Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp các quốc gia đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH ĐỒNG

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC
GIA ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH ĐỒNG

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC
GIA ĐÔNG NAM Á
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH


Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập và
tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy.
Tác giả

Nguyễn Thành Đồng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.5. Khung nghiên cứu ...................................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ................................................................................... 4
1.7. Bố cục luận văn .......................................................................................................... 5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 6
2.1. Nợ nước ngoài ................................................................................................. 6
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 6
2.1.2. Vai trò của nguồn vốn vay nước ngoài .................................................... 6
2.1.3. Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài .................................... 9
2.2. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................... 15
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 15
2.2.2. Một số mô hình tăng trưởng kinh tế ....................................................... 16
2.3. Giá trị tới hạn của nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế .......................... 23
2.4. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ................................. 25
2.5. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng
kinh tế ........................................................................................................................ 28
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 40
3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 40
3.2. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................... 40
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41
3.4. Các biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 41
3.5. Mô tả dữ liệu .................................................................................................. 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 45
4.1. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế
của từng quốc gia ...................................................................................................... 45
4.1.1. Kết quả.................................................................................................... 46


4.1.2. Kiểm tra tính thích hợp của mô hình ...................................................... 47
4.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế
các quốc gia ............................................................................................................... 52
4.2.1. Thống kê mô tả ....................................................................................... 53
4.2.2. Kết quả hồi quy ...................................................................................... 53

4.3. So sánh và nhận xét ....................................................................................... 57
4.4. Kiểm tra tính vững của mô hình .................................................................... 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 59
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 59
5.2. Một số kiến nghị chính sách .......................................................................... 60
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá an toàn nợ theo IMF........................................................ 10
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá an toàn nợ theo WB ........................................................ 11
Bảng 2.3: Ngưỡng nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs ........................................... 13
Bảng 2.4: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế ..................................... 14
Bảng 2.5: Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh
tế ................................................................................................................................... 33
Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến độc lập và giả thuyết .................................................. 41
Bảng 3.2: Bảng mô tả dữ liệu ....................................................................................... 42
Bảng 4.1: Kết quả phân tích hồi quy từng quốc gia ..................................................... 46
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...................................................... 53
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy với hiệu ứng Fixed effect .................................................. 53
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với với hiệu ứng Random effect ....................................... 55
Bảng 4.5: Đánh giá kết quả của 2 mô hình .................................................................. 56
Bảng 4.6: Đánh giá tổng hợp chung các mô hình ........................................................ 57


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Điểm cân bằng của Mô hình tăng trưởng nội sinh ....................................... 19
Hình 2.2: Đường cong Laffer về nợ ............................................................................. 27

Hình 2.3: Mối liên hệ “threshold effect” giữa nợ và tăng trưởng ............................... 30


1

CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Ngay cả khi thị trường chứng khoán cải thiện, thu hút nguồn vốn từ các
nhà đầu tư nước ngoài thì nợ vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất với sự
ổn định kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.
Trong những năm qua, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong
điều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, Việt Nam cũng như các nước khác ở
khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Myanmar, Indonesia
thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau, trong
đó vay nợ là một phương thức phổ biến.
Đối với các quốc gia nói trên thì nguồn vốn vay nước ngoài đã và đang
được xem là một trong những nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển,
xây dựng cơ sở hạ tầng và góp phần bù đắp những thiếu hụt cho các cán cân cơ
bản của nền kinh tế (như bù đắp thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách và
thâm hụt tiết kiệm - đầu tư), qua đó ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và
nâng cao vị thế của quốc gia mình trên trường quốc tế. Đồng thời, tăng trưởng
kinh tế bền vững là mối quan tâm chủ yếu của tất cả các nền kinh tế đặc biệt là
những nền kinh tế đang phát triển thường xuyên phải đối mặt với thâm hụt tài
chính, nguyên nhân thâm hụt chủ yếu là do mức độ nợ nước ngoài và thâm hụt
tài khoản vãng lai. Trong quá khứ, không ít các tập đoàn và ngân hàng không chỉ
riêng ở khu vực Đông Nam Á mà trên khắp châu Á đã sụp đổ bởi họ không có
khả năng hoàn trả các khoản vay nợ nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng tiền
tệ. Đồng nội tệ mất giá trị khiến các khoản nợ nước ngoài tăng giá, gây thêm áp
lực cho các nền kinh tế các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á vốn đang gặp

nhiều khó khăn. Nợ nước ngoài đang đe dọa đến đà phục hồi và sự ổn định vĩ


2

mô của các nền kinh tế trên thế giới, bức tranh của cuộc tái suy thoái toàn cầu
đang được đặt ra. Do đó, các nhà kinh tế học đã có rất nhiều nghiên cứu về mối
quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Theo thời gian, các nghiên
cứu khác nhau đã cố gắng khám phá mối quan hệ này bằng cách sử dụng những
bộ dữ liệu và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Một số các nghiên cứu đã
nhận định về tác động tiêu cực của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế, trong
khi một số nghiên cứu khác thì ngược lại.
Để tìm hiểu sâu hơn và bổ sung về vấn đề này, tác giả quyết định chọn đề
tài “Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường
hợp các quốc gia Đông Nam Á” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ tác động giữa nợ nước
ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á.
Tiếp theo, tác giả xem xét mức độ tác động giữa nợ nước ngoài đối với
tăng trưởng kinh tế tại các nước và ước lượng nó thế nào. Từ đó, tác giả rút ra
các nhận xét và đề xuất một số giải pháp an toàn nợ nước ngoài.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu trên, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau:
- Nợ nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Đông
Nam Á hay không?
- Mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia như thế nào?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã nêu ở phần trên, luận văn tập

trung hướng đến phân tích định lượng mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ nước ngoài trên


3

GDP, cân đối ngân sách so với GDP với tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nước
trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2014.
Luận văn không xem xét giá trị và đặc điểm của từng khoản nợ vay nước
ngoài cụ thể, mà tiếp cận tổng thể ở dạng vĩ mô về toàn bộ nợ nước ngoài và
mức độ nợ nước ngoài mà tại đó tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế.
1.5. Khung nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về nợ nước ngoài và
tổng hợp các nghiên cứu về nợ nước ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Bước tiếp theo là thu thập dữ liệu để phục vụ cho các biến kinh tế. Từ dữ liệu
nghiên cứu, đề tài tiến hành xây dựng mô hình, định lượng và phân tích nghiên
cứu. Cách thức thực hiện được tác giả tóm tắt qua các bước như sau:


4

Cơ sở lý thuyết về nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế

Các nghiên cứu có liên quan

Thu thập và đánh giá dữ liệu
nghiên cứu

Xây dựng mô hình nghiên cứu


Phân tích mô hình hồi
quy

Kiểm định một số giả
thuyết

Phân tích kết quả
nghiên cứu

Đưa ra kết luận và các hàm ý chính sách

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu sẽ kiểm chứng tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế và hơn nữa, thông qua dạng phương trình bậc hai - dạng phi tuyến
giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2014 để tìm ra mức độ nợ nước ngoài.
Luận văn với đề tài đề tài “Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng
trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á” khi đạt được
những mục tiêu nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và thiết thực để tham khảo
trong quá trình phân tích và đề ra chính sách về vay nợ nước ngoài nhằm mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô và phát triển một cách bền vững.


5

1.7. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm các chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Phần mở đầu.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


6

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Nợ nƣớc ngoài
2.1.1. Khái niệm
- Theo IMF định nghĩa: “Tổng nợ nước ngoài, tại bất kỳ thời điểm nào là
tổng dư nợ của các nghĩa vụ nợ thực tế hiện thời chưa thanh toán, không bao
gồm các nghĩa vụ nợ dự phòng, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán nợ gốc và/hoặc
lãi tại một (hoặc một vài) thời điểm trong tương lai, và đây là khoản nợ của
người cư trú nợ người không cư trú”.
Tóm lại, nợ nước ngoài là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ,
nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay
theo phương thức tự vay, tự trả.
2.1.2. Vai trò của nguồn vốn vay nƣớc ngoài
Thứ nhất, tạo ra nguồn vốn bổ sung cho quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Đối với các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp
hóa và thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo thì việc vay nợ nước ngoài
đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đó. Hơn nữa, việc vay vốn
còn có ý nghĩa đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Việc huy
động vốn đúng thời điểm sẽ giảm bớt được tình trạng căng thẳng về nguồn vốn
đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.
Thứ hai, góp phần hỗ trợ cho các nước vay nợ tiếp thu được công nghệ
tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà tài trợ nước ngoài. Do
trình độ phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục - khoa học ở các nước đang phát
triển rất thấp cho nên các nước này ít có khả năng nhập khẩu công nghệ mới.
Ngoài ra, khả năng nhập khẩu công nghệ, tri thức quản lý của các nước này cũng

rất thấp kém. Trong điều kiện đó, các nguồn công nghệ hiện đại được đưa vào


7

thông qua nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đóng vai trò quan trọng.
Khi cung cấp các khoản cho vay này, các nhà tài trợ đặc biệt quan tâm và ưu tiên
đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Các nguồn nhân lực được đào tạo này là
nền tảng để tạo ra các loại công nghệ mới, tạo nền tảng để đất nước tiến kịp với
tốc độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp
phần thu hút, mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ở các nước đang
phát triển. Phần lớn các nguồn vốn vay nợ nước ngoài được đầu tư để xây dựng,
cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và các chính sách
kinh tế của các nước đi vay, tăng cường năng lực quản lý, do đó góp phần làm
tăng mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư ở nước con nợ. Đối với các nước
đang phát triển, do tỷ lệ tích lũy ở trong nước thấp cho nên nguồn vốn sử dụng
cho hoạt động xây dựng cơ bản, hoàn thiện khung pháp lý chủ yếu dựa vào
nguồn hỗ trợ từ bên ngoài.
Thứ tư, góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế
tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế và góp phần cải thiện
cán cân thanh toán quốc tế. Việc vay nợ thường được tập trung vào việc giải
quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế đặc biệt là việc phát triển các
ngành công nghệ cao, các ngành cần vốn đầu tư lớn, hình thành nền tảng cho
việc phát triển những ngành mũi nhọn, các ngành có lợi thế so sánh và khả năng
cạnh tranh quốc tế theo chiều sâu. Hơn nữa, đối với các nước đang phát triển,
tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán thường rất lớn, việc vay vốn nước ngoài
thường sử dụng vào việc bù đắp sự thâm hụt trong cán cân này nhằm đảm bảo
cân bằng đối ngoại của các quốc gia.
Tuy nhiên, nguồn vốn vay nước ngoài có thể gây ra hạn chế nếu như ta

quản lý không tốt, cụ thể như:


8

Thứ nhất, có thể làm tăng gánh nặng nợ nần cho đất nước trong tương lai.
Một nền kinh tế phát triển hướng ngoại đến mức phụ thuộc rất lớn vào các nguồn
lực bên ngoài sẽ không được coi là một nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu đầu
tư không có hiệu quả thì không những hoạt động đầu tư đó không mang lại hiệu
quả theo mục đích định trước mà còn mất thêm cả phần của cải mà xã hội sẽ tạo
ra. Hậu quả là nợ nước ngoài sẽ làm cho mức sống của dân cư nước con nợ vốn
đã thấp lại càng thấp hơn và uy tín của quốc gia sẽ bị giảm sút trong các quan hệ
quốc tế. Hơn nữa, nếu tỷ lệ nợ nước ngoài quá cao sẽ làm giảm lòng tin của các
nước cho vay vào khả năng quản lý của nước đi vay.
Thứ hai, nguy cơ làm giảm trách nhiệm của chính phủ và dân cư. Khi xuất
hiện nhu cầu về vay vốn nước ngoài, thay vì việc khai thác các nguồn nội lực,
các Chính phủ đi vay sẽ dễ dàng chọn phương án dựa vào các nguồn ngoại lực.
Ngoài ra, sau khi vay được nguồn vốn nước ngoài, các nước đang phát triển và
kém phát triển lại chi tiêu một cách lãng phí. Điều này làm cho các nước rơi vào
tình trạng khủng hoảng không thể vượt qua được. Nếu là các khoản nợ trong
nước, chính phủ có thể tuyên bố là luôn có khả năng trả hết nợ vì chính phủ có
thể in tiền vô hạn để trả nợ.
Còn các khoản nợ nước ngoài do phải trả bằng vàng hoặc ngoại tệ nên đã
có nhiều trường hợp Chính phủ phải tuyên bố vỡ nợ. Chính phủ được lợi là thoái
thác trách nhiệm trả nợ. Nhưng Chính phủ sẽ chịu nhiều bất lợi từ cộng đồng tài
chính quốc tế như: bị ngăn cấm không được tham gia vào hoạt động kinh tế quốc
tế, đặc biệt là thương mại quốc tế; bị tịch biên tài sản ở nước ngoài, kể cả tài sản
của Chính phủ và tài sản của công dân quốc gia đó; hầu như bị cắt hết các khoản
tài trợ quốc tế kể cả vay nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài (Đinh Trọng Thịnh,
2006, trang 152).

Thứ ba, gây ra sự phụ thuộc của nước con nợ vào nước chủ nợ. Các khoản
nợ nước ngoài nhất là các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) luôn


9

kèm theo những điều kiện ràng buộc về mục đích sử dụng, nguồn cung ứng, thời
hạn… Nhiều nước công nghiệp hiện đang áp dụng biện pháp này để đạt đến các
mục tiêu về chính trị đối với các nước đang phát triển. Vì vậy các chính phủ phải
có kế hoạch vay trả nợ hợp lý để tránh tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn lực
bên ngoài.
Thứ tư, hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Nguồn
vốn đi vay nếu được sử dụng không có hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng sử
dụng lãng phí nguồn tài nguyên và còn gây ra tình trạng nợ nần trong tương lai.
Như vậy, việc vay nợ tràn lan sẽ làm cho các nước đang và kém phát triển phá
hủy nguồn tài nguyên hữu hạn của mình, đánh mất lợi thế vốn có khi tham gia
vào phân công lao động quốc tế.
2.1.3. Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nƣớc ngoài
Các chỉ số đánh giá mức độ an toàn về nợ nước ngoài được xây dựng
thành hệ thống nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với
an ninh tài chính quốc gia. Cũng cần phải xác định lại là các chỉ tiêu đánh giá
chung về nợ nước ngoài, trong đó nợ nước ngoài của Chính phủ là chủ yếu, còn
nợ của khu vực tư nhân hầu như không đáng kể.
Theo quan điểm của IMF thì tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài đối
với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ
(nghĩa vụ trả nợ), một chính sách nợ yếu đồng nghĩa an toàn về nợ và một chính
sách nợ mạnh đồng nghĩa với kém an toàn về nợ, thể hiện qua bảng sau:


10


Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá an toàn nợ theo IMF

Thể chế yếu
Thể chế vừa
Thể chế mạnh

Gánh nặng nợ theo tiêu chí DSF
Hiện giá của nợ so với (%)
Dịch vụ nợ so với (%)
Xuất khẩu
GDP
Thu ngân
Xuất khẩu
Thu ngân
(X)
sách (DBR)
(%)
sách (DBR)
100
30
200
15
18
150
40
250
20
20
200

50
300
25
22
(Nguồn: IMF Debt Sustainability Framework)

Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu (NPV/X): đo lường hiện giá thuần của nợ
nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu;
Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): đo lường hiện
giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ
nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều
kiện: (i) tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc bằng 30% và (ii) tỷ lệ thu
ngân sách nhà nước/GDP (DBR/GDP) phải lớn hơn 15%. Một quốc gia được
xem là an toàn nếu như NPV/X nhỏ hơn 150%; NPV/DBR nhỏ hơn 250%.
Tỷ lệ NPV của nợ/GDP (NPV/GDP): đo lường hiện giá thuần của nợ
nước ngoài trên tổng thu nhập quốc nội; Dịch vụ nợ/xuất khẩu (TDS/X) và dịch
vụ nợ/nguồn thu ngân sách (TDS/DBR): là những chỉ tiêu đo lường thanh khoản
được Ngân hàng Thế giới và IMF đưa vào để đánh giá mức độ bền vững nợ
công. TDS/X đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ nguồn thu xuất khẩu.
Còn TDS/DBR đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ thu ngân sách nhà
nước. Một quốc gia đảm bảo thanh khoản, TDS/X phải thấp hơn 15% và
TDS/DBR thấp hơn 10%.


Tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá mức độ nợ của

các quốc gia vay nợ.



11

Để xếp loại các con nợ theo mức độ nợ, Ngân hàng thế giới sử dụng các
chỉ số đánh giá mức độ nợ nần của các quốc gia vay nợ như ở bảng sau.
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá an toàn nợ theo WB
Chỉ số

Mức độ bình
thƣờng

Mức độ
khó khăn

Mức độ trầm
trọng

≤ 30%

30 – 50%

≥ 50%

≤ 165%

165 – 200%

≥ 200%

≤ 18%


18 – 30%

≥ 30%

≤ 2%

2 – 4%

≥ 4%

≤ 12%

12 – 20%

≥ 20%

1. Tỷ lệ % tổng nợ
nước ngoài so với GDP
2. Tỷ lệ % tổng nợ
nước ngoài so với kim
ngạch xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ
3. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả
nợ so với kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ
4. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả
nợ so với kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ so với GDP

5. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả
lãi so với kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ

(Nguồn: www.worldbank.org)

Dựa vào các chỉ số trên, các tổ chức tài chính quốc tế có thể đánh giá mức
độ nợ nần và khả năng tài trợ cho các nước thành viên. Các chỉ số này cũng là
căn cứ để các quốc gia vay nợ tham khảo, xác định tình trạng nợ để hoạch định
chiến lược vay nợ cho quốc gia.
Quy mô nợ và trả nợ, trả lãi so với nguồn thu trực tiếp và gián tiếp để trả
nợ thường được dùng để đánh giá mức độ nợ. Mức độ nợ cũng ngầm cho biết
khả năng trả nợ của các quốc gia trong trung và dài hạn. Các chỉ tiêu thường
dùng:


12

* Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài (EDT/XGS)
Tổng nợ/Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ: Chỉ tiêu này biểu
diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được chính phủ bảo lãnh trên
thu nhập xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm
phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là phương tiện mà một quốc
gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài.
* Tỷ lệ nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm quốc nội (EDT/GDP)
Nợ/GDP: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua tổng sản
phẩm quốc nội được tạo ra. Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ
vốn vay nước ngoài. Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá
cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng

trầm trọng của nợ. Do vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức.
- Đánh giá tính ổn định nợ nước ngoài của VN theo mức ngưỡng của

HIPCs:
Đánh giá tính bền vững của nợ công được thực hiện qua các chỉ tiêu
sau:
+ Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu (NPV/X): đo lường hiện giá thuần của
nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất
khẩu;
+ Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): đo lường
hiện giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia
lấy từ nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều
kiện: (i) tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc bằng 30% và (ii) tỷ lệ
thu ngân sách nhà nước/GDP ( DBR/GDP) phải lớn hơn 15%. Một quốc gia
được xem là an toàn nếu như NPV/GDP nhỏ hơn 150%; NPV/DBR nhỏ hơn


13

250%.
Bảng 2.3: Ngƣỡng nợ nƣớc ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs

Tỷ lệ nợ
NPV của nợ/xuất khẩu
NPV của nợ/thu ngân sách trừ các khoản hỗ
trợ
Dịch vụ nợ/xuất khẩu
Dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách trừ các
khoản hỗ trợ


Mức ngƣỡng

VN (2005)

150%

36%

250%

95%

15%

2%

10%

6%

(Nguồn: UNDP, Dự án VIE/01/010)
Dịch vụ nợ/xuất khẩu (TDS/X) và dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách
(TDS/DBR): là những chỉ tiêu đo lường thanh khoản được Ngân hàng Thế
giới và IMF đưa vào để đánh giá mức độ bền vững nợ công. TDS/X đo lường
khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ nguồn thu xuất khẩu. Còn TDS/DBR đo
lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ thu ngân sách nhà nước. Một quốc
gia đảm bảo thanh khoản, TDS/X phải thấp hơn 15% và TDS/DBR thấp hơn
10%.
– Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ

nước ngoài
Sự ổn định nợ được đánh giá dựa trên các ngưỡng chỉ tiêu nợ được tính
toán dựa vào kinh nghiệm lịch sử của các nước HIPCs, nhằm hướng đến ngăn
ngừa các cú sốc liên quan đến nợ. Tuy vậy, trong vài năm gần đây, một cách
tiếp cận mới mà Ngân hàng Thế giới đưa vào để đánh giá chất lượng quản lý


14

nợ công đó là dựa vào chất lượng chính sách và thể chế. Các quốc gia có
chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ được mức nợ cao hơn so với
mức ổn định nợ cơ bản.
Bảng 2.4: Mức ngƣỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế

Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách
Mức ngưỡng
(%)
NPV
của
nợ/GDP
NPV
của
nợ/xuất khẩu
NPV
của
nợ/thu
ngân
sách trừ đi các
khoản hỗ trợ
Dịch

nợ/GDP

vụ

Dịch vụ nợ/thu
ngân sách trừ
các khoản hỗ
trợ

Kém
CPIA ≤3

Vừa
3< CPIA <3.9

Mạnh
CPIA ≥ 3.9

30%

45%

60%

100%

200%

300%


200%

275%

350%

15%

25%

35%

20%

30%

40%

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2005))
Cách tiếp cận này đưa ra giá trị mức ngưỡng dựa vào tỷ lệ nợ truyền
thống để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của quốc gia. Dựa vào giá
trị ngưỡng, Ngân hàng Thế giới phân loại 3 mức thực hiện chính sách: kém,
vừa và mạnh. Trong quá trình đánh giá chính sách, quản lý được xem là có
trọng số lớn nhất. Bảng trên cho thấy, quốc gia thực hiện chính sách mạnh có
chỉ số CPIA ≥ 3,9 được xem là có gánh nặng nợ ổn định nếu như tỷ lệ NPV
của nợ/GDP ở dưới mức thấp hơn 60%, tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu thấp hơn


15


300%, tỷ lệ NPV/thu ngân sách (trừ đi các khoản hỗ trợ) thấp hơn 350%; tỷ lệ
dịch vụ nợ/xuất khẩu thấp hơn 35% tỷ lệ dịch vụ nợ/thu ngân sách (trừ đi các
khoản hỗ trợ) thấp hơn 40%. Cách tiếp cận này hiện vẫn còn nhiều tranh luận
về tính chính xác của nó.
Theo cách tiếp cận mới và với số liệu của VN về NPV của nợ ở bảng 1,
cho thấy thể chế và chính sách quản lý nợ nước ngoài của VN xếp vào chỉ số
CPIA ≤ 3, tức là ở mức kém.
2.2. Tăng trƣởng kinh tế
2.2.1. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở
rộng quy mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng. Hay
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Tăng trưởng kinh tế được phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường
được sử dụng là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân
(GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), tăng trưởng vốn, lao động, sự gia tăng
dung lượng thị trường... Sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành GDP như tiêu
dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại sẽ làm thay đổi
tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Quá trình tăng trưởng thể hiện các nguồn lực tăng trưởng như tài nguyên
thiên nhiên, vốn, lao động, công nghệ, quản lý, quan hệ, thị trường... được khai
thác và sử dụng có hiệu quả cao nhất. Tăng trưởng kinh tế bao hàm cả tăng
trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng, ngắn hạn và dài
hạn... Nhiều công trình nghiên cứu trong ngoài nước đã lượng hoá tác động của


16


các nguồn lực tăng trưởng đến chất lượng và động thái tăng trưởng thông qua
các mô hình như mô hình tái sản xuất giản đơn của Các Mác, tái sản xuất mở
rộng của V.I. Lênin, mô hình các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của W.Rostow
hoặc Solow... hoặc hàm sản xuất Cob Douglas.
Quá trình tăng trưởng kinh tế có thể có nhiều mô hình khác nhau như tăng
trưởng kinh tế hướng nội, tăng trưởng kinh tế hướng ngoại hoặc sự kết hợp của
cả hai mô hình này tùy điều kiện và sự lựa chọn chiến lược của các quốc gia.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế là quá trình tích lũy giá trị gia tăng của một nền
kinh tế từ các nguồn lực trong và ngoài nước và nó phải được thúc đẩy bằng
những động lực đủ mạnh của chính sách, lòng tự hào dân tộc hoặc những yếu tố
khác trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2.2. Một số mô hình tăng trƣởng kinh tế
a. Mô hình tăng trưởng ngoại sinh
Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế tăng
trưởng kinh tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được các học giả
kinh tế khác bổ sung. Solow đã nhận được giải Nobel về kinh tế năm 1987 nhờ
cống hiến này. Mô hình này còn gọi là Mô hình tăng trưởng tân cổ điển vì một
số giả thiết của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học tân cổ điển. Mô hình
này còn có cách gọi khác, đó là Mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì không
liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ
hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài,
đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững.
Các ký hiệu: Y là sản lượng thực tế (hoặc thu nhập thực tế)
K là lượng tư bản đem đầu tư.
L là lượng lao động.


17


y là sản lượng trên đầu lao động.
k là lượng tư bản trên đầu lao động.
S là tiết kiệm của cả nền kinh tế.
s là tỷ lệ tiết kiệm.
I là đầu tư.
i là đầu tư trên đầu lao động.
C là tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế.
c là tiêu dùng cá nhân trên đầu lao động.
δ là tỷ lệ khấu hao vốn tư bản.
Δ là lượng vốn tư bản tăng thêm ròng.
n là tốc độ tăng dân số, đồng thời là tốc độ tăng lực lượng lao động.
Mô hình Solow-Swan nguyên mẫu được thiết lập trong một thế giới với thời
gian liên tục, không có sự tham gia của chính phủ hay thương mại quốc tế. Một
hàng hóa (đầu ra) duy nhất được sản xuất từ hai yếu tố sản xuất là lao động (L)
và vốn (K) trong một hàm tổng sản xuất thỏa mãn điều kiện Inada, ám chỉ rằng
độ co giãn của sự thay thế phải tiệm cận bằng 1


Y(t) =K(t)α(A(t)L(t))1-α

Với thời gian ký hiệu là t, 0<α<1 là sự co giãn của sản lượng đầu ra với vốn,
và Y(t) là tổng sản lượng. A là công nghệ nâng cao hiệu quả lao động, hay “kiến
thức”, do đó AL là lao động hiệu quả. Mọi yếu tố sản xuất đều được toàn dụng,
và các giá trị khởi đầu A(0), K(0), L(0) được cho sẵn. Dân số (lao động) và công
nghệ tăng trưởng ngoại sinh với tốc độ tương ứng là n và g.
L(t) = L(0)ent
A(t) = A(0)egt


18


Số lượng của đơn vị lao động hiệu quả, A(t) L(t), do đó sẽ tăng trưởng với
tốc độ (n+g). Trong khi đó, mức khấu hao không đổi qua tất cả các thời kì là δ.
Tuy nhiên, chỉ có một phần của sản lượng đầu ra (cY(t)) với 0 < c < 1 là được
tiêu thụ, để lại một phần tỷ lệ tiết kiệm s = 1 - c dành cho đầu tư.
K‟(t) = s. Y(t) – δ. K(t) với K‟(t) là ký hiệu của dK(t)/dt , đạo hàm của vốn
theo thời gian. Đạo hàm theo thời gian có nghĩa nó là sự thay đổi về trữ lượng
vốn - phần sản lượng mà không được tiêu thụ hay bù vào phần khấu hao là
khoản đầu tư ròng.
Bởi vì hàm sản xuất Y(K, AL) có hiệu suất không đổi theo quy mô nên nó có
thể được viết dưới dạng sản lượng trên mỗi đơn vị lao động hiệu quả:

Y(t) =

= k(t)α

Điểm mấu chốt chính của mô hình là k, nguồn vốn trên mỗi đơn vị lao động
hiệu quả. Đạo hàm của nó theo thời gian được cho bởi phương trình sau đây
trong mô hình Solow-Swan:
k‟ (t) = sk (t)α – (n + g + δ) k(t)
Phần đầu sk (t)α = sy (t) là lượng đầu tư thực tế tính trên mỗi đơn vị lao
đông hiệu quả: ký hiệu s phần của sản lượng trên mỗi đơn vị lao động hiệu quả
y(t) được giữ lại để đầu tư và tiết kiệm. (n + g +δ)k(t) là điểm đầu tư hòa vốn
(break-even investment): là lượng tư bản cần đầu tư mới để giữ cho k không bị
giảm do khấu hao. Phương trình này ám chỉ rằng k(t) hội tụ về trạng thái dừng
với giá trị k*, xác định bởi phương trình: sk (t) α = (n + g+ δ) k(t), tại đó không
tăng cũng không giảm.

K* =


^


×