Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát một số sản phẩm tất phòng chống bệnh suy giãn tĩnh mạch có trên thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 80 trang )

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Vũ Thị Hồng Khanh,
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, khuyến khích tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực thiện đề tài.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quí lãnh đạo Trường Đại học Bách
Khoa Hà nội, quí Thầy, Cô Viện Dệt may – Da giày và Thời trang Trường Đại học
Bách Khoa Hà nội và quí Lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, quí
Thầy,Cô khoa May thời trang Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài.
Cảm ơn Thầy Phạm Đức Dương và Cô Trần Thị Phương Thảo đã nhiệt tình
hướng dẫn trong suốt quá trình làm thí nghiệm tại Trung tâm thí nghiệm Viện Dệt
may - Da giày và thời trang Trường Đại học Bách Khoa Hà nội .
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, những người đã
cùng chia sẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để tôi yên tâm hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 21 tháng 04 năm 2015
Tác giả thực hiện đề tài
Huỳnh Văn Thức

Trang 1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A


Huỳnh Văn Thức

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Vũ
Thị Hồng Khanh. Kết quả nghiên cứu luận văn đƣợc thực hiện tại Trung tâm thí
nghiệm Viện Dệt may – Da giầy và Thời Trang Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung luận văn không có sự sao
chép từ các luận văn khác.
Hà nội, ngày 21 tháng 04 năm 2015
Tác giả thực hiện đề tài

Huỳnh Văn Thức

Trang 2


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………….. ..

1

LỜI CAM ĐOAN


…………………………………………..………….

2

MỤC LỤC ……………………………………………………………….

3

DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………….………….

6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ……………………….………….

7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………………….…………. …..

8

PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………….…………

9

Chƣơng I : TỔNG QUAN VỀ TẤT PHÒNG CHỐNG SUY GIÃN TĨNH
MẠCH CHI DƢỚI. ………………….. .. ………………….. .. ..

11

1.1. Giới thiệu chung về sản phẩm vớ (tất) trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh

mạch ………………….. .. ………………….. .. ………………….. .. …..

11

1.1.1.Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dƣới ………………….. .. ……….

11

1.1.2.Giới thiệu chung về vớ (tất) phòng chống suy giãn tĩnh mạch chân

14

1.1.3.Công dụng của tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch chi dƣới

15

1.1.4.Nguyên lý áp dụng ………………….. .. ………………….. ..

16

1.1.5.Các loại tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch chi dƣới …………

16

1.2.Cấu trúc sản phẩm ………………….. .. ………………….. .. ………

17

1.2.1.Hình dáng tất dài đến gối ….. ………………….. .. …………


17

1.2.1.Hình dáng tất dài đến đùi ….. ………………….. .. …………

18

1.3.Các chỉ tiêu chất lƣợng của vớ (tất) ………………….. .. ……………

18

KẾT LUẬN CHƢƠNG I ………………….. .. ………………….. .. ……..

20

Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

21

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ………………….. .. ………………….. .. …….

21

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ………………….. .. ………………….. .. …..

21

2.3. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ………………….. .

22


2.3.1. Khảo sát tình hình thƣơng mại hóa sản phẩm tất ………………

22

2.3.2. Khảo sát kích thƣớc và hình dáng sản phẩm tất ……………… ..

22

2.3.3. Khảo sát đƣợc khả năng tạo lực ép của tất theo giới thiệu của nhà
Trang 3


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A
sản xuất

Huỳnh Văn Thức

………………….. .. ………………….. .. ………………

23

2.3.3.1. Tính toán độ giãn của tất cần đạt theo khuyến cáo của nhà
sản xuất để đạt lực ép cần thiết ………………….. .. …………..

23

2.3.3.2.Xác định áp lực (A) cần đạt đƣợc theo độ giãn của tất theo
khuyến cáo của nhà sản xuất

………………….. .. …………


2.3.4. Khảo sát các yếu tố cấu thành khả năng tạo áp lực của tất ………..

23
23

2.3.4.1 Cấu trúc sản phẩm ………………….. .. ………………

23

2.3.4.2 Tính chất cơ học của vải tại các vị trí tạo áp lực ………….

26

2.3.5. Khảo sát tính chất tiện nghi may mặc của sản phẩm ……………..

28

2.3.5.1. Độ thoáng khí ………………….. .. …………………..

28

2.3.5.2.Độ thông hơi của vải ………………….. .. …………….

33

2.3.6. Khảo sát khả năng tạo lực ép của sản phẩm ………………….. ..

34


2.3.6.1. Lực ép tính toán theo số liệu của nhà sản xuất công bố. ….

34

2.3.6.2. Xác định lực ép bằng phƣơng pháp đo thực tế ………….

34

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

………………….. .. ………………….. .. .

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

………………….. .. …………

34
36

3.1. Tình hình thƣơng mại hóa tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch trên thị
trƣờng Việt Nam tại Tp.HCM.

………………….. .. ………………….. ..

3.1.1.Loại tất dài đến đùi ………………….. .. ………………….. .. ……..

36
37

3.1.1.1. Tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch của Mỹ ….. .. …….. ..


37

3.1.1.2. Tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch của Đức ….. .. …….. ..

37

3.1.1.3. Tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch của Italia ….. .. …….. .

38

3.1.2. Loại tất dài đến gối ….. .. ……..….. .. ……..….. .. ……..….. .. …….

39

3.1.2.1. Tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch của Mỹ ….. .. ……. .

39

3.1.2.2. Tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch của Đức ….. .. ……..

39

3.1.2.3. Tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch của Italia ….. .. ……..

39

3.2. Kết quả khảo sát các yếu tố cấu thành khả năng tạo áp lực của tất ….. .. ..

40


3.2.1. Khảo sát hình dáng và kích thƣớc ….. .. ……..….. .. …….. ..

40

3.2.1.1 Hình dáng ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …….. …

40

3.2.1.2. Kích thƣớc ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …….. …

41

Trang 4


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

3.2.2. Tính toán độ giãn của tất cần đạt theo khuyến cáo của nhà sản
xuất để đạt lực ép cần thiết ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …

42

3.2.2.1. Tính toán độ giãn của các loại tất ….. .. …….. ….. .. …

42

3.2.2.2. So sánh độ giãn ở cùng vị trí của các tất khác nhau …….


44

3.2.2.3. Kết quả tính áp lực (A) của các loại tất theo nhà sản xuất
công bố …….. ….. .. …….. .. …….. ….. .. …….. .. …..

45

3.2.3. Khảo sát cấu trúc vải tại từng vị trí trên tất …….. ….. .. …….. ..

46

3.2.3.1. Thành phần nguyên liệu ….. .. ……..….. .. …….. ……

46

3.2.3.2. Kết quả phân tích cấu trúc từng loại tất ….. .. …….. ….

47

3.2.4.Kết quả khảo sát khối lƣợng riêng của vải trên từng loại tất ….. ..

61

3.2.5. Khảo sát độ dày của từng loại vải ….. .. …….. ….. .. …….. ..

62

3.3. Khảo sát các tính chất đàn hồi của vải ….. .. …….. ….. .. …….. …….


63

3.3.1. Đƣờng cong kéo giãn biến dang theo chiều ngang của tất. ….. .. ..

63

3.3.2. Khảo sát lực kéo giãn lớn nhất cần thiết để đạt độ giãn mong muốn
khi sử dụng tất. ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. ……..

67

3.3.3. Khảo sát độ đàn hồi của vải khi bị kéo giãn trong khi sử dụng. …

68

3.4. Khảo sát các tính chất tiện nghi may mặc của vải ….. .. …….. ….. .. …

70

3.4.1. Độ thoáng khí của vải ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …….. .

70

3.4.2. Độ thông hơi của vải ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …….. ..

71

3.5. Khảo sát khả năng tạo lực ép của vải ….. .. …….. ….. .. …….. ……..

72


3.5.1. Lực ép tính toán ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …….. …..

72

3.5.2. Lực ép thực tế đo đƣợc ….. .. …….. ….. .. …….. …………

74

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …

75

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. ……..

76

HỆ THỐNG TÀI LIỆU THAM KHẢO ….. .. …….. ….. .. …….. ………

78

PHỤ LỤC ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …….. ….. .. …….. ………..

80

Trang 5


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A


Huỳnh Văn Thức

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thông tin của các sản phẩm tất.
Bảng 3.1.Bảng kích thƣớc các loại tất
Bảng 3.2. Kết quả tính độ giãn của tất Doumed đùi theo nhà sản xuất công bố.
Bảng 3.3. Kết quả tính độ giãn của tất Doumed gối theo nhà sản xuất công bố.
Bảng 3.4. Kết quả tính độ giãn của tất Relax gối theo nhà sản xuất công bố.
Bảng 3.5.Kết quả tính độ giãn của tất Tina đùi theo nhà sản xuất công bố.
Bảng 3.6. Kết quả tính độ giãn của tất Tina gối theo nhà sản xuất công bố.
Bảng 3.7. Kết quả tính độ giãn của các loại tất gối
Bảng 3.8. Kết quả tính độ giãn của các loại tất đùi
Bảng 3.9. Kết quả tính áp lực của tất tại từng vị trí theo công bố của nhà sản xuất.
Bảng 3.10. Thành phần nguyên liệu của các loại tất
Bảng 3.11. Kết quả phân tích cấu trúc tất Doumed đùi
Bảng 3.12. Kết quả phân tích cấu trúc tất doumed gối
Bảng 3.13. Kết quả phân tích cấu trúc tất Relax San
Bảng 3.14. Kết quả phân tích cấu trúc tất Tina đùi
Bảng 3.15. Kết quả phân tích cấu trúc tất Tina gối
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát khối lƣợng của vải tại từng vị trí trên sản phẩm
Bảng 3.17. Kết quả thí nghiệm xác định độ dày của vải tại các vị trí của sản phẩm.
Bảng 3.18.Lực kéo của các loại tất tại các vị trí dƣới độ giãn 150 %
Bảng 3.19. Kết quả khảo sát lực kéo giãn lớn nhất khi sử dụng tất dƣới độ giãn do
nhà sản xuất khuyến cáo
Bảng 3.20. Kết quả thí nghiệm độ đàn hồi E theo hƣớng ngang của vải khi bị kéo
giãn dƣới độ giãn do nhà sản xuất khuyến cáo
Bảng 3.21. Kết quả thí nghiệm độ thoáng khí của vải tại từng vị trí trên sản phẩm
Bảng 3.22. Kết quả thí nghiệm độ thông hơi của vải tại từng vị trí trên sản phẩm
Bảng 3.23. Kết quả tính toán lực ép của vải tại từng vị trí trên sản phẩm.
Bảng 3.24. Kết quả đo áp lực thực tế trên tất Doumed gối khi sử dụng ở trạng thái

đứng thẳng .

Trang 6


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mô tả tĩnh mạch bình thƣờng và tĩnh mạch bị hở.
Hình 1.2. Ảnh suy giãn tĩnh mạch bị phù chân
Hình 1.3. Ảnh mô tả quá trình sử dụng tất y khoa làm khép van tĩnh mạch.
Hình 1.4. Tất y khoa áp lực tăng dần từ trên xuống đến cổ chân.
Hình 1.5. Mô tả các van tĩnh mạch bị hở và tĩnh mạch khép kín
Hình 1.6. Tất gối đƣợc mang trên chân
Hình 1.7. Tất đùi đƣợc mang trên chân
Hình 1.8. Ảnh mô tả áp lực tại các vị trí trên chân
Hình 2.1. Mô tả hình dáng kích thƣớc của tất và các vị trí đo.
Hình 2.2 . Kính hiển vi quang học Kruss của Đức
Hình 2.3 Cân GP1503S
Hình 2.4. Thiết bị đo độ dày của vải
Hình 2.5.Thiết bị TENSILON AND RTC-1250A
Hình 2.6. Sơ đồ xác định độ đàn hồi của vải
Hình 2.7 . Thiết bị đo độ thoáng khí
Hình 2.8. Thiết bị đo độ thông hơi Tủ điều hòa mẫu MESDAN s.p.a. ITALIA
Hình 3.1. Các vị trí đo Tất TINA
Hình 3.2. Hƣớng dẫn lựa chọn cỡ tất theo số đo chân
Hình 3.3. Hƣớng dẫn vị trí đo kích thƣớc trên chân
Hình 3.4. Bảng thông số kích thƣớc tất và chân (Relax san)

Hình 3.5. Vị trí đo kích thƣớc tất
Hình 3.6. Biểu đồ tỉ lệ giãn của tất gối
Hình 3.7. Biểu đồ tỉ lệ giãn của tất đùi
Hình 3.8. Các loại sợi của tất Doumed đùi
Hình 3.9. Các vị trí trên tất Doumed đùi
Hình 3.10. Hình mặt trái và mặt phải tất Doumed
Hình 3.11: Các loại sợi của tất Doumed gối
Hình 3.12 Các vị trí trên tất Doumed gối
Hình 3.13. Các loại sợi của tất Relax San
Hình 3.14. Vị trí các kiểu dệt trên tất Relax san
Trang 7


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

Hình 3.15. Hình mặt trái và mặt phải tất Relax San
Hình 3.16. Các loại sợi của tất Tina đùi
Hình 3.17. Vị trí kiểu dệt trên tất Tina đùi.
Hình 3.18. Hình mặt trái và mặt phải tất Tina
Hình 3.19. Các loại sợi của tất Tina gối
Hình 3.20. Vị trí kiểu dệt trên tất Tina gối.
Hình 3.21. Biểu đồ thể hiện độ dày của vải.
Hình 3.22. Biểu đồ lực kéo giãn- biến dạng của tất Doumed đùi
Hình 3.23. Biểu đồ lực kéo giãn- biến dạng của tất Doumed gối
Hình 3.24. Biểu đồ lực kéo giãn- biến dạng của tất Relax San gối
Hình 3.25. Biểu đồ lực kéo giãn- biến dạng của tất Tina đùi
Hình 3.26. Biểu đồ lực kéo giãn- biến dạng của tất Tina gối
Hình 3.27. Biểu đồ đƣờng cong lực kéo giãn- biến dạng vị trí cổ chân của tất

Hình 3.28. Biểu đồ thể hiện độ đàn hồi của vải.
Hình 3.29. Biểu đồ thể hiện độ thoáng khí của vải.
Hình 3.30. Biểu đồ thể hiện độ thông của vải.
Hình 3.31. Biểu đồ thể hiện lực ép tại các vị trí

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- cB : Vòng đo ở vị trí cổ chân
- cC : Vòng đo ở vị trí bắp chân
- cG : Vòng đo ở vị trí đùi
- Ccl A (Class A) : Mức áp lực A
- Ccl I (Class I): Mức áp lực I
- Ccl II (Class II): Mức áp lực II
- Ccl III (Class III): Mức áp lực III
- Ccl IV (Class IV): Mức áp lực IV
- TP HCM: Thành phố Hồ chí Minh
- TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam
- VND: Việt Nam đồng
- PA : Polyamide
Trang 8


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Với nhu cầu phát triển của xã hội, con ngƣời phải đáp ứng các công việc, các
ngành nghề mà xã hội bắt buộc con ngƣời phải thực hiện để tạo ra sản phẩm, của cải
cho xã hội nói chung và nuôi sống bản thân con ngƣời nói riêng. Đặc thù của các

công việc đòi hỏi con ngƣời phải vận động nhiều, đi lại nhiều… làm cho đôi chân
hàng ngày phải chịu một áp lức rất lớn dẫn đến các tĩnh mạch ở chân bị mỏi, bị giãn,
…làm cho máu ở chân không đƣa hết về tim làm cho chân bị phù, bị nhức… với
những triệu chứng trên trong quá trình làm việc lâu ngày thì đôi chân bị bệnh. Trong
ngành y gọi là “Suy giãn tĩnh mạch chân” hay còn gọi là “Suy giãn tĩnh mạch chi
dƣới”.
Suy giãn tĩnh mạch chân trong ngành y có rất nhiều phƣơng pháp chữa trị và
phòng ngừa nhƣ phƣơng pháp phẫu thuật, phƣơng pháp xâm lấn, phƣơng pháp dùng
áp lực …. nhƣng ở đây tác giả đặc biệt quan tâm đến phƣơng pháp áp lực là dùng tất
y khoa trong phòng chống và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dƣới. Qua tìm hiểu
cho thấy ngày nay dùng tất áp lực để điều trị và phòng chống bệnh rất phổ biến, đƣợc
các Bác sĩ chuyên khoa tim mạch hay sử dụng. Tất y khoa hay còn gọi là tất áp lực
không những đƣợc dùng trong trị bệnh mà còn ứng dụng rất nhiều trong thể thao và
các sản phẩm chỉnh hình thẩm mỹ.
Ngày nay trên thế giới có rất nhiều công ty sản xuất sản phẩm tất nhƣ Đức,
Mỹ, Italia, Thụy sĩ, Đài Loan..... với những sản phẩm rất đa dạng về chất lƣợng, giá
cả, công dụng sản phẩm. Tuy nhiên, để hiểu rõ loại sản phẩm này nhƣ thế nào thì tác
giả thực hiện nghiên cứu đề tài:
“ KHẢO SÁT MỘT SỐ SẢN PHẨM TẤT PHÒNG CHỐNG BỆNH SUY
GIÃN TĨNH MẠCH CÓ TRÊN THỊ TRƢỜNG ”.
Với mục đích cụ thể là khảo sát đánh giá đƣợc các yếu tố cấu thành khả năng
tạo áp lực của một số sản phẩm tất phòng, chống bệnh suy giãn tĩnh mạch có trên thị
trƣờng Việt nam hiện nay để làm rõ hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm. Bên cạnh
đó đề tài cũng khảo sát tình hình thƣơng mại hóa sản phẩm tất phòng, chống bệnh
suy giãn tĩnh mạch có trên thị trƣờng Việt nam. Để đạt đƣợc mục đích trên nội dung
luận văn đƣợc cấu trúc gồm 3 phần chính:
Trang 9


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A


Huỳnh Văn Thức

Chương 1: Tổng quan về tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
 Đối tƣợng nghiên cứu:
Trong luận văn này ngƣời nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu chất
lƣợng và khảo sát tình hình thƣơng mại hóa sản phẩm tất phòng, chống bệnh suy giãn
tĩnh mạch có trên thị trƣờng Việt nam hiện nay.
 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài:
Sản phẩm tất phòng chống suy giãn tỉnh mạch trong điều kiện sử dụng ngoài mục
đích phòng bệnh, chữa bệnh còn đòi hỏi nhiều chỉ tiêu khác nhƣ độ bền sản phẩm,
tính tiện nghi của sản phẩm… Vì vậy việc đánh giá chất lƣợng của sản phẩm tất và
khảo sát tính thƣơng mại hóa của sản phẩm tất cho phép chúng ta nhìn nhận sản
phẩm này một cách tổng thể về nhu cầu sử dụng, giá cả trên thị trƣờng và chất lƣợng
của tất mà các nhà sản xuất đƣa ra bán trên thị trƣờng Việt nam.

Trang 10


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

Chƣơng I : TỔNG QUAN VỀ TẤT PHÒNG CHỐNG SUY GIÃN
TĨNH MẠCH CHI DƢỚI.
1.1. Giới thiệu chung về sản phẩm tất trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch:
1.1.1.Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dƣới:
Tĩnh mạch là các mạch máu đƣa máu từ tứ chi và các tạng của cơ thể trở về

tim. Khi các van một chiều của tĩnh mạch bị suy hay bị hƣ hại và không thể đóng kín,
sẽ xuất hiện dòng máu trào ngƣợc dẫn đến ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch và lâu dần
dẫn đến tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính. [15]
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phi Long, Trưởng phân khoa Lồng ngực - Mạch máu,
Bệnh viện Đại học Y Dược: Suy tĩnh mạch đƣợc định nghĩa là tình trạng các tĩnh
mạch không thể bơm đủ máu trở về tim. Sự trao đổi chất giữa mao mạch và mô bị
xáo trộn gây ra hiện tƣợng thoát dịch khỏi tĩnh mạch, làm phù chân, gây ra sự ứ đọng
các sản phẩm chuyển hóa tại các mô của da và lớp dƣới da, lâu dần có thể dẫn tới
thay đổi dinh dƣỡng tại da, gây ra chàm và loét tĩnh mạch. [15]

Hình 1.1 . Mô tả tĩnh mạch bình thường và tĩnh mạch bị hở.
“Chứng giãn tĩnh mạch” là một thuật ngữ y khoa, dùng để mô tả các tĩnh
mạch bị giãn, căng phồng lên một cách bất thƣờng và vĩnh viễn. Các tĩnh mạch này
không bao giờ hồi phục đƣợc tính đàn hồi ban đầu của nó, làm cho nó không thể vận
chuyển máu về tim một cách hiệu quả và làm cho mạch máu ở chân bị phù.
Suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dƣới hay suy van
tĩnh mạch chi dƣới. Đây là hiện tƣợng suy giảm chức năng đƣa máu trở về tim của hệ
thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tƣợng máu ứ đọng lại, gây ra những
biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị suy giãn tĩnh
mạch chân, ngƣời bệnh có thể có cảm giác nhƣ: [14]

Trang 11


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

- Đau nhức chân
- Nặng chân, mỏi chân về chiều (vào cuối ngày làm việc)

- Sưng phù chân (vùng mắt cá chân, cổ chân, bàn chân)
- Vọp bẻ (chuột rút) ban đêm (làm mất ngủ)
- Cảm giác kiến bò và ngứa
- Chân dễ bị bầm máu
Các triệu chứng này sẽ giảm hẳn khi nằm nghỉ và gác chân cao nhƣng lại xuất
hiện vào ngày hôm sau. Bệnh lặp đi lặp lại, kéo dài qua nhiều tháng nhiều năm và
ngày càng nặng, xuất hiện sớm hơn trong ngày. Tất cả các xét nghiệm máu, nƣớc
tiểu, siêu âm tổng quát…đều cho kết quả bình thƣờng, ngƣời bệnh vẫn “hồng hào,
khỏe mạnh”, vẫn đi làm bình thƣờng nhƣ ngƣời không mắc bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch chân thƣờng gặp ở nữ (80%) nhiều hơn ở nam (66%).
Bệnh thƣờng gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, tùy thuộc vào công việc, nghề nghiêp
đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động nhƣ những nghề làm nhân viên văn phòng,
tài xế, giáo viên, các vận động viên thể thao, bảo vệ, cảnh sát....
Mặc dù là bệnh phổ biến nhƣng nhiều ngƣời không biết mình bị bệnh vì triệu
chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân....
Bệnh này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe
nghiêm trọng, bao gồm cả lƣu thông máu kém gây ra cơn đau dữ dội. Đáng lƣu ý
hơn, đây là căn bệnh ngày càng phổ biến ở giới văn phòng.
Theo thống kê trên tạp chí sức khỏe y tế cho thấy ngày nay có hơn
300.000.000 bệnh nhân Suy tĩnh mạch mãn tính trên toàn thế giới ở nhiều độ tuổi
khác nhau và không phân biệt giới tính.
Theo khảo sát tại một số bệnh viện trong nƣớc, 65% bệnh nhân không biết
mình bị bệnh tĩnh mạch cho đến khi đi đến khám bác sĩ. [34]
Đây là khảo sát mang tên Vein Consult Program - Vietnam 2011, vừa đƣợc
công bố. Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, Trƣởng đơn vị phẫu thuật mạch máu,
Bệnh viện Đại học Y Dƣợc TP HCM, suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh thƣờng gặp.
Những nghiên cứu quy mô lớn trên thế giới cho thấy khoảng 30-40% dân số trƣởng
thành bị suy giãn tĩnh mạch ở nhiều mức độ. Hàng năm, các nƣớc phát triển tiêu tốn
hàng tỷ đô la cho việc điều trị căn bệnh này.
Trang 12



Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

Việt Nam chƣa có nghiên cứu quy mô lớn nào về bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Một số nghiên cứu quy mô nhỏ đƣợc tiến hành trong vài năm gần đây cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh không thấp hơn so với các nƣớc phát triển. Phần lớn ngƣời bệnh Việt Nam
không biết mình bị suy tĩnh mạch nên không đi khám và điều trị sớm đúng cách.

Hình 1.2. Ảnh suy giãn tĩnh mạch bị phù chân
Trên thực tế, nhiều trƣờng hợp bệnh suy tĩnh mạch mạn tính rất khó chẩn
đoán, không chỉ đối với bác sĩ đa khoa mà cả bác sĩ chuyên khoa.
Trong y học, thuật ngữ "triệu chứng cơ năng" đề cập đến những than phiền,
cảm giác khó chịu của bệnh nhân do một căn bệnh nào đó gây nên. Triệu chứng cơ
năng của bệnh giãn tĩnh mạch thƣờng là cảm giác đau nhức, nặng chân, mỏi chân,
cảm giác nóng, ngứa, co cứng hay chuột rút về đêm. Có những bệnh nhân mô tả khi
đứng cảm thấy tê nhƣ máu chảy dồn xuống chân, cảm giác châm chích rất khó chịu.
Triệu chứng cơ năng thƣờng nặng hơn khi ngƣời bệnh đứng lâu hay ngồi lâu,
sẽ giảm nhẹ khi ngƣời đó gác chân lên cao hay đi bộ. Nó có thể trở nên tồi tệ hơn với
phụ nữ đến chu kỳ hành kinh. Đa số bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt đau và dễ chịu khi
mang tất dài, băng thun hoặc khi giảm cân và tuân thủ một chế độ tập luyện thể dục
thƣờng xuyên.
Nghiên cứu về tĩnh mạch Ediburgh ở Anh tiến hành trên 1.500 bệnh nhân tuổi
từ 18 đến 64, cho thấy khoảng 40% có tĩnh mạch giãn to khi khám bệnh nhƣng gần
nhƣ không thấy đau hay khó chịu ở chân. Trái lại, 45% bệnh nhân than phiền có triệu
chứng đau ở chân phù hợp với bệnh tĩnh mạch nhƣng không bị giãn tĩnh mạch. Bên
cạnh đó, cũng không có sự liên quan giữa triệu chứng đau và dòng chảy ngƣợc trên


Trang 13


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

siêu âm Doppler mạch máu. Điều này có nghĩa là kết quả siêu âm Doppler tĩnh mạch
bình thƣờng không cho phép loại trừ bệnh suy tĩnh mạch mãn tính chi dƣới.
Với sự phát triển của căn bệnh này càng nhiều thì trong ngành y đã nghiên cứu
ra rất nhiều phƣơng pháp điều trị căn bệnh này, trong đó có phƣơng pháp áp lực cũng
đƣợc áp dụng chữa trị và phòng ngừa rất phổ biến, thuận tiện cho bệnh nhân. Trong
vài trƣờng hợp, cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả
hai phƣơng pháp băng ép và mang tất y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đƣờng
kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của
van “một chiều”, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân. Tất y khoa
đƣợc dùng sau điều trị băng ép hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. [17]

Hình 1.3. Ảnh mô tả quá trình sử dụng tất y khoa làm khép van tĩnh mạch.
Khi phƣơng pháp áp lực đƣợc áp dụng điều trị từ những năm 1950 thì tất y
khoa hay còn gọi là tất áp lực phòng chống suy giãn tĩnh mạch ra đời. Tất y khoa có
tác dụng phòng ngừa việc hình thành mới các tĩnh mạch dãn và giữ cho bệnh tĩnh
mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không đƣợc điều trị, nó có
thể tiến triển xấu hơn và trở nên mãn tính. Đó là lý do tại sao mang tất y khoa là đặc
biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng nhƣ các biến chứng của bệnh
tĩnh mạch.
1.1.2

Giới thiệu chung về vớ (tất) phòng chống suy giãn tĩnh mạch chân:


Tất áp lực hay còn gọi là tất y khoa đƣợc sử dụng sợi có độ đàn hồi cao, đƣợc dệt
bằng các kỹ thuật đặc biệt sao cho khi sử dụng, tất có khả năng tạo áp lực lên từng
đoạn của chi dƣới theo nguyên tắc: chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi đi lên cao,
luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch chân đi lên tim. [21]
Trang 14


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

Ngoài ra, tất y khoa còn tạo ra độ dốc áp lực làm tăng tốc độ tuần hoàn máu,
giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối do tốc độ dòng máu chảy chậm gây ra.

Hình 1.4. Tất y khoa áp lực tăng dần từ trên xuống đến cổ chân.
1.1.3 Công dụng của tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch chi dƣới:
Với tiến bộ của y học hiện đại có nhiều cách để điều trị suy tĩnh mạch, trong đó
sử dụng tất điều trị suy tĩnh mạch đƣợc xem là phƣơng pháp đơn giản và mang lại
hiệu quả. [34]
Tất y khoa điều trị suy tĩnh mạch hay gọi là tất áp lực, tất tạo áp lực tác động lên
từng đoạn của chi dƣới phù hợp với sinh lý bình thƣờng: chặt hơn ở gần cổ chân và
lỏng dần khi đi lên cao, luôn ôm lấy chân. Tác dụng khi mang tất với áp lực phù hợp
làm các van tĩnh mạch vốn bị hƣ hại (bị hở) sẽ khép kín trở lại, nhờ đó phục hồi lại
đƣợc chức năng, hạn chế máu ứ trệ chảy ngƣợc và cải thiện dòng hồi lƣu tĩnh mạch,
giảm nhẹ các triệu chứng của suy tĩnh mạch mạn tính nhƣ phù, nhức, đau và đề
phòng đƣợc hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu. [34]

Hình1.5.Mô tả các van tĩnh mạch bị hở và tĩnh mạch khép kín

Trang 15



Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

Tác dụng của tất áp lực làm khép van và tạo độ dốc áp lực là hai đặc tính quan
trọng nhất của tất y khoa mà bất kỳ một loại thuốc nào cũng không thể thay thế đƣợc.
Nếu bỏ qua yếu tố này thì kết quả điều trị rất kém vì các tĩnh mạch không đƣợc khép
kín, máu không thể bơm hết về tim.[21]
1.1.4 Nguyên lý áp dụng:
Nguyên lý của tất y khoa điều trị bằng áp lực chính xác, độ dốc áp lực đƣợc nhà
sản xuất tính toán giảm dần đều từ dƣới cổ chân lên đến đùi. Khi mang vớ sẽ giống
nhƣ bơm hỗ trợ liên tục cho máu lƣu thông tốt ở chân, ngay cả khi ngồi hoặc đứng
thƣờng xuyên.[21]
Với tiến bộ của y học hiện đại có nhiều cách để điều trị suy tĩnh mạch. Trong số
đó, tất y khoa đã đƣợc chứng minh điều trị suy tĩnh mạch và đƣợc sử dụng rộng rãi ở
nhiều nƣớc trên thế giới. Tất y khoa điều trị bất cứ giai đoạn nào của bệnh nhƣ từ lúc
phát hiện thì có thể mang tất phòng ngừa ở mức áp lực tấp, nếu chân bị bệnh thì
mang tất áp lực có mức áp lực cao.
Tất đƣợc chia thành 3 mức áp lực khác nhau:
- CcI I: 15 – 21mmHg (áp lực trung bình) dùng cho ngƣời có nguy cơ mắc bệnh suy
tĩnh mạch cao, cảm giác mệt mỏi và nặng nề ở chân, có triệu chứng giãn tĩnh mạch
khi mang thai, huyết khối và nghẽn mạch.
- CcI II: 23 – 32mmHg (áp lực vừa phải): cho ngƣời suy tĩnh mạch mãn tính nhẹ
nhƣ viêm tắc tĩnh mạnh (huyết khối bề mặt) và không có phù nề, xơ hóa, giãn tĩnh
mạch khi mang thai, dự phòng huyết khối và nghẽn mạch.
- CcI III: 34 – 46mmHg (mức áp lực mạnh) cho giai đoạn bệnh nặng của suy tĩnh
mạch mãn tính, sau khi phục hồi từ loét đùi (dự phòng tái phát), phù nề sau chấn
thƣơng, phù bạch huyết.

1.1.5 Các loại tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch chi dƣới :
Phân loại sản phẩm : Các nhà sản xuất trên thế giới đã đƣa ra thị trƣờng các
lọai tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch khác nhau về chức năng, về cấu trúc, hình
dáng của sản phẩm… nhƣng ở đây chúng ta có thể phân lọai tất y khoa có trên thị
trƣờng Việt nam nhƣ sau:


Phân loại theo chức năng sử dụng: Thông thƣờng các nhà sản xuất cung cấp

ra thi trƣờng nhiều loại: Tất phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, tất trị bệnh suy giãn tĩnh
mạch và tất sau phẫu thuật....
Trang 16


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

Theo PGS TS Nguyễn Hòai Nam-Chủ tịch Hội Tĩnh mạch TP Hồ Chí Minh-Cố
vấn Y khoa Bệnh Viện Quốc Tế Minh Anh cho chúng ta biết cách chọn tất khi biết
bệnh của mình ở giai đọan nào mà chọn vớ cho phù hợp: [15]
+ Tất phòng ngừa suy tĩnh mạch và phòng ngừa huyết khối khi phải ngồi lâu
để làm việc, ít vận động hoặc ngồi gập gối liên tục trên 4 tiếng khi đi máy bay, tàu
xe,… thì chúng ta dùng loại tất phòng ngừa. Loại tất này đƣợc thiết kế cho cho
ngƣời chƣa bị suy tĩnh mạch, mang thay cho vớ thƣờng.
+ Tất phòng ngừa mỏi chân, nặng chân hoặc phòng ngừa: Mang tất có áp lực
nhẹ (10-14mmHg) mang thay cho tất thƣờng.
+ Tất phòng ngừa huyết khối khi nằm viện, khi mổ, khi sanh: Mang tất có áp
lực nhẹ (10-14mmHg) mang thay cho tất thƣờng.
+ Tất suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch: Đau nhức chân, phù chân…hoặc nặng

hơn có tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo… thì mang tất có mức áp
lực trung bình (15-21mmHg) hoặc tùy theo mức độ của bệnh mà bác sĩ khuyên sử
dụng loại tất có mức áp lực phù hợp.


Phân lọai theo hình dáng, cấu trúc: Chúng ta thƣờng thấy có hai loại đó là

tất dài đến gối và tất dài đến đùi thƣờng đƣợc các bác sĩ khuyên dùng trong điều trị
bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
1.2.Cấu trúc sản phẩm :
1.2.1.Hình dáng tất dài đến gối:

Hình 1.6. Tất gối đƣợc mang trên chân

Trang 17


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

1.2.2. Hình dáng tất dài đến đùi:

Hình 1.7. Tất đùi đƣợc mang trên chân
1.3.Các chỉ tiêu chất lƣợng của tất: [14]
Chất lƣợng tất y khoa quyết định chất lƣợng điều trị suy tĩnh mạch. Một đôi tất
y khoa tốt phải đảm bảo đủ lực ép điều trị và sự giảm dần áp lực phải giảm đều từ cổ
chân lên đùi. Nếu không đảm bảo hai tiêu chí này thì mang tất sẽ làm nặng thêm tình
trạng suy tĩnh mạch do làm cản trở lƣu thông máu. Lực ép điều trị là lực ép đảm bảo
đủ mạnh trong điều kiện đi đứng sinh hoạt bình thƣờng và đủ bền ít nhất 6 tháng

trong điều kiện giặt giũ hàng ngày. Sự giảm dần áp lực (còn gọi là độ dốc áp lực) có
đƣợc nhờ kỹ thuật dệt tiên tiến do chính các nƣớc châu Âu và Mỹ sản xuất tại chỗ.
Việc sản xuất tất y khoa tại các nƣớc khác (nhƣ Trung Quốc chẳng hạn) sẽ không
đƣợc các nƣớc Âu Mỹ chuyển giao hoàn toàn nên chất lƣợng kém đi rất nhiều, dẫn
tới độ bền giảm và hiệu quả điều trị không cao.

Hình 1.8. Ảnh mô tả áp lực tại các vị trí trên chân
Trang 18


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

Mức áp lực:
Ccl A – 10-14 mmHg – áp lực thấp ;
Ccl I – 15-21 mmHg – áp lực trung bình;
Ccl II – 23-32 mmHg – áp lực điều trị cho ngƣời bệnh nhẹ;
Ccl III – 34-46 mmHg – áp lực mạnh điều trị cho ngƣời bệnh nặng;
Ccl IV – >49 mmHg – áp lực cực mạnh điều trị cho ngƣời bệnh rất nặng.
Ngoài các yêu cầu trên chúng ta còn phải quan tâm đến các nhóm chỉ tiểu chất lƣợng
sau:
- Tính sử dụng

(nhóm chỉ tiêu sử dụng)

- Tính bền

(nhóm chỉ tiêu sử dụng)


- Giá thành

(nhóm chỉ tiêu kinh tế)

- Tính tiện nghi

(nhóm chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ)

- Tính thẩm mỹ

(nhóm chỉ tiêu hình dáng trang trí thẩm mỹ)

+ Tính sử dụng, bảo quản:
Đặc trƣng cho các tiêu chuẩn xác định, các chức năng chủ yếu của sản phẩm
và quy định lĩnh vực sử dụng của sản phẩm tất.
Tính sử dụng, bảo quản của sản phẩm tất đƣợc thể hiện thông qua các tính
chất nhƣ tuổi thọ của sản phẩm, tính dễ bảo quản, hiệu quả sử dụng và không hƣ
hỏng khi sử dụng.
+ Tính bền: Độ bền của sản phẩm tất là một tính chất rất quan trọng, nó quyết
định đến giá trị sử dụng của sản phẩm. Độ bền của tất thƣờng đƣợc thể hiện ở các
khía cạnh nhƣ: Độ bền đứt, độ bền mài mòn, bền ánh sáng, bền nhiệt, bền với hóa
chất… Đối với tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch thì độ bền sản phẩm đƣợc thể
hiện qua các yếu tố sau:
-

Độ bền kéo

-

Độ bền xé


-

Độ đàn hồi

Trang 19


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

+ Giá thành: Bên cạnh tính sử dụng, tính tiện nghi và tính bền… thì giá thành
của tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch cũng rất quan trọng. Giá thành của sản phẩm
phải hợp lý, phù họp với túi tiền của ngƣời sử dụng.
+ Tính tiện nghi:
Nhiệm vụ của tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch là chữa bệnh, bên cạnh việc
bảo vệ sức khỏe cho ngƣời mặc nó còn phải đảm bảo sự thoải mái tiện nghi cho
ngƣời mặc trong lúc sử dụng sản phẩm.
Tính tiện nghi bao gồm nhiều yếu tố nhƣ: tính chất truyền nhiệt, hút ẩm, mức độ
gây kích ứng da, khả năng vận động…Ở đây sẽ xét đến các chỉ tiêu sau:
-

Độ thông hơi

-

Độ thoáng khí

-


Khả năng vận động

+ Tính thẩm mỹ: Thẩm mỹ là tính chất quan trọng, ngày càng đƣợc đề cao khi đánh
giá về chất lƣợng. Nó thể hiện ở kiểu cách, kết cấu sản phẩm, hình thức trang trí trên
sản phẩm phù hợp với công dụng của sản phẩm, đối tƣợng sử dụng và môi trƣờng sử
dụng. Vì vậy đối với sản phẩm là tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch ở đây thì tính
thẩm mỹ cũng rất quan trọng vì chúng đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong quá trính trị
bệnh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I:


Trong quá trình tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch thì chúng ta thấy rằng

bệnh này rất phổ biến và chiếm tỷ lệ ngƣời mắc bệnh khá cao trên thế giới.


Tất phòng, chống suy giãn tĩnh mạch chân là một sảm phẩm đặc biệt của

ngành dệt may ứng dụng vào điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và trong phòng
chống bệnh suy giãn tĩnh mạch.


Tất phải có độ co giãn tốt, đồ bền tốt, tỷ lệ áp lực phải đạt yêu cầu chữa bệnh,

thoát nhiệt tốt, thoải mái, dễ mặc, dễ cởi và phải đảm bảo an toàn và thuận tiện cho
bệnh nhân khi sử dụng để chữa bệnh và phòng chống suy giãn tĩnh mạch.
• Giá thành của tất đƣợc sản xuất ở các nƣớc Châu âu khá cao, tất đƣợc sản xuất
ở Châu Á (Trung Quốc) có giá thành thấp.


Trang 20


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhƣ đã trình bày ở phần tổng quan, vớ áp lực là loại sản phẩm sử dụng từ các
loại sợi dệt đặc biệt, có độ đàn hồi và bền cao. Đây là sản phẩm vải dệt kim với các
cấu trúc và kiểu dệt khác nhau trên một sản phẩm, chúng đƣợc thiết kế theo hình
dáng của đôi chân theo các thông số và kích thƣớc khác nhau nhằm tạo ra lực ép khác
nhau tại từng vị trí của đôi chân nhằm để ép các van tĩnh mạch của đôi chân lại với
nhau để cho các van tĩnh mạch không bị hở, tạo cho dòng máu lƣu thông đƣợc dễ
dàng, máu không ứ đọng làm cho chân bị tê, bị nhức, bị phù chân…Bên cạnh chức
năng ép các tĩnh mạch thì đôi vớ phải đạt đƣợc yêu cầu là dễ sử dụng, bảo quản, tiện
nghi, giá cả phù họp với số đông ngƣời dân, có cảm giác dễ chịu khi mang vớ phòng
ngừa hay điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Với lý do đó tác giả chọn đề tài: “
Khảo sát đánh giá được một số sản phẩm tất phòng, chống bệnh suy giãn tĩnh mạch
có trên thị trường Việt Nam” và đƣa ra các mục mục tiêu cần tìm hiểu là phải khảo
sát đƣợc khả năng tạo lực ép của tất lên đôi chân dƣới độ giãn cho trƣớc, các yếu tố
cấu thành khả năng tạo lực ép và tình hình thƣơng mại hóa các loại tất phòng chống
suy giãn tĩnh mạch chân trên địa bàn Tp.HCM.
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu : 2 loại Sản phẩm tất phòng chống suy giãn tĩnh mạch
của 3 nhà sản xuất cụ thể đƣợc mô tả trong bảng sau:
Bảng 2.1 Thông tin của các sản phẩm tất.
KÍCH THƢỚC CHÂN KHUYẾN
ÁP LỰC

ĐIỀU

CHU VI

CHU VI

CẤP

TRỊ

CỔ

BẮP

KÍCH

ĐIỀU

(mmHg)

CHÂN

CHÂN

CỠ

TRỊ

TB (cm)


TB (cm)

Doumed đùi

XXL

Ccl I

22

30

Doumed gối

L

19.5

25.4

16

24.6

LOẠI TẤT
STT

1
2


3

CÁO

Relax san
gối

L

Ccl I
Ccl II

15 - 21
15 - 21

23 - 32

Trang 21

CHU VI
ĐÙI TB
(cm)

40


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức


4

Tina đùi

L

Ccl I

20 - 30

17.2

25.4

5

Tina gối

L

Ccl I

20 - 30

17.6

25.5

36


2.3 Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu:
2.3.1. Khảo sát tình hình thƣơng mại hóa sản phẩm tất phòng, chống bệnh suy
giãn tĩnh mạch Doumed (Đức), Relaxsan (Italia) và Tina (Mỹ) trên thị trƣờng Việt
nam tại Tp.HCM.
- Tìm hiểu các thông tin của nhà sản xuất cung cấp qua mạng truyền thông.
- Tìm hiểu qua các trung tâm tƣ vấn chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Tìm hiểu thông tin qua các cửa hàng, các nhà cung cấp các sản phẩm tất
phòng chống suy giãn tĩnh mạch bán tại Tp.HCM
2.3.2. Khảo sát kích thƣớc và hình dáng sản phẩm tất:
- Mô tả hình dáng và kích thƣớc sản phẩm: Chiều dài tất, các chu vi

Hình 2.1 Mô tả hình dáng kích thước của tất và các vị trí đo.
+ Vị trí cổ chân là vị trí có chu vi nhỏ nhất trên toàn bộ chiều dài tất C0C
+ Vị trí bắp chân là vị trí có chu vi lớn nhất tính tới gối C0B
+ Vị trí đùi là vị trí nằm dƣới phần chun của tất đùi C0D
+ Chiều dài toàn bộ tất kể từ vị trí cổ chân tính theo đƣờng biên tới mép trên
cùng .

Trang 22


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức

- Chu vi tất xác định theo phƣơng pháp sau: Tất đƣợc đặt trên bàn phẳng, vuốt
phẳng, sử dụng thƣớc kim loại có độ chính xác tới milimet đo kích thƣớc ngang (F)
của tất tại các vị trí đã kể trên, chu vi C đƣợc tính bằng 2 lần giá trị F đo đƣợc.
- Từ điểm giữa của đƣờng OC kẻ đƣờng vuông góc với OC, dùng thƣớc kim
loại có độ chính xác tới milimet đo đƣợc giá trị L.

2.3.3. Khảo sát đƣợc khả năng tạo lực ép của tất theo giới thiệu của nhà sản
xuất.
2.3.3.1. Tính toán độ giãn của tất cần đạt theo khuyến cáo của nhà sản xuất để
đạt lực ép cần thiết: Độ giãn cần đạt (ε %) theo khuyến cáo của nhà sản xuất đƣợc
tính toán theo công thức:

(1)
C1: là giá trị trung bình chu vi chân mà nhà sản xuất khuyến cáo
C0: Chu vi của tất đo thực tế
2.3.3.2.Xác định áp lực (A) cần đạt đƣợc theo độ giãn của tất theo khuyến cáo
của nhà sản xuất:
Áp lực (A) cần đạt tại mỗi vị trí của mỗi loại tất đƣợc xác định bắt đầu từ vị trí
cổ chân theo cấp của tất trên bao bì, vị trí gối bằng 70% vị trí cổ chân, vị trí đùi
bằng 40% vị trí cổ chân, kết quả đƣợc xác định nhƣ sau:
A cổ chân = 100%
Agối = Acổ chân X 0,7
Ađùi = Acổ chân X 0,4
2.3.4. Khảo sát các yếu tố cấu thành khả năng tạo lực ép của tất:
Mỗi loại tất khảo sát tại các vị trí cổ chân OC, bắp chân OB và đùi OD nhƣ
mô tả trong mục 2.3.2.
2.3.4.1 Cấu trúc sản phẩm:
Mỗi vị trí cần khảo sát của các loại tất được khảo sát các đặc trưng dưới đây:
- Thành phần nguyên liệu của sản phẩm: Theo thông báo của nhà sản xuất.
Trang 23


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức


- Cấu trúc sợi: Sợi tách từ tất đƣợc quan sát dƣới kính hiển vi quang học có
bộ phận chụp ảnh Kruss của Đức sử dụng độ phóng đại 400 lần và thực hiện theo các
bƣớc sau:
1. Sợi đƣợc tách ra cẩn thận khỏi băng vải mẫu,
2. Đƣa sợi lên kính tải,
3. Đặt 1 kính tải lên trên sợi đƣợc tách ra để ép giữ cố định sợi giữa hai lớp
kính tải.
4. Cố định 2 kính tải bằng băng dính trong.
5. Đƣa lên kính hiển vi và điều chỉnh kính hiển vi sao cho độ phóng đại 400
thấy sợi rõ nhất.
6. Chụp hình sợi trên màn hình máy tính.

Hình 2.2 : Kính hiển vi quang học Kruss của Đức
- Kiểu dệt: Dùng kính soi mật độ và kim gẩy xác định kiểu dệt, vẽ vị trí từng
vòng sợi theo từng hàng vòng và cột vòng cho tới khi lặp lại.
- Mật độ sợi: Xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5794-1994 “Vải và sản phẩm
dệt kim – phƣơng pháp xác định mật độ”.
Đối với vải dệt kim xác định mật độ theo số cột vòng hoặc số hàng vòng trên
một đơn vị chiều dài bằng 100mm.
+ Mật độ ngang (Mn) của vải dệt kim là số cột vòng trên 100mm.
+ Mật độ dọc (Md) của vải dệt kim là số hàng vòng trên 100mm
Có thể xác định mật độ của vải dệt kim bằng cách:
+ Dùng kính lúp

Trang 24


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khóa 13A

Huỳnh Văn Thức


+ Đếm số hàng vòng hoặc số cột vòng trên 50mm tại 5 vị trí khác nhau (cách
100-150mm) trên mẫu thử ban đầu rồi lấy giá trị trung bình.
- Khối lƣợng của vải: Xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5793-1994 “Vải và
sản phẩm dệt kim – phƣơng pháp xác định khối lƣợng vải”.
+ Mẫu vải sau khi cắt đƣợc bảo quản sạch sẽ trong túi.
+ Ổn định mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn sau 24h.
+ Rồi tiến hành đem cân mẫu trên cân có độ chính xác đến 0,001mg.
+ Ghi lại kết quả
+ Khối lƣợng 1m2 vải G1

106 [g/m²] (2)

G1 =
Trong đó:
G – Khối lƣợng mẫu vải (g)

A – Chiều dài trung bình của mẫu (mm)
B – Chiều rộng trung bình của mẫu (mm)

Hình 2.3 Cân GP1503S
- Độ dày của vải: Độ dày của vải đƣợc đo theo tiêu chuẩn TCVN 5071-2007
Việc đo bề dày vải được tiến hành như sau:
+ Ấn tay nén, đĩa đƣợc nâng lên.
+ Đặt mẫu vải lên đế rồi từ từ hạ đĩa xuống.
+ Lúc đó kim lệch khỏi vị trí và xác định đƣợc bề dày vải qua kim chỉ trên
thang vạch.

Trang 25



×