Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tổng quan hiện trạng quản lý chất thải và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho KCN đại an thành phố hải dương phát triển theo xu thế KCNST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------------------------

LÊ THỊ THẢO

Đề tài:"Tổng quan hiện trạng quản lý chất thải và đề
xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho KCN Đại
An - thành phố Hải Dương phát triển theo xu thế
KCNST”

Người hướng dẫn: PGS. TS Ngô Thị Nga

Hà Nội - 2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Nga, Bà là
người thầy đã truyền đạt cho tôi những kiến thức từ khi còn là sinh viên đại học
Bách Khoa Hà Nội, cho đến quá trình học cao học tại trường và đặc biệt là Người
hướng dẫn tôi rất tận tình để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cán bộ của Trung tâm
Quan trắc và Phân tích môi trường, nơi tôi công tác, đã vun đắp và chắp cánh cho tôi
thực hiện ước mơ có được cơ hội tiếp tục học tập và nghiên cứu khóa học này. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm của Lãnh đạo trung tâm, sự giúp đỡ của các
đồng nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô của Viện Công nghệ môi trường,
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã dành nhiều tâm huyết để truyền đạt những


kiến thức quí báu về chuyên ngành kỹ thuật môi trường cho tôi và các học viên của
Viện.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bè bạn đã luôn giúp đỡ và động viên
tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi theo học chương trình cao học.

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-1-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CCN

Cụm công nghiệp

ĐTM


Đánh giá tác động môi trường

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KCNST

Khu công nghiệp sinh thái

STCN

Sinh thái công nghiệp

STHCN

Sinh thái học công nghiệp

STTN

Sinh thái tự nhiên

SXSH

Sản xuất sạch hơn


QCVN

Quy chuẩn Việt nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TC

Tiêu chuẩn

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-2-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp sự phát triển các KCN tại tỉnh Hải Dương......................................12
Bảng 1.2 Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn của một số KCN ...........16
Bảng 1.3 Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm......................18
Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa sinh vật sống và cơ sở sản xuất.........................................25
Bảng 2.2. Đặc điểm quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và công nghiệp...27
Bảng 3.1 Danh sách các Công ty trong KCN Đại An.....................................................56
Bảng 3.2 Lưu lượng nước thải của các Công ty trong KCN Đại An tham gia cung
cấp thông tin....................................................................................................................61
Bảng 3.3 Kết quả phân tích nước thải tại KCN Đại An trước và sau khi xử lý..............66

Bảng 3.4 Kết quả phân tích nước mặt.............................................................................68
Bảng 3.5 Loại và lượng nhiên liệu sử dụng cho nồi hơi của một số công ty trong
KCN Đại An....................................................................................................................70
Bảng 3.6 Kết quả phân tích môi trường không khí lc tại KCN Đại An tháng 1 /2011...70
Bảng 3.7 Nguyên liệu và phế liệu của các công ty trong KCN Đại An..........................72
Bảng 3.8 Các công ty xử lý chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp trong KCN
Đại An .............................................................................................................................76
Bảng 4.1Các cặp Công ty trong KCN có thể trao đổi phế thải với nhau........................83
Bảng 4.2 Khả năng trao đổi phế thải của các Công ty trong KCN với các đơn vị lân
cận KCN..........................................................................................................................84
Bảng 4.3 Lượng nước thất thoát từ các doanh nghiệp trong KCN Đại An ....................87

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-3-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh một số KCN miền bắc
và miền trung từ năm 2006 - 2008. ................................................................................19
Hình 1.2 Nồng độ khí SO2 trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc .........20
từ năm 2006 - 2008 ........................................................................................................20
Hình 2.1 Hình thức thứ nhất của hệ công nghiệp (Lowenthal and Kastenberg, 1998;
Krrishnamohan and Heart, 2000)...................................................................................28
Hình 2.2 Hình thức thứ hai của hệ công nghiệp (Lowenthal and Kastenberg, 1998;
Krrishnamohan and Heart, 2000)...................................................................................29
Hình 2.3 Các thành phần chính của hệ sinh thái công nghiệp (Manahan, 1999) ..........30
Hình 2.4. Hệ sinh thái công nghiệp - KCN Kalundborg, Đan Mạch (CohenRosenthal và cộng sự, 2003). .........................................................................................35
Hình 2.5. Hệ sinh thái công nghiệp - Tập đoàn Guitang, Quảng Đông, Trung Quốc ..37

Hình 2.6. Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải..........................................41
Hình 2.7. Các bước cơ bản trong phương pháp luận xây dựng mô hình kỹ thuật
KCNST tại Việt Nam .....................................................................................................48
Hình 3.1 Tỷ lệ phần trăm các ngành nghề có trong KCN Đại An.................................59
Hình 3.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của KCN Đại An ....................64
Hình 4.1 Sơ đồ trao đổi sản phẩm giữa các công ty trong KCN Đại An.......................82
Hình 4.2. Sơ đồ mô hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn của các công ty trong
KCN Đại An...................................................................................................................90
Hình 4.3 Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường KCNST ..................................................96

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-4-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

MỞ ĐẦU
Hải Dương là một tỉnh có nền công nghiệp khá phát triển. Theo định hướng
đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có khoảng 20 KCN tập trung với tổng diện tích là
6500 ha và 37 cụm công nghiệp. Các KCN phát triển theo kiểu truyền thống sinh ra
nhiều chất thải và hệ quả là hiện tượng ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi.
Hiện trạng quản lý môi trường các KCN tại Hải Dương còn khá lỏng lẻo.
- Trung bình mỗi ngày KCN tại tỉnh Hải Dương thải ra 23.806m3 nước
thải/ngày và chỉ có khoảng 30% lượng nước thải đó là được xử lý.[2]
- Lượng chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát sinh ước tính khoảng 450
tấn/ngày, trong đó chất thải nguy hại chiếm 48 tấn/ngày (10,7%). Hầu hết, các KCN
trên địa bàn tỉnh không xây dựng khu vực tập kết, trung chuyển chất thải rắn.[2]
- Môi trường không khí trong các KCN đều có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ.
Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín dựa trên

nguyên tắc: cộng sinh CN, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng
lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế nhờ đó nâng cao
được hiệu quả quản lý môi trường KCN - đây là con đường tất yếu để dẫn tới phát
triển công nghiệp bền vững, giảm ô nhiễm môi trường.
Vì vậy với đề tài: "Tổng quan hiện trạng quản lý chất thải và đề xuất các giải
pháp cải thiện môi trường cho KCN Đại An - thành phố Hải Dương phát triển theo
xu thế KCNST" nhằm đưa ra một số giải pháp cụ thể để xây dựng KCN phát triển
theo hướng KCNST.
Các vấn đề cần giải quyết trong đề tài:
- Khảo sát hiện trạng và tình hình quản lý môi trường các KCN tại tỉnh Hải Dương.
- Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Đại An - tp Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường KCN Đại An phát triển theo xu thế
KCNST.
Kết quả thu được sẽ là cơ sở để xây dựng, tổ chức và hoàn thiện công tác quản
lý môi trường tại các KCN của tỉnh Hải Dương nói chung và của KCN Đại An nói
riêng. Nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà sản xuất, các cán bộ môi trường ở từng
cơ sở và từng khu công nghiệp khi hướng đến các KCNST.

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-5-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI HẢI DƯƠNG
I.1 Một số nét về tỉnh Hải Dương [7]
Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hành
chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía

đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh,
phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp
thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.
Tỉnh Hải Dương có diện tích 1654,8km2; dân số trên 1,7 triệu người. Trong những
năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã phát triển một cách vượt bậc.
Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh năm 2010, ước đạt 30.732 tỷ đồng,
tăng 10,1% so với năm 2009. Trong đó:
- Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,2%. Sản xuất nông nghiệp vẫn
phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Một số chính sách hỗ trợ nông
dân trong sản xuất như hỗ trợ giá vật tư, giống, thuỷ lợi phí... tiếp tục được thực
hiện. Mô hình kinh tế trang trại được mở rộng, mô hình kinh tế tập thể (nhất là các
hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp) được củng cố. Công tác phòng chống dịch bệnh
được tăng cường, đã khống chế không để dịch cúm gia cầm tái phát, dập tắt kịp thời
bệnh lở mồm, long móng ở đàn gia súc. Tổ chức xây dựng một số điểm giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung ở một số huyện như: Ninh Giang, Gia Lộc...[7]
- Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 11,5%; Năm 2010, giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương ước đạt 22.158 tỷ đồng, tăng 14,0% so với năm
2009; trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 3,5%; khu vực ngoài Nhà
nước tăng 27,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,2%. Các loại hình công
nghiệp được đầu tư chủ yếu là điện tử, may mặc, nhựa và cơ khí của các chủ đầu tư
các nước Nhật Bản, Đài Loan.... Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hải
Dương được Chính phủ cho phép quy hoạch xây dựng 18 KCN tập trung với diện
tích gần 4.000 ha. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCN đã thực
Lê Thị Thảo - KTMTC810

-6-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
hiện được trên 2.150 tỷ đồng, đạt 50% nguồn vốn cần thiết đầu tư xây dựng hạ tầng

các KCN.[8]
Đối với công nghiệp nông thôn, làng nghề đã đóng góp tích cực vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, thu hút lao động tại chỗ, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống dân cư, xoá đói, giảm nghèo, phân công lại
lao động trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hoá. Nhiều làng duy trì và mở rộng được ngành nghề truyền thống,
một số làng phát triển thêm nghề mới đóng góp không nhỏ các mặt hàng cho xuất
khẩu. Năm 2010 giá trị sản xuất của làng nghề trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 2 nghìn
tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2005 với tốc độ tăng trưởng bình quân 27,3%/
năm. Các làng nghề vẫn không ngừng tăng về số lượng và quy mô, tính đến hết năm
2009 toàn tỉnh đã có 56 làng được cấp bằng công nhận danh hiệu Làng nghề CNTTCN tỉnh Hải Dương.
- Ngành dịch vụ tăng 12,3%, lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, đời
sống nhân dân ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quân sự địa phương
được củng cố, tăng cường, công tác quốc phòng, quân sự địa phương được giữ
vững.
* Tốc độ đô thị hóa ở tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây phát triển
tương đối nhanh ở cả 12 huyện, thành phố. Khu vực có tốc độ phát triển nhanh là
Phả Lại, Sao Đỏ, Nhị Chiểu (Kinh Môn) và thành phố Hải Dương. Năm 2010, số
dân sống ở thành thị là 374.429 người (năm 2009 là 326.000 người), chiếm 21,8%
tổng số dân toàn tỉnh.[7,8]
Hiện nay tỉnh Hải Dương đã hình thành 1 thành phố, 1 thị xã, 16 thị trấn, 50 thị
tứ. Sự phát triển đô thị tương đối mạnh đã gây nên một áp lực và thách thức đối với
môi trường. Cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp kém do hệ thống giao thông, cấp thoát
nước, đường cáp điện xây dựng và lắp đặt chưa đồng bộ đã làm ảnh hưởng đến đời
sống của dân cư đô thị. Hiện nay, hạ tầng cơ sở của thành phố Hải Dương tương đối
tốt do mới được cải tạo, các khu vực mới sát nhập thì cơ sở hạ tầng chưa được cải
thiện nhiều. Nhiều xí nghiệp, cơ sở sản xuất nằm trọn trong khu dân cư do mở rộng
Lê Thị Thảo - KTMTC810

-7-



Luận văn Thạc sĩ Khoa học
diện tích đô thị để xây dựng nhà ở nên nhiều khu dân cư đang chịu ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
* Sự phát triển và tăng dân số: Ước tính năm 2010, dân số trung bình của
tỉnh Hải Dương là 1.715.989 người; trong đó, dân số thành thị là 374.429 người
(chiếm 21,8%), dân số nông thôn là 1.341.560 người (chiếm 78,2%). Nhìn ở góc độ
phát triển kinh tế thì xu thế này là tích cực, còn ở góc độ môi trường nếu như không
có các chính sách phát triển hài hoà, bền vững thì đó sẽ là xu thế tiêu cực.[7]
Nhìn chung, sự phát triển đô thị, sự tăng dân số đều khẳng định một điều là
nền công nghiệp của tỉnh Hải Dương đang trên đà phát triển mạnh. Công nghiệp
phát triển kéo theo sự ra đời ngày nhiều các nhà máy, xí nghiệp. Ban đầu, các nhà
máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất được hình thành nhỏ lẻ và phân tán trong khu dân
cư. Hiện tượng này vừa không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến đời sống
của cộng đồng dân cư trong vùng nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Do đó khu công nghiệp, cụm công nghiệp bắt đầu xuất hiện để tránh hiện tượng này.
I.2 Tổng quan các khu công nghiệp tại Hải Dương [2]
Theo Nghị định số 192/CP ngày 25-12-1994 của Chính phủ, các KCN được
định nghĩa là các khu vực công nghiệp tập trung, không có dân cư, được thành lập
với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất.
Các KCN được xây dựng từ năm 1994 để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo
điều kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích các DN nhỏ và
vừa gia nhập các khu vực công nghiệp. Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các
khu công nghiệp so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về kết
cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác cung cấp các dịch
vụ thuận lợi.
Bên cạnh sự ra đời của các KCN, các cụm công nghiệp cũng ra đời. Cụm công
nghiệp cũng là một dạng KCN nhưng có quy mô nhỏ do chính quyền địa phương

phê duyệt, cấp phép và quản lý. Đa phần, các CCN thường có vị trí nằm xen kẽ

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-8-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
trong khu vực dân cư đồng thời với sự giám sát không chặt chẽ của địa phương nên
đa phần những CCN này thường gây ra ô nhiễm môi trường rất trầm trọng.
I.2.1 Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại Hải Dương [7,8]
Sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp được thực hiện theo các nguyên
tắc:
- Có khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng, thuận lợi về giao thông vận tải, cung cấp
điện, cấp nước và thải nước. Xử lý môi trường bảo đảm có hiệu quả và phát triển
bền vững lâu dài, có đủ dư địa để mở rộng và phù hợp với những tiến bộ khoa học
và công nghệ của nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp của thế giới.
- Có khả năng cung cấp nguyên liệu tương đối thuận tiện, hoặc tốt hơn là trực
tiếp với nguồn nguyên liệu. Đôi khi do cự ly vận tải và yêu cầu bảo quản nguyên
liệu, quy mô xí nghiệp công nghiệp phải thích hợp để đảm bảo hiệu quả .
- Có nguồn lao động cả số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu sản xuất
với chi phí tiền lương thích hợp.
- Có khả năng giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm cả nội tiêu và ngoại tiêu.
- Tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt trong việc sử dụng đất
để xây dựng khu công nghiệp.
- Kết hợp với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng trong những điều kiện cụ
thể ở từng khu vực và từng giai đoạn.
* Số lượng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là phát triển mạnh ở lĩnh
vực công nghiệp, Hải Dương phải tiếp tục huy động vốn đầu tư của các thành phần

kinh tế, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài; việc tiếp tục quy hoạch phát triển và mở
rộng các KCN tạo điều kiện thu hút đầu tư vẫn được coi là một giải pháp chính.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép thành
lập đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là 20 khu công nghiệp tập trung (với
diện tích là 6500 ha) và 37 cụm công nghiệp. Trong đó có 10 KCN đã được phê duyệt
quy hoạch chi tiết với diện tích đất quy hoạch 2.087 ha, bao gồm các khu công nghiệp
sau:
Lê Thị Thảo - KTMTC810

-9-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
- KCN Nam Sách: 62,4 ha;
- KCN Đại An: 645 ha;
- KCN Phúc Điền: 100,6 ha;
- KCN Tân Trường (bao gồm cả phần mở rộng): 311,9 ha;
- KCN Việt Hòa - Kenmark: 46,4 ha;
- KCN Tàu Thủy - Lai Vu: 212,89 ha;
- KCN Phú Thái: 72 ha;
- KCN Cộng Hoà: 357,03 ha;
- KCN Lai Cách: 132,4 ha;
- KCN Cẩm Điền – Lương Điền: 183,96 ha.
Bên cạnh phát triển quy hoạch các khu công nghiệp, tỉnh đã quy hoạch và đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng 35 cụm công nghiệp (33 cụm đã đi vào hoạt động) với
tổng diện tích 1.402,6 ha. Các cụm công nghiệp đã thu hút hàng chục nghìn lao
động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại các khu vực nông thôn.
* Tổng ngân sách đầu tư [7,8]
Tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đã thực hiện là 1.561 tỷ đồng và 36,4
triệu USD. Trong đó chủ yếu nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư hạ tầng trong

nước. Ngoài nguồn vốn đầu tư của các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng phía trong khu
công nghiệp, tỉnh cũng đã bố trí kịp thời nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng các
hạng mục công trình ngoài hàng rào các khu công nghiệp như: hệ thống đường gom,
hệ thống cấp nước, thoát nước...với giá trị đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. Tính đến thời
điểm hiện tại, Hải Dương có KCN Phúc Điền, KCN Nam Sách và KCN Đại An đã
có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Mặc dù được đầu tư kinh phí xây dựng hệ
thống xử lý song không đồng bộ hoặc quy mô hệ thống không tương xứng với lượng
nước thải của các doanh nghiệp thải ra nên hoạt động của hệ thống kém. 5 KCN
khác được cấp giấy phép nhưng chưa có KCN nào hoàn thành hệ thống.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương tính đến 31/12/2009 có 203 dự án đầu tư nước
ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.490

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-10-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
triệu USD. Trong đó có 95 dự án được đầu tư trong KCN với số vốn là 1.596,9 triệu
USĐ.
Phát triển các KCN đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến và xuất
khẩu, đáp ứng các mục tiêu tạo đà tăng trưởng công nghiệp bền vững, tăng khả năng
thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hải
Dương phấn đấu thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2006- 2020
khoảng gần 90 ngàn tỷ đồng, bảo đảm tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân từ
18-20%/ năm.
* Nguồn nhân lực
Hải Dương có dân số 1,7 triệu người, trong đó có đến 60% là trong độ tuổi lao
động. Đó là nguồn lực dồi dào cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh. Tại thời

điểm 31/12/2008, các KCN tại Hải Dương đã thu hút trên 816 nghìn lao động trực
tiếp, (chiếm khoảng 80% số lao động trên toàn tỉnh) nếu tính cả số lao động gián
tiếp thì số lao động được thu hút vào các hoạt động của KCN còn lớn hơn rất nhiều.
Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê thu hút 70 lao động trực tiếp (trong
khi 1ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được được từ 10 - 12 lao động). Thống kê cho
thấy, phần lớn lao động làm việc trong các KCN là lao động trẻ, đang trong độ tuổi
lao động.
Sự phát triển KCN cũng đã hình thành được một đội ngũ công nhân có tác
phong công nghiệp và ý thức kỷ luật lao động cao. Qua làm việc tại các doanh
nghiệp nước ngoài, đội ngũ lao động đã được cải thiện rất nhiều về kỷ luật, tác
phong công nghiệp, cũng như kỹ năng làm việc và trình độ quản lý. Như vậy, các
KCN với vai trò, tiềm năng, sức hút đầu tư,... thực sự đã có những đóng góp không
nhỏ trong phát triển KT - XH.
Sự phát triển các KCN tại Hải Dương được thể hiện trong bảng 1.1:

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-11-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Bảng 1.1 Tổng hợp sự phát triển các KCN tại tỉnh Hải Dương [2]

STT

Tên KCN

Năm cấp
phép


Diện tích

Diện tích

quy hoạch

sử dụng

(ha)

(ha)

Tỷ lệ lấp đầy
(%)

Tình hình hoạt động
của hệ thống xử lý
nước thải

Công suất công
trình xử lý
nước thải
(m3/ngày đêm)

1

Nam Sách

2003


63

44

100



3600

2

Phúc Điền

2003

101

59

100



4000

2008

184


124

*

*

*

2008

132

91

0

0

2007

46

46

34

*

Cẩm Điền –


3

Lương Điền

4

Lai Cách
Việt Hòa -

5

kenmark

6

Đại An

2003

645

389

95



2000

7


Tàu thủy Lai Vu

2007

212

137

90

*

*

8

Cộng Hòa

2008

357

245

0

0

9


Tân Trường

2005

199

132

89

K

*

10

Phú Thái

2005

72

37,5

*

0

*


Ghi chú:
*: chưa xác định được
HĐ: hệ thống xử lý đang hoạt động
0: không có hệ thống xử lý /K: hệ thống xử lý không hoạt động
-12Lê Thị Thảo - KTMTC810


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
I.2.2 Những mặt còn hạn chế trong sự phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam
nói chung và tại Hải Dương nói riêng. [2,7,8]
Sự phát triển các KCN, CCN tại Việt Nam nói chung và tại Hải Dương nói
riêng đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng bên cạnh đó sự phát triển KCN,
CCN đang bộc lộ nhiều mặt trái, kém bền vững. Chất lượng quy hoạch các KCN
còn thấp, phát triển theo phong trào, thu hút đầu tư chưa đi đôi với bảo vệ môi
trường.
- Về việc quy hoạch, sử dụng đất: Tại nhiều địa phương nước ta, đặc biệt là
vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nhiều đất phục vụ sản
xuất nông nghiệp đã được sử dụng cho phát triển KCN. Theo thống kê sơ bộ, có đến
20% diện tích đất xây dựng KCN là đất nông nghiệp (khoảng trên 10.000 ha). Tổng
diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi để phát triển các KCN đến năm 2015 từ
18.000 đến 20.000 ha, chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích đất trồng lúa trên cả nước.
Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống các hộ nông nghiệp gây nên nhiều tệ nạn xã hội.
- Sự phối hợp trong công tác đào tạo nhân lực: Phát triển KCN chưa có sự
phối hợp đồng bộ với công tác đào tạo lực lượng lao động, dẫn đến thiếu hụt gay gắt
lao động tại các KCN, nhất là lực lượng lao động có tay nghề. Hải Dương có dân số
1,7 triệu người, trong đó có đến 60% là trong độ tuổi lao động. Đó là nguồn lực dồi
dào cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh. Tuy nhiên cùng với lợi thế đó, còn
không ít khó khăn đặt ra cho lực lượng lao động nơi đây. Theo LĐLĐ tỉnh Hải

Dương, nguồn LĐ của chủ yếu xuất thân từ nông thôn, (60% mới tốt nghiệp THCS),
tay nghề, tác phong, ý thức công nhân chưa cao. Hiện trong 17 vạn công nhân mới
chỉ có 6% có tay nghề cao và được đào tạo bài bản.
- Về việc thực hiện các quy định môi trường: Do chạy theo đầu tư, nhiều

KCN đã bỏ qua các quy định tối thiểu về môi trường, thậm chí họ đã phá bỏ các quy
định phân khu chức năng đã được phê duyệt, thiếu sự kiểm tra giám sát các hoạt
động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường… Nhiều KCN đã trở
thành điểm nóng về môi trường, gây bức xúc cho cộng đồng tại nhiều địa phương.
Lê Thị Thảo - KTMTC810

-13-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
- Việc thực hiện các chính sách: Thực hiện các chính sách, pháp luật về lao
động trong các KCN, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn nhiều
bất cập, thậm chí có biểu hiện vi phạm pháp luật. Nhiều doanh nghiệp chưa ký kết
thoả ước lao động tập thể, hay hợp đồng lao động và chưa thực hiện đóng Bảo hiểm
xã hội cho người lao động.
Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và điều kiện ăn uống của công nhân cũng
chưa được doanh nghiệp quan tâm chu đáo. Điều kiện sinh hoạt, môi trường sống
không đảm bảo, thiếu các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tinh thần là nguyên nhân
phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như: trộm cắp, trấn lột, đánh lộn, mại dâm, nghiện
hút,... Các vấn đề trên gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính ổn định của lực lượng lao
động, năng suất và hiệu quả sản xuất lâu dài của các doanh nghiệp KCN.
- Thu nhập và chính sách tiền lương: Đời sống vật chất của người lao động
còn nhiều khó khăn. Đối với một số công ty may mặc, thu nhập của công nhân còn
thấp, trung bình chỉ 800 nghìn - 2 triệu đồng/tháng. Mặt khác lượng lao động lại
xuất phát từ nông thôn do đó vấn đề nhà ở cho người lao động là rất lớn và bức xúc.

Hiện tượng tập trung đông người lao động nên tại một số KCN thường xảy ra tranh
chấp, đình công gây mất ổn định sản xuất và an ninh trật tự xã hội.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường KCN: Sự phát triển KCN gây lên hiện
tượng ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân sau:
+ Quản lý môi trường KCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù hợp
nhằm đáp ứng thực tế khi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng nhanh trong
thời gian qua. Tuy nhiên, mô hình quản lý hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa được cải
thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN.
+ Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính
phức tạp về môi trường cao.
+ Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó
công tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó phạm vi
ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn.

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-14-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
I.3 Hiện trạng môi trường trong các KCN [7]
I.3.1 Ô nhiễm môi trường tại các KCN
Sự hình thành và phát triển các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong những năm qua đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển sản
xuất kinh doanh, đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hiện
trạng môi trường tại các cụm, khu công nghiệp này đang có những dấu hiệu đáng lo
ngại.
a. Ô nhiễm môi trường do nước thải trong KCN.
Theo kết quả khảo sát trong tháng 8/2010 cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi
trường nước đang diễn ra hết sức phức tạp. Đến nay, trong tổng số 10 khu công

nghiệp và 33 cụm công nghiệp đang hoạt động, chỉ có 4 KCN đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung như KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Việt Hòa
– Kenmark và KCN Phúc Điền, tuy nhiên các hệ thống này vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu xử lý của các khu công nghiệp. Nước thải tại các nhà máy chỉ được xử lý sơ
bộ rồi thải vào hệ thống thoát nước thải của các khu công nghiệp và được xả thải
vào các sông, kênh mương trong khu vực, gây ô nhiễm nguồn nước. Dọc theo tuyến
kênh thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải từ Thạch Khôi đến Gia Lộc (khu vực liên quan
trực tiếp đến Cụm công nghiệp Thạch Khôi - Gia Xuyên) cũng như kênh thoát nước
phía sau cụm công nghiệp An Đông ( Nam Sách) hay cụm công nghiệp Bình Giang
ven đường 20... tình trạng ô nhiễm nguồn nước thực sự đáng báo động. Toàn bộ
lượng nước trong kênh đều có màu đen đặc, được tô điểm thêm với các mảng bọt và
côn trùng dày đặc phía trên bề mặt, bốc mùi xú uế.[8]
Tại Hải Dương, trung bình mỗi ngày các KCN thải ra khoảng 23.806m3/ngày
đêm chiếm 15% tổng lượng nước thải các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ với các thành
phần như TSS: 5237 kg/ngày; BOD: 3.261 kg/ngày; COD: 7.594kg/ngày; Tổng
Nito:1.381kg/ngày; Tổng phốt pho: 1.904 kg/ngày.[ 2]
b. Tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải rắn trong các KCN
Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải
rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi
Lê Thị Thảo - KTMTC810

-15-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
KCN tùy thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất cuả
các cơ sở công nghiệp trong KCN. Qua khảo sát một số KCN cho thấy, trong thành
phần chất thải rắn của các KCN, tỷ lệ chất thải nguy hại chiếm dưới 20% nếu được
phân loại tốt, trong đó tỷ lệ các chất có thể tái chế cao. Thành phần trung bình các
chất trong chất thải rắn tại một số KCN được thể hiện trong bảng 1.2 sau:

Bảng 1.2 Thành phần các chất trong chất thải rắn của một số KCN [2]
STT

Vật liệu

Thành phần (%)

1

Kim loại

4–9%

2

Thủy tinh

<0,5

3

Cao su, da, giả da

3–7

4

Plastic các loại

5


Gỗ vụn, mạt cưa

6

Vải giẻ

7

Các loại bao bì

2–4

8

Sơn keo, hóa chất, dung môi

1 -5

9

Các loại rác hữu cơ

30 -40

10

Bã vôi, gạch đá, cát

4–8


11

Tro xỉ

10 -15

12

Bùn khô từ xử lý nước thải

8 – 17

13

Rác điện tử

0,1 - 1

<1
15 -25
<1

Tại địa bàn tỉnh Hải Dương, lượng chất thải công nghiệp trên điạ bàn tỉnh phát
sinh ước tính khoảng 450 tấn/ngày, trong đó chất thải nguy hại khoảng 48 tấn/ngày
(chiếm 10,7%). Hầu hết các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều không xây
dựng khu vực tập kết, trung chuyển chất thải rắn tập trung. [2,7]
Chất thải nguy hại tại các KCN chưa được quản lý chặt chẽ do các quy định liên
quan chưa cụ thể. Nhiều cơ sở chưa tiến hành phân loại, không có kho lưu giữ tạm
thời theo quy định và chỉ một phần rất nhỏ chất thải nguy hại được các đơn vị có chức

năng xử lý.

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-16-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Nhiều doanh nghiệp có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại đã triển
khai các hoạt động tái chế thu lại tài nguyên có giá trị sử dụng nhưng do công nghệ
chưa hoàn chỉnh, phù hợp nên hiệu quả thu hồi, tái chế kém gây ra những ô nhiễm
thứ cấp đặc biệt là đối với dầu và dung môi. Nghiêm trọng hơn một số doanh nghiệp
không thực hiện xử lý chất thải nguy hại mà sau khi thu gom lại đổ lẫn vào cùng
chất thải thông thường hoặc đổ xả ra môi trường. Bên cạnh đó, có một thực tế trong
việc quản lý chất thải rắn là trong một số trường hợp, chất thải rắn phát sinh trong
quá trình sản xuất có tỷ lệ chất thải nguy hại thấp (nước thải lẫn dầu mỡ, giẻ lau
nhiễm dầu, bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy....) nên nhiều nhà máy thường để lẫn
với chất thải sinh hoạt, nếu có phân loại thì với khối lượng nhỏ không đủ để hợp
đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại.
c. Tình hình ô nhiễm môi trường không khí
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu là do hai
nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ
chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở chủ
yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do
nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như không được kiểm soát, lan
truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
sống gần khu vực bị ảnh hưởng.
Đặc trưng khí thải khu công nghiệp:Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất
gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng loại hình công nghệ. Cụ thể như sau:


Lê Thị Thảo - KTMTC810

-17-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Bảng 1.3 Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm [2]
Loại hình sản xuất công nghiệp

Thành phần khí thải

Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấy hay
máy phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung

Bụi, CO, SO2, NO2, CO2, VOCs, muội

cấp hơi, điện, nhiệt cho quá trình sản

khói....

xuất
Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công
đoạn cắt, giặt tẩy , sấy
Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ
uống
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ
kim loại
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ
nhựa, cao su
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh

dưỡng động vật
Chế biến thủy sản đông lạnh

Bụi, clo, SO2....
Bụi, H2S
Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb trong công
đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi
dung môi hữu cơ đặc thù SO2, NO2....
SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn...
Bụi, H2S, CH4, NH3
Bụi, NH3, H2S

Nhóm ngành sản xuất hóa chất như:
- Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng Bụi, H2S, NH3, hơi hưu cơ, bụi, hơi hóa
sơn

chất đặc thù,... như:

- Ngành cơ khí (Công đoạn làm sạch bề

- Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn

mặt kim loại)

- Hơi axit

- Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa

- H2S, NH3, lân hữu cơ, clo hữu cơ....


chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón
Các phương tiện vận tải ra vào các công
ty trong KCN

Lê Thị Thảo - KTMTC810

Khí SO2, CO, NO2, VOCs, bụi....

-18-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Theo số liệu ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN, tại
Hải Dương tải lượng các chất ô nhiễm như bụi: 3.404kg/ngày; NO2: 6.390 kg/ngày;
CO: 986kg/ngày; SO2: 61.086 kg/ngày. [2]
- Ô nhiễm bụi: diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là mùa khô đối với các KCN đang
trong quá trình xây dựng. Số liệu đo đạc hàm lượng bụi lơ lửng tại KCN Đại An và
KCN Nam Sách qua các năm 2006, 2007, 2008 đều vượt QCVN. [2]

Hình 1.1 Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh một số KCN
miền bắc và miền trung từ năm 2006 - 2008.
- Các khí ô nhiễm CO, SO2, NO2: Kết quả quan trắc tại các KCN của nhiều
năm không thay đổi nhiều. Tại KCN Đại An thành phố Hải Dương nồng độ khi SO2
năm 2006 là 0,092mg/m3 xuống còn 0,048mg/m3 trong năm 2008. [2]

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-19-



Luận văn Thạc sĩ Khoa học

.
Hình 1.2 Nồng độ khí SO2 trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc
từ năm 2006 - 2008
- Ô nhiễm các khí khác: các khí này phát sinh do đặc thù của loại hình sản xuất
như hơi axit, hơi kiềm, NH3, H2S, VOC..... Nhìn chung các khí này vẫn nằm trong
ngưỡng cho phép tuy nhiên cũng vẫn phải lưu ý đến việc kiểm soát các hơi khí độc
trong KCN.
Tuy nhiên môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp nhìn trung còn
tốt, sự ô nhiễm chỉ xảy ra cục bộ tại các vị trí sản xuất bên trong các nhà máy.
I.3.2 Xu thế quản lý môi trường trong KCN tại Hải Dương
Những năm gần đây, quản lý môi trường tại các KCN đã có nhiều cải thiện.
Tuy nhiên, kết quả điều tra của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp
gần đây cho thấy môi trường tại các KCN đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và chậm
được cải thiện. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
- Việc thu hút dự án đầu tư vào KCN bộc lộ một số bất cập. Cụ thể, nhiều dự
án đầu tư được thu hút, hay thậm chí đã triển khai hoạt động nhưng không phù hợp

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-20-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
ngành nghề và các nội dung có liên quan (đặc biệt về phương án xử lý chất thải)
theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt.
- Việc xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN thường được bắt
đầu triển khai xây dựng, vận hành khi diện tích đất cho thuê đã có hoạt động đầu tư
lấp đầy khoảng 70%. Thực trạng này là một trong những bất cập nổi bật trong thực

hiện Quy chế bảo vệ môi trường KCN (2002). Ngoài ra, các phương tiện và nhân sự
cũng chưa sẵn sàng hay chưa được chuẩn bị đầy đủ cho việc ứng cứu các sự cố môi
trường đối với KCN.
- Đối với công tác thu gom, xử lý chất thải trong KCN:
+ Về thu gom và xử lý khí thải: nhìn chung việc thu gom và xử lý hơi/khí thải
độc hại tại các KCN được thực hiện theo phương thức tự xử lý cục bộ tại các doanh
nghiệp trong KCN.
+ Về thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: hầu hết các doanh
nghiệp trong KCN đã tự tổ chức phân loại chất thải; ký hợp đồng kinh tế với các tổ
chức, cá nhân có chức năng kinh doanh về thu gom và vận chuyển chất thải (nguy
hại hay không nguy hại) để đưa chất thải ra khỏi nhà máy ở các KCN. Tuy nhiên
qua thực tế, hoạt động này đã bộc lộ nhiều trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ
môi trường trong thu gom, vận chuyển chất thải:
* Các doanh nghiệp chưa phân loại tại nguồn đối với các dạng chất thải.
* Chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong tồn trữ, chứa
chất thải nguy hại;
* Chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm đăng ký về chủ nguồn thải đối với chất
thải nguy hại theo quy định.
+ Về thu gom và xử lý nước thải và tiêu thoát nước: hiện tạ i nhiều doanh
nghiệp kinh doanh, phát triển hạ tầng KCN đã thực hiện xây dựng trạm xử lý nước
thải tập trung nhưng đa phần các trạm xử lý đó đều không hoạt động được do vận
hành không đúng hoặc không phù hợp với công suất hiện tại của KCN. Nhiều doanh
nghiệp trong KCN chưa tự giác đầu tư công trình xử lý nước thải cục bộ hay ký hợp
đồng/phối hợp các đơn vị chức năng về xử lý nước thải để thực hiện trách nhiệm xử
Lê Thị Thảo - KTMTC810

-21-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

lý chất thải, bảo vệ môi trường đã cam kết thông qua thủ tục đánh giá tác động môi
trường ban đầu.
Tính đến 9/10/2010 tại tỉnh Hải Dương có Các cơ sở tiềm ẩn nhiều khả năng ô
nhiễm môi trường như: Công ty Môi trường Xanh, Hồng Gia, May Tinh Lợi, Thức
ăn chăn nuôi Vina (KCN Nam Sách); Thức ăn chăn nuôi ANT- HN (KCN Tân
Trường); Đinh ốc Evergereen, Ván sàn (KCN Đại An); Kim Thụy Phúc, VMS
(KCN Tân Trường).[8]
- Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường: được diễn ra hàng năm
với sự tham gia của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN, và thời
gian gần đây còn có sự phối hợp của lực lượng Cảnh sát môi trường tuy nhiên kết
quả cũng không được khả quan. Gần đây, vẫn xảy ra những vụ ô nhiễm môi trường
gây xôn xao dư luận. Tóm lại, việc quản lý bảo vệ môi trường đối với các KCN
trong thời gian tới, ngoài biện pháp truyền thống với việc sử dụng các mệnh lệnh
hành chính thi hành Luật; cần định hướng mô hình quản lý các KCN thân thiện môi
trường tới các tiềm năng về lợi ích kinh tế rõ ràng hơn cho các doanh nghiệp khi đi
theo mô hình này.

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-22-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
CHƯƠNG II.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI.
II. 1 Những khái niệm cơ bản về sinh thái công nghiệp [4,6]
Khái niệm STCN thể hiện sự chuyển hóa mô hình hệ công nghiệp truyền thống
sang dạng mô hình tổng thể hơn - hệ STCN. Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy
trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác.

Khái niệm STCN còn được xem xét ở khía cạnh tạo thành mô hình hệ công
nghiệp bảo toàn tài nguyên là chiến lược có tính chất đổi mới nhằm phát triển công
nghiệp bền vững bằng cách thiết kế những hệ công nghiệp theo hướng giảm đến
mức thấp nhất sự phát sinh chất thải và tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh - tái sử
dụng nguyên liệu và năng lượng. Khái niệm STCN bao hàm tái sinh, tái chế, tuần
hoàn các loại phế liệu, giảm thiểu chi phí xử lý, tăng cường việc sử dụng tất cả các
giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm cả sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường
ống. Ở đây sản xuất sạch hơn là hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức cơ sở sản xuất
riêng lẻ, trong khi đó STCN hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức hệ công nghiệp.
Mặc dù khái niệm STCN vẫn còn "non trẻ" và chưa có một định nghĩa thống nhất,
tuy nhiên có thể thấy sự nhất trí rằng khái niệm STCN thể hiện những quan điểm
chính sau đây:
- STCN là sự tổ hợp toàn diện và thống nhất tất cả các thành phần của hệ công
nghiệp và các mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh.
- STCN nhấn mạnh việc xem xét các hoạt động do con người điều khiển sao
cho có thể phát triển công nghiệp theo hướng bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
- STCN xem quá trình tiến hóa (cải tiến) công nghệ sản xuất là yếu tố quan
trọng để chuyển tiếp từ hệ công nghiệp không bền vững hiện tại sang hệ STCN bền
vững trong tương lai.
Cơ sở hình thành khái niệm STCN là dựa trên hiện tượng trao đổi chất công
nghiệp. Đó là toàn bộ các quá trình vật lý chuyển hóa nguyên liệu và năng lượng
Lê Thị Thảo - KTMTC810

-23-


Luận văn Thạc sĩ Khoa học
cùng với sức lao động của con người thành sản phẩm, phế phẩm và chất thải ở điều
kiện ổn định. Khái niệm này giúp chúng ta hiểu được hoạt động của hệ công nghiệp

và mối quan hệ tương hỗ của chúng đối với môi trường xung quanh. Trên cơ sở đó,
cùng với những hiểu biết về hệ sinh thái, con người có thể hiệu chỉnh hệ công
nghiệp sao cho tương thích với hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên. Bằng cách làm
như vậy, các cơ sở sản xuất công nghiệp có thể được tổ hợp thành những hệ STCN.
Những hệ STCN này sẽ bao gồm nhiều cơ sở sản xuất được tập hợp sao cho chúng
sử dụng sản phẩm và chất thải của nhau. Những kiến thức cơ bản về quá trình trao
đổi chất công nghiệp và hệ STCN là cơ sở để hiểu rõ và ứng dụng những nguyên lý
cơ bản của khái niệm STCN.
II.1.1 Sinh thái công nghiệp là gì? [6]
Sinh thái công nghiệp là phương tiện loài người có thể tiếp cận và duy trì hợp lý
sức tải của trái đất cho phép tiếp tục phát triển kinh tế, văn hóa và công nghệ. Khái
niệm này đòi hỏi không xem hệ thống công nghiệp là một hệ thống tách biệt mà là
một phần trong các hệ thống xung quanh nó. Đó là cách nhìn hệ thống tìm kiếm tối ưu
hóa tổng vòng đời của vật liệu từ nguyên liệu ban đầu tới vật liệu, sản phẩm cuối
cùng, sản phẩm hết hạn sử dụng và thải bỏ. Các yếu tố cần tối ưu gồm tài nguyên,
năng lượng, vốn.
II.1.2 Quá trình trao đổi chất trong KCN. [6]
Quá trình trao đổi chất công nghiệp thể hiện sự chuyển hóa của dòng vật
chất và năng lượng từ nguồn tài nguyên tạo ra chúng, qua quá trình chế biến
trong hệ công nghiệp, đến người tiêu thụ và cuối cùng thải bỏ. Trao đổi chất công
nghiệp cung cấp cho chúng ta khái niệm cơ bản về quá trình chuyển hóa hệ thống
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện tại theo hướng phát triển bền vững. Đây là cơ
sở cho việc phân tích dòng vật chất, xác định và đánh giá các nguồn phát thải
cũng như các tác động của chúng đến môi trường.

Lê Thị Thảo - KTMTC810

-24-



×