Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá chất lượng tổng hợp sản phẩm và vật liệu dệt hạn chế cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 91 trang )

Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Vũ Thị Hồng
Khanh, người Thầy đã tận tình chỉ bảo, động viên, khuyến khích tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực thiện đề tài.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thượng tá Trần Văn Thêm –
Phó giám đốc và Thiếu tá Hoàng Thanh Hà- Đội trưởng đội hậu cần Trung
tâm Đào tạo & huấn luyện PCCC và cứu nạn, cứu hộ cùng các cán bộ chiến
sĩ Sở Cảnh Sát PCCC Tp.HCM đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình tìm hiểu, thăm dò ý kiến của các cán bộ chiến sĩ cứu hỏa
để tôi hoàn thiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn qúy Thầy cô giáo trong Khoa Công
Nghệ May – Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn tới gia đình những người đã cùng chia
sẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để tôi yên tâm hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Lưu Thị Lan

Lưu Thị Lan

-I-

Khóa 2010 – 2012



Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Vũ Thị Hồng Khanh. Kết quả nghiên cứu luận văn được thực hiện tại
phòng thí nghiệm Vật Liệu Dệt – Khoa Công Nghệ Dệt May và Thời Trang
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm thí nghiệm Dệt May – Viện
Dệt May Hà Nội.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung luận văn không có sự
sao chép từ các luận văn khác.
Hà nội, ngày

tháng 04 năm 2012

Tác giả

Lưu Thị Lan

Lưu Thị Lan

-II-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học


Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm ơn------------------------------------------------------------------------------------ I
Lời cam đoan -------------------------------------------------------------------------------- II
Mục lục -------------------------------------------------------------------------------------- III
Danh mục các bảng -----------------------------------------------------------------------VI
Danh mục các hình vẽ, đồ thị -----------------------------------------------------------VII
Phần mở đầu --------------------------------------------------------------------------------- 1
Chƣơng 1:

Tổng quan về đánh gía chất lƣợng tổng hợp sản phẩm và

vật liệu dệt hạn chế cháy --------------------------------------------------------------- 4
1.1 Tổng quan về đánh giá chất lƣợng tổng hợp [1], [3], [6]------------------- 4
1.1.1 Khái niệm về đánh giá chất lƣợng tổng hợp --------------------------- 4
1.1.1.1 Cơ sở khoa học của đánh giá chất lượng ------------------------------- 4
1.1.1.2 Các phương pháp đánh giá chất lượng ---------------------------------- 4
1.1.1.3 Khái niệm về đánh giá chất lượng tổng hợp --------------------------- 8
1.1.2 Phƣơng pháp xác định trọng số ------------------------------------------- 9
1.1.3 Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng tổng hợp --------------------------- 11
1.1.3.1 Phương pháp vi phân ----------------------------------------------------- 11
1.1.3.2 Phương pháp tổng hợp ---------------------------------------------------- 11
1.2 Đánh giá chất lƣợng tổng hợp của sản phẩm và vật liệu dệt hạn chế
cháy ---------------------------------------------------------------------------------------- 13
1.2.1 Sản phẩm và vật liệu dệt hạn chế cháy [2], [3], [14] ----------------- 13

1.2.1.1 Nhu cầu sử dụng sản phẩm và vật liệu dệt hạn chế cháy hiện nay-13
1.2.1.2 Đặc điểm của sản phẩm dệt hạn chế cháy ----------------------------- 15
Lưu Thị Lan

-III-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

1.2.1.3 Các chỉ tiêu đặc trưng về chất lượng của sản phẩm dệt may hạn
chế cháy ----------------------------------------------------------------------------- 20
1.2.2 Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng tổng hợp của sản phẩm và vật
liệu dệt hạn chế cháy [3], [7] ------------------------------------------------------ 26
1.2.3 Các bƣớc tiến hành đánh giá ---------------------------------------------- 29
1.3 Kết luận chƣơng 1 ------------------------------------------------------------------ 30
Chƣơng 2: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ------------------------------ 31
2.1 Mục đích nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 32
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 32
2.3 Nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 34
2.3.1 Khảo sát các loại trang phục bảo vệ dành cho lính cứu hỏa ------------- 34
2.3.2 Xác định yêu cầu chất lượng của bộ quần áo bảo vệ dành cho lính cứu
hỏa [7],[13] --------------------------------------------------------------------- 44
2.3.3 Xây dựng mô hình đánh giá chất lượng tổng hợp sản phẩm dệt may
hạn chế cháy --------------------------------------------------------------------- 48
2.4


Phƣơng pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------ 49
2.4.1 Xây dựng danh mục các chỉ tiêu chất lượng của bộ quần áo và
phương pháp xác định chúng [8], [9], [10], [11], [12] -------------------------- 49
2.4.2 Xác định tầm quan trọng (trọng số) của các chỉ tiêu chất lượng ------ 62
2.4.3 Xây dựng thang điểm chuẩn Coi , xác định giá trị Ci và quy đổi chúng
về thang điểm chung qi -------------------------------------------------------------- 67
2.4.4 Xây dựng chỉ số tổng hợp để đánh giá chất lượng tổng hợp sản phẩm69

2.5

Kết luận chƣơng 2----------------------------------------------------------------- 69

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận ------------------------------------- 70
3.1 Kết quả thực nghiệm -------------------------------------------------------------- 71
Lưu Thị Lan

-IV-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

3.1.1 Kết quả xác định tính cháy của vải [9] --------------------------------- 71
3.1.2 Kết quả xác định độ bền kéo đứt của vải [10] ------------------------- 71
3.1.3 Kết quả xác định độ bền xé của vải [11] -------------------------------- 72
3.1.4 Kết quả xác định độ bền nhiệt của vải [8] ------------------------------ 72
3.1.5 Kết quả xác định độ truyền nhiệt của vải [12] ------------------------- 73

3.1.6 Kết quả xác định độ truyền ẩm của vải [12] ---------------------------- 73
3.2 Đánh giá chất lƣợng bộ quần áo bảo hộ dành cho lực lƣợng PCCC
theo TCVN 7617: 2007 ----------------------------------------------------------- 73
3.2.1 Đánh giá theo phương pháp vi phân ------------------------------------- 74
3.2.2 Đánh giá theo chỉ số chất lượng tổng hợp ----------------------------- 76
3.2.2.1 Điểm quy đổi qi của từng tính chất ---------------------------------- 76
3.2.2.2 Kết quả xác định trọng số --------------------------------------------- 77
3.2.2.3 Kết quả xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng tổng hợp của bộ
quần áo bảo hộ dành cho lính cứu hỏa ở Việt Nam --------------- 78
3.3 Bàn luận kết quả ----------------------------------------------------------------- 79
3.4 Kết luận chƣơng 3 ---------------------------------------------------------------- 80
Kết luận đề tài --------------------------------------------------------------------------- 81
Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ---------------------------------------------------------- 82
Tài liệu tham khảo ---------------------------------------------------------------------- 83
Phụ lục

Lưu Thị Lan

-V-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Những nghề nghiệp nguy hiểm yêu cầu bảo vệ chống lại nhiệt và
lửa ------------------------------------------------------------------------------------------- 15

Bảng 1.2 Chỉ số LOI của một số vật liệu dệt ---------------------------------------- 18
Bảng 2.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu quan trọng -------------------------- 50
Bảng 2.2 Bảng mẫu trọng số ----------------------------------------------------------- 66
Bảng 2.3 Bảng mẫu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu riêng lẻ ------------------------- 67
Bảng 2.4 Chuẩn đánh giá các chỉ tiêu ------------------------------------------------ 67
Bảng 3.1 Kết quả xác định tính cháy của vải ---------------------------------------- 71
Bảng 3.2 Kết quả xác định độ bền kéo của vải -------------------------------------- 71
Bảng 3.3 Kết quả xác định độ bền xé của vải --------------------------------------- 72
Bảng 3.4 Kết quả xác định độ co do nhiệt của vải ---------------------------------- 72
Bảng 3.5 Kết quả xác định độ truyền nhiệt của vải --------------------------------- 73
Bảng 3.6 Kết quả xác định độ truyền ẩm của vải ----------------------------------- 73
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá các chỉ tiêu riêng lẻ ------------------------------------- 73
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá độ bền kéo của vải -------------------------------------- 75
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá độ bền xé của vải --------------------------------------- 75
Bảng 3.10 Kết quả điểm quy đổi của từng tính chất -------------------------------- 77
Bảng 3.11 Bảng kết quả trọng số ------------------------------------------------------ 77
Bảng 3.12 Bảng kết quả trọng số của 6 chỉ tiêu quan trọng ---------------------- 78
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá chất lượng tổng hợp ---------------------------------- 79

Lưu Thị Lan

-VI-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Chất lượng tổng hợp --------------------------------------------------------- 9
Hình 2.1 Hình ảnh bộ quần áo bảo vệ sử dụng phổ biến cho lính cứu hỏa ở
Việt Nam ----------------------------------------------------------------------------------- 33
Hình 2.2 Danh mục các chỉ tiêu ------------------------------------------------------ 50
Hình 2.3 Máy kéo đứt RT – 1250A -------------------------------------------------- 52
Hình 2.4 Mẫu thử dạng ống quần ---------------------------------------------------- 54
Hình 2.5 Phương pháp kẹp mẫu thử dạng ống quần ------------------------------ 55
Hình 2.6 Máy văng sấy D398 --------------------------------------------------------- 57
Hình 2.7 Tủ đo truyền nhiệt truyền ẩm SGHP 8-2 --------------------------------- 59

Lưu Thị Lan

-VII-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Chắc chắn một điều rằng từ xa xưa con người không thể tồn tại được
nếu không sử dụng lửa. Tuy nhiên, ngọn lửa có thể gây nguy hiểm đến tính
mạng con người. Vì vậy, việc sử dụng vật liệu dệt hạn chế cháy là cần thiết.
Vật liệu dệt hạn chế cháy gồm có hai nhóm sản phẩm chính là dùng cho dân
dụng và chuyên dụng. Vật liệu dệt hạn chế cháy dân dụng hữu cơ thông
thường nhìn chung đều có tính cháy ( chỉ số LOI <29 ). Do đó các sản phẩm

hạn chế cháy dân dụng như quần áo trẻ em, hàng nội thất thông thường chăn,
ga, gối, nệm...thường được xử lý hạn chế cháy. Còn những sản phẩm hạn chế
cháy chuyên dụng thì sử dụng những xơ dệt không cháy (Loi >29). Tuy nhiên
khi đó tính tiện nghi của sản phẩm lại kém. Quần áo bảo vệ dành cho lính cứu
hỏa là một trong những sản phẩm chuyên dụng. Loại sản phẩm này có hai
chức năng chính. Thứ nhất là phải chống cháy và chức năng thứ hai là phải
tạo ra được rào cản ngăn dòng nhiệt để làm sao người mặc có thể đến gần
đám cháy trong thời gian dài.
Ta biết rằng da người thì rất nhạy cảm với nhiệt độ. Ở 45 0C da đã bắt
đầu nhạy cảm và ở 720C thì da người bị cháy hoàn toàn. Vì thế quần áo bảo
vệ chống cháy phải giảm được tốc độ đốt nóng da để người mặc có đủ thời
gian phản ứng và bỏ chạy. Khi tham gia chữa cháy nhân viên chữa cháy
thường ở trong môi trường có nhiệt độ cao và thời gian dài do đó họ phải trao
đổi nhiệt cao. Chính vì vậy quần áo bảo vệ phải nhẹ, mềm và phù hợp với rủi
ro mà nhân viên chữa cháy phải đối mặt để đạt hiệu quả và không gây căng
thẳng nhiệt đối với người mặc. Bên cạnh đó sự vừa vặn của quần áo cũng
quan trọng như khả năng chịu lửa của vật liệu nhằm tránh tổn thương nghiêm

Lưu Thị Lan

-1-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

trọng do cháy. Nếu quần áo vừa khít thì gây nguy hiểm cho nhân viên chữa

cháy ngoài trời bởi bức xạ nhiệt và căng thẳng nhiệt đồng thời làm giảm khả
năng làm việc của họ. Từ đó ta thấy chữa cháy là một nghề nguy hiểm. Do đó
yêu cầu tính năng đối với bộ quần áo dùng cho lực lượng PCCC thì rất quan
trọng. Chính vì thế nên tôi thực hiện đề tài:
“ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TỔNG HỢP SẢN PHẨM VÀ VẬT
LIỆU DỆT HẠN CHẾ CHÁY. ”
Với mục đích cụ thể là đánh giá chất lượng của bộ quần áo bảo hộ dành
cho lính cứu hỏa ở Việt Nam hiện nay để làm rõ hiệu quả của việc sử dụng
sản phẩm.
Để đạt được mục đích trên nội dung luận văn được cấu trúc gồm 3 phần
chính:
Chƣơng 1: Tổng quan về đánh giá chất lƣợng tổng hợp sản phẩm và vật
liệu dệt hạn chế cháy.
Chƣơng 2: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Đối tƣợng nghiên cứu:
Để đáp ứng các yêu cầu chất lượng của sản phẩm và vật liệu dệt hạn chế
cháy nói chung và yêu cầu của bộ quần áo bảo hộ dành cho lính cứu hỏa nói
riêng, trong luận văn này người nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu
và đánh giá chất lượng lượng tổng hợp của bộ quần áo bảo hộ dành cho lính
cứu hỏa ở Việt Nam hiện nay so với chuẩn TCVN 7617:2007.
Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài:
Sản phẩm dệt hạn chế cháy trong điều kiện sử dụng ngoài mục đích hạn
chế cháy còn đòi hỏi nhiều chỉ tiêu khác như độ bền sản phẩm, tính tiện nghi
của sản phẩm… Vì vậy việc đánh giá chất lượng tổng hợp sản phẩm dệt hạn
chế cháy cho phép nhìn nhận chất lượng một cách tổng thể.
Lưu Thị Lan

-2-


Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

CHƢƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƢỢNG TỔNG HỢP SẢN PHẨM
VÀ VẬT LIỆU DỆT HẠN CHẾ
CHÁY

Lưu Thị Lan

-3-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

1.1 Tổng quan về đánh giá chất lƣợng tổng hợp [1], [3], [6]
1.1.1 Khái niệm về đánh giá chất lƣợng tổng hợp
1.1.1.1 Cơ sở khoa học về đánh giá chất lượng
Kiểm tra đánh giá chất lượng là một môn khoa học. Trong đó sử dụng
nhiều kiến thức của l nh vực khoa học như toán kinh tế, Marketing,…
nhằm xác định về mặt định lượng chất lượng sản phẩm, chất lượng của các

quá trình.
Mục đích của đánh giá chất lượng nhằm xác định về mặt định lượng
các chỉ tiêu chất lượng và tổ hợp những chỉ tiêu ấy theo những nguyên
tắc xác định để biểu thị chất lượng sản phẩm, chất lượng của các quá trình.
Trên cơ sở đó đưa ra quyết định về sản phẩm, về chiến lược sản phẩm để
giái quyết tốt những vấn đề về dự báo, lập kế hoạch, tối ưu hóa và phê
chuẩn chất lượng. Để không ngừng cải thiện, nâng cao và hoàn thiện chất
lượng người ta đã có những cố gắng rất lớn trong việc nghiên cứu tìm ra
những phương pháp đánh giá chất lượng. Kết quả là khoa học mới ra đời “
Khoa học về đo và đánh giá chất lượng ( tên khoa học là Qualimetry)
1.1.1.2 Các phương pháp đánh giá chất lượng
 Phương pháp phòng thí nghiệm: Phương pháp này được tiến hành
trong phòng thí nghiệm với thiết bị máy móc chuyên dùng và kết quả
thu được là những số liệu dưới dạng những quan hệ về số lượng rõ
ràng, khách quan. Phương pháp này đòi hỏi nhiều chi phí và không
phải ai cũng thực hiện được. Một số chỉ tiêu về tình trạng sản phẩm,
tính thẩm m , tính ecgonomic, mùi vị… thì phương pháp này không
phản ánh được.

Lưu Thị Lan

-4-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May


 Phương pháp ghi chép: Phương pháp dựa trên việc sử dụng thông tin
thu được bằng cách đếm các biến số nhất định, các vật thể , các chi
phí.
 Phương pháp tính toán: Phương pháp dựa trên việc sử dụng thông tin
thu được nhờ các mối quan hệ lý thuyết hay nội suy. Phương pháp này
sử dụng chủ yếu để xác định một số chỉ tiêu ở giai đoạn thiết kế. Khi
cần tính toán các chỉ tiêu có thể sử dụng các số liệu được tính bằng
các phương pháp khác.
 Phương pháp cảm quan: Là phương pháp dựa trên việc sử dụng thông
tin thu được nhờ phân tích các cảm giác của các cơ quan thụ cảm: thị
giác, cảm giác, khứu giác, thính giác. Phương pháp này dùng phổ biến
để xác định giá trị các chỉ tiêu chất lượng thực phẩm và một số chỉ
tiêu thẩm m như mùi, vị, mode, trang trí…Kết quả ít chính xác so với
phương pháp thực nghiệm nhưng đơn giản, ít tốn kém, nhanh. Thực tế
người ta kết hợp một số phương tiện, máy móc để nâng cao cảm nhận
của các giác quan của con người. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm
sao biểu thị được mối quan hệ tương h của các chỉ tiêu chất lượng
thành phần trong cấu trúc cấu thành chất lượng tổng hợp của sản
phẩm, để có thể lượng hóa được chất lượng tổng hợp của sản phẩm
này với sản phẩm khác thông qua sự đương lượng hóa bằng hệ số chất
lượng. Để giải quyết vấn đề trên những năm 60 của thế k 20 người ta
phát triển phương pháp cảm quan thành phương pháp chuyên gia.
 Phương pháp xã hội
Xác định bằng cách đánh giá chất lượng thông qua sự thu thập thông
tin và xử lí ý kiến của khách hàng. Để thu thập thông tin, người ta có
thể dùng các phương pháp trưng cầu ý kiến của khách hàng, thông qua
các phiếu trưng cầu ý kiến của khách hàng tại các hội chợ, các triển
Lưu Thị Lan

-5-


Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

lãm, hội nghị khách hàng….sau đó tiến hành thống kê, xử lí thông tin,
kết luận.


Phương pháp chuyên gia
Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên các kết quả của
các phương pháp thí nghiệm, phương pháp cảm quan, tổng hợp, xử lí
và phân tích các ý kiến giám định của các chuyên gia rồi tiến hành
cho điểm. Đánh giá chất lượng bằng phương pháp chuyên gia được
chú ý trong thương mại của nhiều nước trên thế giới.

Lưu Thị Lan

-6-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May


Các bước đánh giá chất lượng:
Xác định đối tượng, mục đích, phạm vi đánh giá

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng phù hợp

Xác định trọng số các chỉ tiêu chất lượng

Lựa chọn thang điểm và phương pháp thử

Đánh giá, lựa chọn chuyên viên giám định

Tổ chức hội đồng giám định, các tổ chuyên viên, tổ chức
năng, chọn phương pháp đánh giá

Thu thập, phân tích kết quả, giám định, xử lý , tính toán
Cho 1 đơn vị:

Cho s đơn vị:

Nhận xét, kết luận

Điều chỉnh

Lưu Thị Lan

-7-

Khóa 2010 – 2012



Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Trong thực tế khó xác định trực tiếp chất lượng của thực thể. Có thể đo
chất lượng bằng chỉ tiêu tổng hợp gián tiếp là hệ s chất lƣợng (K).
Hệ số chất lượng K thường được xác định theo nhiều phương pháp
khác nhau. Thông thường nhất là tính theo phương pháp trung bình số học
có trọng số (Ka):

Trong đó i=1,n: Các chỉ tiêu chất lượng của thực thể
n: Số lượng các chỉ tiêu được chọn để đánh giá
: Trọng số, tầm quan trọng của chỉ tiêu thứ i
: Giá trị của chỉ tiêu chất lượng thứ i của thực thể đó được đương
lượng hóa về cùng một thang đo xác định.
1.1.1.3 Khái niệm về đánh giá chất lượng tổng hợp
- Đánh giá một tính chất nào đó là sự so sánh giá trị C i (giá trị chỉ tiêu
chất lượng) với giá trị C oi được chọn làm chuẩn. Kết quả của sự so sánh
này chỉ là chỉ tiêu tương đối không có thứ nguyên.
- Không có chuẩn không thể nói đến đánh giá chất lượng. Đó là cơ sở đế
đối chiếu kiểm tra, đánh giá chất lượng. Chuẩn có thể là các tiêu chuẩn
quốc tế, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn xí nghiệp…Và quan trọng hơn là
chuẩn thực tế - đó chính là nhu cầu, đòi hỏi của người tiêu dùng, của xã
hội. Đây là một chuẩn khắt khe, khách quan và chính xác nhất.
- Khi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và
dịch vụ trước, trong và sau khi bán. Đó là những yếu tố mà khách hàng
nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm mà họ định mua thoả mãn yêu
cầu của họ. Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn cũng là
yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất hiện đại, nhất là khi các phương
pháp sản xuất “ vừa - đúng lúc ( Just - in - time: sản xuất những gì cần


Lưu Thị Lan

-8-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

thiết, đúng lúc, đúng số lượng), “không kho ( Non - stock - production)
đang được thịnh hành ở các công ty hàng đầu.
-

Để thoả mãn yêu cầu cũng còn cần quan tâm đến những yếu tố khác
như thái độ của người làm các dịch vụ tiếp xúc với khách hàng, từ người
thường trực, tiếp tân đến trực điện thoại và cảnh quan, môi trường làm
việc của công ty.

- Từ những phân tích trên đây, người ta đã hình thành khái niệm chất lượng
tổng hợp (total quality) được mô tả theo hình vẽ.
Thỏa mãn yêu cầu

Giá cả

Giao hàng

Dịch vụ

Hình 1.1 Chất lượng tổng hợp
1.1.2 Phƣơng pháp xác định trọng số
M i tính chất trong tập hợp tính chất tạo thành chất lượng được đặc
trưng không chỉ bằng giá trị chỉ tiêu chất lượng Ci mà còn bởi một hệ số trọng
lượng Vi - thể hiện mức độ quan trọng của tính chất đó người ta gọi là trọng
số. Vi : là trọng số của chỉ tiêu thứ i.
Trọng số Vi được xác định khi cần đánh giá tổng hợp chất lượng sản
phẩm, quá trình, hệ thống. Độ chính xác của chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phụ
thuộc rất nhiều vào trọng số. Trong thực tế có những sản phẩm, hệ thống
Lưu Thị Lan

-9-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

được đánh giá với những chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cao nhưng thực tế chất
lượng lại thấp, không thỏa mãn yêu cầu đề ra. Nguyên nhân quan trọng nhất
là xác định không hợp lý các trọng số thể hiện quan hệ giữa các chỉ tiêu chất
lượng và mức độ ảnh hưởng của nó tới chất lượng sản phẩm, chất lượng hệ
thống.
Thực tế Vi được xác định theo phương pháp chuyên gia. Có các trường hợp
sau:
Trường hợp 1:

Trường hợp 2:


Trường hợp 3:

Trường hợp có nhiều loại sản phẩm, nhiều doanh nghiệp thì:

Trong đó:
j =1,s : Số loại sản phẩm, số đơn vị
: trọng số của sản phẩm loại j, đơn vị thứ j

: giá trị của sản phẩm loại j, đơn vị thứ j

Lưu Thị Lan

-10-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

1.1.3 Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng tổng hợp
Mức chất lượng (M Q) là đặc tính tương đối của chất lượng thực thể,
dựa trên sự so sánh một hoặc tổng thế các chỉ tiêu chất lượng của thực thể
với mẫu chuẩn (tiêu chuẩn, thiết kế, nhu cầu thị trường…)

Có hai phương pháp đánh giá mức chất lượng là phương pháp vi phân và
phương pháp tổng hợp
1.1.3.1 Phương pháp vi phân

Là phương pháp đánh giá mức chất lượng dựa trên việc sử dụng chỉ tiêu
riêng lẻ (đơn)

1.1.3.2 Phương pháp tổng hợp
Là phương pháp đánh giá mức chất lượng dựa trên việc sử dụng chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp, được biểu thị gián tiếp thông qua hệ số mức chất
lượng (Km)

Với K: hệ số chất lượng của thực thể
K0: hệ số chất lượng của nhu cầu, mẫu chuẩn
 Hệ số mức chất lượng tính theo phương pháp trung bình số học có
trọng số (Kma) như sau:

Lưu Thị Lan

-11-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

C0i: Giá trị chuẩn của chỉ tiêu chất lượng thứ i, thường là điểm số cao
nhất trong thang điểm
K0a: hệ số chất lượng của chuẩn
Ví dụ:
Để đánh giá khả năng kinh doanh của của năm công ty ( , B, C, D, E),
hội đồng chuyên gia dùng thang điểm 5 để tiến hành cho điểm năm

công ty theo kết quả trong bảng sau:
Tên chỉ tiêu

STT

Trọng
số

Số điểm đánh giá các công
ty
A
B C
D
E
4
3
5
3
2
3
4
4
5
4
4
4
3
4
5
4

3
4
4
3
5
4
4
3
4
3
4
4
3
3
3
4
3
5
5
4
5
3
4
5
5
3
4
3
3


Vốn thương mại
2.5
Độ tin cậy của tiếp thị
2.0
Thiết kế sản phẩm
2.0
Đội ngũ cán bộ chuyên môn
2.5
Khả năng tài chính
1.5
Khả năng sản xuất
1.5
Chất lượng sản phẩm
3.0
Chất lượng dịch vụ khách hàng
2.5
Vị trí công ty
1.0
Khả năng thích ứng với thị
10 trường
1.5
3
4
4
4
4
Hãy xác định chất lượng khả năng kinh doanh của từng công ty và sắp
1
2
3

4
5
6
7
8
9

xếp theo thứ tự giảm dần.
Bài làm:
Dựa vào bảng kết quả ta tính được hệ số chất lượng và mức chất lượng
khả năng kinh doanh của các công ty là:

Lưu Thị Lan

-12-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

0.745 hay 74.5%
0.765 hay 76.5%
0.75

hay 75%

0.785 hay 78.5%

0.745 hay 77.5%
Vậy: Công ty D > Công ty E> Công ty B > Công ty C> Công ty
1.2

Đánh giá chất lƣợng tổng hợp của sản phẩm và vật liệu dệt hạn
chế cháy

1.2.1

Sản phẩm và vật liệu dệt hạn chế cháy [2], [3], [14]

1.2.1.1 Nhu cầu sử dụng sản phẩm và vật liệu dệt hạn chế cháy hiện nay
Chắc chắn một điều rằng con người sẽ không thể tồn tại từ nguyên thủy
mà không cần sử dụng lửa. Tuy nhiên, ngọn lửa có thể gây nguy hiểm.
Thảm họa cháy xảy ra thường dẫn đến kết quả tổn thương không gây tử
vong và gây tử vong.
Ở Việt Nam, theo Cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, năm 2008, trên
cả nước đã xảy ra 1.683 vụ cháy ở các khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, trụ sở cơ quan… , năm 2009 trên cả nước xảy ra 1.948 vụ cháy,
trong đó có 1.677 vụ cháy cơ sở, nhà dân và 271 vụ cháy rừng, làm 62
người chết, 145 người bị thương, gây thiệt hại về tài sản trị giá 500,2 t

Lưu Thị Lan

-13-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học


Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

đồng và 1.373 ha rừng. Cháy và thiệt hại do cháy gây ra vẫn tập trung ở
một số thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh có nhiều khu công
nghiệp như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hưng Yên


n Giang. Tại 6 địa phương này đã xảy ra 565 vụ cháy (chiếm 34% tổng

số vụ cháy), gây thiệt hại 394 t đồng.
Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho biết, trong Quý I năm
2010, cả nước đã xảy ra 511 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân và 40 vụ cháy
rừng, làm chết 11 người, bị thương 45 người, thiệt hại về tài sản ước tính
trị giá 297,529 tỷ đồng và 801 ha rừng. Đáng chú ý số vụ cháy lớn tuy chỉ
chiếm 1,4% tổng số vụ nhưng thiệt hại chiếm tới 63,6% tổng thiệt hại.
Qua công tác kiểm tra PCCC của lực lượng công an cho thấy, ý thức
phòng ngừa hoả hoạn của nhiều người dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị
còn kém. Nguyên nhân cháy chủ yếu do sơ suất trong sử dụng lửa, điện,
thiết bị điện, xăng dầu, khí đốt và vi phạm quy trình, quy định PCCC.
Vì vậy, song song với việc kiểm tra, nhắc nhở để người dân, các cơ
quan, đơn vị có ý thức phòng ngừa hoả hoạn và tuân theo đúng quy trình,
quy định PCCC thì nhu cầu sử dụng vật liệu dệt hạn chế cháy là rất cần
thiết. Bên cạnh đó thì việc đào tạo một lực lượng chữa cháy hùng hậu, đầu
tư nhiều trang thiết bị chữa cháy hiện đại là vô cùng cần thiết.
Trong các yêu cầu trên thì trang thiết bị cho lực lượng PCCC, trong đó
có trang phục bảo hộ cho lực lượng PCCC là quan trọng nhất vì nó h trợ
bảo vệ an toàn tính mạng cho con người làm các nhiệm vụ nguy hiểm này,
hơn nữa nó còn giúp cho người lính yên tâm trong khi thực hiện nhiệm vụ
nguy hiểm.

Ngoài lực lượng PCCC, quần áo bảo vệ chống cháy còn cần thiết cho
nhiều l nh vực khác như bảng tổng kết dưới đây:

Lưu Thị Lan

-14-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Bảng 1.1 Những nghề nghiệp nguy hiểm yêu cầu bảo vệ chống lại nhiệt
và lửa
Stt

Ngành công nghiệp

1

Đúc (sản xuất thép, đúc kim
loại, rèn, sản xuất thủy tinh)

Lửa

Nhiệt tiếp xúc Nhiệt phản xạ

*


**

**

2

Cơ khí (hàn, cắt nồi hơi)

*

**

*

3

Xăng, dầu, khí đốt, hóa chất

*

0

0

4

Đạn dược và pháo

0


0

0

5

Hàng không và không gian

*

0

0

6

Quân đội

**

*

*

7

Cứu hỏa

**


*

*

** Rất quan trọng; * Quan trọng; 0 Ít quan trọng
Qua bảng trên ta thấy những công việc nguy hiểm đòi hỏi cần phải được
bảo vệ chống lại ngọn lửa và nhiệt. Các ngành như sản xuất thép, đúc kim
loại, lò rèn, sản xuất thủy tinh, xăng dầu, khí đốt và hoá chất, hàng không và
không gian, quân đội, nhân viên cứu hỏa đều được yêu cầu bảo vệ chống lại
ngọn lửa ở mức quan trọng nhưng trong đó thì quân đội và nhân viên cứu hỏa
thì có cần phải được bảo vệ chống lại ngọn lửa cao hơn đó là ở mức rất quan
trọng. Bên cạnh đó thì việc yêu cầu bảo vệ nhân viên cứu hỏa chống lại nhiệt
tiếp xúc và nhiệt phản xạ cũng ở mức quan trọng. Vì vậy vật liệu dệt sử dụng
để may quần áo cho lính cứu hỏa thì rất quan trọng. Chúng phải vừa không
bắt lửa, chịu được nhiệt độ cao lại phải cách nhiệt tốt để bảo vệ an toàn cho
lính cứu hỏa.

1.2.1.2 Đặc điểm của sản phẩm dệt hạn chế cháy

Lưu Thị Lan

-15-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May


Bất cứ ngành nghề nào cũng có đặc trưng riêng, mang những nguy hại
riêng, trong suốt thời gian làm việc thì người lao động đều tiếp xúc với
những nguy hại riêng của ngành nghề đó. Với những người lính cứu hoả,
những người công nhân làm việc trong lò luyện kim, thợ r n….thì sự nguy
hại tương đối giống nhau, mà nguyên nhân chính là nhiệt. Nhiệt độ có thể
lên đến 500oC . Nhiệt ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm bỏng da, nặng có thể
ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế mà điều cần thiết là họ phải được
bảo vệ.
Ngoài mặt nạ bảo vệ mắt, khẩu trang, hay giày…thì quần áo là trang phục
chiếm diện tích lớn cần được quan tâm đầu tiên. Họ không thể mặc quần
áo như những người công nhân bình thường khác, với người lính cứu hoả:
một số phải lao vào đám cháy nên đòi hỏi quần áo phải chống lửa, một số
tuy không lao vào đám cháy nhưng cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt và
nguy cơ đám cháy lan rộng, để bảo vệ họ cần được trang bị quần áo hạn
chế cháy, có thể chịu nhiệt và làm quá trình cháy diễn ra chậm hơn. Lúc đó
quần áo hạn chế cháy như là một rào cản cần thiết ngăn chặn sự xâm nhập
của ngọn lửa. Bộ quần áo này có thể làm từ vật liệu hạn chế cháy hay vật
liệu bình thường được ngâm tẩm chất hạn chế cháy.
 Khái niệm quá tr nh đốt cháy
Quá trình bắt lửa và đốt cháy được mô tả ngắn gọn như sau:
Cháy là phản ứng của pha khí. Vì vậy, để cho một chất được đốt cháy,
nó phải trở thành một khí.
Như với bất k thể rắn nào, vải tiếp xúc với nguồn nhiệt sẽ gia tăng
nhiệt độ. Nếu nhiệt độ của nguồn (hoặc bức xạ hoặc ngọn lửa ) là đủ cao
và tốc độ truyền nhiệt cho vải là rất lớn thì sẽ xảy ra phân hủy nhiệt của
sợi vải. Các sản phẩm phân hủy này bao gồm các loại khí dễ cháy, khí khó
cháy và than carbonate. Các loại khí dễ cháy hòa trộn với không khí xung
Lưu Thị Lan


-16-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

quanh và oxy. Khi nhiệt độ và các thành phần trong hổn hợp được thuận
lợi thì hổn hợp sẽ bắt lửa và dễ cháy. Phần của nhiệt sinh ra trong ngọn
lửa được chuyển giao cho vải để duy trì quá trình đốt cháy và một phần bị
mất vào môi trường xung quanh.
 Cơ chế làm chậm cháy
Mục đích:
- Ngăn chặn hết ngọn lửa
- Hoặc ít nhất là kéo dài thời gian thoát khỏi phòng hoặc tòa nhà đang
cháy
- Và ngọn lửa sẽ không lây lan cho tới khi đội cứu hỏa đến. Xác suất để
dập tắt đám cháy được tăng lên.
Hệ thống làm chậm cháy cho các polyme tự nhiên hoặc tổng hợp có
thể hoạt động theo quy luật tự nhiên hay hóa học bằng cách can thiệp ở các
giai đoạn cụ thể của quá trình cháy như:
- Bằng cách làm mát. Quy trình thu nhiệt được kích hoạt bới chất nền
làm mát hạn chế cháy
- Bằng cách hình thành một lớp bảo vệ. Khi đó sự truyền nhiệt được
ngăn cản, khí nhiệt phân ít phát ra hơn và oxy được loại trừ.
- Bằng cách pha loãng. Bằng những chất làm phát ra các loại khí trơ
trong khi phân hủy làm loãng nhiên liệu trong pha rắn, và khí. Tập trung
những khí dễ cháy xuống dưới giới hạn bắt lửa.

- Phản ứng trong pha khí. Cơ chế là các gốc tự do của các quá trình đốt
cháy diễn ra trong pha khí có thể bị gián đoạn bởi chất chống cháy.
-

Phản ứng trong pha rắn. Cơ chế thứ nhất là phá v polymer nhanh

hơn. Giảm độ nhớt cho phép rút khỏi ngọn lửa. Cơ chế thứ hai là các chất
chống cháy có thể tạo ra một lớp carbon trên bề mặt polymer. ví dụ : hoạt
động khử nước.
Lưu Thị Lan

-17-

Khóa 2010 – 2012


Luận văn cao học

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Giảm tính dễ cháy cũng có thể đạt được bằng cách sử dụng polyme liên
kết chéo cao như

polyimides hoặc terephthalamide-polyphenylen

(Kevlar) mà không cần bổ sung chất chống cháy. Tuy nhiên chúng được
sử dụng hạn chế bởi lý do k thuật và tài chính.


Khả năng cháy của vật liệu dệt

Khả năng cháy của vật liệu dệt là khả năng chịu đựng của vật liệu dệt

khi ngọn lửa tác dụng trực tiếp vào chúng. Theo mức độ chịu đựng, vật
liệu được chia làm ba nhóm:
- Nhóm dễ bắt lửa: sau khi lấy ra khỏi lửa, không cần nguồn nhiệt vẫn
cháy: bông, lanh, tơ tằm…
- Nhóm khó bắt lửa: cháy dưới sự h trợ của ngọn lửa: len, aramit,
polyester…
- Nhóm không cháy: thu tinh, amian, clorin, acetoclorin
Khả năng cháy của vật liệu được đặc trưng bằng chỉ số LOI (Limit oxygen
index: chỉ số oxy giới hạn)- Là tỉ lệ thể tích oxy tối thiểu trong hổn hợp khí
để duy trì sự cháy của vật liệu đó , LOI càng thấp thì vật liệu càng dễ cháy.
Thông thường LOI > = 29 mới có thể đảm bảo vật liệu hạn chế cháy. Chỉ
số LOI của một số vật liệu dệt (Bảng 1.2)
Bảng 1.2 Chỉ số LOI của một số vật liệu dệt
Stt

Lưu Thị Lan

Loại vật liệu dệt

LOI (%)

1

Wool

25

2


Cotton

18.4

3

Viscose

18.9

4

Triacetate

18.4

5

Nylon 6

20-21.5

6

Nylon 6,6

20-21

7


Polyester

20-21.5
-18-

Khóa 2010 – 2012


×