Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thiết lập công thức thiết kế mẫu cơ sở áo váy nữ sinh béo phì trường đại học quốc tế thành phố hồ chí minh sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------

NGUYỄN ANH ĐÀO

THIẾT LẬP CÔNG THỨC THIẾT KẾ MẪU CƠ SỞ ÁO VÁY
NỮ SINH BÉO PHÌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP PHỦ VẢI TRỰC TIẾP LÊN NGƯỜI MẶC
Chuyên ngành: Công nghệ Vật liệu Dệt may

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. TRẦN THỊ MINH KIỀU

Hà Nội – Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi đến TS. Trần Thị Minh Kiều lời cảm ơn sâu
sắc, người đã tận tình chỉ dạy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện – hoàn thành
luận văn Thạc sĩ kỹ thuật này cũng như trong quá trình giảng dạy. Đó là điều vinh
hạnh nhất đối với tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trong viện Dệt may – Da
giầy và Thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền dạy những kiến
thức chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian hai năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô lãnh đạo; Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội và Trường Đại học Quốc Tế TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt


quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hai năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: “Thiết lập công thức thiết kế
mẫu cơ sở áo váy nữ sinh béo phì trường Đại học Quốc Tế thành phố Hồ Chí Minh
sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mặc” do tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Thị Minh Kiều. Nội dung nghiên cứu trong luận văn này do
tác giả tìm hiểu và thực hiện không có sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào
khác. Tác giả xin cam đoan những lời trên là đúng sự thật, nếu có gì sai phạm tác giả
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, ngày … tháng … năm 2016
Người thực hiện.

Nguyễn Anh Đào


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Cử động

CT

Công thức

CTTK


Công thức thiết kế

ĐHSPKT TP.HCM

Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh

GTTB

Giá trị trung bình

RC

Rộng chiết

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TS

Thân sau

TT

Thân trước


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................
MỤC LỤC .......................................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ..............................................................4
1.1 Tổng quan về phương pháp thiết kế trang phục nữ phổ biến tại Việt
Nam và thế giới ........................................................................................................4
1.1.1 Phương pháp phủ vải (Draping) ..............................................................4
1.1.2 Phương pháp thiết kế áo váy cơ sở theo công thức .................................9
1.1.3 Phương pháp sử dụng phần mềm thiết kế 3D ........................................23
1.2 Đặc điểm vóc dáng phần thân trên của phụ nữ .........................................24
1.3 Phương pháp phân loại vóc dáng phần thân trên của phụ nữ.................29
1.3.1 Theo chỉ số BMI ....................................................................................29
1.3.2 Chênh lệch số đo vòng ...........................................................................31
1.3.3 Theo phân tích thứ bậc, phân tích Anova và phân tích biệt số ..............31
1.4 Phương pháp thiết lập công thức thiết kế trang phục cơ bản ..................33
1.4.1 Khái niệm liên quan ...................................................................................33
1.4.2 Công thức thiết kế áo .............................................................................36
1.4.3 Công thức thiết kế váy dáng thẳng ........................................................36
1.4.4 Công thức thiết kế quần dáng thẳng ......................................................37
1.4.5 Các điều chỉnh công thức thiết kế cho một số chi tiết ...........................38
1.5 Phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu may mặc.............................38
1.5.1 Tính toán thống kê: Me. M. max. min. Sdt. Range ...............................38
1.5.2 Phương pháp phân tích phân nhóm thứ bậc, phân tích Anova, phân tích
biệt số .....................................................................................................39
1.5.3 Đánh giá mẫu .........................................................................................41
1.6 Kết luận chương 1 ........................................................................................42
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..43

2.1 Đối tượng nội dung và phạm vi nghiên cứu ...............................................43
2.1.1 Yêu cầu đối tượng..................................................................................43
2.1.2 Cơ sở cỡ mẫu .........................................................................................43
2.1.2 Chất liệu thử nghiệm..............................................................................44
2.1.3 Cơ sở chọn phương pháp thiết kế ..........................................................44


2.2 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................44
2.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................45
2.3.1 Thu thập nhân trắc .................................................................................45
2.3.2 Phân tích vóc dáng .................................................................................53
2.3.3 Thiết kế phủ vải trực tiếp trên người mẫu và may mẫu .........................53
2.3.4 Xây dựng công thức thiết kế ..................................................................55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN.....................................59
3.1 Kết quả phân tích số liệu nhân trắc ............................................................59
3.2 Kết quả phân tích vóc dáng .........................................................................61
3.2.1 Phân tích phân nhóm bằng Hierachical Cluster.....................................61
3.2.2 Kiểm định Anova ...................................................................................62
3.2.3 Kết quả phân tích biệt số .......................................................................63
3.2.4 Kết quả thông số đo trung bình từng nhóm ...........................................63
3.2.5 Kết quả xác định đặc điểm vóc dáng .....................................................65
3.3

So sánh vóc dáng béo phì độ 1 với vóc dáng bình thường....................68

3.4 Kết quả xây dựng CTTK cho áo váy nữ sinh béo phì độ 1 ......................69
3.4.1 Giới hạn đối tượng tham gia xây dựng CTTK ......................................69
3.4.2 Kết quả thiết kế phủ vải trực tiếp trên người mẫu .................................70
3.4.3 Kết quả may mẫu áp dụng CTTK của trường ĐHSPKT TP.HCM .......78
3.4.4 So sánh 2 phương pháp thiết kế .............................................................82

3.4.5 Kết quả CTTK áo váy dành cho người béo phì độ 1 vóc dáng A bụng
chữ R......................................................................................................87
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI ...................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................97
PHỤ LỤC..................................................................................................................103


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh các hệ công thức thiết kế áo váy không tay dáng thẳng ................11
Bảng 1.2: Tổng hợp phân loại vóc dáng phần thân trêncủa phụ nữ béo phì theo tuổi 24
Bảng 1.3: Phân loại BMI của James W.P.T, Ferro – Luzzi và Waterlow năm 1988..30
Bảng 1.4: Chỉ số BMI của khu vực Châu Á................................................................30
Bảng 1.5: Tiêu chí đánh giá chất lượng của sản phẩm đạt yêu cầu về sự vừa vặn .....34
Bảng 2.1: Cách xác định các mốc đo nhân trắc ..........................................................46
Bảng 2.2:Vị trí các đường nhân trắc ...........................................................................47
Bảng 2.3: Các kích thước cần đo.................................................................................47
Bảng 2.4: Phiếu đo ......................................................................................................52
Bảng 2.5: Đo kích thước thiết kế các chi tiết ..............................................................57
Bảng 3.1: Kết quả tính toán thống kê mô tả các số đo nhân trắc ................................59
Bảng 3.2:Giá trị F và ý nghĩa khác biệt Sig của các giải pháp phân nhóm.................62
Bảng 3.3: Giá trị F và ý nghĩa khác biệt Sig của phân 5 nhóm ...................................64
Bảng 3.4: Bảng so sánh các giá trị trung bình, nhỏ nhất và lớn cho vòng mông (VM),
vòng ngực (VN), vòng eo (VE) giữa người thường tuổi 35 – 55 và người béo phì độ 1
.....................................................................................................................................65
Bảng 3.5: So sánh các giá trị giữa người béo phì loại 1 và người bình thường ..........68
Bảng 3.6: Số đo kích thước của 5 người mẫu nhóm 2 (đơn vị tính: cm) ....................70
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá chủ quan người mặc .......................................................71
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá chuyên gia .......................................................................73
Bảng 3.9: Các giá trị đo được từ 5 mẫu mặc sản phẩm theo phương pháp phủ vải trực
tiếp lên người mẫu tương ứng với các kí hiệu của CTTK SPKT ................................76

Bảng 3.10: Các giá trị tính theo CTTK trường ĐHSPKT TP.HCM của 5 mẫu .........78
Bảng 3.11: Giá trị kích thước thiết kế của hai phương pháp ......................................85
Bảng 3.12: Điều chỉnh công thức theo vóc dáng người thật (đơn vị tính: cm) ...........88
Bảng 3.13: CTTK áo váy dành cho người béo phì độ 1 vóc dáng A bụng chữ R ......91


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Phủ vải thân trước áo theo Connie Amaden-Crawford .................................4
Hình 1.2: Phủ vải thân sau áo theo Connie Amaden-Crawford ....................................6
Hình 1.3: Mẫu phủ vải sau khi được trải phẳng theo Connie Amaden-Crawford ........6
Hình 1.4: Phủ vải trên ma-nơ-canh theo Helen Joseph – Armstrong ...........................7
Hình 1.5: Phủ vải trên ma-nơ-canh theo Bina Abling và Kathleen Maggio .................8
Hình 1.6: Phủ vải trên ma-nơ-canh theo Hide Jaffe, Nurie...........................................8
Hình 1.7: Hình ảnh phân loại vóc dáng người ............................................................28
Hình 1.8: Hình dáng nữ qua các chỉ số BMI[61] ..........................................................29
Hình 1.9: Mặt phẳng cắt ngang tại một vị trí trên cơ thể mô tả định nghĩa lượng dư cử
động theo vòng cung từng phần ..................................................................................35
Hình 2.1: Biểu đồ đo chiều cao ...................................................................................44
Hình 2.2: Mốc đo nhân trắc .........................................................................................45
Hình 2.3: Các đường nhân trắc phía trước và phía sau ...............................................46
Hình 2.4: Các kích thước đo........................................................................................49
Hình 2.5: (a) Phông chụp hình (b) Mẫu chụp phía trước ............................................50
Hình 2.6: Băng dây phụ trợ .......................................................................................51
Hình 2.7: Thước kẹp chia số đến milimet ........................................................................ 51
Hình 2.8: Thước đo góc...............................................................................................51
Hình 2.9: Thước dây nhựa không co giãn, chia số đến milimet .................................51
Hình 2.10: Cân sức khỏe có thước đo chiều cao UC-WS160 .....................................51
Hình 2.11: Quy trình thiết kế phủ vải áo váy dáng thẳng trên người mẫu ..................55
Hình 2.12: Bản vẽ thiết kế theo CTTK ĐHSPKT TP.HCM .......................................56
Hình 3.1: Sự đa dạng vóc dáng người mẫu béo phì độ 1 ............................................60

Hình 3.2: Biểu đồ phân cụm dữ liệu ...........................................................................61
Hình 3.3: Biểu đồ phân tán mẫu của phân 5 nhóm .....................................................63
Hình 3.4: Biểu đồ phân tán mẫu của phân 5 nhóm .....................................................63
Hình 3.5: Sự khác biệt hình dáng người giữa năm nhóm ...........................................67
Hình 3.6: Người mẫu béo phì độ 1 ..............................................................................69
Hình 3.7: Mẫu mặc sản phẩm áo váy từ phương pháp phủ vải ...................................71
Hình 3.8: Các thư thế đánh giá ....................................................................................73
Hình 3.9: Bản vẽ kỹ thuật của 5 mẫu trải phẳng bằng phương pháp phủ vải .............76
Hình 3.10: Bản vẽ thiết kế theo trường ĐHSPKT TP.HCM của 5 mẫu .....................81
Hình 3.11: Người mẫu nhóm 2 mặc áo váy may theo CTTK của SPKT TP.HCM ....81
Hình 3.12: Bản vẽ thiết kế mẫu theo 2 phương pháp của mẫu 1 ................................82
Hình 3.13: Bản vẽ thiết kế mẫu theo 2 phương pháp của mẫu 2 ................................83
Hình 3.14: Bản vẽ thiết kế mẫu theo 2 phương pháp của mẫu 3 ................................83
Hình 3.15: Bản vẽ thiết kế mẫu theo 2 phương pháp của mẫu 4 ................................84
Hình 3.16: Bản vẽ thiết kế mẫu theo 2 phương pháp của mẫu 5 ................................84
Hình 3.17: Công thức thiết kế áo váy cho người béo phì độ 1 vóc dáng A bụng chữ R
.....................................................................................................................................93


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài: Hiện nay tỉ lệ béo phì đang ngày một tăng dần ở giới trẻ ở
Việt Nam, nhất là các thành phố lớn. Trong năm 2014 ước tính toàn thế giới có
khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (chiếm 39% dân số), trong đó có 600
triệu người bị béo phì[58] . Như vậy số người thừa cân, béo phì hiện nay đã tăng gấp
hai lần so với năm 1980. Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì
cũng chiếm khoảng 25% dân số[1].Trong đó nhóm tuổi từ 18-24 có tỉ lệ phần trăm chất

béo trong cơ thể là 31,18%[7]. Thừa cân béo phì liên quan các yếu tố kinh tế - văn hóa
- xã hội khi các yếu tố này tạo thuận lợi cho việc gia tăng tiêu thụ thực phẩm giàu
năng lượng, nhiều hàm lượng chất béo, và lối sống tĩnh lại ít vận động của giới trẻ đã
dần làm thay đổi vóc dáng của họ đặc biệt là vóc dáng của nữ sinh đại học[41]. Chính
vì vậy, hiện nay hầu hết các nghiên cứu tại các quốc gia đều tập trung nghiên cứu về
phân dạng các vóc dáng để từ đó xây dựng công thức thiết kế trang phục phù hợp với
từng vóc dáng, đặc biệt cho người béo phì.
Hiện nay, đối với các nước phát triển trên thế giới họ đã có sẵn hệ thống kích
thước cơ thể người và hệ thống cỡ số trang phục. Việt Nam đã có hệ thống cỡ số cho
người Việt Nam theo TCVN được xây dựng năm 1994 và sau này được xác định lại
vào năm 2009[17], TCVN được xây dựng cho số đông dân số và không tập trung vào
người thừa cân béo phì. Một số công ty sản xuất quần áo dựa trên thông số kích
thước của các đơn hàng gia công cho nước ngoài rồi điều chỉnh cho phù hợp với
người Việt Nam, vì vậy các sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu
dùng nhất là quần áo dành cho nữ giới thừa cân, béo phì. Một phần tại các công ty
may Việt Nam chưa chú trọng đến việc phân dạng vóc dáng, mặc dù đã có nhiều
nghiên cứu chứng minh rằng cùng một số đo nhưng hình dáng, độ vừa vặn và độ cân
bằng sản phẩm có thể sẽ khác nhau, việc này khẳng định rằng nghiên cứu vóc dáng
thừa cân béo phì là cần thiết. Bên cạnh đó nhu cầu mặc đẹp luôn là niềm mong mỏi
của đa số chị em ở mọi lứa tuổi nói chung và nữ sinh đại học thừa cân béo phì nói
riêng là cần thiết, tuy nhiên khi chọn lựa trang phục nhất là áo váy liền thân đa số họ
luôn gặp khó khăn vì trang phục không phù hợp với vóc dáng của họ, để mặc đẹp họ
phải chỉnh sửa trang phục lại cho phù hợp. Vì lý do đó tác giả thấy rằng việc thiết lập
Nguyễn Anh Đào

1

Ngành CN Vật liệu Dệt may



Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

hệ công thức thiết kế dành riêng cho đối tượng này là cần thiết. Do những lý do đã
nêu trên tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thiết lập công thức thiết kế mẫu cơ
sở áo váy nữ sinh béo phì trường Đại học Quốc Tế thành phố Hồ Chí Minh sử
dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mặc”.
Lịch sử nghiên cứu: Nhu cầu thời trang áo váy dành cho nữ thừa cân, béo phì
ở Việt Nam và trên thế giới đang ngày càng tăng mạnh. Do vậy trên thế giới, nhiều
nhà khoa học đã và đang nghiên cứu xây dựng công thức thiết kế trang phục cho phụ
nữ béo phì thông qua nhiều hình thức khác nhau: so sánh các mô hình phẳng với các
mô hình phủ vải[48], phát triển công thức thiết kế dựa trên công thức cũ như đồng
phục cho nữ sinh trung học béo phì[38], áo jacket, áo cơ sở không tay cho phụ nữ
trung niên béo phì[25][37], áo cơ sở không tay cho nữ học sinh béo phì từ 10 – 12
tuổi[39]. Ở nước ta, thời trang dành cho người béo phì được bày bán nhiều nơi nhưng
chưa có nghiên cứu nào được công bố về việc phân loại vóc dáng cũng như xây dựng
công thức thiết kế mẫu cơ sở áo váy không tay dành cho người béo phì.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu vóc dáng của sinh viên béo phì để xây
dựng công thức thiết kế mẫu cơ sở áo váy dành cho đối tượng này.
Đối tượng nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu
người dân tộc Kinh, cơ thể không bị dị tật, nhóm tuổi từ 18 đến 24 tuổi, là sinh viên
Trường Đại học Quốc Tế TP.HCM, tham gia với tinh thần tự nguyện, có chỉ số BMI
= 25 – 29,9 kg/m2.
Phạm vi nghiên cứu: Nữ sinh viên béo phì độ 1, trường ĐHQT TP.HCM, sản
phẩm áo váy cơ sở.
Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản
- Phân loại vóc dáng cơ thể nữ sinh viên béo phì độ 1.
 Thu thập dữ liệu nhân trắc
 Phân loại vóc dáng

 So sánh béo phì độ 1 với vóc dáng bình thường
- Thiết kế phủ vải áo váy trực tiếp lên người mẫu.
 Thiết kế phủ vải
 Đánh giá mẫu thử
Nguyễn Anh Đào

2

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

- Xây dựng hệ công thức thiết kế cho sản phẩm áo váy cơ sở cho nữ sinh
viên béo phì độ 1.
Phương pháp nghiên cứu
STT Nội dung
Phương pháp nghiên cứu
1
Phân loại vóc dáng cơ thể nữ
sinh viên béo phì độ 1
 Thu thập dữ liệu nhân trắc

 Mô tả điều tra cắt ngang

 Phân tích phân nhóm vóc  Phân nhóm thứ bậc, phân tích biệt
dáng cơ thể


số, so sánh Anova.

 So sánh béo phì độ 1 với  So sánh chỉ số trung bình và độ
vóc dáng bình thường
2

lệch chuẩn

Thiết kế phủ vải áo váy trực

Thực nghiệm

tiếp lên người mẫu
3

Xây dựng hệ công thức thiết kế

Thực nghiệm

cho sản phẩm áo váy cơ sở cho
nữ sinh viên béo phì độ 1
Đóng góp của tác giả:
Kết quả nghiên cứu của tác giả có giá trị đóng góp vào phương pháp nghiên
cứu xây dựng công thức thiết kế sản phẩm áo váy cho nữ sinh béo phì độ 1 từ công
thức đã tồn tại. Đồng thời đề tài cũng đóng góp thực tiễn vào việc phân loại vóc dáng
cho đối tượng nghiên cứu là nữ sinh béo phì trường ĐHQT TP.HCM, làm tiền đề cho
các nghiên cứu tiếp theo về xác định vóc dáng khác nhau giúp cho ngành may mặc
Việt Nam ngày một phát triển.

Nguyễn Anh Đào


3

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Tổng quan về phương pháp thiết kế trang phục nữ phổ biến tại Việt Nam

1.1

và thế giới
1.1.1 Phương pháp phủ vải (Draping)
Phương pháp phủ vải là quá trình định vị và ghim vải trên một mẫu để phát
triển cấu trúc của thiết kế may mặc, khuyến khích sự sáng tạo trong thiết kế, giúp nhà
thiết kế thời trang thực hiện nhiều ý tưởng thiết kế phức tạp[44].
Sử dụng phương pháp phủ vải còn giúp cho các nhà nghiên cứu thiết lập công
thức thiết kế cơ bản từ một mô hình man-nơ-canh có kích thước xác định trước hoặc
từ người mẫu thật, so sánh với công thức thiết kế để xác định độ vừa vặn của trang
phục cũng như xây dựng công thức thiết kế mới[28][34][43].
1.1.1.1

Theo Connie Amaden-Crawford (Anh)
Tác giả của cuốn sách The Art of Fashion Draping 2nd Edition[23] công việc

thiết kế trang phục bằng phương pháp phủ vải (Draping) là công việc đòi hỏi sự

chính xác và vừa vặn với cơ thể. Với thân trước và thân sau của áo cơ sở đều phải sử
dụng chiết để điều chỉnh độ vừa vặn ở đường may eo. Chiết là chìa khóa quan trọng
để tạo nên sự vừa vặn cho vóc dáng phụ nữ. Phương pháp này sử dụng 41 bước để
thiết kế ra một áo cơ sở. Ở chiết vai thân sau có chiều rộng 1,27cm (1/2 inch), chiều
dài 7,6cm (3 inches). Các bước thực hiện đơn giản dễ hiểu.
* Phủ vải thân trước

(a) Phủ vải

(b) Xác định các vị trí các
đường kết cấu cơ bản trên vải

(c) Ghim và
định vị vải trên man-nơ-canh

Hình 1.1: Phủ vải thân trước áo theo Connie Amaden-Crawford

Nguyễn Anh Đào

4

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

a) Xác định kích thước vải phủ man-nơ-canh
- Kích thước chiều dài thân trước canh theo chiều dọc của vải tính từ cổ tới eo

cộng thêm 13 cm (5 inches), cắt vải.
- Kích thước chiều rộng thân trước canh theo chiều ngang của vải tính từ
đường chính giữa thân trước của áo váy đến đường may bên hông cộng thêm 13 cm
(5 inches) đã bao gồm lượng dư cử động, cắt vải.
b) Xác định vị trí ngang ngực, đỉnh ngực, chiết
- Vẽ đường trung tâm thân trước chừa 2,5cm (1 inch) tính từ mép vải. Lưu ý
mép vải nằm bên phải tay của người thực hiện và vải được cắt nằm bên trái tay của
người thực hiện.
- Trải vải trên mặt phẳng sau đó vẽ đường ngang ngực vuông góc với đường
trung tâm thân trước và chia đôi mảnh vải theo chiều ngang của mảnh vải.
- Xác định kích thước đỉnh ngực của áo váy, đó chính là khoảng cách của hai
đỉnh ngực trên mẫu, đo mẫu và xác định vị trí rồi đánh dấu.
- Xác định kích thước từ đỉnh ngực đến đường may sườn cộng thêm 1cm
(lượng dư cử động) xác định vị trí rồi đánh dấu.
- Xác định chiết, chia đôi khoảng cách giữa đường may sườn và đỉnh ngực.
Đánh dấu và vẽ thẳng xuống dưới song song với đường chính giữa thân trước.
c) Ghim kim vào định vị vải trên man-nơ-canh
- Phủ vải lên mẫu. Ghim vải lên mẫu tại đỉnh ngực. Gấp mép vải theo vị trí đã
xác định sau đó ghim tại các vị trí đường chính giữa thân trước như: cổ, ngang ngực,
eo, mông.
- Ghim và xếp nếp chiết tại đường ngang eo.
- Xếp nếp cổ thân trước, cắt và xén xung quanh vòng cổ.
- Tạo nếp cho chiết vai trước.
- Ghim tại đường đề cúp dọc đi qua đỉnh ngực (đường princess) một cách
chính xác đảm bảo sợi ngang song song với mặt đất và sợi dọc song song với đường
chính giữa thân trước.
- Ghim tất cả các điểm quan trọng: đường cổ, đường vai, chiết vai, vòng nách.

Nguyễn Anh Đào


5

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

* Phủ vải lên thân sau

(a) Phủ vải

(b) Xác định các vị trí các đường kết

(c) Ghim và định vị vải

cấu cơ bản trên vải

trên man-nơ-canh

Hình 1.2: Phủ vải thân sau áo theo Connie Amaden-Crawford
a) Xác định kích thước vải phủ man-nơ-canh
- Kích thước chiều dài thân sau canh theo chiều dọc của vải tính từ cổ tới eo
cộng thêm 13 cm (5 inches), cắt vải.
- Kích thước chiều rộng thân sau canh theo chiều ngang của vải tính từ
đường chính giữa thân sau của áo váy đến đường may bên hông (cộng cử động) cộng
thêm 13 cm (5 inches), cắt vải.
b) Xác định vị trí ngang ngực, đỉnh ngực, chiết
- Vẽ đường trung tâm thân sau chừa 2,5cm (1 inch) tính từ mép vải. Lưu ý

mép vải nằm bên trái tay của người thực hiện và vải được cắt nằm bên phải tay của
người thực hiện.
- Trải vải trên mặt phẳng sau đó đánh dấu vị trí cổ thân sau: từ mép vải lấy
xuống 7,5cm (3 inches) tại đường chính giữa thân sau. Từ điểm hạ cổ lấy thẳng
xuống 11 cm (4 ¼ inches), đánh dấu và lấy ngang qua phải, đây chính là đường
ngang bả vai.
- Xác định chính xác các vị trí sau khi phủ vải lên mẫu bằng trải phẳng.

Hình 1.3: Mẫu phủ vải sau khi được trải phẳng theo Connie Amaden-Crawford
Nguyễn Anh Đào

6

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

- Xác định khoảng cách từ đường chính giữa thân sau đến vòng nách tay.
c) Ghim kim vào định vị vải trên man-nơ-canh
- Phủ vải lên mẫu. Ghim các vị trí tại cổ, đường ngang bả vai, đường ngang
eo, đường ngang mông… trên đường chính giữa thân sau. Ghim các vị trí ngang bả
vai.
- Ghim và xác định độ lớn chiết nếp gấp chiết thân sau tại đường ngang eo về
phía đường may.
- Xén các đường tại vòng cổ thân sau sao cho vải căng đều.
- Xác định độ lớn chiết vai thân sau.
- Ghi tất cả các điểm quan trọng trên thân sau: cổ, vòng nách và đường may


bên hông.
* Trải phẳng
- Đặt mẫu vải đã phủ của thân trước và thân sau đã xác định dấu, trải phẳng
lên giấy. Vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau trên giấy, sau đó đặt mẫu vải lên
trên sao cho sợi dọc và sợi ngang của vải trùng với hai đường thẳng. Sang dấu tại các
điểm quan trọng gồm các đường như: chiết thân trước và sau, đường sườn, vai, eo,
mông…
* May và mặc thử, kiểm tra và điều chỉnh mẫu.
1.1.1.2 Theo phương pháp phủ vải (Draping) của Helen Joseph – Armstrong (Mỹ) [33]
Áo cơ bản không tay bao gồm 30 bước. Phương pháp phủ vải (Draping) giống
như Connie Amaden-Crawford bao gồm: phủ vải thân trước, phủ vải thân sau, trải
phẳng. Thân sau chiết vai có chiều rộng 1,27cm (1/2 inch), chiều dài 7,6cm (3
inches).

(a) Thân trước (b) Thân sau

(c) Sản phẩm phủ vải hoàn thành

Hình 1.4: Phủ vải trên ma-nơ-canh theo Helen Joseph – Armstrong
Nguyễn Anh Đào

7

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016


1.1.1.3 Theo Bina Abling và Kathleen Maggio đồng tác giả cuốn sách See Inside
for Sample Material from Integrating Draping, Drafting, & Drawing (Mỹ) [19]. Cần có
73 bước chi tiết để thiết kế ra một áo cơ sở. Từ đó bằng phương pháp tính toán xây
dựng công thức may áo cơ sở với 53 bước. Bề rộng chiết vai sau dài không quá
0,635cm (1/4 inch), dài chiết 2,54cm (1 inch).

(a) Phủ vải lên madơcanh

(b) Sản phẩm phủ vải được trải phẳng

Hình 1.5: Phủ vải trên ma-nơ-canh theo Bina Abling và Kathleen Maggio
1.1.1.4 Theo Hide Jaffe, Nurie Relis (Mỹ)[34]
Tác giả cuốn sách Phương pháp phủ vải (Draping) thiết kế thời trang, chỉnh
sửa lần thứ 5 (Draping for Fashion design for Fashion Fifth Edition), xác định các
điểm đỉnh ngực, ngang ngực, chiết, đường trung tâm thân trước sau đó đưa lên manơ-canh để thực hiện phủ vải cho thân trước, ở thân sau cũng xác định điểm cổ,
đường ngang vai, đường chính giữa thân sau, eo, đường chiết… sau đó phủ vải lên
ma-nơ-canh thực hiện các bước giống như 3 tác giả trên. Tuy nhiên khác về bề rộng
chiết vai sau dài không quá 0,635cm (1/4 inch), dài chiết 7,6cm (3 inches).

(a) Thân trước

(b) Thân sau

(c) Mẫu sau khi phủ vải

Hình 1.6: Phủ vải trên ma-nơ-canh theo Hide Jaffe, Nurie

Nguyễn Anh Đào


8

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

* Nhận xét về phương pháp phủ vải: Đây là một phương pháp kế tạo khối, phương
pháp có những điểm vượt trội sau:
- Tính trực quan: có thể chỉnh sửa kiểu mẫu ở ngay khâu thiết kế rập trước khi
qua khâu may. Sự chính xác và mức độ hoàn chỉnh của sản phẩm đạt kết quả tốt nhất,
không phải chỉnh sửa nhiều lần.
- Khuyến khích sự sáng tạo trong thiết kế trực tiếp trên ma-nơ-canh: sẽ có
nhiều ý tưởng mới so với ý tưởng ban đầu, đồng thời giúp việc thiết kế trở nên dễ
dàng, trực quan và đầy cảm hứng.
- Độ vừa vặn: Sản phẩm ôm sát, chuyển động theo những đường cong của ma
nơ canh với độ chính xác cao.
- Ứng dụng kết quả phủ vải để xây dựng công thức thiết kế trang phục phù
hợp với từng vóc dáng[3].
1.1.2 Phương pháp thiết kế áo váy cơ sở theo công thức
Các dạng công thức thiết kế
Theo phương pháp tính toán thì quan hệ giữa các kích thước của quần áo và
kích thước của cơ thể người, lượng gia giảm thiết kế được thể hiện trong các công
thức thiết kế. Các công thức thiết kế quần áo có thể được chia thành 3 dạng sau:
* Dạng 1: Kích thước của chi tiết quần áo được xác định từ kích thước tương ứng
của cơ thể người và lượng gia giảm thiết kế đối với kích thước đó.
P = aP’ + b
Trong đó:


P - kích thước của chi tiết quần áo
P’ - kích thước tương ứng của cơ thể người
 - Lượng gia giảm thiết kế

* Dạng 2: Kích thước của chi tiết quần áo được xác định từ một kích thước của cơ
thể người không tương ứng với kích thước của chi tiết.
P = aQ’ + b + c
Trong đó:

P - kích thước của chi tiết quần áo
Q’ - kích thước cơ thể người không tương ứng với kích thước P

Nguyễn Anh Đào

9

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

 - Lượng gia giảm thiết kế
a, b - Các hệ số
c- Số hạng điều chỉnh
* Dạng 3: Kích thước của chi tiết quần áo được xác định từ một kích thước của chi
tiết đó hoặc từ kích thước của chi tiết khác đã biết trước.
P = aQ + b

Trong đó:

P - kích thước của chi tiết quần áo
Q - kích thước của chi tiết đó hoặc của chi tiết khác
a - Hệ số
b- Số hạng điều chỉnh

- Nếu so sánh 3 dạng công thức trên thì độ chính xác của kích thước quần áo
nhận được bằng dạng công thức 1 là cao nhất, tiếp đó là dạng 2 và thấp nhất là dạng
3.
- Hiện nay mỗi quốc gia đều có những hệ công thức thiết kế (CTTK) riêng như
hệ CTTK công nghiệp của khối SEV[2], CTTK Helen Amstrong (Mỹ)[32], CTTK
Aldrich (Úc- Anh)[56], CTTK Tanya Dove (Pháp)[55], CTTK Bunka (Nhật)[21], CTTK
trường ĐHSPKT[4] … Mỗi hệ công thức đều có những ưu và nhược điểm. Tác giả đã
nghiên cứu và lập 1 bảng so sánh tổng hợp các bước để thiết kế ra một sản phẩm áo
váy cơ bản không tay trong bảng 1.1 như sau:

Nguyễn Anh Đào

10

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

Bảng 1.1: So sánh các hệ công thức thiết kế áo váy không tay dáng thẳng
Hệ CTTKCN của khối SEV

CTTK trường
CTTK Bunka, CTTK Tanya CTTK Aldrich, CTTK
ĐHSPKT

Nhật

Dove, Pháp

Helen

Amstrong, Mỹ

Úc- Anh

Công thức thiết kế
-

Cơ sở xây dựng các CTTK từ

-

Cơ sở xây dựng

-



sở

việc nghiên cứu hình trải bề mặt CTTK mang tính kinh dựng


xây

-



sở

CTTK dựng

xây

-



sở

CTTK dựng

xây

-



sở

CTTK dựng


xây

CTTK

cơ thể người, kích thước và hình nghiệm.

mang tính kinh mang tính kinh mang tính kinh mang tính kinh

dạng cơ thể người khi ở trạng

nghiệm.

nghiệm.

nghiệm.

nghiệm.

thái tĩnh và động.
- Dạng 1: Kích thước của chi tiết

-

Dạng 1

-

Dạng 2: Kích thước


quần áo được xác định từ kích
thước tương ứng của cơ thể
người và lượng gia giảm thiết kế
đối với kích thước đó.

-

Dạng 1, 2 và

3

-

3

Dạng 1, 2 và

-

3

Dạng 1, 2 và

-

Dạng 1, 2 và

3

của chi tiết quần áo

được xác định từ một
kích thước của cơ thể
người không tương
ứng với kích thước
của chi tiết.
-

Dạng 3: Kích thước

của chi tiết quần áo
Nguyễn Anh Đào

11

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

được xác định từ một
kích thước của chi tiết
đó hoặc từ kích thước
của chi tiết khác đã
biết trước.
Các dấu hiệu kích thước cơ thể người sử dụng để thiết kế quần áo
Đo chính xác kích thước cơ thể Đo kích thước cơ thể khi người được đo mặc quần áo ngoài và thậm chí tính luôn cả lượng gia
khi người được đo chỉ mặc quần giảm thiết kế của sản phẩm
áo lót

Cần nhiều dấu hiệu kích thước Cần ít dấu hiệu

Cần ít dấu hiệu Cần ít dấu hiệu Cần ít dấu hiệu Cần nhiều dấu

(24 số)

kích thước

kích thước

kích thước

hiệu kích thước

(4 số)

(8 số)

(9 số)

(35 số)

kích thước (11 số)

-

Chiều cao cơ thể (Cđ)

- Sđ hạ eo trước


-Sđ vòng ngực

- Sđ vòng ngực

- Vòng mông

- Ngực

-

Chiều cao từ đốt cổ 7 đến gót

- Sđ hạ eo sau

- Sđ vòng eo

- Vòng eo

- Từ cổ tới eo

- Eo

- Sđ hạ mông

- Sđ dài áo

- Vòng mông

- Từ eo tới mông - Bụng


- Chiều cao từ vòng bụng đến

- Sđ vòng cổ

- Đường giữa TS - Từ eo tới mông - Chiều dài vai

gót chân (Ce)

- Sđ rộng vai

- Chiều dài vai

- Vòng cổ

- Chiều cao từ nếp lằn mông

- Sđ vòng nách

- Ngang vai TS

- Rộng lưng TS - Chiều dài tâm

đến gót chân (Cm)

- Sđ vòng ngực

- Ngang vai TT

- Chiết


chân (Ct)

Nguyễn Anh Đào

12

- Mông
THÂN TRÊN
trước

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ
- Chiều

cao từ đầu gối đến gót

Khóa 2014-2016

- Sđ vòng mông

- Chiết

- Hạ nách

- Chiều dài tâm

- Ngực


sau

chân (Cg)

- Sđ vòng eo

- Chiều

- Dang ngực

- Chiều dài

- Chéo ngực

đủ trước

dài từ đốt cổ 7 đến

ngang eo sau (Dl)
- Chiều dài góc cổ-vai đến

- Chiều dài đủ

ngang eo sau (Des)

sau

- Chiều dài từ đốt cổ 7 đến phía

-Đường nghiêng


trên ngực (Dnt)

vai trước

- Chiều

Đường

dài từ đốt cổ 7 đến núm

nghiêng

vú (Dng)

vai sau

- Chiều

- Quai trước

dài từ đốt cổ 7 đến chân

ngực
- Chiều

(chân cổ/vai đến
dài từ đốt cổ 7 đến

eo/sườn)


ngang eo trước (Det)

- Quai sau

-

Chiều dài eo trước-sau (Deo)

- Độ sâu của ngực

-

Cung mỏm vai (Cmv)

- Bán kính ngực

-

Chiều dài vai (Dv)

-Khoảng cách

-

Khoảng cách hai núm vú (Nn)

giữa 2 đầu ngực

-


Rộng ngực (Rn)

- Chiều dài suờn

Nguyễn Anh Đào

13

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

-

Rộng lưng (Rl)

- Cổ sau

-

Vòng cổ (Vc)

- Chiều dài vai

-


Vòng ngực ngang nách (Vn1)

- Ngang vai truớc

-

Vòng ngực lớn nhất (Vn2)

- Ngang vai sau

- Vòng

chân ngực (Vn3)

- Ngang ngực

-

Vòng bụng (Vb)

- Ngang thân sau

-

Vòng mông (Vm)

- Vòng ngực

-


Vòng mông có tính đến độ lồi

- Vòng thân sau

bụng (Vmb)

- Vòng eo trước
- Vòng eo sau
- Đặt nếp gấp
chiết
THÂN DƯỚI
- Vòng bụng
trước
- Vòng bụng sau
- Vòng mông
trước
- Vòng mông sau

Nguyễn Anh Đào

14

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

- Hạ đáy

- Chiều sâu
mông giữa truớc
- Chiều sâu
mông giữa sau.
Chiều sâu của
suờn hông.
Lượng gia giảm thiết kế
- 12 số hạng điều chỉnh: a6, a8, a9, - Xác định kích thước

- Xác định

- Xác định

- Xác định

- Xác định

trên các đường ngang

kích thước

kích thước trên

kích thước trên

kích thước trên

a61. 25 lượng gia giảm tự do: ∆1, dọc dựa vào các số đo

trên các đường


các đường

các đường

các đường

∆2, ∆3, ∆7, ∆8, ∆9, ∆10, ∆11, ∆12, cộng thêm lượng gia

ngang dọc dựa

ngang dọc dựa

ngang dọc dựa

ngang dọc dựa

∆13, ∆14, ∆23, ∆24, 39, 41, 44, ∆45, cử động.

vào các số đo

vào các số đo

vào các số đo

vào các số đo

∆46, ∆48, 49, 51, ∆61, ∆62, 64, 65

cộng thêm


cộng thêm

cộng thêm

cộng thêm

lượng gia cử

lượng gia cử

lượng gia cử

lượng gia cử

động.

động.

động.

động.

Công thức

Công thức

Công thức

a15 , a17, a18, a25, a42, a57, a58, a60,


Hệ CTTKCN của khối SEV

Nguyễn Anh Đào

Công thức trường

15

Công thức Helen

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016

ĐHSPKT TP.HCM

Bunka, Nhật

Tanya Dove,

Aldrich, Úc -

Pháp

Anh


Amstrong, Mỹ

Cơ sở thiết kế
Dựa theo mối tương quan nhân Dựa theo mối tương Dựa theo mối Dựa theo mối Dựa theo mối Dựa theo mối
trắc, các đường ngang vai, ngang quan nhân trắc, các tương
ngực, ngang eo, ngang mông… đường
tương ứng với số đo nhân trắc

ngang

quan tương

quan tương

quan tương

quan

vai, nhân trắc xác nhân trắc, các nhân trắc, các nhân trắc, các

ngang ngực, ngang eo, định các đường đường trên mẫu đường

ngang đường

ngang

ngang mông… tương chủ yếu dựa thiết kế tương vai,

ngang vai,


ngang

ứng với số đo nhân vào số đo vòng ứng với số đo ngực, ngang eo, ngực, ngang eo,
trắc

ngực, vòng eo, nhân trắc, một ngang mông… ngang mông…
các đường vẽ số ít dựa theo tương ứng với tương ứng với
khác dựa theo kinh
kinh

nghiệm số đo nhân trắc

số đo nhân trắc

nghiệm thiết kế

thiết kế

Phương pháp dựng hình

Nguyễn Anh Đào

16

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sĩ

Khóa 2014-2016


Theo nguyên tắc hình học nên Vẽ đường cong bằng Theo
độ chính xác cao và duy nhất

phương

pháp

nguyên Vẽ đường cong Vẽ đường cong

gần tắc hình học bằng

đúng

phương bằng

Vẽ đường cong

phương bằng

phương

nên độ chính pháp gần đúng

pháp xác định pháp gần đúng

xác cao và duy

các điểm


nhất
Các bước thiết kế nhiều khó nhớ Các bước thiết kế (33 Các bước thiết Các bước thiết Các bước thiết Các bước thiết
(65 bước)

bước)

kế (24 bước) dễ kế (24 bước) dễ kế (20 bước) dễ kế nhiều (45
nhớ

Hình ở phục lục 1

Hình ở phục lục 2

nhớ

nhớ

bước) khó nhớ

Hình ở phục Hình ở phục Hình ở phục Hình ở phục
lục 3

lục 4

lục 5

lục 6

Ký hiệu theo bảng chữ cái trùng Ký hiệu theo bảng chữ Ký hiệu theo Ký hiệu theo Ký hiệu theo số Ký hiệu theo
lắp dễ nhầm lẫn, khó nhớ


cái trùng lắp dễ nhầm bảng chữ, đơn bảng chữ, đơn thứ
lẫn

giản, dễ nhớ

giản, dễ nhớ

tự,

đơn bảng chữ cái

giản, dễ nhớ

trùng

lắp

dễ

nhầm lẫn
Thiết kế thân sau (TS) trước, từ Thiết kế TS trước, từ
trên xuống, từ trái qua phải

Thiết

kế

từ Thiết kế từ trên Thiết kế từ trên


Thiết kế từ trên

trên xuống, từ trái qua trên xuống từ xuống từ trái xuống từ trái xuống, từ trái
phải

trái qua phải qua phải (TS)

qua hải (TS) từ qua phải (TT),

(TS) từ phải từ phải qua trái phải qua trái từ phải qua trái

Nguyễn Anh Đào

17

Ngành CN Vật liệu Dệt may


×