Câu 3: tại sao xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa là một trong những
nội dung cơ bản của nên văn hóa xã hội chủ nhĩa. liên hệ với chức năng giáo
dục thế hệ trẻ của gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về Những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa
XHCN đó là:
Nâng cao dân trí và hình thành đội ngũ tri thức của xã hội mới: theo V.I.Lenin “
CNXH sinh động sang tạo là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”
Quần chúng nhân dân càng được chuẩn bị tốt về tinh thần trí lực, tư tưởng.. càng có ảnh
hưởng tích cực đến tiến trình xây dựng.
=> do đó nâng cao trình độ dân trí là sự nghiệp , hình thành đội ngũ trí thức mới trở thành
nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN.
Xây dựng con người mới toàn diện: con người của XHCN được xây dựng là con
người phát triển toàn diện. đó là con người có tinh thần và năng lực xây dựng thành công của chủ
nghĩa xã hội, là con người lao động mới, có tinh thần yêu nước chân chính, tinh thần quốc tế
teong sáng
Xây dựng lối sống mới- XHCN : mình vì mợi người, mọi người vì mình
Xây dựng gia đình văn hóa XHCN:tồn tại trên cơ sở giữ gìn và phát huy giá trị
văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Xây dựng gia đình văn hóa XHCN là một trong những nội dung cơ bản của nền văn hóa
XHCN vì:
Đầu tiên ta đi tìm hiểu về khá niệm gia đình:Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt,
ở đó con người gắn bó với nhau bỏi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ
huyết thống.
• Gia đình ngoài quan hệ tình cảm tâm lý và quan hệ huyết thống nó còn có những quan hệ
khác khiến nó tồn tại không chỉ là tổ chức cộng đồng tình cảm – huyết thống mà còn là công
đồng kinh tế, văn hóa, giáo dục, có một cơ cấu – thiết chế thể thức vận động riêng.
• Gia đình văn hóa luôn gắn bó, tương tác với văn hóa cộng đồng dân tộc, giai cấp và tầng
lớp xã hội trong mỗi thời kì lịch sử nhất định
• Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong thời kì quá độ các yếu tố
mới và cũ còn tồn tại đan xen vào nhau. Gia đình chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau từ
tâm lý tình cảm, tình cảm, tư tưởng của các giai tầng khác nhau. Do đó gia đình có vai trò không
giống nhau đối với sự phát triển của công cuộc xây dựng CNXH.
• Thực chất của việc xây dựng gia đình văn hóa là nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa
xã hội chủ nghĩa. gia đình là “ tế bào” của xã hội, mỗi gia đình hòa thuận hạnh phúc sẽ góp phần
cho sự phát triển ổn định của xã hội.
• Gia đình văn hóa đc xây dựng, tồn tại phát triển trên cơ sở giữ gìn và phát huy những
truyền thống tốt đẹp, tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại.
• Gia đình văn hóa là gia đình tiến bộ, đánh dấu bước phát triển của các hình thức gia đình
trong lịch sử nhân loại. xây dựng gia đình văn hóa đem lại lợi ích cho cá nhân và toàn xã hội. xây
dựng gia đình văn hóa trở thành một nội dung qua trọng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, thể
hiện tính ưu việt của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa so với các nền văn hóa trước đó.
Xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nội dung cơ bản của nền văn hóa
XHCN.
Chức năng giáo dục thế hệ trẻ của gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
Ngày nay giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ thường sử dụng các phương pháp đơn giản
như: khuyên bảo, thuyết phục, đó là vừa dạy vừa dỗ vừa phân tích, diễn giải, chỉ bảo, khuyên
nhủ; tập luyện, xây dựng thói quen, tạo lập nếpsống nền nếptốt đẹp; cổ vũ, khích lệ, khen thưởng
kịp thời những cố gắng, những thành tích đạt đượcdù là rất nhỏ; và, kỷ luật, răn đe, trừng phạt
nghiêm khi trẻ có sai trái, không nghe lời...
Tuy nhiên, các phương pháp này thường được mỗi gia đình sử dụng một cách linh hoạtvà
mềm dẻo rất khác nhau tùy thuộc vào môi trường gia đình cũng như đối tượng, mục đích giáo
dục
Giáo dục gia đình tuân thủ các nguyên tắc: tôn trọng nhân cách, cá tính và phẩm chất riêng
của trẻ; phải nghiêm khắc nhưng lại khoan dung, độ lượng, nhân từ; yêu thương, tình cảm, gần
gũi, thân t ình; sử dụng quyền uy của cha, mẹ một cách hợp lý và quyền uy chủ yếu được sử
dụng trong ngăn chăn và răn đe; và, thống nhất mục tiêu giữa các thành viên gia đình
Mục tiêu của giáo dục gia đình là tạo ra những con người hiếu thảo, có đạo đức trong
sáng, có suy nghĩ lành mạnh, có thể chất mạnh khỏe và có chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp
cao đáp ứng được mọi yêu cầu của gia đình và xã hội.
Vì vậy giáo dục thế hệ trẻ cần đẩy mạnh những điều sau:
- Giáo dục văn hóa đối với thế hệ trẻ
•
5 ví dụ liên quan đến văn hóa truyền thống và hội nhập
1. Ví dụ thứ nhất
Cố nhà văn Nguyễn Minh Châu, sinh thời là người của Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhiều
năm và là một nhà văn nổi tiếng của cả "Văn học chiến tranh" lẫn "Văn học đổi mới".
Vì cùng ở đầu Lý Nam Đế, cùng sinh hoạt ở Chi hội Nhà văn Quân đội nhiều năm, người
viết bài này, không ít lần, được cùng ông trò chuyện, hội thảo, hội họp.
Sau đây, gần như là nguyên văn lời ông, trong một cuộc trò chuyện: "Lai ạ! Tớ thấy nhiều trí
thức nước ta (chỉ nói về những người đương thời và chỉ trong lĩnh vực Khoa học Xã hộiNhân văn) buồn cười quá! Trước khi được Đảng và Nhà nước cử đi học ở nước ngoài, họ
giống hệt những cái thùng tô-nô rỗng, không có "Ta", cũng chẳng có "Tây" trong ấy. Sang
nước ngoài, người ta đổ vào cho cái gì, thì về nước, đem vặn vòi ra cho dân mình dùng cái
đó, hết thì quay lại đổ thêm!". "Thế nếu không được quay lại để đổ thêm, hoặc chán chả quay
lại nữa, thì sao ạ?" - tôi hỏi. Ông cười buồn: "Thì ... nói chung là, nghỉ cho khỏe!".
Hiển nhiên, nói "nhiều", tức là Nguyễn Minh Châu đã không "Vơ đũa cả nắm", nhưng nghĩ
kỹ, quả là không thiếu gì ví dụ, để ta phải lo lắng trước điều ông đã nói.
Ở những "ví dụ" không ít ấy, rõ ràng là, không ai có thể có đóng góp gì tích cực, trong cả
việc duy trì, phát triển và sử dụng văn hóa truyền thống; lẫn trong việc tiếp thụ văn hóa tiên
tiến của nước ngoài được!
Với họ, cũng không thể bàn chuyện "hội nhập" hay "hòa tan", vì họ có gì đâu để đem đi "hội
nhập"? Có gì đâu để có thể bị "hòa tan"?
Họ hết sức thụ động trong mọi ứng xử văn hóa. Họ bất lực trước cả văn hóa truyền thống lẫn
văn hóa tiên tiến đương thời, và vì thế, bất lực trong "hội nhập"! Đã có người như vậy, sau
này, thành ra cán bộ "nghiên cứu" hoặc "lãnh đạo" các cơ quan văn hóa - nghệ thuật hoặc
giáo dục - đào tạo nước nhà, và vô hình trung, họ "đóng góp" không nhỏ trong việc làm mai
một nền văn hóa truyền thống, đồng thời tạo ra không ít "miếng vá" ngoại lai xấu, trên chiếc
áo của văn hóa đương đại.
Lỗi ấy, thực ra không thuộc về họ. Giá mà trước khi ra nước ngoài, họ được đào tạo kỹ, để
thành ra những trí thức Việt hẳn hoi, có đủ (không thể mong là đầy đủ) văn hóa Việt truyền
thống, thì khi xuất ngoại du học, họ không bị "đổ" vào bụng mọi thứ để rồi về "vặn vòi ra
cho dân mình dùng" một cách thụ động, như Nguyễn Minh Châu đã nhận xét. Tóm lại, khi
chưa đủ bản lĩnh văn hóa, đừng cho đi du học làm gì vội. (Ngược lại, trong khoa học tự
nhiên, lại nên đưa đi du học sớm). Người được đi học đã vậy, với đông đảo quần chúng thì
hướng dẫn làm sao?
2. Ví dụ thứ hai
Cố bác sĩ - nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện có lần trả lời một lãnh đạo văn hóa, đã vừa "kiêu
hãnh" vừa "đau đớn" bảo, đại ý: Các anh đừng hòng tìm đâu ra những trí thức như chúng tôi.
Chúng tôi sinh ra và lớn lên trong những gia đình có học, rồi lại học trường Pháp, học ở
Pháp, lại sống và làm việc cả ở Việt và ở Pháp lâu năm, qua mấy chế độ, thạo tiếng Pháp như
tiếng Việt, thạo cả văn hóa Pháp lẫn văn hóa Việt...
Có lẽ vì thế mà Nguyễn Khắc Viện, theo nhiều trí thức - văn nhân, là người dịch ngược Kim
Vân Kiều truyện của cụ Nguyễn Du ra tiếng Pháp, hay hơn cả?
Ví dụ này cho ta thấy, việc am hiểu cả "văn hóa truyền thống" lẫn ngoại quốc quan trọng như
thế nào, và "bản lĩnh văn hóa" của những người làm công tác văn hóa nước nhà cần thiết ra
sao, đặc biệt là trong giai đoạn "hội nhập" này.
Hội làng - nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam. Ảnh: XB.
Ví dụ này, tiếp nối ví dụ từ Nguyễn Minh Châu, lại càng là gợi ý tốt cho chính sách giáo dục
- đào tạo của ta, để trí thức khoa học xã hội - nhân văn ta không thành ra "những chiếc thùng
tô-nô rỗng", để bị "đổ" vào đó đủ thứ, rồi về "vặn vòi ra cho dân mình dùng, hết thì lại sang
đổ thêm!".
3. Ví dụ thứ ba
Ví dụ này "đương đại" hơn hai ví dụ trên.
Ông Mắc Gin-nét, một người Mỹ, chuyên buôn tranh, chủ yếu là tranh châu Á, có Ga-lơ-ri ở
Hồng Công nhiều năm và khá nổi tiếng.
Ông sang Việt Nam vào những năm 1991-1992, và rất thú vị khi tiếp xúc với hội họa Việt lúc
ấy. Theo ông, nhờ Trường Mỹ thuật Đông Dương, rồi Mỹ thuật kháng chiến, Mỹ thuật đổi
mới, mà tranh Việt có thể được xếp hàng đầu ở Đông Nam Á. Và, ông đã đưa tranh cùng một
số tác giả, cả trẻ lẫn già của ta, sang triển lãm - bán ở Hồng Công, tại Ga-lơ-ri của ông, và
khá thành công.
Vào khoảng năm 1995, Mắc Gin-nét quay trở lại Việt Nam và người viết bài này, khi đó đang
làm ở tờ Quân đội nhân dân cuối tuần, có phỏng vấn ông để đăng trên báo của mình. Ông
Mắc Gin-nét rất buồn và nói: "Những năm trước, khi tôi mới đến Việt Nam, tôi thấy thích gì
thì mua nấy, còn các họa sĩ Việt Nam thích gì thì cứ vẽ nấy. Bây giờ tôi thấy các anh lại chỉ
vẽ những gì tôi thích (thực ra "tưởng tôi thích")! Các anh đã tự phá hỏng thị trường tranh
(hiện đại, vừa mới hình thành) của chính mình!".
Từ đó, không còn thấy Mắc Gin-nét thường xuyên quay lại Việt Nam nữa!
Thế hóa ra, Mắc Gin-nét với hội họa đương đại Việt nói riêng, người nước ngoài với văn hóa
- nghệ thuật Việt nói chung, mong được xem, được tiêu thụ những thứ thành thật Việt, chứ
không phải là những thứ Việt "a dua", Việt "nhái" Tây, "nhái" Tầu để chiều theo thị hiếu
người mua, chiều theo xu hướng thị trường tầm thấp nhằm kiếm tiền mua nhà lầu, xe hơi,
điền thổ.
Ví dụ này, liệu có cho ta lời giải đáp nào, về văn hóa truyền thống, về "hội nhập", về bản lĩnh
văn hóa trong "hội nhập..."?
4. Ví dụ thứ tư
Trong dịp kỷ niệm 200 năm thành lập Nhà nước Ô-xtrây-li-a, Thủ tướng Ô-xtrây-li-a khi ấy,
đã chính thức xin lỗi thổ dân Ô-xtrây-li-a. Vì từ khi người da trắng đến lục địa này, họ đã
"phân biệt đối xử"; đã "tiêu diệt" kha khá thổ dân; đã thu hẹp không gian sống, không gian
kinh tế và văn hóa của thổ dân.
Sau lời xin lỗi của Thủ tướng Ô-xtrây-li-a, nước Ô-xtrây-li-a đã có cả một loạt chính sách cởi
mở và mạnh mẽ để khôi phục, phát triển và tiêu thụ văn hóa bản địa, từ vải ba-tích cho đến
ca - múa - nhạc và văn chương chữ nghĩa.
Không ai dám nói, Ô-xtrây-li-a bây giờ không phải là một nước tiên tiến, thế mà chính họ
còn thấy, chẳng có mâu thuẫn gì, giữa sự tiên tiến ấy, với văn hóa truyền thống bản địa.
Liệu ví dụ này có gợi ý gì không, khi chúng ta cần "chữa" những căn bệnh trong thời "hội
nhập", ví dụ như bệnh "vọng ngoại" quá đáng; bệnh mặc cảm đến nỗi tự ti, trước văn hóa
truyền thống của cha ông ta mấy nghìn năm?
Hình như, cả trong ứng xử văn hóa của mỗi người Việt, cả trong chính sách giáo dục và đào
tạo, chúng ta đang "có vấn đề" một cách trầm trọng?
5. Liệu có cần một ví dụ thứ năm?
Chả có gì phải phàn nàn về chủ trương "Khoa học, Dân tộc, Đại chúng" (Đề cương văn hóa
Việt Nam-1943). Chả việc gì phải có nhiều tranh luận về chủ trương "Xây dựng một nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" (Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII-1998),
vì nó đã rất đúng.
Nhưng, điều đáng bàn là khi triển khai Đề cương, Nghị quyết kia vào cuộc sống.
Nếu sẵn sàng bứng mọi lý thuyết, mọi phương pháp văn hóa - nghệ thuật nước ngoài, kể cả
những thứ người ta đã bỏ đi, vào văn hóa - nghệ thuật nước nhà, liệu chúng ta có thành công?
Liệu chúng ta có thể có sự "tiên tiến" trong văn hóa?
Nếu con cháu không trân trọng truyền thống văn hóa của cha ông, chưa nói đến việc chả biết
cha ông viết gì, nói gì, thì liệu văn hóa Việt có thể "đậm đà bản sắc dân tộc"?
Nếu cứ chạy theo xu hướng thị trường từ trung bình trở xuống, liệu chúng ta có thành công?
Nếu để chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa kim tiền dẫn dắt văn hóa - nghệ thuật, liệu chúng ta
có thành công?
Hỏi thế, là người viết bài này muốn đưa ra ví dụ thứ năm.
Đó là một cuốn sách tốt, vừa được in ở Việt Nam, của Tzve-tan Tô-đô-rốp (Trần Huyền Sâm
và Đan Thanh dịch, Trần Thiện Đạo hiệu đính). Tên cuốn sách mỏng này là: Văn chương lâm
nguy.
Tác giả là một nhà tư tưởng có uy tín ở Âu - Mỹ, "là thành viên kỳ cựu của Thuyết cấu trúc
vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước ở Pháp", nhưng trong cuốn sách này, ông đã
hoài nghi, và hình như đang phủ định nhiều thứ lý thuyết và phương pháp nghiên cứu - sáng
tác của phương Tây hiện đại mà thời trẻ ông chuyên tâm nghiên cứu và nồng nhiệt cổ vũ
(trong đó, ngoài Thuyết cấu trúc, ông còn viết về sự cực đoan trong các lý thuyết, về Thi
pháp trong văn xuôi, về Chủ nghĩa Hình thức và Tân Hình thức, Hình thức văn bản, chủ
nghĩa Hình thức Nga...). Ông đã "tự phản biện và đối thoại về hệ thống lý thuyết mà chính
ông là người thiết lập" (Sđd).
Theo tác giả, "Văn học bị thâu tóm vào vòng phi lý, bởi sự thống trị của Thuyết cấu trúc, hư
vô, duy ngã một cách phổ quát trên các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, và lan sang cả giới
phê bình - báo chí. Việc tuyệt đối hóa hình thức, đóng khung trong cấu trúc văn bản hay phủ
nhận thế giới ngoại tại; chỉ biết đắm mình trong thế giới duy ngã với mọi cảm xúc nhỏ nhặt,
kinh nghiệm nhục dục vô nghĩa, ký ức phù phiếm, đã khiến văn chương trở nên nghèo nàn
đến mức phi lý. Thay vì tìm kiếm ý nghĩa đích thực của tác phẩm, chúng ta đã áp dụng một
cách thô thiển các phương pháp cấu trúc, ký hiệu, kỹ thuật phê bình và xem đó như một mục
đích tối hậu trong việc tiếp cận văn chương. Văn chương lâm nguy, vì thế, đã đặt chúng ta
vào một tình huống không thể thoái thác, phải đối diện với một tình trạng là văn học đang có
nguy cơ bị hủy diệt. Chúng ta đang vô tình chặt mất đôi cánh của văn chương ở thuở ban sơ.
Rằng, văn chương không nằm trong những lý luận kinh viện, cũng không phải trong những
ốc đảo bí hiểm. Phải trả lại cho văn chương cái bản chất hồn nhiên của nó" (Sđd).
Để hiểu thêm ví dụ này có hình hài thế nào ở Việt Nam, các bạn nên đọc mấy nhà "Lý luận phê bình hiện đại" của ta! Các bạn nên đọc sách giáo khoa (SGK) và giáo trình đại học môn
ngữ văn hiện nay của ta!
Ở đó, ví dụ ở SGK Văn lớp 11, người ta bắt con em chúng ta, vốn đang còn rất trẻ dại, phải
học một chương nói về lịch sử văn học ta, từ đầu, qua đổi mới, đến sám hối! Lại phải đọc
một chương trong cuốn ấy nữa, nói về "Văn bản học" - những vấn đề chỉ nên nói ngoại khóa
hoặc chỉ để thử trình bày ở các câu lạc bộ chuyên ngành!
Thề với các bạn, chính cách dạy như vậy đã làm cho học sinh ta, nhiều thế hệ, đâm "sợ văn,
ghét văn, dốt văn" như ta đã thấy!
Tất nhiên, cũng còn do thời thế đang không sùng văn học, vì văn học không trực tiếp làm dày
ngay cái ví được.
Vâng! Ví dụ thứ năm là Văn chương lâm nguy! Mà văn chương chữ nghĩa có vai trò gì trong
văn hóa truyền thống, thì các bạn biết rồi đấy!
Cuối cùng, dù không nên dễ xem lời của một cá nhân nào là chân lý, nhưng so những lời ấy
với thực tiễn, cần bàn cho rõ thực trạng và tìm ra cách làm có ích nhất.
-
Giáo dục lao động và nghề nghiệp và rèn tính tự lập
Như chúng ta đã biết ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã có khả năng tự lập, dần dần nhận biết được những
người thân yêu của mình, sau đó trẻ phân biệt được mối quan hệ giữa những người xung quanh
và vị trí của mình trong gia đình, đó là bản năng sinh tồn mà con người sinh ra đã có. Trong từng
lứa tuổi, khả năng tự lập được hình thành và phát triển đồng thời phát huy được những năng lực
vốn có của trí tuệ nhờ đó trẻ có thể tự mình làm một việc gì đó mà không cần sự trợ giúp của
người khác.
Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, mục đích của giáo dục mầm non là định hướng tất
cả khả năng tự lập của trẻ, góp phần hình thành cho trẻ những cơ sở chuẩn mực ban đầu về tính
cách, phẩm chất cần thiết như: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác…đưa trẻ tham
gia vào các hoạt động trong đời sống hằng ngày. Từ những biểu hiện của trẻ chúng ta nhận thấy
khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, cảm xúc và trong các hoạt động.
Trẻ tự tin, tự kiểm soát, điều khiển hành vi của mình. Tính tự lập quyết định việc hình thành
nhân cách, trí tuệ, cảm xúc của trẻ. Bởi vậy giáo dục khả năng tự lập cho trẻ ở cấp học mầm non
là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, bởi tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai
trò quan trọng giúp trẻ khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành
công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có bố mẹ,
người lớn bên cạnh hay gặp bất kỳ tính huống khó khăn nào. Giáo dục khả năng tự lập cho trẻ có
ý nghĩa quan trọng trong mọi giai đoạn hình thành nhân cách, đặc biệt là trong lứa tuổi chuẩn bị
bước vào bậc tiểu học, sẽ góp phần đặt nền tảng vững chắc đầu tiên về phát triển thể lực, trí tuệ
để đào tạo những chủ nhân tương lai cho đất nước.
Là một Giáo viên mầm non, tôi nhận thấy được tầm quan trọng tính tự lập của trẻ và quyết định
chọn đề tài “Một số biện pháp rèn khả năng tính tự lập cho trẻ năm tuổi ”nhằm giúp trẻ phát
triển tốt về tình cảm, xã hội, kỹ năng của cuộc sống và thích nghi với môi trường xung quanh.
Rèn khả năng tính tự lập qua hoạt động lao động:
Đối với mẫu giáo lớn ngay từ những ngày đầu đến lớp, khi thực hiện các hoạt động đa số trẻ đã
có thói quen lao động tự phục vụ như giúp cô sắp xếp bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi, tự rửa mặt, tay
hoặc làm một số việc khác do cô giáo đưa ra. Tuy nhiên trong quá trình trẻ làm thao tác còn
vụng về, rơi vải, chưa gọn gàng, chưa ngăn nắp; Một số trẻ còn chây lười, trốn đi chỗ khác hoặc
đứng nhìn bạn làm xong thì đến. Những buổi hoạt động sau tôi thường chú ý nhắc nhở những trẻ
đứng ngoài đến tham gia làm với các bạn, động viên khen ngợi khi cháu này làm hoàn thành
nhiệm vụ của mình. Đồng thời chú ý quan sát nhắc nhở cháu làm đúng yêu cầu của cô như sắp
xếp đồ dùng đúng chỗ, đúng nơi. Giờ ăn khen những cháu ăn không rơi vải, mặc áo gài cúc áo
đúng. Dần dần tạo cho trẻ thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Đồng thời để tạo sự hưng phấn cho trẻ
cũng có lúc tôi tổ chức tiết học ngoài trời để trẻ được hít thở không khí trong lành như dạy bài
hát “ Em yêu cây xanh”, thông qua bài hát tôi cho trẻ chơi trò chơi nhặt lá rơi và đếm số lá mà trẻ
đã nhặt được khi bỏ vào sọt rác, rửa tay sau tiết học, thi xem ai rửa tay đúng, rửa tay sạch… từ
đó tôi quan sát động viên khen ngợi những trẻ làm đúng và hướng dẫn thêm những trẻ làm chưa
thành thạo rèn kỹ năng thực hiện công việc của trẻ.
-
Giáo dục đạo đức
Đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy phải có những con người có tài, có đức, mà nền móng
đạo đức con người phải được nhen nhóm ngay từ lứa tuổi mầm non hay nói cách khách trẻ mầm
non phải được hình thành những bước đầu về nhân cách. Đối với các cháu lứa tuổi nhà trẻ từ 24
– 36 tháng cần phải rèn cho trẻ 1 số thói quen hành vi tốt như giao tiếp mạnh dạn, biết nói cả
câu, biết chào ông bà, chào bố mẹ, cô…, biết điều chỉnh hành vi của mình như vứt vứt rác đúng
nơi quy định, cát dẹp gọn gàng vào giá, khu chơi xong biết dọn đồ chơi cùng cô. Nội dung giáo
dục hành vi văn hoá cho trẻ rất phong phú, nhưng theo tôi môn thơ, truyện ở nhà trẻ thất gần gũi
và nhiều cơ hội, trong việc hình thành một số hành vi, thói quenngoan ngoãn cho trẻ. Chính vì
thế tôi chọn đề tài này nhằm tìm ra những phương pháp gần gũi nhất để giáo dục trẻ.
Biện pháp 1: Sưu tầm nhiều tranh truyện phù hợp với lứa tuổi.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 24 – 36 tháng đó là vốn từ của trẻ cong nghèo nàn,
là bước đầu của giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Vài vậy tôi đã lựa chọn những bài thơ, câu
chuyện ngắn có nội dung rễ hiểu hoặc các nhân vật gần gũi với trẻ. Vật sưu tầm bằng cách nào,
tôi đã tìm tòi, tham khảo các tài liệu của ngành, chọn lọc những câu chuyện, bài thơ, tranh ảnh
đẹp để cho trẻ xem trong báo Hoạ Ni, báo nhi đồng và các sách chuyên ngành. Kết hợp với giáo
viên trong lớp, một mình tôi sưu tầm, sáng tác vẫn chưa đủ, do đó tôi đã họp lớp và đưa ra ý kiến
là cần phải sưu tầm sáng tác thêm thật nhiều các bài thơ, chuyện tranh ảnh có gắn với các hìnhvi
văn hoá cho trẻ được xem, nghe nhiều ở moị lúc mọi nơi.
Phối hợp với phụ huynh. Một hình thức thông báo về tình hình sinh hoạt học tập của con tại lớp
là giáo viên luân trao đổi các phwong pháp, nội dung dạy trẻ ở lớp để phụ huynh ủng hộ cách
làm của cô, từ đó phụ huynh tự nguyện cùng cô sưu tầm thơ truyện… chính là giúp con mình có
nè nếp hơn có nhiều các hành vi văn hoá hơn.
Qua một thời gian sưu tầm sáng tác thơ, chuyện, tranh ảnh lớp tôi đã có một tủ sách tương đối
phong phú cả về số lượng và chất lượng.
+ Số lượng:
-Sưu tầm đóng quyển tranh các loại
-Truyện thơ 26 quyển
-Vẽ tranh đóng quyển 28 quyển.
+ Chất lượng:
Tất cả các tài liệu tôi sáng tác đều có chất lượng phù hợp với độ tuổi. Nội dung ngắn, đơn giản,
tranh ảnh ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ màu sắc tươi sáng.
* Biện pháp 2. Sắp xếp góc sách có hệ thống phù hợp với trẻ.
Để góc truyện phong phú không chỉ sưu tầm xong là đủ mà tôi cong cắt dời ra, hệ thống thành
từng bộ. Sau đó tôi đóng lại thành từng quyển có bì cứng đẹp hấp dẫn trẻ. Cách bày biện trang trí
ở góc sách cũng là một hình thức dạy trẻ, giáo dục cách xem truyện giữ dìn sách truyện. Các
quyển sách bày biện trên giá vừa tầm tay trẻ, luôn theo hình thức gợi mở, khơi gợi mời chào trẻ
đến xem do đó trẻ rất thích thú khi đựơc xem. Trẻ xem được nhiều tranh sách có các hành vi văn
hoá thì bản thân trẻ cũng thích được hành động như trong tranh truyện.
* Biện pháp 3: Giáo dục trẻ trong các hoạt động cô nhặt đồ chơi, đồ dùng sau khi chơi song.
Đối với lứu tuổi Mầm non trẻ chưa biết hành vi nào tốt hành vi nào xấu trẻ thường hoạt động
theo bản năng thói quen hoặc tiện thể vì vậy vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng
chúng tôi phải luân theo sát trẻ ở mọi lúc lọi nơi trong các hoạt động nhỏ nhất của trẻ. Từ đó mới
nắm bắt được thói quen của từng trẻ để đưa ra những biện pháp tích cực nhất.
- Thông qua hoạt động ngoài trời: Khi cô cho trẻ ra quan sát ngoài trời ví dụ: Quan sát cây thấy
có lá vàng rơi có thể nhắc trẻ nhặt bên cạnh đó cô cùng nhặt với trẻ và nói:Khi thấy lá rơi thì các
con phải nhặt bỏ vào đúng nơi quy định hay như trẻ chơi vẽ phấn, xếp que… thì hướng dẫn trẻ
không được vẽ lung tung, khi chơi xong trẻ biết cùng cô thu dọn đồ chơi.
Những hành động tuy rất nhỏ như vậy nhưng đã tạo được cho trẻ những thói quen cần thiết về
những hành vi văn hoá ban đầu.
- Hoạt động vui chơi: Hoạt động với đồ vật đóng vai trò chủ đạo trong việc dạy học cho trẻ ở lứa
tuổi 24 – 36 tháng. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ bộc lộ được hành vi thói quen của minh
như thích chơi một mình, chơi nhiều hơn bạn, tranh dành đồ chơi. Điều này rất rễ thấy và là hành
động thường diễn ra trong các hoạt động vui chơi cảu trẻ vì trẻ còn rất nhỏ chưa ý thức được
hành vi của bản thân. Chính vì vậy người giáo viên không những phải đem kiến thức của bản
thân mà cong phải có lòng kiên trì nhiệt tình dìu dắt trẻ.
Ví dụ: (1) Trong giờ xem tranh truyện trẻ hay tranh giành rằng nhau thì cô lại gần ân cần trò
chuyện phân tích cho trẻ biết những hành vi đúng sai.
(2) Trong giờ hoạt động xếp ôtô trẻ bao giờ cũng lấy đồ chơi nhiều hơn về mình, và chơi một
minh thì cô đến trò chuyện cùng với trẻ như một người bạn và từ đó trẻ rất tích cực hoạt động
với đồ vật, biết chơi theo đúng ý nghĩa của nó không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Trong hoạt động chung: Trẻ nhỏ rất thích được nghe kể chuyện, đóng kịch, hát… thích minh
đựơc làm giống người lớn. Chính vì vậy trong tiết học tôi thường lựa chọn các bài thơ câu truyện
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Chẳng hạn trong các câu truyện tôi thường lấy tên trẻ
đặt vào trong tên nhân vật và hành động cảu trẻ trùng với hành động của nhân vật. Như vậy đã
góp một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, trẻ rất thích mình là
những người ngoan giúp đỡ bạn như trong truyện.
- Trong các thao tác vệ sinh cá nhân đây là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình nuôi dạy trẻ
trong trường mầm nonvì nếu trẻ có giữ dìn vệ sinh cs nhân tốt thì trẻ mới có một cơ thể khoẻ
mạnh để có thể tham gia tích cực các hoạt động do cô tổ chức. Thông qua các hoạt động vệ sinh
ăn uống, vệ sinh đầu tóc… trẻ đã biết nhặt cơm rơi vãi xong lau tay bằng khăn ẩm, ăn xogn biết
cất bat thìa đúng nơi quy định.
Sau một thời gian kiên trì rèn luyện các cháu qua các hoạt động. trẻ lớp tôi đã không còn hiện
tượng tranh giành đồ chơi trong khi chơi, 98% trẻ đã có thói quen chào hỏi người lớn, 100% trẻ
biết giữ dìn vệ sinh cá nhân và biết giúp đỡ cô trong một số hoạt động.
* Biện pháp 4: Rèn luyện, trau rồi ngôn ngữ của bản thân.
Để trẻ có những hành vi, ngôn ngữ giao tiếp văn hóa thì bản thân cô phải là một tấm gương tốt
cho trẻ noi theo từ lời ăn tiếng nói, phong cách ăn mặc. Ngoài ra tôi cũng phải thường xuyên trao
dồi kiến thức cảu bản thân như: nghe đài, xem chương trình ty vi, dự kiến tập các tiết của trường
bạn cũng như của chị em trong trường. Để lôi cuốn trẻ thích nghe cô kể truyện, đọc thơ hiểu
đựơc tính cách nhân vật để từ đó bắt chiếc hành vi tốt cảu các nhân vật, tôi đã dùng nhiều thủ
thuật, cách vào bài hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu giờ học.
Ví dụ: Các ngữ điệu giọng nói lên xuống tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng câu chuỵên sao cho
phù hợp.
Ngoài ra tôi còn dùng các gương người tốt việc tốt trong các tác phẩm để giáo dục trẻ.
* Biện pháp 5: Tuyên truyền tới phụ huynh
Để phụ huynh hiểu đựơc tầm quan trọng cảu việc giúp trẻ có những hành vi văn hoá ngay từ tuổi
còn rất nhỏ cô giáo cần phải kết hợp môi trường giáo dục và tận dụng mọi đối tượng cùng giáo
dục trẻ bừng cách động viên họ tham gia mọi phong trào của lớp, của trường đề ra. Từ đó giúp
trẻ nhớ chuyện tốt hơn vì trẻ rất hay quên.
Muốn làm được điều đó tôi đã phải lên kế hoạch rõ như:
-Tổ chức họp phụ huynh đầu năm tôi đã thông báo đặc điểm tình hình trường lớp, nội dung dạy
trẻ giai đoạn 24 – 36 tháng, nhấn mạnh điểm khó khăn của lớp để kịp thời cùng phụ huynh uấn
nắn trẻ.
-Xây dựng tốt góc tuyên truyền tại lớp, thường xuyên thay đổi nội dung tuyên truyền để phụ
huynh nắm được thông tin chính xác và gần nhất.
-Thông báo bảng chương trình dạy theo tuần để phụ huynh kết hợp dạy trẻ ở nhà.
-Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những trường hợp cá biệt để phụ huynh có kế hoạch
giáo dục trẻ thêm.
-Kết quả công tác tuyên truyền phụ huynh hăng hái nhiệt tình ủng hộ các hoạt động cảu lớp đề
ra.
Kết quả đạt được:
Với những biện pháp như vậy đến cuối học kỳ II trẻ lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt.
-Trẻ đã có những thói quen, hành vi văn hoá.
-Mạnh dạn hưon trong giao tiếp.
-Biết nghe lời người lớn.
Kết thúc vấn đề:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, học hành là ngoan
Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non được sự chăm sóc tận tình của người trồng thì
nó sẽ lớn nhanh và ra những quả ngọt bổ ích. Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu các biện pháp
thích hợp, lớp tôi đã có được kết quả rất tốt. Có được kết quả như vậy đó là nhờ sự nỗ lực phấn
đấu của bản thân kết hợp với đồng nghiệp đặc biệt alf ban giám hiệu nhà trừơng cùng với chị em
trong lớp luân đi sát cùng tôi chỉnh sửa những biện pháp hình thức sao cho phù hợp với khả năng
nhận thức của trẻ. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm
sau:
1. Bài học kinh nghiệm.
- Bản thân giáo viên trong lớp luân là tấm gương sáng mẫu mực, có cách ứng xử, lời nói chuẩn
xác, không phân biệt giữa các trẻ.
- Cô yêu nghề mến trẻ, tận tuỵ với công việc của mình, luânkiên trì tìm tòi, nghiên cứu các
phương pháp, hình thức dạy trẻ phù hợp, có kết quả cao.
- Rèn trẻ mọi lúc mọi nơi, đặc biệt quan tâm đến trẻ chậm, trẻ cá biệt.
- Giáo viên trao đổi thường xuyên với phụ huynh những gì mà trẻ chưa thực hiện được để tìm ra
cách dạy trẻ tốt hơn.
- Giáo viên luân tạo cơ hội cho trẻ tự làm được các việc hợp với khả năng của trẻ và có hành vi
văn hóa
-
Giáo dục kĩ năng sống
a)Nhóm kỹ năng nhận thức:
Nhận thức bản thân.
•
•
Xây dựng kế hoạch.
•
Kỹ năng học và tự học
•
Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo.
•
Giải quyết vấn đề
b) Nhóm kỹ năng xã hội:
Kỹ năng giao tiếp .
•
•
Kỹ năng thuyết trình và nói được đám đông.
•
Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi.
•
Kỹ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội)
c) Nhóm kỹ năng quản lý bản thân:
Kỹ năng làm chủ.
•
•
Quản lý thời gian
•
Giải trí lành mạnh
d)Nhóm kỹ năng xã hội:
Kỹ năng quan sát.
•
•
việc nhóm.
Kỹ năng làm Kỹ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh).
•
đ)Nhóm kỹ năng giao tiếp
Xác định đối tượng giao tiếp
•
•
Xác định nội dung và hình thức giao tiếp
e)Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực:
•
Phòng chống xâm hại thân thể.
•
Phòng chống bạo lực gia đình.
Thách thức đối với giáo dục gia đình hiện nay
*Khách quan
- tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao; ngoại t ình
-
sống chung không kết hôn
-
tệ nạn mại dâm;
-
tình trạng trẻ em nghiện hút; trẻ em hư, phạm tội, lang thang có xu hướng tăng,
-
bạo lực gia đình
-
buôn bán phụ nữ; bất bình đẳng giới; mua bán hôn nhân có yếu tố nước ngoài
-
xu hướng tôn sùng tiền bạc trong quan hệ giữa người với người
-
t ình trạng buôn lậu, tham nhũng, hối lộ, mua quan bán chức diễn ra phổ biến trong xã hội
*Ngoài yếu tố khách quan thì bản thân các gia đình hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn
-
đời sống kinh tế bấp bênh, các thành viên gia đình gặp nhiều rủi ro, bất thường trong cuộc
sống
-
trình độ văn hóa, học vấn của cha, mẹ thấp hoặc do dồn hết sức lực vào việc kiếm sống nên
nhiều bậc cha, mẹ không có thời gian gần gũi, chăm sóc, dạy dỗ con
-
tốc độ phát triển tâm – sinh lý của trẻ hiện nay diễn ra nhanh, có khi đột biến, bất thường
trong khi các bậc cha, mẹ vừa chưa đủ kiến thức, chưa kịp nhận thức, chưa đủ thời gian,
chưa có phương pháp phù hợp để kịp thời quản lý, điều chỉnh, giáo dục và định hướng phát
triển đối với trẻ
-
Nhiều bậc cha mẹ phải xa gia đình để làm việc dẫn đến việc tình cảm phai nhạt, không có
sự liên kết các thành viên trong gia đình.
Các mặt tích cực và tiêu cực của gia đình hiện nay:
•
Mặt tích cực
-
tình yêu trong sáng, hôn nhân lành mạnh; lòng thủy chung, tình nghĩa vợ chồng; trách
nhiệm và sự hy sinh vô hạn của cha, mẹ cho con cái
-
con, cháu hiếu thảo với cha, mẹ, kính yêu ông, bà, biết ơn tiên tổ; anh em, họ hàng đùm
bọc, giúp đỡ lẫn nhau
-
các thành viên đề cao lợi ích chung của gia đình; lòng tự hào về truyền thống gia đình,
dòng họ và quê hương…
-
tôn trọng tự do cá nhân; tôn trọng sự lựa chọn cá nhân
-
dân chủ, bình đẳng trong quan hệ; bình đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm và thụ hưởng;
không phân biệt đối xử nam, nữ, trai, gái, dâu, rể
•
Mặt tiêu cực:
-
Cha mẹ rất thiếu thời gian, sức lực và cả trí lực quan tâm đến giáo dục nhân cách cho con
cái.
-
Lối sống cho thế hệ trẻ đang trở thành vấn đề thời sự, cần được toàn xã hội quan tâm.
-
Tình trạng cha mẹ chăm lo cho con thái quá, gánh vác mọi công việc trong xã hội cũng như
trong gia đình với hy vọng các con tập trung học tập tốt.
-
Không ít người làm cha mẹ có cách hành xử cứng nhắc với con, ép con nghe theo các quyết
định của mình mà không kiên nhẫn nghe những lời giải thích của con trẻ.
-
Bạo lực gia đình.
Xây dựng thói quen tốt cho trẻ - Rất cần sự đồng thuận
-
Chúng ta vẫn nói “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Nhưng với một loạt những sự việc
giật mình liên quan tới cách cư xử của những đứa trẻ được tung ra dư luận, chúng ta không
khỏi lo lắng về thế hệ tương lai của đất nước. Đánh nhau, chửi nhau, trốn học, nói dối…
thậm chí, giết người cướp của. hẳn các bậc làm cha làm mẹ và những người có trách nhiệm
giáo dục như nhà trường, thầy cô phải rất đau lòng khi chứng kiến cách hành xử sai trái của
những đứa con thân yêu. Nhưng đã bao giờ họ tự hỏi: Tại sao? Phải chăng do cách giáo dục
của người lớn chúng ta còn chưa đồng thuận?
-
Thực tế là các bậc phụ huynh thường phàn nàn rằng trẻ con bây giờ hư quá. Theo ý kiến
của anh Nguyễn Minh Tuyên: Trẻ con bây giờ bị ảnh hưởng từ nhiều phía nên có rất nhiều
thói quen không tốt như hay bắt nạt bạn, hay bị lôi cuốn vào các trò chơi trên mạng, mải
chơi, không ít đứa còn nhỏ tuổi nhưng đã nói tục, chửi thề...Vậy nhưng đã bao giờ chúng ta
tự hỏi trẻ em đang cần gì, nghĩ gì và chúng ta phải làm thế nào để hướng chúng tới một
cuộc sống lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần?
-
Cuộc sống hiện nay có rất nhiều yếu tố tác động đến tâm, sinh lý của trẻ giống như một cây
non không phải lúc nào cũng có thể vững vàng trước nắng mưa, bão gió. Bởi vậy, trước khi
phê phán những đứa trẻ, đã đến lúc người lớn chúng ta cũng cần phải xem lại cách giáo dục
của chính mình.“nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nhiều người ví trẻ con giống như một tờ giấy
trắng nên chúng dễ bị ảnh hưởng và bắt chước theo những hành động, lời nói của những
người xung quanh, mà đầu tiên phải kể đến gia đình.
-
Ví dụ: nếu ông bố nói “mày-tao” thì đứa con cũng gọi bạn bè bằng “mày” và xưng “tao”.
Hoặc trong gia đình có người nói bậy, nói tục thì trẻ em cũng học bắt chước theo. Vô hình
trung bố mẹ là tấm gương mờ cho con. Một đứa trẻ ngoan phải được nuôi dạy trong nền
tảng của tình thương yêu mẫu tử; phải có sự sẻ chia, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, anh
em chứ không chỉ dựa vào tiền bạc, vật chất. Song thực tế hiện nay, có nhiều bậc cha mẹ
không nhận thức đúng về vai trò của mình. Dường như đôi lúc họ cho rằng, trách nhiệm
chính của mình chỉ là “nuôi dưỡng”, tức là sinh con ra và nuôi con lớn, còn việc “dạy” là
của nhà trường.
-
Chị ngô Thị Thùy kể: Có một cháu trong xóm, bố mẹ đi làm ăn xa bỏ các con ở nhà không
ai chăm sóc, không ai quản lý, mọi việc dạy cháu đều phó mặc hết cho nhà trường. Cháu
ham chơi điện tử, đến lúc hết tiền thì đi lấy trộm tiền của cô giáo, cô giáo phát hiện ra, cháu
xấu hổ với bạn bè nên bỏ học, đến lúc bố mẹ biết thì đã muộn. Cũng theo chị Thùy thì: Ảnh
hưởng lớn nhất đối với con trẻ thuộc về gia đình. Bố mẹ dù bận công việc đến mấy cũng
phải cố gắng dành thời gian quan tâm đến con chứ không thì “Bé không vin, lớn gãy cành”.
-
Giáo dục con không thể mâu thuẫn với cách cư xử của chính mình. Bởi vậy, bên cạnh việc
dành nhiều thời gian để quan tâm đến trẻ, các bậc cha mẹ còn phải là tấm gương sáng để trẻ
noi theo. Cha mẹ muốn con lễ phép với mình, thì chính cha mẹ phải lễ phép với ông bà.
Cha mẹ muốn con không chửi tục, thì chính cha mẹ cũng đừng nên nói bậy…
-
Song tất nhiên không phải 100% gia đình tốt đều sản sinh ra những đứa trẻ ngoan. Dân
gian có câu “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”. nói cách khác, xã hội có tác động không nhỏ
trong việc hình thành nhân cách con người.
-
Một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nề nếp nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên với những
đứa trẻ không được nuôi dạy chu đáo thì hệ quả tất yếu chúng cũng bị thay đổi theo chiều
hướng xấu. Đó là quan điểm của anh hoàng Xuân phong:Thường thì trẻ em học bạn rất
nhanh, học cả điều tốt và xấu. Con trai tôi năm nay 7 tuổi, ở lớp, ở nhà đều rất ngoan
nhưng khi hòa nhập với bạn bè nó lại thể hiện những cá tính mà khi ở bên bố mẹ nó không
bao giờ thể hiện ra. Ví dụ như ở lớp, ở nhà không bao giờ nói bậy nhưng thi thoảng bên bạn
bè cũng có nói theo.
-
Thực tế xã hội hiện nay đang ẩn giấu khá nhiều mối lo trong việc giáo dục con trẻ. Đó là sự
phức tạp của tệ nạn xã hội, là nếp sống thiếu văn hóa, văn minh của một bộ phận người
dân, cùng với sự bùng nổ thông tin theo đủ mọi chiều cả tốt và xấu... những điều này tác
động hàng ngày, hàng giờ đến nhận thức và nhân cách của con trẻ, khiến những đứa trẻ
thiếu bản lĩnh sẽ không đủ sức để vững vàng theo những giá trị đạo đức mà gia đình, nhà
trường đã trang bị cho nó. Giống như cái cây non bị gục ngã trước gió mạnh, bão lớn.
-
Tuy nhiên, nhắc đến đây, chúng ta không thể không nói tới một số trường hợp nhà trường
đã lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm trong giáo dục và quản lý học sinh nên đã gần như “bỏ
rơi” với những hành xử của các em khi rời khuôn viên trường học. Khi được hỏi về mong
muốn của mình đối với nhà trường, em huyền (học sinh lớp 8) đã bày tỏ rằng em mong sao
nhà trường siết chặt quản lý học sinh hơn nữa, hãy quan tâm, thân thiết, gần gũi với học
sinh hơn nữa - để có thể hiểu được học sinh của mình.
-
Ngoài những nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân đáng chú ý đó là sự mâu thuẫn,
không đồng nhất giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục trẻ. Trẻ em hiện nay
đang sống trong ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu các giá trị đạo đức mà
chỉ một trong ba lực lượng này không nhất quán, thiếu đồng bộ, thiếu sự phân định cụ thể
sẽ rất dễ khiến trẻ em rơi vào con đường lầm lạc, hư hỏng.
-
Ví dụ: Thầy cô giáo dạy các em thấy người gặp nạn phải giúp đỡ. nhưng khi một nạn nhân
quằn quại giữa đường vì tai nạn, có bậc cha mẹ lại bảo con tránh xa cho đỡ “rách việc”, còn
người dân thì xúm đen, xúm đỏ để xem mà không mấy ai sẵn sàng đưa nạn nhân đi cấp
cứu. những mâu thuẫn trên làm cho trẻ em khó xác định được một chuẩn mực đạo đức để
tuân
theo.
Khi trẻ em hư, việc đầu tiên là những người lớn đừng nên đô lôi cho nhau bởi điều đó chỉ
thể hiện sự vô trách nhiệm. Giáo dục trẻ là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Cụ thể:
-
Tăng cường mối liên hệ nhà trường và gia đình: nhà trường phối hợp với gia đình, cộng
đồng thông qua các hoạt động như: họp phụ huynh, sổ liên lạc, trao đổi qua gặp mặt trực
tiếp hoặc qua điện thoại, tham gia hoạt động ngoại khóa, tổ chức các ngày văn hóa, sự kiện
của trường và địa phương; nắm bắt kịp thời các điểm yếu, hạn chế của các em trong học tập
và rèn luyện để gia đình phối hợp với nhà trường có những định hướng hỗ trợ cụ thể nhằm
nâng cao chất lượng học tập.
-
Tăng cường quan hệ cha mẹ và con cái: Giúp cha mẹ thấy rõ trách nhiệm của gia đình phải
quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn đến việc học tập của con cái bằng những việc làm thiết
thực “3 đủ, 1 có”, dành thời gian cho trẻ học bài...; cha mẹ cần gương mẫu trong cách sống,
làm việc, quan hệ ứng xử để con cái học tập; luôn lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của con...
-
Tăng cường mối liên hệ giữa cộng đồng và nhà trường: Các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức xã hội (Đoàn Thanh niên, hội Khuyến học, hội lhpn, hội cha mẹ học
sinh...) có trách nhiệm phối hợp với gia đình và nhà trường tổ chức các hoạt động truyền
thông hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tham gia
đóng góp nguồn lực thích hợp với khả năng của đơn vị để giúp nhà trường xây dựng môi
trường học tập đáp ứng yêu cầu của “Dạy và học tích cực”; cải thiện các điểm vui chơi giải
trí công cộng tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
-
Giải pháp cụ thể là:
- Cần tuyên truyền phổ biến để cả hệ thống chính trị, các đo àn thể, tổ chức và mọi công
dân, mọi thành viên gia đình thấm nhuần chiến lược xây dựng và phát triển gia đình, Luật
Hôn nhân Gia đình, quyền trẻ em và bình đẳng giới.
- Có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đ ình, tạo việc làm, tăng
thu nhập, nhất là tạo việc làm tại chỗ, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của gia đình, nhất là gia đình nông thôn.
- Xây dựng môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, kiên quyết đấu tranh chống những biểu
hiện thoái hóa, biến chất về đạo đức, những tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí và lối sống
thực dụng, tôn thờ đồng tiền.
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa gia đình – nhà trường và các tổ chức xã
hội để có sự thống nhất, đồng thuận trong thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
- Xã hội cần hỗ trợ các bậc cha, mẹ để họ có những phương pháp, biện pháp, nội dung giáo
dục mới phù hợp với sự thay đổi những giá trị mới của gia đình trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế hiện nay.
Xây dựng phong trào thi đua từ thực tế
Với những đặc thù riêng, phong trào xây dựng GĐVH ở Hà Nội vừa được thực hiện theo
các quy định chung, vừa gắn với quá trình triển khai xây dựng người Hà Nội thanh lịch,
văn minh. Trên tinh thần đó, các ngành, các địa phương tùy vào tình hình thực tế đã đưa ra
các tiêu chí xây dựng GĐVH phù hợp. Hội Cựu chiến binh phát động phong trào thi đua
"Cựu chiến binh gương mẫu"; Ủy ban MTTQ triển khai phong trào "Ông bà mẫu mực, con
cháu hiếu thảo" từ thành phố đến cơ sở.
Hội Phụ nữ các cấp thường xuyên tổ chức tọa đàm về vai trò của cha mẹ trong việc giáo
dục con em không phạm tội và tệ nạn xã hội; xây dựng các câu lạc bộ điểm về "Gia đình
phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội", thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà, trung hậu,
văn minh, thanh lịch, đảm đang"... quận Tây Hồ triển khai áp dụng mô hình gia đình văn
hóa sức khỏe; quận Hoàn Kiếm xây dựng "thương hiệu" người Hoàn Kiếm thanh lịch, văn
minh bắt đầu từ các gia đình thông qua việc triển khai xây dựng 5 tiêu chí ứng xử của
người dân khu phố cổ.
Đặc biệt, một số tổ dân phố thuộc phường Đông Ngạc, Cổ Nhuế, Thượng Cát… (quận Bắc
Từ Liêm); các làng thuộc thị trấn Quang Minh, Chi Đông, xã Kim Hoa... (huyện Mê Linh)
đã xây dựng lại quy ước làng văn hóa cho phù hợp với nội dung xây dựng người Hà Nội
thanh lịch, văn minh. Theo nội dung quy ước văn hóa mới của các địa phương, những gia
-
-
-
-
-
-
đình đạt chuẩn danh hiệu GĐVH phải thực sự tiêu biểu, các thành viên trong gia đình có ý
thức, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng từ những hành động, việc làm rất nhỏ hằng ngày
như tổng vệ sinh môi trường, giữ gìn đường làng, ngõ phố xanh, sạch, đẹp, không nói tục,
chửi bậy, đánh nhau, không mắc tệ nạn xã hội.
"Gia đình là môi trường hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách mỗi con người nên
việc siết chặt các tiêu chí xây dựng GĐVH thực sự là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất
lượng đời sống văn hóa, giảm tệ nạn xã hội, xây dựng cộng đồng văn minh", ông Phạm
Tiến Luật, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mê Linh cho biết.
Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong việc triển khai xây dựng mô hình GĐVH, các địa
phương còn có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có
thành tích điển hình. Trung bình mỗi năm, huyện Gia Lâm dành nguồn kinh phí hàng trăm
triệu đồng khen thưởng và hỗ trợ cho các làng, tổ dân phố đạt và giữ vững danh hiệu văn
hóa, có tỷ lệ GĐVH cao. Quận Long Biên tôn vinh các GĐVH mẫu mực bằng cách ghi tên
các gia đình vào "sổ vàng" đặt tại các di tích lịch sử văn hóa; đồng thời biểu dương trên hệ
thống đài truyền thanh cơ sở. Đó cũng là cách làm của nhiều ngành, nhiều địa phương trên
địa bàn TP Hà Nội nhằm động viên, khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo
thành phong trào thi đua xây dựng GĐVH, làng, tổ dân phố văn hóa sôi nổi, rộng khắp.
Nhân rộng lối sống đẹp
Nhiều tháng nay, người dân Khu tập thể E1, phường Thượng Đình (Thanh Xuân) đã quen
với hình ảnh những cán bộ mẫn cán của khu tập thể đến từng nhà tìm hiểu, vận động,
thuyết phục và hướng dẫn các gia đình thực hiện nếp sống văn hóa mới. Gia đình nào có
vấn đề khúc mắc, đội ngũ cán bộ của khu nhẹ nhàng giải thích và sẵn sàng cùng người dân
tháo gỡ. Hay hình ảnh ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Bí thư Chi bộ Khu dân cư số 2,
phường Bưởi (Tây Hồ) tranh thủ mọi thời gian để tuyên truyền, vận động nhân dân gìn giữ
những giá trị tốt đẹp trong mối quan hệ truyền thống của gia đình, dòng họ cũng khiến
nhiều người dân trong phường nể phục. Để nêu gương, ông Nguyễn Đình Hưng vận động
các thành viên trong gia đình xây dựng GĐVH kiểu mẫu
Qua các cuộc sinh hoạt trong các hội, đoàn thể, chị Nguyễn Thị Thanh, nhà số 4A, Ngõ
259, phường Yên Hòa (Cầu Giấy) hiểu rằng, muốn xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh
trước hết phải đẩy lùi nạn bạo lực gia đình. Vì vậy, nhiều năm nay, chị đã "biến" nhà riêng
của mình thành địa chỉ tin cậy để những chị em bị ảnh hưởng tinh thần do nạn bạo lực gia
đình có chỗ sinh hoạt, đồng thời tìm cách hỗ trợ việc làm cho họ. Ngoài những ví dụ cụ thể
nói trên, Hà Nội còn có nhiều mô hình, nhiều tấm gương điển hình hình thành trong quá
trình xây dựng GĐVH nói riêng, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh nói chung.
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về công tác xây dựng GĐVH, ông Nguyễn Khắc
Lợi, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội khẳng định, Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" TP Hà Nội đặc biệt coi trọng tính hiệu quả và chất
lượng của phong trào, coi đây là một trong những giải pháp đưa Nghị quyết 33 vào cuộc
sống. Bởi thế, những mô hình hay, những việc làm ý nghĩa xuất hiện trong phong trào luôn
được thành phố khuyến khích, tạo điều kiện để nhân rộng.