BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
NGUYỄN THỊ HẠNH
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HIỆN KỸ THUẬT THÔNG TIỂU,
ĐO NƯỚC TIỂU 24 GIỜ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG THỰC
TẬP TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
HẢI DƯƠNG, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
NGUYỄN THỊ HẠNH
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HIỆN KỸ THUẬT THÔNG TIỂU,
ĐO NƯỚC TIỂU 24 GIỜ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG THỰC
TẬP TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ MINH THU
HẢI DƯƠNG, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Em là: Nguyễn Thị Hạnh
Là sinh viên lớp Đại học Điều dưỡng 4B – Trường Đại học Kỹ thuật Y
tế Hải Dương, khóa 2011 – 2015.
Em xin cam đoan về bài luận này là của mình. Nếu sai em xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hải Dương, ngày
tháng 7 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin gửi lời
cảm ơn tới TS Nguyễn Thị Minh Thu, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện bài luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu nhà trường, cùng các thầy (cô) tham gia giảng dạy,
hướng dẫn, đánh giá khóa luận tốt nghiệp đại học khóa học 2011 – 2015,
trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Ban Lãnh đạo, phòng Chỉ đạo tuyến và Trung tâm tim mạch – Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Hải Dương đã hỗ trợ em hoàn thành bài luận.
Hải Dương, ngày tháng 7 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Hạnh
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1. KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIỂU, ĐO NƯỚC TIỂU 24 GIỜ ................... 3
1.1.ĐẠI CƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU ............................................................... 3
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐƯỜNG NIỆU ĐẠO NAM VÀ
NỮ .................................................................................................................. 4
1.2.1. Niệu đạo nam ....................................................................................... 4
1.2.2.Niệu đạo nữ ........................................................................................... 6
1.3.KỸ THUẬT THÔNG TIỂU ................................................................... 6
1.3.1.Khái niệm về kỹ thuật thông tiểu .......................................................... 6
1.3.2.Kỹ thuật ................................................................................................. 7
1.4.KỸ THUẬT LẤY VÀ ĐO NƯỚC TIỂU 24 GIỜ ............................... 18
1.4.1.Mục đích ............................................................................................. 18
1.4.2. Nguyên tắc ......................................................................................... 19
1.4.3. Tiến hành lấy nước tiểu 24 giờ .......................................................... 19
1.4.4. Đo nước tiểu 24 giờ ........................................................................... 19
2.Các nghiên cứu liên quan .......................................................................... 19
3.Đặc điểm của đơn vị nghiên cứu .............................................................. 20
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 22
1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 22
2. Thời gian và địa điểm: ............................................................................. 22
3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 22
3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 22
3.2. Cỡ mẫu .................................................................................................. 22
3.3. Chọn mẫu .............................................................................................. 22
3.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23
3.4.1. Quan sát và đánh giá qua bảng kiểm. ................................................ 23
3.4.2. Bộ câu hỏi phỏng vấn ........................................................................ 30
3.5. Phương pháp phân tích số liệu . ............................................................ 31
3.6. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu. ........................................................... 31
3.7. Hạn chế của nghiên cứu: chỉ nghiên cứu trên đối tượng là sinh viên
thực tập. ........................................................................................................ 31
3.8. Sai số và biện pháp hạn chế sai số: ....................................................... 31
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 32
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................. 32
3.1.1. Giới tính ............................................................................................. 32
3.1.2. Trình độ .............................................................................................. 32
3.2. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ KỸ THUẬT THÔNG
TIỂU, ĐO NƯỚC TIỂU 24 GIỜ ................................................................. 33
3.2.1. Đánh giá mức độ kiến thức của sinh viên .......................................... 33
3.2.2. Đánh giá mức độ kiến thức của sinh viên theo các đặc điểm chung . 34
3.3. ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THÔNG TIỂU CỦA SINH VIÊN ................ 35
3.3.1. Đánh giá mức độ kỹ năng thông tiểu của sinh viên ........................... 35
3.3.2. Đánh giá kỹ năng thông tiểu của sinh viên theo bảng kiểm .............. 36
3.3.3. Đánh giá kỹ năng thông tiểu của sinh viên theo các đặc điểm chung 38
3.4. ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN VỀ KỸ THUẬT LẤY VÀ
ĐO NƯỚC TIỂU 24 GIỜ ............................................................................ 39
3.4.1. Đánh giá mức độ kỹ năng lấy và đo nước tiểu 24 giờ của sinh viên . 39
3.4.2. Đánh giá kỹ năng lấy và đo nước tiểu 24 giờ theo bảng kiểm .......... 40
3.4.3. Đánh giá kỹ năng lấy và đo nước tiểu 24 giờ theo các đặc điểm
chung ............................................................................................................ 41
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ............................................................................ 42
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 42
4.1.1. Giới tính ............................................................................................. 42
4.1.2. Trình độ .............................................................................................. 42
4.2. Kiến thức của sinh viên về kỹ thuật thông tiểu, đo nước tiểu 24 giờ ... 42
4.3. Kỹ năng thực hiện kỹ thuật thông tiểu của sinh viên ........................... 43
4.4.Kỹ năng thực hiện kỹ thuật lấy và đo nước tiểu 24 giờ ......................... 45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49
PHỤ LỤC ............................................................................................................
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các mức độ đánh giá kỹ thuật thông tiểu ....................................... 24
Bảng 2.2. Các mức độ đánh giá kỹ thuật lấy và đo nước tiểu 24 giờ ............. 29
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ theo trình độ của đối tượng nghiên cứu.................... 32
Bảng 3.2. So sánh tỷ lệ đạt về kiến thức theo đặc điểm chung....................... 34
Bảng 3.3. Đánh giá tỷ lệ đạt trong kỹ năng chuẩn bị của sinh viên................ 36
Bảng 3.4. Đánh giá tỷ lệ đạt trong kỹ năng thực hiện của sinh viên .............. 37
Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ đạt kỹ thuật thông tiểu theo đặc điểm chung ............ 38
Bảng 3.6. Đánh giá kỹ năng chuẩn bị và thực hiện kỹ thuật của sinh viên .... 40
Bảng 3.7. So sánh tỷ lệ đạt kỹ thuật lấy và đo nước tiểu 24 giờ theo đặc điểm
chung ............................................................................................................... 41
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ giới tính................................................................. 32
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ mức độ kiến thức của sinh viên ............................ 33
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ đạt về kỹ thuật thông tiểu của sinh viên ............... 35
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ đạt kỹ thuật lấy và đo nước tiểu 24 giờ của sinh
viên .................................................................................................................. 39
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Niệu đạo nam .................................................................................... 5
Hình 1.2. Niệu đạo nữ ....................................................................................... 6
Hình 1.3. Một số loại sonde tiểu ....................................................................... 8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học là một lĩnh vực không ngừng thay đổi, thời gian vừa qua chúng ta
đã thấy rất nhiều biến đổi sâu sắc trong chẩn đoán, điều trị bệnh tật và chăm
sóc bệnh nhân theo hướng tích cực, khoa học và phát triển. Nhưng cùng với
sự phát triển của y học thì các bệnh mạn tính cũng đang có xu hướng gia tăng.
Trong đó bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh phổ biến, diễn biến
theo nhiều hướng phức tạp và kéo theo những bệnh liên quan, về cơ bản
chúng có mối quan hệ qua lại với nhau và nếu không điều trị tốt thì sẽ dẫn tới
hậu quả tiến triển nhanh và trầm trọng. Vì vậy, trong chăm sóc và điều trị cho
bệnh nhân mắc những căn bệnh này, vấn đề theo dõi người bệnh để đánh giá
diễn biến bệnh là một phần rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều
trị. Điều dưỡng là một thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tiếp
nhận, điều trị, chăm sóc và theo dõi người bệnh.
Trong những vấn đề cần theo dõi trên bệnh nhân tim mạch như dấu hiệu
khó thở, tím tái, mệt mỏi, thì phù và giảm bài tiết nước tiểu cũng là điểm đáng
chú ý. Nó thể hiện sự mất cân bằng dịch trong cơ thể, quá trình bài tiết nước
tiểu chưa tốt, cũng như sự suy giảm chức năng tim mạch. Theo dõi lượng
nước tiểu mỗi ngày có vai trò quan trọng trong việc đánh giá đáp ứng thuốc,
hiệu quả điều trị, tiên lượng bệnh nhằm mục đích điều chỉnh thuốc trên những
bệnh nhân có chỉ định theo dõi nước tiểu 24 giờ. Tuy nhiên, ngoài những
bệnh nhân có thể đi tiểu được theo đường tự nhiên còn có những bệnh nhân
cần sự can thiệp của các thủ thuật như thông tiểu để dẫn lưu nước tiểu ra bên
ngoài và theo dõi nước tiểu qua sonde được chính xác.
Kỹ thuật thông tiểu, đo nước tiểu 24 giờ là kỹ thuật quan trọng trong việc
theo dõi những bệnh nhân trên. Nhưng đây là một kỹ thuật không đơn giản,
đòi hỏi nhiều yêu cầu về nguyên tắc vô khuẩn, an toàn, chính xác.
Quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản bao gồm nhiều kỹ thuật từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó kỹ thuật thông tiểu, đo nước tiểu 24
1
giờ đòi hỏi chuẩn bị nhiều dụng cụ, tuân thủ nhiều nguyên tắc nên thường gây
khó khăn cho không chỉ sinh viên mà đôi khi ngay cả nhân viên y tế cũng có
thể gặp sai sót. Vì vậy để thực hiện được thủ thuật can thiệp đặt sonde tiểu thì
không phải sinh viên nào cũng có thể làm tốt công việc này. Hơn nữa, việc
đánh giá kiến thức cũng như kỹ năng của sinh viên trong việc tiến hành kỹ
thuật trên chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ thực trạng, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá kiến thức, thực hiện kỹ thuật thông tiểu, đo nước tiểu 24 giờ của
sinh viên điều dưỡng thực tập tại Trung tâm tim mạch – Bệnh viện đa khoa
tỉnh Hải Dương năm 2015” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kiến thức về kỹ thuật thông tiểu, đo nước tiểu 24 giờ của
sinh viên.
2. Đánh giá kỹ năng thực hiện kỹ thuật thông tiểu, đo nước tiểu 24
giờ của sinh viên.
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIỂU, ĐO NƯỚC TIỂU 24 GIỜ
1.1.ĐẠI CƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU [5]
- Hệ tiết niệu bao gồm: 2 thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
- Thận là cơ quan sản xuất nước tiểu để bài xuất các chất thải của chuyển
hóa, đào thải chất độc, giữ vững hằng định nội mô (cân bằng nước, điện giải,
kiềm toan). Còn niệu quản, bàng quang, niệu đạo chỉ đóng vai trò dẫn, tích trữ
và bài xuất nước tiểu ra ngoài.
- Tuổi tác còn ảnh hưởng đến việc đi tiểu, số lượng nước tiểu trung bình
trong 24 giờ.
+ < 2 tuổi: 500 – 600 ml/ngày.
+ 2 – 5 tuổi: 500 – 800 ml/ngày.
+ 5 – 8 tuổi: 600 – 1200 ml/ngày.
+ 8 – 14 tuổi: 1000 – 1500ml/ngày.
+ > 14 tuổi: 1500ml/ngày.
- Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào lượng nước nhập và sự bài tiết các chất.
- Màu sắc: vàng nhạt (màu hổ phách).
- Tính chất: trong, không lợn cợn.
- pH: 4,6 – 8.
- Đường: (-)
- Đạm (-), nếu > 10mg/100ml nước tiểu gặp trong bệnh lý cầu thận.
- Máu bình thường không có trong nước tiểu, nếu có hồng cầu thì có
bệnh lý về hệ niệu, chấn thương.
- Vi trùng bình thường không có trong nước tiểu, nếu có từ 105 vi
trùng/ml thì bị nhiễm trùng.
- Mùi: ammoniac, thuốc hoặc thức ăn có thể làm thay đổi mùi của nước
tiểu.
3
- Số lượng nước tiểu trung bình để kích thích bàng quang có phản xạ để
tiểu là 250 – 400 ml (trẻ em là 50 – 200ml).
- Trẻ sơ sinh không thể kiểm soát sự đi tiểu, trung bình khoảng 18 – 24
tháng tuổi mới có khả năng tự kiểm soát sự đi tiểu và đến khoảng 4 – 5 tuổi
thì kiểm soát hoàn toàn sự đi tiểu (bé trai thường chậm hơn bé gái).
- Sự thay đổi chức năng thận và bàng quang thường xảy ra ở người già,
tốc độ lọc cầu thận giảm và khả năng cô đặc nước tiểu giảm, vì vậy những
người lớn tuổi hay đi tiểu đêm, và vì bàng quang không thể co một cách hiệu
quả nên người lớn tuổi hay giữ một lượng nước tiểu trong bàng quang sau khi
đi tiểu hoặc một số người bị u xơ tiền liệt tuyến thường đi tiểu không hết nước
tiểu, sự ứ đọng nước tiểu này làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn và nhiễm
trùng hệ tiết niệu.
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐƯỜNG NIỆU ĐẠO NAM VÀ
NỮ [8]
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo nữ
ngắn hơn niệu đạo nam. Niệu đạo nam còn gọi là đường dẫn tinh.
1.2.1. Niệu đạo nam
1.2.1.1. Đường đi
Niệu đạo nam dài khoảng 16cm, đi từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng
quang tới lỗ niệu đạo ngoài ở đỉnh bao quy đầu. Đầu tiên, nó đi xuống dưới và
xuyên qua tuyến tiền liệt. Tiếp đó, niệu đạo uốn cong ra trước và chọc qua
màng đáy chậu ở ngay bờ dưới xương mu, cách bờ này khoảng 1,5cm. Cuối
cùng, niệu đạo đi vào hành dương vật và uốn cong xuống dưới để đi trong vật
xốp thân dương vật tới lỗ niệu đạo ngoài.
1.2.1.2. Phân đoạn và liên quan
Về phương diện giải phẫu, niệu đạo được chia làm 3 đoạn là đoạn tiền
liêt, đoạn màng và đoạn xốp.
4
Đoạn tiền liệt bắt đầu từ cổ bàng quang cho tới đỉnh của tuyến tiền liệt,
dài khoảng 2,5-3cm, có cơ thắt trơn niệu đạo bao quanh ở sát cổ bàng quang.
Đoạn màng đi từ đỉnh tuyến tiền liệt tới hành dương vật và chọc qua
màng đáy chậu, đoạn này có cơ thắt vân niệu đạo bọc xung quanh.
Đoạn xốp là phần niệu đạo nằm trong vật xốp dương vật, dài 12cm,
đoạn này di động và ít bị tổn thương.
Về phương diện phẫu thuật, niệu đạo được chia làm 2 đoạn: niệu đạo
trước và niệu đạo sau. Niệu đạo trước hay niệu đạo di động là phần niệu đạo
xốp từ dây treo dương vật tới lỗ niệu đạo ngoài, đoạn này niệu đạo ít bị giập.
Niệu đạo sau hay niệu đạo cố định, gồm đoạn tiền liệt, đoạn màng và phần
niệu đạo xốp từ niệu đạo màng đến dây treo dương vật. Đoạn này niệu đạo
thường dễ bị tổn thương.
Hình 1.1. Niệu đạo nam
1.2.1.3.Hình thể trong
Khi không có nước tiểu chảy qua, niệu đạo có 3 đoạn phình và 4 đoạn
hẹp. Ba đoạn phình là xoang tiền liệt, túi bịt hành ở phần sau vật xốp và hố
thuyền ở đầu dương vật. Giữa những chỗ phình này là các chỗ hẹp.
5
1.2.2.Niệu đạo nữ
1.2.2.1.Đường đi
Niệu đạo nữ ngắn hơn so với niệu đạo nam, dài khoảng 3-4cm, đi từ cổ
bàng quang qua đáy chậu tới tận hết ở lỗ niệu đạo ngoài ở tiền đình âm đạo.
1.2.2.2.Phân đoạn và liên quan
Niệu đạo nữ hoàn toàn cố định, tương ứng với phần cố định ở nam giới,
gồm 2 đoạn là đoạn chậu hông và đoạn đáy chậu.
Đoạn chậu hông cũng có cơ thắt trơn niệu đạo.
Đoạn đáy chậu xuyên qua màng đáy chậu và có cơ thắt vân niệu đạo. Lỗ niệu
đạo ngoài ở tiền đình âm đạo là nơi hẹp nhất của niệu đạo, nằm sau âm vật
khoảng 2,5cm và trước lỗ âm đạo.
Hình 1.2. Niệu đạo nữ
1.3.KỸ THUẬT THÔNG TIỂU [5]
1.3.1.Khái niệm về kỹ thuật thông tiểu
1.3.1.1.Khái niệm
Thông tiểu là phương pháp dùng ống thông đưa qua niệu đạo vào bàng
quang để lấy nước tiểu ra ngoài.
6
1.3.1.2.Mục đích
- Giảm sự khó chịu và căng tức quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng
quang
- Đo lường khối lượng và tính chất của nước tiểu trong bàng quang
- Lấy mẫu nước tiểu vô trùng để làm xét nghiệm
- Làm sạch bàng quang trong những trường hợp cần thiết phẫu thuật
vùng hậu môn sinh dục, phẫu thuật hoặc soi bàng quang, đường tiết
niệu.
- Dẫn lưu để theo dõi lượng nước tiểu ở những bệnh nhân bị sock, ngộ
độc, bỏng nặng…
1.3.1.3.Chỉ định
- Bệnh nhân bí đái không đái được
- Trước mổ (mổ đẻ, mổ u xơ tuyến tiền liệt …), gây mê trong mổ.
- Theo dõi nước tiểu để chẩn đoán và điều trị…
- Bệnh nhân hôn mê
- Trong chụp thận bàng quang ngược dòng
- Trong đo thể tích nước tiểu cặn
1.3.1.4.Chống chỉ định
- Nhiễm khuẩn niệu đạo
- Dập, đứt niệu đạo
- Chấn thương tuyến tiền liệt
1.3.2.Kỹ thuật
1.3.2.1.Chuẩn bị bệnh nhân
- Giải thích cho bệnh nhân lý do đặt sonde
- Báo cáo cho bệnh nhân biết rằng sẽ có cảm giác khó chịu trong quá
trình đặt sonde tiểu, tuy nhiên suốt quá trình này không gây đau.
- Báo cho bệnh nhân biết rằng họ sẽ cảm thấy muốn đi tiểu trong suốt
quá trình đặt sonde tiểu và trong một thời gian ngắn.
- Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc sonde tiểu sau khi đặt sonde.
7
1.3.2.2.Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ vô khuẩn
Dụng cụ sạch
Khay chữ nhật, lọ cắm kẹp, 2
Khay chữ nhật trải săng vô
kẹp Kocher.
khuẩn
Lọ cồn 70, lọ dầu nhờn.
Săng có lỗ, gạc hấp, bông cầu
Lọ đựng dung dịch sát khuẩn
Sonde Foley
Găng tay sạch
Bơm tiêm 10ml, 1 đôi găng vô
Cồn betadin
khuẩn
Túi nước tiểu
Cốc đựng bông cồn
Băng dính, kéo
Khay quả đậu, bô,…
Hình 1.3. Một số loại sonde tiểu
8
1.3.2.3.Tiến hành kỹ thuật
Các bước
Stt
1
Ý nghĩa
Giảm sự lây truyền của vi
Rửa tay
khuẩn
2
Nâng cao giường để phù hợp với chiều
cao khi làm việc
3
Quay người bệnh nhân, đứng bên trái của Việc đặt sonde tiểu thành
giường nếu thuận tay phải (đứng bên phải công đòi hỏi điều dưỡng
nếu thuận tay trái). Sắp xếp dụng cụ trên phải có một vị trí thoải mái
bàn cạnh giường ngăn nắp, gọn gàng.
để có thể lấy sử dụng được
tất cả các dụng cụ dễ dàng.
4
Nâng lan can cạnh giường bên đối diện
Đảm bảo an toàn cho người
bệnh
5
Đóng cửa phòng hoặc kéo rèm
Giảm sự ngượng ngùng xấu
hổ cho bệnh nhân và giúp
bệnh nhân thư giãn trong
quá trình thực hiện thủ thuật
6
Đặt tấm nylon xuống dưới mông bệnh Phòng ngừa chất bẩn ra
nhân
7
giường
Tư thế bệnh nhân
Bệnh nhân nữ:
+ Giúp đỡ bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa + Hai chân có thể được hỗ
(tư thế sản khoa). Yêu cầu bệnh nhân thư trợ với những chiếc gối để
giãn làm mềm cơ hai bên đùi để xoay làm giảm sự căng của cơ và
ngoài hai chân.
tăng cảm giác thoải mái cho
+ Ở nữ giới nếu thực hiện sonde tiểu ở tư bệnh nhân.
thế sản khoa thì điều dưỡng phải phủ
9
thêm một cái săng ở khu vực trực tràng
trong quá trình thực hiện để làm giảm tối
đa nhiễm khuẩn chéo.
Bệnh nhân nam:
+ Hỗ trợ bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa
với 2 đùi duỗi thẳng.
+ Phòng ngừa sự căng các
cơ bụng và khung chậu.
8
Đắp săng lên cho bệnh nhân
Bệnh nhân nữ:
+ Dùng khăn hình thoi đắp lên trên bệnh Tránh những phần trưng bày
nhân với một góc lên đến cổ bệnh nhân, cơ thể không cần thiết và
mỗi góc còn lại lên mỗi cánh tay và góc duy trì sự thoải mái cho
cuối cùng phủ lên vùng đáy chậu
bệnh nhân
Bệnh nhân nam:
+ Phủ lên trên thân bệnh nhân với một cái
săng và chỉ để lộ mỗi bộ phận sinh dục
9
Đeo găng tay sạch, rửa sạch bộ phận sinh Giảm lượng vi khuẩn gần hệ
dục và hậu môn, lau khô.
10
thống đường tiêu hóa
+ Nếu đặt sonde tiểu để lưu thì mở bao bì Sau khi sonde tiểu được đặt
đựng túi dẫn nước tiểu. Đặt túi dẫn nước vào điều dưỡng phải nối
tiểu phía dưới của mép bộ khung giường
ngay hệ thống dẫn lưu chứa
+ Treo túi đựng nước tiểu ở giữa cạnh lan đựng nước tiểu.
can giường và đệm.
11
Đặt vị trí đèn để chiếu sang khu vực bộ Cho phép xác định chính
phận sinh dục và hậu môn
xác và có cái nhìn tốt với lỗ
niệu đạo.
12
Mở túi đựng sonde
Đảm bảo nguyên tắc vô
10
khuẩn
13
Đeo găng vô khuẩn
Cho phép điều dưỡng được
cầm vào các dụng cụ vô
khuẩn
14
Thực hiện các công việc vô khuẩn:
+ Mở túi vô khuẩn chứa đựng sonde
+ Rót dung dịch vô khuẩn vào bông tròn
vô khuẩn
+ Bôi dầu nhờn lên đầu ống sonde
15
+ Điều dưỡng phải đảm bảo rằng quả Kiểm tra toàn bộ quả bóng.
bóng để cố định sonde trong bàng quang Thay thế sonde khác nếu
16
vẫn còn nguyên vẹn.
quả bóng bị rạn, nứt, hoặc
+ Kiểm tra quả bóng
không thể căng phồng lên.
Trải săng vô khuẩn
Bệnh nhân là nữ:
+ Cầm mếp trên của săng với cả 2 tay
+ Mặt ngoài của săng phủ
+ Đặt săng xuống giường giữa 2 đùi của lên 2 tay điều dưỡng là vô
bệnh nhân. Luồn mép săng xuống dưới khuẩn
mông bệnh nhân, chú ý cẩn thận không + Duy trì sự vô khuẩn cho
được chạm vào những bề mặt bẩn
+ Cầm săng vô khuẩn có lỗ lên và mở ra,
chú ý không được chạm vào những đồ
vật không vô khuẩn. Đặt săng lên bộ
phận sinh dục và hậu môn nhưng để lộ
phần môi lớn và phải đảm bảo chắc chắn
không chạm vào những bề mặt nhiễm
11
các dụng cụ
bẩn.
Bệnh nhân là nam:
+ Đặt săng lên đùi chỉ dưới dương vật
+ Đặt săng có lỗ lên trên bộ phận sinh + Duy trì sự vô khuẩn cho
dục và chỉ để lộ dương vật trong tình các bề mặt làm việc
trạng không hoạt động.
17
Đặt khay vô khuẩn và các dụng cụ vô Thuận tiện cho quá trình đặt
khuẩn giữa 2 đùi bệnh nhân
sonde và đảm bảo kỹ thuật
vô khuẩn trong quá trình
thực hiện
18
Bôi dầu vào đầu sonde:
Cho phép việc đưa đầu
Nữ giới: cách đầu sonde 2,5-5cm
sonde qua lỗ niệu đạo
Nam giới: cách đầu sonde 12,5-17,5cm
19
Vệ sinh bộ phận sinh dục:
Bệnh nhân nữ:
+ Với tay không thuận banh môi lớn một + Bộc lộ và nhìn rõ lỗ niệu
cách cẩn thận để lộ đầy đủ lỗ niệu đạo. đạo
Duy trì vị trí của tay không thuận từ đầu
cho tới hết quá trình vệ sinh.
+ Với tay thuận gắp bông tròn với một
cái kẹp và làm sạch khu vực bộ phận sinh + Việc vệ sinh giúp phòng
dục, lau chùi từ trước ra sau, từ âm vật về ngừa nhiễm khuẩn
phía hậu môn.
+ Sử dụng một miếng bông tròn mới làm
sạch sau mỗi lần lau chùi.
Xa môi lớn
Dọc theo gần nếp gấp môi lớn
12
Trực tiếp chính giữa
Bệnh nhân nam:
+ Nếu bệnh nhân chưa được cắt bao quy
đầu, bộc lộ bao quy đầu với tay không + Giảm tối thiểu sự xuất
hiện cương cứng
thuận.
+ Bộc lộ lỗ niệu đạo bằng ngón cái và
ngón trỏ.
+ Duy trì tay không thuận trong vị trí đó
từ đầu tới cuối quy trình vệ sinh
+ Với tay thuận:
Gắp một miếng bông tròn bằng kẹp + Giảm số lượng vi khuẩn
và vệ sinh dương vật. Vệ sinh theo tại lỗ niệu đạo
hình tròn từ lỗ niệu đạo đi ra xung
quanh.
Vệ sinh lại từ hai đến nhiều lần cho
tới khi sạch, sử dụng bông mới cho
mỗi lần vệ sinh.
20
Cầm sonde tiểu lên tay, tay thuận cầm Cầm ở gần đầu sonde để cho
sonde từ 7,5-10cm. Giữ phần cuối của thao tác dễ thực hiện
sonde bằng cách cuộn vòng và lỏng vào
lòng bàn tay, đặt phần cuối của sonde
trên một khay vô khuẩn để chứa nước
tiểu.
13
21
Quá trình đặt sonde
Bệnh nhân nữ:
+ Đưa sonde vào qua lỗ niệu đạo khoảng + Đường niệu đạo của nữ
5-7,5cm với người lớn, 2,5cm với trẻ nhỏ ngắn. Việc xuất hiện nước
hoặc cho tới khi nào thấy nước tiểu chảy tiểu cho thấy sonde đã nằm
ra ở phần dưới của sonde. Khi nước tiểu trong bàng quang.
xuất hiện, đưa sonde vào sâu thêm 5cm + Nếu không thu được nước
tiểu sau vài phút thì phải
nữa
+ Thả tay không giữ môi lớn và giữ chắc kiểm tra lại sonde có đưa
sonde trong bàng quang bằng tay không nhầm vào âm đạo.
thuận
Bệnh nhân nam:
+ Nâng dương vật lên vị trí vuông góc
với thành bụng và cầm kéo nhẹ
+ Yêu cầu bệnh nhân thả lỏng người và
nhẹ nhàng đưa sonde vào lỗ niệu đạo
+ Thư giãn giúp làm mềm
+ Đưa sonde khoảng 17,5-22,5cm ở cơ thắt bàng quang dễ dàng
người lớn và 5-7cm ở trẻ nhỏ hoặc cho đưa sonde vào
tới khi thấy nước tiểu chảy ra ở phần + Nam giới trưởng thành
dưới của sonde.
niệu đạo dài, nó là bình
14
+ Nếu thấy vướng khó đưa sonde thì phải thường khi gặp sự kháng cự
rút ra không được dùng lực mạnh để cố tại cơ thắt ở tuyến tiền liệt.
đẩy sonde qua niệu đạo
Khi khó đưa sonde điều
+ Khi nước tiểu xuất hiện đẩy sonde dưỡng nên giữ chắc sonde,
thêm 5cm nữa
sau một vài giây cơ thắt
+ Hạ thấp dương vật và giữ sonde bằng mềm ra và sonde đưa vào dễ
tay không thuận
dàng
+ Đặt phần dưới của sonde vào khay
đựng nước tiểu
22
Bơm căng quả bóng với sonde tiểu lưu
+ Giữ sonde với ngón cái và ngón út của + Sonde tiểu nên được giữ
tay không thuận. Tay thuận cầm bơm chặt trong khi thực hiện thao
tiêm hút dung dịch nước cất và bơm nước tác bơm cuff
vào nhánh bơm cuff của sonde
+ Bơm khoảng 10ml nước cất, nếu bệnh
nhân phàn nàn xuất hiện đau đột ngột thì
dừng bơm rút dịch ra và đẩy sonde vào
sâu hơn
+ Sau khi bơm căng phồng quả bóng + Sự bơm căng quả bóng sẽ
trong bàng quang thì rút nhẹ sonde cho giữ đầu sonde ở trong bàng
15