Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu hiện tượng xù lông của vải bông và vải pha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 57 trang )

Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS.Trần Nhật Chƣơng,
ngƣời thầy đã tận tâm hƣớng dẫn, động viên và khuyến khích tác giả hoàn thành
luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo Viện Dệt may – Da
giày và Thời trang – Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, những ngƣời thầy, ngƣời
cô đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật
Vinatex đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng, nhƣng rất quan trọng là lòng biết ơn chân thành nhất của tác giả gửi
tới gia đình, những ngƣời thân yêu gần gũi nhất, bạn bè tại các nhà máy dệt cùng
các đồng nghiệp đã san sẻ gánh vác mọi công việc, giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả
yên tâm hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn với một
khoảng thời gian ngắn cộng với bản thân còn nhiều hạn chế nên tác giả rất mong
nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.

Tác giả

Vũ Thị Thanh Nga

1
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, toàn bộ nội dung đƣợc trình bày trong luận văn đều do


tác giả tự thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Trần Nhật Chƣơng. Tác giả
hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn, không có sự sao chép từ những
luận văn khác.

Tác giả

Vũ Thị Thanh Nga

2
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. 7
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................8
CHƢƠNG 1 .......................................................................................................... 10
TỔNG QUAN ....................................................................................................... 10
1.1. Khái niệm về xù lông và vón kết trên bề mặt vải ......................................... 10
1.2. Cơ chế phát sinh xù lông và vón kết ............................................................ 10
1.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành vón kết ....................................... 16
1.3.1. Các thông số của xơ .............................................................................. 16
1.3.2. Các thông số của sợi ............................................................................. 20

1.3.3. Các đặc trƣng của vải ........................................................................... 24
1.4. Phƣơng pháp đánh giá xù lông và vón kết bề mặt vải .................................. 26
1.5. Biện pháp giảm xù lông và vón kết ............................................................. 27
Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 28
CHƢƠNG 2 .......................................................................................................... 29
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 29
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 29
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 29
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 29
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 30
CHƢƠNG 3 .......................................................................................................... 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN......................................................... 36
3.1. Kết quả thử nghiệm độ vón kết của vải 100% Cotton .................................. 36
3.1.1. Thông số kỹ thuật của vải ..................................................................... 36
3.1.2. Phƣơng pháp thử dùng Hộp vón kết - Pilling Box ................................. 36
3.1.3. Phƣơng pháp thử dùng đĩa ma sát kiểu Martindale................................ 37
3.1.4. Hiển thị kết quả thử nghiệm bằng biểu đồ cột ....................................... 38
3.2. Kết quả thử nghiệm độ vón kết của vải pha PES (65%)/Cotton (35%) ........ 38
3.2.1. Thông số kỹ thuật của vải ..................................................................... 38
3.2.2. Phƣơng pháp thử dùng Hộp vón kết - Pilling Box ................................. 39
3.2.3. Phƣơng pháp thử dùng đĩa ma sát kiểu Martindale................................ 39
3.2.4. Hiển thị kết quả thử nghiệm bằng biểu đồ cột ....................................... 40
3.3. Kết quả thử nghiệm độ vón kết của vải pha PES (40%)/Cotton (60%) ........ 41
3.3.1. Thông số kỹ thuật của vải ..................................................................... 41
3.3.2. Phƣơng pháp thử dùng Hộp vón kết - Pilling Box ................................. 41
3.3.3. Phƣơng pháp thử dùng đĩa ma sát kiểu Martindale................................ 42
3.3.4. Hiển thị kết quả thử nghiệm bằng biểu đồ cột ....................................... 42
3.4. Kết quả thử nghiệm độ vón kết của vải pha Nomex (60%)/Cotton (40%) .... 43

3

----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------3.4.1. Thông số kỹ thuật của vải ..................................................................... 43
3.4.2. Phƣơng pháp thử dùng hộp vón kết - Pilling Box .................................. 43
3.4.3. Phƣơng pháp thử dùng đĩa ma sát Martindale ....................................... 44
3.4.4. Hiển thị kết quả thử nghiệm bằng biểu đồ cột ....................................... 45
3.5. Kết quả thử nghiệm độ vón kết của vải 100% Polyester .............................. 45
3.5.1. Thông số kỹ thuật của vải ..................................................................... 45
3.5.2. Phƣơng pháp thử dùng hộp vón kết - Pilling Box .................................. 46
3.5.2. Phƣơng pháp thử dùng đĩa ma sát kiểu Martindale................................ 46
3.5.3. Hiển thị kết quả thử nghiệm bằng biểu đồ cột ....................................... 47
3.6. Kết quả thử nghiệm độ vón kết của vải 100% tơ tằm ................................... 49
3.6.1. Thông số kỹ thuật của vải ..................................................................... 49
3.6.2. Phƣơng pháp thử dùng hộp vón kết - Pilling Box .................................. 49
3.6.3. Phƣơng pháp thử dùng đĩa ma sát kiểu Martindale................................ 50
3.6.4. Hiển thị kết quả thử nghiệm bằng biểu đồ cột ....................................... 51
3.7. Kết quả thử nghiệm độ vón kết của các mẫu vải theo hai phƣơng pháp ....... 51
Hộp vón kết (P) và Martindale ........................................................................... 52
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 55

4
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
PES
NO
CO

Ý nghĩa
Polyester
Nomex
Cotton

5
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tính chất của xơ tác động đến sự hình thành vón kết .......................... 11
Bảng 1.2: Xu hƣớng xù lông của một số loại xơ dệt [18] (page 29) ..................... 17
Bảng 1.3: Ảnh hƣởng của loại xơ đến xu hƣớng vón kết [18] (page 30) ............... 18
Bảng 1.4: Ảnh hƣởng của tỷ lệ các thành phần đến xu hƣớng vón kết ................. 22
của vải may comple [18] ................................................................................. 22
Bảng 1.5: Ảnh hƣởng của tỷ lệ các thành phần đến xu hƣớng vón kết [18]........... 23
Bảng 1.6: Ảnh hƣởng của chiều dài xơ đến sự xù lông của vải sợi ...................... 24
trên vải sợi pha [18] ........................................................................................ 24

Bảng 1.7: Ảnh hƣởng của kiểu dệt đến xu hƣớng vón kết [18] ............................ 25
Bảng 2.1: Đánh giá cấp độ vón kết bằng mắt [21] .............................................. 35
Bảng 3.1: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải 100% Cotton - Máy thí nghiệm Pilling
Box ............................................................................................................... 36
Bảng 3.2: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải 100% Cotton - Máy thí nghiệm
Martindale ..................................................................................................... 37
Bảng 3.3: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải pha PES (65%)/Cotton (35%) - Máy
thí nghiệm Hộp vón kết ................................................................................... 39
Bảng 3.4: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải pha PES(65%)/Cotton(35%) - Máy thí
nghiệm Martindale ......................................................................................... 40
Bảng 3.5: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải pha PES (40%)/Cotton (60%) - Máy
thí nghiệm Hộp vón kết ................................................................................... 41
Bảng 3.6: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải PES (40%)/Cotton (60%) - Máy thí
nghiệm Martindale ......................................................................................... 42
Bảng 3.7: Bảng kết quả thử nghiệm độ vón kết vải Nomex/Cotton - Máy thí nghiệm
Hộp vón kết ................................................................................................... 43
Bảng 3.8: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải Nomex/Cotton - Máy thí nghiệm
Martindale ..................................................................................................... 44
Bảng 3.9: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải 100% Polyester - Máy thí nghiệm
Hộp vón kết ................................................................................................... 46
Bảng 3.10: Bảng kết quả thử nghiệm độ vón kết vải 100% Polyester - Máy thí
nghiệm Martindale ......................................................................................... 47
Bảng 3.11: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải 100% tơ tằm - Máy thí nghiệm Hộp
vón kết .......................................................................................................... 49
Bảng 3.12: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải 100% tơ tằm - Máy thí nghiệm
Martindale ..................................................................................................... 50
Bảng 3.13: Bảng kết quả tính trung bình độ vón kết các mẫu vải thử nghiệm theo
hai phƣơng pháp Hộp vón kết (P) và Martindale (M). ........................................ 52

6

----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Cơ chế ba giai đoạn hình thành vón kết [21] .............................................. 12
Hình 1.2: Đƣờng cong độ vón kết của vải dệt kim và vải dệt thoi [21] .................... 13
Hình 1.3: Đƣờng cong độ vón kết của hai loại vải dệt từ ........................................... 14
Hình 1.4: Kết quả thử nghiệm cho thấy độ vón kết tối đa ......................................... 15
Hình 1.5: Độ vón kết của một số loại vải [19] ............................................................ 16
Hình 1.6: Hạt vón kết trên vải Polyester pha Cotton - phóng đại X50 [16].............. 19
Hình 1.7: Máy thí nghiệm độ vón kết kiểu đảo trộn ngẫu nhiên [16] ....................... 27
Hình 2.1: Hình ảnh máy thí nghiệm độ xù lông kiểu Martindale .............................. 31
Hình 2.2: Một đơn vị giá đỡ mẫu của thiết bị thí nghiệm Martindale [16] ............... 32
Hình 2.3: Hình ảnh máy thí nghiệm kiểu Pilling Box (Hộp vón kết) [16] ................ 33
Hình 2.4: Chuẩn bị mẫu thử cho phƣơng pháp Pilling Box ....................................... 34
Hình 3.1: Biểu đồ cột kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phƣơng pháp Hộp vón
kết (P) và Martindale (M) của vải 100% Cotton. ....................................................... 38
Hình 3.2: Biểu đồ cột kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phƣơng pháp Hộp vón
kết (P) và Martindale (M) của vải Kaki PES pha Cotton (65/35) .............................. 40
Hình 3.3: Biểu đồ cột kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phƣơng pháp Hộp vón
kết (P) và Martindale (M) của vải Kaki PES pha Cotton (40/60) .............................. 42
Hình 3.4: Biểu đồ cột kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phƣơng pháp Hộp vón
kết (P) và Martindale (M) của vải pha Nomex/Cotton. .............................................. 45
Hình 3.5: Biểu đồ cột kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phƣơng pháp Hộp vón
kết (P) và Martindale (M) của vải 100% Polyester .................................................... 47
Hình 3.6: Biểu đồ cột so sánh độ vón kết của các mẫu vải với nguyên liệu khác

nhau................................................................................................................................ 48
Hình 3.7: Biểu đồ cột kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phƣơng pháp Hộp vón
kết (P) và Martindale (M) của vải 100% tơ tằm. ........................................................ 51
Hình 3.8: Biểu đồ cột kết quả thử nghiệm độ vón kết của các mẫu vải theo hai
phƣơng pháp Hộp vón kết (P) và Martindale (M). ..................................................... 53

7
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI MỞ ĐẦU
Từ xƣa tới nay, nhu cầu ăn và mặc của con ngƣời vẫn luôn song hành với nhau.
Việc tìm ra các loại vật liệu mới để đáp ứng nhu cầu đó ngày càng tăng và có một
điều không thể phủ nhận là cho tới tận bây giờ vẫn chƣa có một loại vật liệu nào có
thể thay thế đƣợc vải trong lĩnh vực thời trang. Bên cạnh vải dệt thoi còn có vải dệt
kim và vải không dệt với nhiều ứng dụng khác nhau. Thế nhƣng, trong công nghiệp
Dệt – May và thiết kế thời trang thì vải dệt thoi là vật liệu đóng vai trò quan trọng,
nó chiếm tới 70% tổng sản lƣợng vải may mặc trên thị trƣờng. Là sản phẩm mang
tính truyền thống và phổ biến luôn thu hút sự quan tâm của mọi khách hàng, mọi
lứa tuổi, luôn là trang phục của mọi ngƣời, mọi ngành bởi các đặc tính quan trọng
của nó. Với các đặc điểm dễ sử dụng, có độ bền cao, thông thoáng, tính tiện nghi
cao trong các trang phục nhƣ quần áo thời trang mặc ngoài, quần áo bảo hộ lao
động, các trang phục cho con ngƣời trong mọi điều kiện làm việc, các loại sản phẩm
dùng trong gia đình, các sản phẩm trang trí nội thất v.v… Các sản phẩm đó ngày
càng đáp ứng đƣợc nhiều các yêu cầu của mọi tầng lớp trong xã hội.
Vải dệt thoi sử dụng trong may mặc đòi hỏi phải đáp ứng nhiều các tính chất cơ

lý nhƣ: đảm bảo độ bền, độ giãn, độ co, độ thẩm thấu, thông thoáng. Những tính
chất này nó bảo đảm đạt đƣợc tính tiện nghi trong các trang phục may mặc. Thế
nhƣng, do nhu cầu hiện nay của con ngƣời, vải dùng để may mặc không chỉ đảm
bảo đạt đƣợc tính tiện nghi mà còn phải đảm bảo đƣợc tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Chúng ta quan tâm nhiều đến hiện tƣợng xù lông của vải vì đây là một trong những
yếu tố gây ảnh hƣởng đến ngoại quan của sản phẩm và là hiện tƣợng khá phổ biến
đối với nhiều loại vải trong quá trình sử dụng.
Trong khuôn khổ đề tài của luận văn cao học ngành Công nghệ vật liệu Dệt –
May, tác giả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện tƣợng xù lông của vải bông và
vải pha”. Mục đích để nghiên cứu lý thuyết cơ chế phát sinh xù lông, vón kết và
nguyên nhân, từ đó đánh giá hiện tƣợng xù lông và vón kết của một số loại vải đặc
trƣng nhƣ vải bông và pha bông.

8
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài đƣợc triển khai gồm những phần sau:
- Chƣơng 1: Tổng quan;
- Chƣơng 2: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu;
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận;
- Kết luận chung.

9
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May



Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về xù lông và vón kết trên bề mặt vải
Vón kết là lỗi trên bề mặt vải đặc trƣng bằng những hạt xơ nhỏ dính trên bề mặt
quần áo làm cho ngoại quan vải xấu.
Những hạt kết này đƣợc hình thành trong khi mặc quần áo và giặt, do bề mặt vải
tiếp xúc và ma sát với vật thể khác. Dƣới ảnh hƣởng của cọ xát, mặt vải xù lông,
những xơ nhô ra bên ngoài mặt vải dần dần xoắn lại với nhau tạo ra hạt xơ kết chặt
với nhau. Những hạt kết này thƣờng xuất hiện ở những vùng quần áo tại đó thƣờng
xảy ra cọ xát khi sử dụng nhƣ cổ áo, cổ tay áo, túi quần dài bên cạnh, ở phía sau.
Vón kết từ lâu đã đƣợc thừa nhận là lỗi hoặc khuyết tật đặc biệt đối với các loại
vải dệt kim len, vải từ xơ nhân tạo có hiện tƣợng vón kết nhiều hơn.
Hiện tƣợng vón kết của quần áo là một tính chất rất phức tạp bởi vì nó chịu ảnh
hƣởng của rất nhiều yếu tố nhƣ: độ dài xơ, độ mảnh, tính chất cơ học của xơ, độ
săn, kết cấu vải, xử lý hoàn tất vải. Ngoài ra, hiện tƣợng xù lông và vón kết còn
chịu ảnh hƣởng của bản chất và sự hoạt động của ngƣời sử dụng quần áo.
1.2. Cơ chế phát sinh xù lông và vón kết
Những nghiên cứu về vón kết đã cho thấy có ba giai đoạn rõ rệt trong sự hình
thành vón kết. Những nghiên cứu về cơ chế vón kết của D.Gintis và E.J Mead [Tex
Research Journal 1959, 29, 578] đã chứng minh xu hƣớng vón kết gồm ba giai
đoạn:
(1) Các xơ đƣợc kéo ra khỏi bề mặt vải do tác động cơ học và làm xù lông mặt
vải;
(2) Các xơ xù lông rối lẫn với nhau tạo nên vón kết;
(3) Các hạt kết tách ra khỏi bề mặt vải dƣới tác động cơ học nhƣ chà xát, giặt,
sấy khô… trong quá trình mặc và làm sạch trang phục.
Những luận điểm của Gintis và Mead về ba giai đoạn hình thành vón kết đƣợc
tóm tắt trong bảng dƣới đây [21]


10
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------Bảng 1.1: Tính chất của xơ tác động đến sự hình thành vón kết.
Giai đoạn xuất hiện

Sự hình thành xù lông

Sự rối các xơ

Hạt kết tách ra khỏi bề mặt vải

Tính chất của xơ
-

Ma sát

-

Độ cứng

-

Độ bền kéo đứt

-


Bền ma sát

-

Hình dạng xơ

-

Độ mảnh xơ

-

Độ cứng

-

Độ hồi phục

-

Ma sát

-

Độ giãn

-

Độ bền đứt


-

Sự tồn tại uốn

Ở giai đoạn đầu có ma sát lên bề mặt của vải gây ra sự xù lông do hai nguyên
nhân: các xơ có đầu tự do không gắn vào cấu trúc của sợi nên bị chải xù lên, các xơ
có vòng đƣợc chuyển thành xơ có một đầu tự do nhô lên mặt vải.

11
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1.1: Cơ chế ba giai đoạn hình thành vón kết [20].
Xơ càng bền và có độ cứng uốn thấp càng có nhiều khả năng bị kéo ra ngoài cấu
trúc vải và đầu xơ nhô lên mặt vải.
Đến giai đoạn các xơ rối đƣợc tạo ra từ các xơ lỏng lẻo, rời rạc và hình thành
hạt xơ tròn đƣợc giữ lại trên bề mặt vải nhờ các xơ còn bị hãm trong cấu trúc vải.
Vải tiếp tục bị chà xát nên các hạt xơ có thể bị tách ra do các xơ hãm bị đứt hoặc bị
kéo ra khỏi cấu trúc. Trong trƣờng hợp xơ kém bền, hạt xơ vón kết đƣợc tách ra
khỏi vải dễ dàng. Ngƣợc lại, xơ có độ bền cao, hạt vón kết đƣợc giữ lại trên bề mặt
vải.
Sợi có độ săn thấp, vải có cấu trúc lỏng lẻo nhƣ vải dệt kim thì mức độ các hạt
vón kết rơi ra nhanh hơn.
Thời gian tồn tại các hạt vón kết tuỳ thuộc mức độ chà xát liên tục hoặc rời rạc,
tuỳ thuộc độ bền xơ liên kết hạt với cấu trúc. Mật độ hạt xơ vón kết có thể tăng lên
dần dần đạt tới mức độ nào đó hoặc đạt cực đại rồi giảm dần tuỳ thuộc mức độ hình

thành hạt xơ và mức độ hạt xơ tách ra khỏi mặt vải.

12
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1.2: Đƣờng cong độ vón kết của vải dệt kim và vải dệt thoi [20].
(── vải dệt kim; ----- vải dệt thoi)
Đƣờng cong độ vón kết cho thấy số lƣợng hạt vón kết tuỳ thuộc thời gian. Trên
mỗi điểm của đƣờng cong thể hiện mức độ hình thành hạt vón kết và mức độ hạt
vón kết tách ra khỏi bề mặt vải. Nhánh đƣờng cong bên trái cho biết số hạt vón kết
tăng lên đến cực đại, sau đó giảm dần do các hạt vón kết mất đi nhiều hơn số hạt
đƣợc hình thành mới.
Một tính chất cơ bản của xơ quyết định hạt xơ vón kết rơi rụng ra khỏi bề mặt
vải là sự tồn tại tính uốn của các xơ đƣợc giữ chặt vào cấu trúc vải. Tính uốn cong
của xơ tồn tại càng lâu thì hạt vón kết bám dính trên vải càng lâu.
Đƣờng cong độ vón kết của hai loại vải dệt kim và dệt thoi bằng sợi Polyester
trên hình 1.3 cho thấy vải dệt thoi bị rơi rụng hạt vón kết nhiều hơn, trong khi đó
vải dệt kim có cấu trúc lỏng lẻo nên sự hình thành xơ vón kết nhiều hơn, xơ rơi
rụng và thời gian để đạt cân bằng giữa số xơ vón kết và số xơ rơi rụng lâu hơn đến
240 phút.

13
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May



Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1.3: Đƣờng cong độ vón kết của hai loại vải dệt từ
xơ Polyester thông dụng và loại biến tính [20].
( ▬ Polyester thông dụng; ----- Polyester biến tính)
Các xơ tạo nên hạt vón kết lấy từ sợi trong cấu trúc vải cho nên nếu các xơ đƣợc
giữ chắc trong sợi sẽ làm giảm mức độ vón kết. Sử dụng sợi có độ săn cao để dệt
vải sẽ giảm độ xù lông của sợi. Dùng xơ dài để kéo sợi làm tăng sự ma sát tƣơng tác
giữa các xơ, tăng độ mảnh của xơ, chải bề mặt vải, xén đầu xơ để loại bớt xơ lỏng
lẻo không đƣợc giữ chặt sẽ làm giảm số hạt vón kết. Khi thiết kế vải với mật độ sợi
cao và xử lý hoá học đặc biệt cũng làm giảm xu hƣớng vón kết.
Áp dụng các chất làm mềm vải hoặc gia công bôi trơn xơ làm tăng xu hƣớng vón
kết.
Vải dệt từ sợi pha thƣờng có xu hƣớng tăng vón kết [16] vì thành phần xơ có độ
mảnh lớn hơn sẽ di chuyển ra mặt ngoài của sợi do tính chất của hai thành phần
khác nhau.
Vải có tính đặc thù sẽ có độ vón kết khác nhau tuỳ theo đặc điểm của ngƣời
mang trang phục và những điều kiện chung trong sử dụng.

14
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1.4: Kết quả thử nghiệm cho thấy độ vón kết tối đa

của một số loại vải [18]
1. Acetate Nitrile

2. Polyester

3. Polyamit

4. Acrylic
Độ dài xơ 90mm
Độ mảnh xơ 3.3 denier

15
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1.5: Độ vón kết của một số loại vải [18]
1. Acetate

2. Len

3. Acrylic (Orlon) 4. Viscose
5. Polyamit

6. Polyester (Dacron)

1.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành vón kết

Sự hình thành hạt vón kết là một quá trình động lực bởi vì hạt vón kết đƣợc hình
thành thƣờng xuyên và tách khỏi bề mặt vải. Mức độ hình thành hạt vón kết chịu
ảnh hƣởng của số lƣợng đầu xơ, độ mảnh xơ, độ dài, tiết diện ngang của xơ, độ săn
sợi, cấu trúc vải. Ngoài ra, nhuộm và hoàn tất cũng ảnh hƣởng đến mức độ vón kết.
1.3.1. Các thông số của xơ
Calil và Hearle [18] đã nghiên cứu sự rối xơ trên mẫu vải lấy từ trang phục mặc
trong đƣợc làm từ vải pha 67/33 Polyester/Cotton. Các tác giả nhận thấy rằng nhiều
xơ Polyester tham gia vào hiện tƣợng xơ bị rối do xơ Polyester bị tổn thƣơng đáng

16
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------kể. Sự tổn thƣơng này làm giảm mô đun uốn của xơ, do vậy, tăng khả năng bị rối
thƣờng xuyên.
Những xơ dễ dàng bị mỏi nhƣ xơ Cotton, xơ len mịn, xơ Polyester có độ vón kết
thấp, có xu hƣớng hình thành các hạt vón kết rắn chắc.
Bảng dƣới đây nêu ra xu hƣớng xù lông của một số loại xơ dệt:
Bảng 1.2: Xu hƣớng xù lông của một số loại xơ dệt [18] (page 29)



Chu kỳ uốn

Nylon

Độ bền xơ


Mô đun
gl/den

Ma sát

Xơ rối

gl/tex

mg

mg

gl/den

gl/tex

26000

4.5

0.5

6

0.67

0.29

6.0


Viscose

70

2.6

0.29

69

7.66

0.22

4.4

Dacron

13000

3.9

0.43

29

3.22

0.35


3.1

Orlon

1870

2.2

0.24

52

5.77

0.35

3.1

Wool

3620

1.4

0.16

24

2.66


0.15

0.4

Acetate

20

1.4

0.16

13

1.44

0.30

0.4

Theo bảng 1.3, Nylon là loại xơ có xu hƣớng xù lông nhiều nhất vì xơ bền, ma
sát giữa các xơ ở mức độ trung bình và độ cứng thấp. Len và Acetate có độ bền xơ
thấp cho nên xơ bị đứt thay vì bị kéo ra ngoài, do vậy bị xù lông ngắn. Dacron
(Polyester) có độ bền xơ cao, ma sát giữa các xơ lớn và độ cứng cao. Viscose có độ
bền trung bình, ma sát giữa các xơ thấp, độ cứng cao. Orlon (Acrylic) có độ bền xơ
trung gian, ma sát giữa các xơ lớn, độ cứng cao.
Độ cứng của xơ có ý nghĩa quan trọng đối với xu hƣớng xù lông. Cùng một độ
mảnh, xơ nào có độ cứng cao hơn thì dễ bị rối hơn.
Các đƣờng cong điển hình của một số loại vải thông dụng trên hình 1.5 cho thấy

xơ Polyester (Dacron) và Nylon không có xu hƣớng mất hạt xơ vón kết vì những xơ

17
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------này có độ bền đặc biệt cao và độ bền mài mòn tốt. Các đƣờng cong (5) và (6) đi
ngang chứng tỏ duy trì đƣợc số hạt vón kết đã hình thành. Xơ Viscose đạt số hạt
vón kết tối đa, sau đó giảm nhanh, có nhiều hạt rụng xuống vì độ cong của chúng
yếu và độ bền xơ trung bình (đƣờng cong 4). Xơ Acrylic (Orlon) (đƣờng cong 3)
cũng có dáng điệu tƣơng tự viscose đạt cực đại rồi đi xuống nhƣng không nhanh
nhƣ viscose. Đối với xơ Acetate (đƣờng cong 1) và xơ len (đƣờng cong 2) độ vón
kết tăng lên rồi cũng giảm nhanh vì chúng có độ bền thấp và độ bền ma sát kém.
Bảng 1.3: Ảnh hƣởng của loại xơ đến xu hƣớng vón kết [18] (page 30).

Thông số của vải

2/40s x 2/40s
80 x 56
2/40s x 2/40s
80 x 68

Loại xơ Polyester 1

Loại xơ Polyester 2

số hạt kết/đơn vị


số hạt kết/đơn vị

diện tích

diện tích

32

47

Vải mộc

10

11

Vải đã hoàn tất

Loại vải

Dữ liệu của bảng 1.3 cho biết xu hƣớng vón kết của hai loại vải Polyester khác
nhau P1 và P2 pha Cotton đƣợc dệt với cấu trúc gần giống nhau. Ở dạng vải mộc,
vải pha với xơ P2 có độ vón kết cao hơn. Sau khi hoàn tất, hai loại vải có độ vón kết
tƣơng đƣơng. Do tính chất ma sát và tính chất cơ học của hai loại xơ polyester P1
và P2 khác nhau nên xu hƣớng vón kết của chúng cũng khác nhau. Khi hoàn tất hai
loại vải, ảnh hƣởng của bề mặt vải đến xù lông và vón kết mất đi nên chúng có số
hạt kết rất thấp.

18
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga

Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1.6: Hạt vón kết trên vải Polyester pha Cotton - phóng đại X50 [15].
1.3.1.1. Độ dài xơ
Trên các loại vải dệt từ sợi Stapen, xơ càng ngắn càng dễ hình thành vón kết khi
sử dụng trang phục. Xơ Stapen càng dài càng ít khả năng vón kết vì có ít đầu xơ
nhô ra bên ngoài mặt vải tính trên một đơn vị diện tích. Điều này đúng cho cả xơ
thiên nhiên cũng nhƣ xơ tổng hợp.
Đối với vải sợi pha, việc phối trộn xơ Stapen có độ dài khác nhau và có độ giãn
dài khác nhau dẫn đến hình thành vón kết. Tuy nhiên, nếu xơ dài không đƣợc gắn
chặt vào cấu trúc vải cũng dẫn đến nhiều hạt vón kết.
1.3.1.2. Độ mảnh và tiết diện xơ
Các nhà nghiên cứu V.R.Sivakumar và K.P.R. Pillay [18] trong các công trình
nghiên cứu về vón kết trên vải dệt thoi Polyester pha Cotton, sử dụng xơ Polyester
1.2, 2.1 và 3.0 denier đã kết luận về ảnh hƣởng của độ mảnh xơ đến vón kết. Kết
quả nghiên cứu cho thấy độ mảnh xơ thấp nhất (1.2 denier) cho độ vón kết ít nhất
với các điều kiện khác không đổi. Không thấy có sự khác biệt về độ vón kết giữa
các xơ 2.1 và 3.0 denier.
Xơ có tiết diện tròn, bề mặt xơ nhẵn tạo điều kiện cho xơ nhô lên bề mặt vải và
gây vón kết.
19
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

----------------------------------------------------------------------------------------------------Tiết diện xơ không đều, ví dụ xơ có tiết diện hình sao và bề mặt xơ sần sùi làm
giảm vón kết.
Xơ có tiết diện dẹt cũng có xu hƣớng giảm vón kết, ví dụ xơ có tiết diện hình
ellip.
Độ bền xơ thấp, độ bền uốn nhiều lần của xơ thấp là những nguyên nhân làm
cho hạt vón kết ảnh hƣởng đến ma sát giữa các xơ chóng bị rụng ra ngoài mặt vải.
Ngƣợc lại, xơ có độ bền cao, độ bền uốn nhiều lần cao làm cho hạt vón kết tồn tại
lâu trên bề mặt vải.
Ma sát giữa các xơ lớn làm giảm xu hƣớng vón kết. Xơ có độ quăn cao làm giảm
xu hƣớng vón kết.
1.3.2. Các thông số của sợi
1.3.2.1. Kiểu sợi
Kỹ thuật kéo sợi từ xơ Stapen có tác động đáng kể đến xu hƣớng vón kết của vải.
Sợi nồi cọc ít vón kết hơn sợi OE. Sợi nồi cọc và sợi OE -Roto thua kém sợi khí
thổi Air - jet về mức độ vón kết. Trong kéo sợi nồi cọc, những xơ dài, xơ mảnh có
xu hƣớng định vị ở trung tâm của sợi còn xơ ngắn và xơ thô lại nhô ra mặt sợi nên
dễ tạo ra vón kết. P.V. Alston [19] trong công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của hệ
kéo sợi nồi-cọc và loại xơ Polyester đến sự vón kết trên áo sơ mi vải dệt kim bằng
sợi Polyester/Cotton 50/50 đã đi đến những kết luận dựa trên các dữ liệu của bảng
6: ảnh hƣởng của loại xơ Polyester và hệ kéo sợi đến vón kết của vải dệt kim [19]
(page 33).
Sợi OE-Roto dùng để dệt vải dệt kim may áo sơ mi có độ vón kết phụ thuộc
đáng kể vào loại xơ Polyester sử dụng nhƣng nếu dùng sợi Air-jet, xơ Polyester ít
ảnh hƣởng đến vón kết áo dệt kim.
Các phƣơng pháp kéo sợi dẫn đến cấu trúc sợi khác nhau và độ vón kết của vải
dệt từ các sợi đó cũng khác nhau với điều kiện các thông số khác không thay đổi.
Alston [19] đã thử nghiệm với nhiều loại xơ Polyester khác nhau về tính chất
nhƣ ít vón kết, vón kết trung bình, vón kết nhiều và đi đến kết quả số hạt vón kết
trên 10.5cm2 tƣơng ứng 42.86 >100 đối với sợi OE-Roto. Đối với sợi Air-jet kết


20
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------quả dùng xơ có vón kết trung bình 6 hạt/10.5 cm2 và xơ có vón kết nhiều 5
hạt/10.5 cm2…
Alston cũng đã kết luận việc sử dụng các loại xơ Polyester có tính chất khác
nhau về chống vón kết cũng không thể khắc phục đƣợc bản chất của từng hệ kéo
sợi.
1.3.2.2. Độ mảnh của sợi
Khi nghiên cứu trên vải dệt kim, nhận thấy sợi càng mảnh càng ít bị vón kết.
Cấp máy dệt kim càng cao cũng nhận thấy nhƣ vậy, càng ít bị xù lông.
Đối với vải dệt thoi A.A. Vaidya [19] cũng nhận thấy sử dụng sợi càng mảnh,
vải ít bị vón kết hơn.
Tuy nhiên, trong một công trình nghiên cứu về xu hƣớng vón kết của vải len chải
kỹ pha polyester [19] có cùng hệ số chứa đầy, nhận thấy sợi càng mảnh càng tăng
vón kết. I.C. Sharma và cộng sự [19] cho rằng sợi mảnh có cùng tỷ lệ pha giống
nhau có tỷ lệ xơ Polyester trên bề mặt sợi nhiều hơn do có sự di chuyển các xơ
Polyester lên bề mặt sợi, do đó, trên bề mặt vải có nhiều hạt vón kết.
1.3.2.3. Độ săn của sợi
Độ săn của sợi càng cao, càng ít bị vón kết vì sợi đƣợc chặt hơn, càng có ít đầu
xơ nhô lên bề mặt sợi. Sợi xe cũng ít xù lông hơn sợi đơn. Đối với sợi đơn, xu
hƣớng vón kết giảm khi tăng độ săn. Tuy nhiên, khi tăng độ săn đến một giới hạn
nào đó, vón kết không giảm.
Độ săn có ý nghĩa quan trọng về phƣơng diện làm cho sợi đƣợc chặt và chắc
hơn, giảm sự di động của các xơ đơn trong sợi.
Đối với sợi pha Polyester/Cotton 67/33, tăng độ săn làm giảm vón kết vì các xơ
đƣợc giữ chặt hơn trong vải, mật độ sợi tăng nên các xơ không dễ dàng di chuyển

lên bề mặt vải.
Phân tích hoá học các hạt vón kết trên vải Polyester pha Cotton nhận thấy tỷ lệ
xơ Polyester trong các hạt xơ kết đều thấp khi tăng độ săn. Nguyên nhân là do sự di
chuyển của thành phần Polyester vào lõi của sợi nồi-cọc, do đó, sự xù lông cũng
giảm bớt.

21
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------1.3.2.4. Phối trộn các thành phần
Nói chung khi pha trộn nhiều thành phần xơ, vải pha có nhiều vón kết hơn vải
đƣợc sản xuất từ một thành phần vì có sự không tƣơng thích giữa các xơ. Điều này
đƣợc nhà nghiên cứu V.Sridharan kết luận trên tạp chí Man made Textile India, số
25/1982 [pilling]
V.R. Sivakumar và K.P.R. Pillay [pilling] với công trình nghiên cứu về đặc tính
vón kết của vải pha Polyester/Cotton ở dạng mộc và dạng đã hoàn tất đã đánh giá
đƣợc ảnh hƣởng của các yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng đến vón kết nhƣ đặc trƣng
cơ lý của các thành phần xơ nhƣ: độ dài, độ mảnh, độ săn của sợi, mật độ sợi, kiểu
dệt.
Bảng 1.4 cho thấy ảnh hƣởng của tỷ lệ các thành phần đến xu hƣớng vón kết của
vải may quần áo comple.
Bảng 1.4: Ảnh hƣởng của tỷ lệ các thành phần đến xu hƣớng vón kết
của vải may comple [18]
Vải mộc

Thông số
của vải


Vải thành phẩm

67/33 P/C

49/51 P/C

67/33 P/C

49/51 P/C

45

119

16

9

Ne dọc 2/32s
Ne ngang 2/32s
Mật độ 64x48

P: Polyester; C: Cotton
Ở trạng thái vải mộc, số hạt vón kết thấp hơn nhiều trên vải pha có tỷ lệ xơ
Polyester cao. Tăng tỷ lệ xơ Cotton từ 33% lên 51% làm tăng số hạt vón kết. Trên
vải thành phẩm, hiện tƣợng này lại ngƣợc lại. Khi hoàn tất vải pha, các công đoạn
xén lông, đốt lông, định hình nhiệt có thể đã giảm đáng kể xu hƣớng xù lông của
Cotton, do đó, có ít hạt vón kết hơn trên vải thành phẩm.
Ảnh hƣởng của tỷ lệ các thành phần đến xu hƣớng vón kết đƣợc nghiên cứu

trên cùng một kiểu dệt của vải. Với xơ Polyester có độ mảnh 1.5 denier, tỷ lệ pha

22
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------trộn 67/33, 50/50 và 25/75, chi số sợi kéo ra Ne 2/32s. Kết quả nghiên cứu cho
thấy xu hƣớng vón kết giảm theo tỷ lệ xơ Polyester giảm (Bảng 1.5).
Bảng 1.5: Ảnh hƣởng của tỷ lệ các thành phần đến xu hƣớng vón kết [18]
Tỷ lệ các thành phần

Số hạt vón kết trung bình trên

P(%)

C(%)

một đơn vị diện tích

25

75

3

50

50


12

67

33

15

P: Polyester; C: Cotton
Công đoạn pha trộn trên dây chuyền kéo sợi Polyester/Cotton có ý nghĩa quan
trọng đối với xu hƣớng vón kết trên vải mộc.Việc phối trộn hai thành phần trên dây
cung bông cho ít hạt vón kết hơn là phối trộn trên máy ghép vì trộn tại gian cung
bông việc phối trộn chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, sau khi đƣợc hoàn tất sự vón kết của
hai loại vải (trộn trên dây cung bông, trộn trên máy ghép) tƣơng đƣơng nhau. Vấn
đề này cần đƣợc nghiên cứu tiếp để khẳng định.
1.3.2.5. Độ xù lông của sợi
Vải đƣợc dệt từ sợi ít xù lông cũng ít bị vón kết. Trên bề mặt sợi ít có xơ lông xù
ra, vải ít bị xù lông. Trong sợi pha Polyester/Cotton, thành phần xơ Cotton có độ dài
càng ngắn, càng chênh lệch với xơ Polyester thì vải càng xù lông và vón kết cao
(Bảng 1.6).
Số liệu trên bảng 1.6 cho thấy nếu dùng chiều dài xơ là 37.3mm thì số hạt vón
kết trên vải chỉ có 5 hạt trên một đơn vị diện tích vải, còn dùng xơ có chiều dài là
31.6mm thì số hạt vón kết tăng lên thành 15 hạt trên một đơn vị diện tích vải.
Xơ dài ít có khả năng dịch chuyển ra phía ngoài bề mặt sợi.

23
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May



Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------Bảng 1.6: Ảnh hƣởng của chiều dài xơ đến sự xù lông của vải sợi
trên vải sợi pha [18].
Chiều dài xơ

Số hạt vón kết trung

2.5% Span Length

bình/đơn vị diện tích

Varalakshmi

37.3mm

5

Sankar-4

31.6mm

15

Giống bông

Tuy nhiên, A. Barella [19], một nhà nghiên cứu chuyên về độ xù lông của sợi
cho rằng thông số chiều dài xơ là quan trọng nhất nhƣng có thể độ xù lông của sợi
cao chƣa chắc đã dẫn đến độ vón kết của vải cao.
1.3.2.6. Sợi xe

Vải đƣợc dệt từ sợi đơn gồm cả sợi dọc và sợi ngang dễ bị xù lông nhiều hơn vải
dệt từ sợi xe. Xoắn lần thứ nhất thƣờng có độ săn thấp, còn xoắn lần thứ hai có độ
săn cao hơn. Vì vậy, những xơ nhô ra ngoài của lần xoắn thứ nhất dễ đƣợc lẩn vào
trong sợi khi chịu xoắn lần hai.
1.3.3. Các đặc trƣng của vải
1.3.3.1. Loại vải
Vải dệt kim có xu hƣớng vón kết dễ dàng hơn vải dệt thoi. Vải dệt kim có cấu
trúc gồm nhiều vòng sợi đan với nhau do đó, diện tích bề mặt sợi lộ ra ngoài nhiều
làm cho vải dệt kim chịu ma sát nhiều hơn khi mặc. Hơn nữa, vải dệt kim thông
thƣờng đƣợc dệt từ sợi có độ săn thấp, sợi mềm mại, xốp. Trong khi đó, vải dệt thoi
có kết cấu chặt chẽ hơn, có độ chặt, lỏng khác nhau tuỳ theo kiểu dệt, mật độ sợi, độ
mảnh và độ dầy của vải nên sự phản ứng với xù lông và vón kết cũng khác nhau.
1.3.3.2. Độ chặt của vải
Cấu tạo vải có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định khả năng vón kết của vải.
Vải dệt kim hoặc vải dệt thoi có kết cấu lỏng lẻo thƣờng có xu hƣớng bị xù lông,
vón kết khi mặc liên tục hoặc giặt giũ. Vải có cấu trúc chặt chẽ nhƣ vải Denim
thƣờng ít hoặc không bị xù lông trong suốt quá trình sử dụng.

24
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học
----------------------------------------------------------------------------------------------------Mật độ sợi dọc, sợi ngang của vải dệt thoi càng cao cùng với sự giảm bƣớc nổi
của sợi làm cho xu hƣớng vón kết trên vải cũng giảm đi.
Trên mặt vải Polyester pha Cotton, nhất là vải dùng làm ga trải giƣờng, may áo
sơmi thƣờng có hiện tƣợng các hạt xơ vón kết bám chắc trên mặt vải và không tuột
đi. Sở dĩ nhƣ vậy là do độ bền của xơ Polyester cao, độ dài xơ lớn nên xơ bám chắc
bên trong sợi và không cho hạt vón kết bong ra.

Đối với vải dệt kim, độ săn thấp, vải có cấu trúc lỏng lẻo làm cho hạt xơ vón kết
dễ bị bong ra ngoài và sử dụng xơ Stapen dài sẽ dẫn đến hạt vón kết lớn.
1.3.3.3. Cấu trúc vải
Kiểu dệt cũng ảnh hƣởng đến xu hƣớng vón kết. Bảng 1.7 cho thấy mặc dù mật
độ sợi dọc và ngang của vải vân chéo cao hơn vải vân điểm nhƣng độ vón hạt kết
của vải vân chéo vẫn cao hơn vải vân điểm kể cả vải mộc cũng nhƣ vải thành
phẩm. Trên vải vân điểm có nhiều điểm giao nhau của sợi dọc và sợi ngang và
những điểm giao nhau này ngắn do đó, có thể giảm khả năng đầu xơ nhô lên bề mặt
vải và giảm hạt vón kết.
Bảng 1.7: Ảnh hƣởng của kiểu dệt đến xu hƣớng vón kết [18]
Thông số của vải
Kiểu dệt

Ne dọc x Ne ngang
Mật độ dọc x ngang

Vân điểm

Vân chéo

2/32s x 2/32s
64 x 48
2/32s x 2/31s
85 x 52

Số hạt vón kết
đối với vải mộc

Số hạt vón kết
đối với vải

thành phẩm

45

16

531

87

* Số liệu của Sivakumar và Pillay (Indian Journal Textile Research, 1981, N06)
Bƣớc nổi dài của sợi trên vải vân chéo chịu nhiều ma sát hơn vì vậy, thuận lợi
cho hình thành vón kết. Từ đây, thấy đƣợc sự cần thiết khi lựa chọn kiểu dệt phù
hợp để giảm xu hƣớng vón kết trên vải.

25
----------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ Thị Thanh Nga
Công nghệ Vật liệu Dệt - May


×