Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Khóa luận tốt nghiệp về giâm hom tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.54 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Nông Học

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của một số biện pháp
kỹ thuật nhân giống đối với cây hồ tiêu giâm
hom tại Thừa Thiên Huê
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Hiền

Lớp

: Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan 47

Thời gian thực hiện

: 01/2017 – 05/2017

Địa điểm thực hiện

: Phường Thuận Hòa, Tp Huê, Tỉnh Thừa Thiên Huê

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Quang Cơ
Bộ môn

: Rau hoa quả và cảnh quan

NĂM 2017




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo
hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Cơ đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn:Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông lâm Huế.
Quý thầy cô trong khoa Nông học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi trong suốt quá trình học cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và những người bạn thân thiết đã động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện cũng như hoàn thành báo cáo
này.
Huế, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiền


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2.1. Dinh dưỡng cơ bản có trong 2tsp hạt tiêu
Bảng 2.2.2. Thành phần vitamin trong 2tsp hạt tiêu đen
Bảng 2.2.3. Thành phần các chất có trong 100g hạt tiêu
Bảng 2.3.1. Diện tích trồng hồ tiêu trên thế giới từ năm 1995 - 2014
Bảng 2.3.2. Diện tích trồng hồ tiêu của một số nước trên thế giới
Bảng 2.3.3. Sản lượng hồ tiêu thế giới từ năm 1995 - 2014
Bảng 2.3.4. Sản lượng hồ tiêu của một số quốc gia trên thế giới
Bảng 2.3.5. Giá hồ tiêu từ năm 2010 - 2015
Bảng 3.3.1. Mô tả công thức thực hiện thí nghiệm
Bảng 4.1. Thời tiết, khí hậu từ 01/01/2017 - 30/04/2017 tại Thừa Thiên Huế
Bảng 4.2. Tỷ lệ hom sống của các công thức thí nghiệm

Bảng 4.3. Tỷ lệ bật mầm ở các công thức thí nghiệm
Hình 4.3. Tỷ lệ bật mầm ở các công thức thí nghiệm
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao mầm ở các công thức thí nghiệm
Bảng 4.5.1. Động thái ra lá ở các công thức thí nghiệm
Bảng 4.5.2. Động thái tăng trưởng độ rộng của lá ở các công thức thí nghiệm
Bảng 4.5.3. Động thái tăng trưởng độ dài của lá ở các công thức thí nghiệm
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu về rễ ở các công thức thí nghiệm
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế ở các công thức thí nghiệm cho 10.000 bầu


DANH MỤC ĐỒ THỊ HÌNH ẢNH

Hình 4.2. Tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm sau 110 ngày giâm
Hình 4.3. Tỷ lệ bật mầm ở các công thức thí nghiệm
Hình 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao mầm ở các công thức thí nghiệm


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
+) Fao: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh là
Food and Agriculture Organization of the United Nations)
+) TCN: Trước công nguyên
+) IPC: Hội đồng Hồ tiêu Quốc tế (tiếng Anh là International Pepper
Community)
+) PE: Polyetylen
+) CT1: Công thức 1
+) CT2: Công thức 2
+) CT3: Công thức 3
+) CT4: Công thức 4
+) CT5: Công thức 5
+) CT6: Công thức 6

+) Cu: Đồng
+) Zn: Kẽm
+) Mg: Magie
+) Mo: Molipden
+) Fe: Sắt
+) B: Bo
+) MS: Murashige và Skoog
+) IBA:Là chất kích thích Idolbutylic acid
+) BA: Benzyl adenine
+) 2,4 – D: Axit 2,4 dicloro-phenoxiaxetic
+) IAA: Indoly axetic acid


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiêt của đề tài

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất
khẩu hồ tiêu. Từ năm 1995 đến năm 2014 diện tích liên tục tăng từ 7.000 ha lên
tới 58.527 ha và sản lượng tăng từ 12.100 tấn lên tới 151.761 tấn [20].Tuy diện
tích, năng suất và sản lượng tương đối lớn nhưng ngành sản xuất hồ tiêu ở nước
ta chủ yếu là tự phát dưới hình thức sản xuất nông hộ, phần lớn cây tiêu được
trồng và chăm sóc theo kinh nghiệm từng nông hộ. Do vậy, sản xuất gặp nhiều
khó khăn trong việc sử dụng giống cũng như trong áp dụng các kỹ thuật canh tác
và phòng trừ sâu bệnh hại cây tiêu. Đặc biệt bệnh thối rễ (chết nhanh) do nấm
Phytophthora capsici là bệnh gây thiệt hại lớn nhất về kinh tế trên cây hồ tiêu
[11, tr. 10-28], [10, tr. 10-15].
Chế phẩm sinh học Pseudomonas được tạo ra từ chủng vi khuẩn đối kháng

Pseudomonas putida được phân lập từ rễ cây hồ tiêu khoẻ ở Việt Nam và có khả
năng tạo ra chất hoạt dịch putisolvin, có khả năng phân giải bào tử động của
bệnh chết nhanh và làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh chết nhanh của cây hồ tiêu
giâm hom ở vườn ươm trồng trong đất nhiễm nấm P. capsici. Ngoài ra chủng
P .putida có khả năng tạo ra indole acetic acid (IAA) là một chất kích thích sinh
trưởng cho cây trồng [12], [13, tr 839-851].
Cây hồ tiêu có thể nhân giống bằng hạt và nhân giống vô tính bằng các
loại cành. Kỹ thuật nhân giống bằng hạt thường áp dụng với mục đích nghiên
cứu thí nghiệm, lai tạo giống và hầu như không thực hiện trong thực tế sản xuất,
vì cây con không đảm bảo đặc tính di truyền của cây mẹ, cây yếu và chậm phát
triển [2, tr 6]. Cây con gieo từ hạt thường có tỷ lệ bất thường cao, cây con phải
mất 7 năm sau mới cho trái và một số cây có thể mang hoa đơn phái [4, tr. 6669]. Phương pháp nhân giống vô tính có thể giữ được các đặc tính tốt của cây
mẹ. Đối với cây hồ tiêu có thể nhân giống vô tính bằng chiết cành, ghép cành,
giâm cành. Giâm cành là phương pháp dễ thực hiện, phổ biến được áp dụng hầu
hết cho các nước trồng tiêu trên thế giới. Vật liệu giâm cành gồm có ba loại hom
trên dây tiêu: cành thân, cành lươn và cành vượt. Lấy hom từ thân chính để sản
xuất cây con là việc rất phổ biến hiện nay ở Tây Nguyên. Cành thân làm hom
giống chỉ được cắt trên các trụ tiêu 1 - 1,5 tuổi trước đó được trồng bằng hom
thân. Sử dụng đoạn cành thân bánh tẻ, bỏ phần ngọn. Mỗi hom cành thân có từ 4
- 6 đốt, các đốt phải có rễ bám tốt [2, tr. 6, 45]. Tuy nhiên, việc giâm hom có xử


lý thuốc kích thích và chế phẩm sinh học Pseudomonas chưa có nghiên cứu nào
chỉ ra loại nào là phù hợp. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nhận giống đối với cây hồ tiêu tại
Thừa Thiên Huê” nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống hồ tiêu khỏe từ
hom thân với số đốt/hom phù hợp và tiết kiệm chi phí.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1.Mục đích của đề tài
-


-

-

-

của đề tài

Bổ sung hoàn thiện quy trình nhân giống hồ tiêu tại Thừa Thiên Huế, giảm tỉ lệ
chết, tăng tỷ lệ bật mầm, ra rễ trên cây hồ tiêu giâm hom.
1.2.2.Yêu cầu của đề tài
Đánh giá được ảnh hưởng của số mắt trên hom đến tỷ lệ sống, tỷ lệ bật mầm và
ra rễ của cây hồ tiêu.
Đánh giá ảnh hưởng của một số loại thuốc kích thích, chế phẩm đến sinh trưởng
phát triển của hom giống.
Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại thuốc kích thích, chế phẩm sinh
học trong việc nhân giống hồ tiêu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học nâng cao tỷ lệ sống của hồ tiêu giâm hom.
Góp phần giảm tỷ lệ chết của hom giống ở vườn ươm và sau khi ra ruộng sản
xuất
1.3.2.Ý nghĩ thực tiễn
Hoàn thiện quy trình nhân giống hồ tiêu và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.


2.1.

PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc họ Piperaceae, bộ Piperales, có số nhiễm
sắc thể 2n = 52[3].
Cây hồ tiêu có nguồn gốc ở Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm
phía Tây vùng Ghats và Assam [3]. Thường là ở vùng đồng bằng và ít khi được
tìm thấy ở độ cao trên 1500m (Purseglove, 1968). Người Hi Lạp gọi là Piperi,
các nước nói tiếng Latin gọi là Piper và người Anh gọi là Pepper tất cả các tên
gọi này đều bắt nguồn từ Sanskrit, người dân bản xứ gọi là Pippali, chính là tên
của loại “tiêu dài” mà cho đến nay không còn được tìm thấy ở Châu Âu nữa.
Tuy nhiên, Chevalier (1925) cho biết cây tiêu chắc chắn là cây bản địa ở
Đông Dương, bằng chứng là Balanca đã tìm thấy tiêu dại ở vùng núi Ba Vì,
miền Bắc Việt Nam. Ở Campuchia, người Stiêng đôi khi cũng thu hoạch tiêu
trong rừng.
Tiêu là sản phẩm được ưa thích tại Ấn Độ từ thời xa xưa và là loại gia vị đưa
đến Châu Âu trong thời Hy Lạp và Rome cổ. Theo triết gia Theophrastus (372 –
287 TCN), những nhà triết học Hy Lạp thỉnh thoảng gọi nó là “cha của những
loài thực vật” và đã được một học trò của Alexander, dưới thời Aristotle phân
biệt được hai loại tiêu có tên là tiêu đen và loại kia là Piper nigrum, cho thấy sự
xuất hiện rất sớm của hạt tiêu tại Châu Âu.
Người ta cho rằng con người bắt đầu trồng tiêu từ những năm 2000 TCN.
Không biết rằng các vườn tiêu đầu tiên xuất hiện khi nào, nhưng vào cuối thế kỷ
thứ XVIII, tiêu đã được trồng phổ biến tại Malabar, Ấn Độ. Theo Jan
Kieniewicz vào cuối thế kỷ XVIII, mỗi vườn rộng từ 0,5 đến 1 mẫu Anh và có
khoảng 50 đến 150 trụ, một trụ trồng khoảng 6 dây tiêu, như vậy một khu vườn
trồng khoảng 300 đến 600 dây tiêu và thu hoạch từ 125 đến 600 pounds. Các
nhà vườn lúc này sử dụng hạt tiêu cho các hoạt động trong gia đình và bán ra
bên ngoài. (đề tài Trần Thái Hà, 2011)
Từ bờ biển Malabar thuộc Ấn Độ, tiêu đã được vận chuyển qua những con
đường mòn trên lục địa cũng như trên biển bằng những con tàu được xây dựng

bởi Rome và Ấn Độ đã giúp cho việc buôn bán thứ gia vị này trở nên thuận lợi
và độc quyền.
Tiêu trắng được đề cập đến đầu tiên bởi Dioscorido và trong thời kỳ đó người
ta nghĩ rằng nó đến từ những cây tiêu khác hơn cây tiêu đã tạo ra tiêu đen. Theo


Ridley (1912) khoảng năm 77 sau công nguyên tuyên bố rằng: Tiêu dài có giá trị
bằng 15 Dinơ cho 1 pau, còn tiêu trắng có giá 7 Dinơ, tiêu đen là 4 Dinơ. [ Đinh
Xuân Đức]
Tiêu có thể được mang đến Java, Indonexia bởi những người thuộc địa Hindu
trong khoảng giữa năm 100 trước công nguyên và năm 600 sau công nguyên, vì
việc trồng trọt nó tại Archipelago, Indonexia, ít nhất bắt đầu trong khoảng thời
gian đó.
Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm, hóa
phẩm, dược… hạt tiêu được sử dụng ngày càng phổ biến.
Trong nhiều năm, Ấn Độ là nước trồng hồ tiêu nhiều nhất thế giới, tập trung
canh tác ở Kerela và Mysore, sau đó là Hải Nam (Trung Quốc), Indonesia,
Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một ít ở Campuchia (Sadanandan,
2000). Ngoài vùng này hồ tiêu còn được trồng phổ biến ở Brazil và Madagascar.
Ở Srilanka, cây hồ tiêu được canh tác nhiều kể từ năm 1739, tập trung ở
Kandy, sản xuất khoảng 7.000 – 8.000 tấn/năm, phần lớn để sử dụng trong nước.
Ở Indonesia, cây hồ tiêu được đưa vào trồng khoảng thời gian 100 năm TCN
đến năm 600 sau công nguyên, diện tích canh tác tổng cộng hơn 20.000 ha, phần
lớn ở Sumatra chiếm 70%, đảo Bangka chiếm 20% và Java chiếm 10%.
Ở Sarawak (thuộc quần đảo Malaysia), hồ tiêu được trồng thâm canh với
diện tích 12.000 ha vào thời kỳ 1953 – 1955. Ở các đảo khác thuộc Malaysia,
diện tích trồng tiêu không nhiều nhưng sản phẩm chủ yếu dùng cho xuất khẩu.
Ở Thái Lan, hồ tiêu được trồng tập trung ở tỉnh Krat và Chantaboun.
Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI, nhưng
đến thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1925; Phan Hữu Trinh và

cộng sự, 1987). Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đối
khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do người Hoa
gốc ở đảo Hải Nam theo Mạc Cửu di cư vào Hà Tiên. Cũng trong khoảng thời
gian này và đầu thế kỷ XX, cây tiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp phát
triển lên Bình Long, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam (Biard et
Roule, 1942) (Trần Thị Thu Hà, 2012- kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh).
Ở Châu Phi cây hồ tiêu mới được đưa vào trồng thế kỉ thứ XIX với
Madagasca là địa bàn canh tác lớn nhất, sau đó là Nigeria, Công – gô và Cộng
hòa Trung Phi.


Ở Châu Mỹ, Brazil là nước canh tác hồ tiêu lớn nhất với giống tiêu do người
Nhật đưa từ Singapore sang từ những năm 1920. Nhưng diện tích và sản lượng
hồ tiêu của Brazil chỉ tăng nhanh từ sau chiến tranh thế giới thứ II: từ 300 tấn
(1950) lên 4000 tấn (1960), 14.000 tấn năm 1980 và hiện đang là một trong
những nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới.
2.2.
2.2.1.

Tầm quan trọng của hồ tiêu
Giá trị sử dụng của hồ têu

Cây tiêu được đánh giá là cây có giá trị kinh tế bởi giá trị sử dụng phong phú
của nó. Hạt tiêu được sử dụng như một loại gia vị, một loại thuốc. Ngoài ra nó
còn được sử dụng trong công nghệ hương liệu, để tạo ra chất thơm dùng trong
hóa dược và mỹ phẩm. Trước đây, nó còn được dùng như một loại thuốc để xua
đuổi côn trùng. Tuy nhiên, hiện nay ít tìm thấy trong các loại thuốc Tây.
Giá trị sử dụng của hồ tiêu được quyết định bởi thành phần các chất có trong
hạt tiêu.
Bảng 2.2.1. Dinh dưỡng cơ bản có trong 2tsp hạt tiêu

Chỉ tiêu

Đơn vị

Calories

10,88

Calories từ chất béo

1,24

Calories từ chất béo bão hòa

0,36

Protein

0,48g

Carbohydrat

2,76g

Chất xơ

1,12g

Chất béo tổng số


0,12g

Chất béo bão hòa

0,04g

Chất béo đơn

0,04g

Chất béo đa

0,04g


(Nguồn: Nelson, S.C., và K.T. Eger, 2011)
Tiêu đen còn là một nguồn giàu mangan, sắt và chất xơ. Ngoài ra nó còn
chứa các loại vitamin khác như A, B, C, E trong đó vitamin K chiếm tới 6,88
mcg trong 4,28g hạt tiêu. Vitamin K có tác dụng trong phòng bệnh tim mạch,
đột quỵ, loãng xương, bệnh Alzheimer…
Bảng 2.2.2. Thành phần vitamin trong 2tsp hạt tiêu đen
Chỉ tiêu

Đơn vị

Vitamin A IU

8,12 UI

Vitamin A RE


0,80 RE

A – Carotenoid

0,80 RE

A – beta carotene

4,88 mcg

Thiamin – B

0,00 mg

Riboflavin – B2

0,00 mg

Niacin – B3

0,04 mg

Niacin equiv

0,04 mg

Vitamin C

0,88 mg


Vitamin E alpha equiv

0,04 mg

Vitamin E IU

0,08 IU

Vitamin E mg

0,04 mg

Folate

0,44 mcg

Vitamin K

6,88 mcg
(Nguồn: Nelson, S.C., và K.T. Eger, 2011)

Theo De Waard và Anunciado (1999) trong 100g tiêu đen, thành phần
piperrin chiếm từ 4,9 đến 7,7 %. Piperrin (C 17H19O3N) là tinh thể không màu,


không mùi, không tan trong nước sôi, tan mạnh trong rượu nóng, tính kiềm nhẹ,
đồng phân với Morphin. Trong hạt tiêu còn có một loại nhựa gọi là Chavicin
(C17H19O3N), có mùi cay nồng và không màu, biến vàng theo thời gian. Đây là
nguyên nhân làm cho hạt tiêu có vị cay.

Tiêu đen có chứa khoảng 3% tinh dầu, có mùi thơm, trong đó chứa nhiều
hydrocacbon monoterpenes: sabinene, beta-pinen, limonene, các terpinene,
alpha-pinen, mycrcene, delta3-carene và dẫn xuất monoterpene (borneol,
carvone, carvacrol, 1,8-cineol, linalool). Sesquiterpenes trong tinh dầu chiếm
khoảng 20%: beta-caryophyllene, humulene, beta-bisabolone, oxit
caryophyllene và xeton. Phenylether (eugenol, myristicin, safrole) cũng được
tìm thấy.
Ở tiêu trắng hàm lượng tinh dầu thấp hơn khoảng 1%, các hợp chất
hydrocacbon có nhiều nhất là monoterpene: limonene, beta-pinen, alpha-pinen
và alpha-phellandrene.
Chất đạm và tro trong hạt tiêu đen đều nhiều hơn trong hạt tiêu trắng vì phần
lớn chúng nằm ở lớp vỏ.
Bảng 2.2.3. Thành phần các chất có trong 100g hạt tiêu
Chỉ tiêu

Tiêu đen (khô)

Tiêu trắng

Nước

9,5 – 12,0 g

9,5 – 13,7 g

Chất đạm

10,9 – 12,7 g

10,7 – 12,4 g


Tinh bột

25,8 – 44,8 g

53,9 – 60,4 g

Chất xơ

9,7 – 17,2 g

3,5 – 4,5 g

Tro

3,4 – 6,0 g

1,0 – 2,8 g

Piperrin

4,9 – 7,7 %

5,5 – 5,9 %

Các hydrocacbon khác

1,0 – 1,8 %

0,5 – 09 %


Nguồn: De Waard và Anunciado, 1999
Tác dụng dược lý:


Theo y học cổ truyền, tiêu có vị cay, tính nóng, có tác dụng kích thích tiêu
hóa, giúp ấm bụng, giảm đau, chống nôn. Hạt tiêu đen được dùng chữa cảm hàn
do nó làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài và làm ấm bụng, tăng sức nóng ở
trong. Còn tiêu sọ (tiêu trắng) chuyên trị tiêu chảy, thổ tả, có tác dụng sát khuẩn.
Ở Trung Quốc, hạt tiêu được chế thành cao dán để chữa hen. Người Ấn Độ
dùng tiêu để chữa dịch tả, tăng cường sức khỏe cho cơ thể yếu mệt sau khi sốt
và phòng tái phát bệnh sốt rét. Người Indonesia dùng tiêu làm thành phần của
một số loại thuốc bổ, thuốc giảm đau cho phụ nữ sau đẻ. Còn ở Nepan, tiêu
được phối hợp với nhiều vị khác để làm thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm, khó
tiêu, viêm khớp.
Để chữa tê thấp, có thể ngâm hồ tiêu, đại hồi, phèn chua với rượu, dùng xoa
bóp ngoài. Còn nếu bị đau răng, sâu răng, việc xát bột tiêu vào chân răng có thể
giúp làm giảm cơn đau và diệt khuẩn [16].
Theo Nelson, S.C., và K.T. Eger. (2011) thì hạt tiêu đen có một số công dụng
làm thuốc, bao gồm cả khả năng kiểm soát giun sán, và có thể dùng cấp cứu cho
một số bệnh như: hen suyễn, ho, bệnh tim, viêm họng, mù lòa, rối loạn tiết niệu,
răng và cơ bắp đau nhức, viêm, rắn cắn, bệnh về mắt và bệnh tả.
Nó được coi như là thuốc giải độc cho các chất độc và một tác dụng khác là
kích thích tình dục. Pepper có thể tăng cường tiêu hóa thức ăn bởi vì sau khi
uống thuốc của nó, dịch tiết của tuyến tụy và dạ dày hệ thống tăng.
Rễ của hạt tiêu cũng được sử dụng như một loại thuốc gây mê dạ dày (gây
mất cảm giác hoặc nhận thức), giảm đau (làm giảm đau mà không gây mất hoàn
toàn cảm giác), giãn cơ bắp, kích thích tiêu hóa, chất khử trùng, thuốc lợi tiểu
(tăng lượng nước tiểu), bài tiết mồ hôi (mồ hôi, thúc đẩy ra mồ hôi), giải lo âu
(làm giảm lo âu), và như là một thôi miên.

Tuy nhiên cần lưu ý là nếu dùng hạt tiêu với liều lượng thấp có tác dụng tăng
dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon cơm. Nhưng với liều lượng
lớn, hạt tiêu làm kích thích niêm mạc dạ dày, gây sung huyết và viêm cục bộ,
gây sốt, viêm đường tiểu tiện và đi tiểu ra máu.
Piperrin và piperidin gây độc ở liều cao, piperidin làm tăng huyết áp, làm tê
liệt hô hấp và một số đầu dây thần kinh. Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng và


diệt kí sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi hồ tiêu xua đuổi được các sâu bọ, do đó hồ
tiêu được dùng để bảo vệ quần áo len khỏi bị bọ nhạy cắn.
Sử dụng làm gia vị: Hồ tiêu là thứ gia vị có tính chất thương mại quan trọng
nhất trong các gia vị được sử dụng trên thế giới hiện nay. Hạt tiêu giúp thức ăn
trở nên thơm ngon hơn nhiều lần. Hạt hồ tiêu không những làm tăng thêm
hương vị của món ăn mà còn làm át đi vị tanh nồng, mùi đặc biệt đôi khi khó
chịu của một số loại thực phẩm giàu đạm như cua, cá, ốc hến …. Ngày nay cùng
với sự phát triển của công nghiệp sản xuất thức ăn nhanh thì sức tiêu thụ hạt tiêu
ngày càng mạnh.
Trong công nghiệp hương liệu: Chất piperin trong hạt tiêu được thủy phân
thành Piperidin và axit piperic. Axit piperic bị oxy hóa bởi KMnO 4 tạo thành
piperonal, là chất thơm đặc biệt dùng trong mỹ phẩm. Tinh dầu tiêu với mùi
thơm đặc biệt, được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hóa dược. Dầu
nhựa tiêu được phân lập thành hai dạng: Dạng chất cháy được, tan trong môi
trường kiềm và dạng chất lỏng màu xanh đậm được sử dụng trong hương liệu và
hóa dược.
Trừ côn trùng: Piperine, một trong các alkaloid trong hạt tiêu, có hiệu quả
xua đuổi ruồi nhà, và người làm vườn sử dụng thuốc xịt hạt tiêu để phòng trừ
một số loại sâu bệnh.[ Nelson, S.C., và K.T. Eger., 2011].
Trước kia người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt tiêu xay để tẩm vào da
trong khi thuộc, ngừa côn trùng phá hại. Nhưng từ khi xuất hiện các loại thuốc
tổng hợp, công hiệu và rẻ tiền hơn thì hạt hồ tiêu không được sử dụng trong lĩnh

vực này nữa.
2.2.2.

Giá trị kinh tế của hồ tiêu

Hạt tiêu là một loại gia vị có giá trị thương mại và xuất khẩu cao. Mức nhu
cầu hàng năm được tăng thêm mỗi năm. Tuy diện tích và sản lượng hồ tiêu có
xu hướng tăng nhưng sự gia tăng này không đồng đều và phụ thuộc rất nhiều
vào sự biến động giá cả, tình hình sâu bệnh hại. Do đó, trong thời gian dài sắp
tới, cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu và hồ tiêu vẫn là cây cho hiệu quả kinh tế cao
so với các loại nông sản khác. Trên thị trường thế giới, các sản phẩm hồ tiêu
được giao dịch bởi các dạng sau: tiêu đen, tiêu trắng (tiêu sọ), tiêu xanh và dầu
nhựa tiêu.


Thời gian qua ngành Hồ tiêu Việt Nam đã có được sự tăng trưởng nhanh,
diện tích ước đã là 130.000 ha, sản lượng xuất khẩu năm 2016 trên 179.000 tấn,
đạt kim ngạch trên 1,4 tỷ đô-la. Dự kiến sản lượng xuất khẩu 2017 sẽ tăng
khoảng 15%. [17]
2.3.

Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thê giới và Việt Nam

2.3.1. Tình hình chung của ngành hồ tiêu trên thế giới
Trong thập niên qua, ngành hồ tiêu thế giới thay đổ mạnh mẽ trên nhiều mặt
về cả diện tích, năng suất và sản lượng.Từ năm 1995 đến nay, với nhiều nguyên
nhân tác động thì diện tích hồ tiêu đã có nhiều thay đổi. Cụ thể ở bảng 2.3.1.
Bảng 2.3.1. Diện tích trồng hồ tiêu trên thế giới từ năm 1995 - 2014
Năm


Diện tích (ha)

Năm

Diện tích( ha)

1995

363.286

2005

524.052

1996

380.917

2006

636.774

1997

358.388

2007

620.848


1998

373.971

2008

567.370

1999

441.417

2009

613.656

2000

418.887

2010

565.082

2001

466.659

2011


544.488

2002

494.051

2012

562.087

2003

517.003

2013

482.512

2004

535.376

2014

482.561
Nguồn: Faostat

Với những biến đổi thất thường của thị trường, giá cả, cung cầu và bệnh dịch
thì diện tích trồng hồ tiêu cũng tăng giảm thất thường và đạt diện tích lớn nhất
vào năm 2006 với diện tích 636.774 ha. Sau năm 2006 thì diện tích thay đổi thất

thường và giảm mạnh đển năm 2014 diện tích trồng hồ tiêu chỉ còn 482.561 ha.
Diện tích trồng hồ tiêu thế giới bị biến đổi mạnh là do diện tích trồng hồ tiêu
các quốc gia chủ lực trong ngành hồ tiêu thay đổi mạnh mẽ.
Bảng 2.3.2. Diện tích trồng hồ tiêu của một số nước trên thế giới
Nước
1995

Barazil

Ấn Độ Indonesia Malaysia SriLanka Việt Nam

18.743 193.300

71.500

10.333

26.990

7.000


2006

33.224 260.200

192.604

12.128


30.490

40.500

2014

19.070 124.000

162.700

10.414

39.650

58.527

Nguồn: Faostat
Từ năm 1995 đến 2006, Ấn Độ là quốc gia có diện tích trồng hồ tiều lớn
nhất thế giới đạt 193.300 ha (năm 1995) hơn quốc gia đứng thứ 2 gần 7,2 lần và
hơn Việt Nam 27,6 lần. Sau 11 năm từ năm 1995- 2006 thì Ấn Độ vẫn là quốc
gia có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất thế giới đạt 260.200 ha (năm 2006) hơn
quốc gia đứng thứ 2 là Indonesia 1.35 lần và hơn Việt Nam 6,4 lần. Năm 2014,
diện tích trồng hồ tiêu của Ấn Độ lại bị sụt giảm mạnh so với năm 2006 còn một
nữa diện tích và đứng thứ hai thế giới về diện tích trồng hồ tiêu trên thế giới.
Tuy cùng trên đà giảm diện tích trồng hồ tiêu như các cường quốc trồng hồ tiều
khác nhưng Indonesia đã vượt Ấn Độ để lên đứng đầu về diện tích trồng hồ tiêu
trên thế giới.
Cùng với sự biến động của diện tích trồng hồ tiêu trên thế giới thì sản lượng
cũng biến động. Qua bảng 2.3.3. sản lượng hồ tiêu thế giới từ năm 1995 – 2014
để thấy rõ biến động.

Bảng 2.3.3. Sản lượng hồ tiêu thế giới từ năm 1995 - 2014
Năm

Sản lượng (tấn)

Năm

Sản lượng (tấn)

1995

238.415

2005

445.983

1996

240.738

2006

467.237

1997

237.500

2007


461.823

1998

258..751

2008

446.013

1999

305.005

2009

459.587

2000

316.069

2010

419.233

2001

360.908


2011

420.864

2002

397.220

2012

416.143

2003

421.699

2013

436.949

2004

426.879

2014

462.955
Nguồn: Faostat


Từ năm 1995 – 2014, tuy diện tích trồng hồ tiêu thế giới biến đổi mạnh
nhưng sản lượng hồ tiêu tăng tương đối nhẹ qua các năm và sản lượng lớn nhất
vào năm 2006 đạt 467.237 tấn.


Trong giai đoạn 1995- 2014, những quốc gia đóng góp sản lượng hồ tiêu lớn
cho thế giới là: Ấn Độ, Indonesia, Barazil , Việt Nam, SriLanka và Malaysia với
sản lượng cụ thể ở bảng 2.3.4.
Bảng 2.3.4. Sản lượng hồ tiêu của một số quốc gia trên thế giới
Nước

Brazil Ấn Độ Indonesia Malaysia Sri Lanka

Việt Nam

1995

33.852 60.700

58.955

15.768

16.000

12.100

2006

80.316 92.900


77.534

19.092

18.600

102.570

2014

42.339 51.000

87.400

27.500

27.847

151.761

Nguồn: Faostat
Sản lượng hồ tiêu ở mỗi quốc gia qua mỗi
năm lại có những biến đổi khác nhau. Năm 1995, là một quốc gia có diện
tích trồng hồ tiêu lớn nhất và cũng có sản lượng lớn nhất thế giới đạt 60.700 tấn
hơn hắn nước có sản lượng thấp nhất là Việt Nam (12.100 tấn) gần 5 lần. Năm
2006, ngành hồ tiêu Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ là đạt sản lượng 120.570
tấn hơn hẳn Ấn Độ ( 92.900 tấn, 2006) 9.670 tấn và gấp SriLanka gần 5,5 lần.
Năm 2014, sản lượng hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng đạt 151.761 tấn hơn hẳn Ấn
Độ gần 3 lần và Malaysia 5,5 lần.

Cùng với năng suất, sản lượng hồ tiêu thì giá hồ tiêu là mối quan tâm hàng
đầu của người trồng, nhà doanh nghiệp và người tiêu thụ. Giá hồ tiêu bắt đầu
tăng tốc vào đầu thế kỷ 21, với nhiều mô phỏng suy đoán về giá cả trong tương
lai. Một vài nước trồng hồ tiêu đã không chú ý đến sự phát triển ngành hàng này,
hoặc chỉ mong muốn duy trì cái hiện có mà thôi. Tuy nhiên, vào năm 2009, giá
hồ tiêu trên thị trường quốc tế có hiện tượng tăng đột biến, vượt cả dự báo về giá
trong tương lai; không ai dám chắc nó sẽ diễn biến như thế nào và tính ổn định
của nó trong tương lai, khi ấy, người ta rất cần có những phân tích mang tính
chất hệ thống [18].
Không hề có sự suy giảm về cung nhưng giá hồ tiêu vẫn có xu hướng tăng.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự thay đổi về tập quán dùng lương thực,
sự gia tăng nguồn thu nhập của con người trong những thị trường mới nổi và xu
hướng chế biến ăn ngon đã tạo nên nhu cầu mới cao hơn đối với ngành hàng
thực phẩm, đặc biệt là gia vị. Mặc dù không có chứng cớ rõ ràng, người ta vẫn
thấy một xu hướng gia tăng giá hồ tiêu hiện nay mà không có hiện tượng suy
giảm trong tương lai [19].


2.3.2. Tình hình chung của ngành hồ tiêu ở Việt Nam
Báo cáo của Jha, chuyên viên kinh tế của IPC vào tháng 3/2016 cho biết:
Ngành trồng tiêu thế giới trong thời gian từ 1996 đến 2015 có sản lượng tiêu hạt
tăng nhanh, với sự đóng góp tích cực của Việt Nam kể từ năm 2003. Trước đó,
nước dẫn đầu luôn là Ấn Độ và Indonesia. Năm 1990, Việt Nam chỉ đóng góp
4% sản lượng hồ tiêu thế giới, nhưng đến năm 2000 là 14%, năm 2003 là 25%.
Năm 2015, Việt Nam đóng góp 32% sản lượng hồ tiêu thế giới; kế đó là Ấn Độ
góp 18%, Indonesia góp 16%, Malaysia góp 7%, Sri Lanka góp 6% và phần còn
lại của thế giới đóng góp 12%. Trong 10 năm qua, diện tích trồng hồ tiêu tăng
29% và sản lượng hồ tiêu tăng 85%. Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu tăng 204%
trong 30 năm qua, có nghĩa là trung bình mỗi năm tăng được 6,8%. IPC dự đoán
Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng 34% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của mình trong 8

năm tới.
Cùng với sự tăng mạnh về sản lượng thì thị trường xuất khẩu hồ tiêu cũng đã
thuận lợi. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2016, Việt Nam đã xuất
khẩu một khối lượng tiêu kỷ lục nhất từ trước tới nay, lượng xuất khẩu đạt
179.233 tấn hồ tiêu các loại, bao gồm 159.171 tấn tiêu đen và 20.062 tấn tiêu
trắng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 439,87 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 1 tỷ
215,36 triệu USD, tiêu trắng đạt 224,51 triệu USD. So với năm 2015, lượng xuất
khẩu tăng 34,9% tương đương 45.664 tấn, giá trị tăng 12,83% tương đương với
163,7 triệu USD.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 3, Việt Nam xuất
khẩu được 51.171 tấn Hồ tiêu các loại, bao gồm 46.127 tấn tiêu đen và 5.044 tấn
tiêu trắng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 323,06 triệu USD, tiêu đen đạt 276,74
triệu USD, tiêu trắng đạt 46,32 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2016, lượng xuất
khẩu tăng 15,55% tương đương 6.885 tấn.
Bên cạnh, sản lượng và thị trường thì giá hồ tiêu cũng tăng qua các năm, cụ
thể ở bảng 2.3.5.
Bảng 2.3.5. Giá hồ tiêu từ năm 2010 - 2015
Năm

Giá bán (USD/tấn)

2010

2.848,5

2011

4.676,3

2012


6.104,4

2013

6.168,0

2014

7.084,6

2015

8.465,9


2.4.

Nguồn: Faostat
Tình hình nghiên cứu về phương pháp nhân giống hồ tiêu trên thê giới và ở
Việt Nam
Hồ tiêu là một cây trồng lâu năm, vì vậy giống hồ tiêu đóng vai trò cực kỳ
quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả đầu tư suốt cả chu kỳ dài từ 20
-30 năm. Nhưng trong thực tế sản xuất thì việc nhân giống hồ tiêu đa phần dựa
vào kinh nghiệm nên chất lượng giống hồ tiêu khi trong đại trà không cao, ảnh
hưởng đến hiệu quả của người sản xuất. Chính những khó khăn đó mà đã có
nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quy trình nhân giống hồ tiêu khác nhau.
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về phương pháp nhân giống hồ tiêu trên thế giới
thế giới
Đối với nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng thì giống là yếu tố then

chốt quyết định chi phí đầu tư, năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế. Thấu
hiểu được điều này, mà đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới khác nhau tìm
hiểu, nghiên cứu về các phương pháp nhân giống hồ tiêu.
Trường Đại học Calicut ở bang Kerala của Ấn Độ, đã sử dụng đỉnh sinh
trưởng của cây tiêu để nuôi cây mô. Sau 4 tháng nuôi cấy, cây hồ tiêu có chiều
cao 4- 5 cm, được tạo rễ và huấn luyện trong nhà kính.
Ở Trung tâm Sarawak (Malaysia), một số tác giả đã đề cập tới phương pháp
ghép đối với cây hồ tiêu với hy vọng sản xuất được các cây hồ tiêu chống chịu
được với điều kiện khắc nghiệt về đất đai, bệnh tật nhưng không đem lại kết quả
như mong đợi.
Ở Pakistan năm 2011, các nhà chuyên môn đã nghiên cứu nhằm mục tiêu
xây dựng đề cương nhân giống vi mô các cây tiêu sạch bệnh cho việc sản xuất
tiêu ở Pakistan và đảm bảo đủ nguồn giống cây tiêu có chất lượng cao, sạch
bệnh và đồng nhất. Mô lấy từ các bộ phận như thân, lá, đỉnh chồi từ cây tiêu
trưởng thành được cấy trên môi trường MS và được bổ sung các nồng độ các
chất điều hòa tăng trưởng khác nhau (2,4-D, BA, IBA). Mô được nuôi cấy trong
ống nghiệm theo đường mô sẹo và nuôi cấy mô phân sinh. Kết quả cho thấy mô
sẹo tốt nhất được sản xuất trên môi trường MS với 1,5 mg /L BA với mô lấy từ
đỉnh chồi. Chồi tái sinh tốt nhất trên môi trường MS với 0,5 mg/L BA. Cây non
hình thành ra rễ tốt nhất trên môi trường 1,5 mg/L IBA. Cây con ra rễ được cấy
trong môi trường đất và được làm cho thích nghi trong phòng tăng trưởng. Cây
con nuôi cấy mô cần phải làm thích nghi với môi trường trước trước khi đem
trồng ngoài đồng ruộng và được trồng trên đồng ruộng ít sương giá hoặc bên


trong nhà lưới. Cây trồng sau đó được thử nghiệm trồng theo các điều kiện địa
phương ở vùng Hattar (Pakistan).
Ở Malaysia, giống tiêu (Piper nigrum) Kuching là giống tiêu hiện đang
trồng ở Malaysia có năng suất cao nhất nhưng nó bị nhiễm bệnh thối gốc. Một
nghiên cứu được tiến hành thành công, đó là giống kháng đã được nhân thành

công bằng phương pháp nuôi cấy điểm phân nhánh. Môi trường MS chứa 0,1
đến 0,5 ppm của benzylaminopurine (benzyladenine) rất có hiệu quả trong việc
kích thích sự phát triển đa chồi từ mô lấy từ cây tiêu để nuôi nhân tạo. Cây non
được thiết lập thành công trong đất. Mô sẹo cũng được gây ra từ một phần thân
của mô nhưng nỗ lực nuôi cấy mô cấp hai và tái phân hóa mô sẹo là vô hiệu
(Chua, B. K. (1980).
Kết quả từ hội nghị hồ tiêu của hiệp hội hồ tiêu thế giới kết luận về nhân
giống hiện nay như sau:
- Chọn dây tiêu mẹ: Dây tiêu mẹ (pepper mother vine) là khâu quyết định quan
trọng với các tiêu chí như sau:
+) Dây mẹ khỏe, tăng trưởng mạnh, lóng thân ngắn, có bông dài >10 cm
+) Bông trổ đều, hạt chắc, tỷ trọng tiêu khô đạt 550 g / lít
+) Không có triệu chứng sâu bệnh hại
+) Có khả năng tạo rễ khi cắt làm hom giống
+) Có khả năng cho trái nhiều và liên tục
+) Chọn dây mẹ cao 3,5-4,5 m cho năng suất > 2kg tiêu khô / năm
+) Các tiêu chí này phải ổn định trong hai năm liên tục.
- Sản xuất cây giống bằng những hom tiêu cắt từ dây mẹ (vegetative cuttings)
Có hai loại dây nhánh phát triển từ dây mẹ: dây mọc thẳng đứng được gọi là
nhánh thân (orthotropic branches) và mọc ngang để cho trái gọi là nhánh ác
(plagiotropic branches). Một vài nhánh có mầm chồi phụ từ nhánh thân không
cho rễ khỏe, chỉ bó sát thân (clinging root) ở mắt lóng và mọc nghiêng. Người ta
gọi đó là “hanging shoots” (nông dân Việt gọi là dây lươn, mọc buông thỏng lơ
lững trên mình dây mẹ để phân biệt với dây lươn bò dưới đất gần vùng
rễ: running shoots). IPC không chấp nhận dây lươn thuộc dạng “hanging shoots”
(hangers), họ cho rằng nó sẽ có ít trái khi trồng trên ruộng; trong khi quan điểm
của một số nông dân Việt Nam thì ngược lại, vì sức mạnh của nó. Dây lươn
thuộc dạng “runner branches” mọc dài dưới đất, cho rễ phụ khỏe, cho rễ thằn lằn



(rễ mọc trên không trung: aerial roots) rõ ràng trong mùa mưa, hoặc khi ẩm độ
đất phù hợp. Đây là dây lươn được khuyến cáo dùng làm hom giống.
Dây tiêu ngọn (terminal shoot) là nhánh có ưu thế tăng trưởng mạnh nhất
(most vigorous shoot), nhiều búp chồi và ít chồi nhánh ngang. Dây tiêu ngọn
được sử dụng làm hom giống rất phổ biến tại Malaysia, một số vùng ở Indonesia
và Brazil. Tại Indonesia, hom cắt xong thường được mang thẳng ra ruộng để
trồng. Ở Brazil, người ta xây vườn ươm gọi là “mother garden” với những dòng
tiêu vô tính triển vọng được ươm tại đây. Vườn ươm này phải được di chuyển
chổ khác sau thời gian khai thác 2-3 năm. Hệ thống nhân giống của Malaysia
khá bài bản, được xây dựng một cách hệ thống.
Chọn lựa hom cắt (cuttings): hom có 4-5 lóng thân được trồng thẳng trên
ruộng trong mùa mưa. Tuy nhiên, thời tiết rất thay đổi, việc trồng thẳng “hom
cắt” như vậy gặp nhiều rủi ro khi lượng mưa thất thường. Cắt dây mẹ thành
những hom giống có 4-5 lóng thân, với 2 chồi thân mọc ngang, khỏe, trên dây
mẹ đạt những tiểu chuẩn nói trên, và tuổi dây mẹ không quá 2 năm.
Bước 1: xác định lóng thân ở vị trí thấp nhất, loại bỏ các nhánh ác
(plagiotrophic) ở 3 đốt thân cuối bên dưới. Chồi non hơn ở trên cùng của dây
thân (orthotropic) cũng được cắt bỏ (trên lóng thân thứ 6 trở lên). Lóng thân có
bông là lóng thứ nhất tính từ dưới lên thuộc hom cắt với 5 lóng.
Bước 2: Sau 10-14 ngày, chồi nách (axillary bud) xuất hiện ở lóng thứ 5 tính
từ trên xuống và lóng thứ 4. Hom cắt được chọn và được cắt bằng công cụ thật
bén, sạch (khử trùng bằng cồn) tại vị trí 1-2 cm dưới lóng thân thứ nhất. Tách
rời các rễ phụ bám vào trụ một cách thận trọng. Lấy hom giống ra đặt trong bọc
plastic sạch, hoặc để trên khay sạch. Hom giống có thể trồng ngay ra ruộng
trong mùa mưa; hoặc ươm hom giống trong cát, chờ hom ra rễ.
-

Kỹ thuật giúp hom cắt ra rễ

Làm luống để giúp hom cắt ra rễ (rooting bed) bằng vật liệu cát sông, trước

khi trồng trên ruộng. Luống ươm hom giống dài tùy theo kích thước vườn ươm,
rộng 1,0 m, sâu 30 cm chừa 0,3 m làm lối đi chăm sóc. Hom giống được xử lý
với thuốc trừ nấm tương ứng. Đặt hom giống trên luống, khoảng cách 20-30 cm,
cắm nghiêng 450- 600. Ba lóng thân nằm sâu trong luống, lóng thứ 4 trên mặt
luống. Luống chứa giá thể giúp hom ra rễ (rooting medium) được phủ lớp cát
sông trên mặt. Không bón phân hữu cơ. Tưới ẩm hàng ngày. Trong vòng 4-5
tuần hom giống ra rễ và sẵn sàng mang trồng trên ruộng.


Di chuyển hom giống: Phải được gói lại với vật liệu sạch, giữ ẩm bằng cách
tưới nước bổ sung. Điều này còn tùy thuộc khoảng cách di chuyển gần hoặc xa
mà chúng ta còn vật liệu gói hom giống cho cẩn thận.
- Duy trì vườn ươm cây mẹ (mother plant stock): Tập hợp các nhánh dây tiêu
mọc thẳng từ vườn tiêu sẽ rất hạn chế và chỉ có 2-3 lần cắt trong cùng một lúc từ
một dây nào đó. Tập hợp các nhánh cắt kiểu như vậy có thể gián tiếp truyền
nhiều bệnh cho cây tiêu. Do đó, duy trì nguồn cho hom giống cần phải duy trì
cường lực và sức khỏe cây mẹ. Người ta khuyến cáo phải xây nhà lưới, hay
vườn ươm với kỹ thuật đặc biệt để ươm các nhánh cắt mọc thẳng.
- Xây dựng vườn ươm cây mẹ
Đào rảnh có kích thước sâu 45 x rộng 45 cm x dài 5 m; chừa 1 mét làm lối đi
chăm sóc. Đổ đầy vào rảnh mụn xơ dừa (coir dust), phân bò và đất mặt. Trụ đỡ
dài 2 m được cắm xuống với khoảng cách 60 cm. Trụ sống Gliricidia
sepium (cây họ đậu, hình) hoặc trụ chết bằng gỗ đều có thể được sử dụng. Che
mát vườn ươm bằng lưới, hoặc dùng tàu lá dừa, che trực tiếp lên từng gốc cây
trụ trong giai đoạn đầu tiên. Khi cây mọc khỏe, không che mát nữa. Cây sẽ bò
lên đỉnh trụ đỡ trong vòng 4-5 tháng. Bây giờ, chúng ta sẽ cắt lấy hom giống.
Quan sát khi hệ thống rễ phụ bám chặt vào trụ đỡ, chồi nhánh ngang xuất hiện
theo hướng dẫn trên, chúng ta tiến hành cắt hom. Dây mẹ rất cần dinh dưỡng vì
vậy phải bón phân cho dây. Hỗn hợp bao gồm 90g urê, 70g triple super
phosphate, 50g KCl và 30g Kieserite cho vào 50 lít nước khuấy đều. Tưới 250ml

dung dịch dinh dưỡng này trên mỗi hốc cây, cách khoảng 2 tuần một lần. Phủ
đất bằng phân xanh để giữa ẩm dưới gốc và quản lý cỏ dại. Chú ý quan sát sâu
bệnh hại nếu có để quản lý kịp thời.
- Sử dụng dây tiêu ngọn để sản xuất hom giống
Chồi ngọn có từ 2 đến 3 lóng thân non (immature nodes) được cắt bỏ từ mỗi
nhánh tiêu, để kích thích đâm chồi nách (axillary buds). Trong vòng 2-3 tuần,
các chồi nách xuất hiện. Hom giống có 5 lóng thân và hai nhánh ngang ở các
lóng phía trên sẽ được chọn để cắt làm hom giống. Trồng hom giống này trong
bịch đất có kích thước 20 x 12,5 cm, chứa hỗn hợp dinh dưỡng (giá thể). Chỉ
khai thác 4-6 hom cắt (cuttings) từ mỗi dây tiêu mẹ. Đặt hai lóng nằm trong hỗn
hợp dinh dưỡng (media), 3 lóng ở trên mặt / mỗi bịch đất. Giữ chúng trong
phòng có ẩm độ (humid chamber) từ 3 đến 4 tuần. Mang ra nhà lưới có che sáng
8-10 tuần nữa. Khi cây được 3 tháng tuổi, đó là lúc có thể được trồng ngoài


ruộng. Người ta khuyến cáo phải tập dần điều kiện khó khăn để huấn luyện cây
(hardening) 3-4 tuần trước khi trồng ngoài ruộng là an toàn nhất.


Ưu điểm của sử dụng dây tiêu ngọn để sản xuất hom giống

+) Hom cắt từ dây tiêu mẹ cho chồi nách và rễ thằn lằn nhiều hơn dây lươn bò
trên đất.
+) Hom cắt có kích cỡ to hơn, hàm lượng dinh dưỡng trong thân nhiều hơn, hỗ
trợ cây trong điều kiện khắc nghiệt sau này.
+) Hom cắt có khả năng phân chồi nhánh ở gốc thân nhọn dần lên trên, tạo tán
cây hình nón (conical canopy), cơ sở để tiêu cho năng suất cao.
+) Thời gian tạo tán ngắn, dây tiêu thường cho trái sớm vào năm thứ hai sau khi
trồng (bông trái xuất hiện năm thứ nhất nên ngắt bỏ, vì nó làm cây tiêu mất sức).
+) Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các loại hom giống khác, tạo tán lớn hơn trong

thời gian ngắn.


Nhược điểm chính của phương pháp này là người ta khó chọn được dây tiêu
ngọn có số lượng lớn, đáp ứng được yêu cầu số hom giống cho đồng ruộng nếu
so sánh với dây lươn bò trên mặt đất (runners)
- Sản xuất hom giống bằng dây lươn bò trên mặt đất (runners)
Đây là phương pháp thông dụng nhất trong các nước thành viên của IPC.
Hai đến ba lóng thân được chọn để cắt đối với dây lươn, trong mùa mưa. Chọn
dây mẹ theo tiêu chuẩn nêu trên. Chú ý trong phương pháp này, dây tiêu dễ
nhiễm bệnh, nên việc vệ sinh vườn cây giống đặc biệt cần được quan tâm.
-Thu thập hom giống để nhân
Thu thập hom giống vào buổi sáng và phải giâm vào chậu trong cùng một
ngày, tránh tổn thương về cơ giới. Thời gian sau thu hoạch là lúc tốt nhất để cắt
hom giống. Hom được giâm cành trong bịch đất có chứa giá thể. IPC đề nghị
nên thương mại hóa dịch vụ sản xuất hom giống để chính phủ có thể kiểm soát
đầu mối, tránh lây lan dịch bệnh. Tại Sri Lanka, Ấn Độ, qui trình này được thực
hiện khá nghiêm túc.
Phương pháp nhân giống nhanh của Sri Lanka: Nhân giống bằng thân tre:
thân tre được chẻ làm đôi, dài 1,5 m, xếp theo hình chữ V ngược trên luống.
Ruột thân trên rổng được lấp đầy giá thể, rồi đặt hom giống vào. Phương pháp
này rất khó áp dụng ở Việt Nam vì vật liệu đắt và không tiện dụng


Nhân giống theo phương pháp giá thể xốp (heap method): chất đống giá thể
thành hình thang hoặc tam giác như hình ảnh trên, tạo góc xiên 45 0. Phương
pháp này được áp dụng để huấn luyện dây tiêu, tập cho hom giống quen dần với
điều kiện đồng ruộng.
Nhân giống theo hệ thống ống túi nhựa chứa giá thể bên trong (polythene
tube sustem): khung đở bằng thép có kích thước 3,75 cm x 3 m. Ống túi nhựa

chứa giá thể bên trong có kích thước 350 gages x 8 cm rộng x 2,7-3,0 m cao.
Giá thể chủ yếu là mụn xơ dừa. Túi treo trên khung thép thẳng đứng, đáy chạm
đất, khoảng cách giữa hai túi là 30 cm. Gắn hai dây hom giống theo chiều đối
xứng của túi giá thể. Bổ sung dinh dưỡng 250 ml hỗn hợp bao gồm 1 kg urê,
0,75 kg superphosphate, 0,5 kg KCl và 0,25 kg kieserite pha trong 250 lít nước.
Bón cho mỗi túi, cách khoảng 4 tháng một lần.
Phương pháp nhân giống của Ấn Độ: tập trung chủ yếu vào xét nghiệm hom
sạch bệnh, đặc biệt là sạch virus bằng chẩn đoán PCR.
Phương pháp của Mã Lai: tập trung vào kỹ thuật “prunning” dây mẹ để có
hom cắt đạt chuẩn. Chú ý kỹ thuật ghép trên gốc tiêu hoang dại để ngừa bệnh
hại ở giai đoạn phát triển đầu tiên.
Phương pháp của Indonesia: tập trung vào mạng lưới khuyến nông để xác
nhận hom tốt. Tiêu trắng Muntok (White Muntok pepper) có nguồn gốc từ
Lampung, Sumatra, Indonesia là sản phẩm nổi tiếng.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về phương pháp nhân giống hồ tiêu tại Việt Nam
Giai đoạn 2001 – 2004, Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam đã nghiên cứu và
sản xuất ra cây hồ tiêu sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô nhưng sau 3
năm trồng chưa có hoa quả.
Tại Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành thử
nghiệm ghép các giống hồ tiêu có năng suất cao là giống Vĩnh Linh, Lộc Ninh
lên gốc cây trầu không và gốc tiêu trâu những không đem lại kết quả khả quan.
Sau những tìm hiểu, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm thì tháng 7 năm 2015
nhóm tác giả (Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Quang Cơ, Lê Văn Chánh và Trần Thị
Thu Hà) ở trường Đại học Nông lâm Huế đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của chế phẩm sinh học Pseudomonas đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của
cây hồ tiêu giâm hom tại Pleiku, Gia Lai” đã mang lại nhiều thành công góp
phần hoàn thiện quy trình nhân giống hồ tiêu. Sử dụng chế phẩm
Pseudomonasputida đã có tác động kích thích sinh trưởng của hom tiêu giâm, ở
công thức có xử lý chế phẩm có số lá đạt 24,92 và chiều cao thân chính tăng từ
17,99 cm – 44,35 cm, cao hơn hẳn so với đối chứng là 16,94 lá và 14,00 cm –



34,88 cm.Ngoài ra,sự hình thành số lượng rễ, chiều dài rễ trung bình và rễ dài
nhất ở công thức có xử lý chế phẩm (lần lượt là 244,21 rễ/hom, 4,85 cm và 7,98
cm) có khác biệt thống kê có ý nghĩa so với công thức đối chứng không sử dụng
(lần lượt là 211,50 rễ/hom, 2,87 cm/rễ và 6,01 cm). Tỷ lệ hom sống ở thời điểm
90 ngày, tỉ lệ sống đạt 98,08% cao hơn so với công thức đối chứng 88,89%.
Sau đó, để tiếp tục phát triển thành công của để tài trước thì hai tác giả Lâm
Minh Văn và Trần Thị Thu Hà của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã
kết hợp phương pháp giâm hom truyền thống và ứng dụng kết quả của nghiên
cứu hiện đại trên vi sinh vật đã thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu khả năng giâm
hom giống hồ tiêu bằng hom thân với số đốt/ hom khác nhau có xử lý chế phẩm
sinh học Pseudomonas ” và đã mang lại bước tiến mới cho phương pháp nhân
giống hồ tiêu. Sau khi giâm 90 ngày, tỷ lệ bật mầm của hom tiêu đạt khá cao khi
có xử lý chế phẩm Pseudomonas (86,67 - 93,33 %). Thời điểm 30 - 75 ngày sau
giâm, số lá/hom giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên,
sau 90 ngày giâm số lá/hom giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa, các
công thức loại hom vùi 3 đốt có động thái ra lá tốt hơn so với các công thức vùi
2 đốt. Sau giâm 90 ngày, chiều cao thân chính ở công thức 5 đốt vùi 3 (41,20
cm) cao hơn hẳn có ý nghĩa so với công thức 3 đốt vùi 2 nhưng không có sự sai
khác có ý nghĩa với các công thức loại hom 4 đốt. Công thức 5 đốt vùi 3 có số
rễ/hom cao nhất, rễ dài nhất và chiều dài rễ trung bình dài nhất so với các công
thức khác. Như vậy, loại hom 5 đốt vùi 3 có sự sinh trưởng phát triển tốt nhất.
Tỷ lệ hom chết của hom tiêu sau 90 ngày tương đối thấp khi có xử lý chế phẩm
Pseudomonas dao động từ 6,67 - 10,00 % và không có sự sai khác có ý nghĩa
giữa các công thức. Lợi nhuận thu được ở các công thức loại hom 4 đốt (62,055
triệu đồng) và 3 đốt vùi 2 (86,583 triệu đồng) cao hơn hẳn so với công thức 5
đốt vùi 3 (48,183 triệu đồng).



×