Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài tập kinh nghiệm môn Law201 SP.B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.07 KB, 4 trang )

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TIN HỌC
NGUYỄN DUY BAO GỒM:
I.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Đại hội đồng cổ đông gồn tất cả các thành viên có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tin học Nguyễn Duy.
Đại hội đồng cổ đông có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Thông qua định hướng phát triển Công ty;
- Quyết định loại cổ phần và số cổ phần của từng loại được chào bán, quyết
định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị;
- Xem xét các vi phạm của Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho Công ty và cổ
đông;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty;
- Quyết định tổ chức lại, gải thể Công ty;
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ
Công ty;
II.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần DV Tin
học Nguyễn Duy, có quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ không thuộc thảm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
HĐQT do Đại hội đồng cổ đông bầu, miễn nhiệm hay bãi nhiệm. Thành viên
HĐQT có nhiệm kỳ 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn
chế.
HĐQT có các quyền sau:
- Quyết định chiến lước phát triển của Công ty;
- Quyết định các phương án và dự án đầu tư kinh doanh trong thẩm quyền;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và những người quản lý khác trong điều hành
công việc kinh doanh của Công ty;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông;


- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT. Miễn nhiệm, bổ nhiệm, ký hợp
đồng, chấm dứt hợp động đối với Giám đốc và những người quản lý khác
theo quy định tại điều lệ Công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý chi tiêu nội bộ của công ty,
quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện,…
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo luật doanh nghiệp 2014 và điều lệ Công ty;
III.
GIÁM ĐỐC


Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình.
Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty.
Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý; ký, thanh lý hợp
đồng lao động hợp đồngthuộc thẩm quyền.
- Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng quản trị.
IV.
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
1. PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
- Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý nhân sự; xắp
xếp, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực, mô hình quản lý công ty, tổ chức bộ
máy các phòng ban; thực hiện chế độ thi đua khen thưởng kỷ luật, bổ nhiệm,
miễn nhiệm cán bộ công nhân viên và các chế độ chính sách khác đối với
người lao động; công tác đoàn thể, tổ chức công đoàn trong toàn công ty;
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác đối ngoại;

- Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác tuyển dụng,
đào tạo và bố trí sử dụng người lao động theo yêu cầu công việc;
- Quản lý các loại tài sản, trang thiết bị, công cụ lao động, phương tiện lao
động tại khu vực văn phòng, quản lý công tác tạp vụ, vệ sinh, điện nước,
điện thoại, internet, văn phòng phẩm, các sinh hoạt tập thể của Công ty.
2. PHÒNG KẾ TOÁN
-

Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử
dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất.

-

Giúp Hội đồng quản trị Công ty trong việc chấp hành các quy định về tài
chính, tín dụng, chế độ kế toán của Nhà nước cũng như của Công ty.

-

Bảo đảm đáp ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác của Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước
và Quy chế tài chính của Công ty


-

Kiểm soát hoạt động tài chính của các phòng ban theo đúng quy định của
Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty.

-


Xây dựng quy trình quản lý thu chi tài chính của công ty theo đúng quy định
quản lý kinh tế của nhà nước, của công ty, và đúng pháp luật.
3.

PHÒNG KINH DOANH

-

Phối hợp với các phòng ban liên quan xây dựng kế hoạch kinh doanh tổng
hợp hàng năm, hàng quý, hàng tháng, kế hoạch kinh doanh dài hạn trên cơ
sở định hướng phát triển của Công ty.

-

Tổng hợp, lập báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất của Công ty theo quy
định.

-

Xác định thị trường tham mưu cho Giám đốc về công tác tiếp thị, chiến lược
kinh doanh từng mặt hàng và lĩnh vực đầu tư;

-

Tham mưu, hỗ trợ Giám đốc trong công tác đàm phán hợp đồng kinh tế;

-

Phối hợp với các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc thực

hiện Hợp đồng Kinh tế. Phối hợp nghiệm thu, thanh quyết toán và thanh lý
các Hợp đồng sau khi hoàn thành;

-

Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Hợp đồng kinh tế trong toàn Công ty
hàng quý, năm và báo báo cáo đột xuất theo yêu cầu…
4.

PHÒNG KỸ THUẬT

-

Nghiên cứu phát triển dự án;

-

Quản lý tiến độ thi công;

-

Quản lý chất lượng và nghiệm thu sản phẩm;

-

Quản lý công tác khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ;

-

Quản lý hồ sơ thiết kế và tài liệu khoa học kỹ thuật.


-

PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ
Quản lý kho hàng nhập, xuất theo yêu cầu kinh doanh;
Báo cáo tồn kho định kỳ và bất thường theo yêu cầu của giám đốc;
5.


-

Đảm bảo tiến độ cung cấp vật tư theo yêu cầu kinh doanh hoặc thi công
công trình;
Đảm bảo an toàn hàng hóa vật tư trong kho;
Thống kê hàng tồn, tham mưu cho Giám đốc về chủng loại và số lượng hàng
hóa cần nhập.



×