Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

DINH DƯỠNG 6-11 PP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.4 KB, 29 trang )


DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI

NHÓM THỰC HIỆN:
TRẦN NGỌC NAM
NGUYỄN PHƯƠNG HÀ(B)
NGUYỄN PHẠM BÍCH THẢO
LÊ MINH KHOA

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
I.Tổng quan:
I.1 Những quan niệm trước đây về khoa học dinh dưỡng:
I.2 Những vấn đề lớn về dinh dưỡng hiện nay:
II.Dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi:
II.1 Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng và vai trò dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tiểu học:
II.1.1 Đặc điểm
II.1.2 Vai trò
II.2 Những chất cần thiết cho trẻ tiểu học:
II.3 Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ:
II.3.1 Chế độ ăn
II.3.2 Chế độ vận động
II.3.3 Chế biến thức ăn cho trẻ
II.4 Những nguyên tắc cơ bản và những thực phẩm tốt để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho
trẻ:
II.4.1 Đồ ăn cho trẻ phải cân bằng
II.4.2 Đồ ăn cho trẻ phải tối ưu
II.4.3 Những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ
II.5 Một số hội chứng,bệnh ở lứa tuổi này và biện pháp phòng chống:
II.5.1 Hội chứng chán ăn
II.5.2 Béo phì


II.5.3 Suy dinh dưỡng
III Kết luận và kiển nghị:
Tài Liệu Tham Khảo

I.Tổng quan:
I.1 Những quan niệm trước đây về khoa học dinh dưỡng:
-
Từ trước công nguyên các nhà y học đã nói đến ăn uống và cho ăn
uống là 1 phương tiện để chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ.
-
Hypocrát trước công nguyên đã chỉ ra vai trò của ăn bảo vệ sức khỏe
và khuyên phải chú ý, tuỳ theo tuổi tác, thời tiết, công việc mà nên ăn
nhiều hay ít, ăn 1 lúc hay rải rác nhiều lần. Hypocrat nhấn mạnh vai
trò ăn trong điều trị. Ông viết: “ Thức ăn cho bệnh nhân phải là 1
phương tiện điều trị và trong phương tiện điều trị phải có dinh
dưỡng”. Ông nhận xét “ Hạn chế và ăn thiếu chất bổ rất nguy hiểm
đối với người mắc bệnh mạn tính”.

II.2 Những vấn đề lớn về dinh dưỡng hiện nay:
- Về mặt dinh dưỡng, thế giới hiện nay đang sống ở hai thái cực trái
ngược nhau hoặc bên vực thẳm của sự thiếu ăn, hoặc bên bờ vực
thẳm của sự thừa ăn. Trên thế giới hiện nay vẫn còn gần 780tr
người, tức là 20% dân số của các nước đang phát triển không đủ
lương thực, thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cơ bản
hàng ngày.192tr trẻ em bị suy dinh dưỡng protein năng lượng và
phần lớn nhân dân các nước đang phát triển bị thiếu vi chất; 40tr trẻ
em bị thiếu vitamin A gây khô mắt và cơ thể dẫn đến mù loà, 2000tr
người thiếu sắt gây thiếu máu và 1000tr người thiếu iốt trong đó có
200tr người bị bướu cổ, 26tr người bị thiếu trí và rối loạn thần kinh
và 6tr bị đần độn. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg ở các

nước phát triển là 6% trong khi ở các nước đang phát triển lên tới
19%. Tỷ lệ tử vong có liên quan đến suy dinh dưỡng ở các nước
phát triển chỉ có 2% trong khi các nước đang phát triển là 12% và các
nước kém phát triển lên tới 20%.( Tỷ lệ này được tính với 100 trẻ
sinh ra sống trong năm).
-
Theo ước tính của FAO sản lượng lương thực trên thế giới có đủ để
đảm bảo nhu cầu năng lượng cho toàn thể nhân loại. Nhưng vào
những năm cuối thập kỷ 80 mới có 60% dân số thế giới được đảm
bảo 2600Kcal/người/ngày và vẫn còn 11 quốc gia có mức ăn quá
thấp dưới 2000Kcal/người/ngày.

- Ví dụ:
+ Mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người hàng ngày ở các nước đang
phát triển là 53g thì ở Mỹ là 248g. Mức tiêu thụ sữa ở Viễn Đông là
51g thì ở Châu Âu là 491g, Úc 574g, Mỹ 850g. Ở Viễn Đông tiêu thụ
trứng chỉ 3g thì ở Úc 31g, Mỹ 35g, dầu mỡ ở Viễn Đông là 9g thì Châu
Âu 44g, Mỹ 56g. Về nhiệt lượng ở Viễn Đông là 2300Kcal, Châu Âu
3000Kcal, Mỹ 3100Kcal, Úc 3200Kcal. Nếu nhìn vào mức tiêu thụ thịt
cá thì sự chênh lệch càng lớn, 25% dân số thế giới ở các nước phát
triển đã sử dụng 41% tổng protein và 60% thịt cá của toàn thế giới.
+ Mức ăn ở Pháp: mức tiêu thụ thực phẩm 1976 tính bình quân đầu
người là 84kg thịt (năm 1980 là 106kg), 250 quả trứng, 42kg cá, 15kg
phomat, 19kg dầu mỡ, 36kg đường, 3kg bánh mì, 73kg khoai tây,
101kg rau, 58kg quả, 101 lít rượu vang, 71kg bia  thừa dinh dưỡng.
Theo Bour: - 20% dân Pháp bị béo phì, béo quá mức.
- 15% bị cao huyết áp.
- 3% bị đái tháo đường.
- Tỷ lệ tử vong liên quan tới tim mạch 35-40%.
- Nước ta đang phấn đấu khỏi tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng,

công việc không phải là dễ dàng sau nhiều năm chiến tranh. Nhiệm
vụ: xây dựng bữa ăn cân đối hợp lý, giải quyết tốt vấn đề an toàn thực
phẩm, sớm thanh toán bệnh suy dinh dưỡng protein dinh dưỡng và
các bệnh có ý nghĩa cộng đồng liên quan đến thiếu các yếu tố vi chất.

II. Dinh dưỡng cho trẻ em từ 6 đến
11 tuổi
II.1 Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng và vai trò dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
tiểu học:
II.1.1 Đặc điểm:
- Năng lượng tiêu hao ở tuổi nhi đồng, thiếu niên gồm 3 mặt: năng
lượng trao đổi cơ sở, năng lượng hoạt động và nhiệt năng đặc thù
thức ăn, và năng lượng cung cấp cho quá trình sinh trưởng và
phát dục. Đối với từng lứa tuổi có đặc điểm khác nhau:
+ Từ 3  6 tuổi: 15-16%.
+ Từ 7  12 tuổi: 10%.
+ Từ 13  17 tuổi: 13-15%.
 Do vậy sự trao đổi năng lượng ở tuổi này phải cân bằng.
- Theo Tiêu Chuẩn VSDD của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì:
+ Từ 4  6 tuổi cần 91Kcal/ngày/kg thể trọng.
+ Từ 7  9 tuổi cần 78Kcal/ngày/kg thể trọng.
+ Từ 10  12 tuổi cần 66Kcal/ngày/kg thể trọng.


II.1.2 Vai trò:
Học sinh tiểu học là đối tượng đặc biệt đối với
những người làm công tác dinh dưỡng.
Đây là lứa tuổi cơ thể và tâm lý trẻ bắt đầu
chuyển qua 1 giai đoạn mới rất quan trọng
cho việc phát triển thể chất và tinh thần của

trẻ.
- Về mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não
đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi được rất
nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung
cấp cho học tập tăng lên. Cơ thể trẻ tuy
phát triển chậm lại về mặt cân nặng và
chiều cao,không còn vượt bậc nhưng là
giai đoạn cơ thể tích lũy những chất dd cần
thiết tuổi dậy thìcẩn thận.
- Về mặt tâm lý, giai đoạn này trẻ bắt đầu xâm
nhập vào cuộc sống xã hội dưới nhiều hình
thức khác nhau cũng như thường được gia
đình và xã hội nhìn dưới 1 con mắt khác 
trưởng thành hơn, đòi hỏi tự lập hơn, đồng
thời cũng là tuổi có thêm em nên tâm lý có
những chuyển biến quan trọng, phát sinh
những nhận thức và hành động có thể ảnh
hưởng quan trọng đến hành vi dinh dưỡng.

II.2 Những chất cần thiết cho trẻ tuổi học:
6 dưỡng chất cần thiết cho trẻ:
-
Glucose: não có thể phát triển tuỳ vào lượng
glucose (đường trong máu). Đây được xem là
nguồn “nhiên liệu” cần thiết. Bỏ 1 bữa ăn sáng
có thể gây thiếu hụt glucose,làm suy giảm
nhận thức khó tập trung.
-
Chất sắt: tình trạng thiếu chất sắt chủ yếu ở trẻ
em, sắt đóng vai trò vận chuyển oxy trong máu

đến các tế bào. Thiếu chất này trẻ sẽ giảm tập
trung, mất nhiệt huyết để đối đầu với thử thách
và giảm động lực học hỏi.
-
Acid folic: đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển hồng cầu và bạch cầu.
-
Vitamin B: giải mã năng lượng trong glucose.
Thiếu hụt vitamin B trẻ dễ đổi tính trở nên hung
hăn hiếu chiến, dễ thất vọng, chán nản…
-
Vitamin A: dưỡng chất này đóng góp 1 phần
không nhỏ trong việc phát triển và củng cố hệ
thần kinh. Vitamin A còn được tìm thấy dưới
dạng beta-carotene trong các loại rau cải có lá
màu xanh đậm, những loại trái cây có sắc
vàng…
-
Kẽm: sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể bé có thể
ảnh hưởng đến khả năng nhận biết hoặc có
thể làm khả năng này suy kém di.

II.3 Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ:
II.3.1 Chế độ ăn cho trẻ tiểu học:

Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng của tuổi này
Lứa tuổi Năng
lượng
(kcal)
Protein

(gam)
Chất khoáng Vitamin
Ca(mg) Fe(mg) A(mcg) B1(mg) B2(mg) PP(mg) C(mg)
Trẻ em
4-6 tuổi 1600 36 500 7 400 1,1 1,1 12,1 45
7-9 tuổi 1800 40 500 12 400 1,3 1,3 14,5 55
Nam thiếu niên
10-12 tuổi 2200 50 700 12 500 1,0 1,6 17,2 65
Nữ thiếu niên
10-12 tuổi 2100 50 700 12 700 0,9 1,4 15,5 70

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×