Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.78 KB, 16 trang )

Câu 1: Định nghĩa sxsh, lợi ích của sxsh, kỹ thuật sxsh. Vdu


Định nghĩa

Theo UNEP:
SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào
các quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả tổng thể và
giảm thiểu rủi roc ho con người và môi trường
Đặc điểm của SXSH
- Không chỉ là 1 chương trình nhằm đổi mới CN, thiết bị; cắt giảm chi phí sản
xuất; /cải thiện đkmt
- Là công cụ để quản lý doanh nghiệp: Kiểm soát quá trình sx, sd hiệu quả
nguyên vật liệu và năng lượng, ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm ngay từ
nguồn
- Phạm vi áp dụng: Cho quy mô từ Doanh nghiệp gia đình tới tập đoàn đa
quốc gia
- Phải có sự hợp tác của doanh nghiệp
• Lợi ích của SXSH:
- Giảm nguyên liệu và năng lượng: Giảm tiêu thu nước, nguyên liệu và năng
lượng
- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn: Có kế hoạch SXSH sẽ đem lại hình ảnh có
lợi về DN cho các cơ quan tài chính, tạo đk tiếp cận dễ dàng vs nguồn hỗ trợ
tài chính
- Cơ hội thị trường cải thiện: CÁc vấn đề môi trường làm nhu cầu về sản
phẩm xanh trên thị trường. Áp dụng sxsh sẽ có cơ hội tiếp cận vs thị trường
mới , sxsp chất lượng hơn, giá thành cao hơn
- Tạo hình ảnh về công ty tốt hơn: Phản ánh và cải thiện hình ảnh về DN khi
là một công ty “xanh”
- Môi trường làm việc tốt hơn: đảm bảo đk làm việc thích hợp thông qua thực
hành sxsh DN có thể tăng ý thức cán bộ nhân viên, xây dựng ý thức kiểm


soát chất thải
- Tuân thủ luật lệ môi trường tốt hơn: SXSH giúp cho việc hỗ trợ xử lý các
dòng thải do đó DN tuân thủ các tiêu chuẩn thải 1 cách đơn giản, dễ dàng, rẻ
tiền.
- Giảm thải, giảm lượng phát thải và giảm độc tính của chất thải
- Nâng cao hiệu quả sản xuất: SD năng lượng, nguyên liệu hiệu quả, giảm chi
phí nhờ giảm tổn thất nguyên nhiên liệu, nâng cao năng suất, giảm chi phí
vận hành
• Kỹ thuật về SXSH
1. Giảm thiểu thải tại nguồn:
+ Quản lý nội vi ( Bảo dưỡng hàng ngày): Đó là các quy định ngăn ngừa rò rỉ và rơi
vãi có thể được thực hiện bằng kế hoạch hoá quá trình sản xuất trong đó có lịch trình
bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị thường xuyên, thanh tra và đào tạo nhân viên về nội quy
hoạt động theo định kỳ.
VD Kiểm tra & bảo trì cơ sở hạ tầng nhà xưởng/thiết bị: hệ thống cấp nước, chiếu
sáng, cấp hơi, thông gió/điều hòa….



+ Thay đổi nguyên liệu đầu vào
Thay thế các nguyên liệu đầu vào bằng các nguyên liệu ít độc hoặc nguyên liệu
có thể tái tạo, hoặc nguyên liệu phụ có thời gian sống phục vụ dài hơn.
VD: Thay thế phụ gia bôi trơn truyền thống bằng các chất có khả năng phân hủy sinh
học.
Trong công nghiệp giấy, người ta cố gắng dùng thuốc nhuộm không độc.
Thay thế mực in dung môi hữu cơ bằng mực in dung môi nước…
+ Kiểm soát quy trình tốt hơn: Là quá trình giám sát, duy trì, hiệu chỉnh các thông số
của quá trình sản xuất như nhiệt độ, pH, thời gian, áp suất, tốc độ… về càng gần điều
kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sx đạt hiệu quả cao, nawg suất tốt.
VD: Công ty giấy Bãi Bằng: sửa chữa và bảo ôn cho các ống dẫn hơi, sửa chữa và thay

thế bẫy hơi. Một khách sạn đã hạ nhiệt độ nước nóng dùng cho nhà giặt từ 90o xuống
còn 600 để tiết kiệm dầu đốt và điện năng.
+ Cải tiến thiết bị:
Là những thay đổi nhỏ bên trong thiết bị và cac bộ phận sản xuất nhằm vận hành quy
trình với hiệu suất cao hơn, tạo ra ít chất thải hơn
VD: Lắp đặt các van tự đóng tại tất cả các ống mềm dẫn .nước để giảm lãng phí
nước hay Lắp đặt máy ly tâm để tận dụng bia cặn
Ở công ty Xuân Hoà, đã áp dụng các giải pháp lắp đặt các đồng hồ đo nước, điện
và gas, lắp đặt bóng đèn tích điện.
+ Thay đổi công nghệ
Chuyển đổi sang 1 công nghệ mới và có hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài
nguyên và giảm lượng chất thải, nước thải, khí thải
2. Tuần hoàn
Giải pháp tuần hoàn được xem xét đối với các loại dòng thải không thể tránh được.
Chúng được quay trở lại khu vực sản xuất bằng cách thu hồi và tái sử dụng tại chỗ
hoặc bán ra nhờ một loại sản phẩm phụ hữu ích.
+ Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ
Thu hồi và tái sử dụng các nguyên liệu thải ra ở cùng một quy trình công nghệ, hoặc
ứng dụng có hiệu quả vào quy trình khác trong công ty.
VD:Trong ngành SX giấy: Tuần hoàn nước đen và nước trắng trong khâu tẩy rửa
bột, tẩy, và pha loãng bột hay tuần hoàn bột tồn lưu trong các hốc, lỗ trong khoang
máy. Thu hồi và tuần hoàn hơi nước ngưng tụ
+ Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích
Cải biến quy trình phát sinh chất thải, để chuyển hoá các nguyên liệu thải ra
thành loại vật liệu có thể tái sử dụng, hoặc tái chế để ứng dụng cho quy trình khác bên
ngoài công ty
VD: Một xưởng thuộc gia đã thu gom lông, da thải ra để bán cho nhà thầu làm phân
compost. Sản xuất cồn từ rỉ đường thải của nhà máy đường
3. Cải tiến sản phẩm



Có thể cải tiến các đặc tính sản phẩm, nhằm giảm thiểu các tác động môi trường
trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm hoặc giảm thiểu các tác động môi trường của
các đặc tính của bản thân sản phẩm khi sử dụng, hay sau khi sử dụng (loại bỏ).
lợi ích: - Kéo dài tuổi thọ (vòng đời) của sản phẩm - Hạn chế các tác động môi
trường tiêu cực của sản phẩm trong các quá trình từ sản xuất, sử dụng… cho đến thải
bỏ sản phẩm. - Cải tiến các quá trình sản xuất - Nâng cao khả năng cạnh tranh
+ Thay đổi sản phẩm
Là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó
Ví dụ trong công nghiệp sản xuất giấy người ta đã sản xuất các loại giây có sản lượng
cao, sản xuất giấy không tẩy thay cho giấy tẩy.
Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử
dụng các nguyên liệu độc hại.
Ví dụ: Sản xuất pin không chứa kim loại độc như Cd, Pb, Hg...,
+ Thay đổi về bao bì
Giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm, thay thế vật liệu làm bao

VD: Sử dụng bìa carton cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ

Câu 2: 6 bước, 18 nhiệm vụ
I.

Bước 1: Khởi động

Mục đích:
- Thành lập được nhóm đánh giá SXSH.
- Thu thập số liệu sản xuất làm cơ sở dữ liệu ban đầu.
- Tìm kiếm các biện pháp cải tiến đơn giản nhất, hiệu quả nhất và có thể thựchiện
ngay.
1. Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH

Mục tiêu: + Thành lập được nhóm đánh giá SXSH (4-10,12 người tùy thuộc
vào quy mô nhà máy)
+ Đề ra được các định hướng lâu dài cho chương trình SXSH
+ -Thu thập số liệu sản xuất làm cơ sở dữ liệu ban đầu.
• ND
- Thành phần điển hình của một nhóm công tác SXSH nên bao gồm đại diện của:
+ Cấp lãnh đạo
+ Kế toán hoặc thủ kho
+ Khu vực sản xuất:
+ Bộ phận kỹ thuật:
-


+ Các thành viên từ bộ phận kinh doanh: phân tích chỉ tiêu tài chính
+ Chuyên gia tư vấn: hỗ trợ đánh giá và đề xuất cơ hội SXSH
+ Trưởng nhóm: Điều phối chung trong nhóm, viết báo cáo
- Nhóm chỉ đạo:
+ Nhiệm vụ: Đưa ra yêu cầu, chiến lược cụ thể, đánh giá kết quá
+ Tv nhóm gồm: Ban lãnh đạo công ty, trưởng các phòng ban, chuyên gia sản
xuất
- Nhóm thực hiện:
+ Lên kế hoạch thực hiện SXSH
+ Thực hiện các công việc theo kế hoạch đề ra
+ Thu thập kết quả để báo cáo
+ thành viên nhóm: Các nhân viên có lq đến bộ phận và do 1 người trong nhóm
dẫn đầu.
2. Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ, xác định định mức thực tế về tiêu thụ
tài nguyên, nhiên liệu, hoá chất, nước
Mục tiêu: + Mô tả một bức tranh toàn cảnh về các hoạt động SX, kinh doanh của
nhà máy bao gồm các hoạt động công nghệ, các khía cạnh liên qan đến môi trường

cũng như các hoạt động phụ trợ khác,
+ Xác định được các hoạt động tiêu thụ nhiều các nguồn lực, gây lãng phí, sử dụng
chưa hiệu quả các nguồn lực, gây tổn thất nhiều về kinh tế và gây ô nhiễm MT
• PP thực hiện
-

Từ những thông tin sẵn có về nhà máy, nhóm đánh giá SXSH phải liệt kê tất cả
các giai đoạn quan trọng trong quá trình SX.

-

Đồng thời định ra đầu vào và các dòng ra khác nhau của mỗi giai đoạn.

-

Cần tổng quan tất cả các công đoạn bao gồm sản xuất, vận chuyển, bảoquản,...

-

Chú ý đặc biệt đến các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ các quá trình làmsạch,...

Thuthậpsốliệuđểxácđịnhđịnhmức(côngsuất,tiêuthụnguyênliệu,nước, NLượng,...)
3. Nhiệm vụ 3:Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
Mục tiêu: + Lựa chọn được trọng tâm đánh giá
+ Ước tính tiềm năng SXSH của đơn vị kiểm toán
Phương pháp
- Đánh giá diện rộng tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất về lượng chất thải,
mức độ tác động đến môi trường, các cơ hội SXSH dự kiến, các lợi ích dự đoán,...
- Các định mức thu được khi so sánh sơ bộ với các công ty khác và với công nghệ tốt
nhất hiện có sẽ cho phép ước tính tiềm năng SXSH của đơn vị kiểm toán.

- Các tiêu chí xác định trọng tâm kiểm toán:
+ Gây ô nhiễm nặng (định mức nước thải/phát thải cao),
+ Tổn thất nguyên liệu cao, tổn thất hóa chất,
+ Định mức tiêu thụ nguyên liệu/năng lượng cao,
+ Có sử dụng các hóa chất độc hại,
+ Được lựa chọn bởi đa số các thành viên trong nhóm SXSH.
-

PP sử dụng: Lập bảng lượng hoá bằng cách cho điểm, bảng ma trận các theo các yếu
tố: kinh tế, môi trường, tiềm năng tiết kiệm, thường là đánh giá các yếu tố tập trung..


2. Giai đoạn 2: Phân tích các bước công nghệ
4. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành sơ đồ công nghệ chi tiết kèm theo dòng thải cho

trọng tâm đánh giá
Mục tiêu: + Có một cái nhìn tổng quan về toàn bộ hoạt động sản xuất thông qa
việc liệt kê all các quá trình từ nglieu đầu vào -> đầu ra
+ Hoàn thành sơ đồ công nghệ kèm theo dòng thải
- Phương pháp
+ ngoài những thông tin thu thập từ phòng kỹ thuật, nhóm đánh giá SXSH cần thăm
phân xưởng. Có thể nhìn thấy ngay những cơ hội sản xuất sạch hơn khi đi thăm phân
xưởng
+ Tiếp theo cần thu thông tin để làm cân bằng. Có thể có rất nhiều việc phải làm và đo
đạc. Các đồng hồ để định lượng nước và điện tiêu thụ. Định lượng đầu vào và đầu ra là
cách duy nhất xác định tổn thất.
5. Nhiệm vụ 5:Lập cân bằng vật chất và năng lượng
-

Mục đích: Định lượng sự tổn thất nguyên vật liệu, năng lượng, thể hiện số liệu nền, cơ

sở để đề ra các cơ hội SXSH.
Cách thực hiện:
Lắp đặt các đồng hồ đo đạc. Xác định dòng ra, dòng vào để đo đạc và làm cân bằng
và xác định các tổn thất mà bình thường k thấy đc thay bằng việc phân tích ước
lược, đo đạc, định lượng.
- Để thiết lập cân bằng vật chất và năng lượng, các nguồn số liệu sau là cần thiết:

+ Báo cáo sản xuất
+ Các báo cáo mua vào và bán ra
+ Báo cáo tác động môi trường
+ Các đo đạc trực tiếp tại chỗ.
• Cân bang vc:
Cân bằng vật chất (CBVC) có thể là:
Cho toàn bộ hệ thống,
Cho từng công đoạn, từng thiết bị
Cho tất cả vật chất
Cho từng tp nguyên liệu
(ví dụ như cân bằng nước trong công nghiệp giấy, cân bằng dầu trong công nghiệp
dầu cọ, cân bằng crom trong công nghiệp thuộc da).
-

Phương pháp tính toán: Tổng vc vào = tổng vc ra + tổng tổn thất
Các bước phân tích dòng vc:
-

Phân tích hệ thống xác định danh mục của nguyên vật liệu và sp
Đo dach khối lượng dòng vc vào và tạo ra một vài thời điểm trong 1 dv time or
1 dvi khoi lượng sp
Xác định nồng độ các ngto đã đc lựa chọn tại 1 vài thời điểm
Tính toán dòng khối lượng ngto từ các dòng sp và các phép đo nồng độ các chất



-

Báo cáo đầy đủ kqua

Các Phương pháp để xđ cân bằng vc:
1. Đo all các vật liệu ở dòng vào và dòng ra trong suốt khoảng time vận hành của

qtrinh. Đây là pp tổng quát nhất và tốn kém nhất
2. Chỉ đo những vật liệu dễ tiếp cận. pp này chỉ cho phép xđcbvc của quá trình mà

k thể khảo sát all = pp đo thực nghiệm
• CBNL: là vấn đề phức tạp
Điều tra, ghi lại lượng NL vào và mất mát.Kết quả thể hiện gồm:
-

Tính toán năng lượng đầu vào( nhiên liệu, điện năng)
Tính toán các tổn thất

Pp tình toán: tổng nl vào = tổng nl ra + tổng tổn thất
Xác đinh năng lượng dựa trên cơ sở xem xét các dnagj tổn thất năng lượng:
6.
-

Tại dây chuyền sx
Tại thiết bị cung cấp năng lượng ( lò hơi, máy nén khí…)
Hiệu quả sd năng lượng
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí các dòng thải
Mục đích:

+ để xss chi phí xử lý dòng thải và tổn thất nglieu và sp trong chất thải
+ Xác định lượng tiền mất mát đối với mỗi dòng thải bên cạnh đó tạo ra sự cam
kết, chỉ ra tiềm năng tiết kiệm, đầu tư bao nhiêu để có thể giảm thiểu nguồn thải

Cách thực hiện
-

Xác định tính chất dòng thải gồm:

+ Định lượng dòng thải+ Định lượng tác động môi trương+ Xác định chi phí cho dòng
thải
-

Qua việc cân bằng năng lượng xđđc nguyên liệu thấ thoát tính thành tiền và chi
phí bỏ ra cho việc xử lý dòng thải

Chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp của các thành phần kết hợp trong dòng thải bao
gồm:
-

Nguyên liệu thô trong chất thải
Sản phẩm trong chất thải
Hơi và điện tiêu thụ trong chất thải dây chuyền
Xử lý chất thải để tuân theo các quy định
Thải bỏ chất thải
Vận chuyển chất thải
Duy trì môi trường làm việc theo đúng yêu cầu
Xử lý nước thô và các yêu cầu bơm nước



Chi phí bên ngoài: lệ phí xả thải, thuế mT, tài nguyên, phạt và đền bù, các chi
phí
Ví dụ: các mục chi phí cho nước thải trong sản xuất giấy:
Thành phần
Cơ sở tính toán
Hóa chất nấu bột còn dư
giá mua hóa chất
Mất mát sợi
giá sợi trung gian
Mất mát nhiệt
giá năng lượng (tính từ giá trị calo)
Lượng nước
giá nước
Lượng COD
chi phí xử lý và thải bỏ (nếu có)
Việc xác định chi phí cho dòng thải hay tổn thất giúp tạo ra khả năng xếp hạng các vấn
đề theo tầm mức kinh tế và chỉ ra cần đầu tư bao nhiêu để giải quyết hay giảm nhẹ vấn
đề.
7. Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân dòng thải
- Mục đích: Phân tích các nguyên nhân gây ra thất chất thải, từ đó xác định các
biện pháp SXSH
- Cách thực hiện:
-

-

Sử dụng pt cân bằng ng vật liệu, phan tích ngnhan gây ra chất thải

Điều cần chú ý trong phân tích nguyên nhân dòng thải là luôn ghi lại các nguyên nhân
theo thực tế vận hành hiện tại/quan sát được. Các nguyên nhân xác định không mang

tính chỉ trích hoặc phê phán.
Cũng có thể xác định nguyên nhân dòng thải dựa trên các câu hỏi cơ bản:
+ Tại sao có dòng thải này? Tại sao cần có công đoạn này
+ Tại sao không tiêu thụ ít nguyên liệu, hoá chất và năng lượng hơn?); Tại sao sinh ra
ô nhiễm nhiều như thế? (có phải do ảnh hưởng của công đoạn trước hay do công đoạn
này dùng lãng phí nguyên nhiên vật liệu?)
+ Tại sao dòng thải có tính chất này? Tại sao vận hành thiết bị và quá trình ở đkiện này
+ Tại sao thải? Có thể làm gì được với dòng thải này (có thực hiện tuần hoàn tái sử
dụng được không) ? ...


3. Giai đoạn 3: Đề xuất các cơ hội ( giải pháp ) SXSH
8. Nhiệm vụ 8: Đưa ra các giải pháp cho SXSH

Mục đich: Đề xuất và phân loại các cơ hội SXSH
Cách thực hiện
- Đưa ra Các cơ hội giảm thiểu chất thải dựa trên cơ sở:

+ Sự động não, kiến thức và tính sáng tạo của các thành viên trong nhóm,
+ Tranh thủ ý kiến từ các cá nhân bên ngoài nhóm (người làm việc ở các dây chuyền
tương tự, các nhà cung cấp thiết bị, các kỹ sư tư vấn,...),
+ Khảo sát công nghệ và thu thập thông tin về các định mức từ các cơ sở ở nước
ngoài.
- Phân loại các cơ hội giảm thiểu chất thải cho mỗi quá trình/dòng thải vào các nhóm:
(1). Thay thế nguyên liệu
(2). Quản lý nội vi tốt hơn
(3). Kiểm soát quá trình tốt hơn (4). Cải tiến thiết bị
(5). Thay đổi công nghệ
(6). Tuần hoàn tại chỗ
(7). Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích

(8). Cải tiến sản phẩm
9. Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được
Mục đích: sàng lọc các cơ hội SXSH ở trên để loại đi các trường hợp không có tính
khả thi. Quá trình loại bỏ phải đơn giản, nhanh và dễ hiểu, thường chỉ cần định tính.
Cách thực hiện
-

Phân chia các cơ hội SXSH thành

+ Cơ hội khả thi thấy rõ, có thể thực hiện ngay,
+ Cơ hội không khả thi thấy rõ, loại bỏ ngay ( Cần nêu ra lý do)
+ Các cơ hội còn lại - sẽ được nghiên cứu tính khả thi chi tiết hơn.
4. Giai đoạn 4: Lựa chọn cơ hội SXSH
10.Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
Mục đích kiểm tra ảnh hưởng của giải pháp đó đến quá trình sản xuất, công suất,
chất lượng sản phẩm, năng suất, an toàn...
Cách thực hiện
- Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải đánh giá tác động của cơ hội SXSH dự kiến
đến quá trình sản xuất, sản phẩm, tốc độ sản xuất, độ an toàn,...
- Danh mục các yếu tố kỹ thuật để đánh giá:
+ Chất lượng sản phẩm
+ Công suất
+ Yêu cầu về diện tích
+ Thời gian ngừng sản xuất ñể lắp ñặt
+ So sánh với thiết bị hiện có
+ Yêu cầu bảo dưỡng
+ Nhu cầu đào tạo
+ Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
11. Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế



Mục đích:Một trong những yếu tố quan trọng giúp người quản lý ra quyết định có
thực hiện giải pháp SXSH hay không là dựa trên tính khả thi về mặt kinh tế của giải
pháp.
Cách thực hiện:
- Tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệm dự tính
- Các việc cần làm:
+ thu thập số liệu về:
Các chi phí đầu tư( thiết bị, xây dựng / lắp đặt, huấn luyện/đào tạo..)
Chi phí vận hành
Các khoản tiết kiệm, thu lợi( tiêu thụ nglieu, công lđ..)
+ Lựa chọn các tiêu chí đánh giá về mặt kinh tế
+ tính toán kinh tế (Pp đơn giản và đc sử dụng nhiều nhất là thời gian hoàn
vốn)
- Đối với đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn giản đơn là phương pháp đủ tốt và
thường được áp dụng. Đối với các giải pháp cần đầu tư lớn, cần xác định các
chỉ số Giá trị hiện tại ròng (NPV), Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
- Với các giải pháp SXSH không có tính khả thi về mặt kinh tế, không nên loại
bỏ ngay mà cần ghi lại để nghiên cứu thêm vì những giải pháp đó có thể có
những ảnh hưởng tích cực tới môi trường.
12. Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường

-

-

Sau khi xác định tính khả thi kỹ thuật và kinh tế, các phương án SXSH phải
được đánh giá trên phương diện ảnh hưởng của chúng tới môi trường
Trong đa số trường hợp, nhất là với các cơ hội SXSH liên quan đến quản lý nội vi và
cải tiến hiệu quả, các lợi ích về môi trường là khá rõ (giảm chất thải). Tuy nhiên, với

những trường hợp phức tạp như thay đổi nguyên liệu, sản phẩm hay quá trình thì việc
ñánh giá các khía cạnh môi trường cần được quan tâm. Cần chú ý các khía cạnh môi
trường:
+ Ảnh hưởng lên số lượng và độc tính của các dòng thải
+ Nguy cơ chuyển sang môi trường khác
+ Tác ñộng môi trường của các nguyên liệu thay thế
+ Tiêu thụ năng lượng.
Những tiêu chí cải thiện môi trường thực sự là:
+ Giảm tổng lượng chất ô nhiễm
+ Giảm ñộc tính của dòng thải hay phát thải còn lại
+ Giảm sử dụng nguyên liệu không tái tạo hay ñộc hại
+ Giảm tiêu thụ năng lượng.
13. Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện
Mục đích:Sau khi tiến hành đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, bước tiếp
theo là lựa chọn các phương án thực hiện.
Cách thực hiện:
- Sauk hi so sánh tính khả thi về mặt kỹ thuật, kte, mt ta lập bảng ma trận sxsh.
Phụ thuộc vào nhóm đánh giá sxsh để:
+ Cho đoeẻm trọng số rồi cộng lại-> Xếp hạng các giải pháp
+ Nhóm chỉ đạo lựa chọn giải pháp để thực hiện


Giai đoạn 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
14. Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
- Để bảo đảm thực hiện tốt các cơ hội SXSH, một kế hoạch hành động phải được xây

dựng. Một kế hoạch hành động phải gồm:
+ Các hoạt động gì sẽ được tiến hành?
+ Các hoạt động phải tiến hành như thế nào?
+ Các nguồn tài chính và các nhu cầu về nhân lực để tiến hành các hoạt ñộng?

+ Ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt ñộng?
+ Giám sát các cải tiến bằng cách nào?
+ Thời gian biểu?
- Ví dụ với giải pháp thay đổi thiết bị, các nội dung chuẩn bị cụ thể gồm :
+ Ghi ra các tính năng kỹ thuật chi tiết của thiết bị
+ Chuẩn bị một kế hoạch xây dựng chi tiết
+ So sánh và lựa chọn thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau
+ Lập kế hoạch thích hợp để giảm thiểu thời gian lắp ñặt
Kế hoạch hành động phải ñược cấp quản lý thông qua trước khi thực hiện.
15. Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải
-

Triển khai các giải pháp cải tiến kỹ thuật
Đưa vào vận hành thử
Đưa vào hoạt động

16. Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
-

Mục đích: nhằm tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch (nếu có) của kết quả đạt được so
với kết quả dự kiến và thông tin đến cấp quản lý để duy trì sự cam kết của họ với
SXSH.
- Coogn việc cần làm:
+ Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá
XĐ các chỉ số giám sát
XĐ điểm đo và lắp đặt thiết bị
XĐ tần suất giám sát
Cbi biểu mẫu ghi số liệu
Lập kế hoạch giám sát và đánh giá
+ Thực hiện giám sát đánh giá

Giai đoạn 6: Duy trì SXSH
17. Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH

-

Duy trì các giải pháp SXSH
LÀ cv khó khăn
Nhằm duy trì các giải pháp sxsh thì kết quả cần báo cáo lại vs ban lãnh đạo
và nhân viên sau khi kết thúc đánh giá mới về sxsh cần đc bắt đầu lại để
đảm bảo sự cải thiện liên tục cho DN


Nhóm đánh giá SXSH cần xây dựng một khung hoạt động nhằm tích hợp hoạt động
sản xuất sạch hơn vào công việc hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Khung hoạt
động này bao gồm những nội dung sau:
- Bổ nhiệm một nhóm làm việc lâu dài về đánh giá SXSH, trong đó có đại diện của
lãnh đạo của nhà máy làm trưởng nhóm.
- Đưa tiếp cận SXSH vào kế hoạch phát triển chung của nhà máy.
- Phổ biến các kế hoạch SXSH tới các phòng ban của nhà máy.
- Khuyến khích nhân viên có những sáng kiến mới và những đề xuất cho cơ hội
SXSH.
- Tổ chức các tập huấn cho cán bộ và các lãnh đạo nhà máy.
* Lựa chọn công doạn tiếp theo cho trọng tâm đnáh giá
Lựa chọn, tìm hiểu công đoạn tiếp theo cần tiến hành các giải pháp sxsh
18. Nhiệm vụ 18: Tiếp tục xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
−lựa chọn quá trình mới để làm trọng tâm cho quá trình kiểm tóan SXSH tiếp theo.
Trọng tâm kiểm toán mới lựa chọn sẽ lại là đối tượng của các nhiệm vụ bắt đầu từ
giai đoạn 2.
Câu 3 : Công nghiệp dệt nhuộm
Các công đoạn


Tiêu thụ/ chất thải

Các vấn đề môi trường

Giũ hồ(desizing)

Nước thải có hàm lượng
chất hữu cơ cao

Gây ra phú dưỡng cho sông, hồ,
biển và tác
động xấu đến đa dạng sinh học.

Giặt (washing)

Nước thải chứa chất hóa
học và tiêu thụ năng
lượng,các dung môi

Ô nhiễm nước ngầm, sương mù
quang hóa, cạn kiệt tài nguyên…

Nhuộm(dyeing)

Nước thải chưa nhiều hóa
chất độc,tiêu thụ năng
lượng cho việc làm khô

Gây phú dưỡng ảnh hưởng đa

dạng sinh học, sức khỏe con
người

Hoàn tất (Finishing)

Hoá chất làm mềm nước

Một số hoá chất làm mềm nước
rất độc

Formôn

Formôn độc và có khả năng gây
ung thư

Ô nhiễm không khí:


Hầu hết các qui trình gia công trong các nhà máy dệt đều sản sinh ra khí thải. Các chất
thải thể khí được xem như là vấn đề ô nhiễm môi trường lớn thứ hai (sau chất lượng
dòng nước thải) trong công nghiệp dệt.

Ô nhiễm nước
Công nghiệp dệt sử dụng một lượng lớn nước qua các hoạt động sản xuất, từ giặt xơ
cho đến tấy, nhuộm và giặt hoàn tất sản phẩm. Trung bình, cần khoảng 200lít nước cho
1 kg vải . Phần lớn nước thải phát sinh cũng chứa nhiều loại hóa chất khác nhau mà đã
được sử dụng qua các công đoạn gia công.
Lượng nước thải này có thể phá hủy môi trường nếu không được xử lý thích hợp trước
khi thải ra môi trường . Tất cả các công đoạn bao gồm gia công sản phẩm dệt, gia
công ướt tạo nên một lượng lớn nước thải.

Tính hóa chất hại cho môi trường sống dưới nước của nước thải công nghiệp dệt thay
đổi rất nhiều tùy theo điều kiện sản xuất. Các nguồn độc hại cho môi trường sống
dưới nước có thể bao gồm: muối, chất hoạt động bề mặt, ion kim loại và các phức kim
loại của chúng, biôxit và các anion độc.
Hầu hết các thuốc nhuộm trong dệt đều có độ độc tính cho môi trường sống trong
nước thấp. Mặt khác, các chất hoạt động bề mặt và các hợp chất liên quan, chẳng hạn
như bột giặt, các chất nhũ hóa, các chất phân tán được sử dụng trong hầu hết các công
đoạn của mỗi qui trình gia công và có thể là một nguồn quan trọng tạo độc tính cho
môi trường sống dưới nước như BOD và chất tạo bọt.
Ô nhiễm chất thải rắn
Các chất thải rắn còn dư lại từ công nghiệp dệt không nguy hiểm. Các chất thải này
bao gồm vải và sợi vụn, sợi và vải hỏng, phế bao gói. Còn có cả chất thải liên quan
đến kho và sản xuất sợi và dệt, chẳng hạn như các thùng đựng hóa chất, ống giấy
cuộn vải và các ống sợi cho nhuộm và dệt kim.
Phế thải từ gian cắt tạo ra một lượng lớn vải vụn, mà thông thường có thể được giảm
đi bằng cách tăng cường việc tận dụng hiệu quả vải trong cắt may.



Đề xuất cơ hội sxsh:

a.Các cơ hội sản xuất sạch hơn chung:
Quản lý nội vi


Thay thế nguyên vật liệu
Tối ưu hóa quá trình sản xuất
Bổ sung thiết bị
Thay đổi công nghệ
Thu hồi và tái chế tại chỗ


-

-

b. Các cơ hội sản xuất sạch hơn trong các công đoạn:
Hồ sợi:
_ Tái sử dụng tại chỗ cho mẻ tiếp theo.
_ Kiểm soát nhiệt độ chính xác và thu hồi nhiệt.
Giũ hồ:
_ Thay thế các chất ôxy hoá
_ Có thể tái sử dụng nước có chứa kiềm và chất tẩy rửa.
_ Có thể thu hồi các chất hồ tổng hợp bằng cách siêu lọc
Giặt:
Không sử dụng quy trình giặt có dùng dung môi.
Tránh sử dụng các hóa chất độc hại như các chất hoạt động bề mặt nhóm
alkylphenoletoxilates (APEO); thay các alkylbenzenesulfonates mạch thẳng
Giảm thiểu tiêu thụ nước ở nơi nào có thể
Thu hồi và tái sử dụng nước làm lạnh.
o Tẩy trắng:
Cân nhắc nhu cầu tẩy trắng
Thay thế NaOCl, NaClO2 bằng H2O2 nơi nào có thể
Peracetic acid là một chất thay thế khác cho các hợp chất clo.
Sau khi tẩy bằng H2O2, thay vì dùng các acid (như
 CH3 COOH) để loại chất tẩy dư, có thể dùng enzyme catalase.
Kết hợp giặt và tẩy nếu có thể để tiết kiệm nước và năng lượng.
Nhuộm:
Thay thế các thuốc nhuộm gây ung thư, độc hại. Sử dụng thuốc nhuộm acid
thay cho thuốc nhuộm chứa kim loại nặng cho nhuộm len và nylon. Tránh sử
dụng các tác nhân phân tán. Sử dụng các thuốc nhuộm có mức độ tận dụng cao .

Thay thế chất tẩy rửa nhóm alkylphenolethoxylates (APEO) bằng các chất tẩy
rửa ít độc.
Tìm khả năng làm sạch thuốc nhuộm khỏi dịch nhuộm.
Tái sử dụng dịch nhuộm có nồng độ cao.
Tối ưu hoá sử dụng nước cho rửa băng tải cao su, lưới.
Hạn chế rửa tràn; áp dụng rửa dòng ngược trong rửa liên tục.
In hoa:
Sử dụng các chất thay thế trong hồ in có dung môi.
Tái sử dụng hồ in dư nếu có thể.
Thay thế các chất làm đặc từ dầu khoáng bằng các polymer không bay hơi.
Hoàn tất:
Sử dụng các hợp chất không hay ít giải phóng ra formaldehyd.
Thay thế các chất làm mềm cationic
Làm mềm trong bể riêng


-

Tránh sử dụng các chất chống khuẩn gốc thuỷ ngân, đồng và arsen; các
chlorophenol.
Thu hồi và tái sử dụng các dịch hoàn tất đã cô đặc.
Tối ưu hoá quá trình sấy và ủ.
SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỐI VỚI BIA

3.1 Các Cơ Hội Sản Xuất Sạch Hơn Liên Quan Đến Khu Vực Nhà Nấu
Nếu chênh lệch về hiệu suất chiết của malt trong phòng thí nghiệm và thực tế
sản xuất lớn hơn 1% thì chất chiết đã bị tổn thất trong bã hèm và có nghĩa là nguyên
liệu đầu vào đã chưa được sử dụng hết. Nếu giảm được tổn thất nguyên liệu 1% thì có
nghĩa là giảm được 2 kg malt cho 1000 lit bia.
- Lựa chọn thiết bị nghiền và lọc

- Thu hồi dịch nha loãng
- Tách dịch nha khỏi cặn lắng nóng
- Thu hồi hơi từ nồi nấu hoa
Sử dụng hơi từ nồi nấu hoa: Hơi từ nồi nấu hoa dùng qua thiết bị trao đổi nhiệt
Tái nén hơi để nấu hoa: Hơi thừa trong quá trình nấu hoa được tái nén qua 1
3.2. Cơ Hội SXSH Tại Khu Vực Lên Men, Hoàn Thiện Sản Phẩm
- Thu hồi nấm men
- Thu hồi bia tổn thất theo nấm men
- Giảm tiêu hao bột trợ lọ
- Giảm thiểu lượng bia dư
- Áp dụng hệ thống làm lạnh tầng
- Áp dụng công nghệ lên men nồng độ cao, giảm mức tiêu hao năng lượng
- Ứng dụng công nghệ mới (bao gồm cả sử dụng enzyme) để rút ngắn thời gian sản
suất, tăng hiệu suất
3.3. Các Cơ Hội SXSH Liên Quan Đến Khu Vực Chiết Chai
- Tiết kiệm nước trong rửa chai, két
- Thiết bị thanh trùng kiểu tuy nen
3.4. Các Cơ Hội SXSH Liên Quan Đến Bộ Phận Phụ Trợ
- Thu hồi nước làm mát từ quá trình lạnh nhanh


- Thu hồi nước ngưng
- Bảo ôn
- Tiết kiệm nước và hóa chất vệ sinh
- Lắp đặt hệ thống vệ sinh trong thiết bị (CIP):
- Sử dụng hệ thống vòi phun cao áp
- Sử dụng các hóa chất đặc hiệu
- Tiết kiệm điện
- Duy trì bảo trì
- Tránh rò rỉ khí nén

- Kiểm soát nhiệt độ bốc hơi của hệ thống máy lạnh
- Giảm áp máy nén khí
- Thu hồi nhiệt từ hệ máy nén
- Lắp đặt thiết bị làm nóng nước cấp cho nồi hơi
- Sử dụng các hóa chất diệt khuẩn thân thiện môi trường để khử trùng thiết bị thay vì
dùng hơi nóng
- Kết hợp cung cấp nhiệt và phát điện (CHP).
Nguyên nhân phát thải
PHÂN XƯỞNG NẤU
Dòng thải/ vấn đề

Nguyên nhân

1. Nước thải chứa hàm lượng
hữu cơ cao.

Nấm men và việc vệ sinh thiết bị gây nên, nước thải có
nồng độ chất hữu cơ, nitrat và phot pho cao.

2. Phát thải CO2.

Khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men

3. Nước thải chứa hàm lượng
hữu cơ cao.

Nấm men và việc vệ sinh thiết bị gây nên, nước thải có
nồng độ chất hữu cơ, nitrat và phot pho cao.

5. Lượng bã hèm thu hồi lại

thấp

-Thời gian lọc bã hèm chậm

6. Dịch đườngmất trong khâu
lắng nóng

Dịch đường bị xả bỏ theo cặn nóng vào nước thải


7. Phát thải hơi, khí từ nồi
nấu

-Rò rỉ hơi từ các van hơi, hư hỏng ống dẫn hơi

8.Hao phí điện nhiều

-Cung cấp cho các thiết bị gia nhiệt, chế độ vận hành, chạy
môtơ

9.Phát thải bụi, tiếng ồn

-Do chạy máy nghiền, quá trình nấu, không khí từ nồi hơi

PHÂN XƯỞNG LÊN MEN
Dòng thải/ vấn đề

Nguyên nhân

1. Nước thải chứa

hàm lượng hữu cơ
cao.

Nấm men và việc vệ sinh thiết bị gây nên, nước thải có nồng độ chất
hữu cơ, nitrat và phot pho cao.

2. Phát thải CO2.

Khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men

3. Nước thải chứa
hàm lượng hữu cơ
cao.

Nấm men và việc vệ sinh thiết bị gây nên, nước thải có nồng độ chất
hữu cơ, nitrat và phot pho cao.

4. Hao phí nhiều
điện

Cung cấp cho các thiết bị làm lạnh

5. Phát thải mùi khó
chịu

Mùi từ chất thải bã men và chất hữu cơ bị phân hủy

PHÂN XƯỞNG CHIẾT
Dòng thải số


Công đoạn

Nguyên nhân

1. Mất bia

Chiết bom

Chiết bia thủ công nên không đảm bảo cân
bằng áp suất.

2. Mất bia

Chiết bom

Kỹ năng và thao tác của công nhân khi
chiết bom

3. Mất bia

Chiết bom

Nắp bom bị xì hở

4. Mất bia

Chiết bom

Thể tích bom lớn hơn danh nghĩa




×