Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu lựa chọn phương án giảm thiểu tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối huyện giao thủy tỉnh nam định trong điều kiện thiếu vốn đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

NGUYỄN VĂN ĐỒNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢM
THIỂU TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI HUYỆN GIAO THỦY – TỈNH NAM
ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN THIẾU VỐN ĐẦU TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành : Kỹ thuật điện - Hệ thống điện

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Xuân Hoàng Việt

Hà Nội - 2014


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................ 2
1.1.2.1. Lưới phân phối điện trung áp ........................................................................... 3
1.1.2.2. Lưới phân phối điện hạ áp................................................................................ 8
1.1.2.3. Những yêu cầu của lưới phân phối ................................................................. 10
1.2. THỰC TRẠNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN GIAO THỦY – TỈNH NAM


ĐỊNH ........................................................................................................................ 12
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế và xã hội ............................................................... 12
1.2.2. Kết cấu lưới điện .............................................................................................. 13
1.2.2.1. Lưới điện trung thế ........................................................................................ 13
1.2.2.2. Lưới điện hạ thế ............................................................................................. 14
1.2.2.3. Trạm biến áp hạ áp 35,22/ 0,4kV ................................................................... 15
1.2.2.4. Xu hướng tăng trưởng trong tương lai ............................................................ 15
1.2.3. Danh sách các TBA, MBA................................................................................ 16
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ..... 30
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 30
2.2. XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG BẰNG CÁC THIẾT BỊ ĐO .................. 31
2.2.1. Xác định tổn thất điện năng theo các chỉ số công tơ .......................................... 31
2.2.2. Xác định tổn thất điện năng bằng đồng hồ đo đếm tổn thất ............................... 31
2.3. XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN TRỞ
ĐẲNG TRỊ................................................................................................................. 32
2.4. XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG THEO CÁC ĐẶC TÍNH XÁC SUẤT
CỦA PHỤ TẢI ........................................................................................................... 34
2.4.1. Tổn thất trên đường dây .................................................................................... 34
2.4.2. Tổn thất trong các máy biến áp ......................................................................... 35
2.5. XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG THEO ĐƯỜNG CONG TỔN THẤT .... 37


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

2.6. XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG THEO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
THỰC TẾ.................................................................................................................. 38
2.7. XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG THEO ĐỒ THỊ PHỤ TẢI...................... 38
2.8. XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG THEO THỜI GIAN HAO TỔN CÔNG

SUẤT CỰC ĐẠI ........................................................................................................ 39
2.8.1. Phương pháp xác định theo τ ............................................................................ 39
2.8.2. Phương pháp xác định theo τp và τq ................................................................... 41
2.8.3. Tính bằng phương pháp 2τ ................................................................................ 42
2.9. XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG THEO DÒNG ĐIỆN TRUNG BÌNH
BÌNH PHƯƠNG ........................................................................................................ 43
2.10. XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG BẰNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT ...... 44
2.11. NHẬN XÉT....................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN HUYỆN GIAO THỦY ................................................. 47
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PSS/ADEPT ............................................................. 47
*Tính toán tổn hao điện năng...................................................................................... 50
3.2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ..................................................................................... 52
3.2.2 Tổng hợp kết quả tính toán tổn thất điện năng trên lưới điện Giao Thủy ............ 59
3.2.2.1. Tổn thất điện năng trên lưới trung áp ............................................................. 59
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
VỚI CHI PHÍ TỐI THIỂU ........................................................................................ 66
4.1. CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ................... 66
4.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VỚI CHI PHÍ
TỐI THIỂU ................................................................................................................ 68
4.2.1. Các biện pháp tổ chức quản lý vận hành ........................................................... 68
4.2.2. Các biện pháp quản lý kinh doanh .................................................................... 69
4.2.3. Các biện pháp kỹ thuật ...................................................................................... 71


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


4.2.4. Tính toán tối ưu hóa vị trí bù (Capacitor placement optimization)..................... 71
4.2.4.2. Kết quả tính toán ............................................................................................ 76
4.3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ...................................................................................... 79
4.3.1. Quản lý nhận dạng TTĐN ................................................................................. 80
4.3.1.1. Xác định TTĐN thực hiện qua hệ thống công tơ đo đếm ................................ 80
4.3.1.2. Xác định TTĐN của lưới điện qua tính toán TTĐN kỹ thuật .......................... 80
4.3.1.3. Nhận dạng TTĐN theo từng cấp điện áp, từng khu vực lưới điện, từng xuất
tuyến trung áp, từng trạm biến áp công cộng .............................................................. 80
4.3.2. Các biện pháp giảm TTĐN ............................................................................... 81
4.3.2.1. Biện pháp quản lý kỹ thuật – vận hành ........................................................... 81
4.3.2.2 Biện pháp quản lý kinh doanh ......................................................................... 81
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 84


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

DANH MỤC BẢNG
Hình 1.1. Lưới phân phối điện 3 pha 3 dây ................................................................... 3
Hình 1.2. Lưới điện khi chạm đất 1 pha ........................................................................ 4
Hình 1.3. Lưới điện 3 pha 4 dây ................................................................................... 5
Hình 1.4a. Lưới phân phối hình tia ............................................................................... 6
Hình 1.4b. Lưới phân phối hình tia phân đoạn .............................................................. 6
Hình 1.4c. Lưới phân phối kín vận hành hở do 1 nguồn cung cấp ................................. 6
Hình 1.4d. Lưới phân phối kín vận hành hở cấp điện từ 2 nguồn độc lập ...................... 6
Hình 1.4e. Lưới điện kiểu đường trục ........................................................................... 7
Hình 1.4f. Lưới điện có đường dây dự phòng chung ..................................................... 7
Hình 1.4g. Hệ thống phân phối điện ............................................................................ 8

Hình 1.5. Lưới điện hạ áp 380/220V ............................................................................. 8
Hình 1.6. Lưới điện hạ áp 4 dây................................................................................... 9
Hình 1.7. Lưới điện hạ áp 5 dây................................................................................... 9
Hình 3.1. Giao diện chính của chương trình PSS/ADEPT 5.0 ..................................... 48
Hình 3.2. Các nút và thiết bị vẽ sơ đồ lưới điện .......................................................... 49
Hình 3.3. Chu trình triển khai chương trình PSS/ADEPT ........................................... 49
Hình 3.4. Cửa sổ khai báo tham số lưới điện............................................................... 50
Hình 3.5. Cửa sổ nhập thông số .................................................................................. 51
Hình 3.6. Giao diện hiển thị trào lưu công suất ........................................................... 51
Hình 3.7. Sơ đồ lưới điện lộ 373 – E3.13 .................................................................... 52
Hình 3.8. Hiển thị kết quả phân tích đường dây 35kV lộ 373 – E3.13......................... 53
Hình 4.1. Hộp thoại thiết đặt thông số trong CAPO .................................................... 72
Hình 4.2. Cửa sổ tùy chọn CAPO trong bài toán bù kinh tế ........................................ 72
Hình 4.3. Lưu đồ thuật toán tối ưu hóa vị trí lắp đặt tụ bù ........................................... 76
Hình 4.4 Kết quả tính toán bù tối ưu lộ 373-E3.13...................................................... 77


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu các thành phần phụ tải tính theo sản lượng điện tiêu thụ ................. 15
Bảng 1.2. Tỷ lệ tăng trưởng giữa hai năm 2012 và 2013 ............................................. 15
Bảng 3.2. Tổn thất điện năng trong máy biến áp của các phụ tải lộ 373-E3.13 ............ 56
Bảng 3.3. Tổn thất điện năng lưới điện trung áp huyện Giao Thủy ............................. 59
Bảng 4.1 Kết quả tính toán bù tối ưu lưới điện trung áp Giao Thủy ............................ 78


VIỆN ĐIỆN


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự phát triển
không ngừng của các thành phần kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được cải
thiện, dân trí được nâng cao, sự phát triển này kéo theo nhu cầu sử dụng điện năng
ngày càng gia tăng.
Hiện nay, điện đã được đưa đến hầu hết các vùng nông thôn, tuy nhiên đa số
lưới điện hiện tại được xây dựng từ rất lâu và chưa có điều kiện cải tạo hay xây dựng
mới hoàn toàn nên hao tổn điện năng trên các đường dây này thường vượt quá quy
định, không đạt yêu cầu về chất lượng điện cũng như các chỉ tiêu kinh tế do ngành điện
đề ra. Vì vậy, trong quá trình hoạt động gây ra nhiều lãng phí về kinh tế và khó khăn
trong công tác vận hành. Do đó, việc cải tạo, sửa chữa, quy hoạch, thiết kế cung cấp
điện cho địa phương là một nhu cầu cấp thiết phục vụ cho sự phát triển xã hội hiện nay.
Việc việc cải tạo, sửa chữa quy hoạch và thiết kế lưới điện địa phương một cách hoàn
chỉnh, hợp lý sẽ giúp cho địa phương sử dụng điện hợp lý, thuận tiện cho việc quy
hoạch lưới điện của trung ương.
Đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn phương án giảm thiểu tổn thất điện năng trên
lưới điện phân phối huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định trong điều kiện thiếu vốn đầu
tư ” gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung.
Chương 2: Các phương pháp xác định tổn thất điện năng.
Chương 3: Sử dụng phần mền PSS/ADEPT phân tích hiện trạng tổn thất điện
năng trên lưới điện huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định.
Chương 4: Phân tích các nguyên nhân cơ bản gây tổn thất điện năng và đề xuất biện
pháp giảm thiểu tổn thất điện năng với chi phí tối thiểu.

1



VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ LƯỚI PHÂN PHỐI

1.1.1 Khái niệm chung
Lưới điện phân phối là khâu cuối cùng đưa điện năng tới hộ tiêu thụ điện. Lưới
điện nhận điện từ một hay nhiều trạm nguồn của lưới truyền tải đến hộ tiêu thụ điện.Vì
vậy lưới điện phân phối ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện
và các hộ tiêu thụ điện.
Tổn thất điện năng trong lưới phân phối gấp 3-4 lần tổn thất trong lưới truyền
tải. Khối lượng đầu tư xây dựng lưới điện phân phối chiếm tỉ trọng khá lớn trong toàn
bộ hệ thống lưới. Xác suất ngừng cấp điện do sự cố, sửa chữa bảo dưỡng, cải tạo lắp
đặt mới trên lưới phân phối cũng nhiều hơn trên lưới truyền tải.
Cấu trúc lưới phân phối đa dạng, phức tạp và được đầu tư xây dựng không tuân
thủ quy hoạch. Chế độ vận hành của lưới phân phối thường ở chế độ lưới hở, rất ít vận
hành ở chế độ kín do phức tạp về vận hành. Tính chất phụ tải của lưới phân phối cũng
đa dạng, phức tạp với nhiều các phụ tải từ hộ gia đình cho đến tiểu thu công nghiệp,
các khu công nghiệp và khu chế xuất…do đó cũng gây khó khăn trong việc xây dựng
các đồ thị phụ tải đặc trưng phục vụ cho các chế độ thống kê tính toán.
Lưới phân phối nói chung gồm 2 thành phần đó là lưới phân phối điện trung áp
6-35 kV và lưới phân phối điện hạ áp 380/220 V hay 220/110 V.
Lưới phân phối có tầm quan trọng đặc biệt đối với hệ thống điện và mang nhiều
đặc điểm đặc trưng:
1. Trực tiếp đảm bảo chất lượng điện cho các phụ tải.
2. Giữ vai trò rất quan trọng trong đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải.

Có đến 98 % điện năng bị mất là do sự cố và ngừng điện kế hoạch lưới phân phối. Mỗi
sự cố trên lưới phân phối đều có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của nhân dân và các
hoạt động kinh tế, xã hội.
3. Sử dụng tỷ lệ vốn rất lớn: khoảng 50 % vốn cho hệ thống điện (35 % cho
2


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

nguồn điện, 15 % cho lưới hệ thống và lưới truyền tải).
4. Tỷ lệ tổn thất điện năng rất lớn: khoảng (40  50) % tổn thất xảy ra trên lưới phân
phối.
5. Lưới phân phối trực tiếp cung cấp điện cho các thiết bị điện nên nó ảnh
hưởng trực tiếp đến tuổi thọ, công suất và hiệu quả của các thiết bị điện.

1.1.2. Cấu trúc lưới phân phối
Lưới phân phối gồm lưới phân phối trung áp và lưới phân phối hạ áp. Lưới phân
phối trung áp có cấp điện áp trung bình từ 6-35 kV, đưa điện năng từ các trạm trung
gian tới các trạm phân phối hạ áp. Lưới phân phối hạ áp có cấp điện áp 380/220 V hay
220/110 V cấp điện trực tiếp cho các hộ tiêu thụ điện.
Nhiệm vụ của lưới phân phối là cấp điện cho phụ tải với chất lượng điện năng
trong giới hạn cho phép tức là đảm bảo để các phụ tải hoạt động đúng với các thông số
yêu cầu đề ra.
1.1.2.1. Lưới phân phối điện trung áp
a. Lưới phân phối điện ba pha ba dây

Hình 1.1. Lưới phân phối điện 3 pha 3 dây
Lưới phân phối điện ba pha ba dây chỉ có ba dây pha, các máy biến áp phân

phối được cấp điện bằng điện áp dây. Khó khăn về kỹ thuật của lưới điện này là khi
một pha chạm đất, nếu dòng điện chạm đất do điện dung của các pha đối với đất lớn sẽ
xảy ra hồ quang lặp lại, hiện tượng này gây ra quá điện áp khá lớn (đến 3,5 lần Uđm
pha) có thể làm hỏng cách điện của đường dây hoặc máy biến áp.

3


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Để khắc phục người ta phải nối đất trung tính của các cuộn dây trung áp, đây là
nối đất kỹ thuật. Trung tính của phía trung áp được nối đất theo một trong các cách
sau:
a)

Nối đất trực tiếp xuống đất: Loại trừ hiện tượng hồ quang lặp lại bằng cách cắt

ngay đường dây vì lúc này chạm đất sẽ gây ra dòng ngắn mạch rất lớn. Bất lợi của cách
nối đất này là dòng điện ngắn mạch quá lớn gây nguy hại cho lưới điện và gây nhiễu
thông tin.
b)

Nối đất qua tổng trở: điện trở hoặc điện kháng nhằm giảm dòng ngắn mạch

xuống mức cho phép.
c)

Nối đất qua cuộn dập hồ quang: điện kháng của cuộn dập hồ quang (còn gọi là


cuộn Petersen) tạo ra dòng điện điện cảm triệt tiêu dòng điện điện dung khi chạm đất
làm cho dòng điện tổng đi qua điểm chạm đất nhỏ đến mức không gây ra hồ quang lặp
lại. Do đó khi xảy ra chạm đất một pha lưới điện vẫn vận hành được

Hình 1.2. Lưới điện khi chạm đất 1 pha
Trên hình vẽ là sơ đồ lưới điện khi chạm đất một pha. Trong trạng thái bình
thường có 3 dòng điện giữa các pha và đất do điện dung pha – đất sinh ra, nhưng 3
dòng này triệt tiêu nhau nên không có dòng điện đi vào đất. Khi 1 pha chạm đất, ví dụ
pha C chạm đất thì đất mạng điện áp pha C, dòng điện do điện dung pha C: I cc = 0, do
đó xuất hiện dòng điện điện dung IC = ICa + ICb đi vào điểm chạm đất và gây ra hồ

4


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

quang. Nếu có nối đất trung tính máy biến áp thì khi pha c chạm đất sẽ xuất hiện dòng
điện trong mạch pha c qua nối đất Inđ và cũng đi vào điểm chạm đất, khi đó dòng điện
đi vào đất sẽ là Iđ = Inđ + IC. Nếu nối đất của lưới là trực tiếp hay đi qua điện trở, điện
kháng thì dòng điện này có giá trị khá lớn (là dòng ngắn mạch một pha) và cho máy cắt
đầu đường dây cắt đường dây chạm đất khỏi nguồn điện. Nếu là cuộn dập hồ quang thì
dòng này sẽ là dòng điện cảm IL ngược pha với dòng IC, tạo ra dòng điện tổng Iđ = IL +
IC có giá trị rất nhỏ (xung quanh giá trị 0) nên không gây hồ quang và đường dây
không bị cắt điện.
Trong thực tế lưới điện trên không 6 -10kV không phải nối đất, với lưới cáp
điện thì phải có tính toán cụ thể nhưng với lưới điện 22kV trở lên nhất định phải nối
đất theo một trong các cách trên.

b. Lưới phân phối điện ba pha bốn dây

Hình 1.3. Lưới điện 3 pha 4 dây
Đặc điểm của lưới điện ba pha bốn dây là ngoài 3 dây pha còn có dây trung tính,
các máy biến áp phân phối được cấp điện bằng điện áp dây (máy biến áp ba pha) và
điện áp pha (máy biến áp 1 pha). Trung tính của các cuộn dây trung áp được nối đất
trực tiếp và khi có chạm đất xảy ra đối với một pha bất kỳ thì sự cố sẽ trở thành ngắn
mạch một pha.
c. Sơ đồ lưới phân phối điện trung áp
Trong lưới điện Việt Nam hiện nay có 6 loại sơ đồ cơ sở của lưới phân phối
điện trung áp :

5


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hình 1.4a. Lưới phân phối hình tia
Lưới phân phối hình tia thường rẻ tiền, tiết kiệm chi phí nhưng độ tin cậy rất
thấp.

Hình 1.4b. Lưới phân phối hình tia phân đoạn
Lưới phân phối hình tia phân đoạn có độ tin cậy cao hơn. Phân đoạn lưới phía
nguồn có độ tin cậy cao do sự cố hay dừng điện công tác các đoạn lưới phía sau vì nó
ảnh hưởng ít đến phân đoạn trước. Nếu thiết bị phân đoạn là máy cắt thì không ảnh
hưởng, nếu là dao cách ly thì ảnh hưởng trong thời gian đổi nối lưới điện.

Hình 1.4c. Lưới phân phối kín vận hành hở do 1 nguồn cung cấp

Lưới phân phối kín vận hành hở do 1 nguồn cung cấp có độ tin cậy cao hơn nữa
do mỗi phân đoạn được cấp điện từ hai phía. Lưới điện này có thể vận hành kín cho độ
tin cậy cao hơn nhưng phải trang bị máy cắt và thiết bị bảo vệ có hướng nên đắt tiền.
Vận hành hở độ tin cậy thấp hơn một chút do phải do phải thao tác khi sự cố nhưng rẻ
tiền, có thể dùng dao cách ly tự đông hay điều khiển từ xa. (ở một số nước đã sản xuất
được rơ le có hướng giá rẻ nên có thể trang bị cho lưới để có thể vận hành kín).

Hình 1.4d. Lưới phân phối kín vận hành hở cấp điện từ 2 nguồn độc lập
Lưới điện này phải vận hành hở vì không đảm bảo điều kiện vận hành song
song lưới điện ở các điểm phân đoạn, khi thao tác có thể gây ngắn mạch.

6


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hình 1.4e. Lưới điện kiểu đường trục
Lưới điện kiểu đường trục cấp điện cho một trạm cắt hay trạm biến áp, từ đó có
các đường dây cấp điện cho các trạm biến áp phụ tải. Trên các đường dây cấp điện
không có nhánh rẽ, loại này có độ tin cậy cao. Loại này hay dùng để cấp điện cho các
xí nghiệp hay các nhóm phụ tải xa trạm nguồn và có yêu cầu công suất lớn.

Hình 1.4f. Lưới điện có đường dây dự phòng chung
Đặc điểm của lưới điện này là có nhiều đường dây phân phối được dự phòng
chung bởi 1 đường dây dự phòng. Lưới điện này có độ tin cậy cao và rẻ tiền hơn là
kiểu một đường dây dự phòng cho một đường dây như ở trên. Lưới điện này rất tiện lợi
khi thiết kế cho lưới điện cáp ngầm.
Lưới điện trong thực tế sẽ là tổ hợp của của năm loại lưới điện trên. Áp dụng cụ

thể cho lưới điện trên không hay lưới điện cáp ngầm khác nhau và ở mỗi hệ thống điện
có kiểu sơ đồ riêng.
Lưới điện có thể điều khiển từ xa nhờ hệ thống SCADA và cũng có thể được
điều khiển bằng tay. Các thiết bị phân đoạn phải là loại không đòi hỏi bảo dưỡng định
kỳ và xác suất sự cố rất nhỏ đến mức coi như tin cậy tuyệt đối.

7


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hệ thống phân phối điện (hình vẽ 1.4g) là dạng cao cấp nhất và hoàn hảo nhất
của lưới phân phối trung áp. Lưới điện có nhiều nguồn, nhiều đường dây tạo thành các
mạch kín có nhiều điểm đặt thiết bị phân đoạn. Lưới điện bắt buộc phải điều khiển từ
xa với sự trợ giúp của máy tính và hệ thống SCADA. Các điểm cắt được chọn theo
điều kiện tổn thất điện năng nhỏ nhất cho chế độ bình thường, chọn lại theo mùa trong
năm và chọn theo điều kiện an toàn cao nhất khi sự cố.

Hình 1.4g. Hệ thống phân phối điện
1.1.2.2. Lưới phân phối điện hạ áp

Hình 1.5. Lưới điện hạ áp 380/220V
Lưới phân phối điện hạ áp được thực hiện bằng đường dây trên không, cáp
ngầm hay cáp treo (dây vặn xoắn), trong phân xưởng của xí nghiệp có thể dùng thanh
dẫn, lưới hạ áp trong nhà được đi ngầm trong tường bằng dây cáp. Để có thể lấy ra cả
8



VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

hai loại điện áp 380V và 220V, cuộn dây hạ áp của máy biến áp phân phối có sơ đồ
đấu dây như trên hình vẽ 1.5. Ngoài 3 dây pha, từ điểm trung tính của 3 cuộn dây hạ áp
của máy biến áp phân phối có thêm dây thứ 4 đi đến các hộ dùng điện, dây này gọi là
dây trung tính, điện áp 220V là điện áp của dây pha và dây này. Trung tính máy biến
áp được nối đất trực tiếp, đây là nối đất an toàn.
Lưới điện hạ áp tại Việt Nam có hai sơ đồ lưới điện điển hình là sơ đồ 4 dây
và sơ đồ 5 dây.

Hình 1.6. Lưới điện hạ áp 4 dây
Lưới điện hạ áp 4 dây gồm 3 dây pha và dây trung tính. Trong lưới điện 4
dây, người ta đảm bảo an toàn bằng cách nối vỏ thiết bị với dây trung tính. Khi xảy ra
chạm điện ra vỏ thiết bị, sẽ có dòng ngắn mạch 1 pha làm nhảy thiết bị bảo vệ, tuy
nhiên cần có dòng ngắn mạch đủ lớn để thiết bị đóng cắt tác động. Do đó lưới điện hạ
áp 4 dây sẽ không an toàn bằng lưới điện hạ áp 5 dây dùng rơ le so lệch có độ nhạy
cao.

Hình 1.7. Lưới điện hạ áp 5 dây
Lưới điện hạ áp 5 dây gồm 3 dây pha, dây trung tính và dây an toàn là lưới
điện có độ nhạy an toàn cao nhất cho người. Khi xảy ra chạm điện ra vỏ thiết bị thì rơ
le so lệch độ nhạy cao (300 mA) sẽ cắt điện. Lưới điện này có nhiều kiểu dạng khác
9


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


nhau, có thể làm chung cho toàn lưới hạ áp của một trạm phân phối, cũng có thể làm
riêng cho từng hộ dùng điện : nhà ở, cửa hàng, công sở…
1.1.2.3. Những yêu cầu của lưới phân phối
Mục tiêu chính của hệ thống cung cấp điện là đảm bảo cho hộ tiêu thụ luôn luôn đủ
điện năng với chất lượng nằm trong phạm vi cho phép với các yêu cầu cụ thể sau đây:
Độ tin cậy cấp điện: Mức độ đảm bảo cấp điện liên tục, được phân thành loại
phụ tải sau:
Phụ tải loại 1: là những hộ tiêu thụ mà khi sự cố ngừng cấp điện có thể gây nên
những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng con người, làm thiệt hại lớn về kinh tế, dẫn
đến hư hỏng các thiết bị, gây rối loạn các quá trình công nghệ phức tạp, hoặc làm hỏng
hàng loạt sản phẩm, hoặc có ảnh hưởng không tốt về phương diện chính trị (ví dụ như
hội trường quốc hội, nhà khách chính phủ, đại sứ quán, sân bay, bệnh viện, hầm mỏ,
khu công nghệ cao…). Đối với hộ tiêu thụ điện loại một phải được cấp điện với độ tin
cậy cao, thường dùng hai nguồn cung cấp, đường dây hai lộ, có nguồn dự phòng…,
nhằm hạn chế mức thấp nhất về sự số mất điện. Thời gian mất điện thường được xác
định bằng thời gian đóng nguồn dự trữ.
Phụ tải loại 2: là những hộ tiêu thụ mà nếu ngừng cấp điện sẽ dẫn đến thiệt hại
về kinh tế do ngừng trệ sản xuất, hư hỏng sản phẩm, lãng phí sức lao động. Hộ tiêu thụ
loại này có thể dùng phương án có hoặc không có nguồn dự phòng, đường dây một
mạch hay mạch kép. Việc chọn phương án cần dựa vào kết quả so sánh giữa vốn đầu tư
để tăng thêm nguồn dự phòng và giá trị thiệt hại kinh tế do ngừng cung cấp điện. Hộ
loại hai cho phép ngừng cấp điện trong thời gian đóng nguồn dự trữ bằng tay.
Phụ tải loại 3: là tất cả những hộ còn lại ngoài hộ loại 1 và hộ loại 2, tức là
những hộ cho phép cấp điện với mức độ tin cậy thấp, cho phép mất điện trong thời gian
sửa chữa, thay thế thiết bị sự cố, nhưng thường không cho phép quá một ngày đêm (24
giờ) như các khu nhà ở, kho tàng, các trường học, hoặc lưới cấp điện cho nông nghiệp.
Đối với hộ tiêu thụ loại này có thể dùng một nguồn điện, hoặc đường dây một mạch.

10



VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Cách phân loại như trên nhằm có sự chọn lựa hợp lí về sơ đồ và các giải pháp
cấp điện đảm bảo yêu cầu kinh tế kỹ thuật, độ tin cậy cũng như chất lượng điện năng
cho đối tượng cần cung cấp điện.
Chất lượng điện: Chất lượng điện được đánh giá qua hai chỉ tiêu là tần số và
điện áp. Chỉ tiêu tấn số do cơ quan điều khiển hệ thống điện quốc gia điều chỉnh mang
tính toàn hệ thống, Chất lượng điện áp mang tính cục bộ nên các công ty điện lực cần
phải đảm bảo cho khách hàng mà mình quản lí. Điện áp lưới trung và hạ áp chỉ cho
phép dao động quanh giá trị định mức U cp % . Ở những xí nghiệp phân xưởng yêu
cầu chất lượng điện áp cao như may, hóa chất , cơ khí chính xác, điện tử chỉ cho phép
dao động điện áp

2,5%.

An toàn: Công trình thiết kế cấp điện phải có tính an toàn cao: an toàn cho
người vận hành, người sử dụng và an toàn cho chính các thiết bị điện và toàn bộ công
trình. Người thiết kế ngoài việc tính toán chính xác, chọn dùng đúng các thiết bị và khí
cụ điện còn phải nắm vững về những quy định an toàn, hiểu rõ môi trường lắp đặt hệ
thống cấp điện và những đặc điểm của đối tượng cấp điện. Khâu lắp đặt cũng có ý
nghĩa hết sức quan trọng làm nâng cao hay hạ thấp tính an toàn của hệ thống điện. Cuối
cùng người vận hành và sử dụng điện phải tuyệt đối tuân thủ triệt để các quy tắc an
toàn và quy trình sử dụng, vận hành.
Chỉ tiêu kinh tế của mạng điện được xác định trên cơ sở:
+ Chi phí vốn đầu tư, bảo trì, duy tu, sửa chữa và vận hành là thấp nhất.
+ Tồn thất điện năng trên các phần tủ của lưới điện.

Quan điểm kinh tế kỹ thuật phải biết vận dụng linh hoạt tùy theo từng đối tượng
cung cấp điện và tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Khi thiết kế hay nâng cấp hệ
thống cần đưa ra nhiều phương án, mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm riêng,
đều có những mâu thuẫn giữa hai mặt kinh tế kỹ thuật.
Phương án kinh tế không phải là phương án có vốn đầu tư ít nhất, phương án
tổng hòa kinh tế kỹ thuật sao cho thời gian thu hồi vốn đầu tư là sớm nhất. Ngoài bốn
yêu cầu chính nêu trên, khi thiết kế cần phải lưu ý sao cho hệ thống cấp điện thật đơn

11


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

giản, dễ thi công, dễ vận hành , dễ sử dụng, dễ phát triển phụ tải sau này hay quy hoạch
nâng cấp.
Để đảm bảo những yêu cầu trên của lưới phân phối thì lưới phân phối phải có
cấu trúc phù hợp. Dựa vào hình dáng, người ta chia lưới phân phối ra làm hai dạng
chính là dạng hở và dạng kín.
+ Dạng hở: là mạng điện mà các hộ tiệu thụ nhận điện từ một phía. Mạng này đơn
giản, dễ vận hành, dễ tính toán nhưng tính liên tục cung cấp điện thấp.
+ Dạng kín: là mạng điện mà trong đó các hộ tiêu thụ được cấp điện ít nhất từ 2
nguồn trở lên. Mạng điện này tinh toán thiết kế khó khăn, vận hành phức tạp nhưng
mức đảm bảo cấp điện cao.
1.2. THỰC TRẠNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN GIAO THỦY – TỈNH
NAM ĐỊNH
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế và xã hội
+ Vị trí địa lý: Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, cách thành phố
Nam Định 45 km theo quốc lộ 21, phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông Việt

Nam, với chiều dài 32km bờ biển. Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường, phía
Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới giữa hai huyện là con sông Sò phân lưu
của sông Hồng với chiều dài 18,7 km. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái
Bình mà ranh giới là sông Hồng chảy qua địa phận huyện Giao Thủy là 11,4km (chính
Bắc là huyện Kiến Xương, Đông Bắc là huyện Tiền Hải). Cực Đông là cửa Ba Lạt của
sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm. Diện tích tự nhiên 232,1 km2. Dân số toàn
huyện năm 2012 là 189.660 người.
+ Hành chính: bao gồm 2 thị trấn và 20 xã. Thị trấn Ngô Đồng là trung tâm kinh tế
chính trị văn hoá của huyện, thị trất Quất Lâm – trung tâm kinh tế văn hoá và du lịch
biển. Các xã: Giao Hương, Giao Thiện, Giao Thanh, Giao An, Hồng Thuận, Bình Hoà,
Giao Lạc, Giao Hoà, Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long, Giao Nhân, Giao Châu, Hoành
Sơn, Giao Tiến, Giao Tân, Giao Yến, Giao Thịnh, Giao Phong, Bạch Long.

12


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

+ Địa hình: Nằm ở phía hạ lưu sông Hồng, Giao Thuỷ có 32km bở biển, có hai cửa
sông lớn, nơi sông Hồng và sông Sò đổ ra biển, cùng với vùng đất bãi bồi ven biển là
những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác, nuôi
trồng thuỷ sản, công nghiệp đóng tàu, du lịch.
+ Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, nhiệt độ dao động từ 25 - 28oC; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
nhiệt độ dao động từ 15 - 21oC. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1176mm, độ
ẩm trung bình 80%. Điều kiện khí hậu thủy văn của huyện thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, có điều kiện thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Kết cấu hạ tầng: Hoàn thành việc bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản


lý, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống giao thông được đầu tư
xây dựng qua nhiều năm đang phát huy tác dụng: trên địa bàn huyện hiện có 46,4 km
tỉnh lộ, 19 km huyện lộ, 761km đường trục xã, liên xã, đường thôn xóm được nhựa hoá
hoặc bê tông hoá.
1.2.2. Kết cấu lưới điện
1.2.2.1. Lưới điện trung thế
Lưới điện trung thế huyện Giao Thủy được bắt đầu xây dựng từ những năm
1988 để cấp điện cho một số trạm bơm nông nghiệp trên địa bàn huyện Giao Thủy và
khu vực trung tâm hành chính huyện. Ban đầu toàn bộ huyện được cấp điện bởi một lộ
35 kV với chiều dài khoảng 35 km cấp nguồn cho một số trạm biến áp 35/0,4 kV trạm
biến áp trung gian Giao Tiến 2x 3200 kVA 35/10 kV xuất ra 2 lộ 10 kV để cấp cho các
cho các trạm biến áp 10/0,4 kV.
Từ năm 1991 bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động nguồn đóng
góp của nhân dân các xã trên địa bàn huyện Giao Thủy đã xây dựng các đường trung
thế và trạm biến áp công cộng phục vụ nhân dân trên toàn huyện. Năm 1995 ngành
điện đầu tư xây dựng một trạm biến áp trung gian thứ 2 trên địa bàn huyện với công
xuất đặt 2 x 1800 kVA 35/0,4 kV tại xã Giao Thanh và 3 xuất tuyến 10 kV.

13


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Từ năm 2008 do nhu cầu phát triển phụ tải và yêu cầu về độ tin cậy cung cấp
điện, lưới trung áp huyện Giao Thủy chuyển dần từ 10 kV nên 22 kV. Đến nay đã hoàn
thành việc chuyển đổi lưới điện 10 kV nên cấp điện áp 22 kV.
Nguồn cấp điện cho địa bàn huyện Giao Thuỷ là trạm biến áp 110 kV Giao Thuỷ

E3.13 gồm :
* Lưới 35 kV: Gồm 1 lộ 373 E3.13 cấp điện cho các TBA 35/0,4 kV công cộng, khách
hàng chuyên dung và khu du lịch bãi tắm Quất Lâm.
+ Chiều dài 21,362 km và 16 TBA phân phối 35/0.4 kV với tổng dung lượng: 4640
kVA (Tài sản Điện lực quản lý) và các trạm biến áp khách hàng.
+ Chiều dài 3,481 km và 10 TBA chuyên dùng với tổng dung lượng: 2270 kVA (Tài
sản khách hàng).
* Lưới 22 kV: Gồm 6 lộ 471, 472, 473, 474, 475, 477 E3.13
+ Chiều dài 153,93 km ĐZK và 2,2 km cáp ngầm 108 trạm biến áp phân phối 22/0.4
kV với tổng dung lượng: 36.190 kVA (Tài sản Điện lực quản lý) và các trạm khách
hàng.
+ Chiều dài 13,372 km và 0,769 km cáp ngầm 39 TBA với tổng dung lượng: 9.582,5
kVA (Tài sản khách hàng).
1.2.2.2. Lưới điện hạ thế
Lưới điện hạ thế huyện Giao Thủy được xây dựng từ đầu năm 1991 đến nay. Ban
đầu các xã đứng ra xây dựng, quản lý bán điện. Nguồn vốn được huy động từ vốn ngân
sách xã và vốn của dân đóng góp. Mỗi xã có từ 1 đến 3 hợp tác xã đứng ra quản lý vận
hành và bán điện. Với chủ trương của Đảng và nhà nước đến đầu năm 2008 Điện lực
Giao Thủy tiến hành tiếp nhận lưới điện 0,4 kV để bán điện trực tiếp đến các hộ dân.
Khi tiếp nhận lưới điện cũ nát, quá tải do không được sửa chữa cải tạo, bán kính cấp
điện lớn, điện áp cuối nguồn thấp có những điểm vào giờ các điểm điện áp chỉ đạt
khoảng 60 V, tổn thất lưới điện hạ thế cao, trung bình khoảng 25%.
Sau khi tiếp nhận lưới điện hạ thế ngành điện đã được cải tạo sửa chữa giai đoạn
1 ở mức tối thiểu để đảm bảo an toàn trong vận hành mức đầu tư trung bình khoảng

14


VIỆN ĐIỆN


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

700.000 đồng/ 1 khách hàng. Sau khi cải tạo song giai đoạn này điện áp cơ bản được
cải thiện, tổn thất lưới điện hạ thế khoảng 15% (Giảm khoảng 10 % so với khi tiếp
nhận), song song với việc cải tạo tối thiểu giai đoạn 1 ngành điện xây dựng các trạm
biến áp chống quá tải đến ngày 01/04/2014 tổng sổ trạm biến áp công cộng toàn huyện
146 trạm và trạm biến áp chuyên dụng.
1.2.2.3. Trạm biến áp hạ áp 35,22/ 0,4kV
- Trạm biến áp hạ thế 35/0,4kV phụ tải của ĐZ 373 - E3.13 có 26 TBA với tổng công
suất MBA 6.910 kVA trong đó có 10 TBA khách hàng .
- Trạm biến áp hạ thế 22/0,4 kV có: 162 TBA với tổng công suất 43.258 kVA trong đó
có 44 trạm khách hàng.
1.2.2.4. Xu hướng tăng trưởng trong tương lai
Bảng 1.1. Cơ cấu các thành phần phụ tải tính theo sản lượng điện tiêu thụ

TT

Sản lượng điện

Tỷ lệ thành phần phụ

(kWh)

tải theo năm (%)

Thành phần phụ tải

Năm 2012

Năm 2013


Năm 2012 Năm 2013

1

Nông lâm nghiệp- thủy sản

134599

211596

3.2

3.8

2

Công nghiệp - xây dựng

995999

1317777

23.5

23.6

98912

121946


2.3

2.2

2854087

3733235

67.3

66.7

157156

211115

3.7

3.8

4240753

5595669

100.0

100.0

3


Thương mại - khách sạn nhà hàng

4

Quản lý tiêu dùng

5

Hoạt động khác
Tổng

Bảng 1.2. Tỷ lệ tăng trưởng giữa hai năm 2012 và 2013
TT

Thành phần phụ tải

Sản lượng điện

15

Tỷ lệ tăng


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Năm 2012


Năm 2013

trưởng(%)

1

Nông, lâm nghiệp- thủy sản

134599

211596

36.4

2

Công nghiệp - xây dựng

995999

1317777

24.4

3

Thương mại - khách sạn - nhà hàng

98912


121946

18.9

4

Quản lý tiêu dùng

2854087

3733235

23.5

5

Hoạt động khác

157156

211115

25.6

4240753

5595669

24.2


Tổng

Năm 2012 tổng sản lượng điện 4240753 kWh, năm 2013 tổng sản lượng điện
5595669 kWh; tăng 24.2 % so với năm 2012. Tỷ trọng các thành phần phụ tải như
trong bảng 1.2. Trong đó tỷ lệ điện cho tiêu dùng (điện sinh hoạt) còn cao chiếm trên
60% tổng sản lượng trong năm. Tuy nhiên nhìn vào số liêu giữa 2 năm 2012 và 2013 tỷ
lệ tăng trưởng cao là Nông nghiệp (tăng trưởng 36.4%).
Xu hướng trong năm năm tới các ngành kinh tế phát triển tỷ trọng điện dùng cho
công, nông nghiệp tăng nhanh nghiệp xẽ tăng nhanh, đặc biệt các ngành nghề như may
mặc, nuôi trồng thủy sản. lưới điện trung thế bị quá tải nguồn 22 kV bị thiếu hụt khi đó
buộc phải xây dựng thêm trạm biến áp 110 kV và các lộ đường dây 22 kV mới.
1.2.3. Danh sách các TBA, MBA
Bảng 1.3. Danh sách các trạm biến áp phân phối huyện Giao Thủy
Công suất

Tên TBA

1

TBA Ngô Đồng 1

560

350

990,888

2

TBA Ngô Đồng 2


560

200

568,577

3

TBA Ngô Đồng 3

400

350

964,724

4

TBA Ngô Đồng 4

400

350

972,338

5

TBA Ngô Đồng 5


320

210

569,815

6

TBA Ngô Đồng 6

560

300

590,100

(kVA)

16

I maxtb (A)

A đầu nguồn

TT

(kWh)



VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

7

TBA Ngô Đồng 7

560

450

731,856

8

Hoành Sơn I - T1(HS2)

400

360

750,181

9

Hoành Sơn I - T2 (HS1)

250


280

496,995

10

Hoành Sơn I - T6 (HS6)

180

150

245,504

11

Hoành Sơn II - T1 (HS3)

180

160

287,592

12

Hoành Sơn II - T2 (HS4)

250


185

486,374

13

Hoành Sơn II - T3 (HS5)

250

240

469,440

14

Giao Xuân - T1

250

280

590,100

15

Giao Xuân - T2

250


200

538,160

16

Giao Xuân - T3

250

310

561,253

17

Giao Xuân - T4

180

200

411,015

18

Giao Xuân - T5

250


210

393,650

19

Bình Hoà -T1

250

240

470,896

20

Bình Hoà -T2

250

320

591,558

21

Bình Hoà - T3

250


310

617,820

22

Bình Hòa - T4

180

160

398,696

23

Bình Hòa - T5

250

130

266,255

24

Giao Hà 1

250


220

365,750

25

Giao Hà 2

250

200

441,378

26

Giao Hà 3

320

280

603,396

27

Giao Hà Nhờ cống

180


180

273,822

28

Giao Hà 4

250

240

333,127

29

Quyết Thắng - T1

250

360

729,771

30

Quyết Thắng - T2

250


405

801,414

31

Quyết Thắng - T3

250

140

254,458

17


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

32

Quyết Tiến - T1

400

370

807,240


33

Quyết Tiến - T2

560

420

919,048

34

Hùng Tiến 1

560

450

745,180

35

Hùng Tiến 2

250

240

541,464


36

Hùng Tiến 3

320

270

529,625

37

Giao Long - T1

250

210

478,630

38

Giao Long - T2

400

390

879,470


39

Giao Long – T3

250

175

420,648

40

Giao Long – T4

250

200

342,856

41

Giao Hải - T1

250

250

571,200


42

Giao Hải - T2

250

270

644,409

43

Giao Hải – T3

250

170

353,560

44

Giao Hải – T4

250

150

450,870


45

Giao Nhân - T1

560

400

955,240

46

Giao Nhân - T2

250

240

388,880

47

Giao Nhân – T3

250

200

486,265


48

Giao Nhân – T4

180

150

377,496

49

Minh Châu

250

330

729,408

50

Tân châu T1

320

440

1,064,640


51

Tân châu T2

250

180

288,990

52

Tân châu T3

250

200

272,143

53

Giao Yến - T1

250

260

620,505


54

Giao Yến - T2

400

500

951,024

55

Giao Yến - T3

180

240

517,650

56

Giao Yến - T4

250

220

382,872


18


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

57

Giao Thiện T1

250

175

510,160

58

Giao Thiện T2

400

270

731,592

59


Giao Thiện T3

250

180

389,500

60

Giao Thiện T4

250

120

353,762

61

Giao Thiện T5

250

120

258,300

62


Giao Hương T1

250

200

534,717

63

Giao Hương T2

250

205

490,703

64

Giao Hương T3

250

180

286,968

65


Giao Hương T4

250

150

315,773

66

Giao Lạc 1

250

175

463,279

67

Giao Lạc 2

400

180

552,687

68


Giao Lạc 3

400

145

388,808

69

Giao Lạc 4

250

70

233,688

70

Giao Lạc 5

250

180

451,066

71


Giao Lạc 6

250

85

226,086

72

Giao Lạc 7

250

85

178,150

73

Giao An 1

400

250

722,523

74


Giao An 2

320

200

486,270

75

Giao An 3

250

200

509,120

76

Giao An 4

250

210

545,724

77


Giao An 5

180

80

256,152

78

Giao Thanh 1

250

120

394,056

79

Giao Thanh 2

320

235

640,989

80


Giao Thanh 3

180

110

279,708

81

Giao Thanh 4

180

124

351,500

19


×