Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.67 KB, 11 trang )

1

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ CỦA
SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ TĨNH
Nguyễn Việt Thắng và CS
TÓM TẮT:

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý hoạt động rèn
luyện kỹ năng nghề (RLKNN) của sinh viên điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, sử dụng bộ câu hỏi tự điền được tiến hành từ tháng 2 đến
tháng 6 năm 2013 trên 250 sinh viên cao đẳng điều dưỡng và 40 cán bộ quản lý, giảng viên.
Kết quả: Các biện pháp tăng cường bồi dưỡng ý thức nghề nghiệp, động cơ rèn luyện kỹ năng
nghề của sinh viên chưa thường xuyên ( chung từ 1.73 - 2.0). Khó khăn thường gặp nhất đối
với sinh viên trong RLKNN là: “Sinh viên, học sinh quá đông trong 1 tổ, 1 khoa lâm sàng”;
“Giảng viên thiếu thống nhất, công bằng trong đánh giá kỹ năng”; “Thiếu giảng viên hướng
dẫn tại bệnh viện”. Sự phối hợp nhà trường với bệnh viện trong hoạt động rèn luyện kỹ năng
nghề của sinh viên chưa thường xuyên ( dao động từ 1.6- 2.0). Các biện pháp quản lý lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch RLKNN chỉ đạt mức độ trung bình ( dao
động từ 1.96 - 2.77). Kết luận và đề nghị: Công tác quản lý hoạt động RLKNN sinh viên điều
dưỡng chưa hiệu quả do 4 nguyên nhân chính là: Chưa có biện pháp để giảng viên và sinh viên
có nhận thức đầy đủ về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề; Công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra hoạt động RLKNN chưa tốt; Sự phối hợp Viện – Trường trong rèn luyện kỹ năng nghề
chưa thường xuyên, thiếu quy chế phối hợp; Các quy định về RLKNN chưa đầy đủ, cụ thể. Vì
vậy nhà trường cần tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động RLKNN;
phối hợp với Sở Y tế xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt quy chế phối hợp Viện –Trường;
tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, đánh giá kỹ năng lâm sàng cho các giảng viên
thỉnh giảng. Tăng cường phối hợp và quản lý tốt sự phối hợp giữa trường và bệnh viện trong
hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề.

THE SITUATION OF MANAGING TECHNICAL SKILL TRAINING ACTIVITIES OF
NURSING STUDENTS AT HA TINH MEDICAL COLLEGE.



ABSTRACT

Objectives: To assess the current situation and causes
affecting the management of technical skill training
activities (TST) for students at Ha Tinh Medical College.
Methods: Descriptive Study, self-reported questionnaires for
over 250 nursing students
and 40 staffs, teachers. Findings:
The methods/activities for intensifying and improving the


2

students’ professional awareness and skill training motivation
are not frequent ( ranges from 1.73 to 2.0). The most common
obstacles that students confront in their TST are “There are
too many learners in one clinical learning group”; “There isn’t
a unity or fairness among teachers when evaluating students’
clinical
skills”;
“There
is
a
shortage
of
clinical
instructors/teachers”.
The
school-hospital

connection/combination
in
matter
of
managing
students’
technical skills is not frequent (
is between 1.6 from 2.0).
The methods of planning, organizing, managing and supervising
the implementation of TST activities only reach at an average
level. (
is between 1.96 and 2.77). Conclusions and
Recommendations:
There are main 4 causes leading to the
ineffectiveness of technical skill training activity management
as follows: There aren’t any effective ways to get both
teachers and students to have a sufficient awareness of
technical skill traning activities; Planning, Organizing,
managing, supervising and checking TST activities are not so
good; The school-hospital cooperation in the aspect of TST is
not frequent and lack of co-ordination regulations; The school
rules on TST are inadequate and unspecified. Therefore, the
school needs to strengthen its organizing, managing and
supervising TST activities as well as to combine
with the
Department of Health to set up
school-hospital cooperation
regulations; Organizing training courses on teaching methods
and evaluation methods on clinical skills for invited teachers
Strengthening

the
management
and
and
instructors.

combination between the
activities.

school and

the hospital in TST


3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân trong tình hình mới đã khẳng định “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn,
đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [1]. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 20112020 Đảng ta đã nêu rõ “Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh
thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế” [6].
Yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở đào tạo nguồn
nhân lực trong đó có nguồn nhân lực y tế. Việc tổ chức, quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng
nghề là yếu tố quyết định năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên. Đây là vấn đề đòi hỏi
phải có sự tổng kết, nghiên cứu và có các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng
rèn luyện kỹ năng nghề. Tuy nhiên trong hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học y ở
nước ta nói chung và Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh nói riêng, nghiên cứu về hoạt động rèn
luyện kỹ năng nghề và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên còn ít, vì thế
chưa có biện pháp hữu hiệu trong quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng hoạt động rèn luyện

kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh năm 2012” nhằm
các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng quản lý RLKNN của sinh viên điều dưỡng tại Trường Cao đẳng
Y tế Hà Tĩnh
2. Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng
nghề của sinh viên điều dưỡng.
3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện kỹ
năng nghề của sinh viên điều dưỡng.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên là bác sỹ và điều dưỡng,
sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy Khóa III, IV của trường CĐYT Hà Tĩnh
2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.1. Mẫu khảo sát
- Nhóm CBQL từ Trưởng, phó phòng và tương đương trở lên: Chọn toàn bộ 18 người .
- Nhóm giảng viên: Chọn toàn bộ 22 GV thuộc chuyên ngành y, điều dưỡng.
- Nhóm sinh viên: Chọn ngẫu nhiên 125 sinh viên trong tổng số 250 sinh viên năm thứ 2
và 3 (vì SV năm thứ nhất vào thời điểm khảo sát chưa RLKNN).
2.2. Thang đánh giá kết quả khảo sát
a. Quy ước về thang đánh giá và cách xác định mức độ đánh giá: Mỗi lĩnh vực được đo
theo 4 mức và qui ước như sau: Mức 4: Rất cần thiết/rất quan trọng/rất thường xuyên, đạt kết
quả tốt; Mức 3: Cần thiết/quan trọng/thường xuyên, đạt kết quả khá; Mức 2: Ít cần thiết//ít
quan trọng/không thường xuyên, đạt trung bình; Mức 1: Không cần thiết/không quan
trọng/không thực hiện, kết quả yếu.


4

b. Cách xác định mức độ đánh giá: dưới 1.5: Yếu, không thực hiện, không quan trọng;
từ 1.5 đến dưới 2.5: Trung bình, ít thường xuyên, ít quan trọng; từ 2.5 đến dưới 3.5: Khá,
khá thường xuyên, khá quan trọng;

trên 3.5: Tốt, rất thường xuyên, rất quan trọng.
2.3. Công cụ thu thập số liệu: Bằng phiếu khảo sát có cấu trúc; Xử lý số liệu thu thập
bằng phương pháp thống kê thông thường.
2.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2013
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1.Thực trạng bồi dưỡng ý thức nghề nghiệp, động cơ RLKNN của sinh viên
Bảng 1. Các biện pháp tăng cường bồi dưỡng ý thức nghề nghiệp, động cơ rèn luyện kỹ
năng nghề của sinh viên
Mức độ
Kết quả
cần thiết ( )
thực hiện ( )
TT
Biện pháp
CB, GV SV CB,GV
SV
1
Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về
3.1
3.1
1.9
1.8
nghề nghiệp cho SV
2
Lồng ghép ý nghĩa của nghề ĐD, việc RLKNN
2.9
2.9
2.1
1.8
trong nghề trong sinh hoạt đầu khóa, đầu năm

học, sinh hoạt Đoàn, Hội
3
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hội nghị về nghề
2.7
3.1
1.8
1.3
ĐD, kinh nghiệm RLKNN
4
Xây dựng môi trường học tập tích cực, giúp đỡ
2.9
2.9
2.4
2.1
lẫn nhau trong sinh viên
5
Bồi dưỡng phương pháp RLKNN cho SV dưới
3.2
3.5
1.3
1.2
hình thức sinh hoạt chuyên đề
chung
3.0
3.1
2.0
1.7
Nhận xét: Sinh viên nhận thức mức độ cần thiết về các biện pháp tăng cường bồi dưỡng
ý thức nghề nghiệp, động cơ rèn luyện kỹ năng nghề cao hơn cán bộ quản lý, giảng viên ( =
3.1 và 3.0). Việc thực hiện các biện pháp bồi dưỡng ý thức nghề nghiệp và động cơ RLKNN

đạt mức trung bình, sinh viên đánh giá mức độ thực hiện thấp hơn cán bộ quản lý và giảng viên
( chung từ 1.73 - 2.01). Có 3 biện pháp được đánh giá thực hiện ở mức yếu nhất trong 5 biện
pháp kể trên là “Bồi dưỡng phương pháp RLKNN cho SV dưới hình thức sinh hoạt chuyên đề”
( = 1.3 và 1.2); “Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hội nghị về nghề ĐD, kinh nghiệm rèn luyện kỹ
năng nghề” ( = 1.8 và 1.3); “Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và vai
trò của SV” ( = 1.9 và 1.8). Đây chính là mấu chốt của vấn đề cần quan tâm giải quyết, bởi
nếu sinh viên không có nhận thức đúng đắn về giá trị của nghề nghiệp sẽ dẫn tới động cơ nghề
nghiệp, động cơ học tập giảm.


5

2. Những khó khăn của sinh viên trong rèn luyện kỹ năng nghề
Bảng 2. Ý kiến của sinh viên về những khó khăn trong hoạt động RLKNN
TT
Nội dung
1 Thiếu giảng viên hướng dẫn tại bệnh viện
2 Sinh viên quá đông trong 1 tổ, 1 khoa lâm sàng
3 Phương tiện, thiết bị RLKNN thiếu, cơ sở vật chất bệnh
viện không thuận lợi
4 Các giảng viên thiếu thống nhất, chưa công bằng trong
đánh giá kỹ năng

n
94
112
92

%
75.2

98.6
73.6

Thứ bậc
3
1
4

103

82.4

2

Nhận xét: Có 4 khó khăn thường gặp nhất đối với sinh viên, trong đó 2 khó khăn nhất
là: “Sinh viên, học sinh quá đông trong 1 tổ, 1 khoa lâm sàng” (xếp thứ 1); “Giảng viên thiếu
thống nhất, công bằng trong đánh giá kỹ năng” (xếp thứ 2);
- Theo quy định của Bộ Y tế thì số lượng sinh viên bậc cao đẳng trong một tổ, nhóm rèn
luyện kỹ năng nghề (thực tập) là không quá 15 sinh viên [4]. Nhưng thực tế số lượng SV trong
1 tổ/nhóm có khi lên tới 20-25 SV/nhóm.Tình trạng này nếu không cải thiện thì rất khó khăn
cho sinh viên trong việc thực hiện đủ chỉ tiêu lâm sàng và đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Giảng viên thiếu thống nhất, công bằng trong đánh
giá kỹ năng” chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp SV, có nhiều ý kiến cho rằng có một số GV khi
chấm điểm RLKNN thường không sử dụng bảng kiểm (check list, hình thức thi vấn đáp được
áp dụng phổ biến trong đánh giá kỹ năng tại bệnh viện nhưng lại có sự không công bằng giữa
các sinh viên trong cùng nhóm và giữa nhóm này với nhóm khác. Nhận xét trên đây của sinh
viên cũng phù hợp với nhận định của Robert Cannon: “Thi vấn đáp cho phép giám khảo tự
do thay đổi các câu hỏi tuỳ theo từng sinh viên và áp đặt thiên kiến cá nhân, vấn đề này đều đã
được các nghiên cứu chứng minh là có những thiếu sót trầm trọng về tính tin cậy” [5].
3. Thực trạng lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề

Bảng 3. Thực trạng các biện pháp lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
Mức độ
Kết quả
cần thiết ( )
thực hiện ( )
TT
Biện pháp
CBQL
GV
CBQL
GV
1
Xác định mục tiêu, chỉ tiêu RLKNN
3.0
3.2
2.4
2.1
2
Xây dựng chương trình, nội dung, quy
3.7
3.5
2.8
2.4
trình RLKNN phù hợp
3
Xây dựng kế hoạch RLKNN hợp lý
3.5
3.4
2.6
2.5

4
Xây dựng lịch trình học tập/rèn luyện tạo điều
3.7
3.7
2.6
2.2
kiện để SV tự rèn luyện
chung
3.47
3.45
2.6
2.3


6

Nhận xét:
- Cả CBQL và GV đã nhận thức ở mức độ rất cần thiết trong việc lập kế hoạch
RLKNN ( chung = 3.47 và 3.45). Tuy nhiên biện pháp "Xác định mục tiêu, chỉ tiêu RLKNN"
là căn cứ rất quan trọng để thực hiện đào tạo thì mức độ nhận thức thấp hơn các nội dung khác
( = 3.0 và 3.2)
- Các biện pháp trong xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề đạt mức thấp (
chung dao động từ 2.6 đến 2.3). Điều này cho thấy các biện pháp quản lý lập kế hoạch rèn
luyện kỹ năng nghề cho sinh viên chưa được thực hiện thường xuyên, chưa đạt kết quả ổn
định. Nội dung “Xác định mục tiêu, chỉ tiêu RLKNN” đạt mức thấp nhất trong các nội dung
( = 2.22 và 1.8).
4.Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
Bảng 4. Các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
TT
1

2

3
4
5

Biện pháp
Thành lập ban chỉ đạo RLKNN và quy định rõ
trách nhiệm cho các thành viên
Có văn bản phối hợp và ký kết hợp đồng với cơ
sở thực hành, lựa chọn đội ngũ giảng viên hướng
dẫn sinh viên
Phân công sinh viên vào các tổ, nhóm thực hành,
thực tập theo bộ môn/khoa
Chuẩn bị nguồn lực phục vụ hoạt động rèn luyện
kỹ năng nghề
Xây dựng các quy định, quy trình về RLKNN
chung

Mức độ
cần thiết ( )

Kết quả
thực hiện ( )

CBQL
2.6

GV
2.4


CBQL
1.0

GV
1.3

3.1

3.0

2.2

2.0

3.4

3.3

2.5

2.5

3.6

3.4

3.0

2.8


2.8
3.1

2.7
3.0

2.5
2.2

2.3
2.2

Nhận xét:
* Về mức độ cần thiết: Cán bộ quản lý và giảng viên nhận thức về các biện pháp tổ
chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề ở mức độ cần thiết ( chung = 3.1 và 3.0). Có
2 nội dung cả CBQL và GV nhận thức ở mức ít cần thiết là: “Thành lập ban chỉ đạo rèn luyện
kỹ năng nghề và quy định rõ trách nhiệm cho các thành viên” ( = 2.6 và 2.4); “Xây dựng các
quy định, quy trình về RLKNN” ( = 2.8 và 2.7)
* Về kết quả thực hiện: Các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch RLKNN chỉ đạt mức
độ trung bình ( = 2.31 và 2.22), trong đó có 1 biện pháp mức điểm tương ứng với không thực
hiện/thực hiện yếu đó là “Thành lập ban chỉ đạo rèn luyện kỹ năng nghề và quy định rõ trách


7

nhiệm cho các thành viên” ( = 1.0 và 1.3) và 1 biện pháp mức điểm tương ứng trung bình là
“Có văn bản phối hợp và ký kết hợp đồng với bệnh viện,...” ( = 2.2 và 2.0). Điều này cho thấy
các biện pháp quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề chưa thường xuyên,
có những biện pháp chưa được thực hiện.

5. Thực trạng chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
Bảng 5. Các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch RLKNN
TT
1
2
3
4
5
6

7
8
9

Biện pháp
Tổ chức bồi dưỡng phương pháp hướng dẫn/đánh
giá cho giảng viên
Tổ chức bồi dưỡng phương pháp rèn luyện kỹ
năng nghề cho sinh viên
Tổ chức cho sinh viên đánh giá hoạt động rèn
luyện kỹ năng nghề của giảng viên
Khen thưởng giảng viên, sinh viên trong hoạt
động rèn luyện kỹ năng nghề
Tổ chức hội nghị, hội thảo về RLKNN
Phổ biến và hướng dẫn SV về mục tiêu, chương
trình, quy định về RLKNN
Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá, quy
trình, thời gian, hình thức kiểm tra, đánh giá kế
hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
Xây dựng và bồi dưỡng lực lượng làm công tác

kiểm tra, đánh giá
Thực hiện kiểm tra, đánh giá khách quan, đúng
quy định
chung

Mức độ
cần thiết ( )

Kết quả
thực hiện ( )

CBQL

GV

CBQL

GV

3.4

3.4

2.0

1.8

3.0

3.5


2.0

1.2

3.3

3.2

2.3

2.0

3.2

3.5

2.5

1.8

3.3
3.3

3.5
3.0

2.2
2.6


1.3
2.4

3.1

3.0

2.3

2.2

2.6

2.5

2.4

2.0

3.2

3.5

3.0

2.5

3.15

3.23


2.36

1.91

Nhận xét:
Tất cả các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng
nghề được nhận thức ở mức độ cần thiết và rất cần thiết ( chung = 3.15 và 3.23). Giảng viên
nhận thức mức độ cần thiết cao hơn CBQL.
Kết quả thực hiện các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch rèn
luyện kỹ năng nghề đạt mức trung bình ( = 2.36 và 1.91), trong đó biện pháp: “Tổ chức bồi
dưỡng phương pháp hướng dẫn/đánh giá cho giảng viên”; “Tổ chức bồi dưỡng phương pháp


8

rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên”; “Tổ chức hội nghị, hội thảo về rèn luyện kỹ năng
nghề” được giảng viên đánh giá đạt thấp nhất trong các biện pháp ( dao động từ 1.3 đến 1.8).
6. Thực trạng sự phối hợp giữa trường và bệnh viện trong RLKNN
Bảng 6. Ý kiến của CBQL và GV về sự phối hợp Viện –Trường

TT

Các biện pháp

Mức độ
cần thiết ( )

Kết quả
thực hiện ( )


CBQL

GV

CBQL

GV

1

Quy chế phối hợp và hợp đồng đào tạo Viện -Trường
được ký kết và thực hiện

3.3

3.4

2.0

1.6

2

Viện - Trường thống nhất nội dung và chỉ tiêu tay
nghề cần đạt trong mỗi đợt rèn luyện kỹ năng nghề

2.8

2.6


2.2

2.0

3

Phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá cuối đợt rèn
luyện kỹ năng nghề

2.8

2.8

2.0

2.0

4

Các cơ sở thực hành tham gia và đóng góp ý kiến về
nội dung chương trình

2.9

2.6

2.0

2.0


5

Hàng năm tổ chức hội nghị phối hợp Viện – Trường

3.2

3.8

2.5

2.1

3.0

3.0

2.14

1.95

chung

Nhận xét: Bộ Y tế quy định nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học là 1 trong 7
nhiệm vụ thường xuyên của bệnh viện. Bệnh viện là môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng
lâm sàng cho học sinh sinh viên. Qua rèn luyện kỹ năng lâm sàng học sinh sinh viên được tiếp
thu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và quy trình công tác tổ chức điều trị, chăm sóc bệnh nhân
một cách tốt nhất. Vì vậy việc phối hợp Viện –Trường chặt chẽ là một biện pháp hữu hiệu để
nâng cao chất lượng đào tạo.
Việc thực hiện các biện pháp quản lý sự phối hợp giữa trường và bệnh viện chỉ đạt

mức trung bình ( = 2.14 và 1.95). Giảng viên đánh giá mức độ đạt được thấp hơn cán bộ quản
lý. Kết quả này cho thấy, nhà trường đã có phối hợp với bệnh viện trong hoạt động rèn luyện
kỹ năng nghề của sinh viên nhưng chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, mối quan hệ phối hợp
chưa chặt chẽ, trường chưa xây dựng được quy chế kết hợp viện trường để ký kết và triển khai
thực hiện ( = 1.6- 2.0).
7. Nguyên nhân hạn chế và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động RLKNN
Bảng 7. Ý kiến của CBQL và GV về nguyên nhân hạn chế và mức độ ảnh hưởng
đến hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề


9

Mức độ ảnh hưởng
TT

1

2
3
4
5
6
7
8

Nguyên nhân

Chưa có biện pháp để giảng viên và sinh viên có nhận
thức đầy đủ về hoạt động RLKNN cho sinh viên điều
dưỡng

Việc xây dựng và phổ biến quy định, quy trình
RLKNN chưa đầy đủ, kịp thời
Công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, hoạt động RLKNN
của nhà trường chưa tốt
Thiếu sự kiểm tra giám sát của cán bộ quản lý trong
rèn luyện kỹ năng nghề
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện
kỹ năng nghề
Các biện pháp tạo động lực trong hoạt động rèn luyện
kỹ năng nghề chưa đủ mạnh
Chưa làm tốt việc tổ chức bồi dưỡng phương pháp
hướng dẫn RLKNN cho giảng viên
Sự phối hợp Viện – Trường trong rèn luyện kỹ năng
nghề chưa thường xuyên, hiệu quả, thiếu quy chế phối
hợp.
chung

CBQL
( )

Thứ
bậc

GV
( )

Thứ
bậc

3.7


1

3.6

3

3.5

4

3.5

4

3.6

2

3.8

1

3.32

6

3.4

6


3.1

9

3.3

7

3.2

8

3.3

7

3.3

7

3.5

4

3.55

3

3.75


2

3.40

3.51

Nhận xét: Cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá nguyên nhân hạn chế và mức độ ảnh
hưởng đến công tác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề ở mức độ cao ( = 3.40 và
3.51). Có 4 nguyên nhân quan trọng được cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá có ảnh hưởng
lớn tới hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà
Tĩnh đó là: Công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của nhà trường
chưa tốt; Sự phối hợp Viện – Trường trong rèn luyện kỹ năng nghề chưa thường xuyên, chưa
hiệu quả, thiếu quy chế phối hợp; Chưa có biện pháp để giảng viên và sinh viên có nhận thức
đầy đủ về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên điều dưỡng; Xây dựng và phổ biến
quy định, quy trình rèn luyện kỹ năng nghề chưa đầy đủ, kịp thời (xếp thứ tự từ 1- 4)
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động RLKNN của
SV điều dưỡng Trường CĐYT Hà Tĩnh, chúng tôi rút ra kết luận như sau:
Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về mục đích ý nghĩa của hoạt động rèn luyện
kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng chưa đầy đủ. Các hoạt động giáo dục mục đích, động


10

cơ học tập cho sinh viên chưa thật sự được chú trọng thực hiện, kết quả đạt thấp ( chung từ
1.7 - 2.0).
Có 3 khó khăn thường gặp nhất đối với sinh viên là: “Sinh viên, học sinh quá đông trong
1 tổ, 1 khoa” (xếp thứ 1); “Giảng viên thiếu thống nhất, công bằng trong đánh giá kỹ năng”
(xếp thứ 2); “Thiếu giảng viên hướng dẫn tại bệnh viện” (xếp thứ 3);

Cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu rèn luyện kỹ năng nghề, điều kiện,
phương tiện giảng dạy còn hạn chế ( = 2.48)
Sự phối hợp nhà trường với bệnh viện trong hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh
viên chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ, trường chưa xây dựng được quy chế kết hợp viện
trường để ký kết và triển khai thực hiện ( dao động từ 1.6- 2.0).
Các biện pháp quản lý lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch
RLKNN chỉ đạt mức độ trung bình ( dao động từ 1.96 - 2.77)
Có 4 nguyên nhân chính dẫn tới tới hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều
dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh hưa hiệu quả cđó là: (1) Chưa có biện pháp để giảng viên
và sinh viên có nhận thức đầy đủ về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề; (2) Công tác kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động RLKNN chưa tốt; (3) Sự phối hợp Viện – Trường trong rèn luyện
kỹ năng nghề chưa thường xuyên, thiếu quy chế phối hợp; (4) Các quy định về RLKNN chưa
đầy đủ, cụ thể.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh: Tạo điều kiện thuận lợi cho đề án thành
lập bệnh viện thực hành của trường để đảm bảo cơ sở thực hành cho HSSV rèn luyện kỹ năng
nghề.
2.2. Đối với Sở Y tế Hà Tĩnh: Chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc phối hợp chặt chẽ với
trường Cao đẳng Y tế để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng.
2.3. Đối với các bệnh viện trong tỉnh: Đưa công tác kết hợp Viện –Trường vào kế
hoạch hàng năm, coi đó là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị và của bác sỹ,
điều dưỡng bệnh viện.
2.4. Đối với Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về RLKNN đầy đủ, rõ ràng, cụ thể.
- Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động RLKNN, đưa
hoạt động RLKNN trở thành nề nếp, có chất lượng.
- Phối hợp Sở Y tế xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt quy chế phối hợp Viện –
Trường.
- Định kỳ tổ chức Hội nghị viện trường để đánh giá rút kinh nghiệm trong tổ chức quản
lý hoạt động RLKNN.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn, hướng dẫn kỹ
năng và phương pháp rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên.


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng (2005), “Nghị quyết số 46 NQ/TW ngày
23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”.
2. Bộ Y tế, (2008) Chỉ thị 06/2008/CT-BYT, “Về việc tăng cường chất lượng đào tạo
nhân lực y tế”.
3. Bộ Y tế, (2013), “Chương trình hành động quốc gia tăng cường dịch vụ Điều dưỡng,
Hộ sinh giai đoạn 2012 - 2020”.
4. Bộ Y tế, (2010) Quyết định 1767/QĐ-BYT, “Ban hành tiêu chuẩn chuyên môn mở

ngành đào tạo cao đẳng điều dưỡng”.
5. Nguyễn Doãn Cường (2011), Thực trạng quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng - Kỹ
thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.



×