Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ HẰNG

KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN VỀ
TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ
TÍNH HỮU ÍCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH ĐƢỢC KIỂM TOÁN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ HẰNG

KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN VỀ
TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ
TÍNH HỮU ÍCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH ĐƢỢC KIỂM TOÁN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN


TP HỒ CHÍ MINH – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách
nhiệm của KTV và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán
– nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi với sự
hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Giang Tân. Luận văn này chưa được ai công bố
dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các nguồn tham khảo đã được công bố đầy đủ.
TP.HCM, ngày 17 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hằng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU: ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3
4.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................3


4.2.

Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Kết cấu của đề tài................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 5
1.1.

Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................... 5

1.1.1. Nghiên cứu về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ........................5
1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố cấu thành của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ....7
1.2.

Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 14

1.3.

Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu ....... 16

1.3.1. Đối với các nghiên cứu nước ngoài ...............................................................16
1.3.2. Đối với các nghiên cứu trong nước ................................................................17
1.3.3. Vấn đề cần nghiên cứu ...................................................................................17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 20


2.1.

Khái niệm về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ............................................ 20


2.2.

Mô hình nghiên cứu về nguyên nhân hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm

toán trong kiểm toán BCTC .................................................................................. 21
2.3.

Các quy định có liên quan về trách nhiệm của kiểm toán viên .................... 24

2.3.1. Chuẩn mực kiểm toán VSA 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và
doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam. ........................................................................................................................24
2.3.2. Chuẩn mực kiểm toán VSA 240 - Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan
đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. ........................................26
2.3.3. Chuẩn mực kiểm toán VSA 260 - Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn
vị được kiểm toán .....................................................................................................27
2.3.4. Chuẩn mực kiểm toán VSA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng
yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị .........28
2.3.5. Chuẩn mực kiểm toán VSA 330 - Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với
rủi ro đã đánh giá .......................................................................................................29
2.4.

Thông tin hữu ích trên báo cáo tài chính được kiểm toán ........................... 30

2.5.

Lý thuyết nền tảng....................................................................................... 32

2.5.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory). ..............................................................32

2.5.2. Lý thuyết niềm tin cảm tính (Inspired Confidence Theory). .........................33
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 36
3.1.

Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 36

3.2.

Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 37

3.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................37
3.2.2. Thiết kế thang đo ............................................................................................38
3.2.3. Xây dựng bảng câu hỏi...................................................................................39


3.2.4. Thiết kế mẫu ...................................................................................................42
3.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu.......................................................................43
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 45
4.1.

Kết quả khảo sát khoảng cách kỳ vọng về trách nhiệm của KTV và tính hữu

ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán. ....................................................... 45
4.1.1. Kết quả thống kê mô tả ..................................................................................45
4.1.2. Kết quả kiểm định giả thuyết .........................................................................46
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 60
5.1. Kết luận.......................................................................................................... 60
5.1.1. Điểm thống nhất ..............................................................................................60
5.1.2. Những khác biệt trong quan điểm tạo nên khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại
Việt Nam ...................................................................................................................61

5.2.

Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ..................................... 62

5.2.1. Những giải pháp nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán do năng
lực KTV và kết quả kiểm toán ..................................................................................62
5.2.2. Những giải pháp nhằm giảm thiểu khoảng cách từ những mong đợi chưa hợp
lý từ người sử dụng BCTC. .......................................................................................64
5.2.3. Hoàn thiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm giảm thiểu khoảng cách
chuẩn mực .................................................................................................................65
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 66
5.3.1. Hạn chế của đề tài ...........................................................................................66
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................66
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. AEG

Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán (Audit Expectation Gap)

2. BCKiT

Báo cáo kiểm toán

3. BCTC

Báo cáo tài chính


4. BGĐ

Ban giám đốc

5. BQT

Ban quản trị

6. CMKiT

Chuẩn mực kiểm toán

7. DNKT

Doanh nghiệp kiểm toán

8. ĐVĐKT

Đơn vị được kiểm toán

9. GTTB

Giá trị trung bình

10. KTV

Kiểm toán viên

11. NQL


Nhà quản lý

12. VACPA

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

13. VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

14. VSA

Chuẩn mực kiểm toán việt nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo
Bảng 4.1: Thống kê theo đối tượng khảo sát
Bảng 4.2: Thống kê theo kinh nghiệm làm việc
Bảng 4.3: Thống kê theo nhóm đối tượng về trách nhiệm KTV
Bảng 4.4: Kiểm định Independent Samples T-Test theo nhóm đối tượng về trách
nhiệm KTV
Bảng 4.5: Thống kê theo nhóm đối tượng về tính hữu ích của thông tin trên BCTC
được kiểm toán
Bảng 4.6: Kiểm định Independent Samples T- Test theo nhóm đối tượng về tính
hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình về khoảng cách mong đợi kiểm toán (Porter, 2012)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu


1

PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chủ trương đa
dạng hoá các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế được mở rộng và ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Trong điều
kiện nền kinh tế như vậy, BCTC của doanh nghiệp không chỉ để báo cáo cho các cơ
quan quản lý nhà nước nhằm kiểm tra và xét duyệt, các thông tin này cần cho nhiều
người, được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh
tế.
Dù ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có cùng kỳ
vọng là có được các thông tin từ BCTC với độ tin cậy, trung thực và hợp lý. Đáp
ứng yêu cầu đó, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời, trở thành bộ phận cần thiết,
đáng tin cậy và không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế. Kiểm toán độc
lập cung cấp cho những người sử dụng kết quả kiểm toán sự hiểu biết về những
thông tin tài chính được lập trên cơ sở các nguyên tắc, chuẩn mực theo quy định
pháp luật, và các thông tin đó có trung thực, hợp lý hay không?
Tuy nhiên, hiện nay niềm tin vào các BCTC đã bị giảm bởi chất lượng hoạt
động kiểm toán BCTC chưa đáp ứng được mong đợi của người sử dụng. Thuật ngữ
khoảng cách kỳ vọng (AEG) bắt đầu xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20 sau
các thất bại nghề nghiệp kiểm toán, do sự khác biệt trong kỳ vọng của người sử
dụng với thực tiễn của nghề nghiệp kiểm toán. AEG lần đầu tiên xuất hiện ở Hoa
Kỳ, sau đó lan rộng sang các quốc gia khác như Canada, Anh, Úc. Dù đây không
phải là chủ đề mới, tuy nhiên từ khi ra đời đến nay vẫn luôn nhận được quan tâm
bởi các tổ chức nghề nghiệp, của giới học thuật, là một trong những cơ sở giúp hoàn
thiện chuẩn mực kiểm toán.

Tại Việt Nam, nghiên cứu “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” chưa nhiều, phần
lớn chỉ tập trung vào nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng về trách nhiệm của KTV
(Nguyễn Quốc Kịp, 2015), giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm toán
viên và nhà quản lý trong việc kiểm toán báo cáo tài chính (Ngô Thị Thúy Quỳnh,


2

2015), đo lường khoảng cách kỳ vọng giữa nhà đầu tư và chất lượng công ty kiểm
toán (Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế- Luật, 2015). Hầu hết những nghiên cứu
này mới chỉ chú trọng đến khoảng cách về trách nhiệm của KTV chưa chú trọng
đến việc kết hợp giữa trách nhiệm KTV và tính hữu ích của thông tin trên BCTC
được kiểm toán, với mục đích cải thiện hình ảnh của KTV nhờ việc chỉ ra những
yêu cầu thực tế mà xã hội đòi hỏi đối với ngành kiểm toán, đòi hỏi KTV phải nhận
thức được nghĩa vụ và trách nhiệm bản thân trong công việc. Mặt khác, cũng chỉ ra
người sử dụng BCTC được kiểm toán cần phải có những nhận thức thực tế hơn về
trách nhiệm, nghĩa vụ và hoạt động của KTV, đồng thời giúp người sử dụng đưa ra
quyết định đầu tư của mình.
Vì vậy, tác giả lựa chọn chủ đề này để làm LVThS: “Khoảng cách kỳ vọng
kiểm toán về trách nhiệm kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên
BCTC được kiểm toán _Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” nhằm xem xét
liệu có tồn tại khoảng cách kỳ vọng về trách nhiệm của kiểm toán viên, về tính hữu
ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán tại Việt nam để từ đó đưa ra một số
biện pháp thiết thực giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung là: Xem xét sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng về
trách nhiệm kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm
toán tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
-


Điều tra để chứng tỏ có tồn tại hay không tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
về trách nhiệm của KTV tại Việt Nam.

-

Điều tra để chứng tỏ có tồn tại hay không tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
về tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán tại Việt Nam.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và các
kiến nghị nhằm tăng niềm tin của người sử dụng BCTC đối với hoạt động kiểm
toán độc lập.


3

3. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi thứ 1: Có tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa KTV và người sử
dụng về trách nhiệm KTV không?
- Câu hỏi thứ 2: Có tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa KTV và người sử
dụng về tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán không?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khoảng cách kỳ vọng về trách nhiệm của
KTV và tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán.

4.2.
-

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về 2 nội dung chính: khoảng
cách kỳ vọng về trách nhiệm của KTV và tính hữu ích của thông tin trên BCTC
được kiểm toán.

-

Chỉ nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng của kiểm toán độc lập, không nghiên cứu
về kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.

-

Phạm vi về thời gian: thời gian thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
tháng 06/2016 đến tháng 10/2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu.
Cơ sở dữ liệu
Đề tài sử dụng tổng hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan:
Dữ liệu sơ cấp:

- Nguồn dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát, đối tượng khảo sát gồm 2 nhóm
chính:
Nhóm thứ 1 là nhóm các kiểm toán viên chính, chuyên viên kiểm toán và trợ
lý kiểm toán viên đang làm việc tại các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.
Nhóm thứ 2 là những người sử dụng báo cáo tài chính: đây là nhóm có lợi
ích trực tiếp liên quan đến cuộc kiểm toán với mục đích đánh giá thông tin tài

chính để ra quyết định cho vay hoặc đánh giá tình hình hoạt động để đầu tư hay


4

đánh giá khả năng đóng góp cho Nhà nước thông qua đóng góp cho các loại
thuế…; nhóm này được khảo sát bao gồm: nhân viên ngân hàng, các nhân viên
làm việc ở các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư, các nhân viên làm việc tại
các cơ quan thuế…
-

Chọn mẫu khảo sát: lựa chọn theo phương pháp thuận tiện phi xác suất.
Kích thước mẫu dự kiến 200 gồm kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo
thông qua bảng câu hỏi.
Để đảm bảo việc thu thập dữ liệu đầy đủ và nhanh chóng, tác giả sử dụng

phương pháp tiếp cận khảo sát qua mail và một số phương tiện liên lạc khác đánh
giá trực tiếp trên ứng dụng của www.docs.google.com.vn.
Dữ liệu thứ cấp
Các bài báo, tạp chí, luận văn và nghiên cứu cả trong và ngoài nước về khoảng
cách kỳ vọng kiểm toán.
Công cụ phân tích dữ liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS, sau khi được sàng lọc và làm sạch,
dữ liệu được sử dụng để thực hiện các phân tích sau: thống kê mô tả, kiểm định
Independent Sample T-Test.
6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Các nghiên cứu nƣớc ngoài

1.1.1. Nghiên cứu về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
Khá nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng, dưới
đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:
(1) Nghiên cứu của Lee (1970) là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại Anh.
Ông đã khảo sát và gửi bảng câu hỏi đến các kiểm toán viên, đơn vị được kiểm toán
và bên thứ ba. Kết quả là hơn 80% số người được khảo sát cho rằng trách nhiệm của
KTV là phát hiện các gian lận và sai sót, đảm bảo các công ty đã tuân thủ tất cả các
yêu cầu của pháp luật quy định, xác minh tính chính xác của sổ sách, hồ sơ và
chứng từ kế toán, đồng thời đưa ra ý kiến kiểm toán về sự trung thực, hợp lý của
BCTC của đơn vị được kiểm toán. Trái với kỳ vọng của Lee, sự hiểu biết của KTV
về mục tiêu kiểm toán có khác biệt so với đơn vị được kiểm toán và bên thứ ba.
Ông thừa nhận rằng có sự tồn tại về khoảng cách kỳ vọng giữa các bên và nếu các
bên không cùng chung nhận thức về mục tiêu kiểm toán thì các lợi ích từ cuộc kiểm
toán sẽ không được đánh giá cao và đáng tin cậy.
(2) Ở Mỹ, Baron và các cộng sự (1977) đã điều tra khác biệt về nhận thức giữa
các nhóm người khác nhau liên quan đến trách nhiệm của KTV trong phát hiện các
sai sót trọng yếu, gian lận và các hành vi bất hợp pháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy
kiểm toán viên và những người sử dụng BCTC có niềm tin khác nhau về việc phát
hiện và trình bày các sai phạm và các hành vi bất hợp pháp. Đặc biệt, những người

sử dụng BCTC yêu cầu kiểm toán viên có trách nhiệm nhiều hơn trong việc phát
hiện và báo cáo gian lận và các hành vi không tuân thủ pháp luật hơn là những gì
mà kiểm toán viên cho rằng mình phải làm.
(3) Low (1980) đã điều tra khoảng cách kỳ vọng trên tại Úc về mức độ phát hiện
và trách nhiệm công bố sai sót, gian lận và các hành vi không tuân thủ pháp luật
giữa kiểm toán viên và những người sử dụng BCTC. Kết quả là cả hai nhóm có
nhận thức hoàn toàn khác nhau. Nghiên cứu này cũng nhất quán với nghiên cứu của


6

Lee (1970) và Lee cho rằng những bên liên quan có kỳ vọng cao hơn về hoạt động
kiểm toán hơn là những gì mà kiểm toán viên đang thực hiện.
(4) Low và các cộng sự (1988) đã điều tra khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm toán
viên và các nhà phân tích tài chính về mục tiêu kiểm toán tại Singapore. Những đối
tượng khảo sát được cung cấp danh sách 13 mục tiêu của cuộc kiểm toán. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán là đưa ra ý kiến của
KTV về BCTC. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cuộc kiểm toán cần được
xem như là sự bảo đảm về tính chính xác về BCTC của một đơn vị. Nhìn chung
mong đợi của các nhà phân tích tài chính về trách nhiệm KTV trong việc ngăn chặn
và phát hiện sai phạm trọng yếu từ phía kiểm toán viên cao hơn là những gì mà
kiểm toán viên có thể thực hiện.
(5) Humphrey và các cộng sự (1993) thực hiện cuộc điều tra để thu thập bằng
chứng về ý kiến và nhận thức về kiểm toán từ nhiều nhóm người khác nhau. Kết
quả chỉ ra không có sự khác biệt đáng kể liên quan nhận thức về việc lập BCTC là
phải tuân thủ theo luật định và chuẩn mực, nhưng có sự khác biệt đáng kể về vai trò
của kiểm toán viên. Nói chung, kiểm toán viên cho rằng họ có trách nhiệm và vai
trò ít hơn so với những người sử dụng BCTC kỳ vọng về họ. Một điều thú vị là 71%
kiểm toán viên không cho rằng Bảng cân đối kế toán trình bày trung thực về tình
hình tài chính, trong khi đó 51% Giám đốc tài chính và 81% những người sử dụng

kết quả kiểm toán lại có ý kiến ngược lại
(6) Porter (2012) nghiên cứu được tiến hành tại New Zeland và Anh trong năm
2009 để điều tra khác biệt về quan điểm liên quan trách nhiệm KTV và thông điệp
trên BCKiT. Nghiên cứu này được mở rộng từ nghiên cứu của tác giả Porter (1999),
thực hiện tại New Zeland và Anh để nhằm kiểm tra sự thay đổi về khoảng cách kỳ
vọng kiểm toán giữa năm 1999 và 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đối tượng
chưa nhận thức đúng về trách nhiệm KTV, không những vậy họ còn kỳ vọng nhiều
hơn ở KTV về những trách nhiệm mà chuẩn mực kiểm toán chưa quy định. Điều
này cho thấy vẫn tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở New Zeland và Anh;
khoảng cách này ở New Zeland lớn hơn ở Anh. So với kết quả năm 1999 thì nghiên


7

cứu này đã cho thấy khoảng cách kỳ vọng này ở Anh đã thu hẹp hơn, trong khi đó ở
New Zeland thì ngược lại. Sự thay đổi về khoảng cách này là do việc giám sát hoạt
động kiểm toán và việc công khai minh bạch BCTC đã được kiểm toán ở Anh tốt
hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy người sử dụng BCTC chưa hiểu đúng và sử
dụng hết các thông điệp trên báo cáo kiểm toán để đưa ra quyết định đầu tư của
mình.
1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố cấu thành của khoảng cách kỳ vọng
kiểm toán
(1) Nghiên cứu của Hiệp hội kế toán (ICAI) Ireland vào 1990. Nghiên cứu này
tiến hành khi xuất hiện những lời phê bình, chỉ trích đối với các báo cáo tài chính
được kiểm toán, đặc biệt đối với báo cáo tài chính của những công ty lâm vào tình
trạng phá sản. Hiệp hội này muốn điều tra xem liệu có hay không “khoảng cách kỳ
vọng giữa người sử dụng báo cáo tài chính, đơn vị được kiểm toán và kiểm toán
viên _ ICAI, 1992”. Để xác đinh các nhân tố cấu thành khoảng cách kỳ vọng, Ủy
ban điều tra về kỳ vọng của người sử dụng BCTC (CIEUFS) ra đời dưới sự chỉ đạo
của tiến sĩ Louden Ryan. Nghiên cứu của CIEUFS (1992) đã kiểm tra khoảng cách

kiểm toán kỳ vọng ở Ireland. CIEUFS kết luận rằng khoảng cách mong đợi kiểm
toán cấu thành từ những yếu tố: Tính chính xác của BCTC , nguyên tắc hoạt động
liên tục/ khả năng thanh toán, cảnh báo về sự phá sản sắp xảy ra, gian lận, mức độ
tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và tính độc lập của kiểm toán viên.
 Tính chính xác
Nghiên cứu cho thấy rằng, đa số người sử dụng luôn có niềm tin đối với báo
cáo kiểm toán, họ cho rằng ý kiến trên báo cáo kiểm toán là chấp nhận toàn phần thì
BCTC là chính xác tuyệt đối. Ủy ban này cho rằng “khoảng cách tồn tại giữa kiểm
toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính về mức độ chính xác trên báo cáo tài
chính chỉ có thể thu hẹp được bằng cách làm cho những người sử dụng báo cáo tài
chính hiểu rằng trên báo cáo tài chính thì còn khá nhiều khoản ước tính, do vậy việc
xét đoán là không thể tránh khỏi”
 Nguyên tắc hoạt động liên tục/ khả năng thanh toán


8

Báo cáo tài chính thường được lập dựa trên giả định hoạt động liên tục nếu
ngược lại, báo cáo tài chính phải được lập dựa trên giả định khác và cần phải thuyết
minh rõ trên báo cáo tài chính. Trách nhiệm của BGĐ xét đoán xem liệu giả định
này có được tôn trọng hay không khi lập BCTC. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho
thấy, BGĐ không cho rằng đó là trách nhiệm của mình phải công bố trên báo cáo tài
chính hay báo cáo thường niên của Công ty về giả định này. Chính vì vậy, khi công
ty bị phá sản thì khoảng cách giữa người sử dụng báo cáo tài chính đối với đơn vị
được kiểm toán hay với kiểm toán viên lại càng có sự chênh lệch lớn khi lợi ích của
người sử dụng BCTC bị ảnh hưởng.
 Cảnh báo về sự phá sản sắp xảy ra
Nghiên cứu cho thấy rằng cả kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài
chính đều cho rằng kiểm toán viên có trách nhiệm phát hiện và cảnh báo về sự phá
sản sắp xảy ra đối với đơn vị được kiểm toán, cung cấp cho người sử dụng thông tin

và lý do đối với trường hợp sắp phá sản của đơn vị được kiểm toán. Nghiên cứu
cũng cho thấy rằng nếu kiểm toán viên xác định những rủi ro đó là đáng kể và trọng
yếu thì nên báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán hoặc trao đổi với ban Giám đốc.
 Gian lận
Nghiên cứu đã khảo sát và đưa ra kết luận là phần lớn người sử dụng BCTC
không chấp nhận rằng mặc dù kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán được thiết
lập một cách chuyên nghiệp nhưng kiểm toán viên không thể phát hiện ra gian lận,
đặc biệt là những đơn vị có sự thông đồng giữa các thành viên trong công ty. Vì vậy
đối với hành vi trái pháp luật đã có một sự đồng thuận rằng nếu hành vi đó có ảnh
hưởng đến lợi ích người sử dụng thì KTV nên báo cáo cho các cơ quan quản lý có
liên quan.
 Mức độ tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và tính độc lập của kiểm toán
viên
ICAI, 1992 sau khi khảo sát đã đưa ra kết luận: “đánh giá của những người sử
dụng BCTC về tính độc lập và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn còn thiếu hiệu quả
và minh bạch”. Vì vậy một số quan điểm cho rằng cần có các biện pháp cần thiết


9

được thực hiện để tăng cường tính độc lập của kiểm toán viên. Cần có sự quan tâm
đặc biệt đối với các dịch vụ phi kiểm toán và sự phụ thuộc quá mức của kiểm toán
đối với khách hàng.
(2) Nghiên cứu của Ủy ban Macdonal (1988), Ủy ban này do Viện Kế toán Công
chứng Canada (CICA) thành lập để nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng của người
sử dụng báo cáo tài chính. Ủy ban này đã tiến hành thu thập thông tin từ nhiều
nguồn như khảo sát qua điện thoại một cách ngẫu nhiên, phỏng vấn và gửi bảng câu
hỏi cho nhóm người có am hiểu về BCTC, những người có đầy đủ thông tin và
BCTC được kiểm toán. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy không nhiều đối
tượng được điều tra có sự hiểu biết đẩy đủ về trách nhiệm của KTV. Cụ thể chỉ có

41% số người được khảo sát xác định trách nhiệm của KTV là đưa ra ý kiến kiểm
toán về tính trung thực, hợp lý của BCTC; 24% cho rằng báo cáo kiểm toán là báo
cáo về tính hữu hiệu của quá trình quản lý của đơn vị được kiểm toán; 25% cho
rằng đó là kết quả kiểm toán sẽ cho thấy sự bảo đảm về tình hình tài chính của công
ty; 10% còn lại cho rằng họ không biết thực sự về công việc của KTV. Ngoài ra, Ủy
ban này cũng nhận thấy rằng có một sự nhầm lẫn về thông tin được truyền tải trên
báo cáo kiểm toán, đây là nguyên nhân vì sao khi một công ty bị phá sản, người sử
dụng BCTC đều cho rằng đó là lỗi của KTV.
(3) Gloeck và De Jager (1993) đo lường khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại
Cộng hòa Nam Phi. Kết quả chỉ ra rằng có khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và có 3
nhân tố chính cấu thành nên là (i) tính độc lập của kiểm toán viên; (ii) trách nhiệm
của kiểm toán viên, đặc biệt liên quan đến gian lận và tính liên tục hoạt động; (iii)
sự không thỏa mãn về kiểm toán bắt buộc đối với các công ty có quy mô nhỏ. Hơn
60% người trả lời cho rằng kiểm toán viên bị ảnh hưởng đáng kể từ phía các nhà
quản lý của công ty khách hàng.
(4) Porter (1993) đã nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại New
Zealand, kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng cách kỳ vọng gồm hai thành phần cấu
thành bởi: Khoảng cách về kết quả và khoảng cách hợp lý. Khoảng cách về kết quả
là khoảng cách do dịch vụ chưa hoàn hảo. Khoảng cách hợp lý là khoảng cách do


10

yêu cầu quá cao của xã hội đối với nghề kiểm toán. Nghiên cứu được thực hiện
thông qua khảo sát hai nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi hoạt động kiểm toán: (1)
là nhóm tài chính bao gồm các KTV, nhân viên các công ty, các nhà phân tích tài
chính, sinh viên kiểm toán và (2) là nhóm công chúng bao gồm luật sư, phóng viên
tài chính và các thành viên của công chúng nói chung. Từ kết quả nghiên cứu của
mình, Porter đã xác định có hơn 20% công chúng nhận thức KTV phải thực hiện 10
nhiệm vụ trong khi nhóm cộng đồng tài chính cho rằng đó là điều không hiệu quả

và kinh tế khi thực hiện. Nghiên cứu thực nghiệm này đã giúp các nhà nghiên cứu
xác định các thành phần khác nhau của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán bao gồm
khoảng cách hợp lý (41%), khoảng cách chuẩn mực (53%) và khoảng cách năng lực
(6%).
(5) Epstein và Geiger (1995) nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa
các nhà đầu tư và kiểm toán viên, một cuộc điều tra các nhà đầu tư đã thực hiện để
thu thập thông tin về quan điểm của họ đối với các khía cạnh khác nhau của báo cáo
tài chính. Những người tham gia là các nhà đầu tư hơn 100 cổ phiếu được niêm yết
trên thị trường chứng khoán New York. Khảo sát nhận được 246 phản hồi và kết
luận rằng (i) các nhà đầu tư kỳ vọng nhiều hơn về mức độ bảo đảm liên quan đến
gian lận và sai sót; (ii) thiếu sự hiểu biết liên quan đến sự khác biệt về khả năng của
kiểm toán viên phát hiện sai phạm do gian lận và sai sót gây ra; (iii) các nhà đầu tư
không hiểu được sự khó khăn trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu do gian
lận và sai sót như kiểm toán báo cáo tài chính. Dựa trên các phát hiện này, Epstein
và Geiger cho rằng kiểm toán viên cần thông báo cho công chúng về những khó
khăn trong việc phát hiện gian lận và kiểm toán viên cần tăng cả về chất lượng và số
lượng các dịch vụ kiểm toán để cung cấp cho các nhà đầu tư mức độ bảo đảm cao
hơn.
(6) Peter J. Best Sherrena Buckby Clarice Tan (2001) nghiên cứu về các nhân tố
cấu thành của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Singapore vào những năm 1990 và
so sánh với các kết quả nghiên cứu này với Schelluch (1996) tại Úc. Nghiên cứu
này tập trung nghiên cứu về nhận thức khác biệt giữa KTV và người sử dụng báo


11

cáo kiểm toán (nhân viên ngân hàng và nhà đầu tư) về 3 nhân tố là trách nhiệm
kiểm toán, độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán. Tác
giả khảo sát trên 300 mẫu và kết quả thu được chỉ nhận được 97 người trả lời (đạt
32,2%). Các kết quả từ nghiên cứu này tìm thấy bằng chứng của một khoảng cách

kỳ vọng kiểm toán rất lớn ở Singapore, đặc biệt là trách nhiệm của KTV đối với
việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận, cụ thể:
+ KTV có trách nhiệm phát hiện tất cả các gian lận
+ KTV chịu trách nhiệm duy trì sổ sách kế toán
+ KTV chịu trách nhiệm trong việc ngăn ngừa hành vi gian lận
+ BCTC đã được kiểm toán phản ánh trung thực và hợp lý
+ BCTC đã được kiểm toán là hữu ích trong việc giám sát hoạt động của đơn
vị…
Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cấu thành nên khoảng cách kỳ
vọng kiểm toán giữa KTV và người sử dụng báo cáo kiểm toán là sự khác biệt trong
nhận thức của mỗi nhóm, khác nhau về trách nhiệm KTV, vai trò và chức năng của
kiểm toán. Ngoài ra kết quả từ nghiên cứu này đã đưa ra được giải pháp cho các
chuyên gia để giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và cải thiện việc ra quyết
định của người sử dụng báo cáo tài chính.
(7) Mohamed Nazri Fadzly Zauwiyah Ahmad (2004) nghiên cứu này dựa trên
các nghiên cứu của Schelluch (1996) và Best và cộng sự (2001) nhằm mục đích
điều tra về sự tồn tại và các nhân tố cấu thành của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở
Malaysia. Động lực của nghiên cứu này là từ sự thất bại của Enron và Andersen,
bên cạnh đó môi trường kế toán của Malaysia đã được cải thiện đáng kể sau các
cuộc cải cách kế toán và kiểm toán vào những năm 1998 về luật BCTC và việc
thành lập ban Chuẩn mực kế toán Malaysia. Phương pháp thực hiện là sử dụng bảng
khảo sát gồm 2 phần: phần 1 liên quan về nhân khẩu học của người trả lời, phần 2
gồm 17 câu hỏi liên quan về sự khác biệt về nhận thức giữa KTV và người sử dụng
báo cáo kiểm toán dựa vào 2 yếu tố cấu thành: trách nhiệm KTV, độ tin cậy và tính
hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán. Tác giả đã khảo sát 1.300 người


12

và thu về được 398 phiếu khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng cách kỳ

vọng kiểm toán tại Malaysia cũng tồn tại nhưng nó hẹp hơn so với nghiên cứu của
Best và cộng sự (2001) tại Singapore, đồng thời nhận thức của người sử dụng
BCTC về trách nhiệm KTV hay các thông tin được truyền tải trên BCTC đúng đắn
hơn. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng người sử dụng đặt trọng trách khá
nặng đối với KTV về trách nhiệm của họ trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận
và sự lo ngại của các nhà đầu tư về báo cáo kiểm toán liệu có đủ tin tưởng để đưa ra
các quyết định đầu tư hay không.
(8) R. Dixon A.D. Woodhead M. Sohliman, (2006), nghiên cứu này dựa trên các
nghiên cứu của Schelluch (1996), Best và cộng sự (2001) và Mohamed Nazri
Fadzly Zauwiyah Ahmad (2004) nhằm mục đích điều tra về sự tồn tại và các nhân
tố cấu thành của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Ai Cập. Cách thức tiến hành
nghiên cứu tương tự như hai nghiên cứu được thực hiện tại Singapore của Best và
cộng sự và tại Malaysia của Fadzly và Ahmad. Nghiên cứu đã khảo sát để lấy ý kiến
từ 300 người thuộc 3 nhóm KTV, nhân viên ngân hàng và nhà đầu tư. Phiếu khảo
sát thu về được 112 phiếu (45 phiếu là của KTV, 34 phiếu là của nhân viên ngân
hàng và 33 phiếu là của nhà đầu tư). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố cấu
thành của khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm kiểm toán viên về việc
phát hiện và ngăn ngừa gian lận đặc biệt trách nhiệm KTV trong việc đánh giá lựa
chọn thủ tục kiểm toán, trách nhiệm về tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống
KSNB, đồng thời nhân tố về mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán và tính hữu
dụng mà BCTC được kiểm toán mang lại để các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định
đầu tư của mình cũng rất được quan tâm.
(9) Omid Pourheydari Mina Abousaiedi (2011), nghiên cứu điều tra xem liệu
khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa KTV và người sử dụng BCTC tại Iran được
cấu thành từ những yếu tố nào. Nghiên cứu sử dụng công cụ khảo sát thông qua 17
câu hỏi về trách nhiệm kiểm toán viên, mức độ tin cậy và tính hữu ích của báo cáo
kiểm toán đối với người sử dụng tại Iran. Phương pháp nghiên cứu tương tự như các
nghiên cứu của Schelluch; Best và các cộng sự; Fadzly và Ahmad; Dixon và các



13

cộng sự. Cũng như các nghiên cứu trước, kết quả tìm thấy là khoảng cách kỳ vọng
kiểm toán tại Iran được cấu thành từ ba yếu tố chính là mức độ tin cậy của BCTC
được kiểm toán và thông tin hữu ích mà BCTC được kiểm toán mang lại cho người
sử dụng, đặc biệt là trách nhiệm KTV đối với việc phát hiện gian lận, tính hiệu quả
của hệ thống kiểm soát nội bộ và trách nhiệm chuẩn bị BCTC.
(10) Amirhossein Taebi Noghondari Soon-Yau Foong (2013), nghiên cứu này
được thực hiện riêng đối với lĩnh vực ngân hàng về những nội dung chính như là:
tiền đề và hậu quả của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Malaysia, trách nhiệm
kiểm toán và độ tin cậy của BCTC được kiểm toán đối với việc cho vay của các
ngân hàng tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy một khoảng cách khá lớn giữa
cán bộ tín dụng ngân hàng (kể cả với cán bộ tín dụng có kinh nghiệm lâu năm) và
các kiểm toán viên về trách nhiệm của KTV và độ tin cậy của BCTC được kiểm
toán mang lại. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng quyết định cho vay của ngân
hàng. Nghiên cứu này cũng đề xuất rằng để thu hẹp khoảng cách này, các ngân
hàng cần có chính sách tuyển dụng và đào tạo để nâng cao sự hiểu biết về kiến thức
kế toán, trách nhiệm kiểm toán viên và mức độ đảm bảo được cung cấp bởi các
chức năng kiểm toán để tránh việc quá phụ thuộc vào các thông tin trên báo cáo
kiểm toán khi đánh giá đơn xin vay vốn.
(11) Anila Devi (2014), mục đích của nghiên cứu này là xác định các biến cấu
thành nên khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa kiểm toán viên và người sử dụng
báo cáo tài chính bao gồm các ngân hàng và nhà đầu tư. Các biến được sử dụng là
độ tin cậy của thông tin trên BCTC được kiểm toán, trách nhiệm kiểm toán viên và
tính hữu ích của BCTC được kiểm toán. Các dữ liệu được thu thập thông qua bảng
câu hỏi với kích thước mẫu n = 300 ngẫu nhiên gồm 100 đối tượng từ mỗi nhóm và
259 mẫu được nhận lại. Bảng câu hỏi bao gồm hai phần, phần đầu tiên thu thập dữ
liệu nhân khẩu học và phần 2 gồm 16 câu hỏi liên quan đến các biến. Nghiên cứu
này cho thấy rằng khoảng cách này đang tồn tại giữa các kiểm toán viên và nhà đầu
tư trong hai biến đó là mức độ tin cậy và tính hữu ích của BCTC được kiểm toán.

Nguyên nhân đưa đến khoảng cách là từ sự thiếu kiến thức và hiểu biết về chuẩn


14

mực kiểm toán và thực hành kiểm toán, vì vậy để khoảng cách này được giảm thiểu
bằng cách đưa ra nâng cao nhận thức và hiểu biết về kiểm toán cho người sửdụng
báo cáo tài chính.
1.2.

Các nghiên cứu trong nƣớc

Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” được thực
hiện trên thế giới, thời gian gần đây các nước Đông Nam Á như Malaysia,
Singapore cũng đã nghiên cứu nhiều về lĩnh vực này. Tuy nhiên, đối với Việt Nam
nghiên cứu về “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” còn khá mới mẻ chưa được quan
tâm. Có những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này tại Việt Nam:
(1) Nguyễn Quốc Kịp, 2015, Khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm
toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam,
luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này chủ
yếu tập trung vào việc hiểu biết của các nhóm khảo sát về trách nhiệm hiện tại của
KTV, sự đánh giá mà công việc KTV đã thực hiện trong cuộc kiểm toán BCTC
cũng như sự kỳ vọng hợp lý và chưa hợp lý của xã hội về trách nhiệm KTV. Bảng
câu hỏi khảo sát được gửi cho 210 mẫu khảo sát gồm 3 nhóm đối tượng (KTV: 70;
NQL và kế toán: 70; nhân viên ngân hàng và chứng khoán: 70); kết quả phản hồi là
176 mẫu, đạt 84% ((KTV: 52; NQL và kế toán: 68; nhân viên ngân hàng và chứng
khoán: 56). Thông qua kết quả khảo sát cho thấy, nhóm NQL, kế toán và ngân hàng
chưa hiểu đúng về trách nhiệm KTV hiện tại, yêu cầu KTV thực hiện những trách
nhiệm nằm ngoài những quy định của chuẩn mực và các luật liên quan. Trong khi
đa số các KTV nắm rõ các trách nhiệm của mình và thực hiện theo đúng quy định

của chuẩn mực. Sự khác biệt về nhận thức này tạo nên một khoảng cách mong đợi
kiểm toán tại Việt Nam. Như vậy, Việt Nam có tồn tại khoảng cách mong đợi kiểm
toán và nguyên nhân chủ yếu là do sự mong đợi chưa hợp lý từ xã hội, do chuẩn
mực chưa đầy đủ và sự thiếu năng lực của KTV.
(2) Ngô Thị Thúy Quỳnh, 2015,Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa
kiểm toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam,
luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã chỉ ra


15

rằng có tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa KTV và NQL tại Việt Nam liên
quan đến trách nhiệm KTV. NQL đặt kỳ vọng vào cuộc kiểm toán nhiều hơn so với
nhận thức của KTV, đặc biệt là các trách nhiệm liên quan đến vai trò phát hiện và
ngăn chặn sai sót, gian lận, các hành vi không tuân thủ và các dịch vụ phi kiểm toán
khác. Thêm vào đó, thông qua khảo sát các thuộc tính của NQL có thể ảnh hưởng
đến kỳ vọng của họ vào hoạt động kiểm toán thì thấy rằng các NQL không có kiến
thức kiểm toán và ít kinh nghiệm làm việc thường kỳ vọng cao hơn các nhóm NQL
có kiến thức và kinh nghiệm làm việc làm việc lâu hơn do họ nhận thức được mục
tiêu truyền thống và những hạn chế tiềm tàng của cuộc kiểm toán. Kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng mặc dù không thể xóa bỏ khoảng cách kỳ vọng kiểm toán nhưng
có thể giảm thiểu chúng một cách hiệu quả nhất thông qua giáo dục kiến thức, nâng
cao hiểu biết về bản chất và chức năng của kiểm toán không chỉ với NQL mà còn
với các đối tượng người sử dụng khác nhau. Điều này không những tạo điều kiện
thuận lợi cho KTV làm việc mà còn nâng cao uy tín nghề nghiệp kiểm toán trong xã
hội.
(3) Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế - luật, 2015, Đo lường khoảng cách kỳ
vọng giữa nhà đầu tư và chất lượng công ty kiểm toán, ĐHQG.HCM. Việc gửi bảng
hỏi khảo sát dành cho các đối tượng: kiểm toán viên, kế toán trưởng, nhà đầu tư,
nhóm nghiên cứu đã có những cái nhìn cụ thể về quan điểm của kiểm toán viên đối

với trách nhiệm của mình, đánh giá của kế toán trưởng về công việc của kiểm toán
viên, cũng như hiểu biết của nhà đầu tư về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán.
Thông qua kết quả khảo sát cùng với việc tham chiếu trên thang đo tương ứng
nhóm nghiên cứu cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến khoảng cách kỳ vọng.
Xuất phát từ phía kiểm toán viên và công ty kiểm toán là chất lượng dịch vụ chưa
đáp ứng được nhu cầu người sử dụng báo cáo tài chính mà nguyên nhân sâu xa từ
phía năng lực chuyên môn của kiểm toán viên, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp
cũng như đặc thù của công việc. Từ phía người sử dụng báo cáo tài chính, những
quan điểm chưa đúng đắn về công việc của kiểm toán viên cũng như những hiểu
biết chưa đầy đủ về báo cáo tài chính cũng là nguyên nhân dẫn đến khoảng cách kỳ


16

vọng. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm giảm thiểu khoảng cách này. Kiểm
toán viên cần tuân chủ chuẩn mực chuyên môn và đạo đức trong hành nghề, thông
báo đầy đủ và chi tiết về bản chất cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Về phía nhà
đầu tư, các lớp tập huấn những hiểu biết về công việc kiểm toán cũng như các
chương trình về kế toán, phân tích báo cáo tài chính cần được mở thường xuyên để
trang bị những kiến thức đầu tư đầy đủ hơn.
1.3.

Nhận xét về các nghiên cứu trƣớc và xác định vấn đề cần nghiên
cứu

Sau quá trình tổng quan các nghiên cứu nước ngoài và nghiên cứu trong nước
về vấn đề liên quan đến “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán”, tác giả nhận định được
những mặt đã giải quyết được và những mặt hạn chế còn thiếu sót tồn tại của các
nghiên cứu kể trên như sau:
1.3.1. Đối với các nghiên cứu nƣớc ngoài

Thông qua tìm hiểu về các nghiên cứu nước ngoài ở phần trên đã cho thấy, theo
thời gian các nghiên cứu trên thế giới nhờ kế thừa các nghiên cứu trước nên ngày
càng hoàn thiện hơn cả về mặt nội dung và ý nghĩa đưa ra những kết luận có cơ sở
và ứng dụng thực tiễn hơn. Các nghiên cứu trước và sau trên thế giới đều có những
điểm tương đồng như sau:
- Các nghiên cứu đều gắn liền với nền kinh tế tại mỗi thời điểm, tiếp cận theo
hướng gắn kết với sự phát triển của nghề của kiểm toán, với nhu cầu của người sử
dụng báo cáo kiểm toán. Mục đích để nghề kiểm toán ngày càng hoàn thiện hơn và
có ý nghĩa hơn.
- Đa số các nghiên cứu trước là những nghiên cứu chung chung về vấn đề có
tồn tại hay không khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, chưa đưa ra các nhóm riêng lẻ về
các nhân tố cấu thành nên khoảng cách đó. Càng về sau, các nghiên cứu đã được
xem xét đến các yếu tố cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và có hướng
giải pháp thu hẹp cho từng yếu tố.


17

- Các nghiên cứu sau kế thừa kết quả các nghiên cứu trước, những nghiên cứu
sau có tính mới hơn đưa ra những bằng chứng có tính thuyết phục cao hơn, khắc
phục dần những hạn chế của những nghiên cứu trước.
1.3.2. Đối với các nghiên cứu trong nƣớc
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước nghiên cứu về “khoảng cách kỳ
vọng kiểm toán” có thể cho thấy rằng:
- Các tác giả chú trọng vào việc nghiên cứu về mong đợi thực tế của xã hội về
trách nhiệm KTV, các trách nhiệm đó đã được các KTV thực hiện như thế nào, bản
thân KTV nhìn nhận ra sao, ĐVĐKT và người sử dụng báo cáo kiểm toán nghĩ gì
về trách nhiệm của KTV trong cuộc kiểm toán BCTC.
- Các nghiên cứu này cũng đã đưa ra được những bằng chứng thực nghiệm về
việc tồn tại khoảng kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam về sự mong đợi của xã hội đối

với trách nhiệm KTV trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay, đánh giá kết
quả thực hiện trách nhiệm của KTV hiện nay như thế nào theo quan điểm của người
sử dụng báo cáo kiểm toán và từ đó đưa ra các biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách
đối với trách nhiệm KTV trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam.
1.3.3. Vấn đề cần nghiên cứu
Nghiên cứu về “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” là một đề tài được các nhà
nghiên cứu trên thế giới quan tâm với nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu thực hiện, tuy nhiên hầu hết các
nghiên cứu tại Việt Nam chỉ tập trung nghiên cứu về trách nhiệm của KTV trong
việc phát hiện các gian lận và sai sót trên BCTC của ĐVĐKT và chưa có nghiên
cứu nào kết hợp giữa trách nhiệm KTV, tính hữu ích của thông tin trên BCTC được
kiểm toán. Thêm vào đó, các nghiên cứu này đã được thực hiện ở các nước có nền
kinh tế phát triển, điển hình như Schelluch (1996), Peter, J. Best, Sherrena Buckby,
Clarice Tan (2001) tại singapore, Mohamed Nazri Fadzly Zauwiyah Ahmad (2004)
tại Malaysia, R. Dixon A.D. Woodhead M. Sohliman (2006) tại Egypt, Soon-Yau
Foong (2013), Anila Devi (2014) tại Iran…trong khi đó, tại một nước đang phát
triển ở Đông Nam Á như Việt Nam thì một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến nghề


×