Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian, chiều dài, cỡ chỉ đến độ bền và độ giãn của chỉ phẫu thuật tự tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 91 trang )

Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Hoàng
Thanh Thảo. Kết quả nghiên cứu luận văn đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm Vật
liệu Dệt – Viện Dệt May Da Giầy & Thời Trang – Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà
Nội.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung của luận văn không có sự sao
chép từ các luận văn khác.
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2012

Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền

1

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi vô cùng biết ơn Tiến sĩ Hoàng Thanh Thảo, ngƣời đã tận tâm hƣớng


dẫn, khích lệ và dành nhiều thời gian giúp tôi hoàn thành luận án thạc sĩ khoa học
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cô giáo trong viện Dệt May, Da Giầy
& Thời Trang – Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã hết lòng truyền đạt những
kiến thức khoa học trong suốt thời gian học tập tại trƣờng và luôn tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin kính chúc Qúy Thầy – Cô, các bạn đồng nghiệp sức khỏe và
thành đạt.

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 21012
Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền

2

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 2
MỤC LỤC .............................................................................................................. 3

DANH MỤC BẢNG BI U ..................................................................................... 4
DANH MỤC H NH V – ĐỒ THỊ ......................................................................... 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN .................................................................................. 10
1.1. Giới thiệu chung về chỉ phẫu thuật ............................................................. 10
1.1.1. Lịch sử phát triển................................................................................. 11
1.1.2. Đặc điểm - chất liệu chỉ phẫu thuật ..................................................... 12
1.2. Phân loại chỉ phẫu thuật .............................................................................. 14
1.2.1. Chỉ không tiêu ..................................................................................... 14
1.2.2. Chỉ tự tiêu ........................................................................................... 17
1.3. Cấu trúc chỉ ................................................................................................ 22
1.4. Một số đặc trƣng cơ lý của chỉ phẫu thuật ................................................... 23
1.4.1. Kích thƣớc của chỉ............................................................................... 23
1.4.2. Độ bền................................................................................................. 24
1.4.3. Độ giãn................................................................................................ 24
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền chỉ ......................................................... 25
1.5.1. Các dạng mũi khâu .............................................................................. 25
1.5.2. Cách thắt nút chỉ trong phẫu thuật ....................................................... 29
1.5.3. Kim phẫu thuật .................................................................................... 33
1.6. Nhận xét ..................................................................................................... 34
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU . 36
2.1. Đối tƣợng - nội dung nghiên cứu ............................................................... 36
2.1.1. Chỉ phẫu thuật tự tiêu .......................................................................... 36
2.1.2. Xác định lực kéo đứt ........................................................................... 36
2.1.3. Thiết bị thí nghiệm .............................................................................. 37

Nguyễn Thị Hiền

3


Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 39
2.2.1. Phƣơng pháp xác định độ bền chỉ phẫu thuật ....................................... 39
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm nhiều yếu tố ............................. 39
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích kết quả thí nghiệm .......................................... 46
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................... 51
3.1. Phƣơng án thí nghiệm ................................................................................. 51
3.2. Kết quả thí nghiệm và bàn luận .................................................................. 54
3.2.1. Chỉ Catgut ........................................................................................... 54
3.2.2 Chỉ Safil ............................................................................................... 64
3.2.3. Chỉ Polysorb........................................................................................ 74
3.3. So sánh độ giãn và độ bền của chỉ Catgut, Polysorb, Safil .......................... 84
3.3.1. Độ giãn................................................................................................ 84
3.3.2. Độ bền................................................................................................. 85
3.4. Nhận xét ..................................................................................................... 87
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 90
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 91

Nguyễn Thị Hiền

4


Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

AN

MỤC ẢN

IỂU

Bảng 1.1. Kích thƣớc chỉ phẫu thuật.......................................................................13
Bảng 2.1. Số lƣợng thí nghiệm trong quy hoạch thực nghiệm.................................43
Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm theo mô hình tổ hợp quay trung tâm cho hàm bậc hai có
3 biến.........................................................................................................................45
Bảng 3.1. Các biến độc lập và các mức nghiên cứu của các thông số công nghệ....51
Bảng 3.2. Xác lập phƣơng án thí nghiệm................................................................. 52
Bảng 3.3. Kết quả thí nghiệm độ giãn chỉ Catgut.....................................................54
Bảng 3.4. Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy chỉ Catgut.........................55
Bảng 3.5. Kiểm định khả năng tƣơng thích của phƣơng trình chỉ Catgut................55
Bảng 3.6. Kết quả thí nghiệm độ bền chỉ Catgut......................................................59
Bảng 3.7. Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy chỉ Catgut.........................60
Bảng 3.8. Kiểm định khả năng tƣơng thích của phƣơng trình chỉ Catgut................60
Bảng 3.9. Kết quả thí nghiệm độ giãn chỉ Safil........................................................64
Bảng 3.10. Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy chỉ Safil..........................65
Bảng 3.11. Kiểm định khả năng tƣơng thích của phƣơng trình chỉ Safil.................65
Bảng 3.12. Kết quả thí nghiệm độ bền chỉ Safil.......................................................69

Bảng 3.13. Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy chỉ Safil..........................70
Bảng 3.14. Kiểm định khả năng tƣơng thích của phƣơng trình chỉ Safil.................70
Bảng 3.15. Kết quả thí nghiệm độ giãn chỉ Polysorb...............................................74
Bảng 3.16. Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy chỉ Polysorb...................75
Bảng 3.17. Kiểm định khả năng tƣơng thích của phƣơng trình chỉ Polysorb...........75
Bảng 3.18. Kết quả thí nghiệm độ bền chỉ Polysorb................................................79
Bảng 3.19. Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy chỉ Polysorb...................80
Bảng 3.20. Kiểm định khả năng tƣơng thích của phƣơng trình chỉ Polysorb...........80
Bảng 3.21. Độ giãn chỉ phẫu thuật theo chiều dài....................................................84
Bảng 3.22. Độ giãn chỉ phẫu thuật theo thời gian....................................................84
Bảng 3.23. Độ bền chỉ phẫu thuật theo chiều dài.....................................................85
Bảng 3.24. Độ bền chỉ phẫu thuật theo thời gian.....................................................86
Nguyễn Thị Hiền

5

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

AN

MỤC

N


V – ĐỒ T Ị

Hình 1.1. Các k thuật trong băng bó vết thƣơng.....................................................10
Hình 1.2. Hình ảnh dụng cụ phẫu thuật tại Kom Ombo – Ai Cập............................11
Hình 1.3. Chỉ Polyester.............................................................................................14
Hình 1.4. Chỉ Nylon..................................................................................................15
Hình 1.5. Chỉ Polypropylen......................................................................................16
Hình 1.6. Chỉ từ thép không gỉ.................................................................................16
Hình 1.7. Chỉ tơ........................................................................................................17
Hình 1.8. Chỉ Catgut.................................................................................................18
Hình 1.9. Chỉ Polyglycolic axit................................................................................19
Hình 1.10. Chỉ Safil..................................................................................................20
Hình 1.11. Chỉ Polysorb...........................................................................................20
Hình 1.12. Cấu trúc dạng Monofilament..................................................................22
Hình 1.13. Cấu trúc dạng Braided............................................................................23
Hình 1.14. Cấu trúc dạng Monofilament Braided....................................................23
Hình 1.15. So sánh cỡ chỉ.........................................................................................24
Hình 1.16. Mũi khâu rời...........................................................................................26
Hình 1.17. Mũi khâu liên tục....................................................................................26
Hình 1.18. Mũi khâu đệm th ng đứng......................................................................27
Hình 1.19. Mũi khâu đệm n m ngang......................................................................27
Hình 1.20. Mũi khâu lộn kín mép............................................................................28
Hình 1.21. Mũi khâu chịu lực...................................................................................29
Hình1.22. Các nút thắt chỉ........................................................................................29
Hình 1.23. Cách thắt nút chỉ theo phƣơng pháp1.....................................................31
Hình 1.24. Cách thắt nút chỉ theo phƣơng pháp 2....................................................33
Hình 1.25. Cấu tạo của kim phẫu thuật....................................................................34
Hình 2.1. Thiết bị thử độ bền và độ giãn đứt Tensilon – Nhật Bản..........................37

Nguyễn Thị Hiền


6

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hình 2.2. Màn hình hiển thị kết quả đo độ bền và độ giãn đứt Tensilon – Nhật
Bản............................................................................................................................38
Hình 2.3. Màn hình nhập số liệu và xử lý số liệu Design – Expert..........................47
Hình 3.1. Ảnh hƣởng của cỡ chỉ, chiều dài chỉ đến độ giãn chỉ Catgut...................57
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của cỡ chỉ, chiều dài chỉ đến độ bền chỉ Catgut....................62
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của cỡ chỉ, chiều dài chỉ đến độ giãn chỉ Safil......................67
Hình 3.4. Ảnh hƣởng của cỡ chỉ, chiều dài chỉ đến độ bền chỉ Safil.......................72
Hình 3.5. Ảnh hƣởng của cỡ chỉ, chiều dài chỉ đến độ giãn chỉ Polysorb...............77
Hình 3.6. Ảnh hƣởng của cỡ chỉ, chiều dài chỉ đến độ bền chỉ Polysorb.................82
Hình 3.7. Độ giãn chỉ phẫu thuật theo chiều dài......................................................84
Hình 3. 8. Độ giãn chỉ phẫu thuật theo thời gian....................................................85
Hình 3.9. Độ bền chỉ phẫu thuật theo chiều dài......................................................85
Hình 3.10. Độ bền chỉ phẫu thuật theo thời gian.....................................................86

Nguyễn Thị Hiền

7

Ngành CN Vật liệu Dệt May

Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Dệt – May Việt Nam đã và đang
phát triển nhanh, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế. Các lĩnh
vực sử dụng sản phẩm dệt may càng ngày càng đƣợc mở rộng nhƣ: dân dụng, k
thuật, y tế…Trong lĩnh vực y tế, vật liệu dệt đƣợc sử dụng rộng rãi làm quần áo bác
s , bông băng, chỉ phẫu thuật…
Hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe con ngƣời đƣợc đặt lên hàng đầu thì nhu cầu
thẩm m cũng đƣợc quan tâm nhiều hơn, chỉ phẫu thuật phải đảm bảo vô khuẩn,
mau lành vết thƣơng, ít tổn thƣơng tới mô, không để lại sẹo cho bệnh nhân.
Chỉ phẫu thuật ngày càng trở nên cần thiết và không thể thiếu trong các ca phẫu
thuật. Chính vì vậy đặt ra cho các nhà nghiên cứu những vấn đề cần giải quyết, làm
sao để có chỉ phẫu thuật phù hợp với từng loại vết thƣơng trên cơ thể ngƣời bệnh.
Đã có rất nhiều nghiên cứu và báo cáo khoa học của các quốc gia trên thế giới
cho thấy chỉ phẫu thuật có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân. Cho tới nay tại Việt Nam
việc nghiên cứu về chỉ phẫu thuật chƣa nhiều. Luận văn chọn đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của thời gian, chiều dài, cỡ chỉ đến độ bền và độ giãn của chỉ phẫu
thuật tự tiêu”.
Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tìm ra mối tƣơng quan giữa độ bền, độ
giãn với cỡ chỉ, chiều dài vết khâu và thời gian lấy chỉ khỏi bao nh m lựa chọn
phƣơng án sử dụng chỉ phẫu thuật tự tiêu phù hợp cho các ca phẫu thuật ở Việt
Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu ba loại chỉ phẫu thuật tự

tiêu: Catgut, Safil, Polysorb, với 5 cỡ chỉ 5/0, 4/0, 3/0, 2/0, 1/0.
Chiều dài chỉ thí nghiệm hay chính là chiều dài vết khâu: 116,6[mm]; 120[mm];
125[mm]; 130[mm]; 133,4[mm].
Thời gian tính từ khi lấy chỉ ra khỏi bao: 4 [phút]; 6 [phút]; 9 [phút]; 12 [phút];
14 [phút].
Phương pháp nghiên cứu : Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm nhiều yếu tố.
Nguyễn Thị Hiền

8

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Nội dung của luận văn trình bày thành ba chương:
+ Chƣơng I: Tổng quan
+ Chƣơng II: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
+ Chƣơng III: Kết quả và bàn luận
Luận văn đƣợc thực hiện tại viện Dệt May – Da Giầy & Thời Trang - Trƣờng
Đại học Bách khoa Hà Nội. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thanh
Thảo ngƣời đã hƣớng dẫn, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình làm luận
văn. Xin cảm ơn các thầy cô trong viện Dệt May – Da Giầy & Thời trang - Trƣờng
Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Nguyễn Thị Hiền


9

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

C ƢƠN

I. TỔN

QUAN

1.1. Giới thiệu chung về chỉ phẫu thuật

Ngày nay có rất nhiều vật liệu đƣợc sử dụng trong ngành y tế nhƣ: Mạch máu
nhân tạo, bông băng y tế... đặc biệt là chỉ phẫu thuật. Chức năng chính của chỉ phẫu
thuật là đóng các mô tách nhau sau phẫu thuật hay chấn thƣơng.
Mặc dù có nhiều phƣơng pháp đóng vết thƣơng nhƣ: Đinh, kẹp, băng, chất kết
dính. Nhƣng chỉ phẫu thuật vẫn là vật liệu đƣợc sử dụng rộng rãi. Trong số các vật
liệu sinh học đƣợc sử dụng cấy ghép trên cơ thể con ngƣời, chỉ phẫu thuật tạo thành
nhóm lớn trong các vật liệu có thị trƣờng rộng lớn trên $1300000000 hàng năm. Chỉ
phẫu thuật là vật liệu đƣợc sử dụng băng bó vết thƣơng trong nhiều thế kỷ [7].

Hình 1.1- Các k thuật trong băng bó vết thƣơng

Nguyễn Thị Hiền


10

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.1.1. Lịch sử phát triển
Chỉ phẫu thuật đƣợc biết đến từ thời cổ đại cách đây 4000 năm. Hồ sơ khảo cổ
từ Ai Cập cổ đại thấy r ng ngƣời Ai Cập sử dụng vải lanh, động vật (bọ cánh cứng,
kiến), tóc, cỏ, lụa, ruột động vật, lông lợn.... làm chỉ gắn liền vết thƣơng.

Hình 1.2 - Hình ảnh dụng cụ phẫu thuật tại Kom Ombo – Ai Cập

Ghi chép đầu tiên mô tả về vết thƣơng và các loại vật liệu khâu vết thƣơng đƣợc
tác giả Sushruta ngƣời Ấn Độ viết vào khoảng 500TCN có tên gọi Sushruta
Samhita. Đây là văn bản cổ nhất mô tả chi tiết về việc kiểm tra, chuẩn đoán, điều trị
và tiên lƣợng vết thƣơng. Với nhiều đóng góp cho nền khoa học y học thế giới mà
Sushruta đƣợc gọi b ng danh hiệu “Cha đẻ của phẫu thuật” [6].
Ngay từ những năm 131 – 211 sau công nguyên, ở Hy Lạp bác s Claudius
Galen đã tìm ra vật liệu khâu vết thƣơng từ ruột của động vật.
Mặc dù chỉ phẫu thuật có từ rất lâu và đƣợc phổ biến rộng rãi. Nhƣng vết thƣơng
và vết mổ thƣờng bị nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, năm 1860 bác s
Joseph Lister ngƣời Anh phát minh ra k thuật khử trùng cho chỉ phẫu thuật để vết
thƣơng an toàn hơn. Ông ngâm chỉ Catgut trong phenol làm cho chỉ vô trùng nhƣng
Nguyễn Thị Hiền


11

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

k thuật này chỉ đảm bảo vô trùng bên ngoài. Sau đó ông đã dành hơn 10 năm thử
nghiệm với chỉ Catgut để tìm ra những đặc tính dẻo và có khả năng hấp thụ trong cơ
thể ngƣời.
Năm 1900 ngành công nghiệp sản xuất chỉ Catgut đƣợc thiết lập vững chắc ở
Đức. Ngƣời Đức đã sử dụng nhiều phƣơng pháp khử trùng chỉ Catgut. Phát minh
khử trùng chỉ phẫu thuật b ng iốt của bác s Claudius vào năm 1902 đã đƣa Catgut
là chỉ hoàn toàn vô trùng. Chỉ Catgut và lụa thống trị thị trƣờng chỉ phẫu thuật cho
đến năm 1930.
Thế kỷ XX đánh dấu sự phát triển của chỉ phẫu thuật với nguyên liệu từ bông, tơ
t m. Trong thế chiến thứ II xuất hiện dây thép và sợi tổng hợp nhƣ: Nylon,
Polyester, Polypropylen(PP), thời kỳ này đã mở rộng thành phần hóa học của chỉ
phẫu thuật.
Trong thập niên 1960, hóa học phát triển kéo theo sự phát triển của vật liệu tổng
hợp đƣợc cơ thể hấp thụ, đánh dấu sự ra đời của chỉ Polyglycolic axit và Polylactic
năm 1968. Nhƣng đến năm 1976 tổ chức y tế thế giới mới chấp nhận loại chỉ phẫu
thuật mới này và 14 năm sau đó đƣợc cấp b ng sáng chế vật liệu khâu mới [7].
1.1.2. Đặc điểm - chất liệu chỉ phẫu thuật
1.1.2.1. Đặc điểm chỉ phẫu thuật
Chỉ phẫu thuật là vật liệu khâu lý tƣởng hoàn toàn trơ về mặt sinh học và đặc

biệt không gây bất kỳ phản ứng với cơ thể con ngƣời. Chỉ phẫu thuật có những đặc
điểm chính:
- Dễ xử lý.
- Phản ứng với mô là thấp nhất.
- Không hỗ trợ sự tăng trƣởng của vi khuẩn, ít xẩy ra nhiễm trùng khi khâu.
- Dễ khử trùng.
- Không có các phản ứng dị ứng.
- Không gây ung thƣ.

Nguyễn Thị Hiền

12

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Có độ bền kéo tƣơng đối cao.
- Cơ thể ngƣời dễ hấp thụ dẫn đến liền các vết thƣơng.
Trên thực tế, mỗi loại vết thƣơng cần sử dụng chỉ phẫu thuật có kích thƣớc khác
nhau để đảm bảo tính thuận tiện và an toàn cho ngƣời bệnh. Chính vì vậy tùy từng
dạng phẫu thuật mà sử dụng kích cỡ chỉ phẫu thuật khác nhau.
Kích thƣớc dùng để đo đƣờng kính của sợi chỉ phẫu thuật đƣợc ký hiệu là số” 0”.
Đƣợc sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhƣ sau: 5/0, 4/0, 3/0, 2/0, 1/0. Kích thƣớc chỉ là
một trong những chỉ tiêu khi lựa chọn sử dụng cho các ca phẫu thuật.
Bảng 1-1- Kích thƣớc chỉ phẫu thuật [7].

STT

Cỡ chỉ

Phạm vi sử dụng

1

7/0

Nhãn khoa và vi phẫu

2

6/0

Phẫu thuật ở mặt, nối mạch máu

3

5/0

Phẫu thuật ở mặt, nối mạch máu, vị trí cổ

4

4/0

Niêm mạc, cổ, tay, chân, mạch máu


5

3/0

Chân, tay, thân, ruột, mạch máu

6

2/0

Gân chân, nội tạng, mạch máu

7

0 và lớn hơn

Phẫu thuật chỉnh hình, động mạch

Lựa chọn chỉ phẫu thuật phải dựa trên các đặc tính vật lý và sinh học của vật liệu
làm chỉ và đặc điểm của tổ chức đƣợc khâu. Nói chung nên chọn loại chỉ nhỏ nhất
có độ bền thích hợp với tổ chức cần khâu.
1.1.2.2. Chất liệu chỉ phẫu thuật
Chỉ phẫu thuật đƣợc làm từ rất nhiều chất liệu có nguồn gốc khác nhau: Chỉ tự
nhiên và chỉ nhân tạo.
Chỉ phẫu thuật có nguồn gốc tự nhiên là các loại chỉ có nguồn gốc từ động vật
hoặc thực vật nhƣ: Chỉ Catgut hoặc tái tạo collagen, cotton, tơ t m, lanh.

Nguyễn Thị Hiền

13


Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Chỉ nhân tạo là các loại chỉ nhƣ: Polyglycolic, đồng trùng hợp glycolide – lactic,
Polydioxanone, đồng trùng hợp của glycolide và cacbonat trimethylene. Ngoài ra
một số chỉ phẫu thuật đƣợc làm từ thép không gỉ.
Chỉ phẫu thuật thƣờng đƣợc tráng phủ, có cấu trúc bện hoặc xoắn. Một số chỉ
phẫu thuật có thể đƣợc nhuộm với mục đích giúp cho bác s dễ dàng nhận biết
trong khi phẫu thuật. Các loại thuốc nhuộm đƣợc sử dụng nhƣ: Crom – coban –
nhôm oxit.... Chỉ phẫu thuật có thể đƣợc phủ b ng sáp, silicone, fluorocarbon...[9]
1.2. Phân loại chỉ phẫu thuật
1.2.1. Chỉ không tiêu
Nguồn gốc của chỉ phẫu thuật không tiêu có nguồn gốc từ tự nhiên nhƣ tơ t m
hoặc từ nhân tạo nhƣ: Kim loại, Nylon, Polyester, Polyamid, Polypropylene. Đây là
loại chỉ không bị tiêu hủy trong mô của cơ thể ngƣời, độ bền chỉ không tiêu rất lớn,
không đƣợc cơ thể hấp thụ. Chính vì vậy sau khi lành vết thƣơng sẽ phải cắt và tháo
chỉ.
1.2.1.1. Chỉ Polyester

Hình 1.3 - Chỉ Polyester
Chỉ Polyester là chỉ đƣợc tạo thành theo phƣơng pháp bện, có độ dai rất cao, chỉ
Polyester thông thƣờng khi thắt nút chặt dễ làm cắt tổ chức, do đó thƣờng dùng các
Nguyễn Thị Hiền


14

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

loại chỉ Polyester đƣợc phủ ngoài bởi lớp Teflon, Silicone hoặc Polybutilate. Để nút
buộc đảm bảo an toàn, chỉ Polyester cần đƣợc thắt nút ít nhất năm lần so với hai lần
đối với chỉ thép và ba lần đối với các loại chỉ Silk, Cotton, Polyglactic hoặc
Polyglycolic acid.
1.2.1.2. Chỉ Nylon

Hình 1.4 - Chỉ Nylon
Chỉ Nylon cấu trúc sợi đơn hoặc bện, có độ dai cao và rất trơn. Nó có thể thoái
hóa và tự tiêu trong khoảng 2 năm sau mổ, vì vậy độ dai bị giảm dần theo thời gian.
Chỉ Nylon do rất trơn nên dễ xuyên qua tổ chức, ít gây phản ứng, khi buộc chỉ phải
thắt nút để đảm bảo an toàn mối buộc.
1.2.1.3. Chỉ Polypropylene
Đây là loại chỉ tổng hợp sợi đơn. Nó khá trơn nên dễ đi xuyên qua tổ chức và ít
gây phản ứng. Chỉ Polypropylene thƣờng đƣợc dùng trong khâu nối mạch máu,
khâu vắt trong da.

Nguyễn Thị Hiền

15


Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.5 - Chỉ Polypropylen
1.2.1.4. Chỉ thép không gỉ
Đƣợc làm từ hợp kim sắt nghèo carbon, có thể là sợi đơn hoặc bện. Nó là loại
chỉ chắc nhất và ít gây phản ứng nhất, thƣờng đƣợc dùng để khâu các dây ch ng,
gân, xƣơng. Chỉ thép có nhƣợc điểm là: khó điều khiển, dễ bị xoắn và cắt đứt tổ
chức khi xiết chỉ, tạo hình nhiễu trên phim chụp CT, có thể bị dịch chuyển khi chụp
MRI, có thể gây đau do bệnh nhân bị mẫn cảm với nikel trong thành phần chỉ thép
[8].

Hình 1.6 - Chỉ từ thép không gỉ

Nguyễn Thị Hiền

16

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


1.2.1.5. Chỉ tơ (Silk- S)

Hình 1.7 - Chỉ tơ (silk = S)
Chỉ tơ có nguồn gốc từ tự nhiên, đây là loại chỉ protein lấy từ con t m. Chỉ tơ
đƣợc nhuộm, xử lý b ng Polybutilate và bện lại để thành chỉ phẫu thuật. Nó có độ
dai cao, dễ điều khiển và tạo nút buộc rất tốt. Mặc dù là loại chỉ không tiêu nhƣng
chỉ tơ vẫn có thể thoái hoá trong tổ chức ở các mức độ khác nhau.

1.2.2. Chỉ tự tiêu

Chỉ tự tiêu là chỉ có khả năng hấp thụ, có nghĩa vật liệu dùng để đóng vết thƣơng
không cần phải loại bỏ vì với thời gian cuối cùng chỉ sẽ tự hòa tan vào các mô xung
quanh vết thƣơng của cơ thể. Thời gian tự tiêu của chỉ phụ thuộc vào vật liệu chế
tạo chỉ và môi trƣờng khi đặt vết khâu.
Chỉ tự tiêu là chỉ vô khuẩn đƣợc chế tạo từ Collagen của động vật hữu nhũ hoặc
trùng phân tổng hợp. Khi khâu vào cơ thể sẽ đƣợc bạch cầu tấn công b ng enzyme
và thực bào (đối với chỉ tự tiêu tự nhiên) và b ng cơ chế thủy phân chậm tổng hợp
(đối với chỉ tự tiêu tổng hợp).

Nguyễn Thị Hiền

17

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.2.2.1. Chỉ Catgut

Chromic (Catgut)

Plain (Catgut)

Hình 1.8 - Chỉ Catgut
Chỉ Catgut đƣợc sử dụng trong phẫu thuật đóng vết thƣơng từ năm 1900. Chỉ
Catgut có nghĩa gốc xuất phát từ tên gọi một nhạc cụ (đàn Kitte) có dây đàn làm
b ng ruột mèo. “Catgut” là từ viết tắt cho “Gia súc”, chỉ Catgut đƣợc làm từ ruột
của gia súc có sừng hoặc cừu.
Thành phần cơ bản của chỉ Catgut là Colagen. Colagen là protein cấu trúc lớn
đƣợc tìm thấy trong tất cả các sinh vật đa bào. Chỉ Catgut đƣợc cơ thể hấp thụ dễ
dàng do các enzym thủy phân protein của đại thực bào và các tế bào khác. Chỉ giữ
đƣợc độ bền kéo trong 4 đến 5 ngày đầu tiên và độ bền này giảm đi sau 2 tuần. Thời
gian tự tiêu của Catgut thƣờng là khoảng 10 ngày. Catgut chromic (trong thành
phần có thêm muối crom) có thời gian tự tiêu chậm hơn (khoảng 20 ngày).
Ƣu điểm chung của chỉ Catgut là: không phải cắt chỉ vết mổ (giảm đƣợc công
chăm sóc vết mổ, ngƣời bệnh có thể ra viện sớm), ít gây sẹo mối khâu [5].
1.2.2.2.Chỉ Polyglycolic acid (P A)
PGA bắt nguồn từ quá trình trùng hợp của các axit glycolic, quá trình trùng hợp
sử dụng hợp chất kẽm làm chất xúc tác. Phản ứng trùng hợp đƣợc thực hiện giữa
Nguyễn Thị Hiền

18

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012



Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

một polymer và acid dựa trên một natri. Natri clorua, còn đƣợc gọi là muối ăn, là
một sản phẩm phụ của phản ứng và có thể dễ dàng loại bỏ khỏi sợi PGA. Theo thời
gian, PGA đƣợc chia nhỏ theo enzym khác nhau và cuối cùng sẽ làm suy giảm
thành phần đơn giản và không độc hại của axit glycolic, nƣớc và lƣợng khí carbon
dioxide. PGA tồn tại trong cơ thể con ngƣời và đƣợc hấp thụ hoàn toàn từ bốn đến
sáu tháng. Công thức cấu tạo của PGA :

Hình 1.9 – Chỉ Polyglycolic acid
* Chỉ Safil
Chỉ Safil thành phần hóa học 100% Polyglycolic axit có cấu trúc đa filament.
Lớp ngoài của chỉ đƣợc tráng bởi Glyconate. Chỉ có màu tím hoặc không màu, chỉ
Safil có cấu trúc dạng bện hoặc dạng monofilament. Sau khi khâu sức căng của chỉ
giảm dần, sau 14 ngày sức căng chỉ Safil còn 60% đến 70%, 18 ngày sức căng còn
50%, 21 ngày sức căng giảm còn 40%. Chỉ suy thoái trong vòng 60 đến 70 ngày
[7].

Nguyễn Thị Hiền

19

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012



Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

a

b
Hình 1.10 – Chỉ Safil
a. Cấu trúc dạng monofilament
b. Cấu trúc dạng braided

* Chỉ Polyglycolic acid (Polysorb)
Chỉ Polysorb có cấu trúc dạng braided hoặc dạng monofilament, chỉ có màu tím
hoặc không màu. Sau khi khâu sức căng của chỉ giảm dần, sau 14 ngày sức căng
của chỉ còn 80%, Sau 21 ngày độ bền chỉ còn 50%, chỉ hấp thụ hoàn toàn trong
vòng 60 đến 80 ngày.

Hình 1.11 – Chỉ Polysorb
* Chỉ Polyglycolic acid (Dexon)
Chỉ Polyglycolic acid (chỉ Dexon) là loại chỉ tự tiêu tổng hợp. Thời gian tự tiêu
sau mổ khoảng 60 - 90 ngày. Chỉ Dexon thƣờng đƣợc dùng để khâu các tổ chức cơ,

Nguyễn Thị Hiền

20

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012



Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

gân, đóng da dƣới biểu bì. So với Cagut thì chỉ Dexon có độ dai cao hơn và ít gây
phản ứng trong tổ chức hơn (vì không chứa Collagen, không có kháng nguyên).
Chỉ Dexon bao gồm một monopolymer của axit glycolic và tráng polycaprolate,
một chất đồng trùng hợp của glycolide và epsion caprolactone.
Chỉ định sử dụng: Chỉ Dexon đƣợc dùng để sử dụng trong việc phẫu thuật ở da
và niêm mạc. Nó không sử dụng trong phẫu thuật mắt, tim mạch hoặc thần kinh .
* Chỉ Polyglycolic acid (Marlin®violet)
Chỉ Polyglycolic acid đƣợc tổng hợp từ Polyglycolic acid (PGA). Chỉ
Marlin®violet là loại chỉ có độ bền cao và mềm, có màu tím, phân hủy trong cơ thể
nhờ quá trình thủy phân. Chỉ Marlin®violet hầu nhƣ không có phản ứng với mô, sức
căng của chỉ giảm 50% sau 14 † 18 ngày và tự tiêu hoàn toàn trong 90 ngày.
* Chỉ Polyglycolic acid (Marlin®rapid)
Là một loại vật liệu tổng hợp, tự tiêu, đƣợc tổng hợp từ Polyglycolic acid (PGA).
Đây là một loại PGA có trọng lƣợng phân tử thấp nhờ vậy thời gian tự tiêu ngắn.
Chỉ phẫu thuật đã tết đƣợc phủ bề mặt đảm bảo đƣờng khâu dễ dàng và quá trình
kéo trƣợt tối ƣu. Chỉ Marlin®rapid có màu tím, phân hủy trong cơ thể là do quá trình
thủy phân với rất ít phản ứng mô. Sức căng của sợi chỉ giảm 50% sau 7 ngày và tiêu
hoàn toàn trong vòng 42 ngày.
1.2.2.3. Chỉ Polylactic acid (PLA)
PLA hiện nay đƣợc sử dụng để làm các chi tiết cho xƣơng bị tổn thƣơng gắn lại
với nhau, giúp bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình không cần sử dụng ốc vít b ng kim loại.
PLA cấy giữ xƣơng đủ lâu để chữa lành vết thƣơng, sau đó phân hủy và biến mất.
Công thức cấu tạo của PLA:

Nguyễn Thị Hiền


21

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.2.2.4. Chỉ Polyglyconate (chỉ Maxon):
Là loại chỉ tự tiêu sợi đơn, có độ an toàn và độ dai của mối buộc tốt nhất so với
các loại chỉ tự tiêu tổng hợp khác. Nó thƣờng đƣợc dùng để khâu các tổ chức phần
mềm, thực quản, ruột, khí quản.

1.3. Cấu trúc chỉ

Chỉ phẫu thuật có 3 dạng cấu trúc chính: Monofilament, monofilament braided
và braided.
* Cấu trúc monofilament: Chỉ phẫu thuật có cấu tạo dải đơn với ƣu điểm dễ dàng
khâu qua các mô, không chứa các sinh vật gây nhiễm trùng. Nhƣợc điểm là khó
khăn khi buộc. Phải xử lý cẩn thận trong quá trình khâu có thể gây suy yếu sợi

Hình 1.12 – Cấu trúc dạng monofilament
* Cấu trúc Braided: đây là cấu trúc dạng bện đƣợc tạo ra từ nhiều sợi
monofilament nhỏ đan lại với nhau với ƣu điểm dễ dàng xử lý buộc hơn
monofilament, có tính uốn và bền hơn monofilament. Nhƣợc điểm có xu hƣớng hấp
thụ các chất lỏng, dẫn đến dễ nhiễm trùng.
Nguyễn Thị Hiền


22

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.13 – Cấu trúc dạng Braided
* Cấu trúc Monofilament Braided: Monofilamented braided là chỉ phẫu thuật
đƣợc chuẩn bị b ng cách bện một số lƣợng nhỏ sợi monofilament. Cấu trúc này kết
hợp đƣợc các ƣu điểm của monofilament và braided. Nhƣợc điểm loại chỉ này có
thể dẫn đến nhiễm trùng [10]

Hình 1.14 – Cấu trúc dạng Monofilamen Braided

1.4. Một số đặc trưng cơ lý của chỉ phẫu thuật
1.4.1. Kích thƣớc của chỉ

Chỉ phẫu thuật đƣợc sản xuất theo nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng
mục đích sử dụng. Kích cỡ chỉ (đƣờng kính) tuân theo tiêu chuẩn của dƣợc điển M
(USP) hoặc theo dƣợc điển Châu Âu (EP) tính theo đơn vị metric (1/10mm).
Nguyễn Thị Hiền

23

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012



Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Chỉ phẫu thuật sợi tròn, đƣờng kính đồng đều suốt chiều dài, không có gợn cục,
bề mặt không có xơ tua, mối nối.
Kích thƣớc chỉ phẫu thuật theo tiêu chuẩn của Việt Nam hay tiêu chuẩn của USP,
nhận thấy chỉ phẫu thuật đƣợc thể hiện b ng những số “0”, càng nhiều số “0”, kích
thƣớc sợi chỉ càng nhỏ.

Hình 1.15 – So sánh cỡ chỉ
1.4.2. Độ bền
Độ bền của chỉ phẫu thuật thể hiện chỉ đủ chắc để nâng đỡ vết thƣơng, có khả
năng duy trì cho đến khi vết thƣơng tái lập đủ lực giữ và dính chặt với nhau. Độ bền
của chỉ phẫu thuật đƣợc xác định bởi lực kéo đứt b ng cách đo trên máy có cặp
ngàm, trong đó ngàm trên đi lên với tốc độ không đổi.
Độ bền kéo đứt của chỉ phẫu thuật là sức căng lớn nhất làm cho chỉ phẫu thuật bị
phá hủy (đứt). Sức căng này có thể thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện lúc chỉ
phẫu thuật đứt nhƣ: Cỡ chỉ, chiều dài chỉ thí nghiệm, tốc độ kéo, thời gian bỏ chỉ ra
khỏi bao.
1.4.3. Độ giãn
Độ giãn đứt của chỉ là chiều dài mà sợi chỉ đƣợc kéo giãn đến điểm đứt đƣợc tính
b ng phần trăm so với chiều dài ban đầu.

Nguyễn Thị Hiền

24


Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Độ đàn hồi của chỉ: Tính chất của chỉ có khuynh hƣớng hồi lại chiều dài ban đầu
sau khi bị kéo giãn ở một mức độ nào đó.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền chỉ
1.5.1. Các dạng mũi khâu
Có nhiều phƣơng pháp khâu vết thƣơng. Việc lựa chọn phƣơng pháp khâu vết
thƣơng phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Hình dáng của vết thƣơng.
- Vị trí giải phẫu của vết thƣơng.
+ Độ dày của vết thƣơng.
+ Mức độ căng của hai mép vết thƣơng.
+ Yêu cầu về thẩm m của vết thƣơng.
Mặc dù có nhiều thay đổi trong k thuật khâu và chất liệu chỉ phẫu thuật nhƣng
vết thƣơng cần đạt đƣợc các yêu cầu sau:
- Đóng kín các khoảng chết.
+ Hỗ trợ vết thƣơng cho đến khivết thƣơng lành đủ để chịu một lực căng có
xu hƣớng làm hở hai mép vết thƣơng.
+ Hai mép vết thƣơng b ng mặt và khít sát nhau.
+ Cầm đƣợc máu và ngăn đƣợc hiện tƣợng nhiễm trùng [4]
* Mũi khâu rời
Là loại mũi khâu thƣờng đƣợc sử dụng nhất. Khi sử dụng mũi khâu rời, cần chú
ý các điều sau đây:
+ Mũi khâu phải “cắn” đều hai phía vết thƣơng.

+ Kim khâu đi vào bề mặt da ở góc 90° và đi ra khỏi bề mặt da cũng ở góc độ
đó.

Nguyễn Thị Hiền

25

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2010 - 2012


×