Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội hải dương tháng 6 năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 61 trang )

g/BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

HOÀNG THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG
THÁNG 6 NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

HẢI DƯƠNG, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

HOÀNG THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG
THÁNG 6 NĂM 2016



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM THỊ NHUYÊN

HẢI DƯƠNG, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong báo cáo là trung thực, chưa từng có ai công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hải Dương, ngày 25 tháng 07 năm 2016
Sinh viên

Hoàng Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực, cố gắng của
bản thân phải kể đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người xung quanh đối với tôi.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Phạm Thị Nhuyên – người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Ban giám hiệu, phòng đào tạo, khoa Phục hồi chức năng trường Đại
học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã tạo cơ hội và điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu.

Ban lãnh đạo, nhân viên và toàn thể người khuyết tật tại trung tâm Nuôi
dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu.
Các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương những
người đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong thời gian qua để tôi có
thể hoàn thành chương trình học tập tại trường.
Gia đình, người thân - những người luôn khuyến khích, động viên tôi
trong khoảng thời gian học tập và nghiên cứu.
Và không thể thiếu được là những người bạn trong tập thể lớp Phục hồi
chức năng 5 đã cùng nhau học tập, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong
suốt 4 năm học.
Trân trọng cảm ơn!
Hải Dương, ngày 25 tháng 07 năm 2016
Sinh viên

Hoàng Thị Hạnh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KT

Khuyết tật

NKT

Người khuyết tật

NXB

Nhà xuất bản


PHCN

Phục hồi chức năng

PHCNDVCĐ

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Định nghĩa.........................................................................................3
1.2. Bệnh và quá trình khuyết tật:.........................................................3
1.2.1. Bệnh.................................................................................................3
1.2.2. Quá trình khuyết tật.........................................................................3
1.3. Phân loại khuyết tật..........................................................................4
1.4. Nguyên nhân gây khuyết tật............................................................4
1.4.1. Nhóm nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết cơ thể:.........................4
1.4.2. Nhóm nguyên nhân về thái độ sai lệch của xã hội..........................5
1.4.3. Nhóm nguyên nhân về môi trường sống không phù hợp................5
1.4.4. Nhóm nguyên nhân do các dịch vụ PHCN phát triển kém..............5
1.5. Dịch tễ học.........................................................................................5
1.6. Hậu quả của khuyết tật....................................................................7
1.6.1. Ảnh hướng đối với cá nhân người khuyết tật..................................7
1.6.2. Ảnh hưởng đối với gia đình của người khuyết tật..........................8
1.7. Nhu cầu của người khuyết tật.........................................................8
1.8. Các biện pháp phòng ngừa khuyết tật............................................9

1.9. Phục hồi chức năng.........................................................................10
1.9.1. Định nghĩa ....................................................................................10
1.9.2. Mục đích của phục hồi chức năng.................................................11
1.9.3. Các hình thức phục hồi chức năng.................................................11
1.10. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.....................................12
1.10.1. Mục tiêu chung............................................................................12
1.10.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................13
1.10.3. Các phạm vi của chương trình PHCN dựa vào cộng đồng..........15


1.11. Các nghiên cứu liên quan.............................................................15
1.11.1 Các nghiên cứu trong nước...........................................................15
1.11.2. Các nghiên cứu nước ngoài.........................................................19
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........22
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu...............................22
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn loại trừ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................22
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu........................................................................22
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu..................................................22
2.2.3. Đánh giá nhu cầu PHCN của NKT................................................22
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin.....................................................23
2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu..................................................25
2.2.6. Xử lý số liệu..................................................................................25
2.2.7. Sai số và các biện pháp hạn chế sai số..........................................26
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................26
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................27
3.1. Đánh giá thực trạng........................................................................27
3.2. Nhu cầu PHCN................................................................................30

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN..........................................................................34
4.1. Thực trạng của NKT tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội
Hải Dương..............................................................................................34
4.1.1. Tỷ lệ NKT theo giới.......................................................................34
4.1.2. Tỷ lệ NKT theo nhóm tuổi............................................................34
4.1.3. Tỷ lệ NKT theo trình độ học vấn....................................................34
4.1.4. Tỷ lệ NKT theo nguyên nhân........................................................35
4.1.5. Tỷ lệ NKT theo nhóm khuyết tật...................................................35


4.16. Tỷ lệ NKT theo phối hợp khuyết tật...............................................36
4.2. Nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật.....................36
KẾT LUẬN....................................................................................................39
KIẾN NGHỊ...................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................42
PHỤ LỤC...........................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ NKT của một số nước trên thế giới ....................................6
Bảng 1.2: Cơ cấu NKT theo giới tính, nhóm tuổi và khu vực sinh sống........17
Bảng 2.1: Nội dung nghiên cứu....................................................................23
Bảng 3.1: Phân bố nhu cầu của NKT theo bốn lĩnh vực............................30
Bảng 3.2: Nhu cầu PHCN sinh hoạt của NKT............................................30
Bảng 3.3: Nhu cầu PHCN giao tiếp của NKT.............................................31
Bảng 3.4: Nhu cầu PHCN vận động của NKT............................................32
Bảng 3.5: Nhu cầu PHCN hòa nhập xã hội của NKT...............................33


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố NKT theo giới tính....................................................27
Biểu đồ 3.2: Phân bố NKT theo nhóm tuổi.................................................27
Biểu đồ 3.3: Phân bố NKT theo trình độ học vấn......................................28
Biểu đồ 3.4: Phân bố NKT theo nguyên nhân............................................28
Biểu đồ 3.5: Phân bố NKT theo nhóm khuyết tật......................................29
Biểu đồ 3.6: Phân bố NKT theo phối hợp khuyết tật.................................29


ĐẶT VẤN ĐỀ
Khuyết tật không chỉ là vấn đề y tế mà rộng hơn là một vấn đề xã hội. Vì
vậy phương thức tiếp cận không chỉ là nhân đạo mà bao quát hơn là nhân
quyền. Điều này sẽ giúp người khuyết tật tự tin hơn, quyền của người khuyết
tật được đảm bảo hơn [28].
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO) tỷ lệ người khuyết tật trên
thế giới là 10% dân số, tương đương với khoảng 800 triệu người khuyết tật
đang ở hành tinh chúng ta [15]. 80% trong số họ đang sống ở các nước đang
phát triển. NKT chiếm 20% trong số người nghèo nhất trên thế giới và rất khó
khăn trong tiếp cận giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ trợ giúp
xã hội khác [31].
Theo tổng cục Thống kê năm 2009: Việt Nam có 6,7 triệu NKT, chiếm
khoảng 7,8% tổng dân số, trong đó có khoảng 60% NKT ở độ tuổi lao động. Đa
số NKT sống ở nông thôn với các cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, phương tiện
sinh hoạt chuyên dụng còn nhiều thiếu thốn, do vậy họ gặp nhiều khó khăn trong
công việc, đi lại và giao tiếp [30].
PHCN là biện pháp duy nhất để chăm sóc người khuyết tật có hiệu quả,
toàn diện và phòng ngừa khuyết tật hữu hiệu trong số đó PHCNDVCĐ có vai
trò rất quan trọng [10].
Khuyết tật nếu không được phục hồi chức năng và có các can thiệp kinh tế,
xã hội kịp thời sẽ tác động tới tình trạng sức khoẻ của cơ thể, các chức năng sinh
hoạt cần thiết trong đời sống hàng ngày, khả năng tham gia các hoạt động xã hội

của cá nhân NKT, kéo theo các tác động tới gia đình và xã hội [10].
Ngoài việc quan tâm, chăm sóc NKT một cách toàn diện cả về thể chất
lẫn tinh thần thì PHCN đang là nhu cầu bức thiết để góp phần giải quyết
những khó khăn trong cuộc sống và giúp NKT hòa nhập cộng đồng, nâng cao
chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc xác định nhu cầu PHCN của NKT là rất
quan trọng. Hằng năm tại Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương
1


tiếp nhận và quản lý gần 100 đối tượng khuyết tật (Báo cáo của trung tâm
Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương).
Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương như ngôi nhà thứ hai
của NKT. Ở đây, họ được chăm sóc, nuôi dưỡng và được hòa nhập với mọi
người trong cộng đồng. Tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương
đã có một số nghiên cứu về người khuyết tật song vấn đề đánh giá thực trạng
và xác định nhu cầu cần PHCN của NKT vẫn chưa được đầy đủ. Do vậy, tôi
thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho
người khuyết tật tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương
tháng 6 năm 2016”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá thực trạng người khuyết tâtâ tại Trung tâm Nuôi dưỡng
bảo trợ xã hô âi Hải Dương tháng 6 năm 2016.
2. Xác định nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tâ ât tại
Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hô âi Hải Dương tháng 6 năm 2016.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ
thể hoặc chức năng, biểu hiện ở những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả

năng lao động, kiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn [9].
2


1.2. Bệnh và quá trình khuyết tật:
1.2.1. Bệnh

Khi có một bệnh nguyên: Vật lý, hóa học, sinh học, di truyền làm thay
đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý. Điều đó thường dẫn
đến bệnh. Bệnh là quá trình của bệnh nguyên, bệnh sinh tác động vào tế bào,
cơ quan bộ phận của cơ thể ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sinh lý của con
người. Sau khi bị bệnh, bị tai nạn, người bệnh có thể tự khỏi, được điều trị
khỏi, hoặc có thể để lại khiếm khuyết, giảm khả năng hoặc tàn tật được gọi là
quá trình khuyết tật [10].
1.2.2. Quá trình khuyết tật

Bệnh -> Khiếm khuyết -> Giảm khả năng -> Khuyết tật và hậu quả của
khuyết tật
Khiếm khuyết là tình trạng thiếu hụt, bất thường về tâm lý, sinh lý, giải
phẫu hoặc chức năng nào đó của cơ thể. Khiếm khuyết chủ yếu đề cập đến
mức cơ thể.
Giảm khả năng là tình trạng hạn chế hoặc thiếu khả năng (thường do
một tình trạng khiếm khuyết) để thực hiện một hoạt động nào đó về khả năng
hoặc mức độ so với người bình thường, giảm khả năng đề cập đến con người.
Khuyết tật là tình trạng bất lợi của một cá thể do khiếm khuyết, giảm
khả năng không được phục hồi chức năng tạo nên, cản trở người đó tham gia
thực hiện vai trò xã hội bình thường của mình trong lúc những người khác
cùng tuổi, giới, hoàn cảnh xã hội, văn hóa thực hiện được.
Khuyết tật được đề cập đến vai trò của một cá thể tham gia vào các
hoạt động có liên quan trong xã hội [10].

1.3. Phân loại khuyết tật

Khuyết tật được chia làm 7 nhóm như sau [21]:
- Khó khăn về vận động
- Khó khăn về nhìn
- Khó khăn về nghe - nói
3


- Khó khăn về học
- Hành vi xa lạ
- Mất cảm giác (Bệnh phong)
- Động kinh [21].
1.4. Nguyên nhân gây khuyết tật [5]

Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng số NKT và đẩy bọn họ ra ngoài lề
của xã hội. Các nguyên nhân đó rất đa dạng, không chỉ do các vấn đề sức
khỏe mà còn là các nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố chính trị, văn hóa, xã
hội, kinh tế và môi trường. Có bốn nhóm nguyên nhân chính gây khuyết tật:
1.4.1. Nhóm nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết cơ thể:

nhóm này bao gồm một số nguyên nhân như sau:
 Bệnh tật.
 Sự gia tăng của tai nạn thương tích bao gồm: tai nạn giao thông, tai nạn
lao động, tai nạn trong sinh hoạt…
 Các thảm họa của môi trường tự nhiên như động đất, núi lửa, lũ lụt…
 Ô nhiễm môi trường gia tăng, những vấn đề an toàn thực phẩm ngày
càng trở nên trầm trọng.
 Tuổi thọ ngày một tăng cao dẫn tới số người già và giảm các chức năng
hoạt động cũng ngày một nhiều.

1.4.2. Nhóm nguyên nhân về thái độ sai lệch của xã hội

 Thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật.
 Thất học, kém hiểu biết về các dịch vụ xã hội cơ bản hoặc các biện
pháp y tế về giáo dục.
 Thiếu kiến thức đúng đắn về khuyết tật, về nguyên nhân, cách phòng
ngừa và điều trị khuyết tật, sự thiếu hiểu biết về năng lực và nhu cầu
của người khuyết tật.
1.4.3. Nhóm nguyên nhân về môi trường sống không phù hợp

 Chiến tranh và bạo lực xã hội.
4


 Đói nghèo.
 Giáo dục, trình độ học vấn thấp bao gồm cả sự kém hiểu biết về các
dịch vụ xã hội cơ bản, y tế và giáo dục.
 Đô thị hóa, gia tăng dân số và những vấn đề gián tiếp khác.
1.4.4. Nhóm nguyên nhân do các dịch vụ PHCN phát triển kém

 Các điều kiện về cơ sở hạ tầng và hệ thống chăm sóc sức khỏe, phòng
ngừa bệnh tật còn thấp.
 Thiếu các chương trình về dịch vụ và chăm sóc sức khỏe cơ bản.
 Thiếu nguồn nhân lực, khoảng cách địa lý, các rào cản về vật chất và xã
hội khiến người khuyết tật và gia đình không sử dụng được các dịch vụ
có sẵn.
 Phân bố nguồn nhân lực chưa hợp lý [5].
1.5. Dịch tễ học

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 10% dân số bị khuyết tật. Riêng khu

vực Tây Thái Bình Dương có 100 triệu người bị khuyết tật, trong đó 75%
chưa được chăm sóc phục hồi [21].
Bảng 1.1: Tỷ lệ NKT của một số nước trên thế giới [29]
Quốc gia
Tỉ lệ dân số khuyết tật
New Zeland
20%
Úc
20%
Zambia
13,1%
Thụy Điển
12,1%
Nicaragua
10,3%

19,4%
Tỷ lệ người khuyết tật tại Việt Nam

Năm
1996
2000
2006
1988
2003
2000

- Theo Tổng cục Thống kê năm 2009, Viê tê Nam có khoảng 6,7 triệu NKT
trên tổng số 85,5 triệu dân, tương đương 7,8% dân số. Vùng có tỷ lệ khuyết tật
cao nhất là Đông Nam Bộ, thấp nhất là Tây Bắc. Tỷ lệ người khuyết tật khu vực

thành thị (17,8%) cao hơn khu vực nông thôn (14,4%). Tỷ lệ NKT nữ (16,58%)
5


cao hơn nam (13,69%) lý do được đưa ra là nhóm dân số nữ cao tuổi chiếm tỷ
trọng cao hơn nhiều so với nhóm dân số cao tuổi là nam giới [17].
Theo các tài liệu điều tra, khảo sát nghiên cứu của Bộ Y tế, Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo và một số tổ chức
quốc tế về thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam năm 2005 cho thấy: Người
khuyết tật cơ quan vận động chiếm 35,46%, thị giác 15,70%, thần kinh
13,93%... Tỷ lệ người đa tật chiếm khá cao: 20,22% trong tổng số người
khuyết tật. Phần lớn người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm tỷ lệ:
95,85%; số người tàn tật sống độc thân chiếm 3,31%; tỷ lệ người khuyết tật
sống trong trại bảo trợ xã hội của Nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai
nhóm tuổi: 15 - 55 chiếm 54,17% và nhóm tuổi dưới 15 chiếm 28,85%);
người khuyết tật sống lang thang là 0,62% [6].

Tỷ lê ê NKT tại tỉnh Hải Dương [8]
- Kết quả phỏng vấn, khám để phát hiện và phân loại người khuyết tật ở
263 xã, phường, thị trấn tại 12 huyện, thành phố trong 2 năm 2002 - 2003,
đồng thời tiến hành can thiệp ở một số địa bàn theo quy mô PHCN như sau:
Tổng số người khuyết tật trên địa bàn tỉnh là 26.156 người, chiếm tỷ lệ 1,6%
dân số toàn tỉnh. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ người khuyết tật huyện Chí Linh
cao nhất là 3.638 người (chiếm 2,5%) dân số của huyện và thấp nhất là TP
Hải Dương 923 người (0,7%), còn lại Nam Sách là 1.785 (1,3%), Thanh Hà
2.319 người (1,4%), Ninh Giang 1.402 người (1,%), Thanh Miện 1.916 người
(1,5%), Kim Thành 1.823 người (1,5%), Tứ Kỳ 3.108 người (1,9%), Gia Lộc
3.258 người (2,2%), Cẩm Giàng 1.718 người (1,4%), Bình Giang 1.966 người
(1,9%), Kinh Môn 2.291 người (1,4%). Số người được nghe phổ biến kiến
thức PHCN: 455 người. Số người được hướng dẫn sử dụng dụng cụ PHCN:

455. Nhu cầu người tàn tật cần được PHCN là 173 người. Tại 3 cơ sở đề tài áp
6


dụng mô hình PHCN dựa vào cộng đồng, đã có sự chuyển biến cả về tâm lý và
nhìn nhận của cộng đồng dối với người tàn tật. Qua thời gian triển khai áp dụng
mô hình PHCN dựa vào cộng đồng cho thấy mô hình này tương đối phù hợp
với điều kiện hiện nay [8].
1.6. Hậu quả của khuyết tật [20]
1.6.1. Ảnh hướng đối với cá nhân người khuyết tật

– Sức khoẻ bị hạn chế, giảm tuổi thọ.
– Bị cộng đồng phân biệt đối xử do những người xung quanh có quan niệm
sai lệch về khuyết tật và không nhận thức, đánh giá đúng năng lực của NKT.
– Ít được giáo dục và ít có cơ hội bình đẳng tiếp cận các dịch vụ xã hội.
– Không có việc làm, thu nhập và trở thành đói nghèo.
– Ảnh hưởng lớn nhất là các quyền cơ bản và sự tham gia xã hội của
NKT bị hạn chế [20].
1.6.2. Ảnh hưởng đối với gia đình của người khuyết tật

– Tâm lý cực đoàn và sự mặc cảm của gia đình.
– Khó khăn về tài chính.
– Chi phí nhiều, mất thời gian để chăm sóc NKT [20].
1.7. Nhu cầu của người khuyết tật [23]

Có 23 nhu cầu [23]:
1. Gia đình có biết cách xử lý với người khuyết tật không?
2. Ăn uống
3. Tắm rửa
4. Đánh răng, rửa mặt

5. Đi đại, tiểu tiện
6. Mặc quần áo
7. Hiểu những điều người khác nói
8. Biểu hiện ý nghĩ, nhu cầu, tình cảm
9. Mọi người hiểu tiếng nói của người khuyết tật
10. Người bị mất cảm giác xử trí vấn đề của mình.
7


11. Ngồi dậy
12. Vận động 2 tay và sử dụng bàn tay
13. Vận động 2 chân
14. Đi lại trong nhà
15. Đi lại quanh làng
16. Bị đau ở các khớp không?
17. Trẻ nhỏ tàn tật bú sữa mẹ
18. Trẻ tàn tật chơi đùa với các bạn cùng tuổi
19. Trẻ tàn tật học hành
20. Tham gia vào các hoạt động gia đình
21. Tham gia vào các hoạt động xã hội
22. Làm công tác nội trợ
23. Tham gia lao động sản xuất làm việc
Vì mẫu này dùng cho mọi loại khuyết tật ở mọi lứa tuổi khác nhau cho
nên không phải người tàn tật nào cũng phải trả lời tất cả các câu hỏi ghi ở
trong mẫu. Cách ứng dụng cho từng người như sau:
- Câu hỏi 10- chỉ dùng cho người bị mất cảm giác ở tay, chân.
- Câu hỏi 16- chỉ dùng cho người có khó khăn về vận động.
- Câu hỏi 17- chỉ dùng cho trẻ nhỏ cần phải được bú mẹ.
- Câu hỏi 18- chỉ dùng cho các cháu chưa đến tuổi đi học.
- Câu hỏi 22- chỉ dùng cho người lớn cần làm việc nội trợ.

- Câu hỏi 23- chỉ dùng cho người lớn cần đi làm việc và kiếm tiềm.
Nếu câu hỏi nào không phù hợp với loại tàn tật, tuổi của người khuyết tật thì
hãy xóa câu hỏi đó đi [23].
1.8. Các biện pháp phòng ngừa khuyết tật [20]

Phòng ngừa cấp I: Phòng ngừa nguyên phát bao gồm các biện pháp
ngăn ngừa các nguyên nhân gây khuyết tật không ảnh hưởng đến cấu trúc và

8


chức năng của cơ thể. Nói một cách khác là phòng ngừa không để xảy ra
khiếm khuyết.
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
– Tiêm chủng mở rộng với tỷ lệ cao nhất, chất lượng tốt nhất.
– Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
– Đảm bảo dinh dưỡng cho mọi người, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em.
– Giáo dục sức khoẻ toàn dân.
– Bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc trước và sau khi sinh.
– Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
– Ngăn ngừa chiến tranh.
– Kiềm chế bạo lực và các tệ nạn xã hội khác.
– Các biện pháp hạn chế tai nạn thương tích các loại.
– Cải thiện dịch vụ y tế, phát hiện và chẩn đoán sớm, và điều trị tích cực [20].
Phòng ngừa cấp II: Phòng ngừa thứ phát bao gồm các biện pháp
không để xảy ra hạn chế hoạt động của mọi cá thể. Nói một cách khác là khi
đã có khiếm khuyết thì tìm mọi cách để phòng ngừa khiểm khuyết không gây
ra giảm khả năng.
Các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết không trở thành giảm
khả năng bao gồm:

– Các biện pháp phòng ngừa khuyết tật nguyên phát.
– Phát hiện sớm khiếm khuyết, xử trí đúng, kịp thời.
– Bảo đảm việc học hành cho trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật.
– Tạo công ăn việc làm cho người lớn bị khiếm khuyết.
– Phát triển ngành vật lý trị liệu và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến [20].
Phòng ngừa cấp III: Phòng ngừa hậu quả bao gồm các biện pháp
không để xảy ra hạn chế sự tham gia của một cá thể vào các hoạt động gia
đình và xã hội. Nói một cách khác là phòng ngừa không để xảy ra khuyết tật.
Các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng không để xảy ra khuyết tật bao gồm:
9


– Làm tốt các biện pháp phòng ngừa bước I.
– Làm tốt các biện pháp phòng ngừa bước II.
– Phát triển ngành phục hồi chức năng từ trung ương đến địa phương.
– Tăng cường giáo dục hội nhập cho trẻ khuyết tật.
– Tạo điều kiện học hành, công ăn việc làm, tăng thu nhập.
– Cải tạo môi trường, thay đổi thái độ của xã hội đối với người khuyết tật [20].
1.9. Phục hồi chức năng
1.9.1. Định nghĩa (WHO 1993)

Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế học, giáo dục
và kỹ thuật phục hồi làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, đảm
bảo cho người tàn tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng và tham gia
đầy đủ các hoạt động xã hội.
Phục hồi chức năng còn bao gồm các biện pháp luyện tập thay đổi môi
trường xã hội.
Bản thân người tàn tật, gia đình và cộng đồng phải tham gia vào việc
lập ra kế hoạch, triển khai các biện pháp phục hồi chức năng [14].
1.9.2. Mục đích của phục hồi chức năng


- Giúp cho NKT có khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, hành vi
ứng xử, nghề nghiệp, thu nhập.
- Phục hồi tối đa khả năng thể chất, tâm lý, nghề nghiệp, xã hội.
- Ngăn ngừa các thương tật thứ phát.
- Tăng cường các khả năng còn lại để hạn chế hậu quả của khuyết tật.
- Thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, chấp nhận người khuyết
tật là thành viên bình đẳng của xã hội.
- Cải thiện môi trường, rào cản để người tàn tật hội nhập xã hội như
đường đi, công sở, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hóa, du lịch, thể thao.
- Tạo thuận lợi để người khuyết tật được hội nhập, tái hội nhập xã hội
để họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn như tự chăm sóc, tạo việc làm có thu
nhập, vui chơi giải trí [11].
10


1.9.3. Các hình thức phục hồi chức năng

PHCN dựa vào viện: NKT tới viện và được các nhân viên Y tế can
thiệp PHCN. Hình thức này có thể đem lại hiệu quả và chất lượng điều trị
PHCN rất cao. Tuy nhiên với sự hạn chế về nguồn nhân lực cán bộ PHCN
trong khi nhu cầu PHCN của NKT là rất lớn nên hình thức này chỉ đáp ứng
được một số rất ít nhu cầu của NKT. Mặt khác chi phí cho PHCN hình thức
này khá lớn (tính cả chi phí trực tiếp lẫn gián tiếp) [20].
PHCN ngoại viện: Các cán bộ PHCN tổ chức các buổi khám và hướng
dẫn PHCN cho một nhóm những NKT theo địa bàn sinh sống một cách định
kỳ. Với hình thức này, số NKT được tiếp cận với PHCN cũng đã được nhiều
hơn. Song thưc tế cho thấy hình thức này cũng chưa thực sự hợp lý bởi số
lượng cán bộ PHCN cũng vẫn cần phải rất nhiều để đáp ứng nhu cầu. Do nhu
cầu PHCN của NKT ngày một tăng và đa dạng, chỉ với các hình thức trên

không thể đáp ứng hết các nhu cầu của NKT, và sự ra đời của PHCNDVCĐ
như là một tất yếu của quá trình phát triển [20].
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:
PHCNDVCĐ là biện pháp chuyển giao kiến thức về khuyết tật và
phòng ngừa khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ tích cực đến với người
khuyết tật, gia đình họ và cộng đồng. Biến công tác PHCN thành công việc
của cộng đồng, thông qua các tổ chức ở cộng đồng để xã hội hóa và dân chủ
hóa công tác phòng ngừa khuyết tật và PHCN [5].
PHCNDVCĐ là chiến lược nằm trong sự phát triển cộng đồng về phục
hồi chức năng, bình đẳng về mọi cơ hội và hoà nhập xã hội của tất cả những
người khuyết tật. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai với sự
phối hợp chung của chính bản thân người khuyết tật, gia đình họ và cộng đồng
bằng nhữn dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội thích hợp [20].
PHCNDVCĐ làm thay đổi nhận thức xã hội để xã hội chấp nhận NKT
như một thành viên bình đẳng. Trách nhiệm của cộng đồng là biến công tác
11


PHCN thành một nhiệm vụ, một bộ phận của quá trình phát triển xã hội.
PHCNDVCĐ lôi kéo sự tham gia của chính bản thân NKT và gia đình họ vào
quá trình PHCN, lôi kéo sự hợp tác đa ngành, sự giúp đỡ của tuyến trên.
PHCNDVCĐ sử dụng các kỹ thuật thích hợp để biến kiến thức và kỹ năng
phục hồi thành sản phẩm phù hợp có thể áp dụng ngay tại cộng đồng [5].
1.10. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
1.10.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung nhất của Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là cải
thiện chất lượng cuộc sống của NKT về mọi mặt để họ có thể hoà nhập và
bình đẳng trong xã hội, qua đó phát huy được tối đa năng lực của mình trong
sự phát triển chung của cộng đồng [20].

1.10.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Tăng cường sự độc lập tự chủ của người khuyết tật và gia
đình và tăng cường sự tham gia của họ vào quá trình ra quyết định. Các hoạt
động chính:
– Can thiệp phục hồi chức năng, trong đó phục hồi chức năng tại nhà
đóng vai trò quan trọng.
– Tạo cơ chế đào tạo hướng nghiệp và công ăn việc làm cho người
khuyết tật – Tạo thuận cho các thông tin về các tổ chức của người khuyết tật.
– Quảng bá và nâng cao nhận thức của các ban điều hành và lãnh đạo các
cấp về khả năng của người khuyết tật tham gia vào các hoạt động của xã hội.
– Tăng cường năng lực và nhận thức của người khuyết tật và gia đình.
– Tổ chức cho người khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi giải
trí và các hoạt động thể thao tại cộng đồng [20].
Mục tiêu 2: Tăng cường nhận thức của cộng đồng về khả năng của
người khuyết tật và về phòng ngừa khuyết tật đồng thời tăng cường sự tham
gia của cộng đồng vào các hoạt động trên. Các hoạt động chính:
– Huấn luyện cho gia đình người khuyết tật cách chăm sóc người khuyết
tật tại nhà.
12


– Tăng cường nhận thức cộng đồng về phòng ngừa khuyết tật, can thiệp
sớm và khả năng của người khuyết tật.
– Quảng bá cho việc tiếp cận và quyền học tập của trẻ em.
– Nâng cao năng lực cho gia đình và lãnh đạo cộng đồng về tiếp cận dịch
vụ, phòng ngừa khuyết tật và can thiệp sớm khuyết tật [20].
Mục tiêu 3: Tăng cường năng lực chuyên môn và quản lý cho hệ thống
hỗ trợ toàn diện cho người khuyết tật về phòng ngừa, phát hiện và can thiệp
sớm khuyết tật. Các hoạt động chính:

– Tăng cường năng lực cho các nhà hoạch định chính sách, Ban điều
hành và cán bộ quản lý chương trình, giảng viên và cộng tác viên chương
trình tại cộng đồng để thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ của họ trong
cấu trúc chương trình.
– Lập kế hoạch và tổ chức tập huấn cho các cấp khác nhau.
– Xây dựng và chia sẻ các nguồn tài liệu [20].
Mục tiêu 4: Kiện toàn cơ sở vật chất về PHCN cho các cấp Các hoạt
động chính:
– Xây dựng và trưyền bá các sách hướng dẫn thực hiện chuơng trình
PHCNDVCĐ.
– Phát hiện/xây dựng tiêu chuẩn cho giảng viên chương trình
PHCNDVCĐ và tăng cường năng lực cho họ.
– Xây dựng và quảng bá chính sách nhằm tăng cường cơ sở PHCN tại
các cấp.
– Xây dựng và quảng bá chính sách lồng ghép chương trình
PHCNDVCĐ trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu [20].
Mục tiêu 5: Tăng cường tiếp cận các dịch vụ PHCN toàn diện cho người
khuyết tật tại tất cả các xã theo cách tiếp cận lấy người khuyết tật làm trung
tâm, tập trung vào gia đình và dựa vào cộng đồng. Các hoạt động chính:

13


– Huy động mọi nguồn lực tại các cấp để thực hiện chương trình
PHCNDVCĐ.
– Tăng cường năng lực cho mọi cấp.
– Tăng cường sự hợp tác giữa các bên tham gia nhằm cung cấp các dịch
vụ toàn diện dựa vào nhu cầu.
– Quảng bá cho chính sách và hỗ trợ ngân sách.
– Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của cách tiếp cận lấy người

khuyết tật làm trung tâm, tập trung vào gia đình và dựa vào cộng đồng. Mỗi
cộng đồng đều có những đặc điểm riêng về tình hình khuyết tật, năng lực
mạng lưới chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng, đặc thù văn hoá vùng
miền, nhận thức cộng đồng về khuyết tật v.v.v. Do đó, các mục tiêu và các
hoạt động liệt kê trên chỉ mang tính chất gợi ý. Các tỉnh cần căn cứ vào tình
hình thực tế về khuyết tật và các yếu tố liên quan tại địa phương mình để điều
chỉnh các mục tiêu, lựa chọn các ưu tiên và xác định các giải pháp, hoạt động
sao cho phù hợp và khả thi [20].
1.10.3. Các phạm vi của chương trình PHCN dựa vào cộng đồng

- Quản lý điều hành
Ban điều hành chương trình thông qua lãnh đạo của các địa phương
như ủy ban nhân dân các cấp (Tỉnh, huyện, xã...).
- Kỹ thuật thích hợp
Tuyến xã: Cuốn ''Tài liệu Huấn luyện người tàn tật tại cộng đồng''.
Tuyến huyện: Đào tạo thêm cho các cán bộ chuyên khoa, các sách khác
có kỹ thuật cao hơn như Bại não, Phục hồi trẻ tàn tật tại cộng đồng.
- Mạng lưới thực hiện
Lồng ghép vào mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, với sự tham gia
của nhiều thành phần như giáo viên, hội viên Hội chữ thập đỏ...
- Nhân lực
+ Bản thân người tàn tật.
14


+ Huấn luyện viên trong gia đình (người nhà, thân nhân người tàn tật)
+ Nhân viên theo dõi địa phương: Y tá đội, ấp, hội viên chữ thập đỏ...
+ Nhân viên tuyến trung gian: Bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức
năng...[14].
1.11. Các nghiên cứu liên quan

1.11.1 Các nghiên cứu trong nước

Lê Văn Hải tiến hành nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và một số
yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây cũ kết quả cho thấy: thực trạng
chung về người khuyết tật toàn tỉnh: - Số NKT ở tỉnh Hà Tây là 25361 người,
chiếm xấp xỉ 1% dân số toàn tỉnh. Trong đó, tỷ lệ dạng khuyết tật về vận động
là cao nhất 26,07%, tiếp theo là dạng bất thường thần kinh 22,81% và đa
khuyết tật 22,75%. - Khuyết tật ở nam giới được ghi nhận nhiều hơn nữ giới
với tỷ lệ ở nam giới là 56,1% và ở nữ giới là 43,9% trên tổng số NKT toàn
tỉnh.- Trong nhóm tuổi lao động tỷ lệ có KT cao hơn hẳn 78,13%. Tỉ lệ KT ở
trẻ em chỉ chiếm 13,42% và ở nhóm người già trên 60 tuổi là 8,45% .- NKT
bẩm sinh là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng số NKT có các
nguyên nhân khác. Các dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm NKT bẩm
sinh là dạng đa khuyết tật 25,87%, dạng bất thường thần kinh 18,67%, dạng
vận động khó khăn 12,31% và khó khăn về học 12,63%.- Tỷ lệ mù chữ của
NKT bẩm sinh chiếm tới 60,33% tổng số NKT bẩm sinh. Đặc biệt tỷ lệ không
biết chữ của nữ lên tới 64,98% [4].
Trương Thanh và cộng sự tiến hành nghiên cứu thực trạng người
khuyết tật để phục vụ cho chương trình PHCNDVCĐ ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
tháng 10 năm 2005: Tỷ lệ trẻ em khuyết tật là 6,47% và người lớn là 93,52%.
-Tỷ lệ NKT là nam chiếm 52,45% và nữ là 47,54%. –NKT có khó khăn về
vận động là 32,89%. –NKT có khó khăn về học là 4,41%. –NKT có khó khăn
về nhìn là 44,8%. –NKT có khó khăn nghe nói là 3,36%. –NKT động kinh là
0,73%. –NKT có hành vi xa lạ 1,79%. –Nguyên nhân lớn nhất do già chiếm
15


×