Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP HÚT ĐỜM KÍN TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.99 KB, 11 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP HÚT ĐỜM KÍN
TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY TẠI KHOA
ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH NINH BÌNH.
Tác giả: CN. Đinh Ngọc Toàn và cộng sự
Điều dưỡng trưởng khoa Đông Y – Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại: 0917840770
TÓM TẮT
1. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của phương pháp hút đờm kín so với hút đờm

hở trong chăm sóc bệnh nhân thở máy.
2. Phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng

trên 60 người bệnh phân bố đều làm 2 nhóm tại khoa điều trị tích cực –
chống độc, bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình từ từ tháng 2 năm 2012 đến
tháng 10 năm 2013
3. Kết quả: việc sử dụng ống hút đờm kín có hiệu quả cao trong việc giảm tỷ
lệ nhiễm các loại vi khuẩn bệnh viện với những bệnh nhân có đặt nội khí
quản (13,3% ở nhóm hút đờm kín và 40% ở nhóm hút đờm hở) (p<0,05). Từ
đó làm giảm được số lần hút đờm/ ngày, thời gian sử dụng kháng sinh, thời
gian nằm tại khoa ĐTTC-CĐ, góp phần hạn chế được tác dụng phụ của thao
tác hút đờm nội khí quản là giảm thời gian spo2 trở về bình thường. Sử dụng
ống hút đờm kín cũng làm giảm thời gian một lần hút đờm, số lần hút đờm
trong ngày.
4. Kết luận: nên sử dụng ống hút đờm kín cho những bệnh nhân có đặt nội
khí quản, mở khí quản. Tuy nhiên cần có một nghiên cứu tiếp theo đánh giá
hiệu quả kinh tế của việc sử dụng ống hút đờm kín để góp phần ứng dụng
rộng rãi trong thực tiễn.
ABSTRACT

1




1. Objective: evaluate the effectiveness of closed sputum suctioning and
open sputum suctioning method in ventilated patients.
2. Methodology: a randomized clinical trial was conducted on 60 patients
evenly distributed into 2 groups at the Department of active treatment – anti
toxic, Ninh Binh General Hospital from February 2012 to October 2013.
3. Result: The closed sputum suctioning method was highly effective in
reducing the hospital acquired - infections (13.3%) in the comparison with
the open sputum suctioning method (40%) (p < 0,05). Moreover, the closed
sputum suctioning method also decreases times of suction per day,
antibiotics uses, length of hospital stay and reduce the side effects of the
sputum suctioning technique that lower SpO2. The use of the closed sputum
suctioning method also decreases duration of each suctioning time.
4. Conclusion: The closed sputum suctioning method should be applied in
ventilated patients. However, there should be further studies to investigate
the economic benefits of the method in order to apply widely in clinical.
ĐẶT VẦN ĐỀ
Viêm phổi bệnh viện có liên quan tới thở máy chiếm tỷ lệ cao nhất
trong các nhiễm khuẩn bệnh viện theo các nghiên cứu trong nước. Theo điều
tra năm 2005 của Bộ y tế trên 19 bệnh viện toàn quốc thì viêm phổi bệnh
viện chiếm 55,4% trong các nhiễm khuẩn bệnh viện. Một nghiên cứu của tác
giả Trần Thị Hồng Nga về thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại khoa ĐTTC
– CĐ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2011 cho thấy có 60,2% bệnh
nhân đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy sau 48h và 72h đã có vi khuẩn
gây viêm phổi chủng gram (-), gram (+). Các loại vi khuẩn gây NTBV thu
thập được bao gồm đầy đủ các chủng loại vi khuẩn gram(-), gram(+), tụ cầu
vàng(S.aureus), liên cầu, trực khuẩn mủ xanh, Klbsiela, E.Coli, nấm
Candida gây viêm phổi do thở máy và nhiễm trùng tiết niệu, các vi khuẩn
này đã kháng hầu hết các loại kháng sinh mà chỉ nhạy cảm ít với kháng sinh

Cephalosporin thế hệ 3, chủ yếu nhạy cảm với nhóm Quinolon, Aminosid và
2


nhóm kháng sinh phổ rộng gây khó khăn cho việc điều trị và tăng chí phí
cho người bệnh.
Các biện pháp dự phòng viêm phổi bệnh viện như làm giảm hít sặc
của bệnh nhân, ngăn ngừa nhiễm trùng chéo từ tay nhân viên y tế, khử
khuẩn và tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ hô hấp, giáo dục cho nhân viên y
tế và bệnh nhân cho thấy góp phần làm giảm tỷ lệ viêm phổi bệnh viện. Một
trong những khuyến cáo trong những năm gần đây là sử dụng ống hút đờm
kín trên bệnh nhân thở máy có thể làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện liên
quan tới thở máy so với hút đờm hở như đang thực hiện. Ống hút đờm kín là
ống hút được đặt lưu cùng với ống nội khí quản và khi hút đờm không cần
phải tháo máy thở ra để hút như phương pháp hút đờm hở đang được sử
dụng. Lý do để ống hút đờm kín có hiệu quả là bệnh nhân được hút đờm
trong môi trường kín, giảm được nguy cơ lây truyền chéo trong thực hành
của nhân viên y tế. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh ống hút đờm kín
có hiệu quả hơn hút đờm hở trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Anh Thư khi “so sánh
ngẫu nhiên giữa ống hút đờm kín và ống hút đờm hở trên bệnh nhân thở
máy” tại bệnh viện Chợ Rẫy thì: tỷ lệ viêm phổi bệnh viện (VPBV) ở nhóm
dùng ống hút đờm kín giảm 50% có ý nghĩa thống kê so với nhóm dùng ống
hút đờm hở, tỷ lệ tử vong ở nhóm hút đờm kín giảm 33,4% và thời gian nằm
ở khoa săn sóc đặc biệt giảm đáng kể so với nhóm hút đờm hở.
Các tác giả David D, Samuel P, David T, Keshava SN, Irodi A, Peter
JV thuộc trường cao đẳng y khoa và bệnh viện Christian - Ấn Độ đã thực
hiện một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên để so sánh chi phí và kết quả
lâm sàng của việc sử dụng ống hút nội khí quản kín và hở trên những bệnh
nhân thở máy. Kết quả cho thấy rằng: dùng ống hút nội khí quản kín giảm

được tỷ lệ mắc viêm phổi bệnh viện liên quan tới thở máy (p= 0,0067). Một
3


lợi ích quan trọng quan sát được đó là viêm phổi bệnh viện liên quan tới thở
máy ở nhóm bệnh nhân dùng ống hút đờm kín khởi phát muộn hơn so với
nhóm còn lại (p= 0,03). Tỷ lệ tử vong và thời gian nằm tại hồi sức tích cực
tương tự nhau ở cả 2 nhóm.
Ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về vấn đề này. Do đó chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu sau:
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả của phương pháp hút đờm kín so với hút đờm hở trong
chăm sóc bệnh nhân thở máy tại khoa điều trị tích cực bệnh viện đa khoa
tỉnh Ninh Bình.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Những bệnh nhân suy hô hấp phải thở máy xâm nhập nằm tại khoa điều trị
tích cực – chống độc.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân được đặt nội khí quản ở tuyến dưới.
+ Bệnh nhân nằm lưu ở khoa dưới 48h hoặc tiên lượng tử vong trong 48h.
+ Bệnh nhân có kết quả cấy dich nội khí quản dương tính trước khi nghiên
cứu.
+ Bệnh nhân từ chối nghiên cứu.
Các chỉ số nghiên cứu
- Yếu tố nhân khẩu học: tuổi, giới.
- Yếu tố chuyên môn:
+ Kết quả cấy dịch nội khí quản.
+ Thời gian lưu nội khí quản, hút đờm, thở máy, sử dụng kháng sinh, nằm
tại khoa điều trị tích cực- chống độc.

+ Thời gian spo2 trở về bình thường.
4


Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.
Phương pháp chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên xen kẽ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
vào 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Những bệnh nhân vào khoa có số hồ sơ bệnh án là số chẵn
được hút bằng phương pháp hút đờm kín (sử dụng ống hút đờm kín, để
lưu ống).
+ Nhóm 2: : Những bệnh nhân vào khoa có số hồ sơ bệnh án là số lẻ
được hút bằng phương pháp hút đờm hở (sử dụng ống hút đờm một lần).
Cả 2 nhóm được hút cùng một loại máy hút với cùng áp lực.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013.
- Địa điểm nghiên cứu: tại khoa điều trị tích cực- chống độc bệnh viện đa
khoa tỉnh Ninh Bình.
Thu thập số liệu
- Lấy thông tin và các dữ liệu của bệnh nhân trong suốt quá trình nghiên cứu
theo mẫu phiếu nghiên cứu được thiết kế sẵn.
Xử lý số liệu
Xử lý số liệu thu thập được trên phần mềm SPSS 16.0
Đạo đức trong nghiên cứu
- Có sự đồng ý của Ban giám đốc bệnh viện.
- Có sự đồng ý tham gia của đối tượng nghiên cứu.
Khả năng và địa chỉ áp dụng
- Các khoa có bệnh nhân đặt nội khí quản, mở khí quản: khoa điều trị tích
cực- chống độc, khoa cấp cứu, khoa gây mê hồi sức, khoa thần kinh, khoa
chấn thương.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


5


Tổng số bệnh nhân nghiên cứu là 60 ca, trong đó 30 ca sử dụng phương
pháp hút đờm kín, 30 ca sử dụng phương pháp hút đờm hở.
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
Trong tổng số 60 bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu có 43 nam
(chiếm 71,7%), 17 nữ (chiếm 28,3%) (Bảng 1).
Bảng 1: Phân bố đối tượng theo giới
Giới

N

%

Nam

43

71,7

Nữ

17

28,3

Tổng


60

100

Người bệnh ở độ tuổi từ 15-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), tiếp đến là
độ tuổi trên 60 tuổi (31,7%), từ 36-60 tuổi (28,3%) (Biểu đồ 1)

31,7 %
40%
15-35t
36-60t
Trên 60t

28,3%

Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng theo tuổi

Kết quả cấy dịch nội khí quản ở 2 nhóm.
Tỷ lệ dương tính (nhiễm vi khuẩn) ở nhóm hút đờm kín là 13,3% giảm đáng
kể so với nhóm hút đờm hở 40%. Kiểm định khi-bình phương ( Chi-Square
tests) được sử dụng để kiểm tra sự liên quan về kết quả giữa hai nhóm. Kết
6


quả cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn bệnh viện ở hai nhóm là khác nhau có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). (Bảng 2 + Biểu đồ 2)
Bảng 2: Kết quả cấy dịch nội khí quản ở 2 nhóm.
Hút đờm kín

Kết quả


Hút đờm hở

N=30

%

N=30

%

Dương tính

4

13,3

12

40

Âm tính

26

86,7

18

60


P
0,039

%

100

86,7

80
60

Dương tính
Âm tính

60
40

40
20

13,3

0
Hút đờm kín

Hút đờm hở

Nhóm


Biểu đồ 2: Kết quả cấy dịch NKQ ở hai nhóm

So sánh các thông số theo dõi ở 2 nhóm.
Sự khác nhau về một số thông số theo dõi ở 2 nhóm được phân tích bằng
Independent – Samples T test (giá trị trung bình của 2 mẫu độc lập), kết quả
thấy rằng: các thông số về thời gian lưu nội khí quản, thời gian thở máy giữa
2 nhóm là khác nhau. Tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05). Thời gian 1 lần hút đờm, thời gian sử dụng kháng sinh, số lần
hút đờm/ ngày, thời gian spo2 trở về bình thường trong một lần hút, thời
gian nằm tại khoa ĐTTC – CĐ giữa 2 nhóm khác nhau có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). (Bảng 3)

7


Bảng 3: Kết quả so sánh một số thông số theo dõi ở 2 nhóm:
Hút đờm kín

Hút đờm hở

Các thông số theo dõi

Đơn
vị

Chỉ số

Độ lệch
chuẩn


Chỉ số

Độ lệch
chuẩn

P

Thời gian 1 lần hút đờm

phút

1,24

0,37

1,83

0,45

0,00

Thời gian lưu nội khí quản

ngày

6,35

2,28


8,37

4,4

0,078

Thời gian thở máy

ngày

6,63

4,8

8,05

(4,5

0,3

Thời gian TB spo2 trở về bình
thường trong 1 lần hút

phút

1,0

0,3

1,7


0,5

0,00

Số lần hút đờm trung bình/
ngày

lần

6,7

1,1

8,1

1,1

0,00

Thời gian TB sử dụng kháng
sinh

ngày

11,12

5,63

15,22


4,86

0,018

Thời gian nằm tại khoa ĐTTCCĐ

ngày

10,0

4,9

13,5

6,0

0,03

BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu để đảm bảo tính tự nguyện và phù hợp với các
tiêu chuẩn nghiên cứu vì vậy có 60 bệnh nhân tham gia, chia đều cho hai
nhóm. Có 47 nam (71,7%) và 13 nữ (28,3%). Người bệnh ở độ tuổi từ 1535 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), tiếp đến là độ tuổi trên 60 tuổi (31,7%),
từ 36-60 tuổi (28,3%). Tuổi và giới tính của bệnh nhân không liên quan đến
kết quả về các yếu tố chuyên môn của nghiên cứu (p>0,05).
Kết quả cấy dịch nội khí quản ở hai nhóm
Kết quả cấy dịch nội khí quản dương tính ở nhóm hút đờm kín là 4 trường
hợp (13,3%) ít hơn đáng kể so với hút đờm hở 12 trường hợp (40%). Kết
quả này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các loại vi khuẩn bị nhiễm chủ yếu

là: Acinetobacter, Klebsiella, trực khuẩn mủ xanh, nhóm vi khuẩn đường
ruột: E coli, Enterobacter. Nhiều loại vi khuẩn có tính đa kháng như:
8


Acinetobacter, trực khuẩn mủ xanh làm bệnh nặng lên và việc dùng kháng
sinh điều trị rất phức tạp, cần nhiều loại phối hợp, đòi hỏi kháng sinh thế hệ
cao gây tăng chi phí điều trị cho người bệnh. Kết quả này phù hợp với kết
quả của nhóm nghiên cứu của tác giả Lê Anh Thư – bệnh viện Chợ Rẫy TP
HCM, tỷ lệ viêm phổi bệnh viện ở nhóm hút đờm kín là 13,3%, nhóm hút
đờm hở là 26,5%.
Kết quả các thông số theo dõi ở 2 nhóm
Thời gian đặt nội khí quản và thời gian thở máy ở 2 nhóm có sự khác nhau.
Tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê. Điều này cũng phù
hợp với thực tế lâm sàng do còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh
nhân.
Trong quá trình hút đờm thì thời gian 1 lần hút đờm của nhóm hút đờm kín
ít hơn so với nhóm hút đờm hở. Sau khi hút đờm, thời gian trung bình spo2
trở về bình thường ở nhóm hút đờm kín là 1 (0,3) phút ít hơn so với nhóm
hút đờm hở là 1,7 (0,5) phút. Cả hai sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Sở dĩ có kết quả này là do trong khi hút đờm sử dụng ống hút
kín máy thở sẽ không bị tháo rời khỏi ống nội khí quản. Vì vậy thể tích thở
luôn được đảm bảo lưu thông liên tục. Theo tác giả Choong K và cộng sự,
sử dụng ống hút đờm hở sẽ làm giảm thể tích phổi trong quá trình hút do
ngắt ống nội khí quản khỏi máy thở nên không duy trì được PEEP. Vì vậy,
hậu quả làm giảm oxy máu và rối loạn huyết động, đặc biệt là với các bệnh
nhân có bệnh phổi nặng đòi hỏi thở máy với PEEP cao.
Số lần hút đờm trung bình/ ngày ở nhóm hút đờm kín là 6,7 (1,1) ngày ít
hơn so với nhóm hút đờm hở là 8,1 (1,1) ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê(p<0,05). Điều này cũng làm giảm tải một phần khối lượng công

việc của điều dưỡng trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Thời gian trung bình sử dụng kháng sinh và thời gian nằm tại khoa ĐTTCCĐ ở nhóm hút đờm kín ít hơn so với nhóm hút đờm hở (p<0,05). Điều này
góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

9


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy việc sử dụng ống hút đờm kín có hiệu quả
cao trong việc giảm tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn bệnh viện với những bệnh
nhân có đặt nội khí quản. Từ đó làm giảm được số lần hút đờm/ ngày, thời
gian sử dụng kháng sinh, thời gian nằm tại khoa ĐTTC-CĐ.
Việc sử dụng ống hút đờm kín góp phần hạn chế được tác dụng phụ của
thao tác hút đờm nội khí quản là giảm thời gian spo2 trở về bình thường.
Khi sử dụng ống hút đờm kín thì thời gian một lần hút đờm, số lần hút đờm
trong ngày giảm. Vì vậy góp phần vào giảm khối lượng công việc cho điều
dưỡng viên.
KHUYẾN NGHỊ
Với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân, giảm tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện ở những bệnh nhân có đặt nội khí quản, mở khí
quản, chúng tôi khuyến nghị nên sử dụng ống hút đờm kín cho những bệnh
nhân này. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là liệu ống hút đờm kín có hiệu quả
về kinh tế hơn so với ống hút đờm hở, vì vậy cần có một nghiên cứu tiếp
theo đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng ống hút đờm kín để góp
phần ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Hồng Nga (2011), “Thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại
ĐTTC – CĐ bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình”, Đề tài nghiên cứu
khoa học điều dưỡng bệnh viện đa khoa Ninh Bình, tr. 57-65.

2. Lê Thị Anh Thư (2011), “So sánh ngẫu nhiên giữa ống hút đờm kín
và ống hút đờm hở trên bệnh nhân thở máy tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Y
học thực hành 771 (6), tr. 12-13.
3. David D, Samuel P, David T, Keshava SN, Irodi A, Peter JV (2011),
“An open-labelled randomized controlled trial comparing costs and
clinical outcomes of open endotracheal suctioning with closed
endotracheal suctioning in mechanically ventilated medical intensive
care patients”, Journal of Critical Care 26(5), Pages 482-488.
10


4. A. Topeli, A. Harmanci, Y. Cetinkaya, S. Akdeniz, S. Unal (2011),
“Comparison of the effect of closed versus open endotracheal suction
systems on the development of ventilator-associated pneumonia”
Journal of Hospital Infection, 58(1), Pages 14-19.
5. Choong K et al. Comparison of loss in lung volume with open versus
in-line catheter endotracheal suctioning. Pediatr Crit Care Med. 2003
Jan;4(1):69-73.

11



×