Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.95 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN

BÀI GIỮA KỲ
MÔN: SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN-THƯ VIỆN
1
Thư viện có một lịch sử hết sức lâu đời, từ khoảng 2500 năm TCN. Cùng
với sự ra dời của các thư viện là các sản phẩm và dịch vụ thư viện nhăm phục vụ
cho nhu cầu của người dùng tin. Theo một tác giả, sản phẩm dưới hình thức các
phiếu mục lục thư viện đã xuất hiện vào khoảng 2000 năm TCN. Trải qua hang
ngàn năm tồn tại, cho tới đầu thế kỷ thứ 3 TCN, tại thư viện Alecxandre đã có
những nhăm liệt kê tài liệu (lúc này vẫn là các bản chép tay), ngoài ra còn có các
yếu tố thư mục, các bản tóm tắt nhằm giúp người đọc lựa chọn thong tin thuận
lợi hơn. Điều đó có thể giúp chúng ta khẳng định các sản phẩm và dịch vụ thông
tin đã ra dời cùng với các hình thức thư viện cổ sơ nhất. Ban đầu cac dịch vụ còn
hết sức đơn giản như phục vụ đọc, mượn tài liệu. Dần dần theo thời gian các
dịch vụ này cũng ngày càng phát triển và trong bài viết này tôi xin giới thiệu các
sản phẩm và dịch vụ thông tin phổ bién nhất hiện nay đang và đã được áp dụng
khá rộng rãi ở hầu hết các thư viện với các quy mô lớn nhỏ khác nhau.
I. CÁC SẢN PHẨM THÔNG TIN
1. Khái niệm sản phẩm thông tin
Sản phẩm thông tin thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin, do cá
nhân, tập thể nào đó thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu người dung tin.
Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm chính là quá trình xử lý thông tin
(bao gồm biên mục, phân loại, định từ khoá, tóm tắt, chú giải, biên soạn tổng
quan…cũng như các quá trình phân tích tổng hợp thông tin khác). Người thực
hiện quá trình xử lý thông tin không ai khác chính là các chuyên gia làm việc tại
các cơ quan, tổ chức thông tin nào đó.
Các sản phẩm thông tin được hình thành nhằm thoả mãn những nhu cầu
thông tin, chíng phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu và sự biến động của nhu cầu.


Bên cạnh khái niệm sản phẩm thông tin, còn một số khái niệm khác có
liên quan:
* Tài liệu bậc 2: là tài liệu được hình thành nhờ quá trìnhảư lý phân tích
tổng hợp và logic các thông tin có trong tài liệu bậc1.
2
* Ấn phẩm thông tin: là xuất bản phẩm có nội dung chủ yếu là thông tin
cấp 2 và do các cơ quan có hoạt động thông tin khoa học và kỹ thuật xuất bản
(theo TCVN 4523-88).
2. Các sản phẩm thông tin
Dựa vào các tiêu chí khác nhau chúng ta có thể thống kê 10 loại sản phẩm
thông tin thư viện khác nhau như sau:
- Hệ thống mục lục
- Hệ thống phiếu tra cứu dữ kiện
- Thư mục
- tạp chí tóm tắt
- Chỉ dẫn, trích dẫn khoa học
- Danh mục
- Tổng luận
- Cơ sở dữ liệu
- Một số sản phẩm khác trên mạng
- Các loại ấn phẩm thông tin
2.1. Hệ thống mục lục
Là tập hợp các đơn vị, các phiéu mục lục được sắp xếp theo một trình tự
nhất định, phản ánh nguồn tin của một hoặc một nhóm các cơ quan thông tin thư
viện.
Trong hệ thống mục lục, có các loại mục lục sau:
- Căn cứ vào mục đích mục lục có:
+ Muc lục bạn đọc
+ Mục lục công vụ
- Căn cứ và phạm vi bao quát vốn tài liệu:

+ Mục lục tổng quát
+ Mục lục các kho riêng
+ Mục lục thư viện
+ Mục lục liên hợp
- Căn cứ vào hình thức:
3
+ Hệ thống mục lục off-line
Mục lục phiếu
Mục lục sách
Mục lục tờ rơi
Mục lục dạng phiếu lỗ
Mục lục đọc máy
Mục lục trên các vật vi bản(vi phim, vi phiếu…)
+ Hệ thống mục lục on-line: mục lục truy nhập trực tuyến(OPAC)
- Căn cứ vào phương thức phản ánh các phiếu mô tả:
+ Mục lục chữ cái
+ Mục lục phân loại
+ Mục lục chủ đề
+ Phiếu tiêu đề các cấp
+ Phiếu chỉ dẫn.
2.2. Hệ thống phiếu tra cứu dữ kiện
Là tập hợp các phiếu chứa các thông tin dữ kiện về vấn đè cụ thể, được
sắp xếp theo một trật tự xác định.
2.3. Thư mục
Là một sản phẩm thông tin thư viện mà phần chính là tập hợp các biểu
ghi thư mục (có hoặc không có tóm tắt, chú giải ) được sắp xếp theo một trật tự
xác định phản ánh các tài liệu có chung một hoặc một số dấu hiệu về nội dung
hoặc hình thức.
Có các loại nhóm thư mục khác nhau như:
- Dựa vào hình thức của sản phẩm:

+ Dạng phiếu được gọi là thư mục phiếu
+ Dạng ấn phẩm được gọi là thư mục ấn phẩm
+ Dạng thu nhỏ: thư mục dưới dạng vi phim, vi phiếu
+ Dạng cơ sở dữ liệu được gọi là cơ sở dữ liệu thư mục
- Dựa vào mức độ xử lý thông tin đối với tài liệu :
+ Thư mục miêu tả
4
+ Thư mục tóm tắt, chú giải
+ Thư mục giới thiệu
- Dựa vào phạm vi chủ đề khoa học, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn
của tài liệu:
+ Thư mục chuyên ngành
+ Thư mục đa ngành
+ Thư mục tổng hợp
+ Thư mục địa chí
- Dựa vào thuộc tính thời gian của tài liệu được phản ánh :
+ Thư mục hiện tại
+ Thư mục hồi cố
- Dựa vào tính chất thông tin của nguồn tin được phản ánh :
+ Thư mục bậc 1
+ Thư mục bậc 2
2.4. tạp chí tóm tắt
Là sản phẩm thông tin thư viện, được thể hiện dưới dạng ấn phẩm định
kỳ, trong đó có các bài tóm tắt về các công trình khoa học và thông tin bậc 2
khác (miêu tả thư mục).
2.5. Chỉ dẫn, trích dẫn khoa học
Là một danh sách có cấu trúc các tài liệu phản ánh về hoặc có liên quan
đến một chủ đề xác định
Trích dẫn là các tra cứu của tác giả đén các tài liệu đã được xuất bản từ
trước, nó xác định các công trình hiện tại mà trong nội dung của chúng có đề

cập tới nhũng vấn đè có liên quan đến các tài liệu đã được xuất bản trước đó.
2.6. danh mục
Là một bảng liệt kê cho phép xác định thông tin về một hoặc một nhóm
đối tượng nào đó thuộc các lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc khu vực địa lý .
Đối tượng dược phản ánh:cá nhân ,cơ quan , đơn vị hành chính, đơn vị
kinh tế.
5
Lĩnh vực hoạt động xã hội là:nghiên cứu và triển khai, các ngành dịch vụ,
các ngành sản xuất, giáo dục-đào tạo…
Khu vực địa lý là:một hoặc một phấn tỉnh,thành phố,một số tỉnh, thành
phố, quốc gia, một số quốc gia thậm chí toàn thế giới.
2.7. tổng luận
là bài trình bày cô đọng, có hệ thống các thông tin và sự tổng hợp về các
vấn đề dược dề cập đến, tức là về hiện trạng, mức độ và xu hướng phát triển của
chúng.
Có các loại tổng luận sau:
- Dựa vào tính chất của quá trình xử lý thông tin để bien soạn:
+ Tổng luận tóm tắt
+ Tổng luận phân tích
- Dựa vào phạm vi ngành, vấn đề mà tổng luận phản ánh:
+ Tổng luận đa ngành
+ Tổng luận chuyên ngành.
- Ngoài ra còn một loại tổng luận đặc biệt do các trường đại học, cơ quan
nghiên cứu, trung tâm phân tích thông tin, các hiệp hội khoa học và công
nghệ…biên soạn và được xuất bản hang năm gọi la tổng luận hàng năm.
2.8. Cơ sở dữ liệu
Là một tập hợp các bản ghi hoặc tệp có quan hệ logic với nhau và được
lưu giữ trên bộ nhớ của máy tính.
- Có các loại cơ sở dữ liệu sau:
+ CSDL tích hợp

+ CSDL quan hệ
+ CSDL phân tán
+ CSDL thư mục
+ CSDL dữ hiện
+ CSDL toàn văn chứa các TT gốc của tài liệu
2.9. một số sản phẩm khác trên mạng
Trong đó bao gồm:
6
* Bản tin điên tử: là một loại tạp chí (bản tin) được xuất bản dưới dạng
điện tử và được truyền trong các mạng máy tính để phục vụ các khách hàng của
mình
Các cách thức để truy nhập thông tin trên bản tin điện tử:
- Truy nhập trực tuyến: thông thường mỗi bản in điện tử đều được xuất
bản và truyền trên mạng tại những thời điểm và chu kỳ xác định. Các khách
hang của mạng được cung cấp các thông tin này. Họ nhận được nội dung bản tin
vào thời điểm phát bản tin thông qua việc nối mạng và khai thác dịch vụ cung
cấp bản tin.
- Truy nhập theo chế độ thư tín điện tử: khách hang tiếp nhận bản tin dưới
dạng hình thức thư tín điện tử, tức là thời điểm của người nhận tin có thể độc lập
với thời điểm phát thông tin trên mạng.
* Trang chủ: là một cẩm nang bách khoa gjới thiệu các thông tin và cách
thức truy nhập tới thông tin về một thực thể nào đó(cơ quan, tổ chức, cá nhân,
đơn vị hành chính…)trên mạng máy tính.
2.10. Các loại ấn phẩm thông tin
Bao gồm:
- Bản tin các loại: bản tin nhanh, bản tin chọn lọc, bản tin phổ biến, bản
tin không phổ biến…
- Sách các loại: sách giáo khoa, sách chuyên đề, sách chuyên khảo, ảnh…
- Atlas.
3. Liên hệ

* Ngày 8/5/1975, thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã ký quyết định số 93/CP về việc thành lập Viện Thông tin KHXH
* Viện được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 cơ quan thuộc Uỷ ban Khoa
học xã hội Việt Nam : Ban Thông tin Khoa học xã hội (thành lập 1973) và Thư
viện Khoa học xã hội (thành lập 1968)
* Thư viện KHXH là cơ quan tiếp nhận, bảo quản và phục vụ vốn sách
báo, tư liệu khoa học về phương Đông mà thư viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (có
trụ sở tại Hà Nội từ năm 1902) bàn giao lại cho Việt Nam năm 1957
7
* Năm 1978 ra Tập san Thông tin Khoa học xã hội, chuyển thành Tạp chí
Thông tin KHXH từ năm 1979
Tạp chí “Thông tin Khoa học xã hội” được xuất bản hàng tháng, là cơ
quan ngôn luận của Viện Thông tin KHXH, là diễn đàn của giới KHXH Việt
Nam, có nhiệm vụ “nghiên cứu về mặt lý luận và phổ biến những thành tựu mới,
luận điểm mới, phương hướng mới và phương pháp mới của các bộ môn KHXH
ở Việt Nam và trên thế giới”.
Và dưới đây là giới thiệu sơ qua về đội ngũ cán bộ nhân viên chịu trách
nhiệm về việc xuất bản, cũng như địa chỉ lien hệ để đóng góp ý kiến cũng như
để đặt mua tạp chí trên :
. TỔNG BIÊN TẬP
PGS. TS. Hồ Sĩ Quý
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
PGS. TS. Hồ Sĩ Quý (Chủ tịch), PGS. TS. Nguyễn Văn Dân, PGS.TS.
Vương Văn Toàn, TS. Phạm Thái Việt, Ths. Trần Mạnh Tuấn, CN. Bùi Thị
Thanh Hương, CN. Phùng Diệu Anh

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
Toà soạn Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội
Phòng 608, Toà nhà số 1 Liễu Giai, Hà Nội
Điện thoại: (04) 2.730446

Email:
Trưởng phòng Biên tập - Trị sự: CN. Bùi Thị Thanh Hương
* NHẬN XÉT
Tạp chí “Thông tin khoa học xã hội” là một dạng sản phẩm thông tin của
một cơ quan thư viện cụ thể, và ngay từ tiêu đề tạp chí đã cho thấy cơ bản nội
dung những thông tin chứa đựng trong đó. Đó là những thông tin lien quan đến
các vấn đề thônh tin, khoa học và xã hội. Sản phẩm trên mang đến cho người
đọc những thông tin hữu ích nhất, những bài viết, những đánh giá cơ bảm của
8
các chuyên gia về các sự kiên khoa học xá hội đang diễn ra trên thế giới, cũng
như ở Việt Nam.
Đồng thời tạp chí được xuất bản hang tháng nên yếu tố thông tin ở đây
tương đối ổn định, nghĩa là trong một thời gian nhất định trong tháng thì tạp chí
sẽ được xuất bản nhằm phục vụ bạn đọc. Những người có mối quan tâm đến
thông tin khoa học, xã hội sẽ có một địa chỉ tin cậy để tìm đọc
Tuy nhiên thời gian có lẽ không hẳn đã là một điểm mạnh của tạp chí
trên, bởi lẽ tạp chí trên được xuất bản hang tháng nên khả năng đáp ứng thông
tin có lẽ không nhanh nhạy và kịp thời. Bởi lẽ chúng ta đang sống trong thời đại
thông tin, thông tin được tính bằng từng giây, từng tích tắc nên thông tin cũng
được đổi mới liên tục, trong khi tạp chí được xuất bản hàng tháng nên khả năng
đáp ứng thông tin còn một số thiếu xót.
Song mỗi một sản phẩm, nhất là các sản phẩm thông tin đều có những
mặy manh, mặt yếu riêng. Những ưu nhược điểm đó còn tuỳ vào đánh giá cá
nhân của mỗi người, nhưng nhìn chung tạp chí thông tin khoa học và xã hội
thực sự là một sản phẩm thông tin đáng tin cậy cho tất cả mọi người.
CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN
1. Khái niệm dịch vụ thông tin thư viện
Dịch vụ thông tin thư viện bao gồm những hoạt động thoả mãn nhu cầu
thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin thư viện
nói chung.

Dịch vụ thông tin thư viện được tạo ra nhằm kích thích nhu cầu tin, sử
dụng sản phẩm thông tin thư viện của người dung tin, đồng thời nâng cao hiệu
quả sử dụng thông tin. Tất cả các cơ quan thông tin tạo ra các dịch vụ đều nhằm
một mục đích cao nhất là người dung tincó thể sử dụng thông tin trong cơ quan
mình.
Một số khái niệm liên quan đến dịch vụ thông tin thư viện:
* Dịch vụ khoa học kỹ thuật: là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế
học và quản lý hoạt động khoa học, công nghệ. Nó bao gồm các hoạt động nhằm
9
hỗ trợ và đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuậy vào sản xuất cũng như các lĩnh
vực khác.
* Dịch vụ dữ liệu: là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tin học
và lien lạc viẽn thông. Nó thực hiện các quá trình quản trị các ngân hang thông
tin dữ liệu và cho phếp khách hang của nó thâm nhập thông tin đố với một số
điều kiện nhất định.
* Dich vụ viễn tin: là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tin học
và lien lạc viễn thông, đây là dịch vụ truyền thông tin cho phép tiếp nhận các
văn bản đồ hoạ dưới dạng được trình bày giống như nguyên bản trên giấy.
2. Các loại dịch vụ thông tin thư viện
Bao gồm 8 nhóm dịch vụ thông tin chủ yếu sau:
- Nhóm dịch vụ cung cấp tài liệu
- Nhóm dịch vụ tra cứu thông tin
- Nhóm dịch vụ trao dổi thông tin
- Nhóm các dịch vụ tư vấn
- Nhóm dịch vụ phổ biến thồg tin chọn lọc
- Nhóm dịch vụ phổ biến thông tin hiện tại
- NHóm dịch vụ khai thác tài liệu đa phương tiện ư
- Một số các dịch vụ khác
2.1. Nhóm các dịch vụ cung cấp tài liệu
Là một dịch vụ cơ bản của các cơ quan thông tin thư viện nhằm giúp

người dung tin sử dụng được các tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình.
Trong đó bao gồm một số dịch vụ con sau:
- Dịch vụ cung cấp tài liệu tại chỗ:
- Dịch vụ mượn tài liệu về nhà.
- Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc.
- Dịch vụ dịch tài liệu.
2.1.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu tại chỗ
bao gồm 2 phương thức:
10
- Phương thức phục vụ đọc tài liệu theo kiểu kho kín, phương thức đọc tai
chỗ thông qua thủ thư đựoc áp dụng cho những kho tài liệu có khối lượng lớn.
- Phương thức phục vụ đọc tài liệu theo jiểu kho mở: phương thức phục
vụ theo kiểu kho mở thường được áp dụng cho các kho có các tài liệu mới xuất
bản.
2.1.2. Dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà
Đây là dịch vụ mà người dung tin có thể mượn tài liệu về nhà để sử dụng
trong một thời gian nhất định. Với những tài liệu cho mượn về nhà cơ quan
thông tin thư viện thường có 2 bản trở lên. Người dung tin có thể đến cơ quan
thông tun thưu viện mượn tài liệu mang về hoặc yêu cầu gửi cơ quan thông tin
thư viện gửi tài liệu cho mình.
2.1.3. Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc
Sao chụp tài liệu là dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc cho người dung
tin trong trường hợp họ muốn có tài liệu sử dụng lâu dài, hoặc những tài liệu đó
không cho mượn về nhà.
2.1.4. Dịch vụ dịch tài liệu
Là việc biểu đạt bằng một ngôn ngữ khác trên văn bản so với ngôn ngữ
một số tài liệu xác định, sao cho 2 bản đích và nguồn là tương đương với nhau.
2.2. Nhóm dịch vụ tra cứu thông tin
Bao gồm các nhóm dịch vụ sau:
- Dịch vụ tra cứu thông tin tại thư viện

- Dich vụ hỏi đáp thông tin
- Dịch vụ internet.
2.2.1. Dịch vụ tra cứu thông tin tại thư viện
Là dịch vụ nhằm cung cấp cho người dung tin những thông tin phù hợp
với yêu cầu của họ theo các dấu hiệu đã có thông qua các công cụ dung để tra
cứu như kho tra cứu, hệ thống mục lục, các bản tra cứu được biên soạn kèm theo
các tài liệu.
Hiện nay việc tra cứu thông tin tại các thư viện chủ yếu do người dung tin
thực hiện theo hai hình thức:
11
+ Tra cứu tin truyền thống: tìm tin thông qua hệ thống mục lục phiếu,
danh mục, thư mục, tài liệu tra cứu. Tốc độ tìm tin phụ thuộc vào mức độ phức
tạp cuatra cứu các biểu thức phản ánh, phụ thuộc vào cách thức tổ chức, lưu trữ
cũng như khả năng tra cứu thông tin của các phương tiện sử dụng.
+Tra cứu tự động hoá: là sử dụng máy tính để tìm kiếm thông tin được tổ
chức dưới dạng CSDL cà được lưu trữ trên bộ nhớ của máy tính đẻ đáp ứng nhu
cầu của người dung tin.
2.2.2. Dich vụ hỏi đáp thông tin
Đây là dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dung tin tại các cơ quan
thông tin thư viện. Cán bộ thông tin thư viện là người trực tiếp trả lời các câu
hỏi cử người dung tin…
2.2.3. Dich vụ internet
Internet đã trở thành công cụ tr cứu tin rrát hiện đại và tiện ích. Nhu cầu
sử dụng internet trong cac cơ quan thông tin thưu viện đã trở thành yêu cầu
không thể thiếu. nó đòi hỏi các coq quan thông tin thư viện phải có kế hoạch
trang bị cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị máy tính, đường truyền để tổ chức truy
nhập dịch vụ internet phục vụ người dung tin.
2.3. Nhóm dịch vụ trao đổi thông tin
Bao gồm các dịch vụ:
- Hội nghị, hội thảo, serminar

- Triển lãm, hội chợ
- Thư điện tử
- Một số các dịch vụ trên mạng khác
+ Netmeeting
+ Diễn đàn điện tử
2.3.1. Hội nghị, hội thảo, serminar
Nhóm dịch vụ này được gọi chung là hội thảo nhằm mục đích:
- Đông đảo người dung tin tiếp xúc trực tiếp với các nhà khoa học, công
nghệ, các nhà quản lý kinh doanh xã hội, các nhà hoạt động trong lĩnh vực nghệ
thuật…
12
- Những người cùng quan tâm đến những vấn đề cụ thể có cơ hội tiếp xúc,
trao đổi thông tin cho nhau.
- Sử dụng kênh thông tin phi hình trong qúa trình giao tiếp.
2.3.2. Triển lãm, hội chợ
Nhằm mục đích:
- Giới thiệu trực tiếp cho “người dung tin các sản phẩm, dich vụ của tất cả
các thực thể của xã hội”
- Tạo môi trường giao tiếp giữa người cung cấp với nhau, với người sử
dụng các sản phẩm, dịch vụ.
2.3.3. Thư điện tử
là việc tạo ra cho cá nhân hoặc tổ chức trao đổi thư tín với nhau thông
qua sử dụng hệ thống mạng, máy tính.
2.3.4. Một số các dịch vụ trên mạng khác
Bao gồm:
- Netmeeting: là hình thức trao đổi thông tin trực tiếp thông qua bàn phím
và màn hình giữa các máy tính trong mạng với nhau. Nó đựoc thể hiện khi các
máy địng trao đổi được nối mạng, nếu không có tình trạng nối mạng hoặc người
được gọi vì lý do nào đó không đồng ý, không thể tham gia vào cuộc trao đổi thì
cuộc trao đổi không thể thực hiện.

- Diễn đàn điện tử: là một loại dịch vụ rất phổ biến được nhiều người
quan tâm và sử dụng vì những mục đích chuyên môn cũng như giải trí. Người
tham gia vừa là người cung cấp thông tin, vừa là người dung tin.
2.4. Nhóm dịch vụ tư vấn
là hệ thống các hoạt động nhằm cung cấp các thông tin trợ giúp cho việc
ra quyết định.
2.5. Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc
Là dịch vụ cung cấp các thông tin có nội dung và hình thức đã được xác
định từ trước một cách chủ động và định kỳ tới người dung tin.
2.6. Dich vụ phổ biến thông tin hiện tại
13
Bao gồm một hệ thống các dịch vụ, thông qua việc tìm kiếm xác định
những tài liệu mới phù hợp với nhu cầu của người dung tin( cá nhân , nhóm cá
nhân), sau đó thông báo cho họ thông tin về các tài liệu này.
2.7. Dịch vụ khai thác tài liệu đa phương tiện
- Tài liệu đa phương tiện là nhóm tài, liệu mà thông tin được lưu trữ trên
các vật mang tin đặc biệt. Muốn khai thác, sử dung cần một số thiết bị phù hợp.
Trong nhóm này không bao gồm các nguồn thông tin được lưu trữ dưới dạng số
hoá và được xử lý trên bộ nhớ của máy tính điện tử.
- Các loại tài liệu đa phương tiện: tài liệu vi dạng, tài liệu nghe nhìn.
2.8. một số các dich vụ khác
- Dịch vụ xử lý và đào tạo nghiêp vụ
- Dịch vụ đảm bảo an toàn thông tin.
3. Liên hệ
Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN được thành lập ngày
14/2/1997 trên cơ sở sát nhập thư viện của các trường thành viên thuộc
ĐHQGHN. Mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất mà Trung tâm được
giao phó là: tổ chức, quản lý và cung cấp tin, tài liệu phục vụ tối đa nhu cầu
thông tin - thư viện của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh trong
toàn ĐHQGHN. Suốt từ năm 1997 đến nay, trung tâm thông tin thư viện,

DHQGVN đã phát triển mạnh mẽ về số vốn tài liệu cũng như các dịch vụ và sản
phẩm thông tin phục vụ bạn đọc, trong đó có dịch vụ mượn tài liệu về nhà và trả
tài liệu. Cụ thể 3 dịch vụ này như sau:
1.1. Mượn tài liệu về nhà
+ Đối với sinh viên ĐHQGHN
Số lượng mượn tối đa là 10 cuốn (trong đó tài liệu tham khảo là 2 cuốn)
Thời hạn mượn
Tài liệu tham khảo là 1 tuần
Giáo trình là 1 học kỳ
+ Đối với cán bộ ĐHQGHN
Số lượng mượn là 7 cuốn
14
Thời hạn mượn là 1 tháng
+ Đối với bạn đọc là cán bộ hợp đồng ngắn hạn của các đơn vị trực
thuộc ĐHQGHN, sinh viên tại chức, học viên cao học, nghiên cứu sinh
ĐHQGHN
Số lượng sách mượn tối đa là 7 cuốn
Thời hạn mượn
Tài liệu tham khảo là 15 ngày
Giáo trình là 1 học kỳ
Chú ý: Khi mượn tài liệu phải ký cược tiền cho từng cuốn sách trong
mỗi đợt mượn. Khi trả sách, Trung tâm khấu hao để tu bổ tài liệu. Kinh phí
cược tài liệu và lệ phí khấu hao theo quy định hiện hành của Trung tâm.
1.2. Trả tài liệu
Tài liệu mượn phải được trả đúng hạn và đúng nơi quy định (tài liệu
mượn khu vực nào phải trả đúng khu vực đó)
Nếu tài liệu trả quá hạn 1 ngày thì 10 ngày sau bạn đọc sẽ bị khóa thẻ thư
viện
Trong trường hợp có thông báo thu hồi tài liệu vì mục đích kiểm kê, đề
nghị bạn đọc trả tài liệu đúng thời hạn quy định

* NHẬN XÉT
Qua những nét giới thiệu về hai dịch vụ trên chúng ta có thể nhận thấy
được một số ưu nhược điểm của 2 dịch vụ trên và để đánh giá hiệu quả một hoạt
động nào đó chúng ta phải căn cứ vào những tiêu chí nhất định như: mức độ
thoả mãn cho người dùng tin, chất lượng, giá cả, thời gian…như vậy chúng ta
có thể thấy rõ dịch vụ mượn và trả tài liêụ của thư viện đại học quốc gia Việt
Nam đã góp phần giúp người dung tin có thể mượn và khai thác tài liệu một
cách có hiệu quả, giúp vốn tài liệu của thư viện được luân chuyển thường xuyên
đặc biệt là các tài liệu có giá trị cao. Người dung tin khi đến thư viện để tìm tài
liệu hay tra cứu thông tin không phải lúc nào cũng có thời gian để khai thác hay
đọc hết tài liệu mà mình tìm thấy vì nhiều lý do có thể là do thời gian của người
dung tin không cho phép, hoặc một phần khác là do thư viện mở cửa và đóng
15
cửa theo thời gian quy định nên đôi khi người dung tin chưa khai thác hết tài
liệu thì đã hết giờ, nên phải để đến hôm sau nhưng rất có thể không tìm được tài
liệu mà mình cần nếu như có người khác mượn mất. Do vậy hình thức mượn tài
liệu về nhà đã khắc phục rất lớn những hạn chế trên giúp người dung tin có hứng
thú hơn khi đến các dịch vụ của thư viện đặc biệt là khi họ tìm được những tài
liệu mà mình yêu thích hay quan tâm.
Song bên cạnh mặt tích cực trên thì hình thức dịch vụ này cũng gây
không ít khó khăn cho cả người dung tin và cả thư viện, như thời gian mượn đối
với tài kiệu tham khảo còn hơi hạn chế chỉ có một tuần cho sinh viên, nếu như
tài liệu dài và khá phức tạp về nội dung thì thời gian quả là một vấn đề đáng
ngại, và số lượng tài liệu cho một lần mượn cũng hơi hạn chế vì sinh viên hay
phải làm các bài báo cáo, tiểu luân đòi hỏi phải có nhiều kiến thức do vậy tài
liệu là thức không thể thiếu nhưng một lần chỉ được mượn 2 cuốn, số lượng đó
phải chăng là hơi hạn hẹp.
Nếu như mượn quá số ngày quy định thì sinh viên sẽ bị khoá thẻ, điều
này có ưu điểm nhằm giúp cho sinh viên có ý thức hơn trong việc mượn và trả
tài liệu song thông thường thời gian khoá thẻ quá lâu, thậm chí có sinh viên bị

khoá thẻ vượt quá cả năm tốt nghiệp của mình, và như vậy là tất cả các kỳ học
sau những sinh viên đó đều phải tự tìm cách mua hoặc phô tô tài liệu, vậy thẻ
thư viện lúc đó còn có giá trị gì nên viêc xem xét lại thời hạn khoá thẻ cũng là
một điều mà dich vụ trên cần chú ý .
Và một hạn chế lớn nhất của dich vụ trên là địa điểm trả tài liệu. Thư
viện quôc s gia việt nam là một thư viện lớn, có rất nhiều chi nhánh như ở
trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, tự nhiên… nhưng một trong những
chú ý lớn nhất của dịch vụ trên là yêu cầu sinh viên trả tài liệu ở dung nơi họ
mượn. Đa phần sinh viên thường không thuận tiện lắm về phương tiện di chuyển
mà hầu hết các tài liệu có giá trị được tập trung khá nhiều ở thư viện dưới cầu
giấy. Như vậy với những sinh viên ở các trường như Nhân Văn…thì việc đi
mượn tài liệu đã đáng ngại nhưng việc trả tài liệu lại càng bất cập hơn. Nếu thư
16
viện có thể xây dựng được hình thức mượn liên thư viện sẽ giúp giải quyết rất
nhiều những vấn đề trên.
Hy vọng trong tưong lai không xa thư viện Đại học Quốc Gia Việt Nan sẽ
hoàn thiện tốt hơn các dịch vụ của mình, xứng đáng là thư viện hàng đầu của
Việt Nam.
17
MỤC LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 1
1

18

×