BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
LẬP KẾ HOẠCH CẮT TẠI CÔNG TY MAY VIỆT NAM
VÀ THIẾT KẾ, XÂY DỰNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT – MAY
NGUYỄN TRỌNG QUYỀN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ CHÍ TRUNG
HÀ NỘI - 2008
LỜI CẢM ƠN
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy Cô của khoa Công nghệ Dệt May và Thời Trang trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội đã không ngại đường xa đến giảng dạy cho
lớp cao học chuyên ngành tại thành phố Hồ Chí Minh, niên khóa 2006 2008.
Thầy TS. Ngô Chí Trung đã tận tình hướng dẫn, truyền dạy cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Công ty cổ phần Bình Phú, Sài Gòn 3, Công ty TNHH Tân Phạm
Gia, Công ty TNHH May Phú Vinh đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Các đồng nghiệp của tôi tại trường Đại học Công Nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Nguyễn Trọng Quyền
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN................................................. 4
1.1.
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH CẮT ........................................ 5
1.1.1. Mục đích ................................................................................................. 5
1.1.2. Lập kế hoạch cắt ..................................................................................... 5
1.1.3. Thực trạng công tác lập kế hoạch cắt.................................................... 10
1.1.3.1. Chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch cắt................. 10
1.1.3.2. Khả năng tiết kiệm thời gian, nguyên liệu trong lập kế hoạch cắt ..... 12
1.2.
THUẬT GIẢI DI TRUYỀN............................................................... 14
1.3.
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ......... 20
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 26
2.1.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 27
2.2.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................. 27
2.2.1. Khảo sát công tác lập kế hoạch cắt ....................................................... 27
2.2.2. Xây dựng phần mềm lập kế hoạch cắt .................................................. 27
2.3.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................ 28
2.3.1. Khảo sát thực nghiệm công tác lập kế hoạch cắt .................................. 28
2.3.2. Thực nghiệm phần mềm lập kế hoạch cắt ............................................ 30
2.4.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 31
2.4.1. Phương pháp khảo sát thống kê ............................................................ 31
2.4.2. Phương pháp tính toán .......................................................................... 31
2.4.3. Phương pháp xây dựng phần mềm ....................................................... 32
2.4.4. Phương pháp thực nghiệm kiểm chứng phần mềm .............................. 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ................... 37
3.1.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CẮT ...... 38
3.1.1. Công tác ghép tỉ lệ cỡ vóc..................................................................... 38
3.1.2. Kết quả ghép tỉ lệ cỡ vóc của một số mã hàng được khảo sát.............. 40
3.2.
THIẾT KẾ PHẦN MỀM LẬP KẾ HOẠCH CẮT .......................... 42
3.2.1. Thuật giải di truyền trong bài toán ghép tỉ lệ cỡ vóc............................ 42
3.2.2. Mô hình phân tích và xây dựng phần mềm .......................................... 46
3.2.3. Giới thiệu phần mềm............................................................................. 51
3.2.3.1. Tính năng phần mềm .......................................................................... 51
3.2.3.2. Mô hình mô tả quá trình nhập xuất dữ liệu......................................... 51
3.2.3.3. Môi trường làm việc của phần mềm: .................................................. 53
3.2.4. Thử nghiệm phần mềm lập kế hoạch cắt .............................................. 68
3.2.5. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm ................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
GAs: Genetic Algorithms.
2.
CAD: Computer-Aided Design.
3.
CAM: Computer-Aided Manufacturing.
4.
ERD: Entity Relation Diagram.
5.
SQL: Structured Query Language.
DANH MỤC CÁC BẢNG
1...........................................................................................................B
ảng 1.1: Thống kê lượng vải đầu khúc phát sinh.................................. 12
2...........................................................................................................B
ảng 2.1: Định mức ban đầu/sản phẩm................................................... 27
3...........................................................................................................B
ảng 2.2: Giới hạn số lớp trải vải............................................................ 27
4...........................................................................................................B
ảng 2.3: Số lượng sản phẩm của các mã hàng ...................................... 28
5...........................................................................................................B
ảng 2.4: Các phương án thực nghiệm ................................................... 32
6...........................................................................................................B
ảng 3.1: Bảng so sánh trình tự công việc ghép tỉ lệ cỡ vóc .................. 34
7...........................................................................................................B
ảng 3.2: Bảng kết quả ghép tỉ lệ cỡ vóc................................................ 36
8...........................................................................................................B
ảng 3.3: Bảng kết quả ghép tỉ lệ cỡ vóc................................................ 37
9...........................................................................................................B
ảng 3.4: Bảng kết quả ghép tỉ lệ cỡ vóc................................................ 37
10. ........................................................................................................B
ảng 3.5: Kết quả các phương án thực nghiệm....................................... 61
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
1...........................................................................................................H
ình 1a: Tam giác mục tiêu và các chủ thể quan tâm............................... 1
2...........................................................................................................H
ình 1b: Ảnh hưởng của công tác ghép cỡ vóc đến công tác khác .......... 2
3...........................................................................................................H
ình 1.1: Sơ đồ thuật giải di truyền ........................................................ 13
4...........................................................................................................H
ình 2.1: Lược đồ đặc tả toàn bộ thuật giải di truyền............................. 30
5...........................................................................................................H
ình 3.1: Mô hình Use case .................................................................... 42
6...........................................................................................................H
ình 3.2: Mô hình dữ liệu (ERD)............................................................ 43
7...........................................................................................................H
ình 3.3: Mô hình dữ liệu (Logical) ....................................................... 44
8...........................................................................................................H
ình 3.4: Mô hình dữ liệu (Physical) ...................................................... 45
9...........................................................................................................H
ình 3.5: Mô hình mô tả quá trình nhập xuất dữ liệu ............................. 46
10. ........................................................................................................H
ình 3.6: Cửa sổ đăng nhập hệ thống ..................................................... 47
11. ........................................................................................................H
ình 3.7: Danh mục hệ thống.................................................................. 48
12. ........................................................................................................H
ình 3.8: Thanh công cập nhật dữ liệu ở trạng thái xem ........................ 49
13. ........................................................................................................H
ình 3.11: Thanh công cập nhật dữ liệu ở trạng thái cập nhật................ 49
14. ........................................................................................................H
ình 3.10: Thanh trạng thái..................................................................... 50
15. ........................................................................................................H
ình 3.11: Cửa sổ danh mục mã hàng..................................................... 50
16. ........................................................................................................H
ình 3.12: Cửa sổ danh mục cỡ vóc........................................................ 52
17. ........................................................................................................H
ình 3.13: Cửa sổ danh mục màu sắc ..................................................... 53
18. ........................................................................................................H
ình 3.14: Cửa sổ danh mục định mức vải ............................................. 54
19. ........................................................................................................H
ình 3.15: Cửa sổ danh mục số lượng sản phẩm .................................... 55
20. ........................................................................................................H
ình 3.16: Cửa sổ tác nghiệp ghép sơ đồ ................................................ 56
21. ........................................................................................................H
ình 3.17: Cửa sổ in báo cáo................................................................... 57
22. ........................................................................................................H
ình 3.18: Biểu mẫu thống kê sơ đồ dạng chi tiết .................................. 58
23. ........................................................................................................H
ình 3.19: Biểu mẫu thống kê sơ đồ dạng rút gọn.................................. 58
24. ........................................................................................................H
ình 3.21: Biểu đồ so sánh thời gian ghép sơ đồ và tính số bàn cắt....... 61
25. ........................................................................................................H
ình 3.22: Biểu đồ so sánh số lượng sơ đồ cần giác............................... 62
26. ........................................................................................................H
ình 3.23: Biểu đồ so sánh số lượng bàn cắt .......................................... 63
27. ........................................................................................................H
ình 3.20: Biểu mẫu thống kê số lượng bàn cắt ..................................... 59
-1-
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, ngành may Việt Nam phát triển rất mạnh và
góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân, vì thế việc hiện đại hoá
ngành may để đáp ứng được năng suất và chất lượng sản phẩm là rất
cần thiết. Lần đầu tiên, ngành dệt may đã vượt dầu thô để vươn lên vị
trí số một khi xuất khẩu thu về 7,8 tỉ USD trong năm 2007. Năm 2008,
dệt may là ngành được kỳ vọng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả
nước với khoảng 9 tỷ USD, vượt lên trên cả dầu thô.
Hiện nay, trước những thuận lợi và thách thức của sự hội nhập kinh
tế thế giới, ngành dệt may Việt nam đang đứng trước sức ép cạnh tranh
bởi các yếu tố: chất lượng, giá thành và thời gian giao hàng.
Chất
lượng
Giá
cả
Doanh nghiệp may
Người tiêu dùng
Thời
gian
Hình 1a: Tam giác mục tiêu và các chủ thể quan tâm. [1]
Theo đánh giá của một số tập đoàn bán lẻ trên thế giới thì sản phẩm
dệt may Việt Nam có chất lượng cạnh tranh so với các nước trong khu
vực, giao hàng đúng hẹn. Tuy nhiên, khi xét đến yếu tố “giá cả” thì các
Doanh nghiệp May Việt Nam vẫn chưa có nhiều ưu thế so với các quốc
gia trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Cambodia…
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
-2-
Bài toán giảm giá thành là một trong những vấn đề phức tạp nhất vì
để giảm giá đòi hỏi phải xem xét đến nhiều khía cạnh liên quan như:
giảm chi phí quản lý, chi phí sản xuất và chi phí nguyên vật liệu.
Đối với sản phẩm May công nghiệp, giá thành các loại nguyên phụ
liệu may chiếm đến 85% giá thành sản phẩm (trong đó vải chiếm đến
90%). Để giảm giá nguyên liệu, có nghĩa là phải sử dụng nguyên liệu
tiết kiệm và hợp lý nhất.
Trong qui trình sản suất sản phẩm May công nghiệp, có nhiều công
đoạn khác nhau ảnh hưởng đến vấn đề tiết kiệm thời gian và nguyên
liệu. Một trong những công đoạn góp phần không nhỏ đối với tiết kiệm
nguyên liệu mà hiện nay việc nghiên cứu vẫn chưa đầy đủ là công tác
“Lập kế hoạch cắt”.
Mỗi đơn hàng có thể có một hoặc nhiều nhóm cỡ vóc (thường được
gọi là size), khổ vải, màu sắc với số lượng khác nhau. Do vậy, công tác
ghép tỷ lệ cỡ vóc ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thời gian và sử dụng
nguyên liệu.
Ghép tỉ lệ cỡ vóc
Tính số bàn vải cần trải (số sơ đồ cần giác)
Trải vải
Hình 1b: Ảnh hưởng của công tác ghép cỡ vóc đến công tác khác. [2]
Vì vậy, việc nghiên cứu công tác “Lập kế hoạch cắt” là cần thiết
nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất May công nghiệp, góp phần tiết
kiệm thời gian và nguyên liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của các
Doanh Nghiệp May Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
-3-
Hiện nay, thuật giải di truyền (GAs) đã được nghiên cứu và ứng
trong nhiều ngành công nghệp khác nhau trong đó ngành may, GAs là
phương án tối ưu để giải quyết những bài toán phức tạp, phạm vị ứng
dụng rộng và hiệu quả cao trong nhiều ngành công nghiệp trong đó có
ngành May.
Từ những vấn đề nêu trên, tác giả được Thầy TS. Ngô Chí Trung
tận tình hướng dẫn nghiên cứu và ứng dụng GAs để tìm được lời giải
phù hợp cho bài toán “Lập kế hoạch cắt chi tiết theo qui trình công
nghệ hợp lý, đảm bảo chất lượng bán thành phẩm, giảm thiểu tiêu hao
vật liệu, thời gian sản xuất hợp lý, hiệu quả kinh tế cao” và cũng là lý
do tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu vấn đề lập kế hoạch cắt tại Công ty
may Việt Nam và thiết kế, xây dựng phần mềm ứng dụng”.
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
-5-
1.1.
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH CẮT
1.1.1. Mục đích
− Lập kế hoạch cắt chi tiết theo qui trình công nghệ hợp lý, đảm bảo chất
lượng bán thành phẩm, giảm thiểu tiêu hao vật liệu, thời gian sản xuất
hợp lý.
1.1.2. Lập kế hoạch cắt
− Công tác lập kế hoạch cắt gồm:
+ Ghép tỉ lệ cỡ vóc.
+ Tính số bàn vải cần trải.
a. Cơ sở chọn tỉ lệ ghép
− Xác định tỉ lệ giữa các cỡ vóc.
− Xác định mặt bằng phân xưởng.
− Nhân lực trong khâu giác sơ đồ.
− Ghép các cỡ vóc khác nhau để đúng được định mức và rút định mức.
b. Mục đích
− Tiết kiệm nguyên phụ liệu.
− Tiết kiệm thời gian.
− Tiết kiệm số sơ đồ phải giác.
c. Phương pháp ghép
Có 2 phương pháp ghép chính, sai số cho phép trong quá trình ghép
không quá 1% tổng sản lượng của mã hàng.
c.1. Phương pháp trừ lùi (còn gọi là phương pháp tìm ước số chung
nhất):
− Xem xét kĩ bảng tỉ lệ cỡ vóc của mã hàng để có những nhận xét cảm
tính trước khi lựa chọn ghép các cỡ vóc với nhau.
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
-6-
− Từ mặt bằng giác sơ đồ thực tế, xác định số sản phẩm tối đa có thể giác
(số cỡ này phải nhỏ hơn hoặc bằng số sản phẩm tối đa có thể giác).
− Lấy sản lượng của cỡ vóc có sản lượng thấp nhất trong số cỡ vóc đã lựa
chọn để làm số trừ (ước số chung nhỏ nhất). Các sản lượng của các cỡ
vóc còn lại được xem là số bị trừ. Sơ đồ thứ nhất sẽ là sơ đồ được ghép
tất cả các cỡ vóc đã được chọn ra. Số sản phẩm dư ra sau phép tính trừ
sẽ được để lại cho các sơ đồ kế tiếp.
− Qui trình cứ thế tiếp tục cho đến khi ta triệt tiêu tất cả sản lượng của mã
hàng.
− Kiểm tra lại xem tất cả số sản phẩm được ghép đã thỏa mãn với tỉ lệ cỡ
vóc của mà mã hàng yêu cầu hay chưa.
− Ví dụ: Cách ghép sơ đồ, số lớp vải cần phải trải, số bàn cắt của mã
hàng Levi’s gồm 8000 sản phẩm. Mỗi bàn cắt trải tối đa là 50 lớp với tỉ
lệ cỡ vóc như sau:
Cỡ vóc
Tỉ lệ sản phẩm (%)
S
20
M
35
L
45
+ Cách ghép sơ đồ theo phương pháp trừ lùi như sau:
Thứ tự
1
2
3
Sơ đồ
S+M+L
M+L
L+L
Tỉ lệ sản phẩm (%)
60
30
10
+ Số sản phẩm có được qua các sơ đồ:
Thứ tự
1
2
3
Nguyễn Trọng Quyền
Sơ đồ
(8000x60)/100
(8000x30)/100
(8000x10)/100
Sản phẩm
4800
2400
800
Luận văn cao học
-7-
+ Số lớp vải cần trải đối với mỗi sơ đồ:
Thứ tự
1
2
3
+ Số bàn cắt:
Sơ đồ
4800/3
2400/2
800/2
Sản phẩm
1600
1200
400
Thứ tự
1
2
3
Sơ đồ
1600/50
1200/50
50
Sản phẩm
32
24
8
c.2. Phương pháp tính bình quân:
− Dựa trên cơ sở của phương pháp trừ lùi nhưng có xét đến tính bình
quân định mức nguyên phụ liệu giữa các cỡ vóc nhỏ và lớn.
− Từ mặt bằng và yêu cầu thực tế để xác định số sản phẩm tối đa có thể là
số chẵn thì ta tiến hành ghép lần lượt các cỡ vóc nhỏ nhất với các cỡ
vóc lớn nhất, rồi ghép các cỡ vóc trung bình lại với nhau để có những
sơ đồ đầu tiên. Nếu số lẻ thì ta cũng lần lượt ghép các cỡ vóc lớn nhất
với cỡ vóc nhỏ nhất để có các sơ đồ đầu tiên, rồi xử lý sản lượng của
các cỡ vóc ở giữa theo số chẵn (2, 4…) để giải quyết hết sản lượng của
các cỡ vóc này.
− Quan sát sản lượng dư ra từ các sơ đồ đã ghép ở trên để lựa chọn cỡ
vóc sẽ ghép cho các sơ đồ cuối sao cho số sơ đồ này là ít nhất, tiết kiệm
được thời gian, tiết kiệm được nguyên phụ liệu và triệt tiêu được vải
đầu tấm - đầu khúc.
− Kiểm tra lại xem tất cả số sản phẩm được ghép đã thỏa mãn với tỉ lệ cỡ
vóc mà mã hàng đã yêu cầu hay chưa.
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
-8-
− Ví dụ: Ghép tỉ lệ cỡ vóc mã hàng áo Jacket HP-94136 theo bảng tỉ lệ cỡ
vóc như sau (giác tối đa 2 sản phẩm/sơ đồ):
Cỡ vóc
Màu
1
1
Σsp
S
M
L
XL
XXL
Σsp
193
177
370
289
265
554
289
265
554
146
134
280
48
44
280
965
885
1850
Cách 1: Cách ghép sơ đồ theo phương pháp trừ lùi như sau:
Màu 1
Thứ tự
1
2
3
Sơ đồ
M+L
S+XL
S+XXL
Số sản phẩm
578
292
94
Σsp=966
Dư 1 sản phẩm cỡ S
Màu 2
Thứ tự
1
2
3
Sơ đồ
M+L
S+XL
S+XXL
Số sản phẩm
530
268
88
Σsp=886
Dư 1 sản phẩm cỡ S
+ Vậy qua 6 sơ đồ của cả 2 màu, tổng số sản phẩm (sp) đã ghép là:
966 + 886 = 1852 (sp)
+ Tương đương với yêu cầu của mã hàng đã có (1850 sp).
Cách 2: Thực ra ở bài toán này ta chỉ ghép tỉ lệ cỡ vóc 3 sơ đồ mà thôi:
Sơ đồ 1:
M+L = 1108 sp, với 554 lớp gồm 289 (1) và 265 (2)
Sơ đồ 2:
S+XL = 560 sp, với 280 lớp gồm 146 (1) và 134 (2)
Sơ đồ 3: S+XXL = 184 sp, với 92
Nguyễn Trọng Quyền
lớp gồm 48 (1) và 44 (2)
Luận văn cao học
-9-
+ Đây là bảng tỉ lệ cỡ vóc của mã hàng có số cỡ vóc là số lẻ. Ta tiến
hành ghép như sau:
Sơ đồ 1: S+XXL = 48
sp (1)
= 44
sp (2)
= 92(lớp)x2
= 184 sp
Sơ đồ 2:
M+XL = 146 sp (1)
= 134 sp (2)
= 280(lớp)x2
= 560 sp
Sơ đồ 3:
= 145 (1) dư 1 sp
= 133 (2) dư 1 sp
= 278(lớp)x2
= 556 sp
Sơ đồ 4:
S+M = 143 sp (1)
= 131 sp (2)
= 274(lớp)x2
= 548 sp
Sơ đồ 5:
S =2
sp (1)
=2
sp (2)
= 4(lớp)x1
=4
sp
+ Vậy sau 5 sơ đồ, ta đã giác được số sản phẩm như sau:
184+560+556+548+4= 1852 sp
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
- 10 -
d. Tính số bàn vải cần trải
− Tính số bàn vải phải trải:
− Căn cứ vào số lớp vải qui định trải tối đa trên 1 bàn cắt, ta tính toán số
sơ đồ cần giác sao cho phù hợp. Khi đó số lớp vải tối đa trải cho 1 bàn
cắt (1 sơ đồ) có thể dao động trong khoảng ± 10%.
1.1.3. Thực trạng công tác lập kế hoạch cắt
1.1.3.1. Chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch cắt
− Chất lượng trong công tác lập kế hoạch cắt phụ thuộc vào các yếu tố
chính:
+ Chủng loại sản phẩm.
+ Mặt bằng phân xưởng.
+ Kinh nghiệm của người thực hiện công tác.
+ Và hiện nay, là mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin.
− Đối với các Doanh Nghiệp May tại Việt Nam hiện nay, chỉ những
Doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn mới đủ năng lực để trang bị phần
mềm hạch toán bàn cắt vì:
+ Đơn hàng thường có nhiều nhóm cỡ vóc và cỡ vóc, số lượng sản
phẩm nhiều và đa dạng.
+ Mặt bằng phân xưởng nhiều và lớn, trang thiết bị hiện đại (phần
mềm hỗ trợ thiết kế rập, giác sơ đồ, trải và cắt tự động…)
+ Số lượng công ít lớn.
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
- 11 -
− Đối với các Doanh Nghiệp May có qui mô sản xuất nhỏ, khó có điều
kiện phù hợp để trang bị phần mềm hạch toán bàn cắt vì:
+ Đơn hàng thường không nhiều cỡ vóc, số lượng ít.
+ Mặt bằng phân xưởng nhỏ, không có nhiều trang thiết bị hỗ trợ.
+ Số lượng công nhân ít.
− Những khó khăn còn tồn tại khi thực hiện công tác lập kế hoạch cắt,
như sau:
+ Nếu thời gian tác nghiệp một mã hàng lâu sẽ gây ảnh hưởng đến
công tác khác (ví dụ công tác của nhân viên thống kê cắt).
+ Tính toán số lớp cắt đôi lúc không chính xác dẫn đến thiếu hụt
nguyên liệu so với định mức.
+ Không xác định được phương án ghép cỡ vóc hợp lý, làm tốn thời
gian trải vải, công giác sơ đồ và làm lãng phí nguyên liệu.
+ Tính thông số tiêu hao và tiết kiệm nguyên liệu so với định mức
thường tốn nhiều thời gian do đó ảnh hưởng đến việc dự trù, tính
toán nguyên vật liệu.
+ Tốn nhiều nhân lực và khó khăn khi thực hiện các đơn hàng nhiều
(nhóm) cỡ vóc, nhiều màu sắc và nhiều loại nguyên liệu.
+ Không lưu trữ được một cách khoa học hồ sơ kế hoạch cắt, tốn
nhiều thời gian để kiểm tra, xử lý.
Kết luận:
− Dù qui mô sản xuất của các Doanh Nghiệp May nhỏ hay lớn, ứng dụng
phần mềm hay không ứng dụng phần mềm, đều có những khó khăn
chung đó là vấn đề tiết kiệm thời gian và nguyên liệu trong công tác
lập kế hoạch cắt.
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
- 12 -
− Khi thực hiện công việc ghép tỉ lệ cỡ vóc bằng thủ công, mức độ tiết
kiệm nguyên liệu lớn hơn so với phần mềm hỗ trợ nhưng lại tốn rất
nhiều thời gian so với ứng dụng phần mềm.
− Ngoài ra, khi thực hiện bằng thủ công sẽ không phụ thuộc vào chủng
loại sản phẩm, đây là vấn đề rất khó khăn đối với ứng dụng phần mềm.
1.1.3.2. Khả năng tiết kiệm thời gian, nguyên liệu trong lập kế hoạch cắt
− Khả năng tiết kiệm thời gian và nguyên liệu trong công tác lập kế
hoạch cắt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ngoài việc giải quyết những
vấn đề cơ bản còn tồn tại trong công tác lập kế hoạch cắt, cần nghiên
cứu các yếu tố sau:
+ Ứng dụng tin học vào công tác lập kế hoạch cắt.
+ Nghiên cứu và ứng dụng “Thuật giải di truyền” vào công tác lập kế
hoạch cắt nhằm xác tìm ra phương án lựa chọn tối ưu.
+ Khai thác những ưu điểm từ những phần mềm hỗ trợ giác sơ đồ và
những công trình nghiên cứu có liên quan.
− Ngoài ra, vấn đề tiết kiệm thời gian và nguyên liệu trong lập việc kế
hoạch cắt còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan là mức độ tận dụng vải
thừa đầu khúc. Dưới đây là thống kê lượng vải đầu khúc phát sinh tại
khu vực trải vải và cắt vải áo sơ mi từ một số đơn hàng của Công ty
may Việt Tiến (số liệu trích dẫn từ đề tài “Nghiên cứu tối ưu quá trình
trải vải trên quan điểm nâng cao hiệu suất sử dụng vải tại Việt Nam”
năm 2006, tác giả ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên):
Mã hàng
GDD027
A64403
HSN900
DYD207
Nguyễn Trọng Quyền
Số lượng
sản phẩm
5007
2216
4518
4020
Số mét vải Số mét vải
sử dụng
đầu khúc
6542
166.6
3504
132
5961
143.7
7037.26
344.6
Phần trăm
2.50%
3,8%
2.40%
4.90%
Luận văn cao học
- 13 -
GPN667
1452
2559.2
320.33
12.50%
GPN668
2040
3168
58.5
1.80%
D185L
1716
2556
110
4.30%
Bảng 1.1: Thống kê lượng vải đầu khúc phát sinh
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
- 14 -
1.2.
THUẬT GIẢI DI TRUYỀN
Tổng quan
− Thuật giải di truyền (Genetic Algorithms - Viết tắt là GAs) [3], do John
Holland (1975) và Goldberg (1989) đề xuất và phát triển, là thuật giải
tìm kiếm dựa trên cơ chế chọn lọc và di truyền tự nhiên. Thuật giải này
sử dụng các nguyên lý di truyền về sự thích nghi và sự sống các cá thể
thích nghi nhất trong tự nhiên.
Bắt đầu
Khởi tạo quần thể
Mã hóa các biến
Đánh giá độ thích nghi
Chọn lọc
Lai ghép
Đột biến
Không
Đạt tiêu chuẩn tối ưu
Thỏa
Kết quả
Kết thúc
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
- 15 -
Hình 1.1: Sơ đồ thuật giải di truyền.[3]
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học
- 16 -
Các tính chất quan trọng của thuật giải di truyền
− GAs lập luận mang tính chất ngẫu nhiên để tìm giải pháp tối ưu cho
những vấn đề phức tạp, thay vì xác định như toán học giải tích. Tuy
nhiên đây là hình thức ngẫu nhiên có hướng dẫn bởi trị số thích nghi.
Chính hàm số thích nghi là giúp GAs tìm giải pháp tối ưu trong rất
nhiều giải pháp có thể có.
− GAs không để ý đến chi tiết vấn đề, trái lại chỉ chú ý đến giải pháp cho
vấn đề, hay tìm điều kiện tối ưu cho việc điều hành, và phân nhóm
những giải pháp có được.
− GAs được sử dụng đặc biệt cho nhứng bài toán yêu cầu tìm kiếm tối ưu
toàn cục với không gian tìm kiếm lớn và không thể kiểm soát nhờ khả
năng duyệt qua không gian tìm kiếm đại diện mà không thực sự đi qua
từng điểm của toàn bộ không gian.
Cơ chế thực hiện của thuật giải
i. Mã hóa
− GAs bắt đầu với quần thể, tập của nhiều cá thể (nhiễm sắc thể). Sự mã
hóa các biến phụ thuộc vào từng bài toán. Thông thường có các dạng
mã sau: mã nhị phân, mã Gray, mã số thực và mã dạng cây. Khi mã hóa
dưới dạng chuỗi nhị phân, mỗi nhiễm sắc thể được kí hiệu bằng các
chuỗi bít 0 và 1.
− Mã hóa dưới dạng nhị phân:
Nhiễm sắc thể A 1 1 0 0 1 0 1
Nhiễm sắc thể B 0 1 0 1 1 1 0
− Giả sử muốn tối ưu hàm n biến f(x1, x2,... xn), trong đó mỗi biến xi
thuộc miền D = [ai, bi] là tập con của tập số thực R và yêu cầu độ chính
xác là k chữ số thập phân cho các giá trị biến xi. Để đạt được độ chính
Nguyễn Trọng Quyền
Luận văn cao học