Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu đặc tính cắt may một số loại vải làm quần áo bảo hộ cản xạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
DƯƠNG THỊ THÚY

---------------------------------------

DƯƠNG THỊ THÚY

CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CẮT MAY MỘT SỐ
LOẠI VẢI LÀM QUẦN ÁO BẢO HỘ CẢN XẠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

2009- 2010
HÀ NỘI – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

DƯƠNG THỊ THÚY

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CẮT MAY MỘT SỐ LOẠI
VẢI LÀM QUẦN ÁO BẢO HỘ CẢN XẠ

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S. LÊ PHÚC BÌNH

HÀ NỘI – 2011


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

5

Danh mục bảng biểu

6

Danh mục hình vẽ, đồ thị

7

LỜI MỞ ĐẦU

9

Chương I. TỔNG QUAN


10

1.1. Khái niệm về bức xạ Ion hóa

10

1.2. Quần áo bảo hộ cản xạ

12

1.2.1. Chức năng yêu cầu của quần áo bảo hộ cản xạ

12

1.2.2. Phân loại quần áo bảo hộ cản xạ

13

1.2.3. Đặc điểm cấu trúc của quần áo bảo hộ cản xạ

16

1.2.4. Một số đặc điểm của vải làm quần áo bảo hộ cản xạ

19

1.2.4.1. Lớp cao su chì

19


1.2.4.2. Vải bọc ngoài

20

1.3. Đặc tính cắt may của vải.

20

1.3.1. Khái niệm.

20

1.3.2. Đặc tính cắt của vải

23

1.3.2.1. Công đoạn trải vải

23

1.3.2.2. Công đoạn giác mẫu

23

1.3.2.3. Công đoạn cắt vải

24

1



1.3.3. Đặc tính may của vải

27

1.3.3.1. Kim may

27

1.3.3.2. Chỉ may

28

1.3.3.3. Chiều dài mũi may

28

1.3.3.4. Độ bền của đường may

29

1.4. Kết luận chương 1.

29

Chương II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

2.1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu


30

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

30

2.1.2. Nội dung nghiên cứu

30

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

30

2.2.1. Phương pháp đánh giá đường cắt.

30

2.2.2. Phương pháp đánh giá độ bền đường may

34

Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

39

3.1. Cấu trúc tạp dề bảo hộ cản xạ do Trung quốc sản xuất.

39


3.1.1. Cấu trúc hình học

39

3.1.2. Thông số kích thước của tạp dề bảo hộ cản xạ

40

3.1.3. Kết cấu các đường may trên tạp dề bảo hộ cản xạ

41

3.2. Đánh giá đặc tính cắt của vải và vật liệu cao su chì trên áo bảo hộ

47

cản xạ
3.2.1. Công nghệ trải vải và sang mẫu

47

3.2.1.1. Vải tráng phủ

47

3.2.1.2. Lá cao su cản xạ

47


2


3.2.2. Công nghệ cắt

47

3.2.2.1 .Vải tráng phủ

47

3.2.2.2 .Cao su cản xạ

49

3.2.3. Kết luận về đặc tính cắt của vải trên áo bảo hộ cản xạ
3.3. Đánh giá đặc tính đường may

50
52

3.3.1. Đối tượng nghiên cứu

52

3.3.2. Kim may

53

3.2.3. Chỉ may


54

3.2.4. Mật độ mũi may

55

3.3. So sánh độ bền đường may trên mẫu thử và trên áo nhập ngoại.

59

KẾT LUẬN

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

3


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Phúc Bình
người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và dành nhiều thời
gian cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Công nghệ
Dệt May và Thời trang – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Công ty TNHH May
KYDO, phòng thí nghiệm Hóa Dệt – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Viện
Đào Tạo Sau Đại Học – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho
tôi thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn của tôi xin gửi tới các bạn đồng nghiệp, tập thể Giảng viên
khoa Kỹ thuật May & Thời trang- Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, là lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình tôi, những người
thân yêu gần gũi đã động viên, chia sẻ và gánh vác mọi công việc để tôi yên tâm
hoàn thành nhiệm vụ đề tài luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Dương Thị Thúy

4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến
sĩ Lê Phúc Bình. Tác giả đã thực hiện khảo sát nghiên cứu sản phẩm và tiến hành
thực nghiệm tại phòng thí nghiệm Hóa Dệt - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội,
tại Xưởng may - Trường Đại Học SPKT Hưng Yên và Công Ty TNHH May KYDO
– Khu Công Nghiệp Phố Nối A – Hưng Yên.
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này không có sự sao chép từ các luận văn
khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Hà nội, ngày 20 tháng 09 năm 2011

Tác giả

Dương Thị Thúy

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 - Bảng cỡ áo bảo hộ cản xạ của hãng MACO

18

Bảng 3.1 – Độ bền đường may.

56

Bảng 3.2 - So sánh độ bền đường may giữa các phương án thí nghiệm

58

Bảng 3.3 – Bảng xác định độ bền đường may

59

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1 - Quần áo bảo hộ cản xạ

13

Hình 1.2 - Áo yếm (Tạp dề)

14

Hình 1.3 - Áo kiểu măng tô (Áo quây kín)

15

Hình 1.4 - Áo váy rời

16

Hình 1.5 - Mũi may thắt nút 301

17

Hình 1.6 - Phương pháp lấy số đo kích thước

19

Hình 1.7 - Một công nghệ gia công vật liệu may mặc dạng tấm thông

22

dụng
Hình 1.8 - Các kiểu đầu kim thông dụng


27

Hình 2.1 - Thiết bị cắt

32

Hình 2.2 - Mẫu cắt vải bọc ngoài và lớp cản xạ

34

Hình 2.3 - Thiết bị nghiên cứu đường may

36

Hình 2.4 - Điều chỉnh sức căng chỉ

37

Hình 3.1 - Tạp dề bảo hộ cản xạ

40

Hình 3.2 - Thông số kích thước tạp dề bảo hộ cản xạ

41

Hình 3.3 - Đường may liên kết trên tạp dề bảo hộ cản xạ

41


Hình 3.4 – Cấu trúc đường may A-A

42

Hình 3.5 – Cấu trúc đường may B-B

42

Hình 3.6 – Cấu trúc đường may C-C

43

Hình 3.7 – Cấu trúc đường may D-D

43

Hình 3.8 – Cấu trúc đường may E-E

44

7


Hình 3.9 - Cấu trúc đường may F-F

44

Hình 3.10 - Cấu trúc đường may G-G


45

Hình 3.11 - Cấu trúc mặt ngoài và trong lớp vải bọc

45

Hình 3.12 - Ảnh bề mặt lá cao su chì của áo bảo hộ cản xạ

46

Hình 3.13 - Cắt bằng kéo cắt tay

48

Hình 3.14 - Đường cắt bằng máy cắt dao thẳng

49

Hình 3.15 - Đường cắt bằng Laser

49

Hình 3.16 - Đường cắt kéo tay

50

Hình 3.17 - Đường cắt máy cắt dao thẳng

51


Hình 3.18 - Đường cắt Laser

51

Hình 3.19 - Ảnh so sánh lỗ thủng xuyên kim.

55

Hình 3.20 - So sánh thông số hình học của chỉ may

55

Hình 3.21 - Độ bền kéo đứt mẫu may.

57

Hình 3.22 - Mẫu bị phá hủy sau kéo đứt đường may.

58

Hình 3.23 - Biểu đồ so sánh độ bền đường may mẫu với của áo gốc

60

Hình 3.24 - Kéo đứt đường may mẫu thử và mẫu nhập ngoại

60

8



LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật.
Các thiết bị chuẩn đoán và điều trị dùng bức xạ đã trở thành công cụ không thể
thiếu được ở các bệnh viện và phòng khám. Các thiết bị nghiên cứu và kiểm tra vật
liệu không phá hủy có mặt ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp và nghiên cứu khoa
học. Ứng dụng bức xạ hạt nhân đã đem lại nhiều lợi ích to lớn song cũng đặt ra
những vấn đề không nhỏ về an toàn phóng xạ cho những người làm việc với các
thiết bị này. Các quần áo bảo hộ lao động khi làm việc với các nguồn bức xạ không
còn thuần túy bảo vệ nóng lạnh nữa và che chắn thông thường nữa, mà còn có cả
nhiệm vụ cản xạ.
Ở Việt Nam, việc sử dụng, nghiên cứu và ứng dụng các tia phóng xạ hay bức
xạ ion hoá ngày càng được mở rộng trong nhiều ngành như: mỏ, địa chất, y tế, công
nghiệp và nông nghiệp. Riêng trong ngành y tế, hàng ngàn nhân viên X quang và
các bác sĩ hàng ngày phải tiếp xúc với bức xạ tia X. Do chưa thực sự hiểu hết về tác
hại của bức xạ ion hóa nên việc trang bị bảo hộ còn bị buông lỏng. Vì vậy, mới chỉ
có một phần trong số họ có sử dụng các phương tiện che chắn. Mặt khác, việc nhập
khẩu trang bị bảo hộ từ nước ngoài còn chưa được kiểm soát về mặt chất lượng, vì
vậy không ai dám chắc mặc quần áo bảo hộ cản xạ đang được sử dụng có tiêu chuẩn
an toàn. Trong khi việc nghiên cứu và sản xuất quần áo bảo hộ cản xạ tại Việt Nam
chưa được quan tâm thích đáng. Vì vậy việc “Nghiên cứu đặc tính cắt may một số
loại vải làm quần áo bảo hộ cản xạ “ do nước ngoài sản xuất sẽ là một trong
những cơ sở để dần tiến đến hiểu biết nhiều hơn về quần áo bảo hộ cản xạ và dần
tiến đến việc sản xuất quần áo bảo hộ cản xạ tại Việt Nam. Đây cũng chính là mong
muốn đạt được của tôi trong cuốn luận văn này.

9



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về bức xạ ion hóa
Trong cấu tạo nguyên tử, các electron của nguyên tử luôn chiếm đầy các
trạng thái quỹ đạo thấp. Đó là trạng thái bền vũng và trung tính của nguyên tử. Các
electron nằm ở quỹ đạo càng thấp thì càng bị lực hút mạnh vào hạt nhân. Để chuyển
electron lên lớp cao hơn phải có năng lượng cung cấp từ bên ngoài. Khi một
electron nào đó được cung cấp năng lượng đủ để nó chuyển từ lớp dưới lên lớp trên
thì nó để lại một lỗ trống ở lớp mà nó vừa bỏ đi. Khi đó nguyên tử ở trạng thái bị
kích thích. Nếu được cung cấp một năng lượng rất lớn, electron có thể thoát ra
ngoài nguyên tử, và để lại một lỗ trống tại lớp nó vừa bỏ đi, tức là nguyên tử mang
điện tích dương có giá trị bằng điện tích các electron bay ra ngoài. Khi đó ta nói
nguyên tử bị ion hóa [2].
Khi electron chuyển từ mức cao xuống các mức thấp của cấu trúc nguyên tử
sẽ phát ra có năng lượng khá lớn, gọi là tia bức xạ. Tùy theo mức năng lượng phát
ra, tia bức xạ có thể là tử ngoại, tia rơngen (còn gọi là tia- X) hay tia gamma. Bức
xạ này có thể tiếp tục ion hóa các nguyên tử vật chất khác mà nó gặp trên đường
chuyển động nên nó được gọi là bức xạ ion hóa [11] .
Các tia bức xạ không có mùi vị, không nhìn thấy, không sờ được và cũng
không phát nhiệt nên rất nguy hiểm vì giác quan ta không nhận ra được. Đối với
một liều cao có thể làm chết người. Trên thực tế bức xạ ion hóa được sử dụng nhiều
nhất là tia X. Về nguyên lý, tia X có bản chất của tia gamma, nhưng nó có bước
sóng dài hơn và dễ được sản sinh bằng đèn phát tia X và không cần đến nguồn
phóng xạ. Vì vậy việc sử dụng và bảo quản thiết bị an toàn hơn.
Sự tương tác của tia X không gây hiện tượng ion hóa trực tiếp như hạt mang
điện α , β . Tuy nhiên khi tia X tương tác với nguyên tử vật chất trên đường đi của
nó, sẽ làm bứt electron quỹ đạo ra khỏi nguyên tử hay sinh ra các cặp electron –
positron (là hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện tích dương +1e). Đến
lượt mình, các electron này gây ion hóa và đó là cơ chế cơ bản mà tia X có thể gây

10



nên hiệu ứng sinh học phóng xạ. Tia X có thể làm tổn thương tế bào, tổn thương thứ
cấp, tổn thương phôi bào, tổn thương tác hại di truyền, ung thư. Do đó phải được
che chắn nếu không thể tránh xa được nguồn tia phóng xạ.
Sự tương tác giữa bức xạ và vật chất sống, cụ thể là cơ chế của hiệu ứng bức
xạ lên các mức phân tử, tế bào và các cơ quan của cơ thể:
- Hệ thống tuần hoàn: Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua
các vết thương hở hoặc qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và da tới hệ tuần hoàn và
đi khắp nơi trong cơ thể. Mức độ tác động của các chất phóng xạ phụ thuộc vào tính
chất hóa học của nhân phóng xạ.
- Hệ thống hô hấp: Là đường xâm nhập vào cơ thể của các chất phóng xạ thể
khí, mà đặc biệt là bụi phóng xạ. Những hạt bụi nhỏ có thể xâm nhập vào sâu và
nằm lại trong hệ thống hô hấp. Chỉ bị đẩy ra nhờ chuyển động quét của các nhung
mao lót thành phế quản (kết hợp hành động ho) hoặc bằng các đường hóa học (hòa
tan) và sau đó là hành động nuốt. Như vậy vật chất xâm nhập vào qua đường hô hấp
sẽ đi đến hệ thống tiêu hóa. Những hạt bụi hòa tan được ở phế nang sẽ xâm nhập
vào máu và đi khắp cơ thể. Những hạt bụi không hòa tan sẽ bị các tế bào trong phổi
tiêu diệt. Bụi phóng xạ qua đường hô hấp vào phổi sẽ gây nên sự chiếu xạ trong cơ
thể. Liều chiếu phụ thuộc vào các tính chất hóa lý của vật liệu, phụ thuộc vào kích
thước hạt bụi và tính chất hòa tan của nó.
- Da: Có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các chất có hại như vi trùng và hóa
chất, bài tiết các chất thải của cơ thể, sấy ấm hoặc làm lạnh cơ thể và điều chỉnh sự
lưu thông máu. Khi lớp da bị thương tổn thì đây là cửa ngõ chất phóng xạ có thể
xâm nhập vào các bộ phận khác trong cơ thể.
- Các hệ thống khác: Ngoài các hệ thống liên quan trực tiếp đến quá trình
xâm nhập, vận chuyển và bài tiết các chất phóng xạ trong cơ thể còn có các hệ
thống khác không trực tiếp tham gia các quá trình trên. Đó là hệ thống thần kinh, hệ
thống nội tiết, hệ thống sinh sản, hệ thống xương, hệ thống cơ bắp, hệ thống thị


11


giác, hệ thống thính giá. Dưới tác dụng của bức xạ các hệ thống này bị tổn thương
và mức độ tổn thương phụ thuộc vào liều chiếu cũng như cấu trúc của chúng [2].
Độ suy giảm của tia X tùy thuộc vào độ dày vật liệu cản xạ và số nguyên tử
tạo nên vật liệu ấy. Vật cản có độ dày càng cao thì khả năng xuyên thấu của tia X
càng thấp. Cường độ tia X là số lượng hạt photon của chùm tia X đi qua một đơn vị
diện tích trong một đơn vị thời gian, lượng hạt photon càng lớn thì cường độ càng
cao. Năng lượng của tia X quyết định khả năng đâm xuyên của chùm tia. Tính chất
này được kiểm soát bởi hiệu điện thế của ống phát tia X. Tăng 15% điện áp kV
tương ứng với tăng gấp đôi cường độ bức xạ mAs. Nếu khoảng cách đến nguồn
chiếu tia tăng gấp đôi thì cường độ và phơi nhiễm tia giảm đi ¼ lần. Khi tia X chiếu
vào cơ thể người hướng của chùm tia sẽ thay đổi và có thể tạo ra các chùm thứ cấp
phát ra các hướng khác và có thể đi ngược về phía ống tia X hoặc phát tán ra xung
quanh hiện tượng này gọi là tán xạ.
1.2. Quần áo bảo hộ cản xạ
1.2.1. Chức năng yêu cầu của quần áo bảo hộ cản xạ
Theo TCVN 6561:1999 An toàn bức xạ ion hoá tại các cơ sở X quang y tế [8].
Nhân viên làm việc với máy phát tia X chuẩn đoán, điều trị phải được trang bị và
phải sử dụng các phương tiện sau:
+ Quần áo bảo hộ cản xạ: quần áo bảo hộ cản xạ phải có độ dày tương đương là
0.25 mm chì, kích thước của sản phẩm phải đảm bảo che chắn an toàn cho phần
thân và bộ phận sinh dục khỏi các tia X. Tấm che chắn cho bộ phận sinh dục phải
có độ dày chì tương đương là 0.5 mm chì. Điều đó cho thấy, áo bảo hộ cản xạ là
trang bị bắt buộc cho người làm việc với nguồn bức xạ để giảm thiểu ảnh hưởng có
hại của bức xạ đến sức khỏe. Một cách tổng quát, quần áo bảo hộ cản xạ phải đảm
bảo các yêu cầu chủ yếu sau:
- Khả năng cản xạ đạt tiêu chuẩn quy định: nghĩa là cần có độ dày cản xạ tương
đương chì phù hợp với yêu cầu của môi trường làm việc.


12


- Tạo cảm giác thỏa mái cho người sử dụng: là vừa đảm bảo an toàn cản xạ vừa cho
phép các hoạt động nghề nghiệp được thực hiện thuận lợi.
- An toàn sinh thái: mặc dù được làm từ vật liệu có hàm lượng kim loại nặng cao
song không gây độc hại cho người sử dụng và môi trường.
- Đảm bảo tính kinh tế: giá thành sản xuất phù hợp với đa số người có nhu cầu.
1.2.2. Phân loại quần áo bảo hộ cản xạ
Hiện trên thị trường thế giới có rất nhiều chủng loại quần áo bảo hộ cản xạ.
Chúng khác nhau về mẫu mã, thành phần cấu tạo và khả năng cản xạ tương đương
chì và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu cản xạ trong các môi trường làm việc với
bức xạ.

Hình 1.1 - Quần áo bảo hộ cản xạ
Theo mức độ che phủ của vật liệu cản xạ có thể chia chúng thành 3 nhóm:
-

Tạp dề che thân trước

-

Tạp dề quây kín

-

Tạp dề quây kín tách rời 2 phần áo và váy.

Theo thành phần cấu tạo của lớp cản xạ có 2 nhóm: Áo chì và Áo không chì.

Theo mức độ cản xạ có các nhóm: 0,25 mmPb; 0,35 mmPb; 0,5 mmPb; 0,1mmPb.
Áo yếm /Tạp dề

13


Chủng loại sản phẩm này chỉ bảo vệ phần thân trước cơ thể, giúp giảm đáng
kể trọng lượng áo, cho phép cử động, di chuyển linh hoạt hơn các chủng loại sản
phẩm khác. Sản phẩm cũng bao gồm những tính năng tiêu chuẩn (đệm vai, túi, kích
thước chuẩn). Sản phẩm được thiết kế phần đóng mở thoải mái và ôm sát cơ thể tại
phần ngang hông có tác dụng giảm trọng lực trên vai.

Hình 1.2 - Áo yếm (Tạp dề)

Độ dày cản xạ, tương đương chì đồng nhất trên toàn áo. Các áo được sản xuất với
các độ cản xạ khác nhau, trong đó có 3 loại chính: 0.25 mm Pb; 0.35 mm Pb và 0.5
mm Pb. Thích hợp cho làm việc ở các vùng điện áp nguồn phát đến 100 kV.
Áo kiểu măng tô
Chủng loại sản phẩm này cho phép bảo vệ tối đa bởi diện tích che phủ rất
rộng lớn. Để giảm trọng lượng của áo nhà sản xuất đã thiết kế thêm phần đai áo làm
giảm trọng lực của áo trên vai xuống hông. Sản phẩm đều kèm theo miếng đệm vai
và túi tiêu chuẩn.

14


Hình 1.3 - Áo kiểu măng tô (Áo quây kín)

Độ dày cản xạ, tương đương chì của áo bảo hộ cản xạ măng tô loại nhẹ
không dưới 0.25 mm Pb trên toàn bộ thân trước và sau. Loại trung bình có độ dày

cản xạ thân trước 0.35 mm Pb còn ở phần thân sau là 0.25 mm Pb. Áo bảo hộ cản
xạ loại nặng có độ dày cản xạ thân trước là 0.5 mm Pb còn ở phần thân sau là 0.25
mm Pb. Thích hợp cho làm việc ở các vùng điện áp nguồn phát đến 125 kV.
Áo quây kín váy rời
Với thiết kế dạng này phần áo trên, váy dưới được tách rời nhằm mục đích
chuyển trọng lượng phần váy lên các vùng hông người mặc, tăng khả năng vận
động. Phần chồng chéo lớp sản phẩm 2 bên thân váy và áo làm tăng độ dày cản xạ
cho phần ngực và phần cơ quan sinh sản. Do 2 vạt thân trước chồng lên nhau nên
cho phép thay đổi kích thước nang dễ dàng nên phù hợp cho nhiều người. Sản phẩm
sử dụng cho cả nam và nữ.

15


Hình 1.4 - Áo váy rời

Độ dày cản xạ, tương đương chì của áo bảo hộ cản xạ măng tô loại nhẹ
không dưới 0.25 mm Pb trên toàn bộ thân trước và sau. Loại trung bình có độ dày
cản xạ thân trước 0.35 mm Pb còn ở phần thân sau là 0.25 mm Pb. Áo bảo hộ cản
xạ loại nặng có độ dày cản xạ thân trước là 0.5 mm Pb còn ở phần thân sau là 0.25
mm Pb. Thích hợp cho làm việc ở các vùng điện áp nguồn phát đến 125 kV.
1.2.3. Đặc điểm cấu trúc của quần áo bảo hộ cản xạ
Quần áo bảo hộ cản xạ để che bức xạ cho cơ thể, từ cổ họng xuống đến đầu
gối, toàn bộ xương ức và vai. Bề rộng của vật liệu cản xạ ở mỗi bên vai không dưới
11 cm và phủ qua vai kéo dài ra thân sau ít nhất là 15 cm. Tuỳ thuộc vào cấp độ bảo
vệ mà lựa chọn các dòng sản phẩm có độ dày tương đương chì là 0.25mmPb,
0.35mmPb hay 0.5mmPb.
Tuy có nhiều chủng loại, song nhìn chung áo bảo hộ cản xạ đều có chung
một vài dạng cấu trúc như: nhiều lớp trong đó có ít nhất một lớp vật liệu cản xạ có
độ dày cản xạ tương đương chì theo yêu cầu và các lớp bảo vệ lớp cản xạ. Kiểu

cách các phần trên áo có nhiều điểm tương đồng với các nhóm quần áo thông
thường. Liên kết các chi tiết của áo được thực hiện bằng các đường may máy một
kim, mũi 301. Mép ngoài của các chi tiết là các đường may viền bọc che kín để

16


không cho kim loại nặng của lớp vật liệu cản xạ tiếp xúc đến người mặc và môi
trường. Phía trước bên trái thân áo thường có gắn túi ngực, ở đó có thể kết hợp các
mẫu thêu tên người sử dụng hay nhãn hiệu của nhà sản xuất.
- Phần vai áo thiết kế rộng hơn vai cơ thể nhằm gia tăng việc bảo vệ và phân đều
trọng lượng áo lên toàn vai ngườ mặc. Đối với các áo có khối lượng lớn thường có
thêm miếng đệm vai giúp tăng độ bền chống mài mòn và tạo cảm giác êm cho
người mặc.
- Phần hạ nách được xác định phù hợp với kích cỡ áo sao cho vừa đảm bảo cho tay
vẫn hoạt động thuận tiện mà vẫn thỏa mãn tính ổn định của áo khi mặc và đảm bảo
được khả năng cản xạ cao.
- Nhám dính, quai đeo, khóa cài, dây lưng: Được thiết kế tại phần trên xương hông
có tác dụng phân bớt tải trọng áo vào vùng xương hông để giảm tải cho vai người
mặc.
Đường may: Việc lắp ráp các chi tiết trong áo bảo hộ cản xạ trên áo mẫu do Trung
quốc sản xuất chỉ có duy nhất một loại mũi may thắt nút. Điều này cho thấy có sự
thận trọng rất cao trước nguy cơ đứt chỉ và tụt vòng của đường may trên áo khi sử
dụng. Vì đặc tính của mũi may thắt nút 301 là: rất bền, chặt, hình dạng hai mặt
giống nhau, hướng tạo mũi thực hiện cả hai chiều, đường may có độ bền cao, ít đàn
hồi .

Hình 1.5 - Mũi may thắt nút 301
Để đảm bảo an toàn mà vẫn tạo cảm giác thỏa mái cho người sử dụng cần lựa chọn
áo có kích thước vừa vặn. Điều này sẽ giúp làm giảm khối lượng áo và ổn định khi

mặc. Kích thước áo bảo hộ cản xạ thường được các hãng sản xuất quy dựa trên các
cỡ số tương tự như ở quần áo thông thường.

17


Bảng 1.1 - Bảng cỡ áo bảo hộ cản xạ của hãng MAVIC
Size tiêu chuẩn

Nhỏ (S)

Trung bình
(M)

Lớn (L)



Kích thước (cm)

hiệu

A

Rất ngắn

SV

90


Ngắn

SS

100

Trung bình

SM

110

Dài

SL

120

Dài thêm

SE

130

Rất ngắn

MV

90


Ngắn

MS

100

Trung bình

MM

110

Dài

ML

120

Dài thêm

ME

130

Ngắn

LS

100


Trung bình

LM

110

Dài

LL

120

Dài thêm

LE

130

B

C

60

100

60

110


75

120

Trong đó:
A: Là kích thước chiều dài tính từ đốt sống cổ thứ 7 đến hết áo.
B: Là chiều rộng 1/2 thân trước và thân sau tại rộng ngực
C: Là vòng eo (Chu vi của sản phẩm được quây kín bởi móc cài ở giữa
thân trước và thân sau).

18


Hình 1.6 - Phương pháp lấy số đo kích thước

1.2.5. Một số đặc điểm của vải làm quần áo bảo hộ cản xạ
1.2.5.1. Lớp cao su chì.
Lớp cao su chì là lớp quyết định khả năng bảo vệ cản xạ của quần áo bảo hộ
cản xạ. Theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật JIS Z4806 [31], vật liệu không thể
thiếu dùng để sản xuất quần áo cản xạ là chì (Pb) hoặc vật liệu composite có chì.
Tuy nhiên bản thân chì là một thành phần có hại và gây ảnh hưởng đến cơ thể người
sử dụng, vì vậy người ta đã đề xuất một số vật liệu khác thay thế chì như: tungsten
(W), tin (Sn), antimony (Sb), bithmus (Bi). Mặt khác để dễ dàng trong việc tạo dáng
sản phẩm, vật liệu đòi hỏi phải có sự mềm dẻo vì thế người ta thường trộn lẫn
những vật liệu trên với cao su hoặc nhựa tạo ra vật liệu hỗn hợp. Tuy nhiên tungsten
và bithmus (Bi) là vật liệu khá đắt, Antimony (Sb) và tin (Sn) thì có khả năng cản
xạ không cao, do đó để đạt được độ cản xạ đương chì mong muốn tương thì cần
phải tăng bề dày vật liệu, điều này làm ảnh hưởng tới tính mềm dẻo của áo, Ngoài
ra antimony (Sb) cũng có độc tính không kém gì so với chì.
Tỷ lệ vật liệu nền (cao su) trong hợp chất cao su chì là khá nhỏ: theo nghiên

cứu của Babara Ballsieper [10] về tỷ lệ pha trộn hỗn hợp đối với vật liệu cản xạ thì

19


vật liệu nền thường có tỷ lệ từ 10% đến 22% trong hỗn hợp để đảm bảo độ bền cho
màng cản xạ. Nếu giảm tỷ lệ của vật liệu nền có thể làm giảm độ bền vật liệu, nếu
tăng sẽ làm giảm khả năng cản xạ của vật liệu. Kích thước của các hạt chì trung
bình từ 1 µm – 20 µm, nếu kích thước của các hạt kim loại cản xạ vượt quá kích
thước cho phép cũng làm cho cấu trúc của vật liệu kém bền [21]. Những phát minh
hiện nay đã cung cấp những tấm chắn cản xạ vừa đảm bảo tính cản xạ cao, đảm bảo
tính hiệu quả kinh tế, ít gây ra những vấn đề về môi trường và sức khỏe người sử
dụng. Được làm từ polymer hữu cơ kết hợp với tấm vật liệu cản xạ là bột oxide
chứa ít nhất một nguyên tố trong nhóm: lathanum (La), cerium (Ce), praseodymium
(Pm), neodymium (Nd), samarium (Sm), europium (Eu) và gadolinium (Gd), những
hạt oxit này có kích thước trung bình từ 1 µm – 20 µm và tỷ lệ thể tích chứa đầy
trong tấm chắn cản xạ là từ 40% - 80%. Kích thước trung bình của hạt oxit được giữ
trong phạm vi cho phép và tỷ lệ chứa đầy của vật liệu phải được điều chỉnh vào
khoảng định trước, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 40% thì khả năng cản xạ không bảo đảm,
mặt khác nếu tỷ lệ này vượt quá 80% thì sẽ làm giảm độ bền cấu trúc của tấm cản
xạ. Điều đó cho thấy tuy có dạng là lá cao su mỏng, song tính chất của màng cản xạ
có nhiều điểm rất khác biệt với màng cao su thông thường do độ cứng, độ bền kéo
và độ đàn hồi rất khác.
1.2.5.2. Vải bọc ngoài
Theo công bố của các hãng sản xuất thì vải bọc ngoài thường là các vải
hiệu năng cao (mỏng, nhẹ, và siêu bền) được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực may
mặc khác, như áo trượt tuyết, áo đi biển, hay áo Jacket. Vải bọc ngoài là vải tráng
phủ có nền là vải polyester dệt vân điểm, lớp tráng phủ là nhựa PVC hoặc PU. Vải

bọc ngoài có khả năng chống thấm bề mặt tốt và dễ vệ sinh sản phẩm, có khả năng

chống nhàu, chống nhăn, chống phai màu và chịu lực tốt.
1.3. Đặc tính cắt may của vải.
1.3.1. Khái niệm.

20


Trong thực tế các vật liệu dạng tấm được đưa vào cắt may là rất đa dạng. Về
bản chất cũng như chức năng. Về chức năng nó có thể là vải lớp mặt, lới lớt hay lớp
độn của sản phẩm. Về bản chất cấu tạo có thể là vải dệt thoi, dệt kim, vải không dệt
làm từ các vật liệu sợi tự nhiên hay các loại vật liệu da và giả da, nhựa, cao su v.v..
Tùy theo yêu cầu cần có của sản phẩm may mà các vật liệu này có các tính chất cơ
lý hóa phù hợp. Điều đó có nghĩa là không nhất thiết phải là vật liệu có các tính chất
tốt nhất cho tất cả mọi yêu cầu. Nhưng một điều rất quan trọng là chúng phải có thể
gia công được bằng các công nghệ cặt may.
Đặc tính của vật liệu nói chung là rất đa dạng. Nó có thể là đặc tính lý học,
hóa học, cơ học hay đặc tính gia công. Đặc tính công nghệ gia công (gọi tắt là đặc
tính công nghệ) của vật liệu là khả năng vật liệu chịu được các tác động gia công
trên các công nghệ khác nhau. Đặc tính gia công có tác dụng quyết định đến việc
chọn phương pháp gia công vật liệu và xác định khả năng sử dụng nó. Vật liệu có
đặc tính gia công kém thường ít được sử dụng rộng rãi vì chi phí gia công cao, cho
chất lượng sản phẩm thấp. Ví dụ tính chất đặc tính gia công/công nghệ của vật liệu
thép trong chế tạo cơ khí là tính đúc, tính hàn, gia công cắt, gia công áp lực /40/ [5].
Vì vậy đặc tính gia công hay đặc tính công nghệ của vật liệu dạng tấm dùng
trong may mặc có thể kể ra là: đặc tính cắt, đặc tính may, đặc tính là phẳng, đặc tính
giặt tẩy, v.v... Vì vậy, đây là một vấn đề lớn nếu muốn xem xét toàn diện cần nhiều
thời gian và ch phí. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ quan tâm đến 2 đặc tính
được cho là quan trọng với vật liệu trên áo bảo hộ cản xạ là đặc tính cắt cắt và đặc
tính may. Ở đây tác giả sẽ quan tâm đến các tương tác của vật liệu này với một số
các công nghệ cắt may thông dụng như trải vải, giác mẫu, cắt chi tiết và ráp nối

bằng máy may mũi thoi.

21


Vật liệu may dạng tấm

Trải và giác mẫu

Máy cắt vải cầm tay

Máy may mũi 301

Hình 1.7 - Một công nghệ gia công vật liệu may mặc dạng tấm thông dụng

Trong thực tế sản xuất cắt may, vải và các vật liệu dạng tấm phải trải qua rất
nhiều bước công nghệ từ khâu chuẩn bị đến cắt, may và hoàn tất sản phẩm. Ở các
bước công nghệ này, vật liệu có các tương tác khác nhau với các công cụ gia công
và thể hiện các đặc tính công nghệ khác nhau. Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu
tính công nghệ cắt may của vật liệu dạng tấm dùng trên áo bảo hộ cản xạ, trong
phần này sẽ tìm hiểu khái quát các tương tác của vải và các vật liệu dạng tấm dùng
để cắt may nói chung với các thiết bị công nghệ trong các công đoạn cắt và may.

22


1.3.2. Đặc tính cắt của vải
1.3.2.1. Công đoạn trải vải
Trải vải là công đoạn đầu tiên để có thể cắt chi tiết thiết kế ra khỏi tấm vật
liệu. Trải vải là cách đặt chồng lên nhau nhiều lớp vải tương đối bằng nhau về chiều

rộng cũng như về chiều dài của vải. Khi cắt một chi tiết của sản phẩm ta sẽ được
cùng một lúc số chi tiết bằng số lớp của bàn vải. Trong quá trình trải vải bàn vải
phải êm phẳng, không bị nhăn, xô lệch, mép đầu bàn đứng thành. Khi trải vải phải
nắm được tính chất của vải để tìm ra cách trải vải tốt nhất. Đối với loại vải có độ
đàn hồi lớn phải dỡ vải ra để sau 24 giờ mới được trải. Chiều dài bàn vải được xác
định bằng chiều dài sơ đồ cộng thêm hao phí trải vải. Chiều cao bàn vải phụ thuộc
vào chất liệu và yêu cầu. Để cắt được chính xác bàn vải không được trải quá dày:
Đối với vải uni mỏng dày tối đa 200 lá/1 bàn vải. Đối với vải dạ dày tối đa 100 lá/1
bàn vải. Đối với vải kẻ, da dày tối đa 50 lá/1 bàn vải.
Một số thông số chính cần quan tâm khi trải vải là:
*

Kích thước bàn trải

*

Số lớp vải trải

*

Sức căng của vải và

*

Hướng trải vải.

Điều này phụ thuộc vào sơ đồ giác mẫu tối ưu, đặc tính vật liệu cần cắt và đặc
tính của dụng cụ hay thiết bị cắt. Yêu cầu chính của công đoạn này là: chiều dài các
lớp trên bàn trải phải đồng đều và sắp xếp chính xác, vật liệu được trải phẳng với
sức căng đồng đều, số lớp được trải phải phù hợp với máy với vật liệu và sản lượng.

1.3.2.2. Công đoạn giác mẫu
Giác và sang mẫu là bước tiếp theo để đưa hình vẽ chi tiết cần cắt với tỉ lệ
1:1 lên lớp vật liệu trên cùng của bàn cắt. Giác mẫu là một quá trình sắp xếp các chi
tiết của một hay nhiều sản phẩm trong cùng một cỡ hay nhiều cỡ số lên trên bề mặt

23


×