene chloride, chlorofom, fréon,
trichloroethylene, các thuốc mê bốc hơi như halothane, các hợp chất
không có halogen, như xylene, acetone, isopropanol, toluen, ethyl acetate
và acetonitrile.
+ Oxit ethylene- oxit ethylene được sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bị y tế,
phòng phẫu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt khuẩn.
Loại khí này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở
người.
+ Các chất hóa học hỗn hợp, bao gồm: các dung dịch làm sạch và khử
khuẩn, như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh, v.v
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 13
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
d. Nhóm các bình chứa khí có áp suất: như bình đựng oxy, CO
2
, bình ga, bình khí
dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt
vì vậy phải thu gom riêng.
e. Nhóm chất thải sinh hoạt: bao gồm các loại chất thải:
- Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng bệnh,
phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà
ăn, bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cát tông, túi nilon,
túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh, hoa
và rác quét dọn từ các sàn nhà.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh
2.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải bệnh viện ở Việt Nam
Chất thải rắn y tế ngày càng gia tăng, nguyên nhân do: Số lượng cơ sở y tế và số giường bệnh tăng;
Thực hành y học hiện đại với nhiều phương pháp chuẩn đoán và điều trị mới, tăng cường sử dụng các sản
phẩm dùng một lần. Dân số tăng, người dân được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế. Trong số các cơ sở
phát sinh chất thải y tế thì nguồn phát sinh chủ yếu là các bệnh viện; các cơ sở y tế khác như: Trung tâm vận
chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu ; Trung tâm xét
nghiệm và các Labo nghiên cứu y sinh học; Các ngân hàng máu
Những năm qua, công tác quản lý chất thải bệnh viện còn nhiều bất cập. Cụ
thể:
- Việc phân loại chất thải rắn y tế chưa đúng quy định, trong cơ sở y tế, hầu
hết cán bộ đều phải thục hiện một hoặc toàn bộ quy trình xử lý chất thải rắn y
tế. Mặc dù, các bệnh viện đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, nhưng
việc kiểm tra chưa thường xuyên.
- Các bệnh viện chưa có phương tiện thu gom và phân loại rác thích hợp để
giảm thiểu chi phí, nhân viên thu gom rác chưa có kiến thức cơ bản để phân
loại rác, chưa nhận thức đúng nguy cơ của chất thải bệnh viện. Phương tiện
thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đạt
tiêu chuẩn. Phương tiện vận chuyển chất thải thiếu, đặc biệt là các xe chuyên
dụng. Vận chuyển chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ bệnh
viện, cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị
đảm nhiệm.
- Ngoài ra, việc xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại cũng gặp nhiều
khó khăn, trừ một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có xí
nghiệp xử lý vận hành tốt, tổ chức thu gom và tiêu hủy chất thải rắn y tế
nguy hại cho toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn. Còn tại các tỉnh, thành phố
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 14
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
khác, chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý và tiêu hủy với những mức độ
khác nhau.
Ví dụ: Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ đã tận dụng tốt lò đốt trang bị cho
cụm bệnh viện, chủ động chuyển giao lò đốt cho Công ty môi trường đô thị tổ chức
vận hành và thu gom, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho toàn tỉnh, thành phố; Có
nơi, lò đốt đặt tại bệnh viện tỉnh cũng xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các bệnh
viện khác thuộc địa bàn thành phố, thị xã (Nghệ An); Một số nơi khác, việc kiểm
soát khí thải lò đốt còn gặp khó khăn, do nhiều lò đốt đặt tại bệnh viện, người dân
và bệnh nhân phản đối, cản trở vận hành lò đốt, vì có mùi khó chịu của khí thải
(Thanh Hóa, Thái Bình ), một số lò đốt hiện phải ngừng hoạt động. Một số lò đốt
không đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ buồng đốt thứ cấp và khí thải lò đốt vượt mức tiêu
chuẩn cho phép.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cũng như các chuyên gia, cần
nghiên cứu và triển khai, áp dụng các công nghệ không đốt (thiết bị khử khuẩn bằng
nhiệt ướt hoặc vi sóng), thân thiện hơn với môi trường, chi phí vận hành lại rẻ hơn
phương pháp đốt và tăng cơ hội tái chế chất thải.
Nhưng hiện nay, ở nước ta vẫn còn thiếu các cơ sở tái chế chất thải, mặc dù,
có rất nhiều những vật liệu từ chất thải bệnh viện như chai dịch truyền chứa dung
dịch huyết thanh ngọt (đường glucose 5%, 20%), huyết thanh mặn (NaCl 0,9%), các
dung dịch acide amine; các loại bao gói nilon và một số chất nhựa khác; các vật liệu
giấy, thủy tinh là hoàn toàn không có yếu tố nguy hại, có thể tái chế để hạn chế
việc thiêu đốt chất thải gây ô nhiễm, đồng thời là nguồn thu để bệnh viện tái đầu tư
cho xử lý chất thải.
Trong Quy chế quản lý chất thải y tế (2007) đã bổ sung nội dung tái chế chất
thải rắn y tế không nguy hại làm căn cứ để các cơ sở y tế thực hiện. Tuy nhiên,
nhiều địa phương chưa có cơ sở tái chế, do vậy, việc quản lý tái chế các chất thải y
tế không nguy hại còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là thiếu nguồn kinh phí đầu tư,
xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải, trong khi tổng chi phí cho xử lý chất
thải rắn là tương đối lớn. Chi phí cho vận hành xử lý chất thải y tế chiếm đến 5%
ngân sách Nhà nước cấp cho cơ sở y tế. Hơn nữa, kinh phí đầu tư xây mới, cải tạo
bệnh viện còn hạn chế, nên tiến độ thực hiện của các bệnh viện còn chậm.
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 15
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.4. Những nguy cơ và ảnh hưởng của chất thải y tế đến cộng đồng và môi
trường
2.4.1. Đối với sức khỏe cộng đồng
Phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc thương
tích. Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải nguy hại, cả những người ở trong
hay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn. Những nhóm có nguy cơ bao gồm:
- Nhân viên y tế: bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên
- Bệnh nhân
- Người nhà và khách thăm nuôi bệnh nhân.
- Công nhân làm việc trong khối hỗ trợ như thu gom, vận chuyển rác, giặt là
- Công nhân trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải (như bãi rác hoặc lò đốt),
bao gồm cả những người nhặt rác.
2.4.1.1 . Nguy cơ và ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm
Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể
thông qua nhiều đường: qua vết thương, vết cắt trên da; qua niệm mạc; qua đường
hô hấp; qua đường tiêu hóa. Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng sinh và kháng
hóa chất khử khuẩn có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế không an
toàn.
Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da, mà còn gây nhiễm trùng
vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do vật sắc nhọn là tai nạn thường
gặp nhất trong cơ sở y tế. Tổn thương do vật sắc nhọn có khả năng lây truyền các
bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV, và HCV. Khoảng 80% nhiễm trùng
HIV, HBV, HCV nghề nghiệp là do thương tích do vật sắc nhọn và kim tiêm.
Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ, chất thải nguy hại có thể bị
rò thoát, đổ tràn. Việc rơi vãi chất thải lây nhiễm, đặc biệt là chất thải lây nhiễm có
nguy cơ cao có thể lan truyền bệnh trong bệnh viện, như có thể gây ra đợt bùng phát
nhiễm trùng bệnh viện trong nhân viên và bệnh nhân, hoặc gây ô nhiễm đất và
nước.
Việc tái chế hoặc xử lý không an toàn chất thải lây nhiễm, bao gồm cả nhựa
và vật sắc nhọn có thể có tác động lâu dài tới sức khỏe cộng đồng.
2.4.1.2. Nguy cơ và ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm
Nhiều hóa chất và dược phẩm sử dụng trong cơ sở y tế là chất nguy hại (ví
dụ chất gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc) nhưng thường ở
khối lượng thấp. Tổn thương da, mắt và niêm mạc đường hô hấp có thể gặp khi tiếp
xúc với hóa chất gây cháy, gây ăn mòn, gây phản ứng (ví dụ formaldehyde và các
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 16
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chất dễ bay hơi khác). Tổn thương thường gặp nhất là bỏng. Các hóa chất khử
khuẩn được sử dụng phổ biến trong bệnh viện thường có tính ăn mòn.
Nhiều thuốc điều trị ung thư là các thuốc gây độc tế bào. Chúng có thể gây
kích thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và mắt, cũng có thể gây chóng mặt,
buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những người chịu
trách nhiệm thu gom chất thải, có thể phơi nhiễm với các thuốc điều trị ung thư qua
hít thở hoặc hạt lơ lửng trong không khí, hấp thu qua da, tiêu hóa qua thực phẩm vô
tình nhiễm bẩn với thuốc gây độc tế bào.
2.4.1.3. Nguy cơ và ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
Cách thức và thời gian tiếp xúc với chất thải phóng xạ quyết định những tác
động đối với sức khỏe, từ đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho đến các vấn đề đột
biến gen trong dài hạn.
2.4.2. Đối với môi trường
2.4.2.1. Nguy cơ và ảnh hưởng đối với môi trường nước
Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải bệnh
viện. Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh. Chúng có thể chứa kim loại nặng,
phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Một
số dược phẩm nhất định, nếu xả thải mà không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn
nước cấp. Bên cạnh đó, việc xả thải bừa bãi chất thải lâm sàng có thể tiềm ẩn nguy
cơ gây ô nhiễm nguồn nước do làm tăng BOD.
2.4.2.2. Nguy cơ và ảnh hưởng đối với môi trường đất
Tiêu hủy không an toàn chất thải nguy hại như tro lò đốt hay bùn của hệ
thống xử lý nước thải rất có vấn đề khi các chất gây ô nhiễm từ bãi rác có khả năng
rò thoát ra, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, và cuối cùng là tác động tới sức khỏe
cộng đồng trong dài hạn.
2.4.2.3. Nguy cơ và ảnh hưởng đối với môi trường không khí
Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng lên khi phần lớn chất thải nguy hại được
thiêu đốt trong điều kiện không lý tưởng. Việc thiêu đốt không đủ nhiệt độ trong khi
rác thải đưa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiều khói đen. Việc đốt chất thải y tế đựng
trong túi nilon PVC, cùng với các loại dược phẩm nhất định, có thể tạo ra khí axit,
thường là HCl và SO
2
. Trong quá trình đốt các dẫn xuất halogen (F, Cl,. Br, I ) ở
nhiệt độ thấp, thường tạo ra axit. như hydrochloride (HCl). Điều đó dẫn đến nguy
cơ tạo thành dioxins, một loại hóa chất vô cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp.
Các kim loại nặng, như thủy ngân, có thể phát thải theo khí lò đốt.
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 17
Lớp: 09 CQM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Những nguy cơ môi trường này có thể tác động tới hệ sinh thái và sức khoẻ
con người trong dài hạn.
2.4.3. Những nguy cơ liên quan đến xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế không
phù hợp
2.4.3.1. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn
Chất thải rắn y tế nếu không được xử lý và tiêu hủy đúng cách có thể gây ra
các tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người. Vận hành và bảo
dưỡng kém lò đốt có thể dẫn đến xả ra khí thải chứa nhiều chất ô nhiễm như các
kim loại nặng (chì, thủy ngân, ), bụi, axid HCl, SO
2
, CO, NO
x
và cả dioxin/furans.
Tiêu hủy an toàn tro lò đốt cũng là một vấn đề bởi vì các chất gây ô nhiễm trong tro
có thể là ô nhiễm đất và nguồn nước.
2.4.3.2. Tiêu hủy hóa chất
Các chất thải hóa học đổ vào trong hệ thống cống có thể có tác động không
mong muốn tới vận hành của công trình xử lý sinh học hoặc gây độc đối với hệ sinh
thái của nguồn tiếp nhận. Các vấn đề tương tự cũng xảy ra khi đổ xuống cống các
chất thải dược phẩm bao gồm kháng sinh, kim loại nặng như thủy ngân, phenol,
chất dẫn xuất, hóa chất khử khuẩn.
SVTH: Lê Hồ Ngọc Hoa 18
Lớp: 09 CQM