Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

TU HOC NGUYEN LY KE TOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 143 trang )

CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
TÀI KHOẢN 111
1. Khi bán sản phẩm, hàng hóa , cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận
doanh thu như sau:
- Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán
phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT:
(Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự 1.Phiếu thu (chứng từ ghi sổ), 2.Hóa đơn
tài chính, 3. Hợp đồng mua bán, và các chứng từ khác liên quan tùy từng trường hợp ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tổng giá thanh toán) (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT lấy trên
hóa đơn)(hạch toán chi tiết theo từng loại doanh thu 5111,5112...)
Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra ( trên hóa đơn lấy chỗ dòng thuế)
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
( Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự:1.Phiếu thu (chứng từ ghi sổ), 2.Hóa đơn
tài chính, 3. Hợp đồng mua bán và các chứng từ khác có liên quan tùy từng trường hợp ghi nhận
nghiệp vụ sau):
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán) (hạch toán chi tiết
theo từng loại doanh thu 5111,5112...)
- Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả
thuế phải nộp . Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu như sau:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (hạch toán chi tiết theo từng loại doanh
thu 5111,5112...)
Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra
2. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ (như: Thu lãi đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thu về thanh lý, nhượng bán
TSCĐ,...) bằng tiền mặt nhập quỹ


Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự 1.Phiếu thu (chứng từ ghi sổ), 2.Hóa đơn
tài chính và các chứng từ khác có liên quan tùy từng trường hợp ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111- Tiền mặt (Tổng giá thanh toán) (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra (trên hóa đơn lấy dòng tiền thuế)
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT lấy trên hóa đơn).
Có TK 711- Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT, lấy trên hóa đơn ).
3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bằng tiền mặt, khi nhập quỹ
Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu thu (chứng từ ghi sổ), 2.Hóa đơn
tài chính và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác.


4. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt;
Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu thu ( chứng từ ghi sổ), 2.Séc, 3.
Phiếu nhận tiền, 4.Giấy báo nợ ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (hạch toán chi tiết 1121, 1122 ..và chi tiết từng ngân hàng)
5. Vay ngân hàng bằng tiền mặt (Tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế),
Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu thu ( chứng từ ghi sổ), 2.Hợp
đồng vay, 3.Giấy nhận nợ ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112). (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (hạch toán chi tiết 1121, 1122 ..và chi tiết từng ngân
hàng.Ví dụ: tiền VND ngân hàng ACB là 11211; ngân hàng VCB là 11212)
Có TK 3411 – Các khoản đi vay
6. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt; Nhận ký quỹ, ký
cược của doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ

tự : 1.Phiếu thu ( chứng từ ghi sổ), và các chứng từ khác có liên quan (Hợp đồng; giấy đề nghị
tạm ứng ...) ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 138 - Phải thu khác (1388)
Có TK 141 - Tạm ứng (chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược
7. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận chênh lệch
giữa số tiền thu được và giá vốn các khoản đầu tư (được xác định theo phương pháp bình quân gia
quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính , Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm
: 1.Phiếu thu ( chứng từ ghi sổ),) và các chứng từ khác có liên quan (Hợp đồng ..) ghi nhận
nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ)
Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)
Có các TK 221, 222, 228 (giá vốn)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi)
8. Khi nhận được vốn góp bằng tiền mặt của các thành viên góp vốn, Kế toán dựa vào bộ chứng
từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu thu ( chứng từ ghi sổ), 2.Biên bản góp vốn để ghi nhận như
sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Có TK 41111 – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết
9. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu
chi ( chứng từ ghi sổ), 2.Giấy báo có, 3. Giấy nộp tiền của ngân hàng, 4. Sổ phụ nhân hàng ghi
nhận như sau:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121, 1122 ..và chi tiết từng ngân hàng)
Có TK 111 – Tiền mặt (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)

10. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán; cho vay hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công
ty liên doanh, liên kết, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1. Phiếu chi ( chứng từ ghi sổ), và các
chứng từ khác có liên quan để ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh
Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con


Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Nợ TK 228 - Đầu tư khác
Có TK 111 - Tiền mặt. (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
11. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu chi (
chứng từ ghi sổ),, 2. Hợp đồng ghi nhận như sau:
Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Có TK 111 – Tiền mặt. (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
12. Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm
TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, Kế toán dựa vào 1. Phiếu chi ( chứng từ ghi sổ),, 2.Hóa đơn tài
chính và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 241 - XDCB dở dang
Nợ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Có TK 111 - Tiền mặt. (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
13. Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để
dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ (Theo phương pháp kê khai thường xuyên), Kế toán dựa vào bộ chứng
từ gồm 1.Phiếu chi ( chứng từ ghi sổ), 2.Hóa đơn tài chính, 3.Phiếu xuất kho bên bán, 4. Hợp
đồng mua bán (nếu có),5. Phiếu nhập kho, 6. Biên bản bàn giao ghi:
Nợ TK 1521 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 1561 - Hàng hoá (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
Có TK 111 - Tiền mặt. (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
14. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm
phiếu chi ( chứng từ ghi sổ), và các chứng từ khác có liên quan (Hợp đồng nợ đến hạn, bảng
lương...) ghi nhận các nghiệp vụ sau:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (chi tiết từng đối tượng)
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (hạch toán chi tiết từng khoản thuế)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (hạch toán chi tiết 3341; 3348)
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (chi tiết theo từng đối tượng)
Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (hạch toán chi tiết 3411; 3412)
Có TK 111 - Tiền mặt. (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
15. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay
vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp
khấu trừ bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, Kế toán dựa vào bộ chứng từ 1.Phiếu chi ( chứng từ ghi
sổ),, 2.Hóa đơn tài chính ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,... ( hạch toán chi tiết từng khoản mục ví dụ 6421;6423...)
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
Có TK 111 - Tiền mặt. (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
16. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, Kế toán dựa vào bộ chứng
từ gồm 1.Phiếu chi ( chứng từ ghi sổ),, 2.Hóa đơn tài chính (nếu có) ghi như sau:
Nợ các TK 635, 811,…
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ (nếu có)
Có TK 111 – Tiền mặt. (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)


17. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, Kế toán
dựa vào bộ chứng từ gồm :1.Phiếu chi ( chứng từ ghi sổ), 2.Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ghi:

Nợ TK 1381- Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 111 – Tiền mặt. (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
18. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, Kế toán
dựa vào bộ chứng từ gồm 1. Phiếu thu ( chứng từ ghi sổ),, 2.Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý
18. Nộp tiền thuế môn bài, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu chi ( chứng từ ghi sổ),, 2.
Giấy nộp tiền vào NSNN ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 33382-Các loại thuế khác
Có TK 111- Tiền mặt (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
(Sau đó hạch toán tiếp nghiệp vụ chi phí của thuế môn bài)
Nợ TK 6425: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 33382: Các loại thuế khác
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TIỀN MẶT



Bài học thêm những nghiệp vụ kinh tế phát sinh của tiền mặt để các bạn làm quen
Nghiệp vụ kế toán tiền mặt
Nghiệp vụ

Định
nghiệp vụ

khoản Thủ tục, chứng từ,
Sổ sách, báo cáo
căn cứ

Phần 1: Dòng thu tiền (Tiền vào – Tăng quỹ tiền mặt)
Nhận tiền góp vốn của

thành viên góp vốn

Nợ TK 1111
Có TK 41111

-

Biên bản góp vốn
Phiếu thu tiền

Rút tiền gửi ngân hàng Nợ TK 1111
ACB nhập quỹ tiền
Có TK 1121
mặt

-

SEC
Phiếu thu tiền
Bảng kê giao
dịch ngân hàng

Thu tiền do đi vay
ngân hàng hoặc tổ
chức cá nhân khác
bằng TM

-

-


Hợp đồng vay
vốn, khế ước vay
vốn
Phương án vay
Phiếu thu tiền

Có TK 141

-

Phiếu hoàn ứng
Phiếu thu

Nợ TK 1111

-

Có TK 33311

-

Có TK 5111

-

Hợp đồng/Đơn
hàng
Chứng từ giao
nhận (Nếu có)

Hóa đơn GTGT
Phiếu thu tiền

Thu tiền hoàn ứng của
nhân viên mà tạm ứng


Bán hàng hóa và thu
tiền mặt ngay tại thời
điểm bán

Thu hồi công nợ phải
thu của việc bán hàng
kỳ trước mà chưa thu
tiền
Thu hồi tiền gốc cho
vay trước đó của tổ
chức, cá nhân mà lúc
trước cho vay
Thu tiền lãi từ cho vay
hoặc đầu tư tài chính,
đầu tư chứng khoán

Nợ TK 1111
Có TK 3411

Nợ TK 1111

Nợ TK 1111


-

Có TK 131

Nợ TK 1111
Có TK 1388
Nợ TK 1111
Có TK 515

-

-

Phiếu thu tiền
Biên bản đối
chiếu công nợ
(Chi tiết theo đối
tượng)

Phiếu thu
Hợp đồng cho
vay
Phiếu thu tiền
Bảng tính lãi
(Nếu có)

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (Thủ quỹ

ghi)
Sổ cái 1111, 41111
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (Thủ quỹ
ghi )
Sổ cái 1111, 1121(ghi chi
tiết cụ thể của ngân hàng
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (Thủ quỹ
ghi)
Sổ cái 1111, 3411
Sổ chi tiết 3411
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (Thủ quỹ
ghi)
Sổ cái 1111, 141
Sổ chi tiết tạm ứng
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (Thủ quỹ
ghi)
Sổ cái 1111, 3331, 5111

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (Thủ quỹ
ghi)
Sổ cái 1111, 131
Sổ chi tiết của 131 và lập
bảng tổng hợp phải thu của

khách hàng
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (Thủ quỹ
ghi)
Sổ cái 1111,1388
Sổ chi tiết của 1388

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 515

-

-


Thu tiền mà khách
hàng ứng trước để
thực hiện hợp đồng
Thu hồi lại tiền đầu tư
từ góp vốn….

Nợ TK 1111
Có TK 131
Nợ TK 1111

Thu tiền từ các khoản
trả thừa, nay thu hồi

lại

Phiếu thu tiền
Hợp đồng/đơn
hàng nếu có

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 131
Sổ chi tiết 131

-

Phiếu thu tiền
Hợp đồng/thanh
lý hợp đồng,
chứng từ đầu tư
(Nếu có)

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 121, 128, 221,
222, 228

-


Phiếu thu
Hợp đồng ký
quỹ/Ký cược
(Nếu có)

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt (Thủ quỹ)
Sổ cái 1111; 244
Sổ chi tiết 244

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 136
Sổ chi tiết của 136

Có TK 121; 128;
221; 222; 228

Thu lại tiền từ các
khoản ký quỹ, ký cược Nợ TK 1111
của đơn vị/cá nhân
Có TK 244
khác
Thu tiền từ các khoản
thu của đơn vị nội bộ


-

Nợ TK 1111
Có TK 136

-

Phiếu thu tiền
Thủ tục khác
(Nếu có)

-

Nợ TK 1111
Có TK: 131, 138,

-

-

Phiếu thu tiền
-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 1111,131;1388
(Sổ chi tiết 131 và 1388)


Phần 2: Dòng Chi tiền (Tiền ra – Giảm quỹ tiền mặt)
Giảm quỹ tiền mặt do
trả lại tiền góp vốn thu
thừa

Nợ TK 41111,

Xuất tiền mặt nộp vào
tài khoản ngân hàng

Nợ TK 1121

Chi trả gốc tiền vay
bằng tiền mặt

Nợ TK 3411

Chi tiền tạm ứng cho
nhân viên công ty,
người lao động đi
công tác, mua hàng..
Đặt cọc, trả trước tiền
mua hàng cho nhà

Có TK 1111

-

Biên bản góp vốn
Phiếu chi tiền


-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 41111
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 1121
Sổ chi tiết giao dịch ngân
hàng
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 3411
Sổ chi tiết của khoản vay
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 141
Sổ chi tiết tạm ứng

-

Sổ NKC
Sổ qũy tiền mặt

-


-

Phiếu chi tiền
Giấy báo có
Sổ phụ ngân hàng
-

-

-

Hợp đồng vay
vốn, khế ước vay
vốn (Phụ lục,
thanh lý)
Phiếu chi tiền

Có TK 1111

-

Đề nghị tạm ứng
Phiếu chi tiền

Nợ TK 331

-

Hợp đồng/Đơn

hàng

Có TK 1111

Có TK 1111

Nợ TK 141

-


cung cấp (Người bán)

Có TK 1111

-

Chi trả công nợ đến
hạn phải trả cho nhà
cung cấp do mua hàng
hóa, vật tư, dịch vụ

Nợ TK 331

Chi tiền cho tổ chức,
cá nhân vay

Nợ TK 138

Chi trả lãi vay, chi trả

khoản lỗ do đầu tư
chứng khoán, trái
phiếu
Hoàn trả tiền ứng
trước hoặc thu thừa
của khách hàng

Chi tiền đầu tư tài
chính, chứng khoán,
góp vốn liên doanh

Có TK 1111

Có TK 1111

Nợ TK 635
Có TK 1111

Nợ TK 131
Có TK 1111
Nợ
TK121,128,221,22
2,228

-

-

-


-

-

Có TK 1111
Chi tiền cho các khoản Nợ TK 244
ký quỹ, ký cược của
Có TK 1111
đơn vị/cá nhân khác
Chi trả tiền cho các
Nợ TK 336
khoản phải trả của đơn
Có TK 1111
vị nội bộ
Chi tiền nộp thuế bằng
tiền mặt tại kho bạc
hoặc ngân hàng có thu
ngân sách

-

-

Nợ TK 3331;
3334; 3335

-

Có TK 1111


-

Chứng từ giao
nhận (Nếu có)
Phiếu chi tiền
Phiếu chi tiền
Biên bản đối
chiếu công nợ
(Chi tiết theo đối
tượng)
Phiếu chi tiền
Hợp đồng cho
vay

Phiếu chi tiền
Bảng tính lãi
(Nếu có)

Phiếu chi tiền
Hợp đồng/đơn
hàng nếu có

-

Phiếu chi tiền
Hợp đồng/thanh
lý hợp đồng,
chứng từ đầu tư
(Nếu có)


-

Phiếuchi tiền
Hợp đồng ký
quỹ/Ký cược
(Nếu có)

-

Phiếu chi tiền
Thủ tục khác
(Nếu có)

-

-

Phiếu chi tiền
Giấy nộp tiền vào NSNN
Thông báo nộp
thuế

(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 331
(Sổ chi tiết 331)
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 331
Sổ chi tiết và tổng hợp phải

trả
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111,138
Sổ chi tiết 138
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 635
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 131
Sổ chi tiết 131
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 121, 128, 221,
222, 228
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 244
Sổ chi tiết 244
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 111, 336
Sổ chi tiết 336

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 333 (chi tiết
theo khoản thuế)


Chi trả hoa hồng, môi
giới bằng tiền mặt

Nợ TK 6418

-

Có TK 1111
-

Chi chiết khấu thanh
toán

Nợ TK 635
Có TK 1111

Chính sách chi
trả hoa hồng môi
giới,
Phiếu chi

- Chứng từ chiết
khấu thanh toán

- Phiếu chi

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 6418
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 111, 635

Nợ TK 6418
Nợ TK 6428
Chi trả dịch vụ mua
ngoài (Điện nước, điện
Nợ TK 6278
thoại, viễn thông, xăng
dầu)
Nợ TK 1331

-

Có TK 1111

Hóađơn
Phiếu chi
(CP phát sinh ở
bộ phận nào thì

sử dụng tài khoản
tương ứng)

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ ghi)
Sổ cái 1111, 1331, 6418,
6428, 6278

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Sổ quỹ)
Sổ cái 1111, 6423, 1331

Nợ TK 6423
Chi mua văn phòng
phẩm phục vụ quản lý

Nợ TK 1331

-

Hóa đơn
Phiếu chi

Có TK 1111
Nợ TK 6413
Chi văn phòng phẩm

phục vụ bán hàng

Nợ TK 1331

-

Hóa đơn
Phiếu chi

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ cái 1111, 1331, 6413

-

Hợp đồng, hóa
đơn
Phiếu giao hàng
Phiếu chi

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 1331, 152
Sổ chi tiết 152


Hợp đồng, hóa
đơn
Phiếu giao hàng
Phiếu chi

-

Hợp đồng, hóa
đơn
Phiếu giao hàng
Phiếu chi

-

Hợp đồng, hóa
đơn
Phiếu giao hàng
Phiếu chi

-

Có TK 1111
Nợ TK 152
Chi tiền mặt mua vật


Nợ TK 1331
Có TK 1111
Nợ TK 156


Chi tiền mặt mua hàng
hóa

Nợ TK 242

-

Nợ TK 1331
Có TK 1111

Chi tiền mặt mua công
cụ nhập kho, sau đó
xuất ra dùng dần

-

Nợ TK 1331
Có TK 1111

Chi tiền mặt mua công
cụ dùng ngay

-

Nợ TK 153

-

Nợ TK 1331
Có TK 1111


-

-

-

-

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 1331, 156
Sổ chi tiết 156
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 1331, 242
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 1331, 153
Sổ chi tiết 153


Nợ TK 6427
Chi tiền mặt hóa đơn
tiếp khách (VAT)


Nợ TK 1331

-

Hóa đơn
Phiếu chi

Có TK 1111
Chi tiền mặt hóađơn
tiếp khách (Hóa đơn
trực tiếp)

Nợ TK 6427

Chi tiền giao dịch,
quan hệ

Nợ TK 642 (811)

Chi tiền nộp kinh phí
công đoàn

Có TK 1111

Có TK 1111
Nợ TK 3382
Có TK 1111

Kiểm kê phát hiện

thiếu tiền tại quỹ

Nợ TK 1381

Chi trả lương cho cán
bộ công nhân viên
bằng tiền mặt

Nợ 3341

-

-

Hóa đơn bán
hàng
Phiếu chi

-

Phiếu chi
Giấy tờ khác

-

-

Phiếu chi
Phiếu thu của
công đoàn


-

Có TK 1111

Có 1111

-

Biên bản kiểm kê
quỹ

-

Bảng lương,
Phiếu tính lương

-

Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 6427
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 1111, 6427
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)

Sổ cái 1111, 642
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 111, 3382
Sổ chi tiết 3382
Sổ NKC
Sổ quỹ tiền mặt
(Thủ quỹ)
Sổ cái 111, 1381
Sổ chi tiết 1381
Sổ Nhật ký chung
Sổ quỹ (Thủ quỹ)
Sổ cái 3341;1111;1121 (chi
tiết từng ngân hàng)

TÀI KHOẢN 112 (Buổi 1+2)
1. Khi bán sản phẩm, hàng hóa , cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán
ghi nhận doanh thu như sau:
- Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán
phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi: Kế toán dựa
vào bộ chứng từ 1.Giấy báo có do kế toán lập ( chứng từ ghi sổ), 2. Giấy báo có ngân hàng, 3.Hóa
đơn tài chính, 4.Hợp đồng mua bán và các chứng từ khác có liên quan (phiếu xuất kho, BB giao
hàng...) ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Tổng giá thanh toán) (Hạch toán chi tiết 1121, 1122; 1123
chi tiết từng ngân hàng, ví dụ ngân hàng ACB là 11211, ngân hàng VCB là 11212)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT
lấy trên hóa đơn) (Hạch toán chi tiết theo từng loại doanh thu 5111, 5112, 5113)
Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra ( trên hóa đơn lấy chỗ dòng thuế)

- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán, Kế toán dựa vào bộ chứng từ 1.Giấy báo có kế toán


lập ( chứng từ ghi sổ), 2. Giấy báo có của ngân hàng, 3.Hóa đơn tài chính, 4.Hợp đồng mua bán
và các chứng từ khác có liên quan (phiếu xuất kho, BB giao hàng...) ghi nhận nghiệp vụ sau
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân
hàng)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán) (Hạch toán chi
tiết theo từng loại doanh thu 5111, 5112, 5113)
- Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả
thuế phải nộp . Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu như sau:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Hạch toán chi tiết theo từng loại
doanh thu 5111, 5112, 5113)
Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra
2. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính (lãi tiền gửi...), các khoản thu nhập
khác bằng tiền gửi ngân hàng, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Giấy báo có kế toán lập(
chứng từ ghi sổ), 2. Giấy báo có ngân hàng, 3. Hóa đơn tài chính, các chứng từ khác có liên quan
ghi nhận nghiệp vụ sau
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (Tổng giá thanh toán ) (hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123
ghi chi tiết từng ngân hàng)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính ( giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
3. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu
chi ( chứng từ ghi sổ), 2.Giấy nộp tiền vào ngân hàng, 3.Giấy báo có ngân hàng ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân
hàng)
Có TK 111 – Tiền mặt. (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)

4. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, kế toán dựa vào
bộ chứng từ gồm 1.Giấy Báo có kế toán lập ( chứng từ ghi sổ), 2. Giấy báo có ngân hàng, 3.Sổ
phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân
hàng)
Có TK 131 – Phải thu khách hàng (Ghi cụ thể đối tượng chi tiết)
5. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng gửi ngân hàng; Nhận ký quỹ,
ký cược của doanh nghiệp khác bằng tiền gửi ngân hàng , Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm:
1.Giấy báo có kế toán lập ( chứng từ ghi sổ), 2. Giấy báo có ngân hàng và các chứng từ khác có
liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 112 - Tiền mặt (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng)
Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Ghi cụ thể đối tượng chi tiết)
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 141 - Tạm ứng.
Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược
6. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận
chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn các khoản đầu tư (được xác định theo phương pháp bình
quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính , Kế toán dựa vào bộ chứng
từ gồm: 1. Giấy báo có kế toán lập ( chứng từ ghi sổ),, 2.Giấy báo có ngân hàng và các chứng từ
khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân
hàng)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ)


Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)
Có các TK 221, 222, 228 (giá vốn)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi)

7. Nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền gửi ngân hàng, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1.
Giấy báo có do kế toán lập( chứng từ ghi sổ),, 2.Giấy báo có ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân
hàng)
Có TK 41111 – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết
8. Chi tiền gửi ngân hàng nộp các khoản bảo hiểm xã hội, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm:
1.Giấy báo nợ do kế toán lập ( chứng từ ghi sổ), 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi ,4.Sổ
phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 3383 – Bảo hiểm xã hội
Nợ TK 3384 – Bảo hiểm y tế
Nợ TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết
từng ngân hàng)
9. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu thu (
chứng từ ghi sổ), 2.Giấy báo nợ , 3. Phiếu nhận tiền, 4.Sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng(Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng
ngân hàng)
10. Chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Giấy báo
nợ kế toán lập ( chứng từ ghi sổ), 2. Giấy báo nợ ngân hàng; 3.Sổ phụ ngân hàng và các chứng
từ khác có liên quan ghi:
Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết
từng ngân hàng)
11. Chuyển tiền gửi ngân hàng đi đầu tư tài chính, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Giấy
báo nợ do kế toán lập ( chứng từ ghi sổ), 2.Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng và các
chứng từ khác có liên quan ghi:
Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh
Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết

từng ngân hàng)
12. Trả tiền mua vật tư, công cụ, hàng hóa về dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, ủy
nhiệm chi hoặc séc, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm; 1.Giấy báo nợ kế toán lập ( chứng từ ghi
sổ), 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Hóa đơn tài chính; 4. Sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có
liên quan ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết
từng ngân hàng)
13. Trả tiền mua TSCĐ, BĐS đầu tư, đầu tư dài hạn, chi phí đầu tư XDCB phục vụ cho sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng
chuyển khoản, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Giấy báo nợ kế toán lập ( chứng từ ghi sổ), 2.


Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Hóa đơn tài chính, 4.Sổ phụ ngân hàng và các chứng từ khác có liên
quan ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Hạch toán chi tiết theo từng loại TSCĐ)
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Nợ TK 228 - Đầu tư khác
Nợ TK 241 - XDCB dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có),...
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết
từng ngân hàng)

14. Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Giấy
báo nợ kế toán lập ( chứng từ ghi sổ), 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng, và các
chứng từ khác có liên quan (bảng tính lãi...) để ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết
từng ngân hàng)
15. Trả vốn góp hoặc trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ doanh nghiệp,… bằng
tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Giấy báo nợ kế toán lập ( chứng từ ghi
sổ), 2.Giấy báo nợ ngân hàng,3.Biên bản trả lại vốn, trả vốn góp, 4.Sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Nợ TK 353 – Qũy khen thưởng phúc lợi
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết
từng ngân hàng)
16. Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ cho người mua bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Giấy
báo nợ kế toán lập ( chứng từ ghi sổ), 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Hóa đơn giảm giá, 4.Hóa đơn
hàng bán bị trả lại,5.Hóa đơn chiết khấu thương mại, 5. Sổ phụ ngân hàng... ghi:
Nợ TK 5211 - Chiết khấu thương mại
Nợ TK 5212 - Giảm giá hàng bán
Nợ TK 5213 – Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 33311- Thuế GTGT phải nộp
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết
từng ngân hàng)

17. Chi bằng tiền gửi Ngân hàng liên quan đến các khoản chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản
xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, Kế toán dựa vào bộ chứng từ
gồm: 1. Giấy báo nợ kế toán lập ( chứng từ ghi sổ), 2.Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Hóa đơn tài
chính, 4.Sổ phụ ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công


Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết
từng ngân hàng)
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG


BÀI TẬP VÀ BÀI GIẢI
Bài tập và bài giải 1: Công ty ABC là Công ty thương mại áp dụng phương pháp kê khai thường
xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,chuyên kinh doanh máy vi tính
(Được thành lập trong tháng 1/2015 do 2 thành viên Góp vốn là Nguyễn Văn A và Nguyễn Thị
B), trong kỳ tháng 1/2015 có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ngày 3/1/2015. Công ty nhận tiền góp vốn bằng tiền mặt của Ông Nguyễn Văn A là 100 triệu đồng
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Phiếu thu có đầy đủ chữ ký
+Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung
Nợ TK 1111 (Tiền mặt ): 100.000.000
Có TK 41111 ( Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết): 100.000.000

+ Ghi sổ cái tài khoản 1111 và 41111
2. Ngày 4/1/2015. Công ty nhận tiền góp vốn bằng tiền gửi Ngân hàng tại Ngân hàng ACB với số tiền
120 triệu đồng của Chị B.
Giải:


+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Giấy báo có do kế toán lập (chứng từ ghi sổ)
2.Giấy báo có của ngân hàng, 3. Sổ phụ ngân hàng
+Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung
Nợ TK 11211 (Tiền gửi ngân hàng ACB) : 120.000.000
Có TK 41111( Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết): 120.000.000
+Ghi sổ cái tài khoản 11211 và 41111
3. Ngày 4/1/2015. Công ty đặt cọc tiền thuê nhà cho chủ nhà là Nguyễn Văn Mười số tiền 15 triệu với
thời hạn thuê là 2 năm bằng tiền mặt. Sau 3 năm thì nếu không tiếp tục thuê sẽ trả lại tiền cọc.
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi (chứng từ ghi sổ); 2.Hợp đồng thuê nhà
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 244 (Cầm cố thế chấp, ký quỹ ký cược): 15.000.000
Có TK 1111 (Tiền mặt) : 15.000.000
+Ghi sổ cái TK 244 và 1111
+Ghi sổ chi tiết 244 ghi rõ đối tượng là Nguyễn Văn Mười.
4. Ngày 05/01/2015 rút tiền gửi ngân hàng ACB nhập quỹ tiền mặt 20.000.000 đồng

Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu thu (chứng từ ghi sổ); 2. Giấy báo nợ; 3.
Séc; 4. Giấy nhận tiền, 5. Sổ phụ ngân hàng
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 1111 (Tiền mặt) : 20.000.000
Có TK 11211 (Tiền gửi ngân hàng ACB) : 20.000.000
+Ghi sổ cái TK 1111và 11211

5. Ngày 05/01/2015 Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng VCB 50.000.000 đồng
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi (chứng từ ghi sổ), 2. Giấy nộp tiền vào
ngân hàng; 3.Giấy báo có ngân hàng, 4. Sổ phụ ngân hàng
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 11212 (Tiền gửi ngân hàng VCB) : 50.000.000
Có TK 1111 (Tiền mặt) : 50.000.000
+Ghi sổ cái TK 1111và 11212
6. Ngày 5/1/2015. Công ty mua đồ dùng văn phòng tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Nhà sách Nguyễn
Văn Cừ xuất hóa đơn GTGT cho Công ty với giá chưa VAT là 4 triệu và VAT là 10%: 0.4 triệu.
Công ty trả bằng tiền mặt
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu chi (chứng từ ghi sổ); 2.Hóa đơn tài chính
của nhà sách Nguyễn văn Cừ
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 6423 ( Chi phí đồ dùng văn phòng-BP.QLDN) : 4.000.000
Nợ TK 1331 (Thuế GTGT được khấu trừ) : 400.000
Có 1111( Tiền mặt) : 4.400.000
+Ghi sổ cái TK 6423;1331 và 1111


7. Ngày 6/1/2015 Công ty trả tiền thuê văn phòng cho chủ nhà bằng tiền mặt, Chủ nhà đã xuất hóa đơn
cho Công ty với giá là 15 triệu/tháng (Đây là hóa đơn bán hàng nên không có thuế GTGT).
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi (chứng từ ghi sổ); 2.Hóa đơn bán hàng
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 6427( Chi phí dịch vụ mua ngoài-BP.QLDN) : 15.000.000
Có TK 1111 (Tiền mặt) : 15.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 6427 và 1111
8. Ngày 07/01/2015 Công ty vay cá nhân bằng tiền mặt 100.000.000 đồng

Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu thu (chứng từ ghi sổ) ; 2. Hợp đồng vay cá
nhân
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 1111(Tiền mặt) : 100.000.000
Có TK 3411 (Các khoản đi vay): 100.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 3411 và 1111
9. Ngày 8/1/2015 Công ty trả tiền cho Phong Vũ bằng chuyển khoản tại Ngân hàng ACB với số tiền là
50.000.000
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Giấy báo nợ kế toán lập (chứng từ ghi sổ), 2.Giấy
báo có của ngân hàng, 3.Ủy nhiệm chi, 4. Sổ phụ ngân hàng
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 331 (Phải trả người bán -Phong vũ): 50.000.000
Có TK 11211 (Tiền gửi ngân hàng ACB): 50.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 331 và TK 11211
+Ghi vào sổ chi tiết của TK 331 đối tượng chi tiết là Phong Vũ
10. Ngày 8/1/2015 Khách hàng X thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt 12.000.000 đồng
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu thu (chứng từ ghi sổ); 2. Phiếu chi của khách
hàng A; 3. Hóa đơn
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 1111 (Tiền mặt): 12.000.000
Có TK 131(Phải thu khách hàng X): 12.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 131 và TK 1111
+Ghi vào sổ chi tiết của TK 131 đối tượng chi tiết là Khách hàng X
11. Ngày 9/1/2015 Công ty bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng VCB của khách hàng với số tiền là
220 triệu (trong đó giá chưa VAT là 200 triệu và VAT là 20 triệu) của mặt hàng máy Dell với số
lượng bán là 10 cái. Giá vốn là 150 triệu.
Giải:

+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự:1. Giấy báo có do kế toán lập (chứng từ ghi sổ),
2.Giấy báo có của NH, 3.Hóa đơn đầu ra, 4.Hợp đồng kinh tế, 5.Biên bản giao nhận hàng,
6.Phiếu xuất kho
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, ghi 2 nghiệp vụ
 Nghiệp vụ 1: Doanh thu:


Nợ TK 11212 (Tiền gửi ngân hàng VCB): 220.000.000
Có TK 5111(Doanh thu bán hàng hóa) : 200.000.000
Có TK 33311 (Thuế GTGT đầu ra): 20.000.000
 Nghiệp vụ 2: Giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán): 150.000.000
Có TK 1561 (Hàng hóa máy DELL): 150.000.000
+ Ghi sổ chi tiết của TK 1561 đối tượng là mặt hàng máy Dell
12. Ngày 9/1/2015 Công ty thu tiền gửi ngân hàng VCB do bán 1 xe máy có nguyên giá 80.000.000, giá
bán 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ. Gía trị hao mòn luỹ kế là 55.000.000, giá trị còn
lại là 25.000.000 đ
-

Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT 20.000đ.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu thu (chứng từ ghi sổ), 2. Hóa đơn tài chính,
3. Biên bản thanh lý, 4. Hợp đồng nhượng bán, 5. Biên bản bàn giao.
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 1111 ( Tiền mặt): 63.000.000
Có TK 33311 (Thuế GTGT đầu ra): 3.000.000
Có TK 711 (Thu nhập khác) : 60.000.000
Nợ TK 811 ( Chi phí khác) : 25.000.000
Nợ TK 2141 (Hao mòn TSCĐ hữu hình): 55.000.000
Có TK 2113 ( Phương tiện, vận tải truyền dẫn): 80.000.000

Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn vận chuyển ghi:
Nợ TK 811 (Chi phí khác) : 200.000
Nợ TK 1331 (Thuế GTGT được khấu trừ): 20.000
Có TK 1111 ( Tiền mặt): 220.000
+Ghi vào sổ cái: TK 1111, 33311, 811, 2141, 2113, 711; 1331

13. Ngày 10/01/2015 Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi (chứng từ ghi sổ), 2. Hóa đơn tài chính
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 6417 ( Chi phí bán hàng-dịch vụ mua ngoài) : 300.000.
Có TK 1111: 300.000
+Ghi vào sổ cái: TK 6417 và TK 1111
14. Ngày 12/01/2015 Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên C mua hàng 10.000.000đ.
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi (chứng từ ghi sổ), 2. Giấy đề nghị tạm
ứng
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 141 (Tạm ứng nhân viên C) : 10.000.000.
Có TK 1111 (Tiền mặt ): 10.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 141 và TK 1111
+Ghi sổ chi tiết TK 141 đối tượng nhân viên C
15. Ngày 15/01/2015 Vay NH VCB về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ.
Giải:


+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi ( chứng từ ghi sổ), 2. Hợp đồng vay tiền
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 1111 (Tiền mặt) : 100.000.000.
Có TK 3411( Các khoản đi vay): 100.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 1111 và TK 3411
+Ghi sổ chi tiết TK 3411 ngân hàng VCB
16. Ngày 15/01/2015 Mua vật liệu B nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã
thanh toán bằng TGNH VCB. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền
mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Giấy báo nợ do kế toán lập (chứng từ ghi sổ),2. Ủy
nhiệm chi, 3. Giấy báo nợ, 4.Hóa đơn tài chính, 5.Phiếu nhập kho,6. Phiếu xuất kho của bên
bán
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 1521 (Nguyên vật liệu B) : 50.000.000.
Nợ TK 1331(Thuế GTGT được khấu trừ) : 5.000.000
Có TK 11212 (Tiền gửi ngân hàng VCB): 55.000.000
+ Dựa vào phiếu chi (chứng từ ghi sổ), hóa đơn tài chính hạch toán chi phí vận chuyển
Nợ TK 1521 (Nguyên vật liệu B):400.000.
Nợ TK 1331 (Thuế GTGT được khấu trừ ): 40.000
Có TK 1111 (Tiền mặt) : 440.000
+ Ghi vào sổ cái: TK 1521; 1331; 11212; 1111
+ Ghi sổ chi tiết TK 1521 chi tiết nguyên vật liệu B
17. Ngày 17/01/2015Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi (chứng từ ghi sổ), 2.Hóa đơn tài chính
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 6427( Chi phí quản lý doanh nghiệp –dịch vụ mua ngoài) : 360.000
Có TK 1111 (Tiền mặt): 360.000
+Ghi vào sổ cái: TK 6427; TK 1111
18. Ngày 19/01/2015 Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng 16.000.000đ của Ngân
hàng ACB
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Giấy báo có kế toán lập (chứng từ ghi sổ), 2. Giấy

báo có của ngân hàng,3.Sổ phụ ngân hàng
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 11211(Tiền gửi ngân hàng ACB) : 16.000.000
Có TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính): 16.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 11211; TK 515
19. Ngày 20/01/2015 Chi TGNH MHB để trả lãi vay NH 3.000.000đ.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Giấy báo nợ do kế toán lập (chứng từ ghi sổ), 2.
Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 635 (Chi phí tài chính) : 3.000.000
Có TK 11213 (Tiền gửi ngân hàng MHB): 3.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 11213; TK 635


20. Ngày 20/01/2015 Rút TGNH VCB về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương
cho nhân viên 20.000.000đ.
Giải:
Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu thu (chứng từ ghi sổ), 2.Giấy báo nợ ngân
hàng, 3.Séc, 4.Giấy nhận tiền, 5.Sổ phụ ngân hàng
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 1111(Tiền mặt) : 25.000.000
Có TK 11212 (Tiền gửi ngân hàng VCB) : 25.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 11212; TK 1111
Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi (chứng từ ghi sổ), 2.Bảng lương, 3.
Phiếu lĩnh lương
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 3341( Phải trả công nhân viên) : 20.000.000

Có TK 1111 ( Tiền mặt) : 20.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 3341; TK 1111
21. Ngày 21/01/2015 chi tiền gửi ngân hàng ACB đặt cọc tiền thuê văn phòng 55.000.000
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Giấy báo nợ kế toán lập (chứng từ ghi sổ),
2.Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi; 4. Sổ phụ ngân hàng
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 244( Cầm cố, thế chấp, ký quỹ ký cược) : 55.000.000
Có TK 11211 ( Tiền gửi ngân hàng ACB) : 55.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 244; TK 11211
22. Ngày 21/01/2015 Mua một ô tô tải Thaco trị giá chưa thuế là 190.000.000 đ, VAT: 10%, thanh toán
bằng tiền gửi ngân hàng VCB
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Giấy báo nợ kế toán lập (chứng từ ghi sổ), 2.
Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi; 4.Hóa đơn tài chính; 5. Sổ phụ ngân hàng
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 2113 ( Phương tiện vận tải, truyền dẫn) : 190.000.000
Nợ TK 1332 ( Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ): 19.000.000
Có TK 11212: 209.000.000
+Ghi vào sổ cái: TK 2113; 1332; 11212
23. Ngày 22/01/2015 Chi tiền gửi ngân hàng VCB nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 01/2015:
1.079.000 đồng.(trong đó BHXH là 863.200 đ; BHYT là 149.400đ; BHTN là 66.400 đ)
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Giấy báo nợ kế toán lập (chứng từ ghi sổ), 2.
Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi; 4. Sổ phụ ngân hàng
+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 3383 ( Bảo hiểm xã hội) : 863.200
Nợ TK 3384 (Bảo hiểm y tế) : 149.400
Nợ TK 3386 (Bảo hiểm thất nghiệp) : 66.400
Có TK 11212 ( Tiền gửi ngân hàng VCB) : 1.709.000

+Ghi vào sổ cái: TK 3383; 3384; 3386; 11212
24. Ngày 23/01/2015 Chi tiền mặt nộp kinh phí công đoàn tháng 01/2015 là 66.400 đồng
Giải:


+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo tứ tự sau: 1. Phiếu chi ( chứng từ ghi sổ); 2. Phiếu thu của
công đoàn
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 3382 ( Kinh phí công đoàn) : 66.400
Có TK 1111 (Tiền mặt) : 66.400
+ Ghi vào sổ cái: TK 3382; 1111
25. Ngày 24/01/2015 Nhận lãi tiền gửi ngân hàng ACB là 500.000 đồng
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Giấy báo có kế toán lập (chứng từ ghi sổ); 2.
Giấy báo có của NH, 3. Sổ phụ ngân hàng
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 11211 (Tiền gửi ngân hàng ACB): 500.000
Có TK 515 ( Doanh thu tài chính) : 500.000
+Ghi vào sổ cái: TK 11211; 515
26. Ngày 26/01/2015 Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thiếu một số tiền là 300.000 đồng
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Phiếu chi (chứng từ ghi sổ), 2.Biên bản kiểm
kê quỹ tiền mặt
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 1381 ( Tài sản thiếu chờ xử lý) : 300.000
Có TK 1111 ( Tiền mặt ) : 300.000
+Ghi vào sổ cái: TK 1381; 1111
27. Ngày 29/01/2015 Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thừa một số tiền là 600.000 đồng
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu thu (chứng từ ghi sổ), 2.Biên bản kiểm kê

quỹ tiền mặt
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 1111 ( Tiền mặt) : 600.000
Có TK 3381 ( Tài sản thừa chờ xử lý) : 600.000
+ Ghi vào sổ cái: TK 1111; 3381
28. Ngày 29/01/2015 chi tiền nộp thuế môn bài năm 2015 là 1.000.000 đồng.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi (chứng từ ghi sổ), 2. Giấy nộp tiền vào
NSNN
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 1111( Tiền mặt): 1.000.000
Có TK 33382 ( Các loại thuế khác) : 1.000.000
+ Ghi vào sổ cái: TK 1111; 33382
29. Ngày 30/01/2015 Trả lãi vay ngân hàng VCB với số tiền 400.000 đồng.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Giấy báo nợ kế toán lập (chứng từ ghi sổ), 2.Giấy
báo nợ ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng VCB
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 635 ( Chi phí tài chính) : 400.000
Có TK 11212 ( Tiền gửi ngân hàng VCB) : 400.000
+ Ghi vào sổ cái TK 635; 11212
30. Ngày 31/01/2015 chi tiền gửi ngân hàng ACB chi lương cho người lao động là 5.000.000 đồng
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau : 1. Giấy báo nợ kế toán lập (chứng từ ghi sổ), 2.
Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Ủy nhiệm chi, 4. Sổ phụ ngân hàng VCB


+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung
Nợ TK 3341 ( Phải trả công nhân viên) : 5.000.000
Có TK 11212 ( Tiền gửi ngân hàng VCB) : 400.000

+ Ghi vào sổ cái TK 3341; 11212
CÁCH HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Khi mua TSCĐ về hạch toán như thế nào mua trong nước thì sao và mua nước ngoài thì sao? Khoản
trích khấu hao hàng tháng, năm hạch toán như thế nào? Công ty kế toán An Tâm xin hướng dẫn cách
hạch toán trích khấu hao TSCĐ khi trích, cách hạch toán TSCĐ khi mua về:
Nguyên giá của tài sản cố định = Giá mua phải trả cho nhà cung cấp +Thuế nhập khẩu+Thuế
TTĐB (nếu có)+Những chi phí có liên quan để đưa tài sản về trạng thái sẵn sàng sử dụng
Chú ý: Kể từ ngày 10/06/2013 theo điều 3 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài
chính: Thì những tài sản có giá trị từ 3 .
.
trở lên th mới là TSCĐ.
Những TS có giá trị 30 tr là Công cụ dụng cụ đưa vào sử dụng ngay thì ta hạch toán vào chi phí
trả trước luôn.
Những hóa đơn 20 tr phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng thì mới được coi là chí phí hợp lý
và được khấu trừ thuế GTGT.
I. TRƯỜNG HỢP GHI TĂNG TSCĐ (do mua, góp vốn, biếu tặng .... )
1. Hạch toán TSCĐ khi mua về trong nước, tăng trong kỳ (Bên nợ):
 Khi mua tài sản cố định về, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Hóa đơn tài chính, 2.Hợp
đồng mua bán, 3. Biên bản bàn giao hạch toán như sau:
Nợ TK 211,213 : (giá mua chưa thuế GTGT) (Hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản như 2111,
2112...)
Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng
ngân hàng)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 3411- Các khoản đi vay
+ Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu h nh được nhận kèm thiết bị, phụ tùng thay thế, ghi
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình ( hạch toán chi tiết TSCĐ được mua, chi tiết thiết bị phụ tùng thay
thế đủ tiêu chuẩn của TSCĐ)
Nợ TK 1534- Thiết bị phụ tùng thay thế

Nợ TK 1332- Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng (Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng
ngân hàng)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán ( chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 3411- Các khoản đi vay
 Những chi phí có liên quan đến tài sản như chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ
được cộng vào nguyên giá tài sản cố định, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Hóa đơn tài
chính, những chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ trên hạch toán như sau:
Nợ TK 211,213: Nguyên giá tài sản cố định (Hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản như 2111,
2112...)
Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ (nếu có)
Có TK 111,112 hoặc 331
Lưu ý: Tài sản cố định có giá trị từ 3 triệu trở lên nên chắc chắn là mua tài sản phải là mua bằng
tiền gửi ngân hàng mà không phải bằng tiền mặt. Nếu trả bằng tiền mặt thi sẽ không được chấp nhận
là chi phí hợp lý và sẽ không được khấu trừ VAT đầu vào
2. Hạch toán TSCĐ khi mua về từ nước ngoài, nhập khẩu (Bên nợ):


 Trường hợp thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp
 Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng
trước, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước).
Lấy tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp trả tiền hoặc tỷ giá bán của NHTM mà thường
xuyên giao dịch
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
 Khi nhận hàng về kế toán hạch toán như sau:
+ Đối với giá trị TSCĐ, tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế

toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:
Nợ các TK 211, 213-Tài sản cố định : Lấy tỷ giá giao dịch tại ngày ứng trước
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước): Lấy tỷ giá giao
dịch thực tế tại ngày ứng trước là Tỷ giá bán của NHTM
 Vì vậy sẽ không có chênh lệch tỷ giá xảy ra.
 Trường hợp thanh toán ký quỹ trước (1 % hoặc 2 %..) thì kế toán làm như sau:
 Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng
trước, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước).
Lấy tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp trả tiền hoặc tỷ giá bán của NHTM mà thường
xuyên giao dịch
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
 Khi nhận hàng về kế toán hạch toán như sau:
Nợ các TK 211, 213-Tài sản cố định : (Nguyên tệ đã ứng trước* tỷ giá bán của NHTM tại
ngày ứng trước+ Nguyên tệ còn lại * tỷ giá bán của NHTM tại ngày hàng về)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
 Khi thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp:
Nợ TK 331-Phải trả người bán: (Nguyên tệ còn lại*tỷ giá ngày hàng về)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).


 Trường hợp nhận hàng rồi mới thanh toán 1

% th hạch toán như sau:


 Nhận được hàng hạch toán như sau:
Nợ các TK 211, 213 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
Lấy tỷ giá bán tại thời điểm ghi nhận phải trả của NHTM mà dự kiến trả
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch). Lấy tỷ giá bán tại
thời điểm ghi nhận phải trả của NHTM mà dự kiến trả
 Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp nước ngoài:
Nợ TK 635: (Nếu chênh lệch tỷ giá lỗ).
Nợ TK 331: Theo tỷ giá lúc ghi nhận nợ (Tỷ giá trên tờ khai)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122): Theo tỷ giá xuất ngoại tệ bình quân di động
Hoặc Có TK 3411: Theo tỷ giá thực tế phát sinh mà lúc vay ngân hàng
Có TK 515: (Nếu chênh lệch tỷ giá lãi)
(Nếu lãi thì phần chênh lệch hạch toán 515; Nếu lỗ thì phần chênh lệch hạch toán 635)
 Dựa vào tờ khai hải quan, Kế toán hạch toán thuế nhập khẩu, thuế TTĐB
Nợ TK 211;213: Tài sản cố định ( hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản)
Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu (nếu có)
Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
 Dựa vào giấy nộp tiền ngân sách nhà nước, kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 3333: Thuế nhập khẩu
Nợ TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Có TK 111 (Tiền mặt),1121 (Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết từng ngân hàng)
 Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, sau khi hạch toán nghiệp vụ nộp thuế trên thì
kế toán đồng thời hạch toán khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
3. Tăng do XDCB dở dang (Thuê ngoài XD)


Khi phát sinh những khoản chi phí liên quan đến vấn đề thuê công ty ngoài XD, Kế toán dựa vào

hóa đơn tài chính cũng như bộ hồ sơ của bên XD (như biên bản nghiệm thu từng lần và biên
bản quyết toán khối lượng từng lần), kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 241: XDCB dở dang
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331,Có 112 (Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết từng ngân hàng)



Cứ từng lần như vậy, tức dựa vào hóa đơn tài chính và biên bản thanh toán khối lượng từng lần,
kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 241: XDCB dở dang
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Phải trả người bán ,Có 112 (Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết từng ngân
hàng)






Dựa vào hồ sơ quyết toán thanh toán toàn bộ công tr nh, Hóa đơn tài chính lần cuối và Biên
bản nghiệm thu bàn giao, kế toán tiến hành hạch toán phần hóa đơn của đợt xuất lần cuối cùng và
kết chuyển vào tài sản cố định
Nợ TK 241: XDCB dở dang
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331,Có 112 (Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết từng ngân hàng)
Đồng thời kết chuyển tài sản cố định hoàn thành và đưa vào sử dụng như sau:
Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình (Hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản như 2111,
2112...)
Có TK 241: XDCB dở dang


4. Tăng do doanh nghiệp xuất thành phẩm hoặc hàng hóa ra để sử dụng cho những bộ phận
của Công ty
 Khi xuất hàng hóa, thành phẩm cho bộ phận công ty sử dụng thì kế toán không xuất hóa đơn
mà dựa vào bộ chứng từ: 1.Phiếu xuất kho (chứng từ ghi sổ), 2.Biên bản bàn giao nội bộ để
hạch toán như sau:
Nợ TK 211; 213: Tài sản cố định (Hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản như 2111, 2112...)
Có TK 155 (Thành phẩm);156 (Hàng hóa)
5. Tài sản cố định tăng do góp vốn
 Khi nhận được tài sản cố định do góp vốn, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Chứng
nhận góp vốn, 2. Biên bản bàn giao tài sản và các chứng từ khác có liên quan hạch toán
như sau:
Nợ 211;213: Tài sản cố định (Hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản như 2111, 2112...)
Có 4111: Vốn góp chủ sở hữu
Khi mua công cụ dụng cụ, th về cách hạch toán cũng tương tự như tài sản cố định: tức là
vừa mua trong nước và vừa mua nước ngoài.
Tức là các bạn sẽ sửa tài khoản 211 thành 153 thôi, ngoài ra là giống hết.
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ lưu ý các bạn một điểm sau,
 Nếu mà mua công cụ dụng cụ về và nhập kho thì treo vào 153.
 Nếu mà mua vào và sử dụng ngay thì đưa thẳng vào chi phí trả trước 242 để cuối tháng phân
bổ
Nợ TK 242- Chi phí trả trước
Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331
Lưu ý:
+CCDC theo TT78 thì được phân bổ tối đa 3 năm (Tức là chỉ được phân bổ từ 36 tháng trở xuống
thôi)
6.

Đến cuối kỳ (cuối tháng), kế toán dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước để hạch toán vào chi phí

của những bộ phận có liên quan.
Nợ TK 241: XDCB dở dang
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công ( hạch toán chi tiết 6233; 6234...)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung ( hạch toán chi tiết 6273; 6274...)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng ( hạch toán chi tiết 6413; 6414...)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp ( hạch toán chi tiết 6423; 6424...)
Có TK 242 – Chi phí trả trước
Giá trị phân bổ 1 tháng Giá trị phân bổ/Số tháng dự định phân bổ.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×