Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu khảo sát giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại việt nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 89 trang )

Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: “Nghiên cứu khảo sát giầy cho
nữ bệnh nhân tiểu đường tại Việt Nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ
liệu” do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Văn Huấn. Nội dung
nghiên cứu trong luận văn này do tác giả tìm hiểu và thực hiện không có sao chép bất
cứ công trình nghiên cứu nào khác. Kết quả khảo sát thực tế và thí nghiệm hoàn toàn
trung thực, không gian dối. Tác giả xin cam đoan những lời trên là đúng sự thật, nếu
có gì sai phạm tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, ngày 15 tháng 03 năm 2016
Người thực hiện

Vũ Tiến Hiếu

Vũ Tiến Hiếu

i

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi đến PGS. TS. Bùi Văn Huấn lời cảm ơn sâu
sắc, người đã tận tình chỉ dạy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện – hoàn thành


luận văn Thạc sĩ kỹ thuật này cũng như trong quá trình giảng dạy. Đó là điều vinh
hạnh nhất đối với tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trong viện Dệt may – Da
giầy và Thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền dạy những kiến thức
chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian hai năm học vừa qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn
đến TS. Lê Phúc Bình, TS. Trần Thị Phương Thảo, TS. Vũ Mạnh Hải đã nhiệt tình
giúp tôi thí nghiệm tại Trung tâm Thí nghiệm Vật liệu Dệt may – Da giầy, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội. Và tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu
Chuẩn Đo Lường 3 đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm thí nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô lãnh đạo của hai trường; Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội và Trường Cao đẳng Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hai năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Vũ Tiến Hiếu

ii

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BTĐ - Bệnh tiểu đường
2. LBC - Loét bàn chân

3. TPR - Thermoplastic Rubber
4. PU - Polyurethane
5. EVA - Ethylene vinyl acetate
6. PVC - Polyvinylclorua
7. WHO - World Health Organization
8. CVC - Chief Value of Cotton

Vũ Tiến Hiếu

iii

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................... 3
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 3
4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản ...................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 4

6. Đóng góp của tác giả .................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường, bàn chân bệnh nhân tiểu đường ........................... 5
1.1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường ..............................................................................5
1.1.1.1. Bệnh tiểu đường .................................................................................................5
1.1.1.2. Tình hình bệnh tiểu đường trên thế giới ............................................................5
1.1.1.3. Tình hình bệnh tiểu đường ở Việt Nam .............................................................6
1.1.2. Tổng quan về bàn chân bệnh tiểu đường ..............................................................8
1.2. Giầy cho bệnh nhân tiểu đường, yêu cầu đối với chúng ....................................... 12
1.2.1. Giầy cho bệnh nhân tiểu đường ..........................................................................12
1.2.1.1. Vai trò của giầy tiểu đường ..............................................................................12
1.2.1.2. Các loại giầy cho bệnh nhân tiểu đường ..........................................................13
1.2.2. Yêu cầu đối với giầy cho bệnh nhân tiểu đường.................................................17
1.3. Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất giầy ........................................................ 19
1.3.1. Vật liệu làm phần mũ giầy và yêu cầu đối với chúng .........................................20
1.3.1.1. Vật liệu làm chi tiết bên ngoài .........................................................................20
1.3.1.2. Vật liệu làm lớp lót mũ giầy ............................................................................23
1.3.1.3. Vật liệu làm chi tiết tăng cường và yêu cầu đối với chúng..............................27
1.3.2. Vật liệu làm phần đế giầy ...................................................................................28
Vũ Tiến Hiếu

iv

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

1.3.2.1. Vật liệu làm đế giầy .........................................................................................28

1.3.2.2. Vật liệu làm đế trong ........................................................................................31
1.3.2.3. Vật liệu làm lót giầy .........................................................................................31
1.4. Kết luận chương 1 ................................................................................................. 34
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 35
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 35
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 35
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 36
2.3.1. Phân tích cấu trúc giầy ........................................................................................36
2.3.2. Phân tích về nguyên phụ liệu sử dụng ................................................................36
2.3.3. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng giầy ...........................................................36
2.3.4. Đề xuất cấu trúc và nguyên vật liệu sử dụng cho giầy tiểu đường .....................37
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 37
2.4.1. Phương pháp xác định cấu trúc giầy ...................................................................37
2.4.2. Phương pháp xác định vật liệu giầy ....................................................................38
2.4.3. Phương pháp thử nghiệm các tính chất của vật liệu giầy ...................................44
2.5. Kết luận chương 2 ................................................................................................. 53
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................... 54
3.1. Kết quả phân tích cấu trúc của các mẫu giầy ........................................................ 54
3.1.1. Kết quả xác định loại, kiểu và phom dáng giầy ..................................................54
3.1.2. Kết quả phân tích hình dạng và kích thước các chi tiết ......................................56
3.1.3. Kết quả phân tích phương pháp ráp nối các chi tiết giầy ....................................60
3.2. Kết quả xác định vật liệu sử dụng làm các mẫu giầy............................................ 66
3.3. Kết quả thử nghiệm chất lượng mẫu giầy tiểu đường ........................................... 68
3.3.1. Kết quả xác định các tiêu chí chất lượng vật liệu giầy .......................................68
3.3.2. Kết quả xác định độ bền mối dán đế giầy với mũ giầy.......................................71
3.4. Kết quả đề xuất cấu trúc và nguyên vật liệu sử dụng cho giầy tiểu đường .......... 72
3.5. Kết luận chương 3 ................................................................................................. 73
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 76
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 81


Vũ Tiến Hiếu

v

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các dạng tổn thường bàn chân BTĐ ............................................................ 10
Bảng 2.1: Các mẫu giầy được lựa chọn để nghiên cứu................................................. 35
Bảng 2.2: Phân tích cấu trúc mũ giầy và nguyên vật liệu thực hiện theo các bước như
sau (ví dụ đối với với mẫu giầy 5) ................................................................................ 38
Bảng 3.1: Kết quả xác định loại, kiểu và phom dáng giầy của các mẫu giầy khảo sát 54
Bảng 3.2: Kết quả phân tích hình dạng và kích thước các chi tiết của các mẫu giầy
khảo sát.......................................................................................................................... 57
Bảng 3.3: Cấu trúc các đường may ráp nối các chi tiết mũ giầy .................................. 60
Bảng 3.4: Các bước ráp nối chi tiết mũ giầy mẫu số 5 ................................................. 63
Bảng 3.5: Kết quả phân tích các mối ráp đế giầy ......................................................... 65
Bảng 3.6: Kết quả phân tích vật liệu sử dụng làm các mẫu giầy khảo sát .................... 66
Bảng 3.7: Kết quả thử nghiệm các tiêu chí quan trọng của vật liệu làm mẫu giầy tiểu
đường khảo sát .............................................................................................................. 69
Bảng 3.8: Kết quả thử nghiệm độ bền mối dán đế giầy với mũ giầy ........................... 71
Bảng 3.9: Kết quả đề xuất cấu trúc và nguyên vật liệu sử dụng cho giầy tiểu đường .. 72

Vũ Tiến Hiếu


vi

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bàn chân Charcot [33] ....................................................................................9
Hình 1.2: Bệnh thần kinh ngoại vi [34] ........................................................................10
Hình 1.3: Giầy cho bệnh nhân tiểu đường nguy cơ thấp [40].......................................14
Hình 1.4: Giầy cho bệnh nhân tiểu đường nguy cơ vừa [41]........................................14
Hình 1.5: Giầy cho nhóm nguy cơ cao bị loét chân [40] ............................................15
Hình 1.6: Lót giầy cho bệnh nhân tiểu đường [40] ......................................................15
Hình 1.7: Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao [40] .............................................16
Hình 1. 8: Giầy bít [42] .................................................................................................17
Hình 1. 9: Giầy bít [43] .................................................................................................17
Hình 1.10: Một số mẫu giầy nữ cho bệnh nhân tiểu đường do Viện Nghiên cứu Da
giầy Việt Nam sản xuất .................................................................................................17
Hình 1.11: Minh họa yêu cầu phần mũi giầy cho bệnh nhân tiểu đường .....................18
Hình 1.12: Cấu trúc mũ giầy .........................................................................................19
Hình 1.13: Cấu trúc đế giầy [44]...................................................................................20
Hình 1.14: Cấu trúc giầy ...............................................................................................20
Hình 1.15: Da bò thuộc [45] .........................................................................................20
Hình 1.16: Vải dệt thoi [46] ..........................................................................................22
Hình 1.17: Giả da [47] ..................................................................................................22
Hình 1.18: Da váng [48]................................................................................................24

Hình 1.19: Da lợn cật [49] ............................................................................................24
Hình 1.20: Vải dệt thoi làm lót giầy [50] ......................................................................25
Hình 1.21: Vải dệt kim interlock [51] ...........................................................................26
Hình 1.22: Ngoại hình vải không dệt Camprella [51] ..................................................27
Hình 1.23: Pho chemi – sheet [52] ................................................................................28
Hình 1.24: Đế giầy PU [53] ..........................................................................................29
Hình 1.25: Đế giầy cao su [54] .....................................................................................30
Hình 1.26: Đế giầy cao su + EVA [53] ........................................................................30
Hình 1.27: Một số mẫu lót giầy làm bằng EVA đúc mặt dán da lợn [55] ....................33
Hình 1.28: Cấu trúc vải dệt kim “không gian” .............................................................33
Hình 2. 1:Vị trí lấy mẫu thí nghiệm trên phần mặt mũ giầy, hình dạng và kích thước
của mẫu da thí nghiệm .................................................................................................... 45
Hình 2. 2: Phương pháp lắp các mẫu thử vào khe kẹp ................................................... 45
Hình 2. 3: Máy kéo đứt đa năng RT- 1250A .................................................................. 45

Vũ Tiến Hiếu

vii

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

Hình 2. 4: Vị trí lấy mẫu thí nghiệm trên mặt mũ giầy, hình dạng và kích thước của
mẫu da thí nghiệm ........................................................................................................... 46
Hình 2. 5: Vị trí lấy mẫu thí nghiệm trên lót mũ giầy, hình dạng và kích thước của
mẫu da thí nghiệm ........................................................................................................... 46

Hình 2. 6: Phương pháp lắp các mẫu thử độ bền đứt, độ giãn đứt vào khe kẹp ............. 47
Hình 2.7: Vị trí lấy mẫu thí nghiệm và hình dạng kích thước mẫu xác định độ thông
hơi, hấp thụ hơi nước phần mặt mũ giầy. ....................................................................... 48
Hinh 2. 8: Vị trí lấy mẫu thí nghiệm và hình dạng kích thước mẫu xác định độ thông
hơi, hấp thụ hơi nước phần lót mũ giầy. ......................................................................... 48
Hình 2. 9: Vị trí lấy mẫu thí nghiệm và hình dạng kích thước mẫu xác định độ thông
hơi, hấp thụ hơi nước phần lót giầy và đế trong. ............................................................ 49
Hình 2. 10: Cân chính xác ............................................................................................... 50
Hình 2. 11: Buồng điều hòa mẫu .................................................................................... 50
Hình 2. 12: Vị trí lấy mẫu xác định độ bền mối dán ....................................................... 51
Hình 2. 13: Vị trí của miếng mẫu thử trong ngoàm kẹp ................................................. 51
Hình 2. 14: Ví dụ về đồ thị lực/độ biến dạng .................................................................. 51
Hình 2. 15: Vị trí lấy mẫu, hình dạng và kích thước mẫu xác định độ các đặc trưng đàn
hồi của lót giầy ................................................................................................................ 52

Vũ Tiến Hiếu

viii

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính không lây nhiễm, liên quan đến dinh
dưỡng và lối sống, có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh tiểu

đường cũng là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn
tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của Insulin hoặc kết hợp cả hai.
Tăng glucose máu mãn tính trong bệnh tiểu đường làm tổn thương, rối loạn và suy yếu
chức năng nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt tổn thương mắt, thận, thần kinh và tim
mạch [1].
Ở Việt Nam, số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng nhanh nhất là ở các
đô thị lớn. Kết quả điều tra 5.416 người (trên 15 tuổi) ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1993
của Mai Thế Trạch và cộng sự [11] cho thấy tỷ lệ mắc BTĐ là 2,52%. Năm 2000, Tô
Văn Hải và cộng sự tiến hành điều tra trên 2017 người (trên 16 tuổi) tại Hà Nội, kết quả
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 3,6%. Kết quả điều tra tại các thành phố lớn (Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) năm 2001 của Tạ Văn Bình và
các cộng sự cho thấy tỷ lệ BTĐ là 4,9% và tỷ lệ người có nguy cơ phát triển thành
BTĐ là 38,5% [12]. Năm 2002, bệnh viện Nội tiết Trung Ương tiến hành điều tra trên
quy mô toàn quốc. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%,
khu vực thành phố là 4,4%, miền núi và trung du là 2,1% và ở đồng bằng là 2,7%
[13].
Loét bàn chân (LBC) là một biến chứng của BTĐ. Đó là một biến chứng mãn
tính, lâu dài, điều trị tốn kém, là nguyên nhân quan trọng của nhiễm trùng và cắt cụt
chi. Hậu quả của LBC không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế,
chất lượng sống của người bệnh và gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế toàn xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới tháng 3 năm 2005, 15% số bệnh nhân tiểu
đường có bệnh lý về bàn chân, 20% trong số họ nhập viện hàng năm là do LBC [10].
Tỷ lệ tổn thương bàn chân bệnh tiểu đường đã được báo cáo là 4,75% tại Hy Lạp (theo
Papanas N, and Maltezos E. 2009) [23]. Theo Bakkerk và Foster AVA (2005), người ta
ước tính rằng cứ 30 giây trôi qua thì có một chi dưới lại bị cắt cụt do BTĐ. LBC do
Vũ Tiến Hiếu

1

Khóa 2014- 2016



Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

BTĐ là nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt chi không do chấn thương ở phương Tây. Tỷ
lệ cắt cụt chi ở bệnh nhân BTĐ cao gấp 15 lần so với các đối tượng không bị BTĐ [23].
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu trên 1.156 bệnh nhân bị BTĐ ở Sóc Trăng của
Nguyễn Thị Lạc năm 2011 [14] cho thấy tỷ lệ LBC là 8,6%, tỷ lệ cắt cụt chi chiếm 3,5%.
Năm 2004, tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương, tỷ lệ LBC trên bệnh nhân đến khám lần
đầu tại nhóm đối tượng nghiên cứu là 1,2% [15]. Số liệu theo dõi từ tháng 6/2004 đến
8/2005 tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương [16] cho thấy 60 bệnh nhân BTĐ có LBC nhập
viện điều trị, chiếm tỷ lệ 1,9% tổng số bệnh nhân BTĐ nhập viện cùng thời gian, trong đó
tỷ lệ cắt cụt chi trong số 60 bệnh nhân BTĐ có LBC kể trên là 51%.
Do hiểu biết và nhận thức của bệnh nhân BTĐ về bệnh BTĐ tăng lên, cộng
thêm điều kiện kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu được điều trị LBC hiệu quả
ngày càng tăng cao. Bệnh nhân BTĐ ngoài việc kiểm soát tốt đường huyết, chế độ
dinh dưỡng và lối sống hợp lý còn cần được chăm sóc bàn chân đúng cách, toàn diện.
Để chăm sóc tốt bàn chân, bệnh nhân tiểu đường cần có giầy, dép thích hợp (đặc biệt
là các bàn chân bệnh nhân mất cảm giác) [5, 20, 21].
Ở Việt Nam, việc sử dụng giầy, dép hỗ trợ điều trị LBC còn khá mới đối với cả
bệnh nhân BTĐ và các bác sĩ điều trị. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên
cứu về vấn đề này. Đa số sản phẩm giầy cho bệnh nhân tiểu đường được nhập khẩu.
Mặc dù giầy cho bệnh nhân tiểu đường được các bác sỹ ủng hộ mạnh mẽ nhưng còn
thiếu thông tin khoa học liên quan đến hiệu quả của chúng. Các nghiên cứu lâm sàng
cho thấy rằng sự phát triển các vết loét mới trên bệnh nhân BTĐ có nguy cơ cao có thể
được giảm đáng kể với các loại giầy được thiết kế riêng cho bàn chân người BTĐ
[13]. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiếu thông tin và chưa có
hiểu biết toàn diện về giầy dép cho bàn chân BTĐ nên việc chỉ định giầy dép trong hỗ

trợ điều trị, chăm sóc bàn chân BTĐ đạt hiệu quả thấp [26]. Chính vì vậy tác giả tiến
hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu khảo sát giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại
Việt Nam theo các đặc điểm cấu trúc và nguyên phụ liệu” nhằm đánh giá đặc điểm
cấu trúc, nguyên vật liệu sử dụng, tình hình sản xuất, nhập khẩu và sử dụng giầy cho
nữ bệnh nhân bệnh tiểu đường tại Việt Nam làm cơ sở để đề xuất cấu trúc và nguyên

Vũ Tiến Hiếu

2

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

phụ liệu phù hợp với giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường nước ta là việc làm cần thiết
có tính khoa học và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nhu cầu về sử dụng giầy dép cho bệnh nhân BTĐ ở Việt Nam và trên thế giới rất
lớn và ngày càng tăng mạnh. Do vậy trên thế giới, nhiều nhà khoa học đã và đang
quan tâm nghiên cứu về loại giầy hỗ trợ cho bệnh nhân BTĐ. Nhiều nghiên cứu tập
trung vào thiết kế, chế tạo các loại vật liệu làm lót giầy (da, vải dệt...) có tính đàn hồi
cao, an toàn sinh thái [26, 29]. Các loại vật liệu làm đế (cao su, EVA, PU ...) có tính
đàn hồi cao, giảm áp lực, tính chống trơn trượt cao [25], nghiên cứu thiết kế và chế tạo
phom giầy cho bệnh nhân tiểu đường [27, 28], đặc biệt là các nghiên cứu về áp lực lên
bàn chân bệnh nhân tiểu đường [24, 26]. Ở nước ta, giầy cho bệnh nhân tiểu đường
mới được quan tâm nghiên cứu thời gian gần đây [17], nhưng các kết quả nghiên cứu
còn nhiều hạn chế. Theo các công trình đã công bố, chưa thấy có các quy định, quy

chuẩn về cấu trúc và nguyên vật liệu sử dụng cho giầy tiểu đường tại Việt Nam và trên
thế giới.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được đặc trưng cấu trúc giầy và
nguyên vật liệu làm giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường hiện đang có trên thị trường
nước ta, các đặc tính về cơ, lý của nguyên phụ liệu được sử dụng để sản xuất loại giầy
này, làm cơ sở để đề xuất cấu trúc và nguyên phụ liệu phù hợp với giầy cho nữ bệnh
nhân tiểu đường sử dụng trong điều kiện khí hậu nước ta.
 Đối tượng nghiên cứu:
Một số mẫu giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tiêu biểu (sản phẩm nhập ngoại và
sản xuất trong nước) hiện đang có trên thị trường Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, tập trung phân tích đặc điểm cấu trúc, nguyên liệu của
một số mẫu giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tiêu biểu nhập ngoại và sản xuất trong
nước đang có trên thị trường nước ta.
Đánh giá và tính chất cơ, lý tiêu biểu của vật liệu làm các chi tiết giầy (mũ giầy,
Vũ Tiến Hiếu

3

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

lót mũ giầy, đế trong, lót giầy, đế giầy), độ bền mối ráp đế giầy với mũ giầy của một
mẫu giầy tiêu biểu.

4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản
Nghiên cứu tổng quan về bệnh tiểu đường, giầy cho bệnh nhân tiểu đường theo
kiểu dáng, cấu trúc, nguyên phụ liệu sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu thực nghiệm.
Khảo sát thực tế các loại giầy sử dụng cho nữ bệnh nhân tiểu đường đang có
trên thị trường, lựa chọn các mẫu giầy tiêu biểu để nghiên cứu.
Phân tích cấu trúc các mẫu giầy theo kiểu dáng, hình dạng, kích thước các chi
tiết, phương pháp liên kết các chi tiết, các loại nguyên phụ liệu sử dụng, kết cấu lớp
vật liệu ...
Thử nghiệm các tính chất cơ lý cơ bản của nguyên vật liệu sử dụng làm giầy
(nguyên vật liệu từ một số mẫu giầy).
Đánh giá so sánh cấu trúc và nguyên vật liệu các mẫu giầy tiểu đường nghiên
cứu với giầy thông dụng, đề xuất cấu trúc và nguyên phụ liệu phù hợp với giầy cho nữ
bệnh nhân tiểu đường sử dụng trong điều kiện khí hậu nước ta.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố làm cơ sở cho
nghiên cứu thực nghiệm.
Nghiên cứu khảo sát để lựa chọn đối tượng nghiên cứu (các mẫu giầy tiểu
đường tiêu biểu).
Phương pháp phân tích cấu trúc giầy.
Nghiên cứu thực nghiệm xác định tính chất cơ lý cũng như cấu trúc của giầy
cho bệnh nhân BTĐ.
Đánh giá so sánh các mẫu giầy tiểu đường với giầy thông dụng.
6. Đóng góp của tác giả
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phân tích đánh giá các cấu trúc giầy
và nguyên vật liệu đang được sử dụng để sản xuất giầy tiểu đường.
Đề xuất cấu trúc và nguyên phụ liệu phù hợp với giầy cho nữ bệnh nhân tiểu
đường sử dụng trong điều kiện khí hậu nước ta.

Vũ Tiến Hiếu


4

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về bệnh tiểu đường, bàn chân bệnh nhân tiểu đường

1.1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường
1.1.1.1.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (BTĐ) hay còn gọi là đái tháo đường, bệnh dư đường, là một
nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay
giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Trong giai
đoạn mới phát, thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát
nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm
nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt
dương, hoại tử, v.v. [1, 2].
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng
không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin [2, 4].
Loại 1 (Type 1): Khoảng 5 ÷ 10% tổng số bệnh nhân tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn
xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột

ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu
insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Loại 2 (Type 2): Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90 ÷ 95% trong tổng số bệnh
nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày
càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có
triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ
được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng
như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, khi bị nhiễm trùng da kéo dài bệnh nhân
nữ hay bị ngứa vùng kín do nhiễm nấm âm hộ, bệnh nhân nam bị liệt dương [1, 2, 4].
1.1.1.2.

Tình hình bệnh tiểu đường trên thế giới

Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh nhiễm
trùng có xu hướng ngày một giảm thì ngược lại các bệnh không lây nhiễm như: tim
mạch, tâm thần, ung thư… đặc biệt là bệnh tiểu đường và các rối loạn chuyển hoá
ngày càng tăng [3].
Vũ Tiến Hiếu

5

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia
của WHO đã dự báo "Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển

hoá, đặc biệt BTĐ sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất". BTĐ là nguyên nhân
gây tử vong đứng hàng thứ tư ở các nước phát triển. Tỷ lệ mắc BTĐ đang gia tăng
nhanh chóng trên toàn thế giới kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và
kinh tế đối với toàn xã hội. Số người mắc BTĐ trên toàn thế giới tăng từ 171 triệu năm
2000 lên 194 triệu năm 2003, đã tăng vọt lên 246 triệu năm 2006 và được dự báo tăng
lên 380 - 399 triệu vào 2025. Trong đó ở các nước phát triển, tỷ lệ người mắc bệnh
tăng 42% và ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 170%. Trong đó chủ yếu là BTĐ
type 2 (chiếm khoảng 85 ÷ 95% tổng số người mắc BTĐ). BTĐ là nguyên nhân gây tử
vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới, gây giảm tuổi thọ trung bình từ 5 đến 10 năm, là
nguyên nhân hàng đầu gây mù loà và suy thận giai đoạn cuối, nguyên nhân hàng đầu
của cắt cụt chi không do chấn thương. Cứ 10 giây lại có một người chết do nguyên
nhân BTĐ và các biến chứng; cứ 30 giây lại có một người BTĐ có biến chứng bàn
chân bị cắt cụt chi [4].
Bệnh nhân BTĐ tăng nhanh nhất ở các nước có tốc độ phát triển nhanh như Ấn
Độ, Trung Quốc. Do sự tăng lên của việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, của lối
sống ít vận động và quá trình đô thị hóa nên số người bị BTĐ càng gia tăng trong khi
tuổi chẩn đoán BTĐ giảm đi.
Tỷ lệ BTĐ tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng tương đối cao. Tại
Philippine, kết quả điều tra quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ BTĐ là 7,2%, suy giảm
dung nạp glucose: 6,5% và rối loạn glucose máu lúc đói: 2,1%. Tỷ lệ BTĐ khu vực
thành thị là 8,3% và khu vực nông thôn là 5,8%. Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ
BTĐ tại Indonesia là 5,7%, tỷ lệ suy giảm dung nạp glucose là 10,2% ở lứa tuổi trên
15 tuổi [4].
1.1.1.3.

Tình hình bệnh tiểu đường ở Việt Nam

Ở Việt Nam, BTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ
phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa.
Nghiên cứu của Phan Sỹ Quốc và cộng sự [5] năm 1991 trên 4.912 đối tượng

Vũ Tiến Hiếu

6

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

trên 15 tuổi tại Quận nội ngoại thành Hà Nội (xác định bệnh theo tiêu chuẩn của tổ
chức y tế thế giới WHO năm 1985) cho thấy tỷ lệ mắc BTĐ tại Hà Nội là 1,2% trong
đó nội thành là 1,44%, ngoại thành 0,63%, tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu là 1,6%.
Năm 1993, kết quả điều tra trên 5.416 người từ 15 tuổi trở lên ở Tp. Hồ Chí
Minh của Mai Thế Trạch và cộng sự cho thấy tỷ lệ BTĐ là 2,52% [6].
Năm 2001, điều tra dịch tễ học BTĐ theo chuẩn quốc tế mới với sự giúp đỡ của
các chuyên gia hàng đầu của WHO, được tiến hành ở 4 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra này thực sự là tiếng chuông cảnh báo về tình
trạng BTĐ nói riêng và bệnh không lây nói chung ở Việt Nam. Theo đó tỷ lệ mắc
BTĐ tại 4 thành phố lớn khảo sát, ở đối tượng lứa tuổi 30 ÷ 64 tuổi là 4,9%, rối loạn
dung nạp glucose máu là 5,9%, tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói là 2,8%, tỷ lệ đối
tượng có yếu tố nguy cơ BTĐ là 38,5%, đáng lo ngại là trên 44% số người mắc BTĐ
không được phát hiện và không được hướng dẫn điều trị [4].
Năm 2001, nghiên cứu của Nguyễn Kim Hưng và cộng sự trên 2.932 đối tượng
tại Tp. Hồ Chí Minh cho kết quả là tỷ lệ BTĐ là 3,7%, rối loạn dung nạp glucose máu
là 2,4%, rối loạn glucose máu lúc đói là 6,9% [7].
Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương tiến hành điều tra toàn quốc về
BTĐ và yếu tố nguy cơ trên 9.122 người thuộc 90 phường, xã khu vực Tây nguyên là
1.833 đối tượng, đồng bằng 2.722 đối tượng, thành phố là 2.759 đối tượng, Nam

chiếm 45%, Nữ 55%. Người mắc BTĐ type 2 tăng gần gấp ba lần so với 10 năm trước
[8].
Năm 2008, kết quả của điều tra quốc gia năm 2008, tỷ lệ BTĐ type 2 trong lứa
tuổi từ 30 ÷ 69 khoảng 5,7% dân số, nếu chỉ tính ở khu vực Thành phố, Khu công
nghiệp thì tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến 10% [9].
Nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự năm 2008 trên đối tượng 30 ÷
69 tuổi trong 2 cuộc điều tra trên cùng một cộng đồng tại Tp. Hồ Chí Minh vào các
thời điểm khác nhau là năm 2001 và năm 2008 với cùng một phương pháp do trung
tâm dinh dưỡng tiến hành [10]. Kết quả cho thấy tỷ lệ BTĐ type 2 năm 2008 là 7,04%,
và tỷ lệ BTĐ tăng dần theo nhóm tuổi. Điều đáng lo ngại hơn là bệnh xuất hiện ở lứa
Vũ Tiến Hiếu

7

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

tuổi trẻ ngày càng nhiều. Tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh ở lứa tuổi thiếu niên
là mối lo ngại cho BTĐ tuýp 2. Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy BTĐ đang tăng
nhanh không chỉ ở các khu công nghiệp, thành phố mà còn cả miền núi, trung du,
nhận thức chung của cộng đồng về BTĐ còn thấp [4].
Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống Đái tháo đường
Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11.000 người
tuổi 30 ÷ 69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải
miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc BTĐ
là 5,7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%).

Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần
12,8% năm 2012. Cũng theo nghiên cứu này, những người trên 45 tuổi có nguy cơ
mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 4 lần những người dưới 45 tuổi. Người bị huyết áp
cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vòng
eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần. Như vậy, tỷ lệ mắc BTĐ ở Việt Nam 10 năm qua
đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ
lệ mắc BTĐ mới tăng gấp đôi. Trong khi đó, 75,5% số người được hỏi đều có kiến
thức rất thấp về BTĐ [4].
1.1.2. Tổng quan về bàn chân bệnh tiểu đường
BTĐ là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng.
Theo hiệp hội BTĐ quốc tế, BTĐ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 hoặc thứ 5
ở các nước phát triển và đang được coi là dịch bệnh ở các nước đang phát triển.
Khoảng 50% bệnh nhân BTĐ bị các biến chứng như bệnh mạch vành, tim mạch, đột
quỵ, bệnh lý thần kinh do BTĐ, cắt đoạn chi (do các biến chứng bàn chân như lở loét,
sưng, biến dạng bàn chân …), suy thận, mù mắt. Biến chứng này dẫn đến tàn tật và
giảm tuổi thọ [4].
- Bàn chân dễ bị tổn thương, do người bệnh bị giảm hoặc mất cảm giác bàn
chân, khi bị tổn thương người bệnh không biết do vậy vết thương dễ nặng thêm.
- Các vết thương bàn chân rất khó lành do thiếu ôxy, thiếu dưỡng chất, khả
năng đề kháng giảm v.v.

Vũ Tiến Hiếu

8

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ


Công nghệ Vật liệu Dệt may

- Bàn chân dễ bị tổn thương trước tác động của nhiệt độ môi trường cao hoặc
thấp.
- Da bàn chân dễ bị vi khuẩn tác động gây bệnh.
- Các mạch máu và đầu dây thần kinh dễ bị tổn thương khi bị va chạm mạnh
hoặc bị ép nén trong thời gian dài.
- Da bàn chân nhạy cảm dễ bị tổn thương, cảm giác kém.
- Bàn chân bị biến dạng do bị teo các cơ, sai lệch các khớp (hình1.1).

Hình 1.1: Bàn chân Charcot [33]
- Phân bố lực ép nén lên các phần của lòng bàn chân khi đứng và đi lại bị thay
đổi.
Mạch máu: khi nồng độ đường trong máu tăng cao và kéo dài, mạch máu toàn
thân dễ bị teo hẹp. Hệ mạch máu ở vùng xa như bàn chân càng bị suy giảm trầm trọng
và hậu quả là giảm lưu thông máu, oxy, chất dinh dưỡng ... Triệu chứng thường gặp là
ngón chân bị tê, lạnh, đau các khối cơ khi vận động nhiều (chạy bộ, đi bộ nhiều) v.v.
Thần kinh: khi các mạch máu nuôi dây thần kinh cảm giác bị tắc nghẽn (hình 1.
2), người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác như: nóng rát, tê rần hoặc như bị kim châm,
kiến bò ở chân ... Nếu bệnh tiến triển, cảm giác ngoài da sẽ giảm hay mất, dễ gây viêm
loét, chấn thương xương - khớp ... vì bàn chân không còn nhạy cảm với các nguy cơ
xung quanh. Ngoài ra, thần kinh bị tổn thương sẽ làm yếu các cơ ở chân, góp phần gây
biến dạng bàn chân.

Vũ Tiến Hiếu

9

Khóa 2014- 2016



Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

Hình 1. 2: Bệnh thần kinh ngoại vi [34]
Da: tổn thương mạch máu và thần kinh bàn chân sẽ gây mỏng da, khô, ngứa,
lạnh, rụng lông, móng chân dầy, mất móng ... Đặc biệt là biến chứng vết thương ở bàn
chân khó hoặc lâu lành hơn người bình thường do thiếu oxy, chất dinh dưỡng, máu
nuôi các tế bào bạch cầu phản ứng kém với nhiễm trùng.
Bảng 1.1: Các dạng tổn thường bàn chân BTĐ
Các dạng tổn thường bàn chân BTĐ [13, 33 ÷ 37]
TT

Dạng tổn thương

Hình ảnh

Tổn thương thần kinh sợi nhỏ gây
biến dạng ngón chân hình búa
1

(hammer toes)

Các biến dạng làm gia tăng nguy
cơ loét
2

Lâm sàng: Khởi đầu bàn chân có
thể viêm tấy nhưng không đau

3

Vũ Tiến Hiếu

10

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

Bàn chân Charcot: Tổn thương
4

thần kinh sợi lớn làm co rút gân
Achilles và biến dạng duỗi khớp
cổ - bàn chân. Tổn thương thần
kinh sợi nhỏ gây biến dạng ngón
chân hình búa (hammer toes).
Các biến dạng làm gia tăng nguy
cơ loét.
X Quang hoặc CT scanner: có hình
ảnh loãng xương; hủy xương; gãy

5

xương; phản ứng màng xương; bán
trật khớp

Vị trí có nguy cơ loét [13, 38,39]
Khu vực bàn chân trước: khớp
bàn, đốt và liên đốt gần

6

Khu vực bàn chân sau: Khớp cổ
7

chân, gót chân

Vết loét khớp cổ chân
8

Vũ Tiến Hiếu

11

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

Vết loét mu bàn chân
9

1.2.


Giầy cho bệnh nhân tiểu đường, yêu cầu đối với chúng

1.2.1. Giầy cho bệnh nhân tiểu đường
1.2.1.1.

Vai trò của giầy tiểu đường

Đôi giầy không thể thiếu đối với bệnh nhân tiểu đường, đôi giầy giúp kéo dài
tuổi thọ bệnh nhân. Đi chân không dễ đạp lên mảnh chai, vật sắc nhọn, tạo vết thương
mà đôi khi người bệnh không hay biết. Tránh tình trạng đi chân trần ngay cả đi trong
nhà vì bàn chân bệnh nhân có thể giẫm phải những dị vật có thể làm tổn thương lòng
bàn chân. Luôn mang tất mềm, ít mối ráp nối để tránh những vết chai da do giầy, dép
cọ sát lâu ngày để lại. Đế giầy hay dép phải thật mềm. Người có bệnh tiểu đường cần
thiết phải mang giầy có đế vững vàng và độ đàn hồi tốt, nên mang giầy vừa chân,
tránh bó hẹp. Một số chuyên gia đã lưu ý đối với người bệnh không nên mang sandal,
guốc hay dép, và cần thay đổi giầy sau khi mang liên tục 4 đến 5 giờ [13].
Năm 2011, Bus Sicco A và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 23 bệnh nhân
BTĐ có bệnh lý thần kinh ngoại vi (17 nam, 6 phụ nữ). Trong đó 18 bệnh nhân có tiền
sử LBC 1 lần. Tất cả bệnh nhân có ít nhất một bàn chân bị biến dạng (ngón chân vuốt
thú, ngón chân cái búa, vẹo ngón cái, bàn chân Charcot, hạn chế tầm vận động, bàn
chân bẹt hoặc bàn chân vòm). Giầy thiết kế cho bàn chân BTĐ hoặc lót đúc vòm trong
giầy được sản xuất theo tiêu chuẩn. Thời gian đi giầy thiết kế cho bàn chân BTĐ trung
bình là 2 ÷ 3 tháng. Kết quả cho thấy áp lực đỉnh lên lòng bàn chân giảm 24,3%
(p <0,001) so với giầy dép thông thường, giảm áp lực toàn phần là 30,2% (từ 19 ÷
50% trên toàn bộ bền mặt lòng bàn chân). Áp lực đỉnh lên lòng bàn chân cũng giảm
theo từng vị trí khác nhau: ngón cái là 33,4% (từ 17,6 ÷ 51,8%), giảm 27,9% (17,2 ÷
38,2), khu vực đầu xương bàn chân và giảm 29,7% (17,1 ÷ 40,0%) vùng giữa lòng bàn
chân (p = 0,23) [24].

Vũ Tiến Hiếu


12

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ
1.2.1.2.

Công nghệ Vật liệu Dệt may

Các loại giầy cho bệnh nhân tiểu đường

a) Trên thế giới
Trên thế giới người ta thường sử dụng 2 loại giầy cho bệnh nhân tiểu đường:
giầy được chế tạo theo bàn chân bệnh nhân và giầy “sâu rộng” được sản xuất hàng loạt
[29].
Loại đầu tiên được sản xuất theo các đặc trưng nhân trắc (hình dạng và kích
thước) bàn chân của từng bệnh nhân tiểu đường. Chúng được làm từ các loại vật liệu
rất mềm như da mềm với các chi tiết đóng mở linh hoạt như băng nhám (Velcro) với
mục đích phòng các biến chứng như các vết trầy xước hoặc nhiễm trùng. Loại giầy
này còn sử dụng các chi tiết hỗ trợ vòm bàn chân, hỗ trợ gót chân và các chi tiết độn,
chúng được thiết kế chính xác theo biên dạng và hình dạng bàn chân và chân người
bệnh. Tuy nhiên giá thành của loại giầy này thường khá cao.
Loại giầy thứ hai là giầy “sâu rộng” với một số kiểu giầy tiêu biểu với lót giầy
có thể tháo rời. Gọi là giầy “sâu rộng” là vì giầy này có khoảng không bên trong cao
hơn, rộng hơn giầy bình thường, có nghĩa là thể tích bên trong giầy lớn hơn để có thể
chứa lót giầy có độ dày lớn hơn ở giầy bình thường. Lót có độ dày tối thiểu 3/16 inch
(4,8 mm) đảm bảo độ giảm chấn, độ êm cho bàn chân người bệnh. Giầy được giữ
(đóng) trên bàn chân bằng dây giầy hoặc băng nhám velcro để có thể điều chỉnh được

độ vừa vặn của giầy với bàn chân sau khi đã đưa lót giầy vào. Lót giầy có thể được
chế tạo theo bàn chân người bệnh.
Có một số kiểu giầy loại 2 cho bệnh nhân tiểu đường tùy thuộc vào mức độ
bệnh hay nguy cơ bàn chân. Thường chia thành 4 nhóm nguy cơ loét bàn chân bệnh
nhân BTĐ [18].
Nhóm nguy cơ thấp: Cảm giác bảo vệ bàn chân bình thường.
Nhóm nguy cơ vừa: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, không có biến dạng bàn
chân, không có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước.
Nhóm nguy cơ cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có biến dạng bàn chân,
không có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước.
Nhóm nguy cơ rất cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có biến dạng bàn chân,
Vũ Tiến Hiếu

13

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước.
Giầy cho nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp: Nhóm này lựa chọn giầy phù hợp với các
đặc điểm: Đế và mũi giầy mềm, có các kích cỡ bề ngang khác nhau thích hợp cho từng
bệnh nhân, ví dụ như ở (hình 1. 3).
Hình 1. 3: Giầy cho bệnh nhân tiểu
đường nguy cơ thấp [40]

Giầy cho nhóm bệnh nhân nguy cơ vừa: Bệnh nhân có nguy cơ vừa bị loét bàn chân.

Lựa chọn loại giầy da rộng, mềm, dễ uốn, với kích cỡ cân đối, với áp lực thích hợp,
vừa vặn với cung gan bàn chân cho đối tượng bệnh nhân này.

A

b

Hình 1.4: Giầy cho bệnh nhân tiểu đường nguy cơ vừa [41]
a: Giầy da rộng, mềm, dễ uốn, vừa vặn với cung gan bàn chân.
b: Giầy có sự phân bố áp lực phù hợp bên trong đế giầy.
Giầy cho nhóm nguy cơ bị loét chân cao: Khi bị mất cảm giác bảo vệ sẽ gây
ra những biến dạng của bàn chân (lồi xương đốt bàn, ngón chân hình búa, ngón chân
hình vuốt thú). Trong các trường hợp này ngón chân của bàn chân bị biến dạng, không
thích hợp với đôi giầy đang mang từ trước, nhân tố quan trọng nhất là phần trên mũi
giầy, sẽ gây cọ sát và làm gia tăng những vết loét ở phía trên ngoài và sau của vùng
Vũ Tiến Hiếu

14

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

này. Vị trí loét thường xuất hiện ở phía trên mu bàn chân và bên cạnh của ngón 1 và
ngón 5 [13].
Với những bệnh nhân này cần được tư vấn để lựa chọn giầy phù hợp: Chất liệu
nên mềm, dễ uốn, tạo được sự thích nghi với bất kỳ sự thay đổi nào của bề mặt giúp

phòng ngừa các tổn thương do cọ xát. Với nhóm bệnh nhân này, sự biến dạng bàn
chân có liên quan mật thiết với dáng đi của từng người. Giầy cho nhóm bệnh nhân này
có đế giầy làm bằng chất liệu cao su, cho phép trải rộng áp lực bên trong ra cả vùng
biên và đế giầy vững và có thể chuyển động dễ dàng. Giầy làm bằng da mềm, có
khoảng trống ở mũi giầy phù hợp với ngón chân bị biến dạng và tránh tăng áp lực quá
mức từ mũi giầy [13].
Hình 1. 5: Giầy cho nhóm nguy cơ
cao bị loét chân [40]

Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao: (Mất cảm giác bảo vệ, kèm biến
dạng bàn chân, tiền sử bị loét hoặc chấn thương).
Bệnh nhân tiểu đường bị mất cảm giác bảo vệ, bàn chân biến dạng cùng với
tiền sử loét ở vùng gan bàn chân, hoặc trước đó có tháo ngón. Ở các bệnh nhân này
xuất hiện tình trạng tăng quá mức áp lực dưới chân trong khi họ đi lại, áp lực cao nhất
thường xuyên xảy ra ở phía dưới của ngón chân bị lồi lên, liên quan đến vị trí của vết
loét. Để giảm áp lực đỉnh này cần sử dụng giầy phù hợp để phân bố đều áp lực lên các
phần lòng bàn chân [13].

Hình 1. 6: Lót giầy cho bệnh nhân tiểu đường [40]
Vũ Tiến Hiếu

15

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may


Nhóm này nên lựa chọn loại giầy với các đặc điểm: Đế giầy linh động và cứng,
giầy nửa sau giúp giảm tải ở phần bàn chân trước và thúc đẩy sự lành vết loét lên đến
66% [13].

A

b

c

Hình 1.7: Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao [40]
a) Giầy với đế cứng và mũi giầy rộng để chứa ngón chân biến dạng, và có nhiều
miếng đệm ở bên trong.
b) Giầy nửa đế trên, giúp không tạo áp lực lên vết loét bàn chân trước, do bệnh
nhân đi bằng áp lực duy nhất ở vùng biên bàn chân.
c) Giầy nửa đế dưới, giúp không tạo áp lực lên vết loét phần gót chân.
b) Trong nước
Như đã trình bày ở trên, ở nước ta số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng
tăng nhanh. Bệnh nhân tiểu đường không chỉ tăng mạnh ở khu vực thành phố mà còn
tăng mạnh cả ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bàn chân người tiểu đường rất
dễ bị tổn thương và cần có các loại giầy phù hợp. Tuy nhiên cho đến nay chưa có loại
giầy chuyên dụng cho các nhóm bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường ở nước
ta hoặc là không sử dụng giầy dép hoặc là sử dụng các loại giầy bình thường (thông
dụng), do vậy nguy có chấn thương bàn chân là rất cao. Các loại giầy cho các nhóm
bệnh này nếu nhập ngoại khá đắt, ví dụ giầy nhập khẩu từ Thái Lan (hình 1. 8) có giá
khoảng 1 triệu đồng/đôi, ... chưa phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta. So với các
nước phát triển bề mặt (đường xá, nền nhà v.v.) ở nước ta đường xá nhỏ hẹp hơn, thô
ráp, gồ ghề hơn và bẩn hơn, nên bàn chân bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị chấn
thương cao hơn. Do vậy vai trò của giầy bảo vệ bàn chân người tiểu đường càng quan
trọng.

Vũ Tiến Hiếu

16

Khóa 2014- 2016


Luận văn Thạc Sĩ

Công nghệ Vật liệu Dệt may

Hình 1. 9: Giầy bít [43]

Hình 1. 8: Giầy bít [42]

Vài năm gần đây Viện Nghiên cứu Da giầy có nghiên cứu sản xuất thử
nghiệm một số mẫu giầy cho bệnh nhân tiểu đường [17] (hình 1.10). Tuy nhiên, để
sản xuất các mẫu giầy này vẫn dùng các loại phom giầy thông thường, nên giầy chưa
thực sự phù hợp với bàn chân bệnh nhân tiểu đường nước ta. Bên cạnh đó giá thành
giầy còn khá cao chưa phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của bệnh nhân.

Hình 1.10: Một số mẫu giầy nữ cho bệnh nhân tiểu đường
do Viện Nghiên cứu Da giầy việt Nam sản xuất
1.2.2. Yêu cầu đối với giầy cho bệnh nhân tiểu đường
Như đã đề cập ở trên, do bàn chân bị biến dạng (teo lớp đệm lòng bàn chân)
nên áp lực lên lòng bàn chân không đều, tạo áp lực rất lớn ở phía dưới xương bàn
chân, do vậy việc sử dụng giầy hợp lý còn giúp nâng đỡ bàn chân, phân bồ đều áp lực
lên lòng bàn chân, làm giảm nguy cơ bị chai hoặc loét bàn chân [13].
Từ các đặc điểm bàn chân bệnh nhân BTĐ, kết hợp với các yêu cầu về mặt y
học đối với giầy cho bệnh nhân tiểu đường [13] có thể đưa ra các yêu cầu chung sau

đây đối với loại giầy này:
- Kiểu giầy thấp cổ hoặc cổ lửng có dây buộc hoặc dùng băng nhám (velcro) để
dễ điều chỉnh cho giầy vừa vặn với bàn chân. Giầy có băng nhám còn thuận tiện cho
các bệnh nhân gặp khó khăn khi cúi buộc dây giầy.
Vũ Tiến Hiếu

17

Khóa 2014- 2016


×