Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại thư viện học viện hậu cần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.24 KB, 65 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Học viện
Hậu cần
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thế kỷ 20 vừa qua là thế kỷ phát triển nhanh của khoa học công nghệ
trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay và nó đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Khoa học và
công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển với sản phẩm
hàng hóa phong phú có hàm lượng trí tuệ cao, chất lượng tốt thỏa mãn nhu
cầu của con người. Trong đó thông tin đã trở thành tài sản, là sức mạnh của
mỗi quốc gia, gắn chặt với sự tồn tại và phát triển của xã hội và được sử dụng
như một nguồn lực để phát triển kinh tế, đồng thời là yếu tố quyết định sự tiến
bộ trong xã hội.
Trong một xã hội như vậy thì những thông tin được cập nhật hàng ngày
và nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày một tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, các
cơ quan thông tin – thư viện đã dùng mọi biện pháp và phương tiện để truyền
tải thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất tới người dùng tin. Hoạt
động thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Theo các nhà kinh doanh
thì đó là nền kinh tế thông tin, còn đứng về phía các nhà nghiên cứu thông tin
thì họ có thể xây dựng được những “siêu xa lộ thông tin” chứng tỏ sự phát
triển không ngừng của xã hội đã đưa con người theo kịp được những tiến bộ
khoa học bằng con đường nhanh nhất. Đó chính là có được nguồn tin đáng
tin cậy nhất.
Các sản phẩm và dịch vụ thông tin ra đời là kết quả tất yếu của hoạt
động thông tin. Nó không chỉ là công cụ hữu ích, những cách thức hiệu quả
phục vụ người dùng tin mà còn thể hiện trình độ phát triển của cơ quan thông
tin. Trong những năm qua, các thư viện ở Việt Nam đã đạt được những thành


quả quan trọng trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp
Phạm Trang Nhung

1


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

ứng phần lớn nhu cầu của cộng đồng người sử dụng. Tuy nhiên, để tiến kịp
với các thư viện tiên tiến, hiện đại trong khu vực và quốc tế, mỗi thư viện cần
phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của mình và đặc biệt là chất
lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Có như vậy mới đáp ứng được
nhu cầu giao lưu, hội nhập và hợp tác giữa các cơ quan thông tin – thư viện
trong và ngoài nước.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Học viện Hậu
cần” nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin
tại Thư viện Học viện Hậu cần. Qua đó, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm
phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Học
viện Hậu cần. Qua đó, tác giả mong muốn đưa ra những nhận xét và đánh giá
về các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện.
- Đề xuất những giải pháp, phương hướng phát triển và hoàn thiện các
sản phẩm và dịch vụ thông tin trong giai đoạn tiếp theo nhằm góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện
Học viện Hậu cần.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận có nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu đặc điểm các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện
Học viện Hậu cần.
- Phân tích đánh giá các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện
Học viện Hậu cần.
- Đưa ra nhận xét và đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện các sản phẩm và
dịch vụ thông tin tại Thư viện Học viện Hậu cần.
Phạm Trang Nhung

2


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài:
Mặc dù đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ thông
tin của các cơ quan thông tin – thư viện trong cả nước nhưng đề tài: “Tìm
hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Học viện Hậu cần” đến
nay vẫn chưa có ai nghiên cứu. Vì vậy, tôi chọn đề tài này làm đề tài khóa
luận của mình với hy vọng vận dụng những kiến thức đã học để làm rõ thực
trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Học viện Hậu cần. Từ
đó, đưa ra những phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các
sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Học viện Hậu cần trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Phạm vi về không gian
- Nghiên cứu, khảo sát sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Học

viện Hậu cần.
4.2. Phạm vi về thời gian
- Nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Học viện
Hậu cần trong giai đoạn hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp luận
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã áp dụng các phương pháp
sau:
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử
5.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp phỏng vấn và trao đổi
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra thực tế, quan sát
- Phương pháp phân tích số liệu và tổng hợp thống kê
Phạm Trang Nhung

3


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn
6.1. Đóng góp về lí luận: Khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn
thiện và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, hiệu quả của việc sử
dụng các sản phẩm và dịch vụ đó trong thư viện.
6.2. Đóng góp về thực tiễn: Phản ánh thực trạng phát triển các sản
phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Học viện Hậu cần trong thời gian qua,

phân tích những mặt đạt được cũng như những hạn chế trong việc xây dựng
và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin.
Từ đó, đưa ra các giải pháp cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế để
Thư viện ngày càng phát triển và phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và
đào tạo của Học viện trong thời kỳ đổi mới.
7. Bố cục của niên luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát về Thư viện Học viện Hậu cần.
- Chương 2: Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện
Học viện Hậu cần.
- Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm phát triển các sản
phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Học viện Hậu cần.

Phạm Trang Nhung

4


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV
CHƢƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN HỌC VIỆN HẬU CẦN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thƣ viện Học viện Hậu cần
Sự hình thành và phát triển của Thư viện Học viện Hậu cần gắn liền với
sự hình thành và phát triển của Học viện Hậu cần.
Trước yêu cầu của cách mạng và nhiệm vụ quân đội trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, đầu năm 1951, Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng

cục Hậu cần) mở lớp huấn luyện cán bộ Cung cấp đầu tiên.
Sau 7 năm vừa xây dựng vừa đào tạo cán bộ, từ Lớp huấn luyện cán bộ
Cung cấp đầu tiên đã phát triển thành Trường sĩ quan Hậu cần (1958) và Học
viện Hậu cần (1974). Theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng, tháng 8 năm 1980 một
bộ phận của Học viện được tách ra để thành lập trường Trường sĩ quan Hậu
cần.
Ngày 16 tháng 3 năm 1996 Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 257/QĐ –
QP hợp nhất Trường sĩ quan Hậu cần và Học viện Hậu cần. Từ tháng 4 năm
1996, Học viện Hậu cần trở thành nhà trường duy nhất đào tạo cán bộ hậu cần
cho quân đội, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học hậu cần quân
sự.
Trải qua 58 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện Hậu cần đã đào
tạo được hàng vạn sĩ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật hậu cần các cấp,
hoàn thành nhiều công trình khoa học có giá trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng của các lực lượng vũ trang.
Thư viện Học viện Hậu cần ra đời cùng với sự ra đời của Học viện.
Trước năm 1978 Thư viện trực thuộc Phòng Huấn luyện. Từ 1978 đến nay,
Thư viện trực thuộc Phòng Thông tin Khoa học Công nghệ môi trường.
Thư viện Học viện Hậu cần thành lập với cơ sở ban đầu hết sức nghèo
nàn, chỉ có một phòng đọc sách rất nhỏ với vốn tài liệu ít ỏi gồm hơn 500 bản
sách báo và 2000 bản tạp chí. Đến nay, Thư viện đã có hơn 50.000 đầu sách,
Phạm Trang Nhung

5


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV


51.800 bản báo, tạp chí, 957 luận văn, luận án, 173 tên phim, đĩa hình khoa
học quân sự…hàng năm phục vụ hơn 300 nghìn lượt người đọc với hơn 400
nghìn lượt tài liệu.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ
 Chức năng
- Thư viện thực hiện chức năng giáo dục, tham gia vào việc phục vụ
công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giảng viên và học viên trong
Học viện.
- Là trung tâm văn hóa, khoa học quân sự có chức năng tổ chức, xây
dựng, thu thập, xử lý, bảo quản và cung cấp thông tin các tài liệu khoa học,
chuyên ngành xã hội, chuyên ngành hậu cần quân sự cho cán bộ, giảng viên,
và học viên tại Học viện.
- Là trung tâm giải trí, cung cấp kiến thức xã hội và nâng cao tầm nhận
thức của người dùng tin.
 Nhiệm vụ
Trên cơ sở những chức năng trên thì Thư viện Học viện Hậu cần có
những nhiệm vụ sau:
- Phát triển vốn tài liệu phù hợp với tính chất, nhiệm vụ, đối tượng
phục vụ của Thư viện. Thực hiện công tác bổ sung các nguồn tài liệu kịp thời
theo yêu cầu của độc giả, đồng thời tiến hành thanh lý các loại tài liệu không
có giá trị sử dụng, lỗi thời, tài liệu hư hỏng, rách nát không thể khôi phục lại
được, biên soạn các ấn phẩm thông tin khoa học.
- Tổ chức phục vụ cho cán bộ giảng viên, học viên, công nhân viên
trong Học viện khai thác và sử dụng thuận lợi có hiệu quả các tư liệu do Thư
viện quản lý.
- Tổ chức lưu trữ và phục vụ bạn đọc tham khảo kết quả các công trình
nghiên cứu như: luận án tiến sỹ, thạc sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học
viện, cấp bộ, luận văn tốt nghiệp của các học viên.
- Xây dựng quy chế làm việc của Thư viện, nội quy phòng mượn,
Phạm Trang Nhung


6


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

phòng đọc. Làm thẻ thư viện cho cán bộ, giảng viên, học viên và công nhân
viên của Học viện.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác với thư viện các trường đại học, học
viện để trao đổi tài liệu và chuyên môn nghiệp vụ.
- Quản lý, nâng cấp và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị
của Thư viện.
Tham gia các hoạt động nói chung của sự nghiệp thông tin – thư viện
cả nước nhằm thúc đẩy sự nghiệp thư viện cả nước phát triển.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Thư viện bao gồm 17 cán bộ. Trong đó: 01 truởng
ban Thư viện và 16 cán bộ thư viện thuộc các phòng (phòng nghiệp vụ, phòng
mượn, phòng Internet, phòng đọc sách – tài liệu, phòng đọc báo – tạp chí,
phòng đọc điện tử).
Trưởng ban Thư viện: Là người chịu trách nhiệm chung về công tác
thông tin – thư viện, trực tiếp lãnh đạo một số công việc cụ thể: Xây dựng chủ
trương, kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện phân công kiểm tra, đánh giá cán
bộ.
Các cán bộ được bố trí vào các phòng ban của Thư viện như sau:
- Phòng nghiệp vụ: 2 cán bộ
- Phòng mượn: 3 cán bộ
- Phòng Internet: 3 cán bộ
- Phòng đọc sách – tài liệu: 3 cán bộ

- Phòng đọc báo – tạp chí: 2 cán bộ
- Phòng đọc điện tử: 3 cán bộ
Trình độ của cán bộ tại Thư viện hiện nay là:
- 02 cán bộ có trình độ thạc sỹ thông tin – thư viện.
- 07 cán bộ có trình độ đại học (trong đó 5 cán bộ là cử nhân ngành
thông tin – thư viện, 2 cán bộ là cử nhân ngành công nghệ thông tin).
- 02 cán bộ có trình độ cao đẳng văn hóa nghệ thuật Quân đội.
Phạm Trang Nhung

7


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

- 06 cán bộ có trình độ trung cấp văn thư lưu trữ.
Đội ngũ cán bộ của Thư viện Học viện Hậu cần có độ tuổi trung bình
khá trẻ (25-40). Đây là độ tuổi rất thích hợp cho việc học tập, tiếp thu những
kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. Đặc biệt, họ luôn tu
được tu dưỡng về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cá nhân thông qua
buổi sinh hoạt kiểm điểm công tác và bàn kế hoạch công tác mới của cơ quan
hàng tháng.
Mô hình của Thư viện Học viện Hậu cần được bố trí như sau:
Phòng Thông tin Khoa học
Công nghệ Môi trƣờng

Ban thƣ viện

Phòng

nghiệp

Phòng

Phòng

mƣợn

internet

Phòng
đọc sách,

Phòng
đọc báo,

Phòng
đọc điện

tài liệu

tạp chí

tử

vụ

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức tại Thư viện Học viện Hậu cần
1.4. Cơ sở vật chất
Với định hướng phát triển hoạt động thông tin – thư viện, trong những

năm gần đây, Học viện Hậu cần đã có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất,
trang thiết bị của Thư viện. Tổng diện tích của Thư viện hiện có khoảng
1.743m2, được bố trí tại tầng 1 và tầng 2 như sau:
 Tầng 1 gồm có:
- 01 phòng mượn, diện tích 150m2, được trang bị toàn bộ hệ thống giá
Phạm Trang Nhung

8


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

mới bằng sắt, với sức chứa trên 100.000 bản sách.
- 01 phòng nghiệp vụ, diện tích 60m2.
- 01 phòng internet, diện tích là hơn 100m2 với 40 máy tính có nối
mạng internet.
 Tầng 2 gồm có 3 phòng
- Phòng đọc điện tử, diện tích 50m2 với 20 máy tính có nối mạng
intranet.
- Phòng đọc sách – tài liệu
- Phòng đọc báo – tạp chí
Mỗi phòng có diện tích khoảng 70-80m2, được trang bị đầy đủ hệ thống
điều hòa nhiệt độ, bàn ghế, giá kê, tủ mục lục...và mỗi phòng đều có hệ thống
máy vi tính để cán bộ làm việc và bạn đọc tìm kiếm thông tin.
Ngoài ra, Thư viện còn được trang bị thêm một số thiết bị khác như: 09
máy in laser, 01 máy photocopy với màn hình cảm ứng khá hiện đại, 06 máy
quét, 01 dây cáp quang, 01 phần mềm quản trị thư viện ILib.
1.5. Vốn tài liệu

Trong hoạt động thông tin – thư viện, vốn tài liệu là nguyên liệu đầu
vào không thể thiếu bởi tất cả các sản phẩm và dịch vụ thông tin chỉ có thể đạt
được hiệu quả khi được dựa trên nền tảng của vốn tài liệu được xây dựng và
tổ chức tốt.
Vốn tài liệu là một tập hợp có hệ thống các xuất bản phẩm và những
vật mang tin khác nhau, tồn tại dưới nhiều dạng thức, được lựa chọn phù hợp
với tính chất, loại hình và chức năng nhiệm vụ của cơ quan thông tin – thư
viện. Trong quá trình hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ
các cơ quan thông tin – thư viện nói chung và Thư viện Học viện Hậu cần
nói riêng đã coi trọng việc đảm bảo bổ sung đầy đủ vốn tài liệu dựa trên
nguyên tắc lựa chọn (Nội dung, số lượng, ngôn ngữ, hình thức...)

Phạm Trang Nhung

9


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

Trong những năm qua, với nguồn kinh phí tương đối ổn định, Thư viện
Học viện Hậu cần đã kết hợp mọi hình thức bổ sung, xây dựng và tạo lập một
nguồn vốn tài liệu phong phú, đa dạng về loại hình.
Tính đến nay, tổng số vốn tài liệu đã có hơn 250.000 bản sách các loại,
957 cuốn luận văn, luận án; 120 tên báo, tạp chí; hơn 200 đĩa CD-ROM và
gần 15.672 trang tài liệu điện tử.
Tổng số vốn tài liệu tại Thư viện được thể hiện theo nội dung và theo
ngôn ngữ như sau:
Loại hình tài liệu


Số lƣợng/cuốn

Tỷ lệ %

Quân sự Hậu cần

78.000

31%

Khoa học

72.000

28%

Chính trị

55.000

22%

Văn học

45.000

19%

Tổng số


250.000

100%

Bảng 1: Thành phần vốn tài liệu theo nội dung

Ngôn ngữ

Số lƣợng/cuốn

Tỷ lệ %

Sách tiếng Việt

119.604

47%

Sách tiếng Nga

65.088

26%

Sách tiếng Anh

32.821

13%


Sách tiếng Pháp

25.664

10%

6.823

4%

Sách các ngôn ngữ khác
Tổng số

250.000 cuốn

100%

Bảng 2: Thành phần vốn tài liệu theo ngôn ngữ

Phạm Trang Nhung

10


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

1.6. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin

Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin, Thư viện Học viện
Hậu cần chia người dùng tin thành 4 nhóm sau:
- Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Nhóm 2: Những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy
- Nhóm 3: Các nghiên cứu sinh, học viên trong Học viện
- Nhóm 4: Các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên Quốc
phòng
Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý
Người dùng tin thuộc nhóm này gồm các thành phần như: Ban Giám
đốc Học viện, lãnh đạo các phòng, khoa, ban... Phần lớn các cán bộ quản lý
của Học viện ngoài công việc quản lý họ còn tham gia công tác giảng dạy và
nghiên cứu khoa học. Nhóm này chiếm một tỷ lệ không lớn song lại đặc biệt
quan trọng.
Yêu cầu thông tin của họ vừa có tầm bao quát rộng, vừa có giá trị thông
tin cao, chính xác, đầy đủ và cụ thể, hay nói cách khác họ yêu cầu cung cấp
thông tin dưới dạng thông tin toàn văn đã được cô đọng, bao gói xử lý,…
Thông tin cho nhóm đối tượng này ngoài những thông tin về đường lối,
chính sách của Đảng,các vấn đề có liên quan đến khoa học lãnh đạo, khoa học
quản lý thì họ cũng cần những thông tin về các lĩnh vực chuyên môn vì phần
lớn cán bộ quản lý là giảng viên kiêm nhiệm. Bên cạnh loại hình ngôn ngữ
tiếng Việt, họ còn sử dụng ngôn ngữ nước ngoài là tiếng Anh, tiếng Nga,
tiếng Pháp… Đặc biệt nhóm đối tượng bạn đọc này rất eo hẹp về mặt thời
gian. Vì vậy, hình thức cung cấp thông tin cho họ thường là những bản tin
tóm tắt, tin vắn, tổng luận phân tích…
Nhóm 2: Những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy
Gồm những cán bộ nghiên cứu, những người đang tham gia đề tài
nghiên cứu ở các cấp từ cấp nhà nước, cấp Bộ đến cấp cơ sở…các giáo sư,
giảng viên Học viện Hậu cần. Họ thường quan tâm tới tài liệu sách báo
Phạm Trang Nhung


11


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

chuyên sâu về từng ngành khoa học cụ thể, những tài liệu có giá trị nghiên
cứu cao, hay những vấn đề liên quan trực tiếp tới đề tài hoặc công trình khoa
học mà họ quan tâm. Nói cách khác, nhóm người dùng tin này thường quan
tâm đến những tài liệu chuyên sâu, tài liệu về một ngành khoa học cụ thể ở
diện hẹp, nhưng phải là những tài liệu thực sự có giá trị nghiên cứu. Ngoài ra,
các tài liệu hồi cố xa hay gần cũng được họ chú ý tùy thuộc vào ngành khoa
học nghiên cứu.
Bạn đọc nhóm này thường có nhu cầu được cung cấp tài liệu gốc, ngoài
ra họ thường sử dụng các loại báo, tạp chí trong và ngoài nước vì hầu hết họ
có trình độ ngoại ngữ cao.
Nhóm 3: Các nghiên cứu sinh, học viên trong Học viện
Đây là lưu lượng người dùng tin đông đảo trong Thư viện. Người dùng
tin thuộc nhóm này cần thông tin và tài liệu phục vụ cho việc học tập và làm
luận văn, luận án tốt nghiệp.
Thông tin mà họ cần thường là những thông tin mang tính hệ thống và
không quá chuyên sâu, đó là những kiến thức khái quát về các ngành khoa
học. Họ quan tâm cả những tài liệu mới và tài liệu hồi cố, các luận án, luận
văn.
Nhóm 4: Các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên
quốc phòng
Thông tin cho nhóm này phải là những thông tin mới nhất, cập nhật
nhất. Lĩnh vực khoa học họ quan tâm rất đa dạng, phong phú, họ quan tâm
đến tất cả các vấn đề đang xảy ra xung quanh trong xã hội như: Chính trị xã

hội, kinh tế, văn hóa, an ninh…trong nước và ngoài nước.
Hơn nữa nhu cầu của nhóm bạn đọc này thường nảy sinh trong những
điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước hay những biến động của xã hội. Họ
thường quan tâm đến báo, tạp chí, các bản tin nhanh….
Việc phân chia thành từng nhóm người dùng tin trên chỉ mang tính chất
tương đối. Vì trên thực tế có nhiều người dùng tin vừa là cán bộ lãnh đạo,
Phạm Trang Nhung

12


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

quản lý vừa là cán bộ nghiên cứu khoa học…Vì vậy, người cán bộ thư viện
cần nắm bắt nhu cầu tin của từng nhóm đối tượng người dùng tin cụ thể để có
thể đáp ứng yêu cầu của người dùng tin một cách nhanh chóng và hiệu quả
nhất.

Phạm Trang Nhung

13


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV
CHƢƠNG 2


THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
TẠI THƢ VIỆN HỌC VIỆN HẬU CẦN
2.1. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan
thông tin – thƣ viện.
Đã từ lâu vấn đề sản phẩm và dịch vụ thông tin của cơ quan thông tin –
thư viện trong đó có các thư viện đại học, học viện luôn nhận được sự quan
tâm, chú ý. Chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin là một trong
những yếu tố đánh giá chất lượng của công tác phục vụ bạn đọc của cơ quan
thông tin – thư viện đó.
Sản phẩm nhìn từ tính chất lao động tại khu vực các cơ quan thông tin
– thư viện được định nghĩa như sau: “Sản phẩm thông tin là kết quả của quá
trình xử lý thông tin do một cá nhân/ tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn
nhu cầu của người dùng tin.”[13, tr.21]
Như vậy quá trình tạo ra sản phẩm chính là quá trình xử lý thông tin
như: biên mục, phân loại, tóm tắt, chú giải, biên soạn tổng quan…cũng như
các quá trình phân tích tổng hợp thông tin khác. Quá trình xử lý thông tin của
cán bộ thư viện tại trung tâm thông tin – thư viện đó đã tạo lên một hệ thống
sản phẩm thông tin ngày càng có chất lượng cao, dễ sử dụng và việc sử dụng
đó đem lại hiệu quả cao trong công tác phục vụ bạn đọc nhằm đáp ứng nhu
cầu tin của người sử dụng.
Cũng giống như thuật ngữ sản phẩm thì dịch vụ là một thuật ngữ được
sử dụng nhiều trong các hoạt động của nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội.
Và trong hoạt động thông tin – thư viện thì dịch vụ thông tin bao gồm những
hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tin và trao đổi thông tin của người sử dụng
trong các cơ quan thông tin – thư viện nói chung.
Rõ ràng, sản phẩm và dịch vụ thông tin của các cơ quan thông tin – thư
viện chính là kết quả của việc xử lý và hệ thống hóa các nguồn tin đã có,
Phạm Trang Nhung

14



Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

nhằm tạo cho con người có thể khai thác được theo những mục đích của riêng
mình. Chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin sẽ cho thấy chất
lượng phục vụ, chất lượng đáp ứng nhu cầu tin cho người sử dụng. Nhu cầu
thông tin và nhu cầu trao đổi thông tin là thuộc nhóm nhu cầu tinh thần. Có
nhu cầu chỉ cần giúp người sử dụng ở mức trao đổi thông tin, trong khi đó có
nhu cầu ngoài việc trao đổi thông tin người sử dụng dịch vụ còn cần được
cung cấp những thông tin cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu khác của họ.
- Sản phẩm và dịch vụ thông tin là nguồn lực chính của nền kinh tế tri
thức, nền kinh tế hiện đại.
- Sản phẩm và dịch vụ thông tin là tấm gương phản ánh di sản trí tuệ
chung của con người, là công cụ thiết yếu để con người khai thác và sử dụng
có hiệu quả di sản chung của nhân loại đó nhằm nâng cao trình độ hiểu biết
của mình. Chính các sản phẩm và dịch vụ thông tin đó đã tạo điều kiện cho
mọi lĩnh vực trong đời sống của con người được phát triển một cách liên tục
trong thời gian và qua không gian. Ngoài ra, các sản phẩm và dịch vụ thông
tin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa
các lĩnh vực đó với nhau.
- Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong ngành thư viện việc phát triển
các sản phẩm và dịch vụ thông tin đã được chú trọng đầu tư có chiến lược. Từ
các sản phẩm và dịch vụ truyền thống đã ra đời các sản phẩm và dịch vụ
thông tin có ứng dụng công nghệ mới. Điều đó khẳng định tầm quan trọng
không thể thiếu được của các sản phẩm và dịch vụ thông tin đối với một cơ
quan thông tin – thư viện.
Đối với các cơ quan thông tin – thư viện thì sản phẩm và dịch vụ thông

tin là cầu nối giữa cơ quan thông tin – thư viện và người dùng tin, là cầu nối
giữa thông tin với người sử dụng thông tin, giữa cán bộ thư viện với người
dùng tin. Ngày nay, với lượng thông tin không ngừng tăng lên cả về số lượng
và chất lượng cùng với sự ra đời của công nghệ tin học và viễn thông đã cho
phép việc khai thác thông tin không bị giới hạn về thời gian và không gian.
Phạm Trang Nhung

15


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

Chính vì vậy, đòi hỏi các cơ quan thông tin – thư viện đặc biệt là các trung
tâm thông tin – thư viện tại các trường đại học, các học viện phải cung cấp
thông tin đến người dùng tin một cách nhanh nhất, cập nhật, chính xác và hiệu
quả nhất. Để làm được điều này Thư viện Học viện Hậu cần không ngừng
nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin.
Sản phẩm và dịch vụ thông tin được coi là một trong những yếu tố của
cơ sở vật chất là nguồn lực để phát triển chất lượng hoạt động của cơ quan
thông tin – thư viện. Là phương tiện không thể thiếu với người dùng tin khi
đến bất cứ một cơ quan thông tin – thư viện nào, là phương tiện để quản lý
hoạt động và là tiêu chuẩn để đánh giá sự thỏa mãn nhu cầu tin của bạn đọc
thông qua việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện.
Sản phẩm và dịch vụ thông tin khi được mô tả, biên soạn theo đúng
phương pháp và được bạn đọc sử dụng một cách khoa học vào đúng mục đích
thì nó không chỉ đảm bảo cho việc thực hiện tốt các chức năng của một cơ
quan thông tin – thư viện mà còn góp phần tích cực và hiệu quả trong việc
tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của cán bộ thư viện và người dùng tin.

Nhưng điều này chỉ mang lại hiệu quả đối với những sản phẩm và dịch vụ
thông tin hiện đại nhiều hơn so với các sản phẩm và dịch vụ thông tin truyền
thống.
Xét ở góc độ là nguồn lực của cơ quan thông tin – thư viện thì sản
phẩm và dịch vụ thông tin giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển tại
cơ quan đó. Điều đáng nói ở đây là chúng ta cần xây dựng và ứng dụng các
sản phẩm và dịch vụ thông tin đó sao cho phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và
đặc thù của cơ quan mình nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu tin của người
dùng tin. Đó là việc phải hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và
dịch vụ thông tin, nhằm mang lại hiệu quả nhất định cho người sử dụng.
Muốn làm được như vậy thì các cơ quan thông tin – thư viện phải nắm
vững tầm quan trọng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin, để từ đó có chính
sách bảo quản và phát triển chúng ngày càng có hiệu quả hơn.
Phạm Trang Nhung

16


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

Từ khi thành lập đến nay, tuy cơ sở vật chất còn nghèo nàn nhưng Thư
viện Học viện Hậu cần đã có những bước phát triển vượt bậc và đã từng bước
xây dựng được hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ cho mọi
hoạt động thông tin của mình.
Các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện cũng đã phần nào phát
huy vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc thỏa mãn nhu cầu cho
người dùng tin. Từ các mục lục phiếu, thư mục đến các cơ sở dữ liệu được
xây dựng từ chính các cán bộ của Thư viện. Công tác tổ chức và hoạt động

của Thư viện Học viện Hậu cần luôn có mặt các sản phẩm và dịch vụ thông
tin nhằm đáp ứng một cách tốt nhất cho người dùng tin. Ta có thể nói qua một
số sản phẩm và dịch vụ thông tin cơ bản bao gồm cả truyền thống và hiện đại
mà ngày nay rất nhiều thư viện đều phải có trong đó Thư viện Học viện Hậu
cần cũng không ngoại lệ.
 Sản phẩm và dịch vụ thông tin truyền thống
- Hệ thống mục lục
- Thư mục
- Ấn phẩm thông tin
- Cung cấp tài liệu (cho mượn về nhà, sao chụp, đọc tại chỗ)
- Trao đổi thông tin (triển lãm, hội nghị, hội thảo…)
 Sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại
- Cơ sở dữ liệu
- Trang web
- Khai thác mạng thông tin
Việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin là một công việc khó
khăn, lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của cán bộ thông tin – thư viện. Song
việc quản lý và phát triển càng khó khăn hơn, vì nếu không quản lý và sử
dụng hiệu quả sẽ gây tồn kho và lãng phí nghiêm trọng với bất kỳ cơ quan
Phạm Trang Nhung

17


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

thông tin – thư viện nào.
Do sản phẩm và dịch vụ thông tin có một vai trò vô cùng to lớn trong

hoạt động của thư viện là đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc. Vì thế, từ khi hình
thành và phát triển cho đến nay Thư viện Học viện Hậu cần luôn cố gắng tạo
ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin đa dạng, có chất lượng cao và dễ sử
dụng.
2.2. Sản phẩm thông tin tại Thƣ viện Học viện Hậu cần
Sản phẩm thông tin là kết quả của quá trình xử lý thông tin nhằm thỏa
mãn nhu cầu của người dùng tin. Sản phẩm thông tin ở cơ quan thông tin –
thư viện nào càng đa dạng thì việc đáp ứng nhu cầu thông tin ở đó càng có
hiệu quả. Cho đến nay, Thư viện Học viện Hậu cần đã có những sản phẩm
sau:
2.2.1. Hệ thống mục lục thư viện truyền thống
Hệ thống mục lục (hay thường gọi là mục lục) là tập hợp các đơn vị/
phiếu mục lục được sắp xếp theo một trật tự nhất định, phản ánh nguồn tin
của một/ một nhóm cơ quan thông tin – thư viện [13, tr.37]
Hệ thống mục lục là công cụ tra tìm tài liệu vô cùng quan trọng trong
các thư viện và cơ quan thông tin với các chức năng phản ánh toàn bộ các
xuất bản phẩm có trong thư viện và cơ quan thông tin theo các đặc điểm khác
nhau như: vần chữ cái tiêu đề mô tả (tên tài liệu hay tên tác giả), nội dung hay
chủ đề của tài liệu. Mục lục cũng là công cụ quan trọng trong công tác tuyên
truyền và giới thiệu sách của thư viện “…một trong những phương tiện có
hiệu lực nhất để giới thiệu nội dung kho sách, giúp người đọc lựa chọn sách là
mục lục thư viện…”. Vì vậy, nó giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình
tìm tin của thư viện.
Bất kỳ một thư viện nào có cấu tạo hệ thống mục lục tốt thì không chỉ
làm thỏa mãn những yêu cầu sẵn có của bạn đọc mà còn làm nảy sinh ở họ
những vấn đề mới kích thích việc đọc tài liệu. Nhờ có mục lục mà bạn đọc có

Phạm Trang Nhung

18



Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

thể tra tìm tài liệu một cách dễ dàng, làm thỏa mãn nhu cầu tin của mình. Hay
nói cách khác đó là cơ sở để bạn đọc lựa chọn tài liệu và mượn tài liệu.
Tại Thư viện Học viện Hậu cần mục lục giữ một vai trò quan trọng
trong quá trình hoạt động của Thư viện.
Hệ thống mục lục thư viện truyền thống tại Thư viện Học viện Hậu cần
gồm có 3 loại:
- Mục lục chữ cái
- Mục lục phân loại
- Mục lục chuyên đề
2.2.1.1. Mục lục chữ cái
Mục lục chữ cái là loại mục lục trong đó các phiếu mô tả được sắp xếp
theo trật tự chữ cái của tiêu đề mô tả. Nó mang tính phổ cập và dễ sử dụng,
phù hợp với mọi đối tượng bạn đọc, nhất là bạn đọc lần đầu tiên đến thư viện.
Mục lục chữ cái luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống
mục lục của thư viện. Một cơ quan thông tin – thư viện muốn hoạt động có
hiệu quả, đáp ứng thông tin đến bạn đọc một cách đầy đủ, chất lượng thì cơ
quan đó phải xây dựng cho mình một hệ thống mục lục chữ cái tương đối
hoàn chỉnh, cập nhật tài liệu mới về một cách thường xuyên. Có thể nói mục
lục chữ cái là phương tiện tra cứu thông dụng nhất đối với bạn đọc, giúp cán
bộ thư viện trong công tác bổ sung trao đổi, công tác chỉ dẫn thư mục, thông
tin khi trả lời các yêu cầu của bạn đọc.
Nếu như bạn đọc biết một trong những chi tiết của cuốn sách như: tên
tác giả cá nhân, tác giả tập thể, tên tài liệu chính xác là có thể tìm được tài
liệu. Nhưng với loại mục lục chữ cái này chỉ thỏa mãn yêu cầu của bạn đọc

khi đã biết được tên tác giả hoặc tên tài liệu. Vì vậy, để bạn đọc tìm tài liệu
đúng theo yêu cầu của mình thì ngoài mục lục chữ cái ra thì thư viện cần phải
có mục lục khác để hỗ trợ bạn đọc tìm đúng tài liệu theo yêu cầu.
Cho đến thời điểm này tại Thư viện Học viện Hậu cần thì hệ thống mục
lục chữ cái chỉ tồn tại dưới dạng tên tài liệu chứ không có mục lục chữ cái
Phạm Trang Nhung

19


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

theo tên tác giả.
Mục lục chữ cái tên sách: là hệ thống mục lục mà các phiếu mục lục
được sắp xếp theo trật tự vẫn chữ cái tên tài liệu được phản ánh. Mục lục này
sắp xếp tài liệu theo thứ tự chữ cái đầu tên tài liệu. Bạn đọc có thể tra tìm tài
liệu rất nhanh chóng khi đã biết tên sách.
Nói chung mục lục chữ cái của Thư viện Học viện Hậu cần đã cho
thấy những ưu điểm như sau:
- Các phiếu được mô tả đúng quy tắc, rõ ràng, in đẹp.
- Các phiếu được in và ép plastic nhằm bảo quản phiếu tránh rách nát,
hư hỏng.
- Các phiếu mô tả được sắp xếp theo đúng trật tự của vần chữ cái.
- Hệ thống mục lục chữ cái được xây dựng khá chi tiết, chặt chẽ khoa
học phục vụ có hiệu quả cho việc tra tìm tài liệu của bạn đọc. Đồng thời cũng
nhờ có hệ thống mục lục chữ cái này mà đã phần nào giúp cho cán bộ thư
viện nắm bắt được tình hình vốn tài liệu của thư viện mình như sách nát, mất,
hư hỏng.

Tuy nhiên, cho đến nay, Thư viện Học viện Hậu cần chưa vẫn chưa xây
dựng được mục lục chữ cái tên tác giả. Điều này cũng gây ra những cản trở
trong việc tìm kiếm thông tin khi mà bạn đọc chỉ nhớ tên tác giả mà không
nhớ được tên tài liệu.
2.2.1.2. Mục lục phân loại
Mục lục phân loại là loại hình mục lục phản ánh về mặt nội dung của
tài liệu theo các lĩnh vực khoa học như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội…
Đây là một loại mục lục được xây dựng dựa trên khung phân loại mà bản thân
các khung phân loại này lại được xây dựng dựa trên cơ sở phân loại khoa học.
Theo từ điển giải nghĩa của thư viện học “Mục lục phân loại là một
mục lục trong đó có các phiếu miêu tả được sắp xếp phù hợp với nội dung của
kho sách theo ngành tri thức và theo cấu trúc khung phân loại nhất định”.
Phạm Trang Nhung

20


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

Thư viện Học viện Hậu cần đang sử dụng duy nhất bảng phân loại 19
lớp do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn, bảng phân loại này phần nào
đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong thời gian dài.
Bảng phân loại 19 lớp Thư viện Học viện Hậu cần đang sử dụng được
trình bày như sau:
0

Tổng loại


1

Triết học. Tâm lý học. Logic học

2

Chủ nghĩa vô thần

3K

Chủ nghĩa Mác-Lênin

3K5H Hồ Chí Minh
3KV

Đảng Cộng sản Việt Nam

32

Chính trị

33

Kinh tế

30

Khoa học xã hội

31


Thống kê

34

Pháp luật

36

Bảo trợ xã hội

37

Giáo dục

38

Văn hóa

39

Công tác văn hóa quần chúng

8

Nghiên cứu văn học

9

Lịch sử


90

Khảo cổ học-Dân tộc học

91

Địa lý

Bảng 4: Bảng phân loại 19 lớp tại Thƣ viện Học viện Hậu cần
Phạm Trang Nhung

21


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

Trong mục lục phân loại các phích được sắp xếp theo môn loại tri thức.
Môn loại tri thức mục chính được xếp trước, tiếp đến là các mục nhỏ hơn.
Nếu như các ký hiệu phân loại giống nhau thì xếp theo vần chữ cái tên tài
liệu.
Ví dụ: Để tìm một cuốn sách có tên là: “Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân tỉnh Cần Thơ”, bạn đọc sẽ phải vào phiếu môn loại tri thức mục
chính có ký hiệu là: “355(V)09 Lịch sử lực lượng vũ trang Việt Nam”. Tiếp đó
sẽ tìm được phích có kí hiệu là: “355(V)(092)”. Đây chính là kí hiệu môn loại
của tài liệu mà bạn đọc cần tìm.
355 (V) 09 Lịch sử lực
lượng vũ trang Việt Nam


Phiếu mô tả tiêu đề chính
- Trong đó:
355 (V) 09: Ký hiệu môn loại (mục chính)

355 (V) (092) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
1793 tỉnh Cần Thơ. - Cần Thơ: Bộ chỉ huy
Quân sự Cần Thơ; 1995. - 135tr; 20cm

Phiếu mô tả tên tài liệu
- Trong đó:
355 (V)(092): Ký hiệu môn loại
1793: Ký hiệu xếp giá
Phạm Trang Nhung

22


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

Chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của mục lục phân loại là phản
ánh nội dung kho tài liệu của thư viện một cách đầy đủ nhất. Vì vậy, nó giúp
bạn đọc tìm tài liệu theo dấu hiệu nội dung (tức là theo môn loại tri thức) và
sẽ đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc khi chưa biết cụ thể về tài liệu mình cần
hoặc khi bạn đọc muốn tìm hàng loạt tài liệu về lĩnh vực mình quan tâm.
Chẳng hạn người dùng tin muốn tìm một cuốn sách nào đó mà lại quên tên
sách, tên tác giả mà chỉ nhớ được chủ đề thì hướng đến tủ phân loại đã ghi rõ
từng ngành khoa học. Như vậy, ô phiếu của ngành đó sẽ giúp người dùng tin

biết được cuốn sách đó có hay không có ở kho. Đồng thời, mục lục phân loại
cũng giúp cán bộ thư viện nắm được thành phần, cơ cấu của kho sách để từ
đó tiện cho việc theo dõi, bổ sung, biên soạn thư mục chuyên đề, chọn tài liệu
để tổ chức triển lãm, giới thiệu sách theo chuyên đề.
Hiện nay, Thư viện Học viện Hậu cần đã tổ chức được các hình thức
mục lục phân loại như:
- Mục lục phân loại sách
- Mục lục phân loại các bài trích báo, tạp chí
- Mục lục phân loại luận án, luận văn
- Mục lục phân loại các công trình nghiên cứu khoa học
Trong quá trình hiện đại hóa, tự động hóa công tác thông tin – thư viện,
nhiều thư viện lớn đã dần xây dựng hệ thống mục lục điện tử, mục lục trực
tuyến phục vụ hoạt động của mình. Song hệ thống mục lục truyền thống, đặc
biệt là mục lục phân loại vẫn là dạng mục lục căn bản không thể thiếu bởi
hiệu quả nó mang lại.
Kho tài liệu của Thư viện Học viện Hậu cần không chỉ bao gồm các tài
liệu tiếng Việt mà còn bao gồm rất nhiều tài liệu được xuất bản bằng nhiều
thứ tiếng khác nhau như: Anh, Trung Quốc, Nga… Nhưng hiện nay, Thư viện
vẫn chưa xây dựng được mục lục phân loại theo ngôn ngữ. Điều này gây ra

Phạm Trang Nhung

23


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

những khó khăn khi bạn đọc muốn nghiên cứu về các tài liệu theo một ngôn

ngữ nước ngoài cụ thể.
2.2.1.3. Mục lục chuyên đề
Mục lục chuyên đề ở Thư viện Học viện Hậu cần được tổ chức nhằm
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu về tài liệu theo một chuyên đề cụ thể mà trong mục
lục phân loại các loại tài liệu này nằm tản mạn ở nhiều chỗ khác nhau (vì tài
liệu về một chuyên đề có thể thuộc nhiều ngành tri thức, nhiều môn loại, và
nhiều loại hình tài liệu khác nhau) gây khó khăn cho việc tìm kiếm.
Ví dụ: Chuyên đề “Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Nhà
văn hóa lớn”. Trong mục lục phân loại tài liệu này có thể nằm ở nhiều nơi
khác nhau phụ thuộc vào nội dung, thể loại, loại hình của tài liệu và được xếp
theo một trật tự khác, cố định theo một bảng phân loại. Ở mục lục chuyên đề
các tài liệu này được sắp xếp linh hoạt theo những chuyên đề nhỏ mà thư viện
thấy cần thiết cho người đọc.
Ví dụ: Ở chuyên đề: “Hồ Chí Minh” tất cả các tài liệu viết về Hồ Chí
Minh bao gồm các bài báo, thơ, văn xuôi…sẽ được sắp xếp chung vào một
nơi, rất thuận tiện cho người dùng tin trong việc tìm kiếm tài liệu về đề tài
này.
Mục lục chuyên đề đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu tin của người
đọc, giúp họ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc tìm kiếm tài liệu theo một
chuyên đề cụ thể, vì người đọc thường không nắm được cấu trúc của bảng
phân loại lại rất ngại mất thời gian tìm hiểu.
2.2.2. Ấn phẩm thư mục
Ấn phẩm thư mục là sản phẩm của quá trình xử lý thông tin. Ấn phẩm
thư mục là công cụ tra cứu quan trọng cùng với các công cụ tra cứu khác như:
mục lục, cơ sở dữ liệu…nhằm giúp cho người dùng tin tìm kiếm được những
thông tin phù hợp với yêu cầu của họ. Đây là một trong những sản phẩm
không thể thiếu được trong thư viện.

Phạm Trang Nhung


24


Khoá luận tốt nghiệp

K50-TT-TV

Có thể nói, Thư viện Học viện Hậu cần đã biên soạn được các ấn phẩm
thư mục đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung, luôn bám sát các
nhiệm vụ giảng dạy theo từng chuyên ngành đào tạo của Học viện, các nhiệm
vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, nhu cầu bạn đọc. Các dạng thư mục hiện có
tại Thư viện bao gồm:
- Thư mục thông báo
- Thư mục giới thiệu
- Thư mục chuyên đề
2.2.2.1. Thư mục thông báo
Thư mục này gồm 2 loại chính:
 Thư mục thông báo sách, tư liệu mới: Đây là loại thư mục được
biên soạn bao gồm tập hợp những thông tin về các tài liệu mới được bổ sung
vào thư viện. Việc biên soạn thư mục thông báo sách, tư liệu mới giúp cho
bạn đọc nắm được thông tin về các tài liệu đó một cách nhanh nhất, kịp thời
và chính xác.
Thư mục thông báo sách mới chiếm một số lượng lớn trong các loại thư
mục, vì đây là loại thư mục được biên soạn thường xuyên nhất, phổ biến nhất,
qui trình biên soạn cũng có phần đơn giản mà bất cứ cán bộ thư viện nào cũng
có thể làm tốt được công tác biên soạn này. Thông thường, thư mục này được
Thư viện biên soạn ngay sau khi những sách mới, tài liệu mới đưa vào sẵn
sàng phục vụ bạn đọc.
 Thư mục thông báo khoa học: Là thư mục mang tính chuyên sâu,
có nhiệm vụ thông báo các tài liệu quan trọng về các ngành tri thức, đặc biệt

là các tài liệu hậu cần quân sự, chính trị nhằm hỗ trợ cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và học viên trong Học viện. Thư
mục này tập hợp tương đối đầy đủ các tài liệu cũ và mới trong Thư viện.
Việc biên soạn thư mục thông báo khoa học cần được tiến hành chính
xác, đảm bảo tính khoa học, đảm bảo qui trình biên soạn. Chính vì thế, Thư

Phạm Trang Nhung

25


×