Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận môn các đảng chính trị trên thế giới “đảng cầm quyền diễn đàn dân sự (civic platform) cộng hòa ba lan cơ cấu tổ chức và tư tưởng chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.65 KB, 19 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trước chủ trương của Đảng và nhà nước trong tiến trình xây dựng xây
dựng một nhà nước mạnh, quản lý có hiệu quả nhà nước của dân, do dân, vì dân,
quyền lực tập trung nhất không phân chia giữa các cơ quan mà có sự phân công
phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp, để thực hiện mục đích đó cần phải thống nhất giữa nhận thức và hoạt
động thực tiễn.
Vì vậy việc tham khảo những hình thức thể chế, các đảng chính trị của
các quốc gia trên thế giới làm tăng thêm sự hiểu biết, cũng như tham khảo, kinh
nghiệm. Từ đó đưa ra các kinh nghiệm vận dụng vào xây dựng Đảng, nhà nước
ta. Nhà nước cộng hòa Ba Lan thành lập trong những điều kiện đặc biệt có
những khó khăn to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội tuy nhiên với những cố gắng
nổ lực tình hình đất nước dần ổn định kinh tế phát triển mạnh mẽ, vì vậy nghiên
cứu nước Cộng hòa Ba Lan và đảng chính trị của Ba Lan nhằm tăng hiểu biết
thêm về nước này đặc biệt là tổ chức quyền lực nhà nước.
Mặt khác thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ đa
phương hóa các quan hệ quốc tế Việt nam sẳn sàng là bạn là đối tác tiên cậy của
cộng đồng quốc tế. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng quan hệ với các
nước trên thế giới dù cho có sự khác nhau về hệ tư tưởng, chế độ chính trị, đây
là chủ trương hết sức đúng đắn và cởi mở của nước ta, mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế để khỏi bị cô lập, tránh tụt hậu và bắt nhịp được với xu thế phát triển thế
giới, có hội nhập kinh tế nước mới phát triển lên được. Trong số các nước trên
thế giới có cộng hòa Ba Lan tuy nhiên trong mối quan hệ ngoại giao của hai
nước đặc biệt những tiếp xúc trong những năm gần đây của các nhà lãnh đạo hai
bên đều cho rằng kết quả quan hệ hai bên vẫn chưa tương xứng với sự mong
muốn.
Ở đây có nhiều nguyên nhân trong đó sự hiểu biết tăng cường quan hệ
giữa hai bên còn hạn chế trong đó có sự hạn chế về bộ máy nhà nước. Vì vậy
1



việc nghiên cứu tổ chức quyền lực nhà nước công hòa Ba Lan nhằm mục đích
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về tổ chức nhà nước cũng như đẩy mạnh hơn
nữa mối quan hệ các mặt tăng cường tình đoàn kết hữu nghị của hai nước. Với
đặc điểm trên tác giả chọn đề tài “Đảng cầm quyền Diễn đàn dân sự (Civic
Platform) - cộng hòa Ba Lan cơ cấu tổ chức và tư tưởng chính trị” làm tiểu
luận của mình.

2


CHƯƠNG 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ KHÁI QUÁT
CHUNG VỀ CỘNG HÒA BALAN
1. Một số quan điểm về Đảng chính trị
Đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị
của các nước tư bản. Nó có vai trò là một trong những thành phần cơ bản của
chế độ chính trị, của xã hội công dân hiện đại, có ảnh hưởng lớn đến đời sống
chính trị, từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của hệ thống chính trị. Đây là một
tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của giai cấp, của tầng lớp xã hội, nó liên kết,
lãnh đạo những người đại diện tích cực nhất của tầng lớp hay xã hội đó để cùng
thực hiện đạt những mục tiêu và lý tưởng nhất định.
Ở Pháp, Đảng chính trị với đúng ý nghĩa của nó xuất hiện từ đầu thế kỷ
20. Tuy nhiên hoạt động chính trị, ảnh hưởng của chúng trên các hệ thống thông
tin đại chúng cũng như khả năng huy động lực lượng Đảng viên là tương đối
yếu. Người Pháp không thích Đảng lắm, theo một điều tra của SOFRES vào
9/1983, 13% người được phỏng vấn hy vọng rằng “trong tương lai, các Đảng sẽ
có vị trí quan trọng hơn”, 39% cho rằng “chúng nên giữ vai trò giống như hiện
tại” và 31% cho rằng “chúng nên có vai trò khiêm tốn hơn”. Hiến pháp thể hiện
vai trò của Đảng cũng chỉ được quy định tương đối hạn chế, chỉ là “góp sức vào
việc thể hiện ý chí của số đông dân chúng”. Dù theo luật ngày 01/7/1901, các

Đảng chính trị được hưởng cùng quy chế với các Hiệp hội, và để hoạt động nó
chỉ cần đăng ký tên và điều lệ, nhưng phải đến thời đệ ngũ Cộng hòa, các Đảng
mới được hưởng một quy chế xứng đáng.
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ bản chất giai cấp của các
đảng chính trị, với tư cách là tổ chức chính trị đại diện lợi ích giai cấp, thể hiện
lợi ích căn bản của giai cấp trong cương lĩnh cũng như trong hoạt động của
mình. Lênin đã chỉ ra rằng: “ Để nhận ra được cuộc đấu tranh của các đảng, thì
không nên tin ở lời nói, mà nên nghiên cứu lịch sử thực sự của đảng, nghiên cứu
3


chủ yếu là việc họ làm, chứ không phải là những lời nói về bản thân họ, xem họ
giải quyết vấn đề chính trị như thế nào, xem thái độ của họ thế nào trong những
vấn đề có liên quan đến lợi ích thiết thân của các giai cấp khác nhau trong xã
hội: địa chủ, tư bản, nông dân, công nhân.Tiêu biểu cho quan niệm vì đảng
chính trị theo quan điểm chính trị Mác xít, từ điểm bách khoa triết học (Liên Xô)
định nghĩa. Đảng chính trị là tổ chức chính trị thể hiện những lợi ích của một
giai cấp hay của một tầng lớp xã hội, liên kết những đại diện ưu tú nhất của giai
cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục đích và lý tưởng nhất định
Chính vì vậy, sự tồn tại của một Đảng chính trị gắn với cuộc đấu tranh
giành chính quyền, thỏa mãn những lợi ích của giai cấp, đạt được mục tiêu cuối
cùng là trở thành Đảng cầm quyền, và đương nhiên, thành lập Chính phủ để thể
hiện ý chí thống trị xã hội của giai cấp mình. Nhiệm vụ chủ yếu của các Đảng
chính trị là trở thành Đảng cầm quyền. Muốn như thế thì trước hết Đảng chính
trị phải có vai trò tổ chức để vạch ra “ý chí chung”, trong đó hệ thống hóa những
khuynh hướng, lập trường chính trị khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau thành
một chương trình hành động cụ thể, một chính sách nhất định, và tiến hành
giành chính quyền bằng nhiều biện pháp. Bên cạnh đó, Đảng phải tổ chức giáo
dục tư tưởng, tuyên truyền phổ biến tư tưởng của Đảng mình cho quần chúng.
Người ta gọi chính trị, đảng phái có nghĩa là cơ cấu chính trị trong đó

nhiều đảng tranh gianh quyền lãnh đạo chính quyền một cách hòa bình với nhau
thông qua bầu cử. Trong các nước tư sản, hình thái chủ yếu của chính trị đảng
phái là có chế độ Nội các Nghị viện và chế độ Tổng thống. Tùy theo số lượng
Đảng chính trị lớn ở trong một nước, người ta chia thành các loại lưỡng đảng, đa
đảng… Để bảo đảm cho Quốc hội và các Đảng được điều hành ổn định, điều
quan trọng là sự bảo đảm tự do về chính trị, ngôn ngữ, lập hội và bầu cử công
bằng và giảm bớt những căng thẳng trong nội bộ xã hội.
Có thể hiểu đảng chính trị phải là đảng hợp pháp, được pháp luật thừa
nhận vì tổ chức và được hoạt động chính trị theo khuôn khổ của pháp luật. Từ
những đặc trưng trên của đảng chính trị có thể đưa ra một quan niệm chung về
4


đảng chính trị như sau: Đảng chính trị hay còn gọi là chính đảng, là một tổ chức
chính trị đại diện của một giai cấp, một lực lượng xã hội, có (hoặc không có) tư
cách pháp nhân, gồm những người có cùng chứng kiến, tự nguyện tham gia hoạt
động liên tục, nhằm thực hiện mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực nhà
nước.
1.2. Lý luận chung về Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo.
Đảng cầm quyền (tiếng Anh: ruling party hay governing party) trong
một đại nghị chế là đảng chính trị hay liên minh chính trị chiếm đa số ghế trong
quốc hội hay nghị viện. Trong một đại nghị chế, khối đa số trong quốc hội cũng
kiểm soát luôn cả ngành hành pháp của chính phủ vì thế không có khả năng hai
đảng hay hai khối chính trị đối nghịch nhau cùng lúc chiếm được ngành lập
pháp và ngành hành pháp của chính phủ như kiểu tổng thống chế của Mỹ là kiểu
thể chế mà đảng của tổng thống không nhất thiết cũng phải chiếm được đa số
ghế ở quốc hội. Trong tuyên ngôn chính trị của mình có tựa đề Sách Xanh, nhà
lãnh đạo Libya, Muammar al-Gaddafi đả kích cái khả năng của đảng cầm quyền,
lấy đó làm cái cớ căn bản cho việc ông chống đối nền chính trị đảng phái.
Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ hệ

thống chính trị, đặc biệt và trực tiếp nhất là nhà nước; bằng nhà nước và thông
qua nhà nước để thực hiện mục tiêu, chiến lược của mình. Giành, giữ và thực thi
quyền lực nhà nước là một hoạt động cơ bản của các đảng chính trị. Tùy theo
điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng nước cũng như mục tiêu
theo đuổi mà mỗi đảng cầm quyền có những phương thức tổ chức và hoạt động
khác nhau, song đều nhằm tới một hướng đích là giành, thực thi và chi phối
quyền lực nhà nước, từ đó chi phối và thực thi quyền lực của đảng mình đối với
các đảng khác và với toàn xã hội.
Các đảng chính trị khi đã cầm quyền đều tuân theo những nguyên tắc
chung là lãnh đạo, chi phối, sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng sức mạnh, các
phương tiện vật chất đã được thiết chế hóa của nhà nước để thực hiện mục tiêu
của đảng mình, của giai cấp mình. Song, mỗi đảng chính trị khác nhau đều có
5


những phương thức lãnh đạo và cách thức tổ chức thực hiện khác nhau tùy thuộc
vào quan điểm, tư tưởng, tương quan lực lượng trong hệ thống chính trị, tùy
thuộc vào điều kiện khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất
nước và cả nhân tố chủ quan của chính đảng cầm quyền. Vì thế, đảng cầm quyền
là vấn đề quan trọng của hệ thống chính trị của tất cả các quốc gia.
1.3 Khái quát chung về Cộng Hòa Ba Lan
Cộng hòa Ba Lan nằm ở trung Âu, ở phía tây là biển ban tích và giáp với
nước Đức, với Nga, Litvia, Belaus và Ucraina ở phía đông, Slvakia, Séc ở phía
nam. Ba Lan có diện tích 322,557km vuông. Địa hình nước này phần lớn là
đồng bằng là vùng đất thấp của Bắc Âu, với độ cao trung bình 173m, ở phía nam
có những ngọn núi cao như: crapthia, gồm dãy núi tatralà nơi có điểm cao nhất
Ba Lan, là một nước có nhiều con sông lớn chảy qua các đồng bằng như: wista,
odara, warta, Ba Lan có hơn 9.300 hồ chủ yếu ở phía bắc đất nước trong đó có
hồ Mazly là hồ lớn nhất có giá trị du lịch, rừng ở nước này vẫn còn khá nhiều
tàn tích của những khu rung vẫn còn sót lại.

Khí hậu ở Ba Lan có khí hậu ôn đới là chủ yếu khí hậu đại dương ở phía
bắc phía tây dần trở nên ấm áp hơn và luc địa về phía đông và gió mùa hè ấm áp
nhiệt độ trung bình từ 18 độ đến 30 độ, mùa đông nhiệt độ xuống thấp,ở phía
bắc mưa rơi quanh năm tuy nhiên ở phía đông mùa lạnh khô hơn mùa hè,
thường có mư rào mưa xét.
Là một nước khá đa rạng về tài nguyên thiên nhiên như: than, lưu hình,
đồng khí đốt tự nhiên, bạc chì, mối, trữ lượng tài nguyên ở Ba Lan không lớn
lắm và phân bố không đồng đều.
Ba Lan là một trong những nước có dân số đông ở Châu Âu, dân số của
Ba Lan khoảng 38,56 triệu dân(2007), gần như thuần chủng người Ba Lan,
ngôn ngữ chính là tiến Ba Lan khoảng 97%, sự phân bố dân cư không đồng đều
đặc biệt dân số chỉ tập trung ở các thành phố lớn như, vacsava hơn 2 triệu người.

6


Ba Lan đa phần 95% theo công giáo La Mã, được truyền bá vào đây khi
nhà nước đầu tiên được thành lập vào thế kỷ X, ngoài ra còn có chính thống giáo
phương đông, đạo tin lành nhưng chiếm tỷ lệ thấp.
Là một trong những nước có sự phát truyển ổn định và có tốc độ tăng
trưởng khá cao GDP theo sức mua tương đương là 514 tỷ USD năm 2003, GDP
bình quân đầu người theo sức mua tương đương la 13.300 USD(2003), tuổi thọ
trung bình ở nước này khá cao 70,03 đối với Nam, 78,3 đối với Nữ, tỷ lệ biết
đọc bết viết khoảng 99,8% tỷ lệ tăng dân số khoảng 0,03% năm 2003.

7


CHƯƠNG 2
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA

ĐẢNG DIỄN ĐÀN DÂN SỰ (CIVIC PLATFORM)
2.1 Tình hình Cộng hòa Ba Lan sau khi Liên Xô tan rã
Sau khi chuyển từ chế độ Cộng sản độc đảng sang thể chế đa nguyên
chính trị, các đảng phái mọc lên như nấm vào những năm đầu thập niên 1990.
Sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1991, số ghế tại quốc hội (Sejm) được
chia ra cho cả hơn chục đảng phái khác nhau (Trong số đó có những đảng đặc
biệt như đảng của những người yêu bia (Polska Partia Przyjaciół Piwa), được
lãnh đạo bởi diễn viên hề nổi tiếng, Janusz Rewiński).
Sự tồn tại của quá nhiều đảng phái được nhiều người cho là làm cho quốc
hội hoạt động không hiệu quả và làm cản trở sự thành lập một chính phủ bền
vững. Vì thế luật bầu cử đã được sửa đổi, mỗi đảng cần tối thiểu 5% số phiếu để
có thể được ghế trong quốc hội (ngoại trừ các đảng của dân tộc thiểu số), liên
minh các đảng cần phải đạt được 8% bắt đầu từ cuộc bầu cử 1993. Từ năm 1990
phe tả được dẫn đầu bởi đảng cộng sản trước đây (đổi tên là đảng Dân chủ Xã
hội). Phe hữu phần lớn là các người hoạt động và ủng hộ Công đoàn Ba lan
(Solidarity), nhưng từ ban đầu đã có nhiều chia rẽ, không đoàn kết như phe tả,
mà cứ hợp lại,rồi chia ra, cứ đổi tên luôn. Tuy nhiên các đảng phái phe hữu đã
giành được chính quyền thành công từ năm 1997-2001 (đã nắm quyền từ 1989–
93).
Từ cuộc bầu cử quốc hội 2005, các đảng phe hữu đã giành được vị thế
mạnh nhất cho tới bây giờ. Có 2 sự phát triển quan trọng về chính trị trong nước.
Đầu tiên đảng SLD (trước đây là đảng Cộng sản) không còn là một trong 2 đảng
mạnh nhất. Thứ hai, cuộc đấu tranh chính yếu về chính trị không còn sảy ra giữa
cựu Công đoàn viên phía hữu và cựu đảng viên Cộng sản phe tả nữa. 2 nhóm
mới mà tranh giành ảnh hưởng chính trị là đảng Luật pháp và Công lý (Law and
8


Justice) (có khuynh hướng Dân tộc và Xã hội Bảo thủ) và Diễn đàn Dân sự
(Civic Platform) (có khuynh hướng bảo thủ cấp tiến). Dân chúng nói chung có

vẻ không ưa các đảng phái và các chính trị gia. Cho nên các đảng phái thường
không dùng chữ đảng nữa mà hay gọi mình là "Liên đoàn", "Diễn đàn", "Liên
minh".
2.2 Lịch sử hình thành Đảng Diễn đàn dân sự ( Civic Platform)
Diễn đàn dân sự (Civic Platform) được thành lập vào ngày 24/1 năm
2001. Đảng Diễn đàn dân sự ra đời từ sự chia rẽ từ Công đoàn Đoàn kết Bầu cử
động

tự

do

liên

minh (AWS),

Olechowski và Maciej Płażyński, với

dưới
Donald

sự

lãnh

Tusk

đạo

của Liên


của Andrzej
minh

Tự

do (UW). Hiện nay, Đảng Diễn đàn dân sự được lãnh đạo bởi Ewa Kopacz với
khoảng 46000 thành viên.
Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2001, Đảng Diễn đàn dân sự nổi lên như
các đảng đối lập lớn nhất, sau phán quyết của trung tả đảng Liên minh Dân chủ
Left (SLD). Đảng Diễn đàn dân sự vẫn là đảng lớn thứ hai tại cuộc tổng tuyển
cử năm 2005, nhưng thời gian này đằng sau những quốc gia bảo thủ đảngLuật
pháp và Công lý (PiS). Năm 2007, Civic Platform vượt PiS, bây giờ thành lập
như là hai bên chiếm ưu thế, và thành lập một chính phủ liên minh với Đảng
Nhân dân Ba Lan. Sau thảm họa Smolensk tháng tư năm 2010, Bronisław
Komorowski đã trở thành Tổng thống đầu tiên từ PO trong cuộc bầu cử tổng
thống năm 2010.
Kể từ khi thành lập, Đảng Diễn đàn dân sự các đã thể hiện được mình
bầu cử mạnh ở phía tây và phía bắc Ba Lan..
Đảng Diễn đàn dân sự được thành lập dưới sự lãnh đạo của 3 nhà lãnh đạo
là Founders Andrzej Olechowski, Maciej Płażyński, và Donald Tusk đã được
phương tiện truyền thông Ba Lan và các nhà bình luận gọi là "Three Tenors".

9


Đến năm 2005 Olechowski và Płażyński rời khỏi Đảng Diễn đàn dân sự
sau khi hết một nhiệm kỳ của Quốc hội Ba Lan ( 2001-2005) để lại Tusk là
người sáng lập còn lại duy nhất, và lãnh đạo đảng hiện nay.
Năm 2009, trong cuộc phỏng vấn báo hàng ngày Rzeczposolita và Polsat

Tin tức , Ông Gromosław Czempiński, người trong giai đoạn năm 1972-1990 đã
được coi là một đại lý của mật vụ cộng sản, nói rằng nền tảng Đảng Diễn đàn
dân sự là ý tưởng của mình. "Tôi có thể nói rằng tôi đã tham gia vào một số
cuộc thảo luận, trên tất cả, tôi đã phải thuyết phục Olechowski và Paweł
Piskorski đến một ý tưởng, mà họ đã xuất sắc đưa vào thực hiện. Tôi cũng đã
nói chuyện với Donald Tusk", Czempiński nói.
Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2001 các bên, các đảng tham gia bầu cử
cần bảo đảm 12,6% số phiếu bầu và 58 đại biểu trong Sejm, khiến Đảng Diễn
đàn dân sự trở thành đảng lớn nhất trong phe đối lập với chính phủ do các Liên
minh Dân chủ Left (SLD).
Năm 2005, Đảng Diễn đàn dân sự dẫn đã hướng tới cuộc thăm dò từ
cộng đồng dân chúng ở Ba La thì đã có được 26% đến 30% sự hỗ trợ của công
cộng.
Tuy nhiên, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2005, Đảng Diễn đàn dân sự
được dẫn dắt bởi JanROKITA, Đảng Diễn đàn dân sự được hỏi chỉ có 24,1% và
bất ngờ đứng thứ hai với trước sự thu hút bởi Luật pháp và Công lý (PiS) là
27%. Một trung hữu liên minh của Đảng Diễn đàn dân sự và PiS (biệt danh:
PO-PiS) được coi là có nhiều khả năng để thành lập chính phủ sau bầu cử. Tuy
nhiên, các bên liên minh giả định có một ngã vào sự trỗi dậy của các quyết liệt
tranh cử tổng thống Ba Lan năm 2005.
Lech Kaczyński (PiS) thắng vòng thứ hai của cuộc bầu cử tổng thống vào
ngày 23 tháng 10 năm 2005 với 54% số phiếu, trước Tusk ứng cử viên của
Đảng Diễn đàn dân sự. Do nhu cầu của PiS để kiểm soát của tất cả các Bộ vũ
trang (Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao) và các văn phòng của Thủ
10


tướng Chính phủ, Đảng Diễn đàn dân sự và PiS đã không thể để hình thành
một liên minh. Thay vào đó, PiS thành lập một chính phủ liên minh với sự hỗ trợ
của Liên đoàn các gia đình Ba Lan (LPR) và tự vệ của nước Cộng hòa Ba

Lan(SRP). Từ đây Đảng Diễn đàn dân sự đã trở thành đối lập với chính phủ liên
minh PiS dẫn này.
Các liên minh PiS dẫn đầu tan rã vào năm 2007 trong bối cảnh vụ bê bối
tham nhũng với Andrzej Lepper và Tomasz Lipiec và tranh chấp nội bộ lãnh
đạo. Những sự kiện này đã dẫn đến các cuộc bầu cử mới vào năm 2007.
Trong ngày 21 tháng 10 năm 2007 cuộc bầu cử quốc hội, Đảng Diễn đàn
dân sự giành 41,51% số phiếu phổ thông và giành được 209 trong số 460 ghế
(nay là 201) trong Sejm và 60 trong số 100 ghế (nay là 56) trong các Thượng
viện Ba Lan. Civic Platform là đảng lớn nhất trong cả hai viện của quốc hội, sau
đó thành lập một liên minh với đảng Nhân dân Ba Lan (PSL).
Năm 2010, Tổng thống Ba Lan đương nhiệm là Lech Kaczyński đã chết
sau vụ thảm họa máy bay Smolensk. Nên Ba Lan đã tổ chức them một cuộc bầu
cử tổng thống sớm. Trong tháng 11 năm 2010, các cuộc bầu cử địa phương thì
số phiếu của Đảng Diễn đàn dân sự là khoảng 30,1 % số phiếu và PiS tại 23,2
%.
Đảng Diễn đàn dân sự đã thành công trong chiến thắng bốn cuộc bầu cử
liên tiếp (một kỷ lục trong hậu cộng sản Ba Lan). Sự thống trị của Đảng Diễn
đàn dân sự cũng là một sự phản ánh của sự yếu đuối cánh tả và các đơn vị trên
cả hai mặt của cảnh chính trị, với PiS bị một ngọn trong mùa thu năm 2010.
Ngày 9 tháng 10 năm 2011 của quốc hội bầu cử đã giành chiến thắng của
Đảng Diễn đàn dân sự với 39,18% số phiếu phổ thông, 207 của 460 ghế trong
Sejm, 63 trong tổng số 100 ghế tại Thượng viện.
Trong năm 2014 cuộc bầu cử châu Âu, Civic Platform đến vị trí đầu tiên
trên toàn quốc, đạt 32,13% số phiếu bầu và trở về 19 MEP.
2.3 Tư tưởng Chính trị của Đảng Diễn đàn dân sự
11


Đảng Diễn đàn dân sự kết hợp lập trường về nền kinh tế với bảo thủ xã
hội quan điểm về các vấn đề xã hội và đạo đức, bao gồm cả phản

đối phá thai, hôn nhân đồng giới, xóa bỏ kết án ma túy mềm, an tử, thai nhi tế
bào gốc nghiên cứu, loại bỏ thánh giá và biểu tượng tôn giáo khác trong trường
học và những nơi công cộng, và một phần vào tình trạng phòng rộng của thụ
tinh ống nghiệm. Các bên cũng muốn để hình sự hóa cờ bạc và hỗ trợ giáo dục
tôn giáo trong các trường học. Lập trường bảo thủ xã hội khác của các bên bao
gồm bỏ phiếu để cấm thuốc nhà thiết kế và sửa đổi bộ luật hình sự để giới thiệu
bắt buộc thiến hóa học của pedophiles. Nó là hơi ít gay gắt về các vấn đề xã hội
hơn so với Luật pháp và Tư pháp.
Tuyên ngôn của cuộc bầu cử năm 2005 và 2007
Đối với các cuộc bầu cử vào năm 2005, cách tiếp cận tư tưởng PO là, Nhà
nước cần có mặt ở đây để phục vụ công dân.Như cũng đã được nêu trước đó,
Đảng Diễn đàn dân sự muốn giải phóng năng lượng của Ba Lan. Về các vấn đề
kinh tế, Đảng Diễn đàn dân sự là một đảng ủng hộ kinh tế tự do. Trong cuộc bầu
cử năm 2005, là phương pháp chính để vận động cử tri của Đảng Diễn đàn dân
sự là khẩu hiệu: “Ba Lan xứng đáng là một phép lạ kinh tế”. Các cuộc bầu cử
cũng được coi là một bước ngoặt cho sự tự nhận dạng mô hình dân chủ của Ba
Lan. Đảng Diễn đàn dân sự đã kêu gọi thống nhất đất nước của nhân dân Ba Lan
như đã từng xảy ra trong thời hoàng kim của Công đoàn Đoàn kết. Ba Lan nên
được phát triển một cáchhiện đại nhưng cũng cần những yếu tố phù hợp với
truyền thống, với một khát vọng tự do điển hình cho Ba Lan. Hệ thống các giá
trị truyền thống mà Ba Lan hướng tới là dựa vào mười điều răn của Thiên Chúa
giáo. Gia đình, quốc gia, cộng đồng và nhà nước nên hợp tác với nhau vì lợi ích
chung.Và Ba Lan là một lợi ích chung, niềm tự hào chung và làm việc
chung. Như các bản tuyên ngôn đã nói, đó chỉ là Ba Lan! Đảng Diễn đàn dân sự
muốn khôi phục lại các lý tưởng cộng hoà dựa trên lòng yêu nước và ý thức
thuộc về châu Âu, và đặc biệt hơn với EU, trong đó có đồng tiền chung. Đảng
Diễn đàn dân sự xác định các bên như có một sức hấp dẫn đến nhận thức của
12



quốc gia kết hợp hiện đại và Europeanism. EU là một trong những lợi ích quốc
gia cho Ba Lan.Dư luận xã hội cho rằng Đảng Diễn đàn dân sự là bảo thủ. Trong
Kitô giáo Ba Lan không ngạc nhiên rằng Mười Điều Răn được coi là một nền
tảng của xã hội; đáng ngạc nhiên hơn có thể là tuyên bố của Đảng Diễn đàn dân
sự rằng họ là một trong những nền tảng của nền văn minh phương Tây. Do
đó việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính của, tách nhà thờ khỏi nhà nước, thuốc
mềm hợp pháp hóa hoặc chết êm dịu là đứng bên ngoài mục tiêu của đảng .
Đảng Diễn đàn dân sự nhận ra kích thước và tầm quan trọng của Ba Lan và do
đó kháng cáo đến trách nhiệm của mình để đóng góp vào an ninh và tiến bộ trên
thế giới thông qua phát triển riêng của mình, sức mạnh quân sự và tham gia tích
cực trong các tổ chức quốc tế.
Tuyên ngôn cuộc bầu cử năm 2010
Đối với Đảng Diễn đàn dân sự, EU có nghĩa là hiệu quả, Ba Lan phải là
nhà nước có thể nhận được sự quan tâm của châu Âu nhiều hơn. Hệ thống châu
Âu là quá trình đàm phán liên tục trong đó quan trọng nhất là sức mạnh của các
đối số. Đảng Diễn đàn dân sự trong bản tuyên ngôn giải thích, tại sao Ba Lan là
rất thành công: Cả trong môi trường quốc tế rộng lớn hơn, và trong Liên minh
châu Âu. Civic Platform biết làm thế nào để xây dựng các liên minh có hiệu quả,
làm thế nào để đàm phán và làm thế nào để thuyết phục các đối tác bên phải của
chúng tôi. Trong khía cạnh này Đảng Diễn đàn dân sự tin rằng câu trả lời cho
cuộc khủng hoảng hiện tại và môi trường quốc tế không chắc chắn là "không
kém, và nhiều hơn châu Âu". Thậm chí nếu các bên hỗ trợ việc tích hợp chặt chẽ
hơn chính trị, các chiều kích kinh tế nên được, theo các Đảng Diễn đàn dân sự,
là quan trọng nhất. Đây là lý do tại sao Đảng Diễn đàn dân sự hỗ trợ tăng cường
thể chế của EU cũng như phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế của các quốc
gia thành viên cũng như hoàn thành các thị trường đơn lẻ.
Trong chính sách đối ngoại, thuốc giải độc đảng lo sợ cho Nga là một Ba
Lan hiện đại và mạnh mẽ, có một đồng minh đáng tin cậy một vị trí vững chắc
trong Liên minh châu Âu và các mối quan hệ tuyệt vời với các nước láng giềng
13



khác của nó ở phía Đông. Trái với PiS, Đảng Diễn đàn dân sự tập trung như
"một phần của câu lạc bộ cốt lõi".Trong bữa tiệc ý nghĩa này là tin rằng Ba Lan
sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tính toán mới của
Liên minh châu Âu.
2.4 Một số Chính sách của Đảng Diễn đàn dân sự
Đảng Diễn đàn dân sự đã đề xuất chính các chương trình trong quá khứ
bao gồm tư nhân hóa các ngành công nghiệp còn lại của nền kinh tế Ba Lan, mở
các cuộc bầu cử trực tiếp của thị trưởng và thống đốc khu vực, thay đổi hệ
thống bầu cử thay vì đại diện tỷ lệ, pháp luật lao động cải cách, độc lập hơn tiền
tệ chính sách của Ngân hàng Quốc gia Ba Lan,15% thuế thu nhập phẳng
tỷ lệ, và phân cấp của nhà nước. Tính đến năm thứ ba của quy tắc của “Civic
Platform” tư nhân đang từ từ với chỉ một vài doanh nghiệp tư nhân mỗi
năm, trong khi đàn áp của chính phủ và bộ máy quan liêu đang tăng lên, vì thế
nhiều cáo buộc về chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa cơ hội đã xảy ra.
Mặc dù tuyên bố trong chiến dịch bầu cử quốc hội ý để hạn chế thuế tại
Ba Lan Đảng Diễn đàn dân sự thực tế đã tăng lên nó. Các bên tự chế không thực
hiện thuế phẳng, thay vì tăng các thuế giá trị gia tăng từ 22% đến 23% vào năm
2011. [26] Nó cũng làm tăng tiêu thụ đặc biệt đối với dầu diesel, đồ uống có cồn,
thuốc lá và cuộn dây.[27] [ 28] Các bên đã loại bỏ nhiều miễn trừ thuế.
Đảng Diễn đàn dân sự quan tâm đến mạng lưới giao thong quốc gia, xây
dựng một đầy đủ hơn và lớn hơn mạng lưới đường bộ quốc gia.
Ngày 27 tháng 10 2009, Đảng Diễn đàn dân sự tuyên bố rằng ông muốn
một phần cấm cờ bạc. Có một số lo ngại về sự kiểm duyệt Internet, như Tusk
muốn cấm cờ bạc Internet và giám sát các kết nối Internet và chuyển tiền.
Trong đại dịch cúm heo 2009, Đảng Diễn đàn dân sự bảo vệ quyết định
của chính phủ ông không mua vắc-xin cúm lợn, với lý do thiếu kiểm tra bởi các
công ty dược phẩm và thiếu của mình để được mua tự do thông qua thị
trường. Tusk chỉ trích phản ứng của các nước khác để đại dịch. "Sự háo hức của

14


một số quốc gia có vẻ là quá nhiều và không tương xứng với tình hình dịch tễ
học thực sự", Tusk nói, đề cập đến tỷ lệ tử vong tương đối thấp của đại dịch.
Quyết định của chính phủ đã thu hút phản ứng gay gắt từ các thành viên đối lập
trong Sejm.

15


2.5 Quan hệ Việt Nam Ba Lan
Việt nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Ba Lan từ ngày 4/2/ 1950,
hai nước đã tiến hành các trao đổi ngoại giao giữa nhiều đoàn cấp cao nhà nước,
chính phủ, quốc hội..đã bước đầu đạt được những thành quả tốt đep trên các lĩnh
vưc nhất là mặt kinh tế.
Từ năm 1993 kim nghạch thương mại hai chiều tăng đảng kể mở rộng
các hợp tác về khoa học công nghệ, khai khoáng, địa chất và các lĩnh vực
nông nghiệp..
Năm 2006 tổng kim nghạch song phương tiếp tục tăng cao đạt 330 triêu
USD, từ năm 2001- 2006 từ 117 triệu USD đã tăng lên 330 triệu USD.
Ba Lan coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng tăng cường
quan hệ trong các nước Đông nam Á, năm 2006 FDI Ba Lan vào Việt Nam
khoảng 92 triệu USD.
Đặc biệt trong những năm gần đây quan hệ giữa Việt Nam và Ba Lan
càng được đẩy mạnh đó là những chuyến thăm của các cấp cán bộ lãnh đạo
nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên về các mặt như. Như kinh
tế, chính trị, xã hội, quân sự…
Vào tháng 9 năm 2010 thủ tướng Ba Lan Đonald Tuskd đã sang thăm
nước ta đây là môt chiến thăm mang ý nghĩa quan trọng ngoại giao giữa hai

nước sau đó có cuộc hội đàm với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hai nước cùng
đẩy mạnh, cũng cố quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt của hai nước, đặc biệt
trong lĩnh vực thương mại Việt Nam luôn coi Ba Lan là bạn bè truyền thống là
đối tác được ưu tiên hàng đầu ở khu vực Trung Đông Âu và sẽ cố gắng nỗ lực
hết mình đưa quan hệ hợp tác hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả
và điều đó thể hiện hợp tác về , kinh tế chính trị, ngoại giao có bước phát triển
tốt đẹp. Năm 2009 kim nghạch hai chiều đã đạt 550 triệu USD. Việt Nam sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh ngiêp Ba Lan có điều kiện tăng cường đầu tư
16


vào Việt Nam, và Việt Nam cũng mong muốn Ba Lan tạo điều kiện cho cư dân
Việt đang sinh sống làm việc tại Ba Lan và đẩy mạnh quan hệ hợp tác về giáo
dục.. trong cuộc găp này các lãnh đạo bộ nghành chức năng của hai nước đã ký
kết các thỏa thuận quốc tế như hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ
Ba Lan cùng bảo vệ tin mật, thỏa thuận giữa quốc phòng hai nước..
Với phương trâm luôn mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam sản sàng là
bạn, là đối tác tin cậy, quan hệ hai nước đã có kết quả ngoài mong muốn, và hai
nước cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hai nước về các lĩnh vực hư kinh tế, chính
trị,.. nhằm tăng cường cũng cố hơn nữa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ba
Lan.

17


KẾT LUẬN
Trên cơ sở khái quát, đánh giá và phân tích đề tài nêu những nội dung về
cơ cấu tổ chức, tư tưởng chính trị của Đảng Diễn đàn dân sự. Là một Đảng cầm
quyền lâu dài Đảng Diễn đàn dân sự đã có vai trò quan trọng trong sự phát
triển của Ba Lan những năm gần đây. Đảng Diễn đàn dân sự cũng là đảng

cầm quyền có nhiều ảnh hưởng không chỉ tới các chính sách trong quốc gia
của mình mà nó còn có sự ảnh hướng các chính sách trong cộng đồng chung
EU.
Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa với những thành quả đạt được của
Đảng Diễn đàn dân sự và Ba Lan vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm về tổ chức
quyền lực nhà nước gây ra những khó khăn nhưng Đảng Diễn đàn dân sự đang
tích cực tiến hành cải cách để hoàn thiện hơn bộ máy nhà nước và đã đạt những
kết quả nhất định trên các mặt và việc nghiên cứu tổ chức thực hiện các chính
sách phát triển đất nước Ba Lan.
Bên cạnh đó Đảng Diễn đàn dân sự cũng có những chính sách ngoại giao
thân thiện tới tất cả các nước trên thế giới. Đưa Ba Lan trở thành một đất nước
yêu hòa bình và nhận được sự tin tương của các nước đối với mình. Luôn muốn
mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới về tất cả các lĩnh vực như kinh tế,
chính trị, xã hội.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Minh Đức. “Những đặc điểm cơ bản của thể chế chính trị liên minh
Châu Âu”. Nghiên cứu Châu Âu. Số 2. 2009.
2. Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyến Chu Dương. “Thể chế
chính trị các nước Châu Âu”. Nxb. Chính trị quốc gia. HN. 2008.
3. Cao Văn Liên. “Tìm hiểu các nước và các hình thức nhà nước trên thế
giới”. Nxb. Thanh niên.HN. 2008.
4. Phạm Quang Minh. “Tìm hiểu thể chế chính trị thế giới. Thông tin và
truyền thông”. HN. 2008.
5. Hiến pháp các nước Châu Âu. Nxb. Tiến bộ. M. 1996.
Các trang web
www. Polsk.gov.pl.

www.mofa.gov.vn.
www.chinhphu.vn.

19



×