Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Dừa sáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 14 trang )

Lời giới thiệu
Vùng Tây Nam Bộ và duyên hải miền Trung nước ta những vùng có truyền thống trồng dừa,
sản phẩm từ dừa được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, trong công
nghiệp, rất gần gũi trong bữa ăn hằng ngày và nước dừa là loại nước giải khát bổ dưỡng và
ngon miệng.
Bên cạnh những giống dừa truyền thống, nước ta còn có một số giống dừa nhập ngoại với
phẩm chất tốt và giá trị kinh tế cao như 2 giống dừa dứa và dừa sáp, được trồng nhiều ở Tây
Nam Bộ, chủ yếu tập trung ở hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.
Trong đó, dừa sáp là loại dừa có cơm dày, ít nước, dẻo quánh, thơm ngon rất được ưa
chuộng, cho giá trị kinh tế cao nhưng lại cho sản lượng ít do trong số quả dừa sáp tạo thành
trong một buồng ít, mặt khác dừa sáp rất khó nảy mầm ngoài tự nhiên do nhiều lý do.
Trước tình hình đó, Ở Việt Nam cũng như một số nước trồng nhiều dừa khác như Philippin,
Thái Lan,… đã có nhiều nghiên cứu để nhân giống và lai tạo các giống dừa và đã có nhiều
thành công.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm em xin trình bày về đặc điểm của dừa sáp, những
công trình nghiên cứu về dừa, và phương pháp nuôi phôi dừa trong điều kiện in vitro. Bài làm
còn rất nhiều thiếu sót , Mong thầy đóng góp ý kiến để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!
Tập thể nhóm.
1
I. Tổng quan về Makapuno.
1. Giới thiệu chung.
Phân loại
Kingdom: Plantae
Division: Magnoliophyta
Class: Liliopsida
Order: Arecales
Family: Arecaceae
Subfamily: Arecoideae
Tribe: Cocoeae
Genus: Coconuts


Species: Coconuts Makapuno
- Dừa Sáp có nguồn gốc từ Philippines, còn gọi
là Makapuno là hiện tượng đột biến gen của giống dừa cao Laguna.
- Từ những năm 1980, Thái Lan đã nhập dừa Sáp từ Philippines về trồng khảo nghiệm,
từ đó Thái Lan đã không ngừng nghiên cứu về tính thích ứng và chọn tạo giống từ các
cây dừa Sáp nhập nội này. Ông Somchai Watanayothin, chuyên gia cao cấp của Viện
Nghiên cứu cây ăn quả Bangkok, Thái Lan vừa công bố kết quả nghiên cứu cải thiện
giống dừa Sáp lai bằng cách sử dụng phấn hoa dừa được thu từ cây dừa Sáp trồng ở
đảo dừa Sáp Vachiralongkhorn Dam, huyện Thongphaphum, tỉnh Kanchanaburi để thụ
cho 5 giống dừa khác là: dừa lùn vàng Mã Lai, dừa lùn đỏ Mã Lai, dừa Dứa “Nam Hom”,
dừa ngọt “Thungkhled” và dừa cao tây Phi. Cây lai từ các tổ hợp lai nói trên được trồng
khảo nghiệm ngoài đồng ruộng tại Viện nghiên cứu cao su Surat Thani, huyện Thachana,
tỉnh Surat Thani và Trung Tâm nghiên cứu cây ăn quả Trung, huyện Sikao, tỉnh Trung.
2
Cây dừa sáp
- Ở Việt Nam, từ năm 2002 Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã chọn tạo tổ hợp lai
lùn vàng mã Lai x Sáp, cây lai F1 của tổ hợp lai này đang được trồng khảo nghiệm tại
Trảng bàng - Tây Ninh. Đồng thời năm 2006, Trung tâm thực nghiệm Đồng Gò đã chọn
tạo 2 tổ hợp lai Sáp x Dứa và Dứa x Sáp bằng phương pháp thụ phấn nhân tạo, cây lai
F1 của hai tổ hợp lai nói trên đang được trồng khảo nghiệm tại Giồng Trôm- Bến Tre.
Trong vài năm tới, từ kết quả khảo nghiệm này sẽ định hướng nghiên cứu tiếp theo để tạo
ra giống dừa lai mới là giống dừa Sáp (đặc ruột thơm mùi dứa) lùn chất lượng cao phục
vụ chế biến và du lịch, góp phần làm phong phú nguồn giống dừa Việt nam và tận dụng
khai thác tối đa nguồn tài nguyên di truyền cây dừa quốc gia.
2. Đặc điểm:
- Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, thuộc giống dừa cao, thụ phấn chéo. Ít
nhất, có năm loại dừa sáp: dừa tròn, dừa dài, dừa có cạnh, dừa vỏ xanh, dừa vỏ vàng.
Dựa vào độ đặc ruột của cơm dừa, dừa Sáp được chia thành 3
nhóm với kiểu đặc ruột là kiểu A, B và C với độ đặc ruột tương
ứng tăng dần, với kiểu A là đặc ít, chỉ khoảng 1/3 bán kính trái

dừa, và kiểu C là gần như không có nước.
Dừa sáp trồng khoảng 4 năm có lưỡi mèo, càng về lâu về dài
càng sai trái. Dừa sáp cũng giống như các loại dừa khác ở
nước ta như dừa xiêm, dừa ta, dừa dâu, dừa bung, dừa bị…
- Nhưng dừa sáp có lớp cơm màu trắng rất dày (có khi choán hết cả phần ruột) giống
như sáp đèn cầy, chính giữa là chất lỏng sệt như nước cơm chắt. Không như cơm dừa
bình thường, nếu còn non thì mềm và ngọt, nếu già thì cứng cạy. Cơm dừa sáp mềm và
dẻo như bột quánh lại, béo và có mùi thơm đặc trưng. Nước dừa sáp cũng vậy.
3
Trái dừa sáp
Quả dừa sáp có phần cơm
dừa dày đến 2cm
- Để phân biệt dừa sáp và dừa thường, người trong nghề dùng sống dao thử. Gõ sống
dao vào gáo dừa đã lột vỏ. Dừa thường dày cơm gõ nghe tưng tưng, tiếng trong. Còn
dừa sáp gõ nghe lộp bộp, tiếng trầm.
- Thông thường một quày dừa sáp có 12 trái, chỉ có khoảng 4-5 trái có sáp, thậm chí
không có trái nào, tùy theo nhiều yếu tố.
- Khác với dừa thường, dừa
sáp có độ dầu cao hơn, mùi hương đặc trưng hơn. Đó là đặc điểm quý cần nghiên cứu
ứng dụng trong việc sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm khác đem lại nguồn lợi kinh tế
cao.
- Có tài liệu cho biết, dừa sáp sau khi hái xuống, có thể sản xuất cơm dừa, thạch dừa
(nata de coco), mứt dừa, kem dừa, nhựa thu được từ các cụm bông dừa được len men
để sản xuất rược vang dừa (ở Philippines gọi là tuba), cơm dừa sấy khô, mụn xơ dừa,
than hoạt tính…..
- Trên thị trường quốc tế, các mặt hàng sản phẩm từ dừa đều có giá trị kinh tế cao. Giá
FOB (giá giao hàng tại cảng) của mụn xơ dừa khỏang 6.500USD/tấn, than hoạt tính (làm
từ gáo dừa): 1.000 - 1.200USD/tấn, cơm dừa sấy khô: 600 - 700USD/tấn và dao động tùy
theo từng thời điểm.
- Bảng thành phần dinh dưỡng của dừa sáp (thành phần dinh dưỡng trong 100g cùi).

4
Dừa thường
Dừa sápDừa thường
5
Moisture 64.8g Calcium 58mg
Energy 194 kcal Phosphorus 59mg
Protein 2.4g Iron 1.4mg
Fat 17.6g Thiamine 0.02mg
Fiber 5g Riboflavin 0.02mg
Carbonhydrate 9.5g Niacin 0.6mg
Ash 0.7mg Ascorbic acid 8mg
Sản phẩm từ
dừa sáp

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×