Đề tài : nạn đói và thiếu dinh dưỡng ở các quốc gia châu phi.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Loài người vẫn thường muốn hướng tới một xã hội phát triển bền vững, thế giới
không có những cuộc chiến tranh, con người sẽ được sống hạnh phúc, bình đẳng như nhau.
Đây thật sự là những mơ ước vô cùng cao đẹp nhưng liệu bao giờ thì mơ ước đó sẽ thành
hiện thực dù chỉ là trong một thời gian ngắn. Mục tiêu của chúng ta là vậy nhưng để thực
hiện nó thật sự rất khó khăn. Mỗi ngày qua đi thế giới lại có hàng ngàn người chết vì chiến
tranh, vì nghèo đói. Chúng ta vẫn liên tục nghe đến những vụ đánh bom, những cuộc xung
đột , những cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm. Bên cạnh đó số người chết vì nghèo đói
cũng là một con số không hề nhỏ. Mà châu Phi lại là châu lục dẫn đầu về số lượng người
chết vì nghèo đói. Tại sao lại như vậy ? đây là một câu hỏi mà qua đề tài này nhóm tôi
muốn giúp mọi người tìm hiểu rõ hơn thông qua đề tài này. Qua đó nhóm chúng tôi xin giới
thiệu một số giải pháp mà nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và đúc kết được để có thể khắc phục
nạn đói và thiếu dinh dưỡng của trẻ em tại các quốc gia Châu Phi.
Châu Phi với 57 quốc gia lớn nhỏ khác nhau, có diện tích 30,3 triệu kilômét vuông (gấp
ba lần châu Âu, xấp xỉ châu Mĩ và bằng ¾ châu Á) và dân số khoảng 800 triệu người. Châu
Phi có các nguồn tài nguyên hết sức phong phú: dầu mỏ, uranium (đứng đầu thế giới), kim
cương (90,2% thế giới), crôm (74,9% thế giới), đồng (47,3% thế giới), sắt (34,4% thế giới)
… và nhiều nông sản quý giá khác như cà phê, ca cao… Châu Phi vốn là một cái nôi của tổ
tiên loài người và cũng là cái nôi của nền văn minh nhân loại, nhưng dưới ách thống trị và
bóc lột của chủ nghĩa thực dân phương Tây qua nhiều thế kỉ, Châu Phi lại nên nghèo nàn,
lạc hậu rất nhiều so với các châu lục khác.
Hạn hán, HIV/AIDS, tình trạng nghèo đói kinh niên đang tạo ra những điều kiện
hoàn hảo cho một cuộc khủng hoảng lương thực tại châu Phi. Gần 10 triệu người tại 6 quốc
gia Zambia, Zimbabwe, Malawi, Mozambique, Lesotho và Swaziland đang mong đợi lương
thực viện trợ như “nắng hạn chờ mưa”. Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ
nhất thế giới, và sự nghèo khổ này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước.
Điều khiến người ta ngạc nhiên là số phận kém may mắn mà châu Phi phải
chịu đựng trong suốt gần 50 năm qua kể từ ngày thoát khỏi ách thuộc địa. Trong khi
đó các quốc gia khác trên thế giới lại có một nguồn lương thực phong phú, thậm chí
có nguồn kinh tế dồi dào để có thể chế tạo các loại vũ khí để gây chiến tranh xâm
lược các quốc gia nhỏ bé này. Chính vì thế mà các nhà lãnh đạo ở các quốc gia Châu
Phi luôn tìm mọi cách thoát nghèo và cũng như tích cực đưa ra những biện pháp
nhằm chấm dứt tình trạng đói kém của trẻ em tại đây.
1
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHÂU PHI
1. VỊ TRÍ - GIỚI HẠN DIỆN TÍCH - BIỂN - BỜ BIỂN
1.1. Vị trí giới hạn diện tích:
Châu Phi nằm ở phía TN lục địa Á Âu. trãi dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam cân đôi so
với đường xích đạo.
Diện tích Châu Phi rộng 29.200.000 km2 + các đảo hon 30.300.000 km2 lớn thứ hai thế
giới sau lục địa Á - Âu.
2. ĐỊA HÌNH - KHOÁNG SẢN
2.1 Địa hình
Châu Phi là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình khoảng 700m, độ cao tương đối đồng
đều, trừ 1 vài miền ven biển phía Tây và miền đất thấp Bắc Phi, phần lớn diện tích Châu
Phi cao hon 200m. Có thề chia địa hình Châu Phi thành 2 khu vực lớn với ranh giới là 1
đường thẳng kéo dài theo hướng TN - ĐB từ Benghela đến Macxauat.
2. 2 Khoáng sản:
Khoáng sản Châu Phi phong phú đa dạng. các loại có trữ lượng lớn là vàng, kim cương,
uran, đồng, phôtpho, dầu mỏ.
Vàng tập trung nhiều nhất ở Cộng hòa Nam Phi, Namibia, Dimbabuê, Gana, Tandania,
Kênia.
Kim cương: Nam Phi, Namibia, Angôla và Daia.
Vùng Trung Phi có nhiều mỏ đa kim, trong đó đếng đóng vai trò quan trọng nhất nên còn
được gọi là "Vòng đai đồng Trung Phi" ngoài đếng ra ở đây còn có thiếc, kẽm, côban, uran
và vônfram, uran và côban tập trung nhiều ở Daia
Vùng núi Atlat ở Bắc Phi có các mỏ đa kim, côban, môlipđen, chì và kẽm.
Dầu mỏ: tập trung nhiều ở các nước Bắc Phi ( Angiêri, Libi, Ai Cập), ngoài ra còn có
ở Nigieria, Côngô, Angôla, Môdămbich, Tandania.
Than đá: Nam Phi, Daia, Madagaxca.
Phốphorít: phân bố dọc rìa phía Bắc lục địa rải ra từ Marôc đến Ai Cập.
3. KHÍ HẬU
Nhận 1 lượng bức xạ lớn 100 - 200 k calo /cm2/năm.
Có những đới khí hậu đối xứng nhau qua xích đạo với các loại khí hậu trái ngược nhau
giữa Bắc Phi và Nam Phi.
Kích thước rộng lớn và dạng khối của lục địa nên khí hậu các vùng nội địa nhất là ở
Các vùng gió mùa có lượng mua trung bình 1500-2000mm.
4. SÔNG NGÒI VÀ HỒ
Mạng lưới sông ngòi ở lục địa Phi kém phát triển và phân bố không đều.
2
Chế độ sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa có thể chia các sông thành 4 kiểu
chính:
Các sông miền cận nhiệt đới có nước lớn vào mùa đông và cạn vào mùa hè.
Sông ngòi Châu Phi có tiềm năng thủy điện lớn.
.Các hồ có giá trị giao thông, điều hòa nước các sông, khai thác thủy sản và du lịch.
Dân cư
Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh sống ở
phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người Bắc Phi và
người Phi hạ Sahara một cách tương ứng. Người Ả Rập-Berber nói tiếng Ả Rập chi phối
khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi phối bởi một lượng lớn
dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là 'người da đen' do nước da sẫm
màu của họ..
Người Phi ở Bắc Phi, chủ yếu là Ả Rập-Berber, là những người Ả Rập đã đến đây từ
thế kỷ 7 và đồng hóa với người Berber bản địa. Người Phoenicia (Semit), và người Hy Lạp
và người La Mã cổ đại từ châu Âu cũng đã định cư ở Bắc Phi. Người Berber là thiểu số
đáng kể ở Maroc và Algérie cũng như có mặt ở Tunisia và Libya. Người Tuareg và các dân
tộc khác (thường là dân du mục) là những người sinh sống chủ yếu của phần bên trong
Sahara ở Bắc Phi. Người Nubia da đen cũng đã từng phát triển nền văn minh của mình ở
Bắc Phi thời cổ đại.
Bắt đầu từ thế kỷ 16, người châu Âu như Bồ Đào Nha và Hà Lan bắt đầu thiết lập các
điểm thương mại và pháo đài dọc theo bờ biển tây và nam châu Phi. Cuối cùng thì một
lượng lớn người Hà Lan, cùng với người Pháp Huguenot và người Đức đã định cư lại tại
khu vực gọi là Cộng hòa Nam Phi ngày nay. Tuy nhiên, ở Nam Phi thì người da trắng thiểu
số (10% dân số) vẫn ở lại rất nhiều tại nước này kể cả sau khi sự cai trị của người da trắng
chấm dứt năm 1994. Nam Phi cũng có cộng đồng người hỗn hợp về chủng tộc (người da
màu).
Sự thực dân hóa của người châu Âu cũng đem tới đây nhiều nhóm người châu Á.
Văn hóa
Thay vì có một nền văn hóa, châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn
nhau. Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở
phía bắc từ Ai Cập tới Maroc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong
sự so sánh này thì các quốc gia về phía nam sa mạc Sahara được coi là có nhiều nền văn
hóa, cụ thể là các nền văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Bantu.
Sự phân chia còn có thể thực hiện bằng cách chia châu Phi nói tiếng Pháp với phần
còn lại của châu Phi, cụ thể là các cựu thuộc địa của Anh ở miền nam và miền đông châu
Phi. Một cách phân chia có khuyết điểm khác nữa là sự phân chia thành những người Phi
3
theo lối sống truyền thống với những người có lối sống hoàn toàn hiện đại. Những "người
truyền thống" đôi khi lại được chia ra thành những người nuôi gia súc và những người làm
nông nghiệp.
Tôn giáo
Người Phi châu theo nhiều loại tôn giáo, với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ biến nhất.
Khoảng 40% dân số châu Phi là người theo Kitô giáo và 40% theo Hồi giáo. Khoảng 20%
còn lại chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa. Một lượng nhỏ người Phi cũng theo các
tín ngưỡng của Do Thái giáo, chẳng hạn như các bộ lạc Beta Israel và Lemba.
Các tôn giáo châu Phi bản địa có xu hướng tiến hóa quanh thuyết vật linh và tục thờ
cúng tổ tiên. Trong khi tác động của các dạng nghi lễ thờ cúng nguyên thủy này vẫn còn
tiếp diễn và có ảnh hưởng sâu sắc thì các hệ thống tín ngưỡng đó cũng tiến hóa nhờ sự tiếp
xúc với các loại tôn giáo khác.
Kinh tế châu Phi
Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự nghèo khổ
này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước.
Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2003 (về 175 quốc gia) đã cho
thấy các vị trí từ 151 (Gambia) tới 175 (Sierra Leone) đã hoàn toàn thuộc về các nước châu
Phi.
Mặc dù thế, sau khi giành được độc lập triển vọng phát triển của lục địa đen không
vẫn khá tốt. Hạ tầng cơ sở do người phương Tây để lại vẫn trong tình trạng sử dụng được.
Tuy nhiên xã hội châu Phi không nhận được văn hóa chính trị thích hợp để có thể điều
khiển được sự tồn tại của các bộ tộc, sự khác biệt giữa các vùng miền hay giữa các tôn
giáo. Sau những hào hứng đầu tiên những khó khăn và lý tưởng chính trị giảm một cách bi
thảm. Đường lối đặc trưng của hầu hết các nước châu Phi là sự tách biệt với xã hội và tạo
hệ thống tham nhũng, tạo sự chia cắt tách biệt mình ra khỏi thế giới .
III. NỘI DUNG
I.TỒNG QUAN KINH TẾ CHÂU PHI
Tại châu Phi, tình trạng đã và đang trong giai đoạn chuyển tiếp không ổn định từ chủ
nghĩa thực dân sang giai đoạn mới thuộc thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sự gia tăng của tham
nhũng và chế độ chuyên quyền là những yếu tố chính để lý giải nền kinh tế yếu kém. Việc
Trung Quốc và hiện nay là cả Ấn Độ có sự tăng trưởng nhanh chóng, hay các nước Nam
Mỹ có sự tăng trưởng vừa phải đã nâng mức sống của hàng triệu người thì châu Phi đã bị
đình đốn, thậm chí thụt lùi trong thương mại, đầu tư và thu nhập trên đầu người.
Sự nghèo đói này có ảnh hưởng rộng lớn, bao gồm tuổi thọ trung bình thấp, bạo lực
và sự mất ổn định - các yếu tố bện vào nhau và có liên quan với sự nghèo đói của châu lục.
4
Trong nhiều thập niên một loạt các giải pháp đã được đưa ra và nhiều trong số đó đã được
thực hiện, nhưng chưa có giải pháp nào thu được sự thành công đáng kể.
Một phần của vấn đề là sự viện trợ của nước ngoài nói chung được sử dụng để
khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp như bông, cô ca và cà phê trong các khu vực
của nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Tuy nhiên, cũng vào thời gian này thì các nước công
nghiệp lại theo đuổi chính sách nhằm hạ giá các sản phẩm từ các loại cây này. Ví dụ, giá
thành thực sự của bông trồng ở Tây Phi là nhỏ hơn khoảng một nửa giá thành của bông
trồng tại Mỹ nhờ giá nhân công rẻ mạt. Tuy nhiên, bông của Mỹ được bán ra với giá thấp
hơn bông châu Phi do việc trồng bông ở Mỹ được trợ cấp rất nhiều. Kết quả là giá cả của
các mặt hàng này hiện nay chỉ xấp xỉ với giá của thập niên 1960.
Châu Phi cũng phải hứng chịu sự chảy vốn liên tục. Nói chung, thu nhập đến với các
nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là sở hữu của
ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) và tiền thu về lại được chuyển cho các chủ
nước ngoài, hoặc là các khoản tiền đó phải sử dụng để thanh toán các khoản vay của các
nước công nghiệp hay Ngân hàng thế giới (WB). Người ta ước tính rằng châu Phi có thể
giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài một cách đáng kể nếu mọi lợi nhuận thu
được tại các nước châu Phi được tái đầu tư vào khu vực trong ít nhất 12 tháng.
Botswana, một trong những quốc gia nghèo của châu Phi mà không đi theo các sự kiểm
soát do Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất, là một trong
những ngoại lệ đối với quy luật chung của sự đình đốn nền kinh tế châu Phi, và đã thu được
sự phát triển vững chắc trong những năm gần đây cho dù họ không có cả đầu tư nước
ngoài, tự do luân chuyển vốn hay tự do hóa thương mại.
Nước thành công kinh tế nhiều nhất là Cộng hòa Nam Phi, đây là một quốc gia phát
triển về công nghiệp và kinh tế như bất kỳ nước công nghiệp châu Âu hay Bắc Mỹ nào,
nước này còn có thị trường chứng khoán riêng rất hoàn thiện. Nam Phi đạt được điều này
một phần là nhờ sự giàu có đáng ngạc nhiên về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước này
là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất vàng và kim cương.
Nigeria nằm trên một trong những nguồn dầu mỏ lớn nhất đã được công nhận trên thế
giới và cũng là nước có dân số lớn nhất trong số các quốc gia châu Phi, cũng là một quốc
gia phát triển nhanh. Tuy nhiên, phần lớn ngành công nghiệp dầu mỏ thuộc sở hữu của
nước ngoài, và trong ngành này thì sự tham nhũng là lan tràn, ngay ở cấp độ quốc gia, vì
thế rất ít tiền thu được từ dầu mỏ còn lại trong nước, và số tiền đó chỉ đến với một phần
trăm ít ỏi của dân số.
II.NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI CỦA CHÂU PHI
1.THIÊN NHIÊN KHẮC NGHIỆT
5
.Địa lý
Châu Phi là nạn nhân của địa lý. Châu Phi nghèo vì châu Phi có số phận đen đủi. Đất
châu Phi không màu mỡ, phù nhiêu như đất châu Á. Lục địa đen cũng phải chịu nhiều bệnh
tật hơn. Đa số dân cư sống không tập trung gần bờ biển cộng với hệ thống đường và sông
nước kém gây cản trở giao thương và phát triển kinh tế. Việc điều khiển quốc gia tại châu
Phi rất khó khăn vì chính phủ còn yếu mà lí do đơn giản cũng chỉ bởi do sự nghèo. Mà đã
nghèo thì không thể dự trữ được vốn quan trọng nhằm gây dựng một tương lai sáng sủa
hơn. Bên cạnh đó thời tiết lại rất khắc nghiệt với châu Phi.
Hạn hán - cái nghèo miền nông thôn
Ngành công nghiệp ở các nước châu Phi chỉ chiếm vị trí thứ hai. Gần 80% dân số lệ
thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên số hoa màu trồng được không đủ nuôi sống số dân đang
tăng nhanh. Thức ăn cho người còn không có huống hồ là thức ăn cho súc vật. Các sa mạc
đã chiếm tới 40% diễn tích đất canh tác.
Trong hai thập kỉ cuối châu Phi phải gánh chịu nhiều nạn hán lớn bất thường so với
những mùa khô ở các thập kỉ trước và so với 100 trở lại đây thì hậu quả gánh phải có lẽ là
tồi tệ nhất. Những nước chịu hậu quả nhiều nhất là Etiopie, Sudan, Chad và nhất là
Somalia, nơi mỗi ngày có hơn 700 người chết (đặc biệt là trẻ em) với số nạn nhân của dịch
đói vẫn không chịu giảm.
Hạn hán đang đe dọa mạng sống của hơn 30 triệu dân châu Phi ở Angola, Botswana,
Lesotho, Malawi, Mosambique, Nambia, Swaziland, Tanzanie, Zambie và Zimbabwe.
Mạng sống của 130 triệu người khác đang nằm trong mức độ đặc biệt nguy hiểm. Hạn hán
đang phá hủy nền kinh tế của các nước này.
Châu Phi là châu lục nghèo nhất với số nước kém phát triển nhiều nhất thế giới, nơi đói
nghèo hoành hành và cũng từ đó là nạn suy dinh dưỡng với bệnh tật. Hậu quả của đại hán
hán năm 1973-1974 ở những vùng quanh Sahara khiến 6 triệu người lâm vào cảnh đói ăn.
Gió thổi mạnh làm đất mất màu, những chuồng gia súc chết hết và những người dân đói
khát phải được gửi vào các trại cứu hộ để nhận sự giúp đỡ cần thiết nhất. Năng suất sản
phẩm kém đến mức hậu quả của việc kinh tế giảm vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ. Đối với
những người nông dân nghèo ở vùng khô hạn thì sự thay đổi thời tiết cộng với lượng mưa
hàng năm có ảnh vô cùng lớn đến sự sống còn.
Một tác nhân quan trọng gây ra sự thoái hóa môi trường tự nhiên và sự cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên chính là do người dân, cái đói cộng với sự nghèo nàn. Nông nghiệp
châu Phi thường xuyên phải gánh chịu hậu quả thiên tai không thể nuôi nổi những người
dân đói vẫn đang ngày một tăng. Tỉ lệ dân số tăng rất nhanh (hơn 3% một năm). Châu Phi
không thể đáp ứng được những yêu cầu của lượng dân đang tăng và hậu quả là những
6