Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu ổn định điện áp của lưới truyền tải điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 165 trang )

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng biểu

vi
viii

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.



Đặt vấn đề

1

1.2.

Lý do phải thực hiện đề tài

3

1.3.

Mục đích của đề tài

3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH TRONG

LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI

5

2.1.

5

Tổng quan về lưới truyền tải điện

2.1.1. Điện áp và khả năng tải của lưới điện

6

2.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá lưới điện truyền tải

7

2.1.3. Hoạt động của hệ thống điện

8

2.1.4. Tính toán lưới truyền tải điện

9

2.1.5. Ý nghĩa của ổn định điện áp đến lưới truyền tải điện

10


2.2.

11

Các khái niệm và định nghĩa về ổn định của hệ thống điện

2.2.1. Ổn định động

12

2.2.2. Ổn định tĩnh

13

2.3.

17

Các chỉ tiêu đánh giá ổn định điện áp của hệ thống điện

2.3.1. Hệ số dự trữ điện áp
2.3.2. Chỉ số sụt áp
2.4. Các phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá ổn định tĩnh của hệ thống
điện

i

17
18
20



2.4.1. Phương pháp cổ điển nghiên cứu ổn định tĩnh và tiêu chuẩn năng
lượng
2.4.2. Phương pháp đánh giá ổn định theo Lyapunov
2.4.3. Các tiêu chuẩn đánh giá ổn định hệ thống theo phương pháp xấp xỉ
bậc nhất
2.4.4. Tiêu chuẩn dựa trên các chỉ tiêu độ nhậy, vấn đề ổn định điện áp
2.4.5. Các tiêu chuẩn thực dụng nghiên cứu ổn định tĩnh của hệ thống điện
CHƯƠNG 3. NÂNG CAO ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP BẰNG PHƯƠNG
PHÁP BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
3.1. Bù công suất phản kháng trong lưới truyền tải điện
3.1.1. Công suất phản kháng và các thông số liên quan
3.1.2. Ưu nhược điểm của các nguồn phát công suất phản kháng
3.1.3. Ý nghĩa của việc bù CSPK trong lưới truyền tải điện
3.2. Thiết bị bù ngang có điều khiển (SVC)
3.2.1. Cấu tạo cơ bản của SVC
3.2.2. Hoạt động của thiết bị bù ngang có điều khiển SVC
3.2.3. Mô hình của thiết bụ bù tĩnh có điều khiển băng Thyristor
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN ÁP DỤNG
4.1. Phương pháp tính ổn định điện áp của lưới truyền tải
4.2. Chương trình tính toán
4.3. Phân tích ảnh hưởng của điện áp nguồn và đặc tính phụ tải đến ổn
định điện áp của lưới truyền tải
4.3.1. Sơ đồ
4.3.2. Tính ảnh hưởng của điện áp đến ổn định điện của lưới truyền tải
điện
4.3.3. Nghiên cứu ổn định của lưới truyền tải khi xảy ra sự cố
4.3.4. Nghiên cứu ổn định của lưới truyền tải khi xảy ra sự cố với SVC có
dung lượng biến đổi

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN
5.1. Nội dung chính của Luận văn
5.2. Kết luận của Luận văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC THAM KHẢO

ii

21
22
29
34
40
50
50
50
55
58
59
59
61
64
71
71
73
74
74
75
80
86

95
95
95
97
98


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, những vấn đề được trình bày trong Luận văn này là những
nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, có tham khảo một số tài liệu và bài báo của các
tác giả trong và ngoài nước đã xuất bản. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu sử
dụng kết quả của người khác.

Tác giả

Đỗ Duy Tạo

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, động viên của thầy cô, bạn bè.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới PGS.TS Trần Bách, người đã hướng
dẫn tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện Luận văn. Xin cảm ơn các thầy cô trong
Bộ môn Hệ thống điện - Viện Điện - Trường Đại học Bách khoa Hà nội đã giúp đỡ,
góp ý để tôi hoàn thiện Luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè,
đồng nghiệp đã trao đổi và giúp đỡ giải quyết những vướng mắc trong quá trình

thực hiện.

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, chữ viết tắt

Nội dung

TKV

Trạm khu vực

TTG

Trạm trung gian

HTĐ

Hệ thống điện

LTT

Lưới truyền tải

LPP

Lưới điện phân phối


QTQĐ

Quá trình quá độ

CĐXL

Chế độ xác lập

MBA

Máy biến áp

CSTD

Công suất tác dụng

CSPK

Công suất phản kháng

SVC

Static Var Compensator

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 4.1. Số liệu tính toán của Điện áp và Độ dự trữ ổn định chế độ bình
thường

76

Bảng 4.2. Số liệu tính toán gữa SSVC và K khi có SVC

79

Bảng 4.3. Số liệu tính toán gữa SSVC và K khi có SVC xảy ra sự cố đường 15

85

Bảng 4.4. Số liệu tính toán gữa SSVC và K khi có SVC dung lượng biến đổi
khi vận hành bình thường và sự cố đường 1-5

93

Bảng 4.6. Dữ liệu công nghệ của các nút máy phát

98

Bảng 4.7. Thông tin phụ tải

98

Bảng 4.8. Vị trí và phân bố trên tổng phụ tải

99


Bảng 4.9. Thông tin của đường dây

99

Bảng 4.10. Kết quả tính toán phân tích hệ thống điện tại chế độ cơ sở

100

Bảng 4.11. Kết quả tính toán ổn định điện áp của lưới truyền tải

102

Bảng 4.12. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải khi có
SVC nối với nút số 3

105

Bảng 4.13. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC nối với nút số 3, 9

108

Bảng 4.14. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC nối với nút số 3, 9, 6

112

Bảng 4.15. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có sự cố đứt đường dây truyền tải 1-2


115

Bảng 4.16. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có sự cố đứt đường dây truyền tải 1-5

118

Bảng 4.17. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC nối với nút 3 (sự cố đứt đường dây truyền tải 1-5)

121

Bảng 4.18. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC nối với nút 3, 9 (sự cố đứt đường dây truyền tải 1-5)

124

Bảng 4.19. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC nối với nút 3, 9, 6 (sự cố đứt đường dây truyền tải 1-5)

127

Bảng 4.20. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC thay đổi nối với nút 3 (chế độ bình thường)

130

vi



Bảng 4.21. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải

134

khi có SVC thay đổi nối với nút 3 (sự cố đứt đường dây truyền tải 1-5)
Bảng 4.22. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC thay đổi nối với nút 3, 9 (chế độ bình thường)

137

Bảng 4.23. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC thay đổi nối với nút 3, 6 (chế độ bình thường)

140

Bảng 4.24. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC thay đổi nối với nút 3, 6 (sự cố đứt đường dây truyền tải 1-5)

143

Bảng 4.25. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC thay đổi nối với nút 3, 9, 6 (chế độ bình thường)

146

Bảng 4.26. Kết quả tính toán độ dự trữ ổn định của lưới truyền tải
khi có SVC thay đổi nối với nút 3, 9, 6 (sự cố đứt đường dây truyền tải 1-5)

149


vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Sơ đồ của lưới truyền tải điện

5

Hình 2.2. Sơ đồ lưới truyền tải

6

Hình 2.3. Đặc tính công suất điện từ và cơ của máy phát đơn giản

15

Hình 2.4. Hệ thống điện đơn giản

16

Hình 2.5. Miền làm việc của nút tải

18

Hình 2.6. Hệ phương trình vi phân (PTVP) có thể mô tả

23

Hình 2.7. Phương trình véctơ


33

Hình 2.8. Các chế độ của hệ thống

33

Hình 2.9. Tiêu chuẩn thực dụng Gidanov

43

Hình 3.1. Mạch điện đơn giản RL

50

Hình 3.2. Quan hệ giữa công suất P-Q

50

Hình 3.3. Sơ đồ thay thế của các loại đường dây

54

Hình 3.4. Nguyên lý cấu tạo SVC

59

Hình 3.5. Sơ đồ giải thích nguyên lý làm việc của SVC

60


Hình 3.6. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của Thyristor

62

Hình 3.7. Sơ đồ biểu diễn đặc tính làm việc của SVC

63

Hình 3.8. Đặc tính điều chỉnh của SVC

63

Hình 3.9. Sơ đồ tính toán chế độ xác lập

64

Hình 3.10. Đặc tính của CSTD

68

Hình 3.11. Đặc tính CSPK của máy phát

68

Hình 3.12. Mô hình SVC

68

Hình 3.13. Các dạng đặc tính của SVC


70

Hình 3.14. Sơ đồ thay thế tương đương của mỗi SVC

70

Hình 4.1. Đường cong P-V

72

Hình 4.2. Phương pháp tính liên tục đặc tính điện áp

73

Hình 4.3. Phần mềm PSAT

73

Hình 4.4. Phần mềm PSAT - Đường sống mũi

74

Hình 4.5. Sơ đồ IEEE One Area RTS-96

74

Hình 4.6. Quan hệ giữa λ = f(U) - Chế độ bình thường

75


viii


Hình 4.7. Quan hệ giữa K và U - Chế độ bình thường

76

Hình 4.8. Quan hệ giữa λ = f(U) - Có 01 SVC ở nút 3

77

Hình 4.9. Quan hệ giữa λ = f(U) - Có 02 SVC ở nút 3, 9

78

Hình 4.10. Quan hệ giữa λ = f(U) - Có 03 SVC ở nút 3, 9, 6

79

Hình 4.11. Quan hệ giữa K và SSVC

80

Hình 4.12. Quan hệ giữa λ = f(U) - Chế độ sự cố đường 1-2

81

Hình 4.13. Quan hệ giữa λ = f(U) - Chế độ sự cố đường 1-5


82

Hình 4.14. Quan hệ giữa λ = f(U) - Chế độ sự cố đường 1-5 có 01 SVC nút số 83
3
Hình 4.15. Quan hệ giữa λ = f(U) - Chế độ sự cố đường 1-5 có 02 SVC nút số 84
3, 9
Hình 4.16. Quan hệ giữa λ = f(U) - Chế độ sự cố đường 1-5 có 03 SVC nút số 85
3, 9, 6
Hình 4.17. Quan hệ giữa K và SSVC ở chế độ sự cố đường 1-5

86

Hình 4.18. Quan hệ giữa λ = f(U) - Có 01 SVC ở nút 3 dung lượng biến đổi khi 87
vận hành bình thường
Hình 4.19. Quan hệ giữa λ = f(U) - Có 01 SVC ở nút 3 dung lượng biến đổi 88
chế độ sự cố đường 1-5
Hình 4.20. Quan hệ giữa λ = f(U) - Có 02 SVC ở nút 3, 9 dung lượng biến đổi 89
khi vận hành bình thường
Hình 4.21. Quan hệ giữa λ = f(U) - Có 02 SVC ở nút 3, 6 dung lượng biến đổi 90
khi vận hành bình thường
Hình 4.22. Quan hệ giữa λ = f(U) - Có 02 SVC ở nút 3, 6 dung lượng biến đổi 91
chế độ sự cố đường 1-5
Hình 4.23. Quan hệ giữa λ = f(U) - Có 03 SVC ở nút 3, 6, 9 dung lượng biến 92
đổi khi vận hành bình thường
Hình 4.24. Quan hệ giữa λ = f(U) - Có 02 SVC ở nút 3, 6 dung lượng biến đổi 93
chế độ sự cố đường 1-5
Hình 4.25. Quan hệ giữa K và SSVC SVC dung lượng biến đổi (chế độ bình 94
thường)
Hình 4.26. Quan hệ giữa K và SSVC SVC dung lượng biến đổi (chế độ sự cố)


ix

94


MỞ ĐẦU
Khi phân tích ổn định điện áp của hệ thống điện, bài toán thường gồm 2 nội
dung: Xác định hệ thống có ổn định hay không ứng với một chế độ đã cho và nếu
hệ thống ổn định thì cần đánh giá xem mức độ ổn định như thế nào. Do các thông số
chế độ hệ thống luôn biến động, hệ thống có mức ổn định điện áp cao khi thông số
của nó biến thiên đang cách xa giới hạn (hệ thống có độ dự trữ ổn định lớn), ngược
lại hệ thống có độ dự trữ ổn định điện áp thấp. Trị số dự trữ ổn định điện áp có một
ý nghĩa thực tế rất quan trọng. Khi hệ thống thay đổi chế độ làm việc, có thể tiến tới
một chế độ giới hạn theo điều kiện ổn định tĩnh. Quá trình tiến đến chế độ giới hạn
này xác định khả năng tiến dần tới mất ổn định tĩnh của hệ thống.
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Luận văn chỉ giới hạn tập trung vào
tính toán kiểm tra, đánh giá ổn định điện áp của hệ thống điện truyền tải theo tiêu
chuẩn phương pháp đường cong P-V.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Luận văn liên quan đến Hệ thống điện
truyền tải được lấy từ cơ sở dữ liệu của phần mềm Psat.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng Phương pháp tính liên tục:
Theo phương pháp này công suất được tăng lên trong khi tính toán chế độ. Từ một
điểm trên đường sống mũi, vẽ đường tiếp tuyến (giai đoạn prevision), từ tiếp tuyến
quay lại đường sống mũi (giai đoạn correction) và lại vẽ đường tiếp tuyến mới …
Phương pháp này cho phép vẽ được các điểm ở phần dưới của đường sống mũi.
Trong khi phương pháp tính lặp lại không vẽ được vì khi đến điểm giới hạn kết quả
tính đã không hội tụ. Phương pháp tính liên tục được sử dụng trong nhiều chương
trình tính toán hiện này. Ở đây sẽ dùng chương trình PSAT chạy trong MATLAB
chuyên để nghiên cứu ổn định điện áp
kháng.

-

Bố cục Luận văn:
Chương 1. Mở đầu.
Chương 2. Các phương pháp phân tích ổn định trong lưới điện truyền tải.
Chương 3. Nâng cao ổn định điện áp bằng phương pháp bù công suất phản
Chương 4: Tính toán áp dụng.
Chương 5. Kết luận.

x


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.6.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế ở tốc độ cao, nhu

cầu tiêu thụ điện năng ở nước ta đã tăng trưởng không ngừng đặc biệt là trong công
cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới. Để đảm bảo cung cấp điện an toàn và ổn định đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội của cả nước, hệ thống điện Việt Nam đã có những bước
phát triển mạnh mẽ.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất điện xuất khẩu và nhập khẩu năm 2015 khoảng
194-210 tỷ KWh; năm 2020 khoảng 330-362 tỷ KWh; năm 2030 khoảng 695-834
tỷ KWh (Theo Tổng sơ đồ VII hiệu chỉnh đã được Chính phủ phê duyệt).
Các dự án thủy điện
Nhìn vào Danh mục các dự án nguồn điện ta thấy nguồn thuỷ điện kể cả thủy
điện nhỏ có tiềm năng kinh tế kỹ thuật của nước ta sẽ được khai thác hết vào năm
2017 cũng là năm nhà máy thủy điện Lai Châu đưa vào vận hành với công suất

3x400MW. Từ năm 2015 đến năm 2023 về thủy điện, chủ yếu phát triển các dự án
thủy điện tại Lào và Campuchia.
Các dự án thủy điện tích năng
Từ năm 2019 đến năm 2030, QHĐVII đưa ra Danh mục 4 nhà máy thủy điện
tích năng gồm: Bác Ái 1 (4x300MW), Đông Phù Yên (4x300MW), Đơn Dương
(4x300MW), Ninh Sơn (4x300MW) và Nhà máy thủy điện tích năng Miền Bắc
(3x300MW). Như vậy năm 2020 công suất thủy điện tích năng là 1.800MW đến
năm 2030 nâng lên thành 5.700MW.
Các dự án nhiệt điện than
Đây là loại dự án quan trọng nhất của QHĐVII vì loại dự án này được phát
triển tăng dần trong suốt 20 năm (2011-2030) của quy hoạch và chiếm tỷ lệ lớn
nhất: năm 2020 (48%) đến năm 2030 (51,6%).

1


Như vậy tổng số dự án nhiệt điện chạy than của QHĐVII đã được phê duyệt
là 52 dự án. Nếu thực hiện được quy hoạch này thì với kịch bản cơ sở công suất
nguồn điện than năm 2020 sẽ là 36.000MW đến năm 2030 sẽ là 75.748,8MW.
Các dự án nhiệt điện khí
Công suất các nhà máy điện dùng khí thiên nhiên năm 2020 đạt 10.400MW
sản lượng điện 66 tỷ kWh, đến năm 2030 là 11.300MW sản lượng điện 73,1 tỷ
kWh.
Công suất các nhà máy điện dùng khí hóa lỏng năm 2020 đạt 2.000MW đến
năm 2030 đạt 6.000MW.
Các dự án điện hạt nhân
Theo QHĐVII đã được phê duyệt từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ đưa vào vận
hành 5 nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất 10.700MW đó là Nhà máy điện
hạt nhân Ninh Thuận 1 (2x1000MW), Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2
(2x1000MW), Nhà máy điện hạt nhân số 3 (2x1000MW), Nhà máy điện hạt nhân

số 4 (2x1000MW) và Nhà máy điện hạt nhân Miền Trung (2x1350MW).
Phát triển lưới điện
Định hướng quan trọng nhất của phát triển lưới điện, đặc biệt lưới điện
truyền tải là phải đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các nhà máy điện để đạt
được hiệu quả đầu tư chung của toàn hệ thống.
Về quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải siêu cao áp lấy cáp điện áp
500kV là chủ yếu; có nghiên cứu khả năng xây dựng cấp điện áp 750kV, 1.000kV
hoặc truyền tải điện một chiều giai đoạn sau năm 2020.
Khối lượng lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng từ năm 2011 đến năm 2030
là: Trạm 550kV 88.650MVA, Trạm 220kV 170.951MVA, Đường dây 500kV
13.330km và Đường dây 220kV 26.514km.
Sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại trong đầu tư và quản lý vận hành
nhằm giảm tổn thất điện năng tiến tới xây dựng lưới điện thông minh.
Liên kết lưới điện với các nước trong khu vực

2


QHĐVII đưa ra giải pháp và mục tiêu liên kết lưới điện với 3 nước Lào,
Campuchia và Trung Quốc.
Với quy mô phát triển lớn như vậy, vấn đề ổn định của hệ thống điện ngày
càng được quan tâm đặc biệt. Vì vậy, cần thiết phải tính toán kiểm tra các điều kiện
kỹ thuật vận hành ổn định của hệ thống theo điều kiện ổn định tĩnh và đánh giá mức
độ ổn định tĩnh của hệ thống là một trong những nội dung quan trọng cần phải được
đề cập đến ngay từ khi xem xét chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thiết kế xây dựng và
đưa vào vận hành.
Khi phân tích ổn định điện áp của hệ thống điện, bài toán thường gồm 2 nội
dung: Xác định hệ thống có ổn định hay không ứng với một chế độ đã cho và nếu
hệ thống ổn định thì cần đánh giá xem mức độ ổn định như thế nào. Do các thông số
chế độ hệ thống luôn biến động, hệ thống có mức ổn định điện áp cao khi thông số

của nó biến thiên đang cách xa giới hạn (hệ thống có độ dự trữ ổn định lớn), ngược
lại hệ thống có độ dự trữ ổn định điện áp thấp. Trị số dự trữ ổn định điện áp có một
ý nghĩa thực tế rất quan trọng. Khi hệ thống thay đổi chế độ làm việc, có thể tiến tới
một chế độ giới hạn theo điều kiện ổn định tĩnh. Quá trình tiến đến chế độ giới hạn
này xác định khả năng tiến dần tới mất ổn định tĩnh của hệ thống.
1.7.

LÝ DO PHẢI THỰC HIỆN LUẬN VĂN
Tuy nhiên việc đánh giá độ dự trữ ổn định lại là nội dung rất phức tạp không

phải lúc nào cũng thực hiện được. Các khó khăn chủ yếu là:
-

Chưa có phương pháp hiệu quả xác định được giới hạn các thông số chế độ

theo điều kiện ổn định tĩnh.
-

Đối với hệ thống điện phức tạp, có rất nhiều các thông số biến thiên tự do.

-

Diễn biến thay đổi trị số của các thông số chế độ khá phức tạp, mang cả đặc

trưng ngẫu nhiên.
Do vậy, việc Nghiên cứu lý thuyết về tiêu chuẩn đánh giá ổn định tĩnh của hệ
thống và các chương trình tính toán dựa trên việc đơn giản hóa hệ thống điện phức
tạp là rất cần thiết.
1.8.


MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

3


-

Nghiên cứu lý thuyết về tiêu chuẩn đánh giá ổn định tĩnh của hệ thống thông

qua phương pháp đánh giá độ nhạy của đường cong P-V, từ đó sử dụng các phép
biến đổi để tính toán ổn định tĩnh trong hệ thống.
-

Tính toán, kiểm tra, đánh giá mức độ ổn định của hệ thống điện truyền tải

cho trước trong tình huống đặc trưng.
-

Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố tác động lên mức độ ổn định tĩnh của

HTĐ truyền tải cho trước (chế độ vận hành đặc trưng) dựa trên kết quả đã tính toán.
Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao độ ổn định của Hệ thống điện truyền tải.
1.9.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài Luận văn nghiên cứu của tôi “Nghiên cứu ổn định điện áp của lưới

truyền tải điện” với giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Trần Bách.
Luận văn liên quan đến Hệ thống điện truyền tải được lấy từ cơ sở dữ liệu
của phần mềm Psat.

Tuy nhiên Luận văn chỉ giới hạn tập trung vào tính toán kiểm tra, đánh giá
ổn định điện áp của hệ thống điện truyền tải theo tiêu chuẩn phương pháp đường
cong P-V.
1.10. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đối với hệ thống điện thì vận hành ổn định là một trong những yêu cầu quan
trọng nhất. Luận văn đã nghiên cứu phương pháp đánh giá ổn định điện áp theo tiêu
chuẩn độ nhạy đường đặc tính P-V. Từ đó sử dụng chương trình tính toán (được xây
dựng trên cơ sở thuật toán và lý thuyết theo tiêu chuẩn độ nhạy đường đặc tính P-V)
để đánh giá ổn định Hệ thống điện truyền tải cho trước trong tình huống vận hành
đặc trưng (dễ gây mất ổn định). Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị các
yếu tố ảnh hưởng đến vận hành của hệ thống ở tình huống xem xét đề đảm bảo hệ
thống vận hành ổn định đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, liên tục.

4


CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH
TRONG LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI
2.5.

Tổng quan về lưới truyền tải điện
Lưới truyền tải làm nhiệm vụ tải điện từ các trạm khu vực (TKV) đến các

trạm trung gian (TTG). Các loại sơ đồ lưới điện truyền tải trên hình.

Hình 2.1. Sơ đồ của lưới truyền tải điện
Các đặc điểm của lưới truyền tải:
-

Sơ đồ kín có dự phòng: 2 lộ song song từ cùng 1 TKV (hình a); 2 lộ từ 2


TKV khác nhau (hình b); 1 lộ nhưng có dự phòng ở lưới phân phối (hình c); vận
hành hở vì lý do hạn chế dòng ngắn mạch; có thiết bị tự đóng nguồn dự trữ khi sự
cố;

5


Hình 2.2. Sơ đồ lưới truyền tải
-

Điện áp 35kV, 110kV, 220kV;

-

Thực hiện bằng đường dây trên không là chính, trong các trường hợp không

thể làm bằng đường dây trên không thì dùng cáp ngầm;
-

Phải bảo quản định kỳ hàng năm;
Lưới 110kV trở lên trung tính máy biến áp nối đất trực tiếp. Để tiết kiệm

cách điện người ta nối đất trung tính máy biến áp, khi đó nếu 1 pha nào đó chạm đất
sẽ gây ngắn mạch 1 pha và đường dây được cắt ra, đảm bảo an toàn cho cách điện,
nhờ đó cách điện của đường dây được chọn theo điện áp pha làm cho đường dây rẻ
hơn nhiều so với không nối đất. Tuy nhiên độ tin cậy của lưới điện sẽ bị thấp đi và
được bù lại bằng các biện pháp khác như lưới điện có độ dự phòng cao hơn. Ngắn
mạch có dòng làm mỏi đường dây cho nên dòng ngắn mạch 1 pha có thể được điều
tiết bằng cách chọn số lượng các nối đất trung tính được đóng trong từng chế độ vận

hành, do đó nối đất trung tính các MBA dây cuốn được thực hiện qua dao cách ly,
còn trung tính các MBA tự ngẫu phải nối đất trực tiếp không có dao cách ly.
2.5.1. Điện áp và khả năng tải của lưới điện
2.5.1.1. Điện áp của lưới điện
Có 2 khái niệm về điện áp của lưới điện: Điện áp định mức và điện áp vận
hành.
a. Điện áp định mức: Là điện áp chuẩn mực để thiết kế lưới điện và các thiết bị
phân phối cũng như các thiết bị dùng điện.
Các cấp điện áp định mức như sau được dùng ở Việt Nam và trên thế giới sử
dụng cho lưới truyền tải điện:

6


-

Cao áp: 60kV, 90kV, 110kV, 220kV.

-

Siêu cao áp: 330kV, 400kV, 500kV, 750kV (220kV cũng có thể xếp vào lưới

siêu cao áp).
b. Điện áp vận hành: là điện áp thực tế trên các điểm của lưới điện khi lưới điện
làm việc. Do có tổn thất điện áp trên các phần tử của lưới điện nên không thể giữ
điện áp ở mọi nơi trên lưới điện bằng nhau. Điện áp ở đầu cao hơn điện áp ở cuối
lưới điện. Người ta cố gắng sao cho điện áp trung bình của lưới điện bằng giá trị
định mức và độ lệch điện áp lớn nhất trên lưới điện phải nằm trong giới hạn cho
phép.
Độ lệch điện áp so với định mức tính như sau:

U - Uđm
.100%
Uđm
Trong đó: U là điện áp thực tế, Uđm là điện áp định mức của lưới điện.
δU

=

Ở lưới điện hạ áp, cấp điện trực tiếp cho các thiết bị dùng điện nên độ lệch
điện áp δU phải nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng điện áp được quy
định bằng độ lệch điện áp cho phép trên và dưới δU+, δUỞ lưới điện trung áp cung cấp điện trực tiếp cho phụ tải cũng phải giữ độ
lệch điện áp trong phạm vi tiêu chuẩn chất lượng điện áp.
Ở lưới điện trung, cao và siêu cao áp, độ tăng điện áp phải nhỏ hơn giới hạn
trên cho phép của các thiết bị phân phối, nếu không sẽ gây hại cho cách điện và có
thể gây ra sự cố.
c. Phân biệt khái niệm ổn định điện áp và độ lệch điện áp
Ổn định điện áp: là khả năng của điện áp hệ thống sau những kích động phục
hồi được chế độ ban đầu hoặc rất gần với chế độ ban đầu (trong trường hợp kích
động không được loại trừ).
Độ lệch điện áp: là độ lệch điện áp thực tế so với điện áp định mức của lưới
điện.
Ổn định điện áp: phụ thuộc vào chế độ vận hành của hệ thống điện, các kích
động của hệ thống trong chế độ vận hành để xác định chế độ ổn định.

7


Độ lệch điện áp: Chỉ quan tâm đến điện áp tại nút vận hành so với điện áp
định mức mà không quan tấm đến ảnh hưởng của chế độ vận hành đến lưới.
Độ lệch điện áp có thể là một tiêu chí để đánh giá ổn định điện áp.

2.5.1.2. Khả năng tải của lưới điện
Khả năng tải của lưới điện là công suất lớn nhất mà một đường dây của lưới
điện có thể tải được mà không gây ra nguy hại cho bản thân đường dây điện, hệ
thống điện và phụ tải điện, gọi chung là khả năng tải kỹ thuật.
Nguy hại cho hệ thống điện là gây ra mất ổn định tĩnh và mất ổn định của
phụ tải, khả năng này có nguy cơ cao ở các đường dây liên lạc hệ thống, ở các nút
tải xa thiếu công suất phản kháng.
2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá lưới điện truyền tải
Lưới truyền tải được đánh giá theo 4 tiêu chuẩn chính:
-

An toàn điện;

-

Chất lượng điện năng;

-

Độ tin cậy cung cấp điện;

-

Hiệu quả kinh tế.
Ba tiêu chuẩn đầu để phục vụ khách hàng - trong đó an toàn điện bao gồm an

toàn điện chung, nguy cơ cháy nổ, hành lang an toàn điện. Ngoài ra còn có tiêu
chuẩn mỹ quan.
Tiêu chuẩn 4 thuộc về ngành điện. Hiệu quả kinh tế bao gồm:
-


Tránh được nguy cơ làm hại thiết bị (do quá tải, quá áp);

-

Chi phí vận hành thấp nhất gồm chi phí do tổn thất điện năng và chi phí vận

hành;
-

Thất thu ít nhất (do mất trộm điện năng).

2.5.3. Hoạt động của hệ thống điện
Khi hệ thống điện hoạt động, điện năng được sản xuất ra trong các nhà máy
điện truyền lên lưới hệ thống, từ lưới này điện năng qua lưới truyền tải đến lưới
phân phối. Lưới phân phối cấp điện trực tiếp cho một bộ phận thiết bị dùng điện

8


đồng thời cấp điện cho lưới hạ áp thông qua các trạm phân phối, lưới hạ áp cấp điện
trực tiếp cho các thiết bị dùng điện.
Khi HTĐ hoạt động, tập hợp các quá trình xảy ra trong HTĐ và xác định
trạng thái của nó trong một thời điểm hoặc trong 1 khoảng thời gian nhất định gọi là
chế độ của hệ thống điện.
Chế độ của HTĐ đặc trưng bởi các thông số chế độ, đó là: P, Q, U, θ, I tại
mọi điểm của HTĐ. Các thông số này biến thiên liên tục trong thời gian do nhu cầu
điện năng và do các sự cố bất thường khác.
Chế độ xác lập: là chế độ làm việc bình thường của HTĐ, trong đó các thông
số chế độ được coi là không đổi.

Chế độ quá độ: là chế độ trong đó các thông số chế độ biến đổi nhanh, mạnh.
Chế độ quá độ bình thường: là chế độ xảy ra khi yêu cầu công suất của phụ
tải biến đổi nhanh.
Chế độ quá độ sự cố: là chế độ xảy ra khi xảy ra sự cố trong HTĐ.
2.5.4. Tính toán lưới truyền tải điện
Tính toán lưới truyền tải nhằm mục đích:
-

Tính dòng công suất, dòng điện trên các đường dây điện, tổn thất công suất,

tổn thất điện năng, tổn thất điện áp và điện áp các nút để: Kiểm tra khả năng tải của
MBA, đường dây điện theo điều kiện phát nóng và điện áp;
-

Tính toán chế độ để chọn hoặc chỉnh định thông số của các thiết bị điều

chỉnh, bảo vệ rơ le …
-

Nghiên cứu áp dụng các thiết bị điều khiển chế độ mới;

-

Nghiên cứu ổn định tĩnh và động của hệ thống.
Yêu cầu về tính toán:

-

Phải tính đến điện dung C của đường dây, nếu điện áp trên 330kV thì có thể


phải tính đến cả điện dẫn G;
-

Tổn thất công suất trên đoạn lưới sau ảnh hưởng nhiều đến tổn thất trong

đoạn lưới trước do đó phải tính toán lần lượt cho từng đoạn lưới một;

9


-

Đối với đường dây dài (cỡ > 300km, điện áp từ 220kV trở lên) thì phải dùng

phương pháp thông số rải hoặc phân đoạn dùng thông số tập trung để đảm bảo độ
chính xác;
-

Phụ tải cao áp có cấu trúc khá giống nhau do đó có thể coi hệ số đồng thời

-

Phụ tải phụ thuộc điện áp theo đặc tính tĩnh, nếu phân tích ảnh hưởng của

=1;

các thiết bị điều chỉnh chế độ thì phải xét tới thực tế này.
Phân bố công suất trong lưới truyền tải:
-


Lưới truyền tải đưa điện năng từ các TKV đến các TTG, có cấu trúc kiểu 1 lộ

hoặc 2 lộ song song vận hành hở. Công suất tải của các đường dây này có đồ thị
giống như đồ thị phụ tải. Do đó tổn thất công suất tính theo chế độ max của phụ tải,
tổn thất điện năng có thể tính theo Tmax của phụ tải như lưới phân phối.
-

Lưới hệ thống vận hành kín, công suất tải trên các đường dây vừa phụ thuộc

công suất phụ tải vừa phụ thuộc vào chế độ làm việc cưỡng bức của các nhà máy
điện. Do đó đồ thị công suất tải trên các đường dây cần được tính toán theo chế độ
làm việc của các nhà máy điện. Sau đó, dùng đồ thị công suất này để tính tổn thất
công suất và tổn thất điện năng. Tổn thất trong các MBA tăng áp và máy biến áp
liên lạc giữa các cấp điện áp trong lưới hệ thống cũng được tính như vậy.
2.5.5. Ý nghĩa của ổn định điện áp đến lưới truyền tải điện
a. Ảnh hưởng của điện áp đến hoạt động của HTĐ
Điện áp trong HTĐ luôn biến đổi trong thời gian do sự biến đổi không ngừng
của phụ tải trước hết là công suất phản kháng, đây là các sự biến đổi tự nhiên và
chậm.
Sự biến đổi nhanh do:
-

Sự dao động thường xuyên hoặc ngẫu nhiên của phụ tải;

-

Sự cố trong HTĐ gây ra quá trình quá độ điện từ và có thể làm cho 1 hoặc

một số phần tử ngừng hoạt động đột ngột;
-


Sự thay đổi cấu trúc lưới;

-

Hoạt động của các bảo vệ và tự động;

10


-

Khởi động hoặc ngừng các tổ máy.
Sự biến đổi điện áp dẫn đến hậu quả:

-

Chất lượng điện năng ở các thiết bị dùng điện không đạt yêu cầu;

-

Ảnh hưởng đến công tác của HTĐ: Điện áp tăng quá cao gây nguy hiểm cho

thiết bị HTĐ; Điện áp thấp làm giảm ổn định tĩnh của hệ thống tải điện, giảm khả
năng ổn định động và ổn định tổng quát, nếu thấp quá có thể gây mất ổn định phụ
tải.
Mức điện áp trong HTĐ ảnh hưởng lớn đến tổn thất công suất và tổn thất
điện năng trong HTĐ nhất là trên lưới cao và siêu cao áp. Vì thế cần phải thực hiện
điều chỉnh điện áp liên tục trong quá trình vận hành HTĐ. HTĐ phải được trang bị
các thiết bị để thực hiện nhiệm vụ này.

b. Ý nghĩa của ổn định điện áp
-

Đảm bảo chất lượng điện năng cho thiết bị dùng điện;

-

Đảm bảo hoạt động của hệ thống trong chế độ bình thường cũng như sự cố.

Nếu điện áp cao quá giới hạn cho phép sẽ làm thiết bị hỏng hoặc già hóa nhanh.
Nếu thấp quá sẽ gây quá tải đường dây và MBA, ảnh hưởng đến tự dùng, đến ổn
định của nhà máy điện và phụ tải;
2.6.

Đặt hiệu quả kinh tế, giảm ∆P và ∆A.
Các khái niệm và định nghĩa về ổn định của hệ thống điện.
Trong những năm gần đây, hệ thống điện (HTĐ) Việt Nam đã có những

bước phát triển vượt bậc, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân và công cuộc đổi mới, hiện đại hóa đất nước. Năm 1995, đường dây siêu cao áp
(ĐDSCA) 500kV Bắc - Trung - Nam được đưa vào vận hành đánh dấu sự thay đổi
lớn, cả về lượng lẫn và chất, đối với HTĐ Việt Nam. Đường dây tạo thành trục
xương sống đưa Hệ thống điện Việt Nam thành HTĐ hợp nhất không chỉ mở rộng
về quy mô lãnh thổ, HTĐ Việt Nam còn có sự phát triển nhảy vọt về công suất.
Năm 2004 tổng quy mô công suất nguồn toàn quốc đạt trên 10.000MW, trong tương
lai gần với sự xuất hiện của các nhà máy thủy điện Sơn La, nhiệt điện Đông Triều,
Mông Dương, Cần Thơ, … dự kiến công suất nguồn đến 2020 lên tới trên

11



40.000MW. Lưới điện Việt Nam cũng không ngừng đổi mới: phát triển tự động
hóa, trang thiết bị, hệ thống giám sát, điều khiển phục vụ cho việc vận hành ổn định,
tin cậy, linh hoạt và tối ưu.
Mang đầy đủ các đặc trưng của một hệ thống lớn, HTĐ Việt Nam được nâng
cao độ tin cậy, cho phép khai thác tối đa khả năng vận hành kinh tế (tối ưu hóa công
suất nguồn, giảm tổn thất truyền tải, …), trục đường dây siêu cao áp 500kV nối liền
các trung tâm phụ tải với các nhà máy có tổ máy công suất lớn là tiền đề thuận lợi
cho việc mở rộng phạm vi lưới, phát triển nhiều loại nguồn điện để đáp ứng được
nhu cầu điện khí hóa đất nước. Tuy nhiên hệ thống điện càng lớn sẽ càng phức tạp
trong việc nghiên cứu, quy hoạch xây dựng và vận hành. Ngoài những kích động
nhỏ thường xuyên có tính chất ngẫu nhiên, trong HTĐ còn có những kích động lớn
diễn ra đột ngột như các sự cố ngắn mạch, sét đánh làm cắt đột ngột đường dây, …
khiến mất cân bằng công suất, ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn hệ thống, có thể
gây hậu quả nặng nề. Việc tính toán các chế độ hệ thống là bắt buộc chung nhưng
không hề đơn giản, đặc biệt là các chế độ sự cố với quá trình quá độ điện từ, điện cơ
rất phức tạp.
Với phát triển nhảy vọt, HTĐ Việt Nam tương lai sẽ có sự liên kết với các
nước trong khu vực, điều đó càng đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc, tỉ mỉ hơn về
phương diện ổn định. Để nghiên cứu có hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu
mong muốn cần phải sự dụng các phương pháp thích hợp. Vấn đề không phải chỉ
đánh giá hệ thống có ổn định hay không ổn định trong một trạng thái vận hành nhất
định mà vấn đề còn là việc xác định giới hạn chế độ vận hành khác nhau, xét khả
năng chịu những kích động trong hệ thống và tìm ra các biện pháp hiệu quả cải
thiện chỉ tiêu ổn định hệ thống điện.
2.6.1. Ổn định động
Phân tích ổn định động HTĐ thực chất là nghiên cứu các đặc trưng diễn biến
của quá trình quá độ (QTQĐ) điện - cơ diễn ra sau những kích động lớn (sự cố).
Phụ thuộc vào cấu trúc hệ thống và độ nặng nề của các kích động (làm mất cân
bằng công suất) mà sau một thời gian diễn biến QTQĐ hệ thống tiến đến một chế


12


độ xác lập (CĐXL) mới - hệ thống ổn định động, hay rơi vào trạng thái làm việc
mất đồng bộ, các máy phát điện quay với những tần số khác nhau - hệ thống mất ổn
định.
Có nhiều phương pháp để nghiên cứu ổn định động. Tuy nhiên, phương pháp
được áp dụng chủ yếu hiện nay vẫn là phương pháp tích phân số hệ thống phương
trình vi phân mô phỏng QTQĐ. Sự phù hợp và đầy đủ của hệ phương trình (còn gọi
mà mô hình QTQĐ) có ý nghĩa quyết định đối với kết quả nghiên cứu. Mô hình
không những phải phản ánh được các quá trình động diễn ra bên trong các phần tử
chính của HTĐ (máy phát điện, máy biến áp, đường dây tải điện, …) mà còn phải
phản ánh được các tác động điều chỉnh điều khiển của các phương tiện tự động hóa
khác nhau (tự điều chỉnh kích từ, từ động điều tốc tuabin, …), các thiết bị bù công
suất phản kháng, các phần tử của hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt, …
mà ngày càng được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống điện lớn.
Tuy nhiên, do dung lượng của Luận văn có hạn nên tôi xin phép không trình
bày chi tiết các phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá ổn định động. Luận văn của tôi sẽ
xin trình bày chủ yếu các vấn đề liên quan đến ổn định tĩnh.
2.6.2. Ổn định tĩnh
Chế độ của hệ thống điện là tập hợp các quá trình xảy ra trong hệ thống điện
và xác định trạng thái làm việc của hệ thống điện trong một thời điểm hay một
khoảng thời gian nào đó. Các quá trình trên được đặc trưng bởi các thông số: U, I,
P, Q, f, … tại mọi thời điểm của hệ thống điện. Ta gọi chúng là các thông số chế độ,
các thông số này khác thông số hệ thống ở chỗ nó chỉ tồn tại khi hệ thống điện làm
việc. Các thông số chế độ xác định hoàn toàn trạng thái làm việc của hệ thống điện.
Chế độ làm việc của hệ thống điện nói chung được chia làm hai loại chính:
Chế độ xác lập và chế độ quá độ. Chế độ xác lập là chế độ trong đó các thông số
của hệ thống không thay đổi, hoặc trong khoảng thời gian tương đối ngắn, chỉ biến

thiên nhỏ xung quanh các trị số định mức. Ngoài chế độ xác lập còn diễn ra các chế
độ quá độ của hệ thống điện. Đó là các chế độ trung gian chuyển từ chế độ xác lập
này sang chế độ xác lập khác. Nói chung với mọi hệ thống điện yêu cầu nhất thiết là

13


phải đảm bảo cho các chế độ quá độ diễn ra bình thường, nhanh chóng chuyển sang
chế độ xác lập mới, bởi chế độ quá độ chỉ có thể là tạm thời, chế độ xác lập mới là
chế độ làm việc cơ bản của hệ thống điện.
Từ khái niệm về các chế độ của hệ thống điện có thể thấy rằng điều kiện tồn
tại chế độ xác lập gắn liền với sự tồn tại của điểm cân bằng công suất. Bởi chỉ khi
đó thông số hệ thống mới giữ được không đổi. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng chỉ là
điều kiện cần (chưa đủ) của chế độ xác lập. Thực tế luôn tồn tại những kích động
ngẫu nhiên làm lệch thông số khỏi điểm cần bằng tuy rất nhỏ, chẳng hạn những sự
thay đổi thường xuyên của công suất phụ tải. Chính trong điều kiện này hệ thống
vẫn phải duy trì được độ lệch nhỏ của các thông số, nghĩa là đảm bảo tồn tại chế độ
xác lập. Khả năng này phụ thuộc vào một tính chất riêng của hệ thống: tính ổn định
tĩnh. Để có khái niệm rõ hơn về ổn định tĩnh, ta hãy xem xét trạng thái cân bằng
công suất của máy phát. Hình 2.3.b vẽ đặc tính công suất điện từ của máy phát và
đặc tính công suất cơ của tuabin đối với hệ thống điện đơn giản trên 2.3.a.
Công suất tuabin được coi là không đổi, còn công suất máy phát có dạng:
P( ) 

EU
sin   Pm .sin 
XH

(2-1)


Trong đó: XH = XF + XB + XD/2
Tồn tại 2 điểm cân bằng a và b tương ứng với các trị số góc lệch δ01 và δ02:
δ01 = acrsin (PT/Pm); δ02 = 1800 - acrsin (PT/Pm);

14


Hình 2.3. Đặc tính công suất điện từ và cơ của máy phát đơn giản
Tuy nhiên chỉ có điểm cân bằng a là ổn định và tạo nên chế độ xác lập. Thật
vậy, giả thiết xuất hiện một kích động ngẫu nhiên làm lệch góc δ khỏi giá trị δ01 một
lượng Δδ > 0 (sau đó kích động triệt tiêu). Khi đó theo các đặc tính công suất, ở vị
trí mới công suất điện từ (hãm) P(δ) lớn hơn công suất cơ (phát động) PT, do đó
máy phát quay chậm lại, góc lệch δ giảm đi trở về giá trị δ01. Khi Δδ < 0 hiện tượng
diễn ra theo tương quan ngược lại PT > P(δ), máy phát quay nhanh lên, trị số góc
lệch δ tăng trở về δ01. Điểm a như vậy gọi là kích thích cân bằng bền, hay nói khác
đi có tính ổn định tĩnh. Xét điểm cân bằng b với giả thiết Δδ > 0, tương quan công
suất sau kích động sẽ là PT > P(δ), góc lệch δ tăng xa dần giá trị δ02. Nếu Δδ < 0,
tương quan công suất ngược lại làm giảm góc lệch δ nhưng lệch xa trạng thái cân
bằng. Như vậy tại điểm cân bằng b, dù chỉ tồn tại một kích động nhỏ (sau đó kích
động bị triệt tiêu) thông số hệ thống cũng thay đổi liên tục lệch xa khỏi trị số ban
đầu. Vì vậy điểm cân bằng b bị coi là không ổn định. Cũng vì những ý nghĩa trên ổn
định tĩnh còn được gọi là ổn định với kích động bé hay ổn định điểm cân bằng.
Nếu xét nút phụ tải và tương quan cân bằng công suất phản kháng ta cũng có
tính chất tương tự. Chẳng hạn xét hệ thống điện hình 2.4 - nút phụ tải được cung

15


×