Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin – tư liệu – thư viện học viện chính trị hành chính khu vực i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.65 KB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo, Ths. Đào Thị Uyên, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Khoá luận
này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong Khoa Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ em
trong suốt 4 năm học tập tại Trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị đang công
tác tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu - Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính
Khu vực I đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành Khoá
luận.
Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè - những người luôn bên em, động viên
và khuyến khích để em có thể hoàn thành Khoá luận và có được kết quả như
ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Trần Thị Như
K50 Thông tin – Thƣ viện


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khoá luận “Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung
tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I”
là công trình của riêng tác giả. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá
luận là trung thực. Trong quá tình làm khóa luận do trình độ có hạn, tác giả đã
sử dụng một số tài liệu nhằm mục đích tham khảo không phải là sao chép
nguyên văn.
Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài khoá luận đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn
gốc.


Tôi xin chịu mọi trách nhiệm đối với Khoá luận của mình.

Hà nội, ngày 18 tháng 5 năm 2009
Tác giả
Trần Thị Nhƣ


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
AACR

Quy tắc biên mục Anh – Mỹ
( Anglo-American Cataloguing Rules)

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ISBD

Mô tả thƣ mục theo tiêu chuẩn quốc tế
(International Standard Bibliographic
Description)

Trung tâm TT - TL - TV

Trung tâm Thông tin – tƣ liệu – thƣ viện

TT – TV

Thông tin – Thƣ viện



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................ 2
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
5.1. Phương pháp luận ........................................................................................... 3
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................................... 3
6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của khoá luận ......................................... 4
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận ..................................................................................... 4
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn .................................................................................. 4
7. Bố cục Khoá luận ............................................................................................... 4
NỘI DUNG ............................................................................................................ 5
Chƣơng 1: THỰC TRẠNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƢ LIỆU –
THƢ VIỆN HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I ................. 5
1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 5
1.2 Chức năng nhiệm vụ ........................................................................................ 6
1.2.1. Chức năng .................................................................................................... 6
1.2.2. Nhiệm vụ....................................................................................................... 7
1.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 8
1.4. Đặc điểm vốn tài liệu ...................................................................................... 9
1.5. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin ....................................................... 11
1.5.1. Đặc điểm người dùng tin .......................................................................... 11
1.5.1. Đặc điểm nhu cầu tin ................................................................................. 14
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
THÔNG TIN – TƢ LIỆU – THƢ VIỆN HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH
CHÍNH KHU VỰC I ........................................................................................... 17

2.1. Tổ chức của Trung tâm TT – TL – TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu
vực I...................................................................................................................... 17
2.1.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 17
2.1.2. Đội ngũ cán bộ ........................................................................................... 21
2.2. Hoạt động của Trung tâm.............................................................................. 23
2.2.1. Công tác bổ sung........................................................................................ 23
2.2.1.1. Chính sách bổ sung ................................................................................. 25
2.2.1.2. Nguồn bổ sung ........................................................................................ 25
2.2.1.3. Kinh phí bổ sung ..................................................................................... 28
2.2.2. Hoạt động xử lý tài liệu.............................................................................. 28
2.2.2.1. Xử lý hình thức ........................................................................................ 30


2.2.2.2. Xử lý nội dung ......................................................................................... 33
2.2.3. Sản phẩm thông tin của Trung tâm ............................................................ 37
2.2.4. Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu ................................................ 41
2.2.4.1. Tổ chức và sắp xếp tài liệu...................................................................... 41
2.2.4.2. Lưu giữ và bảo quản vốn tài liệu ............................................................ 43
2.2.4.3. Công tác kiểm kê và thanh lý .................................................................. 47
2.2.5. Công tác phục vụ người dùng tin ............................................................... 47
2.2.5.1. Tầm quan trọng của công tác phục vụ người dùng tin ........................... 48
2.2.5.2. Các hình thức phục vụ người dùng tin .................................................... 48
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 51
3.1. Nhận xét ........................................................................................................ 51
3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 52
3.1.2. Nhược điểm ................................................................................................ 52
3.1.3. Nguyên nhân............................................................................................... 54
3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 55
3.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ thư viện ........................... 55
3.2.2. Đào tạo người dùng tin. ............................................................................. 55

3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. ................................... 56
3.2.4. Tăng cường nguồn lực thông tin:............................................................... 57
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý tài liệu. ................................................ 58
3.2.6. Tăng cường các sản phẩm và dịch vụ thông tin. ....................................... 59
3.2.7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. ................................................. 59
3.2.8. Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người dùng tin. ............................ 60
KẾT LUẬN: ......................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 62


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện
PHẦN MỞ ĐẦU:

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi loài ngƣời bƣớc vào “xã hội thông tin” vai trò của cơ quan
TT - TV càng đƣợc khẳng định. Một xã hội thông tin theo quan điểm của các nhà
khoa học thì đó là “xã hội mà ở đó nó diễn ra không chỉ quá trình chuyển dịch từ
sản xuất sang dịch vụ, mà còn là sự thay đổi từ một xã hội sản xuất vật phẩm
sang một xã hội sản xuất thông tin hoặc tri thức”.
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức và thông tin đã trở thành lực lƣợng sản
xuất hàng đầu, quyết định sự phát triển xã hội. Trong xã hội có nền kinh tế tri
thức, hoạt động thông tin – thƣ viện có ƣu thế trong việc nâng cao khả năng nắm
bắt, khai thác thông tin cho toàn xã hội.
Trong ngôi trƣờng có nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và nghiên cứu
khoa học về lý luận chính trị của Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn đƣợc phân công. Vai trò của cơ quan TT - TV càng trở nên quan
trọng hơn. Tổ chức và hoạt động của Thƣ viện phải hƣớng tới mục đích cuối
cùng là phục vụ đƣợc tốt nhất cho bạn đọc nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đƣợc

giao.
Trong quá trình đào tạo, giảng viên và học viên Học viện Chính trị - Hành
chính Khu vực I đã gắn bó với Trung tâm Thông tin – Tƣ liệu – Thƣ viện (Trung
tâm TT - TL – TV) hết sức mật thiết. Trung tâm đã cung cấp cho độc giả một
khối lƣợng tài liệu chuyên ngành và tài liệu tham khảo giúp họ có những nghiên
cứu để tạo ra những đề án luận văn, đề tài khoa học. Mặt khác Trung tâm TT TL - TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I là bộ phận hữu cơ của Học
viện nên đòi hỏi phải đổi mới, hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh nhất, đầy đủ nhất cho giảng viên và
học viên trong Học viện.

Trần Thị Như

1

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

Để phát huy tốt vai trò cũng nhƣ hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình
thì Trung tâm cần có tổ chức và hoạt động tốt và có hiệu quả. Điều đó thúc đẩy
tôi đặt vấn đề nghiên cứu, tìm tòi tổ chức và hoạt đông cũng nhƣ hƣớng phát
triển của Trung tâm TT - TL - TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I.
Với mong muốn trƣớc hết tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động, từ đó có thể
đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường hiệu quả hoạt động của
Trung tâm TT - TL - TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I” làm đề
tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm TT TL - TV, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu và hạn chế, tìm ra nguyên nhân. Từ
đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tổ chức và hoạt động, góp
phần thúc đẩy quá trình phát triển ngày càng lớn mạnh của Trung tâm.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục đích trên, các nhiệm vụ chính mà đề tài cần giải quyết là:
- Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm
TT - TL - TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I trong sự nghiệp đổi
mới giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng.
- Trình bày chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm TT - TL - TV Học viện
Chính trị - Hành chính Khu vực I.
- Nghiên cứu đặc điểm ngƣời dùng tin, nhu cầu tin và nguồn lực thông tin
của Trung tâm.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
- Đƣa ra những nhận xét và giải pháp làm tăng hiệu quả tổ chức và hoạt
động của Trung tâm.
Trần Thị Như

2

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trƣớc hết cần phải khẳng định tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động

của một cơ quan TT - TV không còn là vấn đề mới. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về đề tài này trong các khoá luận của khoá trƣớc (Phạm Thị Hải - Tổ
chức và hoạt động của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đào Thị
Thanh Bình - Tổ chức và hoạt động của Trung tâm TT - TV Trƣờng Đại học Lao
động – Xã hội…). Tuy nhiên, tìm hiểu về tổ chức và hoạt động tại Trung tâm TT
- TL - TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I thì đây là khoá luận đầu
tiên đề cập đến.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu:
Khoá luận tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung
tâm TT - TL - TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I.
+ Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong tổ chức và hoạt động của
Trung tâm TT - TL - TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I trong giai
đoạn hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Khoá luận dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật lịch sử, quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác sách, báo và thƣ
viện; các chỉ thị và nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc về đƣờng lối phát triển sự
nghiệp thông tin - thƣ viện.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu cụ thể sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu
Trần Thị Như

3

Lớp K50 TT – TV



Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

- Phƣơng pháp quan sát, điều tra thực tế
- Phƣơng pháp so sánh và lý giải vấn đề
- Phƣơng pháp trao đổi và mạn đàm
6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của khoá luận
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Góp phần làm rõ ý nghĩa, vai trò của tổ chức và hoạt động của cơ quan TT
- TV.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Khoá luận đƣa ra các giải pháp khả thi nhằm tăng cƣờng và nâng cao hiệu
quả hoạt động của Trung tâm TT - TL - TV Học viện Chính trị - Hành chính
Khu vực I để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung
tâm.
7. Bố cục Khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo khoá luận có cấu tạo
thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Đặc điểm của Trung tâm TT - TL - TV Học viện Chính trị Hành chính Khu vực I.
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm TT - TL - TV
Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kiến nghị

Trần Thị Như

4


Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện
NỘI DUNG
Chƣơng 1

THỰC TRẠNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƢ LIỆU – THƢ
VIỆN HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I (HV CT-HC KV I) là một
trong 5 Học viện thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh,
là một trong những Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học
lý luận chính trị của Đảng và Nhà nƣớc, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc giao cho nhiệm
vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của hệ thống chính trị từ cấp huyện, quận, cán bộ
lãnh đạo cấp sở và một bộ phận cán bộ của các Bộ ngành Trung ƣơng, Học viện
Chính trị - Hành chính Khu vực I đƣợc thành lập từ tháng 10 năm 1953, đến nay
đã tròn 56 năm xây dựng và phát triển. Trong chặng đƣờng 56 năm qua nhà
trƣờng luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho, đã góp
phần đào tạo cho Đảng và Nhà nƣớc hàng vạn cán bộ lãnh đạo các cấp trên mọi
miền Tổ quốc, cùng toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày nay đang tích cực
xây dựng đất nƣớc trên con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Học viện có
nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện và một
phần cấp tỉnh – thành phía Bắc; một phần cán bộ của các bộ, ban, ngành của
Đảng và Nhà nƣớc; đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; bồi dƣỡng cán bộ chuyên
ngành tổ chức kiểm tra và bảo vệ chính trị nội bộ.
Cùng với sự hình thành và phát triển của Học viện, Trung tâm TT - TL TV cũng đƣợc phát triển từ Phòng thông tin. Thời kỳ 1993 – 1996, Phòng vẫn

đƣợc đặt tại nhà A3 với rất nhiều khó khăn: các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
không đảm bảo, kinh phí bảo quản, đầu tƣ mua sắm thêm thiết bị rất hạn chế.
Trần Thị Như

5

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

Cán bộ Phòng luôn nỗ lực nhiều mặt, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết
giúp nhau hoàn thành nhiện vụ. Hàng năm, phòng đọc, phòng mƣợn phục vụ tận
tình hàng chục nghìn lƣợt cán bộ và học viên mƣợn trả tài liệu, bảo đảm hiệu
quả, giữ gìn tài sản tƣ liệu của Học viện. Đến nay, Trung tâm đã đƣợc chuyển
đến khu nhà hiện đại, đáp ứng yêu cầu cấp thiết về bảo quản tƣ liệu, phòng đọc,
phòng mƣợn. Trung tâm cũng đƣợc đầu tƣ các thiết bị hiện đại nhƣ máy tính,
máy photocopy… tham gia quản lý tốt hơn các tài liệu phục vụ học tập và
nghiên cứu
1.2 Chức năng nhiệm vụ
1.2.1. Chức năng
Trung tâm TT - TL - TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I thực
hiện chức năng là “giảng đƣờng thứ 2 của Học viện Chính trị - Hành chính Khu
vực I”
Trung tâm TT - TL - TV có 4 chức năng cơ bản đó là:
Chức năng giáo dục
Cũng nhƣ bất cứ cơ quan TT - TV nào, Trung tâm TT - TL - TV Học viện
Chính trị - Hành chính Khu vực I là cơ quan giáo dục ngoài nhà trƣờng, có trách

nhiệm cung cấp cho mỗi cá nhân, nhóm ngƣời với bất kỳ trình độ văn hoá nào
các phƣơng tiện để tự học, thủ tiêu mọi trở ngại trên con đƣờng con ngƣời đạt tới
tri thức đƣợc phản ánh trong các tài liệu.
Chức năng thông tin
Các hoạt động của mỗi cơ quan TT - TV đề hƣớng tới cung cấp thông tin
cho ngƣời dùng tin. Các cơ quan TT - TV không chỉ cung cấp thông tin khoa
học, kỹ thuật mà cả những thông tin hàng ngày, không chỉ thông tin thƣ mục mà
cả thông tin toàn văn, không chỉ thông tin trong nƣớc mà còn thông tin bất cứ
nơi nào trên thế giới.
Chức năng văn hoá
Trần Thị Như

6

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

Chức năng văn hoá của Trung tâm thể hiện ở 2 khía cạnh:
Thu thập, bảo quản và truyền bá di sản văn hoá của nhân loại cũng nhƣ
của đất nƣớc đƣợc lƣu trữ trong các tài liệu.
Trở thành trung tâm chủ yếu của sinh hoạt văn hoá của Học viện.
Chức năng giải trí
Trung tâm là địa điểm ngƣời dùng tin lựa chọn vào những giờ nhàn rỗi.
Trung tâm cung cấp tài liệu và các phƣơng tiện khác cho ngƣời dùng tin để
ngƣời dùng tin giải trí.
1.2.2. Nhiệm vụ

Là một đơn vị thuộc khối giảng dạy, đồng thời còn là đơn vị hoạt động có
tính đặc thù về hoạt động thông tin nên Trung tâm có những nhiệm vụ và quyền
hạn nhƣ sau:
Là trung tâm thông tin tƣ liệu và thƣ viện trên lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và đào tạo của Học viện; góp
phần cung cấp những thông tin, tƣ liệu cần thiết, kịp thời cho việc nghiên cứu
đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; tƣ vấn về thông tin khoa học lý
luận chính trị.
Khai thác, xử lý, lựa chọn, phân loại, bảo quản các tƣ liệu, xây dựng các
dữ liệu, ngân hàng tin đảm bảo tƣ liệu phục vụ tốt yêu cầu sử dụng của Lãnh đạo
nhà trƣờng và cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, học viên và các đối tƣợng khác có
nhu cầu dùng tin, biên dịch các tài liệu thông tin chính trị xã hội từ tiếng nƣớc
ngoài.
Tổ chức quản lý hoạt động của các phòng đọc, các kho sách, thƣờng
xuyên bổ sung nguồn tài liệu mới, đổi mới nghiệp vụ để phục vụ có hiệu quả
nhất cho bạn đọc.
Tổ chức quản lý và phát hành sách báo học tập, tài liệu tham khảo phục vụ
đầy đủ, kịp thời cho cán bộ và học viên. Thu, phát, ghi, gỡ, sao, nhân băng ghi
Trần Thị Như

7

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

âm, ghi hình các hoạt động khoa học, đào tạo và các hoạt động quan trọng khác

của Học viện.
Lƣu trữ các tài liệu khoa học, luận án và luận văn của cán bộ, công chức
và học viên theo đúng qui định về lƣu trữ quốc gia trong Học viện.
Quản lý có hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động thông tin tƣ
liệu thƣ viện do Học viện khu vực I giao cho sử dụng.
Cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, giáo trình, tập bài giảng, sách tham khảo,
tài liệu học tập, báo, tạp chí cho cán bộ nghiên cứu, giảng viên và học viên đang
công tác và học tập tại trƣờng.
Tổ chức thông tin khoa học, phổ biến thời sự chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc kịp thời đến cán bộ, công chức và học viên.
Đảm bảo quản lý đúng nguyên tắc những tài liệu mật, quan trọng.
Phối hợp với các đơn vị trong việc sử dụng, khai thác sách, báo, tài liệu, tƣ
liệu.
Mở rộng quan hệ với các cơ quan hữu quan ngoài Học viện để bổ sung
sách báo, tài liệu, tƣ liệu.
Trong hệ thống tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị - Hành chính Khu
vực I, Trung tâm Thông tin - tƣ liệu - thƣ viện là đơn vị trực thuộc Ban Giám
đốc của Học viện, có chức năng quản lý, đảm bảo hoạt động thông tin, tƣ liệu,
thƣ viện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và nghiên cứu khoa
học, nghiên cứu lý luận của Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I.
1.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất, trang thiết bị có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động
thông tin- thƣ viện. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị có tốt, hiện đại thì hoạt
động thông tin- thƣ viện mới đạt hiệu quả cao, cán bộ làm công tác thông tin- thƣ
viện mới đỡ vất vả, nhu cầu tin của ngƣời dùng tin mới đƣợc đáp ứng kịp thời.

Trần Thị Như

8


Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

Hiện nay Trung tâm đƣợc bố trí độc lập tại tòa nhà 2 tầng mới xây dựng
và đã vào sử dụng thàng 9/1999 với các phòng đọc, kho sách rộng rãi, thoáng
mát và đầy đủ ánh sáng... Các thiết bị đã đƣợc trang bị hiện đại nhƣ máy điều
hòa, 03 máy vi tính, 02 máy in, 01 máy photcopy.
1.4. Đặc điểm vốn tài liệu
Vốn tài liệu của TT - TV là tài sản quý giá, là tiềm lực, là sức mạnh và
niềm tự hào của cơ quan đó. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng
nhu cầu đọc càng lớn do cậy càng có sức lôi cuốn đối với ngƣời dùng tin. Mặt
khác, vốn tài liệu càng lớn thì cơ quan TT - TV càng có sức hút trong thị trƣờng
tin học hoá tƣ liệu. Ở bình diện quốc gia, vốn tài liệu là di sản văn hoá, là bộ nhớ
của dân tộc, là thƣớc đo trình độ phát triển về mọi mặt của mỗi nƣớc. Ở bình
diện quốc tế, vốn tài liệu thƣ viện là bộ nhớ của toàn nhân loại…
Vốn tài liệu của Trung tâm TT - TL - TV Học viện Chính trị - Hành chính
Khu vực I có số lƣợng lớn bao gồm khoảng 180 nghìn bản tài liệu với gần 30
nghìn tên tài liệu và khá đa dạng về chủng loại.
+ Sách gồm khoảng 140 nghìn bản chiếm gần 80% tổng số tài liệu có
trong thƣ viện, trong đó sách kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin có hơn 25
ngìn bản (chiếm gần 18%), sách tham khảo, nghiên cứu gần 40 nghìn bản (chiếm
gần 29%), sách giáo khoa, giáo trình, văn kiện, Nghị quyết,... có hơn 50 nghìn
bản (chiếm 36%); sách từ điển, sách tra cứu đƣợc trang bị cho 02 phòng đọc hơn
5 nghìn cuốn (chiếm gần 3%).
+ Báo, tạp chí gồm trên 500 cuốn tạp chí các loại đƣợc đóng lƣu hàng năm
nhƣ tạp chí Xây dựng Đảng, tạp chí Cộng sản ..., đã đƣợc đóng lƣu từ năm 1981

trở lại đây. Có 378 quyển báo đóng lƣu gồm 02 loại báo là báo Nhân dân và
Quân đội nhân dân đƣợc đóng lƣu từ năm 1997 đến nay. Còn lại tất cả các loại
báo và tạp chí đƣợc bổ sung hàng năm về thƣ viện đều đƣợc lƣu giữ, trong vòng

Trần Thị Như

9

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

từ 2- 3 năm mới đƣợc thanh lý. Hàng năm số báo và tạp chí đƣợc bổ sung về thƣ
viện khoảng trên 300 loại với số lƣợng 1.097 quyển (tờ).
+ Tài liệu là những chuyên đề thông tin đƣợc bổ sung qua các buổi giao
tin hàng tuần và một số loại tài liệu mật, tài liệu lƣu hành nội bộ. Tài liệu loại
này có hơn 5.000 với hơn 4.000 tên tài liệu chiếm 2,9 % tổng số tài liệu có trong
thƣ viện.
+ Luận văn: thƣ viện lƣu giữ trên 20.000 quyển luận văn, chuyên đề tốt
nghiệp của các lớp học viên đã đƣợc đào tạo tập trung và các lớp tại chức tại Học
viện. Số tài liệu là luận văn chiếm gần 11,4% trong tổng số vốn tài liệu của Học
viện.
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Ngành, Trƣờng, khoa phòng và luận
văn tiến sỹ, thạc sỹ hiện nay ở thƣ viện đang còn ít vì chƣa có quy chế quy định
bắt buộc giao nộp cho thƣ viện một bản, sau khi đã đƣợc nghiệm thu, nên đa số
các đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc lƣu giữ tại Trung tâm là các đề tài của Học
viện.

+ Tài liệu nƣớc ngoài tại trung tâm có rất ít chủ yếu là tài liệu tra cứu và
một số cuốn tạp chí bằng tiếng Nga song đã quá cũ.
+ Tài liệu điện tử: hầu nhƣ chƣa có vì hoạt động thông tin - thƣ viện tại
Học viện còn hoạt động hoàn toàn bằng phƣơng pháp truyền thống, chƣa đƣợc
tin học hóa.
- Cơ cấu nội dung tài liệu.
Trung tâm Thông tin - Tƣ liệu - Thƣ viên Học viện Chính trị - Hành chính
Khu vực I là một thƣ viện chuyên ngành. Do đó nội dung của vốn tài liệu tập
trung chủ yếu là chính trị xã hội chiếm 81,3%. Mảng sách về văn hóa nghệ thuật
cũng đƣợc chú ý vì trƣớc đây loại tài liệu này rất ít đến nay đã chiếm 14,6 % còn
lại là 4.1 % tài liệu có nội dung khoa học tổng hợp khác.

Trần Thị Như

10

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

Bảng: Cơ cấu về nội dung tài liệu tại
Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
Nội dung

STT

SL(cuốn)


Tỷ lệ %

1

Tài liệu chính trị xã hội

140.000

81,3%

2

Sách văn học nghệ thuật

25.200

14,6%

3

Sách khoa học kỹ thuật và tổng loại

7.000

4,1%

Tài liệu chính
trị xã hội 81,3%
Sách văn học

nghệ thuật
14,6%
Sách khoa học
kỹ thuật và
tổng loại 4,1%

Sơ đồ thể hiện cơ cấu nội dung tài liệu tại Trung tâm TT - TL - TV
1.5. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin
1.5.1. Đặc điểm người dùng tin
Ngƣời dùng tin hay còn gọi là độc giả (hoặc bạn đọc) của các thƣ viện
truyền thống trong thời đại bùng nổ thông tin cùng với các ấn phẩm đa dạng của
công nghệ thông tin bên cạnh sách, báo, tạp chí,...
Ngƣời dùng tin là một trong bốn yếu tố cấu thành hoạt động thƣ viện.
Nghiên cứu ngƣời dùng tin là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ cơ quan thông tin
thƣ viện nào với mục tiêu là không ngừng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu
Trần Thị Như

11

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

thông tin của họ. Ngƣời dùng tin và nhu cầu thông tin của họ đã trở thành một cơ
sở thiết yếu định hƣớng cho hoạt động của các cơ quan TT – TV.
Trung tâm Thông tin - Tƣ liệu - Thƣ viện có số lƣợng ngƣời dùng tin hàng
năm tƣơng đối ổn định từ 1.000- 1.200 ngƣời, trong đó có 600- 800 học viên

đang học tập và gần 400 cán bộ đang công tác tại trƣờng.
Ngoài số ngƣời dùng tin tƣơng đối ổn định trên, hàng năm thƣ viện còn
phục vụ một số bạn đọc theo học các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn đƣợc mở thƣờng
xuyên tại Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I.
Ngƣời dùng tin tại Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I mang đặc
thù rất riêng biệt, họ là các nhà nghiên cứu, các giảng viên, cán bộ quản lý và
học viên đang học tập tại trƣờng. Họ đều là những ngƣời có trình độ chuyên môn
cao, am hiểu thực tiễn. Do vậy, việc nắm bắt kịp thời những thông tin mới có
chất lƣợng cao là hết sức cần thiết đối với ngƣời dùng tin, giúp họ có những kiến
thức mới, làm sinh động hơn trong các bài giảng, nắm đƣợc những thông tin mới
về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Hỗ trợ
cho công tác chuyên môn khi học viên trở về địa phƣơng công tác.
Căn cứ vào tính chất hoạt động có thể chia đối tƣợng ngƣời dùng tin tại
Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I thành 3 nhóm chính:
* Nhóm 1: Nhóm ngƣời dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý chiếm 8,7%
trong tổng số ngƣời dùng tin tại Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I,
nhƣng cán bộ nam chiếm số lƣợng cao hơn cán bộ nữ. Do phụ nữ bị chi phối về
công việc gia đình nhiều, nên có ảnh hƣởng đến việc nâng cao trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ và nhiều mặt khác trong công tác.
* Nhóm 2: Đội ngũ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ cho
nghiên cứu giảng dạy chiếm 31.2% trong số ngƣời dùng tin của Trung tâm.
Trong số họ - những cán bộ nghiên cứu và giảng dạy là thành phần đặc biệt quan
Trần Thị Như

12

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp


Khoa Thông tin – Thư viện

trọng trong hoạt động thông tin. Họ là lực lƣợng quyết định trong hoạt động đào
tạo và bồi dƣỡng cán bộ của Nhà trƣờng. Đội ngũ này vừa có trình độ chuyên
môn và có trình độ lý luận cao, nhiều ngƣời trong số họ là phó giáo sƣ, tiến sĩ,
thạc sĩ,...
Thực hiện phƣơng châm tiêu chuẩn hóa cán bộ giảng dạy và nghiên cứu
một đội ngũ đông đảo cán bộ của trƣờng đang học tập và nghiên cứu tại các
trƣờng đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nƣớc để đạt đƣợc trình độ
chuyên môn do Nhà trƣờng đề ra. Ngoài trình độ chuyên môn họ vừa có trình độ
quản lý, có kinh nghiệm công tác và sự hiểu biết xã hội sâu sắc. Nhu cầu thông
tin của họ rộng, đa dạng và phong phú cả nội dung lẫn loại hình tài liệu. Là một
trƣờng giảng dạy những môn khoa học - xã hội nên nhu cầu thông tin chính
thuộc về lĩnh vực chính trị - xã hội. Nhóm độc giả này không chỉ là đối tƣợng
quan trọng của hoạt động thông tin mà còn là ngƣời cung cấp nguồn thông tin
quý báu cho thƣ viện.
* Nhóm 3: Đội ngũ học viên đang học tập tại trƣờng, là đội ngũ ngƣời
dùng tin đông đảo nhất của Trung tâm, chiếm hơn một nửa tổng số ngƣời dùng
tin (60%). Đặc điểm nổi bật của nhóm ngƣời dùng tin này là có trình độ chuyên
môn, có kinh nghiệm công tác thực tiễn, có trình độ quản lý, có vị trí lãnh đạo
trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể của các huyện, thị và các xí nghiệp
sản xuất và kinh doanh đến từ khắp mọi địa phƣơng của miền Bắc.

Trần Thị Như

13

Lớp K50 TT – TV



Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

Tỷ lệ nhóm ngƣời dùng tin của Trung tâm đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau

cán bộ lãnh
đạo, quản lý
8,7%
bộ nghiên cứu,
giảng dạy
31,2%
học viên 60%

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nhóm người dùng tin của Trung tâm TT - TL TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
1.5.1. Đặc điểm nhu cầu tin
Việc thoả mãn nhu cầu thông tin của ngƣời đọc là mục đích hoạt động của
mỗi thƣ viện. Cũng nhƣ bất kỳ một loại nhu cầu nào của con ngƣời, nhu cầu có
tính xã hội và lịch sử. Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu tinh thần, đƣợc hình
thành và phát triển trong quá trình lao động sản xuất, lao động sáng tạo của con
ngƣời. Nhu cầu tin có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau: điều kiện kinh
tế và xã hội nghề nghiệp, môi trƣờng sống, phƣơng tiện thỏa mãn thông tin, trình
độ tiếp cận thông tin của ngƣời dùng tin,... Ở những thời điểm khác nhau, địa
bàn khác nhau và thậm chí ở mỗi cá nhân nhu cầu tin cũng khác nhau về nội
dung và phƣơng thức đáp ứng. Cũng nhƣ mọi nhu cầu khác của con ngƣời, nhu
cầu tin càng đƣợc thỏa mãn thì nó càng phát triển. Nhu cầu tin phát triển sẽ kích

Trần Thị Như


14

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

thích các nhu cầu khác phát triển theo vì vậy nhu cầu tin còn là động lực thúc
đẩy sự phát triển của xã hội.
Nhu cầu tin cũng là nguồn gốc, động lực thúc đẩy hoạt động TT - TV. Nếu
không có nhu cầu tin sẽ không có cơ quan hoạt động TT - TV. Nhu cầu tin giúp
cho định hƣớng hoạt động của các cơ quan thông TT - TV. Nhu cầu tin có vai trò
rất quan trọng nhƣ vậy cho nên việc nghiên cứu nhu cầu tin là rất cần thiết đối
với bất kỳ một cơ quan TT - TV nào.
Đặc thù của Học viện là trƣờng đào tạo lý luận chính trị cho các cán bộ
lãnh đạo, quản lý của các tỉnh thành phía Bắc, tuy mang tính chất chuyên ngành
về chính trị - xã hội song các đối tƣợng ngƣời dùng tin tại Học viện Chính trị Hành chính Khu vực I có nhu cầu thông tin rất phong phú và đa dạng. Nhu cầu
tin của từng nhóm ngƣời dùng tin thể hiện:
- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Công việc của nhóm ngƣời dùng tin này là tổ chức, điều hành hoạt động
của bộ phận do mình phụ trách. Họ phải ra các quyết định liên quan đến công
việc, cho nên họ cần những thông tin có chất lƣợng cao, có độ tin cậy lớn, có sự
chọn lọc phù hợp với bộ phận họ quản lý đó là những thông tin về chính trị - xã
hội, đƣờng lối phát triển kinh tế….
- Nhóm cán bộ làm công tác nghiên cứu và giảng dạy:
Nhu cầu tin của nhóm này rất phong phú mang tính chất chuyên sâu, có
tính lý luận và thực tiễn cao phục vụ cho lĩnh vực chuyên môn mà họ đang triển
khai. Hình thức phục vụ thông tin cho nhóm này là các bản thông tin chuyên đề,

thƣ mục chuyên đề, thông tin chọn lọc, thông báo tài liệu mới, các tài liệu
chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, các tài liệu tham khảo về các môn học tại
trƣờng.

Trần Thị Như

15

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

- Nhóm học viên học tập tại trường:
Là những cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm thực tiễn cho nên nhu cầu tin
của nhóm này cũng rất đa dạng và phong phú. Họ cần những thông tin mang tính
chất thời sự về tình hính kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nƣớc, những
tài liệu chuyên ngành mà họ đang lãnh đạo và quản lý tại địa phƣơng. Hình thức
phục vụ thông tin cho nhóm này là các bản thông báo tài liệu mới, thông tin
chuyên đề... Các loại tài liệu họ hay sử dụng là giáo trình các môn học, sách giáo
khoa, sách tham khảo, báo, tạp chí, luận văn, chuyên đề,...

Trần Thị Như

16

Lớp K50 TT – TV



Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
THÔNG TIN – TƢ LIỆU – THƢ VIỆN
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
2.1. Tổ chức của Trung tâm TT – TL – TV Học viện Chính trị - Hành
chính Khu vực I
Tổ chức có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của một cơ
quan Thông tin - Thƣ viện. Nó góp phần quyết định chất lƣợng hoạt động của
mỗi cơ quan.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tổ chức, theo Từ điển tiếng Việt: “Tổ
chức là sự sắp xếp các bộ phận cho ăn nhịp với nhau để toàn bộ là một cơ cấu
nhất định” (Cơ quan có đƣợc tổ chức tốt thì mới thực hiện đƣợc chức năng của
mình).
Theo các chuyên nga Nga, “Tổ chức là hình thức để tạo lập và duy trì một
trật tự, một hệ thống nào đó”…
Trong một cơ quan, tổ chức là sự xếp đặt nhân sự một cách hệ thống nhằm
thực hiện một mục đích nhất định. Sự sắp xếp nhân sự hợp lý với quan hệ về
nhiệm vụ và quyền hành rõ ràng sẽ tạo nên một môi trƣờng nội bộ thuận lợi cho
sự làm việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, hƣớng tới hoàn thành mục tiêu
chung.
Tổ chức của một cơ quan TT - TV sẽ thiết lập một cơ cấu thích hợp đảm
bảo tổ chức sử dụng, khai thác vốn tài liệu một cách hợp lý, tiết kiệm và hiểu quả
nhất.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức đóng một vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả

hoạt động của mỗi cơ quan. Một cơ quan hoạt động tốt hay không đều phụ thuộc
Trần Thị Như

17

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

không nhỏ vào cơ cấu tổ chức. Cơ quan Thông tin – Thƣ viện cũng vậy, muốn
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì phải có một tổ chức thống nhất,
hợp lý, hoạt động có hiệu quả.
Một cơ cấu tổ chức ổn định sẽ có nhiều tác dụng:
Tạo điều kiện duy trì trạng thái ổn định của hệ thống
Tạo sự thống nhất giữa các cấp và các khâu quản lý trong mối quan hệ qua
lại và phụ thuộc lẫn nhau.
Đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra của đơn vị, ngành.
Cơ cấu tổ chức tốt có tác dụng tích cực đến quá trình hoạt động của thƣ
viện và quá trình phát triển đi lên của thƣ viện.
Để nâng cao công tác quản lý các hoạt động thì phải có sự phân công
trách nhiệm, sắp xếp tổ chức một cách rõ ràng giữa các bộ phận trong một cơ
quan thông tin – thƣ viện.
Trung tâm TT - TL – TV Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I bao
gồm 2 bộ phận: Bộ phận Thƣ viện, Bộ phận Thông tin – tƣ liệu và chuyên đề.
Hai bộ phận này hoạt đông dƣới sự quản lý và giám sát của Ban giám đốc Trung
tâm.
Lãnh đạo Trung tâm gồm 01 đồng chí Giám đốc Trung tâm, giúp việc cho

Giám đốc là 02 Phó Giám đốc Trung tâm.
Giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm mọi mặt công tác của Trung tâm TT TL - TV trƣớc Ban giám đốc Học viện về quản lý, tổ chức chuyên môn và các
hoạt động của Trung tâm.
Phó giám đốc đƣợc Giám đốc uỷ quyền một số lĩnh vực, công tác cụ thể
trong Trung tâm TT - TL - TV.
Bộ phận Thƣ viện có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu nhu cầu tin, phát triển nguồn tin, tổ chức khai thác, xử lý, lựa
chọn, bảo quản tƣ liệu.
Trần Thị Như

18

Lớp K50 TT – TV


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Thông tin – Thư viện

- Cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, giáo trình, tập bài giảng, sách tham khảo,
tài liệu học tập, báo, tạp chí cho cán bộ nghiên cứu, giảng viên, học viên
- Tổ chức quản lý hoạt động các kho sách, các phòng đọc.
- Bổ sung kịp thời tài liệu mới có chất lƣợng nội dung cao.
- Tổ chức các tủ mục lục truyền thống tại các phòng phục vụ.
Căn cứ vào tính chất công việc và đặc điểm tình hình ngƣời dùng tin ở
Học viện, bộ phận thƣ viện đƣợc tổ chức thành 5 phòng phục vụ: phòng đọc
Tổng hợp, phòng đọc Cán bộ, kho sách kinh điển, kho sách học tập, kho sách
nghiên cứu. Mỗi phòng đều có cán bộ thủ thƣ chuyên trách có trình độ chuyên
môn về thông tin và thƣ viện phụ trách.
Bộ phận Thông tin tƣ liệu và chuyên đề có nhiệm vụ:

- Khai thác, xử lý, lựa chọn, bảo quản các tƣ liệu trong diện ít phổ biến.
- Lƣu trữ quản lý các tài liệu khoa học, luận án, luận văn của cán bộ
công chức và học viên (tài liệu nội sinh) theo quy định của Học viện.
- Phục vụ thông tin các đề tài, luận văn, chuyên đề, các thông tin chọn
lọc, thông tin phục vụ lãnh đạo.
- Đảm bảo biên soạn, in ấn, phổ biến các ấn phẩm thông tin của Trung
tâm.
- Tổ chức thông tin khoa học, phổ biến thời sự chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc kịp thời đến cán bộ, công chức và học viên.
- Đảm bảo đúng nguyên tắc tài liệu mật quan trọng.
Tổng số biên chế của các bộ phận nghiệp vụ trong Trung tâm hiện nay là
14 cán bộ.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đƣợc cụ thể hóa bằng sơ đồ sau:
Trần Thị Như

19

Lớp K50 TT – TV


Kho
kinh
điển

Kho
sách
học
tập

Trần Thị Như

Kho
sách
nghiên
cứu

20
Phòng
đọc
cán bộ

Phòng
nghiệp
vụ và
bổ
sung

Công
tác
biên
dịch

Phòng TT-TL và
chuyên đề

Công
tác
thông
tin

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm

\

Phòng
đọc
tổng
hợp

Phòng Thƣ viện

Ban giám đốc

Công
tác
phát
hành

Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Thông tin – Thư viện

Lớp K50 TT – TV


×