Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề cương pháp luật tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.72 KB, 22 trang )

Đề cương pháp luật tài nguyên và môi trường
I, LÝ THUYẾT:
1, Các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường. sự cần thiết phải
bảo vệ tài nguyên và môi trường bằng pháp luật:
* Các biện pháp bảo vệ môi trường:
*biện pháp chính trị:
- là việc bảo vệ môi trường thông qua hoạt động của các đảng phái,
các tổ chức chính trị. Các đảng phái, các tổ chức này đưa ra cương
lĩnh chủ trương bảo vệ môi trường và lãnh đạo cộng đồng thực hiện
qua đó vừa nhằm mục đích bảo vệ môi trường vừa nhằm mục đích
củng cố uy tín địa vị chính trị của tổ chức.
+ kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
+ tổ chức các sinh hoạt chuyên đề về môi trường
- ý nghĩa của biện pháp này trong việc bảo vệ môi trường bao gồm:
+ vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi
khi các tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào cương lĩnh hoạt
động của mình.
+ bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được thể
chế hóa thành các chính sách pháp luật.
Tuy nhiên, biện pháp chính trị mang tính định hướng vĩ mô nên hiệu
quả thực tiễn là không cao
• Vấn đề bảo vệ môi trường bằng biện pháp tổ chức chính trị ở việt
nam:
- chủ trương đường lối của Đảng đưa ra được thể chế hóa về pháp
luật
+ chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường và lãnh đạo nhà nước
thực hiện nhấn mạnh: “bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề
sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng
cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh
tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập
KTQT của nước ta”.


Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường xác định: “Đến
năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng
tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ
bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả
và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm
đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì
1


cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi
trường.Đến năm 2050, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; khai
thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên;
bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu
đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các
nước công nghiệp phát triển trong khu vực”
*Biện pháp tuyên truyền, giáo dục:
Là biện pháp tuyên truyền vận động để người dân tham gia bảo vệ
môi trường. Các biện pháp giáo dục, tuyên truyền tác động trực tiếp
vào nhận thức làm thay đổi phạm vi của người dân, nâng cao ý thức
người dân về khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý.


Các hình thức tuyên truyền giáo dục :
+ đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình học tập
chính thức của các trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học.
+ sử dụng rộng rãi các phương tiện giáo dục truyền thông để giáo
dục cộng đồng.
+ tổ chức các hoạt động cụ thể như: ngày môi trường thế giới, tuần
lễ xanh phong trào thành phố xanh, sạch, đẹp

+ tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội trong lĩnh vực
môi trường.
*Biện pháp kinh tế:
Là việc sử dụng nguồn lực kinh tế để bảo vệ môi trường với 2 hình
thức cơ bản là sử dụng nguồn tài chính tập trung và sử dụng phương
pháp kích thích lợi ích kinh tế
- sử dụng nguồn tài chính tập trung là sử dụng ngân sách nhà nước,
quỹ bảo vệ môi trường quốc gia… cho việc bảo vệ môi trường
- kích thích lợi ích kinh tế để bảo vệ môi trường gồm các biện pháp:
+ hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường tích cực
+ ưu đãi về đất đai
2


+ miễn phí giảm thuế đồi với các dự án bảo vệ môi trường tích cực.
áp dụng thuế suất cao đối với các dự án gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường
+áp dụng thuế môi trường đối với các sản phẩm ảnh hưởng xấu lâu
dài đến môi trường
- ý nghĩa: sử dụng biện pháp kinh tế nghĩa là dùng những lợi ích vật
chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có ích đến môi
trường cho cộng đồng. biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng và
thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp từ đó góp phần
khuyến khích và nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc bảo
vệ môi trường.
- các biện pháp kinh tế thường được mang hiệu quả cao hơn trong
việc bảo vệ môi trường so với các biện pháp khác.
*Biện pháp khoa học - công nghệ:
- là việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ và kỹ thuật
trong việc bảo vệ môi trường

- là biện pháp quan trọng không thể thiếu trong việc bảo vệ môi
trường do môi trường tạo bởi nhiều yếu tố phức tạp cùng với đó là
trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nên các vấn đề như xử lý rác thải,
bảo vệ tầng ozon cần xử dụng biện pháp khoa học công nghệ như:
+ sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế cho các nguồn năng
lượng truyển thống: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, sức
gió, sức nước chảy…
Vd: chế tạo xăng từ mía, gas từ phân động vật
+ sử dụng công nghệ sạch hạn chế thải chất độc hại vào môi trường
Vd: bể phản ứng biogas chuyển hóa rác thải hữu cơ thành metan
giúp chạy phát điện, sinh ra nhiệt, đun nước nóng… chất thải còn lại
không gây hại sức khỏe.
+ sử dụng vật liệu mới: ít gây ô nhiễm môi trường như cac-ton, gốm
cao cấp, chất siêu dẫn hạn chế sử dụng kim loại
3


Vd: xe méc thiết kế vành của không sử dụng dắt thép mà dùng vỏ
chuối, sợi thiên nhiên ép dưới tần suất cao vừa đem lại hiệu quả kinh
tế vừa hiệu quả về môi trường.
+ tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Vd: ép gõ nhọn, bột thành miếng gỗ lớn, đóng thành bàn ghế, ép
nhựa phế liệu thành gạch xây nhà.
*Biện pháp pháp lý:
Đó là việc, thể chế hóa vấn đề môi trường bằng pháp luật. Pháp luật
với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của
con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Biện
pháp pháp lý bảo đảm thực hiện các biện pháp nói trên
+ pháp luật quy định các quy tăc xử sự mà con người phải thực hiện
khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường

+ quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá
nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong
việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường
+ pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ
chức bảo vệ môi trường
+ ban hành các tiêu chuẩn môi trường
+ giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường
Biện pháp chính trị chủ trương, đường lối của đảng đi vào cuộc
sống bằng việc thế chế hóa thành các quy phạm của pháp luật
Biện pháp tuyên truyền – giáo dục muốn có hiệu quả tốt phải đi đôi
với sự cưỡng chế của nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật
Biện pháp kinh tế được cụ thể hóa bằng việc ban hành các sắc thuế,
khen thưởng, xử phạt theo quy định của pháp luật
Biện pháp kh-cn các doanh nghiệp muốn hoạt động và tồn tại phải
áp dụng cac tiến bộ kh-cn đẻ làm trong sạch môi trường sản xuất,
4


không được gây ô nhiễm cho môi trường, đạt các yêu cầu về tiêu
chuẩn môi trường do pháp luật quy định.
=>>biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp
bvmt khác
*Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên và môi trường bằng pháp
luật:
- sự phát triển kinh tế luôn là động lực phát triển các quốc gia, các
quốc gia sẵn sàng khai thác hết mọi nguồn tài nguyên để làm công cụ
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này dẫn đến hậu quả là tất cả
các quốc gia phải đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng
sinh thái và thiên tai
=>vấn đề b.ve mtr được chú trọng hơn bao giờ hết, bảo vệ môi

trường được coi là một thách thức lớn trên toàn cầu
- luật môi trường ra đời như là một biện pháp để giải quyết thách
thức đó. Chỉ pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết xã hội mới có
đủ sức mạnh buộc các cá nhân, tổ chức phải nhận thức và tuân theo.
Môi trường chỉ thực sự được bảo vệ khi có một hệ thống pháp luật
thống nhất đủ sức chung tay của tất cả các quốc gia trên thế giới. pháp
luật về môi trường không chỉ dừng lại ở những bộ luật của mỗi quốc
gia mà còn mở rộng khi có sự xuất hiện của các điều ước quốc tế, tạo
sự rằng buộc trách nhiệm bảo vệ môi trường giữa các quốc gia với
nhau.
=>>sự ra đời của luật môi trường là hệ quả tất yếu trên con đường
ptbv của nhân loại.

5


2, Khái niệm pháp luật tài nguyên và môi trường. Các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật tài nguyên và môi trường. Sự thể hiện của các
nguyên tắc đó trong pháp luật việt nam:
* khái niệm pháp luật tài nguyên và môi trường:
=>>định nghĩa: luật môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng
hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xh phát sinh trực
tiếp trong hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ các yêu tố môi trường.
* các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tài nguyên và môi trường:
*nguyên tắc nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được
sống trong một môi trường trong lành:


Khái niệm quyền được sống trong một môi trường trong lành

Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền được sống
trong một môi trường không bị ôn, đảm bảo cuộc sống được hài hòa
tự nhiên



Cơ sở xác lập nguyên tắc
-cơ sở 1, tầm quan trọng của quyền được sống trong môi trường
trong lành : đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và
chất lượng cuộc sống nói chung.
- cơ sở 2, thực trạng môi trường hiện nay đang bị suy giảm nên
quyền tự nhiên này bị xâm phạm. biểu hiện:



Biến đổi khí hậu



Suy thoái đa dạng sinh học



Suy thoái tầng ozon



Su y thoái nguồn nước ngọt




Hoang hóa và suy thoái đất



Phá và sử dụng rừng không bền vững
6




Suy thoái môi trường và tài nguyên biển



ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân hủy
- cơ sở thứ 3, xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng
chung trên thế giới là thể chế quyền này trong pháp luật quốc gia
( không rằng buộc các quốc gia về mặt pháp lý, nhưng rằng buộc về
mặt chính trị, đạo lý buộc chúng ta phải thực hiện) đó là tuyên bố
stockholm và tuyên bố rio de janeiro
*Hệ quả pháp lý :
- Hệ quả thứ nhất : nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những
biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nhằm
đảo bảo cho người dân được sống trong một môi trường trong lành.
Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một nguyên tắc mà còn là
mục đích của LMT.
- hệ quả thứ hai : tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được
sống trong môi trường trong lành của mình thông qua những quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân như : quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự

do cư trú, quyền được bồi thường thiệt hại, tiếp cận thông tin…
Đòi hỏi của nguyên tắc : mọi quy phạm pháp luật về môi trường,
mọi chính sách pháp luật về môi trường phải lấy việc đảm bảo điều
kiện sống của con người, trong đó điều kiện về môi trường là ưu tiên
số 1
*thể hiện nguyên tắc trong pháp luật Việt Nam :
(theo hiến pháp 2013)
Điều 43
Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có
nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Điều 63
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu
quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên,
đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến
đổi khí hậu.
7


2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát
triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài
nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm
và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
*Nguyên tắc phát triển bền vững:
*khái niệm phát triển bền vững: được định nghĩa là phát triển để
đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lại trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ
xh và bảo vệ môi trường.
*Cơ sở xác lập nguyên tắc:

- cơ sở thứ nhất: tầm quan trọng của môi trường và phát triển
- cơ sở thứ 2, mối quan hệ tương tác giữa môi trường và phát triển:
muốn phát triển phải bảo vệ môi trường và ngược lại
Tránh các xu hướng cực đoan sau đây: muốn bảo vệ môi trường
phải dừng việc phát triển, quá coi trọng về môi trường mà xem nhẹ lợi
ích về kinh tế hoặc phát triển bằng mọi giá, xem nhẹ lợi ích về môi
trường
*yêu cầu của nguyên tắc
- yêu cầu thứ nhất: kết hợp kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xh và bảo vệ môi trường.
- yêu cầu thứ 2: hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất, cụ thể ở
2 lĩnh vực khai thác tài nguyên và xả thải trong giới hạn, trong khả
năng tự làm sạch của môi trường
* Đòi hỏi của nguyên tắc:
- các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là yếu tố cấu thành
trong các chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất
nước, của địa phương, vùng và tổ chức.

8


- phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh
được tham nhũng, lãng phí các nguồn lực, nhất là các nguồn tài
nguyên thiên nhiên
- phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính
công khai của các quá trình đó để đảm bảo để cho các quyết định
chính sách ban hành nhằm vào sự phát triển bền vững
- phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu
thành của dự án đầu tư
* thể hiện của nguyên tắc: chiến lược phát triển bền vững việt nam

năm 2011-2020
*Nguyên tắc phòng ngừa
Môi trường khác với các hiện tượng XH khác ở chỗ khả năng phục
hồi hiện trạng hoặc là không thể thực hiện được hoặc là rất khó khăn,
tốn kém và mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, ngăn ngừa những hành
vi gây hại cần được chú trọng hơn so với việc áp dụng các hình thức
phạt hoặc chế tài khác
*khái niệm phòng ngừa
Phòng ngừa là việc chủ động ngăn chặn rủi ro đối với môi trường
khi chưa xảy ra.
Mục đích của nguyên tắc là ngăn ngừa những rủi ro mà con người
và thiên nhiên có thể gây ra môi trường. tuy nhiên người ta ít quan
tâm đến nguyên tắc này, vì lý do là: do chủ quan và không lường trc
được
*cơ sở xác lập nguyên tắc
- cơ sở thứ 1: chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí khắc
phục
- cở sở thứ 2: có những tồn tại gây ra cho môi trường là không thể
khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa
* yêu cầu của nguyên tắc
9


- yêu cầu thứ 1, lường trc những rủi ro mà con người và thiên nhiên
có thể gây ra cho môi trường của các chiến lược, dự án phát triển…
- yêu cầu thứ 2, đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu
rủi ro, loại trừ rủi ro.
*thể hiện nguyên tắc:nghị định 29 về đánh giá môi trường.
* Nguyên tắc người gây ôn phải trả tiền:
*cơ sở xác lập:

Coi môi trường là một loại hàng hóa đặc biệt, tức là người gây hậu
quả, tác động xấu đến môi trường thì phải trả tiền
Người phải trả tiền thei nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu
theo nghĩa rộng bao gồm người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiêu; người có hành vi xả thải vào môi trường; người có những hành
vi khác gây tác động xấu tới môi trường theo quy định của pháp luật.
* mục đích của nguyên tắc
- mục đích thứ nhất: định hướng hành vi tác động của các chủ thể
vào môi trường theo hướng khuyến khích những hành vi tác động có
lợi cho môi trường thông qua việc tác động vào chính lợi ích kinh tế
của họ.
Vd: giảm thuế cho ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ
- mục đích thứ 2: bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và bảo
vệ môi trường.
- mục đích thứ 3: tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi
trường.
* Yêu cầu nguyên tắc
- yêu cầu 1: tiền phải trả cho hành vi ô nhiễm phải tương xứng với
tính chất và mức độ gây tác động xấu tới môi trường ( ngang giá)
- yêu cầu 2: Tiền phải trả cho các hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức
tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan
10


* Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc
- Hình thức 1: thuế tài nguyên; tiền phải trả cho việc khai thác
TNTN như: nước, rừng, khoáng sản, thủy sản,… hoặc một công ty
mua quyền độc quyền khai thác một loại thủy sản nào đó.
- Hình thức thứ 2: thuế môi trường: phải trả cho hành vi gây tác
động xấu đến môi trường

- Hình thứ 3: Phí bảo vệ môi trường. Vd: nộp phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn 174/2007/NĐ-CP
- HÌnh thức 4: tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ
- Hình thức 5: tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng
- Hình thức 6: chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài
nguyên
* Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất
* Sự thống nhất của mooit rường được thể hiện ở 2 khía cạnh;
- Khía cạnh 1: sự thống nhất về không gian: môi trường không bị
chia cắt bởi biên giới quốc gia , địa giới hành chính. Bởi vì, thiệt hại
về môi trường không chỉ giới hạn trong một quốc gia
- khía cạnh thứ 2, sự thống nhất nội tại giữa các yêu tố cấu thành
môi trường: Giữa các yếu tố cấu thành môi trường luôn có quan hệ
tương tác với nhau , yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu
tố khsc
Vd: cháy rừng ở Mỹ làm tăng lượng khí CO 2 trên toàn cầu => nhiệt
độ trái đất tăng => băng ở nam cực tan ra, nước biển dâng lên nhấn
chìm đất liền…
* yêu cầu của nguyên tắc
- yêu cầu thứ 1, việc bảo vệ môi trường không bị chia cắt bởi biên
giới quốc gia, địa hành chính. Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn
cầu các quốc gia phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung.
Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải đặt dưới sự quản
11


lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chế mang tính liên
vùng, đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương
- yêu cầu thứ 2, cần phải bảo đảm có môi quan hệ tương tác giữa
các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều

chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợp với bản chất của đối
tượng khai thác, bảo vệ. cụ thể:
Các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường như luật bảo vệ môi
trường, luật bảo vệ và phát triển rừng, … phải nằm trong chỉnh thể
thống nhất
Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh
vực phải đảm bảo phù hợp với tính thống nhất của môi trường theo
hướng quy hoạt động quản lý về môi trường về một đầu mối dưới sự
quản lý thống nhất của chính phủ.

12


13


II, NH ẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI:
Câu 3, Theo luật bảo vệ môi trường 2014, tiêu chuẩn môi trường và
quy chuẩn kỹ thuật môi trường đều do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và mang tính bắt buộc áp dụng.
Tl: sai. Vì quy chuẩn kỹ thuật môi trường được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo
vệ môi trường. Còn tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường được cơ quan nhà
nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để
bảo vệ môi trường.
Câu 4, Theo luật bảo vệ môi trường 2014, tiêu chuẩn quốc gia về
môi trường do Bộ tài nguyên và môi trường xây dựng và ban hành.
Tl: sai. Vì bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường tổ chức xây dựng
dự thảo, đề nghị thẩm định tiêu chuẩn quốc gia về môi trường. Còn bộ
khoa học và công nghệtổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc

gia và môi trường.
Câu 5, Theo luật bảo vệ môi trường 2014, việc thẩm định báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) đều phải thông qua hội đồng thẩm định.
Tl:sai. Vì việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
chỉ được tiến hành thông qua hội đồng thẩm định do thủ tướng hoặc
người đứng đầu cơ quan thẩm định báo cáo ĐMC thành lập.
Còn việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể
thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến của các
cơ quan liên quan, tổ chức có liên quan. Chỉ áp dụng cho các dự án để
kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.
Câu 6, Theo luật BVMT 2014, tất cả dựán đầu tư đề là đối tượng
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tl: sai. Vì các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi
trường chỉ bao gồm các dự án được nêu ra từ khoản 1, điều 18 của luật
bảo vệ môi trường và phụ lục II của nghị định 18/NĐ-CĐ như các dự
án:
1, thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của quốc hội
chính phủ, thủ tướng chính phủ.
2, dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trù sinh
quyển, khu danh lam thắng cảnh được xếp hạng.
3, sự án có tác động xấu đến môi trường…
Câu 7: theo luật bảo vệ môi trường 2014, bộ tài nguyên và môi
trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đới
14


với tất cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc đối tượng phải
ĐMC.

Tl: sai. Vì căn cứ vào a, b khoản 1 điều 16 của luật BVMT thì bộ tài
nguyên và môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Quốc hội, Chính phủ, thủ tướng
chính phủ quyết định và tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC đối với
chiến lược, quy hoạch thực hiện quyền phê duyệt của mình.
Câu 8: Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, Cơ quan chuyên môn về
bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch
bảo vệ môi trường của tất cả các dự án, phương án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trên địa bàn thuộc đối tượng phải lập KHBVMT.
Tl: sai. Vì cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc UBND cấp tỉnh
xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án sau:
1, dự án nằm trên địa bàn từ 2 huyện trở lên
2, dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý
3, dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu đến môi trường
trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi
trường.
Câu 9: Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản
lý chất thải nguy hại.
Tl: sai. Chỉ có tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới
được xử lý chất thải nguy hại
Câu 10:Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, Tất cả các thông tin môi
trường đều phải được công khai
Tl: sai. Theo luật BVMT 2014, tại khoản 1, điều 31 thì trừ những
thông tin thuộcdanh mục bí mật nhà nước thì thông tin môi trường
phải được công khai bao gồm:
1, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
2, thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải
3, khu vực môi trường bị ôn, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc
biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường

Còn những thông tin thuộc danh mục nhà nước thì không phải công
khai gồm:
4, các báo cáo về môi trường
5, kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường
Câu 17:Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản thuộc sở
hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.
Tl: đúng. Vì căn cứ vào điều 53 hiến pháp năm 2013 thì đất đai, tài
15


nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác và các dạng tài sản do nhà nước đầu tư,
quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Câu 18:Tài nguyên nước thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài
nguyên nước bao gồm mọi dạng tồn tại của nước.
Tl: sai. Vì tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mưa, nước
mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa việt nam. Theo đó, tài nguyên nước là những dạng tồn tại cụ
thể của nước ở một khâu nào đó trong chu trình nước mà thôi.
Câu 24. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ cũng được coi là
khoáng sản.
Tl: đúng. Vì theo khoản 1 điều 2 luật khoáng sản thì khoáng sản là
khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, lỏng,
khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật,
khoáng chất ở bải thải của các mỏ.
Câu 25. Hoạt động mua bán khoáng sản không phải là hoạt động
khoáng sản.
Tl: đúng. Vì hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò
khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản và không có hoạt động

mua bán khoáng sản.
Câu 27: Thời hạn các loại giấy phép hoạt động khoáng sản như
nhau.
Tl: sai. Vì căn cứ vào thời gian cần thiết cho các hoạt động khai
thác khoáng sản cụ thể, pháp luật quy định thời hạn khác nhau cho
từng loại giấy phép hoạt động khoáng sản.
Câu28: Đất rừng không thuộc nhóm đất nông nghiệp mà
thuộc nhóm đất lâm nghiệp
Tl: sai. vì căn cứ vào mục đích sử dụng quy định tại điều 10 của luật
đất đai năm 2013 thì đất rừng thuộc nhóm đất nông nghiệp bao gồm
đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Câu 31: Thời hạn giao đất nông nghiệpđối với hộ gia đình, cá nhân
trực tiếp sản xuất là 50 năm.
Tl: đúng. Vì căn cứ vào khoàn 1 điều 126 của luật đất đai thì thời
hạn giao đất công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp sản xuất là 50 năm
Câu 34: Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là
đường cơ sở thẳng do Liên hợp quốc quy định.
Tl: sai. vì theo điều 8 luật biển VN nêu rõ: đường cơ sở dùng để
16


tính chiều rộng lãnh hải VN là đường cơ sở thẳng đã được chính phủ
công bố, chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực
chưa có đường cơ sở sau khi được ủy ban thường vụ quốc hội phê
chuẩn
Câu 35: Nội thuỷ là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ bờ
biển ra phía biển. Máy bay, tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng trời,
vùng biển thuộc nội thuỷkhông phải xin phép quốc gia ven biển, trừ
tàu ngầm.

Tl: sai. vì nội thủy là vùng tiếp giáp với bờ biển ở phía trong đường
cơ sở và là bộ phận của lãnh thổ VN. Nhà nước thực hiện chủ quyền
hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nôi thủy như trên lãnh thổ đất
liền. Vì vậy, tàu thuyền qua lại phải xin phép nước ven biển và phải
tuân theo luật lệ của nước đó.
Câu 36:Lãnh hải là lãnh thổ biển của Việt Nam, mọi tàu thuyền qua
lại phải xin phép và được sự đồng ý của chính phủ Việt Nam.
Tl: sai. Vì Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn đầy đủ nhưng không
tuyệt đối trên vùng lãnh hải. Tàu thuyền nếu không có hoạt động gây
hại thì không phải xin phép.
Câu 37: Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải khác với vùng
đặc quyền kinh tế.
Tl: sai. Vì chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải được thực
hiện như vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 38:Mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên,
môi trường chỉ có thể xử lý hành chính.
Tl: sai. Vì những hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực tài nguyên
và môi trường thì tùy vào mức độ, tính chất vi phạm không những có
thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Câu47: Mục đích của Công ước Ramsar – 1971 là bảo vệ các khu
rừng ngập mặn có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú
của loài chim nước.
Tl: sai. Vì mục đích của Ramsar là ngăn chặn quá trình xâm lấn
ngày càng gia tăng vào các vùng đât ngập nước cũng như sự mất đi
của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận
các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và
cac giá trị, khoa học, kinh tế, văn hóa của chúng.
Câu 48:Chỉ các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng là đối
tượng bảo vệ của công ước Công ước về buôn bán quốc tế các loài
động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).

17


Tl: sai. Vì đối tượng bảo vệ của công ước Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấpgồm:
- những loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cao
- những loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng
- những loài động thực vật chưa có nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng
phải bảo vệ, kiểm soát để tránh lâm vào nguy cơ bị tuyệt chủng.

18


19


Bảng hình thức xử phạt trong nghị định 179/2013
Thẩm quyền

Mức phạt tiền

1, CT UBND Xã

10.000.000 (tổ chức)

2, CT UBND Huyện

100.000.000 (tổ chức)

3, CT UBND tỉnh


1.000.000.000 (tổ chức)

1, Thanh tra viên:

1.000.000 (tổ chức)



Sở tài nguyên mtr



Tổng cục mtr



Bộ tài nguyên mtr
2, Chánh thanh tra sở tnmt

100.000.000 (tổ chức)

3, Trưởng đoàn thanh tra

100.000.000 (tổ chức)



Sở tài nguyên mtr




Tổng cục mtr
4, Cục trưởng cục kiểm soát ôn

500.000.000 (tổ chức)

Trưởng đoàn TT chuyên ngành
BVMT của BTNMT
5, Chánh thanh tra Bộ TNMT

2.000.000.000 (tổ chức)

Tổng cục trưởng TCMT

20


21


Bảng hình thức xử phạt trong nghị định 142/2013
Thẩm quyền

Mức phạt tiền (tổ chức)

1, CT UBND Xã

10.000.000


2, CT UBND Huyện

100.000.000

3, CT UBND tỉnh

500.000.000 (nước)
2.000.000.000 (khoáng sản)

1, Thanh tra viên

1.000.000

2, Chánh thanh tra STNMT

100.000.000

Trưởng đoàn TT do tổng cục
trưởng tổng cục địa chất & ks
thành lập


Giám đốc sở TNMT



Chánh TT STNMT
3, Trưởng đoàn thanh tra do Bộ
trưởng BTNMT
Chánh TT BTNMT ( nếu chánh

TT giao cho người khác)

4, Chánh TT Bộ TNMT

350.000.000 (nước)
500.000.000 (khoáng sản)

2.000.000.000 (khoáng sản)

-Tổng cục trưởng TC địa chất
KSVN

22

500.000.000 (nước)



×